1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thực trạng và giải pháp

76 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 665,65 KB

Nội dung

Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên tử, bên cạnh những quy định pháp luật về an toàn lao động nói chung, Nhà nước cũng cần có những quy định cụ thể, những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Xuân Thu

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận văn 5

6 Kết cấu của Luận văn 5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ 6

1.1 Khái niệm an toàn lao động và an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 6

1.1.1 An toàn lao động 6

1.1.1.1 Khái niệm 6

1.1.1.2 Đặc điểm của an toàn lao động 7

1.1.1.3 Ý nghĩa công tác an toàn lao động 9

1.1.2 An toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 10

1.1.2.1 Khái niệm 10

1.1.2.2 Đặc điểm 12

1.2 Pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 14

1.2.1 Vai trò của pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 14

1.2.2 Nội dung của pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 15

1.2.3 Pháp luật quốc tế về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 16

Trang 3

NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM 21 2.1 Khái lược sự hình thành và phát triển ngành năng lượng nguyên tử 21 2.2 Quy định hiện hành và thực tiễn công tác an toàn lao động lĩnh vực năng lượng nguyên tử 23 2.2.1 Những quy định nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho người lao đông làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 26 2.2.1.1 Tiêu chuẩn an toàn 27 2.1.1.2 Những quy định yêu cầu an toàn về địa điểm, thiết kế, cơ sở 28 2.2.2 Các quy định nhằm hạn chế những ảnh hưởng của môi trường, điều kiện lao động phóng xạ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động 39 2.2.2.1 Những quy định về phương tiện lao động, bảo hộ lao động 39 2.2.2.2 Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 46 2.2.2.3 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật 48 2.2.3 Chế độ chăm sóc y tế đối với người lao động 50 2.2.4 Quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và chế độ áp dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 51 Chương 3:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG

NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM 59 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 59 3.2 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 61

Trang 4

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật 63 3.3.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về an toàn lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu 63 3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân 64 3.3.1.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về trang bị phương tiện lao động, bảo hộ lao động 64 3.3.1.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 65 3.3.2 Các giải pháp khác 66 3.3.2.1 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 66 3.3.3.2 Nâng cao hiểu biết về an toàn bức xạ đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 69 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở nước ta đã được phát triển từ hơn 30 năm và ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Năng lượng nguyên tử đã được ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, giao thông, dầu khí… Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế của đất nước Công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi nguồn cung cấp điện năng ổn định, kinh tế Chất phóng xạ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người Việc đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân

đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trên quan điểm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường khi triển khai áp dụng các kỹ thuật bức xạ, hạt nhân Khi nghiên cứu, triển khai áp dụng các kỹ thuật bức xạ và hạt nhân vào cuộc sống, thì những người lao động làm việc trong ngành là đối tượng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm hơn hết Bởi họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với các chất phóng xạ, việc đảm bảo

an toàn cho những người lao động đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với nhà nước cũng như những người sử dụng lao động

Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên

tử, bên cạnh những quy định pháp luật về an toàn lao động nói chung, Nhà nước cũng cần có những quy định cụ thể, những yêu cầu đặc thù đối với ngành năng lượng nguyên tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo hộ cho người lao động Đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tử

Việc tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đảm bảo an toàn lao động cho người lao động làm việc trong ngành năng lượng nguyên tử là cần

Trang 6

thiết để Việt Nam có thể ngày càng mở rộng và phát triển những ứng dụng bức xạ trong các ngành kinh tế và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về an toàn lao động

trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - Thực trạng và giải pháp” để làm luận

văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ta

của IAEA có vai trò rất quan trọng đối với tương lai của năng lượng nguyên tử Sự

đóng góp của IAEA cho an toàn hạt nhân của toàn thể giới đó là hệ thống tiêu

chuẩn an toàn của IAEA Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA là một tập hợp các

nguyên tắc cơ bản, yêu cầu và hướng dẫn cho các quốc gia tham khảo nhằm bảo đảm an toàn trong tất cả các ứng dụng năng lượng nguyên tử Các tiêu chuẩn này

là sự phản ánh các thỏa thuận quốc tế về quy định mức độ an toàn cao để bảo vệ con người và môi trường cũng như đặt nền móng cho chế độ an toàn hạt nhân toàn cầu

Tiêu chuẩn an toàn đầu tiên của IAEA có tiêu đề Thao tác An toàn Đồng vị

Phóng xạ (Safe Handling of Radioisotopes) đã được ban hành vào tháng 12/1958

Từ đó đến nay, hơn 200 tiêu chuẩn an toàn đã được xuất bản Các tiêu chuẩn bao gồm các nội dung an toàn hạt nhân, bảo vệ chống bức xạ, quản lý chất thải phóng

xạ, vận chuyển vật liệu phóng xạ, an toàn các cơ sở trong chu trình nhiên liệu hạt nhân và bảo đảm chất lượng Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA cung cấp cho các quốc gia một khung mà trong đó các quốc gia căn cứ nhu cầu, tình hình thực tiễn

Trang 7

của đất nước mà xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn an toàn phù hợp với đất nước mình

Các đề tài nghiên cứu về an toàn bức xạ và hạt nhân của Việt Nam phần lớn là nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà còn đảm bảo một môi trường sống an toàn nói chung cho hệ sinh thái và an toàn đối với dân chúng Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về các văn bản pháp luật an toàn bức xạ và hạt nhân hiện hành dưới góc độ pháp luật lao động, đảm bảo an toàn lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích:

Vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân đối với môi trường và con người hình thành một hệ thống văn bản pháp luật liên quan khá đồ sộ, phức tạp và đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao Luận văn không tham vọng nghiên cứu và giải quyết toàn diện, triệt để các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật an toàn bức

xạ và hạt nhân, mà chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản nhất, phân tích đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về an toàn bức xạ và hạt nhân dưới góc độ pháp luật lao động, an toàn đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử kết hợp thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để ngày càng thu hút nhiều người làm việc trong ngành nhằm đảm bảo đủ nhân lực cho sự phát triển của ngành năng lượng nguyên tử

Trang 8

- Nghiên cứu khái quát hệ thống văn bản pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực nguyên tử, có tham khảo một số văn bản pháp luật của quốc tế và một số quốc gia;

- Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và thực tế áp dụng;

- Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm các quy định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, một số quy định của quốc tế về an toàn bức xạ và hạt nhân, thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định riêng của pháp luật

về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cụ thể là những quy định liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử, Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử, Nghị định số 70/NĐ-CP ngày22 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân và một số văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ,

Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế về các chính sách đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phân tích để phân tích các quy định của pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử từ những quy định pháp luật

về an toàn bức xạ và hạt nhân để từ đó đánh giá sự hoàn thiện của các quy định pháp luật, mức độ hiệu quả khi áp dụng các quy định đó trên thực tiễn; phương

Trang 9

pháp so sánh và đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các nước, từ đó rút ra những điểm đã đạt được và những điểm cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong Luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ thạc sỹ luật học nghiên cứu về pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử dưới góc

độ lý luận và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đề cập tương đối hệ thống và giải quyết khá toàn diện các nội dung của công tác an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Những kết quả và đóng góp mới cơ bản của Luận văn là:

i) Xác định được khái niệm và những đặc điểm về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

ii) Phân tích, đánh giá được một cách có hệ thống các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân và thực tế áp dụng ở Việt Nam;

iii) Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm bảo vệ tốt nhất cho những người lao động có nguy cơ gặp rủi ro cao

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Chương 2: Thực trạng pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Trang 10

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

1.1 Khái niệm an toàn lao động và an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

1.1.1 An toàn lao động

1.1.1.1 Khái niệm

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người luôn luôn phải đối mặt với không chỉ những rủi ro, đe dọa từ thiên nhiên mà còn từ chính trong hoạt động xã hội của mình Vấn đề an toàn luôn được đặt ở vị trí hàng đầu cốt lõi cho mọi hoạt động Con người dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình cho lao động sản xuất

để duy trì sự sống và phát triển Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động là một nhu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình sản xuất

Hiểu theo nghĩa là một yêu cầu của quá trình sản xuất thì an toàn lao động

là việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ

Hiểu theo nghĩa là biện pháp áp dụng trong sản xuất thì an toàn lao động là tổng hợp các biện pháp nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với

cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động

Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động là một chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động

Trong Bộ luật Lao động, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành một chương riêng biệt, Chương IX Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các

Trang 11

doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam

Cùng với ý nghĩa là đảm bảo sức khỏe, tính mạng người lao động, công tác

an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn được tiến hành đồng thời, hỗ trợ nhau tạo nên môi trường lao động thuận lợi Tuy nhiên, cần hiểu đó là hai phương diện khác nhau của một vấn đề, chứ không nên nhầm lẫn đánh đồng chúng là một Sự khác nhau chủ yếu đó là mục đích cụ thể của chúng Việc triển khai các biện pháp

an toàn lao động trong quá trình lao động có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn ngừa tai nạn lao động và những sự cố khác nhau có thể phát sinh trong quá trình làm việc gây thiệt hại trực tiếp cho người lao động Còn công tác vệ sinh lao động được đặt ra đối với đơn vị sử dụng lao động nhằm kiến tạo một môi trường lao động xanh, sạch, đẹp trong lành, hạn chế tới mức thấp nhất các tác nhân vật lý, hóa học độc hại, giảm thiểu tình trạng người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp Chính vì vậy, nội dung các biện pháp cũng được áp dụng khác nhau Ví dụ như,

để thực hiện an toàn lao động, người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn kĩ thuật gồm trình tự thực hiện các công việc, vị trí đứng, thời gian

an toàn… Trong khi thực hiện vệ sinh lao động, chẳng hạn người lao động sẽ phải làm vệ sinh sạch sẽ công trình trước và sau khi làm việc, lau chùi sạch sẽ các dụng

cụ lao động hoặc người lao động phải trang bị các thiết bị đảm bảo vệ sinh

Tóm lại, việc đảm bảo an toàn lao động là một nhu cầu tất yếu và cần thiết

mà cả người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải quan tâm thực hiện Công tác an toàn lao động là hoạt động phối hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, pháp lý, kinh tế, tâm lý xã hội… nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn, tránh tổn thất tính mạng sức khỏe người lao động Việc triển khai thực hiện các biện pháp đó trong quá trình lao động có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn ngừa tai nạn lao động và những sực cố khác

1.1.1.2 Đặc điểm của an toàn lao động

a) Tính khoa học kỹ thuật

An toàn lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật vì mọi hoạt động nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, độc hại, phòng chống tai nạn lao động đều xuất phát từ

Trang 12

những cơ sở khoa học và thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật Ngoài ra, để đảm bảo an toàn lao động, bên cạnh trang bị các phương tiện cá nhân, bồi dưỡng bằng hiện vật… các doanh nghiệp còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động Đây là những tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp

và đánh giá yêu cầu an toàn tối thiểu đối với từng ngành nghề, từng cơ sở sản xuất

do các cán bộ khoa học đảm nhiệm và có tính chất bắt buộc chung Bên cạnh đó, trong quá trình cải tiến, lắp đặt các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các yếu tố an toàn mang tính kỹ thuật như: khoảng cách an toàn, biện pháp xử lý sự cố…

Muốn thực hiện tốt công tác an toàn lao động, Nhà nước phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động gắn liền với trang bị cải tiến thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được ngành kỹ thuật bảo hộ lao động Ngành bảo hộ lao động đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động Kỹ sư ngành này có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp

b) Tính chất pháp lý

Muốn các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp mang tính tổ chức và

xã hội về an toàn lao động được thực hiện phải thể chế chúng thành luật, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn để buộc các cấp quản lý, các tổ chức và cá nhân phải thực hiện Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm

Tính chất pháp lý của công tác an toàn lao động thể hiện ở chỗ tất cả các quy định về an toàn lao động bao gồm các quy định về kỹ thuật (quy phạm, qui trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn); qui định về tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các chính sách chế độ… đều là những văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động Đặc biệt là

Trang 13

các quy phạm và tiêu chuẩn an toàn (như thiết bị che chắn, khoảng cách an toàn, thiết bị bảo hiểm…) có tính bắt buộc rất cao do có liên quan đến tính mạng của con người trong quá trình sản xuất

Các yêu cầu và biện pháp quy định đòi hỏi phải được thực thi nghiêm chỉnh

vì nó liên quan đến sức khỏe người lao động và tài sản người sử dụng lao động Mọi vi phạm về tiêu chuẩn an toàn trong quá trình sản xuất đều bị coi là những hành vi phạm pháp luật về an toàn lao động

c) Tính chất quần chúng

An toàn lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì mọi hoạt động sản xuất đều cần phải được người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm túc Hoạt động an toàn lao động chỉ có hiệu quả khi mọi ngành, mọi tổ chức xã hội, mọi người sử dụng lao động, cán bộ kỹ thuật và người lao động tích cực tham gia thực hiện các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phòng ngừa các tai nạn lao động.[11]

1.1.1.3 Ý nghĩa công tác an toàn lao động

Việc quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn

Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm

sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) cũng khẳng định chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân

và vì dân, với mục tiêu vì con người Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu cũng như động lực của quá trình phát triển xã hội Với nhận thức như vậy nên an toàn lao động là vấn đề cốt lõi trong nhận thức và hành động thực tiễn Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định con người ở vị trí trung tâm của chính sách kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng

để phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động trong doanh nghiệp

phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn

đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động Người lao động bằng sức lao động của

Trang 14

mình đã tạo ra giá trị thặng dư cho người sử dụng lao động Người sử dụng lao động được hưởng những lợi ích lớn từ việc sử dụng lao động đồng thời cũng cần phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động để có thể đảm bảo duy trì tái tạo sức lao động cho người lao động

Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao

động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động Người lao động có được đảm bảo tính mạng

và sức khỏe thì họ mới có thể yên tâm lao động sản xuất, cố gắng đạt năng suất và sản lượng theo yêu cầu của người sử dụng lao động

1.1.2 An toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

1.1.2.1 Khái niệm

Khái niệm nguyên tử đã tồn tại trong nhiều thế kỉ Nhưng chỉ gần đây, chúng ta mới bắt đầu hiểu được sức mạnh khủng khiếp chứa trong khối lượng nhỏ xíu ấy Trong những năm ngay trước và trong Thế chiến thứ hai, nghiên cứu hạt nhân chủ yếu tập trung vào phát triển các loại vũ khí phòng thủ Sau đó, các nhà khoa học tập trung vào các công dụng hòa bình của công nghệ hạt nhân Một công dụng quan trọng của năng lượng hạt nhân là phát điện Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân cho nhiều mục đích khoa học, y khoa, và công nghiệp khác Chúng ta bắt đầu hình thành tư duy về nguyên tử với ý tưởng của các nhà triết học Hi Lạp cổ đại Sau đó, chúng ta biết thêm về nguyên tử và năng lượng của nó nhờ những nhà khoa học đầu tiên khám phá ra hiện tượng phóng xạ Bây giờ, chúng ta biết đến công dụng hiện đại của nguyên tử là một nguồn năng lượng vô giá Chúng ta có thể thấy sự phát triển chóng mặt của khoa học nguyên tử cũng như hiểu biết của con người về thế giới

vô cùng bé cấu tạo lên thế giới của chúng ta

Chúng ta đã biết chất phóng xạ là một bộ phận không thể tách rời của trái đất chúng ta, nó đã tồn tại cùng trái đất Các chất phóng xạ tồn tại trong tự nhiên,

có trên mặt đất, có trong không khí và thực phẩm Chất phóng xạ tồn tại ở dạng khí trong không khí khi chúng ta hít thở Cả trong cơ thể của chúng ta bao gồm cơ, xương và các mô đều chứa các nguyên tố phóng xạ có trong tự nhiên Con người vẫn thường phải chịu sự chiếu xạ của các bức xạ tự nhiên từ trái đất, cũng như từ

Trang 15

bên ngoài trái đất Bức xạ mà chúng ta nhận được từ bên ngoài trái đất được gọi là các tia vũ trụ hay bức xạ vũ trụ Tuy nhiên, con người chỉ có thể chịu được một giới hạn liều bức xạ nhất định Nếu vượt quá giới hạn đó, thì bức xạ ion hóa sẽ làm tổn thương ở mức nhiễm sắc thể ADN, tổn thương ở mức tế bào có thể làm phá hủy hoàn toàn các tế bào, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, da, cơ quan sinh dục, sự phát triển của phôi thai, làm giảm tuổi thọ hoặc dẫn tới bị ung thư phổi…

Người lao động trong ngành năng lượng nguyên tử là những người có nguy

cơ hấp thụ bức xạ nhiều hơn người bình thường trong môi trường tự nhiên Như vậy, Nhà nước cần có chính sách, quy định để giới hạn đảm bảo rằng lượng phóng

xạ mà người lao động hấp thụ không vượt quá giới hạn để có thể gây những biến đổi bất lợi cho sức khỏe người lao động

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 “Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử” Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được được quy định trong luật chỉ mang tính liệt kê, không có sự phân loại Ta có thể phân thành 5 nhóm chính như sau để có thể dễ dàng xác định những nơi diễn ra hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

- Hoạt động khai thác và chế biến quặng phóng xạ;

- Hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ;

- Hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ với những ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường;

Trang 16

- Hoạt động ứng dụng năng lượng hạt nhân với ứng dụng trong phát điện (nhà máy điện hạt nhân) và lò phản ứng nghiên cứu

Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử không bao gồm hoạt động quản lý trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Điều này dẫn tới nhiều tranh luận rằng những người quản lý có trình độ chuyên môn về nguyên tử có là người làm việc trong ngành năng lượng nguyên tử hay không Theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử, thì những người hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là những người có nguy cơ hoặc có khả năng sẽ bị xâm nhập và chiếu

xạ vào cơ thể khi tiếp xúc với các nguồn phóng xạ và thiết bị phóng xạ Tuy nhiên, một số cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải nghiên cứu, làm việc với nguồn phóng xạ thì họ mới có thể thanh tra, kiểm tra và thực hiện các hoạt động dịch vụ liên quan đến năng lượng nguyên tử Nếu không quy định hoạt động quản lý về năng lượng nguyên tử trong khái niệm trên thì dẫn tới bỏ sót đối tượng và không kịp thời có những chế độ đãi ngộ đối với những đối tượng này như các cơ sở, đơn vị khác

Cần có sự xác định lại nội hàm khái niệm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, và có cách quy định khoa học hơn, quy định theo kiểu liệt kê, có thể dẫn tới bỏ sót một số đối tượng nhất định

An toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là tổng hợp các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự xâm nhập và chiếu xạ của các nguồn phóng

xạ và thiết bị bức xạ vào cơ thể người lao động trong quá trình hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu gây ra những biến đổi bất lợi đối với sức khỏe của người lao động

1.1.2.2 Đặc điểm

Thứ nhất, phóng xạ không màu, không mùi, không vị, không màu sắc,

không thể sờ mó, bằng các giác quan thông thường con người không thể nhận biết được sản phẩm vô hình này Nguy cơ tiềm ẩn của phóng xạ luôn đe dọa, rình rập sức khỏe con người mà không ai có thể nhận biết bằng những cách thông thường

Để có thể chủ động kiểm soát những ảnh hưởng của phóng xạ tới sức khỏe con

Trang 17

người, người lao động được trang bị những phương tiện, thiết bị để nhận biết rủi

ro có thể gặp phải

Thứ hai, vấn đề đảm bảo an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử không đơn thuần chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, nếu sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân xảy ra thì những sự cố ấy còn ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng xung quanh Vấn đề an toàn bức xạ và hạt nhân không chỉ là vấn đề riêng của của người lao động hay của riêng một quốc gia nào Bởi sự phát tán của phóng xạ có khả năng vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia hay nơi làm việc của người lao động Đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân trước hết là cho những người lao động, là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động Song, nếu các biện pháp bảo đảm

an toàn không được thực hiện, không được quan tâm đúng mức thì nó còn ảnh hưởng cả tới môi trường xung quanh và con người xung quanh Chất phóng xạ lan truyền càng nhanh trong không khí vượt ra khỏi biên giới quốc gia lãnh thổ nếu lượng chất phóng xạ bị rò rỉ ra càng nhiều

Thứ ba, các biện pháp phòng ngừa theo chiều sâu trong thiết kế và vận

hành thiết bị được đặc biệt chú trọng để bù cho những sai sót có thể có trong các biện pháp bảo vệ an toàn bức xạ Những yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn về địa điểm, thiết kế cơ sở, máy móc thiết bị đều ở mức cao nhằm hạn chế tối thiểu những tổn hại mà nó gây ra hoặc có khả năng gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động Để sử dụng được năng lượng nguyên tử, người ta cần phải có các công nghệ cực kỳ phức tạp và khi làm chủ được công nghệ đó có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề an toàn

Thứ tư, văn hóa an toàn được ghi sâu trog tâm trí của mọi cá nhân, kể

những tổ chức, cá nhân được tiến hành công việc bức xạ lẫn nhân viên bức xạ đều phải được đào tạo về an toàn bức xạ, nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ của cơ sở Khi chúng ta không tuân thủ các quy định, các nguyên tắc về an toàn thì những sự cố, các thiệt hại, thảm họa có thể xảy ra là điều chắc chắn Vì vậy, vấn đề đảm bảo

Trang 18

toàn cần luôn thường trực trong tâm trí không chỉ của người lao động, người sử dụng lao động mà cả các cơ quan quản lý

1.2 Pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 1.2.1 Vai trò của pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, quy định các điều kiện an toàn lao động có tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập và chiếu xạ người lao động trong môi trường làm việc, nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động và hạn chế các tai nạn lao động và bệnh phóng xạ có thể xảy ra

Pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có những vai trò cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tử là cơ sở pháp lý quan trọng, đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn an toàn, các biện pháp bắt buộc, những nghĩa vụ mà người sử dụng lao động cũng như nhà nước phải đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe người lao động Việc chiếu xạ có khả năng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Các hoạt động dẫn đến việc chiếu xạ như việc sản xuất

và sử dụng các nguồn bức xạ, vật liệu phóng xạ, vận hành các thiết bị hạt nhân, khai thác và chế biến quặng phóng xạ và quản lý chất thải phóng xạ phải được quản lý bởi các biện pháp nhằm bảo vệ các cá nhân bị chiếu xạ Đó là cũng là cơ

sở để xử phạt những hành vi vi phạm, ngăn ngừa răn đe những cơ sở, đối tượng vi phạm các yêu cầu về an toàn

Thứ hai, những quy định pháp luật về an toàn lao động trog lĩnh vực năng

lượng nguyên tử hướng dẫn thống nhất việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giúp cho người sử dụng lao động nắm được những công việc mình cần tiến hành thực hiện Đồng thời cũng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo tính công bằng, minh bạch khi quản lý hay cấp phép hoạt động cho các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ

Trang 19

Thứ ba, các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn lao động trong lĩnh vực

năng lượng nguyên tử có ý nghĩa quan trọng đối với những người lao động Thông qua những quy định đảm bảo an toàn này, người lao động có thể yên tâm rằng tính mạng, sức khỏe của mình được bảo vệ bởi nhà nước và pháp luật Pháp luật đã có những quy định rõ ràng nhằm hạn chế những nguy hại mà người lao động có thể gặp phải để cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của ngành năng lượng nguyên

tử nhằm phát triển ngành năng lượng nguyên tử một cách bền vững

1.2.2 Nội dung của pháp luật về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Tương tự như pháp luật về an toàn lao động trong các lĩnh vực khác, pháp luật an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm các nhóm nội dung cơ bản sau đây:

- Nhóm quy định nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, gồm:

+ Các tiêu chuẩn an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; + Những quy định yêu cầu an toàn về địa điểm, thiết kế, cơ sở trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

+ Những quy định yêu cầu an toàn về nguồn phóng xạ, thiết bị hạt nhân, thiết bị bức xạ

- Nhóm quy định nhằm hạn chế những ảnh hưởng của môi trường, điều kiện lao động phóng xạ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, gồm:

+ Những quy định về phương tiện lao động, bảo hộ lao động;

+ Những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Những quy định về bồi dưỡng bằng hiện vật

- Nhóm quy định về chăm sóc y tế cho người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

- Nhóm quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ áp dụng đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Trang 20

1.2.3 Pháp luật quốc tế về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hướng dẫn các nước thành viên xây dựng Luật năng lượng nguyên tử, tiêu chuẩn bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử và việc tham gia các điều ước quốc tế

Về Luật năng lượng nguyên tử (văn bản pháp luật ở cấp quốc gia), IAEA

có 2 tài liệu hướng dẫn quan trọng Đó là:

- Sổ tay về Luật hạt nhân, (2003), (Handbook on Nuclear Law, IAEA)

- Mô hình khung pháp lý cho việc quản lý an toàn nguồn phóng xạ và chất thải phóng xạ (dự thảo), (2006), (Model Legal Framework for the safe management of radiation sources and for the safe management of radioactive waste (draft), IAEA.)

Theo Điều III Quy chế của IAEA thì IAEA có quyền thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn trong việc bảo vệ chống bức xạ ion hoá và được phép cung cấp tài liệu cho việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn này cho các hoạt động hạt nhân

vì hoà bình Quy chế của IAEA cho phép IAEA xây dựng hoặc thông qua tư vấn, hợp tác với các tổ chức có năng lực của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn có liên quan, để ban hành các tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu các nguy cơ đối với cuộc sống và tài sản IAEA cũng ban hành quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn này

Với quan điểm bảo vệ con người và môi trường khỏi tác động có hại của bức xạ ion hóa, các tiêu chuẩn an toàn của IAEA thiết lập nguyên tắc an toàn cơ bản, các yêu cầu và biện pháp nhằm kiểm soát chiếu xạ đến con người và phát tán chất phóng xạ vào môi trường, giảm nhẹ hậu quả nếu xảy ra sự cố Các tiêu chuẩn

an toàn được áp dụng đối với cơ sở và hoạt động có phát sinh rủi ro bức xạ, bao gồm các cơ sở hạt nhân, việc sử dụng nguồn bức xạ, vận chuyển chất phóng xạ và quản lý chất thải phóng xạ

Trang 21

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA phản ánh sự đồng thuận quốc tế về những yếu tố bảo đảm an toàn ở mức cao, nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các tác động có hại của bức xạ ion hóa

IAEA đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế an toàn hạt nhân toàn cầu Theo đó, tiêu chuẩn an toàn của IAEA, việc hỗ trợ thực hiện công cụ quốc tế

có ràng buộc và cơ sở hạ tầng an toàn quốc gia được xem là nền tảng của cơ chế toàn cầu Trong đó, tiêu chuẩn an toàn của IAEA được coi là công cụ hữu ích để các quốc gia thành viên đánh giá hoạt động của mình Việc đánh giá được thực hiện tự nguyện, độc lập hoặc trong khuôn khổ hợp tác quốc tế theo các công ước

và thỏa thuận có liên quan

Về tiêu chuẩn bảo đảm an toàn cho các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử, hệ thống văn bản của IAEA có cấu trúc hình tháp theo Hình 1.1:

SF-1 là văn bản có tính nguyên tắc, ở cấp cao nhất Văn bản ở mức “Yêu cầu” có các quy định bắt buộc phải thực hiện, làm rõ việc tuân thủ nguyên tắc bảo đảm an toàn trong hoạt động cụ thể Văn bản ở mức “Hướng dẫn” là văn bản giúp

tổ chức, cá nhân có liên quan có thể theo đó thực hiện được các yêu cầu bảo đảm

an toàn trong hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử

Nguyên tắc an toàn cơ bản trình bày những mục tiêu, khái niệm và nguyên tắc cơ bản của an toàn và bảo vệ trong quá trình phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu về an toàn

Nguyên tắc an toàn cơ bản (SF-1)

-

Yêu cầu (xx-R-nn) -

Hướng dẫn (xx-G-nn)

Trang 22

Các yêu cầu về an toàn đưa ra những yêu cầu cần phải đáp ứng để đảm bảo

an toàn Những yêu cầu này được thể hiện ở dạng câu “phải”, được điều chỉnh bởi những mục tiêu và quy tắc đã đề ra trong “Nguyên tắc an toàn cơ bản” Việc thực hiện kết hợp và nhất quán các yêu cầu về an toàn sẽ đáp ứng được mục tiêu bảo vệ con người và môi trường, trong cả hiện tại và tương lai Các yêu cầu này có thể được sử dụng để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tương ứng của quốc gia thành viên Các yêu cầu về an toàn sử dụng dạng câu “phải” cùng với dạng câu về các điều kiện liên quan cần đạt được

Hướng dẫn về an toàn giới thiệu về các hoạt động, điều kiện hay các quy trình để đáp ứng các yêu cầu về an toàn Khuyến cáo được thể hiện ở dạng câu

“nên” với hàm ý rằng, việc tiến hành các biện pháp được khuyến cáo hoặc các biện pháp thay thế tương đương là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về an toàn Hướng dẫn về an toàn cung cấp các khuyến cáo và hướng dẫn về cách để tuân thủ các yêu cầu an toàn, thể hiện sự đồng thuận quốc tế rằng cần thiết phải thực hiện các biện pháp được khuyến cáo (hoặc các biện pháp thay thế tương đương) Khuyến cáo được đưa ra trong các hướng dẫn an toàn được thể hiện ở dạng câu

“nên”

Theo quan điểm của IAEA (Draft Safety Guide DS424: Establishing a Safety Infrastructure for a National Nuclear Power Programme, 6/2009), hạ tầng quốc gia về điện hạt nhân phải được xây dựng trên nền tảng của hạ tầng an toàn, với mục tiêu là nhằm tuân thủ mọi tiêu chuẩn về an toàn của IAEA Quan điểm này được thể hiện qua Hình 1.2 dưới đây:

Trang 23

Tiêu chuẩn an toàn của IAEA được phân loại theo lĩnh vực, cơ sở và hoạt động theo Hình 1.3 [20]:

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA không mang tính ràng buộc pháp lý đối với quốc gia thành viên, mà chỉ khuyến cáo để các quốc gia áp dụng Tuy nhiên, đối với các hoạt động do IAEA tài trợ ở các nước thành viên, thì các tiêu chuẩn này có tính ràng buộc

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xây dựng các hướng dẫn, tiêu chuẩn không có tính chất bắt buộc áp dụng là xu hướng chung, phổ biến Liên quan đến

hệ thống các tiêu chuẩn của IAEA Các “Requirements” có ý nghĩa cần bắt buộc

áp dụng trong khi các “Guides” có ý nghĩa khuyến khích áp dụng và số lượng

“Guides” thì lớn hơn nhiều so với số lượng “requirements” Nhiều quốc gia cũng

có cách tiếp cận này trong hoạt động xây dựng hệ thống pháp lý bảo đảm an toàn

Hạ tầng pháp lý và pháp quy

Sẵn sàng và ứng phó sự cố

Hệ thống quản lý Đánh giá, thẩm định Đánh giá địa điểm

An toàn bức xạ Quản lý chất thải phóng xạ

Chấm dứt hoạt động Khôi phục khu vực bị nhiễm xạ

Lĩnh vực

Nhà máy điện hạt nhân

Lò phản ứng nghiên cứu

Cơ sở chu trình nhiên liệu

Cơ sở xử lý, chôn cất chất thải Vận chuyển vật liệu phóng xạ

Cơ sở, hoạt động Nguyên tắc an toàn cơ bản

Cơ sở, hoạt động có liên quan bức xạ

Hạ tầng

an toàn

Tiêu chuẩn

an toàn của IAEA

Hạ tầng quốc gia

về điện hạt nhân

Trang 24

hạt nhân Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Phần Lan, các quy định pháp luật về an toàn hạt nhân không nhiều trong khi số lượng các hướng dẫn của các cơ quản quản lý nhà nước rất lớn Các hướng dẫn này không có tính chất bắt buộc áp dụng mà có tính chất khuyến cáo áp dụng đối với các tổ chức xin cấp phép nhà máy điện hạt nhân Cơ quan quản lý tại các quốc gia này vẫn chấp nhận các giải pháp kỹ thuật khác do bên xin cấp phép đưa ra mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu an toàn như trong các hướng dẫn của cơ quan quản lý

Phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn hạt nhân của Việt Nam: tại nhiều quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chỉ ban hành các hướng dẫn có tính chất chung trong khi các hiệp hội khoa học, công nghiệp xây dựng, công bố các tiêu chuẩn có tính chi tiết, kỹ thuật cao Tại Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt cơ quan quản lý chuyên ngành, chủ yếu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình Các quy định kỹ thuật có tính chất khuyến khích áp dụng chủ yếu nằm trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố và các tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng Vì vậy, có thể thấy các tiêu chí chuẩn quốc gia Việt Nam tương đương với các Guides – tiêu chuẩn an toàn có tính chất khuyến khích áp dụng của IAEA và các hướng dẫn quản lý (regulatory guides) của các nước Do đó, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hạt nhân của Việt Nam nên dựa vào các Guides của IAEA và các hướng dẫn của cơ quan quản lý các nước

Trang 25

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH

VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1 Khái lược sự hình thành và phát triển ngành năng lượng nguyên tử

Từ thuyết nguyên tử thô sơ của nhà hiền triết Cổ Hylạp Démocrite (năm

460 - 370 trước Công nguyên), trải qua hơn hai nghìn năm, đến cuối thế kỷ 19 nhân loại bước vào thời đại nguyên tử hiện đại, khởi đầu bằng phát minh hiện tượng phóng xạ tự nhiên của urani và rađi vào các năm 1896 - 1898 Các chất đồng vị phóng xạ nhân tạo được chế tạo ra lần đầu tiên vào năm 1934, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ra đời năm 1942 và năm 1954 ra đời nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Khoa học nguyên tử đến với nhân dân ta khi những bệnh nhân ung thư đầu tiên được điều trị bằng những chiếc kim rađi được gửi từ Paris sang cho Viện Radium Hà Nội (nay là Bệnh viện K) thành lập năm 1923, mỗi chiếc kim đều đi kèm theo một giấy chứng nhận hiện còn được lưu giữ trong hồ sơ của bệnh viện K ghi hoạt độ phóng xạ và đặc điểm kỹ thuật với chữ ký bằng mực xanh của Giám đốc Viện Radium Paris, nhà nữ bác học người Pháp gốc Balan Marie Curie, hai lần được tặng giải thưởng Nobel

Sau năm 1954, ở miền Bắc nước ta ngành y tế bắt đầu nhập máy chiếu xạ Côban - 60 để điều trị bênh ung thư và từ năm 1970 bắt đầu nhập chất đồng vị phóng xạ ngắn ngày (như iốt.131, phôtpho.32, ) để chẩn đoán và điều trị bệnh tại hai cơ sở y học hạt nhân ở Bệnh viện Bạch Mai và Viện quân y 103 Ngành địa chất với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ) đã nhập nguồn phóng xạ vào để

sử dụng trong công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản

Từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, với việc thành lập Viện nghiên cứu hạt nhân (sau là Viện năng lượng nguyên tử quốc gia

và nay là Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam) vào năm 1976 với việc chính thức gia nhập Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency, viết tắt là IAEA) vào năm 1978, với việc khôi phục và nâng công suất lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vào năm 1984, ngành hạt nhân nước ta đã từng

Trang 26

bước phát triển, phục vụ kinh tế và đời sống của nhân dân ta Từ 3 cơ sở y học hạt nhân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1975, đến nay đã có 22 cơ sở y học hạt nhân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, được trang bị máy móc hiện đại và

sử dụng chất đồng vị phóng xạ, một phần nhập của nước ngoài, một phần sản xuất tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Các nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội Hằng năm, có khoảng 20.000 người được điều trị ung thư bằng xạ trị, 500.000 người được chẩn đoán và 50.000 người được điều trị bằng y học hạt nhân Trên 50 giống cây trồng được tạo ra bằng đột biến phóng xạ, trong đó có những giống chủ lực như giống lúa VND-95-20 (1 trong 5 giống lúa xuất khẩu chủ yếu), giống đậu tương DT84, DT99, DT96 chiếm phần lớn diện tích gieo trồng (trên 50%) Riêng giống lúa đột biến trên đã đem lại doanh thu cho nông dân hằng năm trên 800 tỷ đồng, trong khi tiền đầu tư nghiên cứu tạo ra giống lúa này chưa đến 1 tỷ Chiếu

xạ lương thực thực phẩm đã hỗ trợ tích cực cho ngành xuất khẩu thủy sản và hoa quả Kỹ thuật hạt nhân đã góp phần đánh giá an toàn các công trình thuỷ điện và các công trình giao thông, xây dựng quan trọng của đất nước Kỹ thuật đánh dấu hạt nhân đã được sử dụng trong ngành dầu khí để tối ưu quá trình khai thác và tăng cường thu hồi dầu Nhiều nhà máy công nghiệp đã sử dụng kỹ thuật hạt nhân

để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất Ngoài ra còn nhiều ví dụ về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các ngành khác như tài nguyên, khoáng sản, môi trường,… [18]

Sau khi tổng kết tình hình trên thế giới và trong nước, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg vào ngày 03 tháng 01 năm 2006 với bản “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020” mở ra một giai đoạn mới cho ngành hạt nhân nước ta, khích

lệ toàn ngành nỗ lực vượt bậc để thực hiện các mục tiêu đề ra trong bản chiến lược, đem những thành tựu của ngành hạt nhân phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đưa đất nước nhanh chóng tiến lên văn minh, hiện đại Chiến lược nêu lên mục tiêu từ nay đến năm 2020 là một mặt phát triển rộng rãi và có hiệu

Trang 27

quả việc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ và kỹ thuật hạt nhân (gọi chung là sử dụng năng lượng bức xạ) phục vụ kinh tế và đời sống, một mặt tích cực chuẩn bị

để khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta vào khoảng năm

2015 và từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện lên khoảng 11% vào năm 2025 và 25 - 30% vào năm 2040 - 2050

Ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận Nhu cầu nhân lực cho ngành năng lượng nguyên tử càng đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết để có thể làm chủ được công nghệ, vận hành suôn sẻ nhà máy điện hạt nhân

Nghành năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với sự đóng góp to lớn của việc ứng dụng bức xạ vào các ngành kinh tế kỹ thuật y tế, thủy văn đồng vị, nông nghiệp, công nghiệp…Và phát triển điện hạt nhân cũng hứa hẹn nhiều triển vọng đáp ứng nhu cầu điện năng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.2 Quy định hiện hành và thực tiễn công tác an toàn lao động lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Các quy định về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ta hiện nay nằm trong các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử; Nghị định

số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong

chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng; Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN

ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ; Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12

Trang 28

năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày

28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân; Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 05 năm 2012, của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân; và các văn bản quy định trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế liên quan đến năng lượng nguyên tử, như: Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (năm 1982); Hiệp định thanh sát hạt nhân (năm 1989); Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (năm 1995); Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và Công ước An toàn hạt nhân Việt Nam là thành viên của một số tổ chức quốc tế và khu vực về năng lượng nguyên tử, như: Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA); Tổ chức hợp tác vùng Châu Á – Thái Bình Dương (RCA); Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu

Á (FNCA) Nước ta đã ký Hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Achentina, đã thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hạt nhân của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Canada Với sự giúp đỡ của IAEA cùng các nước đối tác khác, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hệ thống văn bản đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân, đảm bảo an toàn cho tính mạng sức khỏe cho con người và môi trường sống Đặc biệt, khi Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì

sự tăng cường hợp tác với các nước cũng được đặc biệt quan tâm hơn nhằm phát triển năng lượng nguyên tử trên cơ sở phát triển năng lượng nguyên tử một cách bền vững

Có ba nguyên tắc an toàn bức xạ cơ bản xuyên suốt các quy định pháp luật

về an toàn bức xạ gồm:

Trang 29

Thứ nhất, công việc bức xạ chỉ được tiến hành khi xét thấy lợi ích của công

việc đó lớn hơn so với tổn hại mà nó gây ra hoặc có khả năng gây ra cho con người, cộng đồng và môi trường Tức là người ta chỉ tiến hành các công việc liên quan đến bức xạ khi từ việc đó họ đạt được lợi ích nhiều hơn nhiều lần so với những ảnh hưởng xấu mà bức xạ có khả năng gây ra cho sức khỏe con người

Thứ hai, liều bức xạ cá nhân không được vượt quá giới hạn liều con người

chịu được Sống trong tự nhiên con người vẫn luôn chịu sự tác động của bức xạ Tuy nhiên, sự chiếu xạ đó có thể là nhỏ hơn so với mức giới hạn liều chưa thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người Con người có thể sẽ bị mắc phải những bệnh phóng xạ nếu vượt quá mức giới hạn liều Tuy nhiên, một số người vẫn mắc phải những bệnh phóng xạ mặc dù chưa tới mức giới hạn liều đó do cơ địa, hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên Như vậy, phóng xạ luôn tiềm ẩn những nguy cơ không ai định trước được

Thứ ba, nguồn bức xạ và cơ sở bức xạ phải được trang bị đủ phương tiện

và biện pháp bảo đảm an toàn trong mọi tình huống nhằm giảm khả năng chiếu xạ vào con người và môi trường xuống mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp

lý Con người không bằng mọi cách để giảm khả năng chiếu xạ Cách hợp lý trên được hiểu có nghĩa là sự can thiệp tới bức xạ có khả năng mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc không có sự can thiệp Trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, tai nạn bức xạ, người lao động có thể phải chịu mức phóng xạ nhiều lần so với bình thường và làm việc thêm giờ Tuy nhiên, để ngăn chặn sự cố ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường, con người xung quanh, họ vẫn có thể được điều động để can thiệp ngăn chặn sự cố lan rộng, song vẫn không được vượt quá mức phóng xạ theo quy định [12]

Có ba kỹ thuật cơ bản để kiểm soát các mối nguy hiểm của bức xạ chiếu ngoài:

- Kiểm soát thời gian là phương pháp quan trọng để giảm sự chiếu xạ đối với bức xạ ion hóa Bằng cách giảm thời gian làm việc với (hay bị chiếu xạ bởi) các chất phóng xạ, liều nhận được có thể được giảm tối thiểu Nói một cách đơn giản là liều bức xạ nhận được khi làm việc trong một vùng có suất liều nhất định

Trang 30

phụ thuộc vào thời gian làm việc trong vùng đó Nếu thời gian bị chiếu xạ đối với một nguồn có suất liều cố định được giảm đi thì liều tổng cộng nhận được cũng được giảm đi

- Kiểm soát khoảng cách là một phương pháp hữu hiệu khác để kiềm chế bức xạ chiếu ngoài Nói một cách đơn giản là khoảng cách đến nguồn bức xạ càng lớn thì sự chiếu xạ tổng cộng càng nhỏ Trong bảo vệ an toàn bức xạ, khoảng cách thường được sử dụng để giảm sự chiếu xạ đối với bức xạ ion hóa, tức là hạn chế lại gần các nguồn hoặc là sử dụng các dụng cụ thao tác dài (như dùng kẹp) Nếu chúng ta biết suất liều ở một khoảng cách nào đó đến nguồn thì có thể tính được khoảng cách tại đó suất liều được xem là chấp nhận được Khi khoảng cách đến nguồn tăng gấp đôi suất liều giảm tới một phần tư giá trị ban đầu của nó

- Che chắn: Cách sử dụng khoảng cách để làm giảm suất liều và từ đó làm giảm liều tổng cộng nhận được Tuy nhiên, trong nhiều tình huống không thể làm việc với một nguồn nếu đứng cách xa nó hơn một mét Một phương pháp thực tế hơn để giảm sự chiếu xạ trong các tình huống ở nơi làm việc là che chắn nguồn

đó Bằng cách sử dụng phương pháp này các suất liều có thể được giảm trong khi vẫn cho phép công việc được thực hiện Các biện pháp cơ bản trên được áp dụng

để có thể làm giảm liều nhận được do chiếu xạ bởi bức xạ ion hóa chiếu ngoài

Một số quy định về an toàn lao động trong lĩnh vực năng ượng nguyên tử nằm trong một số văn bản pháp luật chung về an toàn lao động, một số quy định nằm trong các văn bản pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân nói chung, những văn bản quy định không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động

mà cả quần chúng, môi trường xung quanh Những nội dung cơ bản của pháp luật

về an toàn lao động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:

2.2.1 Những quy định nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho người lao đông làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế,

tổ chức thể hiện qua qui trình công nghệ, công cụ lao động, môi trường lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất Điều kiện lao động có ảnh hưởng

Trang 31

đến sức khỏe và tính mạng con người Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu

tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động, ảnh hưởng tới quá trình tái tạo sức lao động để mang lại hiệu quả cao, năng suất lao động cao hơn cho người sử dụng lao động

2.2.1.1 Tiêu chuẩn an toàn

Việc ứng dụng năng lượng nguyên tử có thể được phân ra thành hai dạng chính: ứng dụng năng lượng bức xạ, ứng dụng năng lượng phân hạch và nhiệt hạch (hạt nhân) Năng lượng bức xạ đã được ứng dụng ở Việt Nam từ lâu trong y

tế, nông nghiệp, công nghiệp địa chất khoáng sản, khí tượng, thủy văn, giao thông, xây dựng, dầu khí… Tuy nhiên, phạm vi, mức độ và hiệu quả của nó còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước tập trung xây dựng các văn bản quy phạm về an toàn nhằm đảm bảo cho hoạt động ứng dụng bức xạ được an toàn, hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ rủi ro về bức xạ cho người lao động, nhằm tái tạo sức lao động phục vụ sự phát triển của sản xuất Năng lượng hạt nhân trước đây chưa được ứng dụng để phát điện ở nước ta Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân đã được các cơ quan liên quan, các chuyên gia trong ngành năng lượng nguyên tử nghiên cứu nhiều năm Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam Việc phát triển điện hạt nhân sẽ góp phần đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng, bảo đảm an ninh năng lượng và dự trữ nguồn tài nguyên của đất nước Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận Hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang gấp rút xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân Tuy nhiên, hệ thống văn bản được xây dựng còn chậm so với tiến độ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014 và tổ máy đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2020 Với quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam từ một quốc gia phi hạt nhân sẽ là một quốc gia hạt nhân Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, cần phải nâng cao năng lực hệ thống hạ tầng quốc gia, phát triển đồng

Trang 32

bộ tiềm lực khoa học và công nghệ, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật và nguồn nhân lực Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã tích cực triển khai công tác này nhưng tiến độ còn chậm; một số văn bản chưa ban hành kịp, chưa làm rõ hệ thống khung cũng như chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng Cho đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyển đã ban hành gần 80 tiêu chuẩn quốc gia về an toàn bức xạ và hạt nhân Nhưng hầu hết 80 tiêu chuẩn trên là các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hạt nhân chưa nhiều Liên quan đến vấn đề an toàn hạt nhân, Việt Nam mới có một số quy định nằm ở văn bản quy phạm pháp luật và gần như chưa có tiêu chuẩn quốc gia nào về

an toàn hạt nhân Theo hướng dẫn của IAEA, kinh nghiệm của các quốc gia có ứng dụng điện hạt nhân, một quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân không thể tự mình xây dựng ngay hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn đầy đủ về an toàn hạt nhân Để giải quyết được bài toán quản lý, quốc gia đó cần một mặt xem xét áp dụng trực tiếp các tiêu chuẩn nước ngoài và mặt khác tự xây dựng một số quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về vấn đề này Về việc xây dựng mới các quy định, tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, trong khi trình độ, kiến thức trong nước còn hạn chế thì Việt Nam cần tiếp thu các khuyến cáo được chấp nhận chung trên toàn cầu, cụ thể là hướng dẫn của IAEA, và học hỏi quy định, hướng dẫn của các nước xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam cũng như các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý an toàn nhà máy điện hạt nhân Bên cạnh đó, do Việt Nam nhập khẩu hai công nghệ lò phản ứng khác nhau từ Nga và Nhật Bản cho hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên nên cũng sẽ có những khó khăn cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn trong nước Hai nhà máy điện hạt nhân dự kiến được xây dựng ở địa điểm khá gần nhau, tuy nhiên tiêu chuẩn, yêu cầu của hai nước lại ở mức độ khác nhau Để giải quyết khía cạnh này, Việt Nam cần đi theo hướng xây dựng các quy định, tiêu chuẩn có thể áp dụng chung cho các công nghệ lò phản ứng khác nhau, không nên xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đặc thù hoặc có tính chất mô tả chi tiết thiết kế cho một loại công nghệ

2.1.1.2 Những quy định yêu cầu an toàn về địa điểm, thiết kế, cơ sở

Trang 33

Theo khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động năm 2012, “khi xây dựng mới,

mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường” Người sử dụng lao động là người có trách nhiệm đảm bảo điều kiện lao động an toàn cho người lao động trong quá trình sử dụng lao động Chi phí cho việc đảm bảo an toàn lao động chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn của chủ sử dụng lao động, vì vậy họ luôn cân nhắc việc đảm bảo điều kiện lao động, trang thiết bị, nhiều khi là cố tình “lờ” đi để giảm chi phí tối thiểu cho việc đầu tư cơ sở vật chất Hiểm họa của bức xạ thì ảnh hưởng khá rõ rệt và để lại nhiều ảnh hưởng xấu đối với người lao động

a) An toàn hạt nhân:

Theo khoản 1, Điều 37 Luật Năng lượng nguyên tử, cơ sơ hạt nhân gồm: Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; Nhà máy điện hạt nhân; Cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua

sử dụng

Vòng đời hoạt động của một cơ sở hạt nhân gồm 5 giai đoạn: giai đoạn phê duyệt địa điểm, giai đoạn dự án đầu tư (phê duyệt thiết kế), giai đoạn cấp phép xây dựng, giai đoạn vận hành và giai đoạn tháo dỡ, chấm dứt hoạt động của cơ sở hạt nhân Các cơ sở hạt nhân có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép, trình các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt Đối với các cơ sở hạt nhân, pháp luật có những yêu cầu an toàn nghiêm ngặt về địa điểm, thiết kế, vận hành tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân Những quy định này nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ phóng xạ xâm nhập và chiếu xạ đối với người lao động

Thứ nhất, đối với nhà máy điện hạt nhân, với chủ trương xây dựng nhà máy

điện hạt nhân nhằm giải quyết nhu cầu điện năng phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước ta đã nhanh chóng ban hành Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 06 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

Trang 34

hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân và 3 thông tư, 5 tiêu chuẩn hướng dẫn để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế

Từ giai đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, pháp luật

đã quy định các điều kiện loại trừ và bất lợi đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân Sau khi có chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN ngày 20 tháng 05 năm

2009 quy định việc hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư nhằm đáp

ứng kịp thời việc khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Luật pháp

phải đi trước một bước và hướng dẫn việc thực hiện Tuy nhiên, văn bản trên chỉ mang tính sơ bộ, chưa phải là yêu cầu, điều kiện cần và đủ khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy Khi khảo sát, đánh giá, nếu phát hiện có điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo loại trừ, thì địa điểm không được chấp nhận để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Nếu phát hiện có điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo bất lợi, thì điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo đó phải được đưa vào làm cơ sở thiết kế, để có các giải pháp thiết kế, kỹ thuật hoặc quản lý phù hợp, nhằm khắc phục điều kiện bất lợi, bảo đảm an toàn cho vận hành của nhà máy, bảo đảm an toàn cho con người

và môi trường Các tiêu chí được phân thành các nhóm về địa chất, động đất và núi lửa; điều kiện địa chất - công trình, địa kỹ thuật và nền móng; điều kiện khí tượng, thủy văn và hải văn; điều kiện sinh thái, di sản lịch sử - văn hóa, hoạt động của con người ngoài địa điểm nhà máy điện hạt nhân; ảnh hưởng của bức xạ đối với dân cư và môi trường xung quanh; hệ thống nước làm mát; hệ thống điện đối với khu vực và địa điểm nhà máy điện hạt nhân Thông tư này ban hành nhằm mục đích lựa chọn sơ bộ một số địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư Từ đó, lựa chọn ra một số địa điểm tiềm năng để tiến hành các bước tiếp theo Đây là một trong những biện pháp bảo đảm

an toàn theo chiều sâu, an toàn từ trong những thiết kế, giảm nguy cơ xảy ra sự cố tới mức tối thiểu

Năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định về yêu cầu an toàn hạt

Trang 35

nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân Thông tư quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người liên quan tới địa điểm, khảo sát, đánh giá khả năng phát tán phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân ảnh hưởng đến công chúng Trong đó xác định rõ các tiêu chí cần đánh giá khi lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân Các quy định này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của IAEA và một số nước trên thế giới Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ định tính, chứ chưa định lượng rõ ràng, các yêu cầu, mức độ an toàn được đánh giá theo chuyên môn sâu, phản biện của các chuyên gia

Năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN ngày 19 tháng 12 năm 2012 quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân Thông tư này giúp cho chủ đầu tư, các tổ chức tham gia vào việc lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ, các tổ chức tư vấn liên quan có những hướng dẫn cụ thể về những nội dung cần chuẩn bị, trình tự thủ tục tiến hành

Với những văn bản quy phạm pháp luật trên thì Việt Nam chưa đủ cơ sở để

cơ quan an toàn bức xạ có thể thẩm định được báo cáo an toàn địa điểm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của chủ đầu tư EVN Những quy định trên chỉ được quy định dưới dạng các tiêu chí, còn tiêu chuẩn cụ thể hiện nay mới được ban hành rất ít Chuyên gia về năng lượng nguyên tử trong nước không nhiều, chưa đủ năng lực để có thể thẩm định được Báo cáo phân tích an toàn địa điểm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Chủ trương của ta là thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài để thẩm định những báo cáo chủ đầu tư đệ trình Tuy nhiên, các tiêu chuẩn

về an toàn còn ít và chưa dựa trên những yếu tố, cơ sở nền móng địa chất của Việt Nam một cách đầy đủ và toàn diện để xác định

Bên cạnh những yêu cầu an toàn về việc lựa chọn địa điểm để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thì yêu cầu nghiêm ngặt an toàn đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro cho người lao động Theo Điều 24 Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử, thiết kế

Trang 36

xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân gồm có các bước như sau: thiết kế cơ

sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông

lệ quốc tế Cách phân chia thành các bước thiết kế theo Nghị định số

70/2010/NĐ-CP được phân chia theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng năm 2003 Tuy nhiên, theo Hướng dẫn của IAEA, thiết kế nhà máy điện hạt nhân chia làm 2 loại: thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết với những yêu cầu về đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định yêu cầu an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân Quy định phân loại về thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng sẽ đảm bảo được các yêu cầu an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, nhưng lại rất khó có thể khớp với các quy định của tiêu chuẩn an toàn theo hướng dẫn của IAEA, khi mà chúng ta vẫn đang tiếp tục dựa trên những tiêu chuẩn, hướng dẫn của IAEA để xây dựng hệ thống văn bản an toàn hạt nhân của mình

Do có rất nhiều chất phóng xạ nguy hiểm ở trong lò, nên lò phản ứng hạt nhân được thiết kế rất công phu, nhằm đảm bảo các chất nguy hiểm đó vẫn được “nhốt chặt” bên trong thiết bị, bên trong nhà máy và không thoát được ra bên ngoài, nếu xảy ra tai nạn Nguyên tắc quan trọng trước hết là không để xảy ra tai nạn Để làm được điều này, điều chủ yếu là phòng chống tới mức tối đa những rủi ro có khả năng gây ra tai nạn như hỏng hóc hoặc hư hại máy móc, thiết bị

Thiết kế đầy đủ, chính xác, thực hiện công tác quản lý chất lượng nghiêm ngặt và kiểm tra theo dõi thường xuyên để đề phòng những phát sinh bất thường

và sai sót, hỏng hóc Ở nhà máy điện hạt nhân, khi vận hành bình thường, thì hầu như không cần những thao tác trực tiếp của nhân viên, tình trạng các bộ phận của

lò phản ứng được tổng hợp và hiển thị ở phòng điều khiển trung tâm, để các nhân viên vận hành có thể thường xuyên đánh giá tình trạng hoạt động của lò một cách chính xác Hơn nữa, để tránh những thao tác sai hoặc nhầm lẫn gây ảnh hưởng lớn đến an toàn, lò phản ứng được thiết kế với hệ thống an toàn 2 lần (Fail Safe System), hệ thống khoá liên động (Interlock System)

Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân Khi chủ đầu

Trang 37

tư thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải căn

cứ trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng và những yêu cầu, tiêu chuẩn

về an toàn hạt nhân để xây dựng thiết kế cơ sở Những yêu cầu này cũng là căn cứ

để cơ quan thẩm định xem xét sự phù hợp Cơ quan an toàn hạt nhân có trách nhiệm thẩm định an toàn, Bộ Xây dựng lại có trách nhiệm cấp phép xây dựng Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam chưa có hệ thống cơ quan pháp quy thống nhất Việt Nam mới ban hành được Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 để đưa ra những tiêu chí chung nhất đối với nhà máy điện hạt nhân Còn các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân được IAEA khuyến cáo sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của nước xuất khẩu công nghệ Tuy nhiên, nước ta dự kiến nhập khẩu 2 loại công nghệ khác nhau cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 là công nghệ của Nga và công nghệ của Nhật Nhật Bản với điều kiện địa chất bất ổn, họ có những tiêu chuẩn an toàn cao hơn phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước này Trong khi đó, Nga lại có mức tiêu chuẩn “nhẹ nhàng” hơn Hai nhà máy điện hạt nhân của ta lại chỉ cách nhau có 30

km, điều này sẽ gây khó khăn cho chúng ta trong việc thẩm định Dự án, theo tiêu chuẩn của nước này là phù hợp, tiêu chuẩn của nước kia lại không phù hợp

Đối với nhà máy điện hạt nhân có 3 giấy phép quan trọng: phê duyệt địa điểm (Thủ tướng Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), cấp phép xây dựng (Bộ Khoa học và Công nghệ cấp), cấp phép vận hành (Bộ Công Thương cấp) Nhiều Bộ, cơ quan cùng tham gia vào việc thẩm định để cấp 3 giấy phép nói trên Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định các báo cáo phân tích an toàn, báo cáo đánh giá an toàn Bộ Công Thương có trách nhiệm cấp phép vận hành nhà máy điện hạt nhân bao gồm

cả vận hành thử là “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn hạt nhân Bộ Công Thương hiện đang giữ vị trí là cơ quan chủ quản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam – chủ đầu tư của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Bất cập này đã được các tổ chức, cơ quan đối tác của Việt Nam như IAEA, Liên bang Nga, Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải giải quyết; đặc biệt sau sự cố hạt nhân nghiêm

Trang 38

trọng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 tại Nhật Bản Theo khuyến cáo của IAEA, phải có một cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ về cấp phép đối với các giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân Một cơ quan có đủ năng lực, độc lập, chứ không phải một số cơ quan, Bộ ngành cũng được coi là cơ quan pháp quy hiện nay Cũng bởi tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và năng lực còn hạn chế, chúng ta đang đẩy nhanh tiến độ ban hành thông tư áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật để có căn cứ thẩm định phê duyệt, cấp phép

Thứ hai, đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Hiện nay, chúng ta đang

có lò phản ứng nghiên cứu duy nhất tại Đà Lạt với quy mô và công suất nhỏ Để chuẩn bị nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân, Nga cam kết giúp đỡ Việt Nam xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân phục vụ cho hoạt động của Dự

án nhà máy điện hạt nhân Trung tâm sẽ là cơ sở nghiên cứu koa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho các lĩnh vực về điện hạt nhân như tính toán, thiết kế, giải quyết các phát sinh trong thực hiện chương trình điện hạt nhân, nhiên liệu, cải tiến nhiên liệu, quản lý chất thải phóng xạ Các quy định hướng dẫn cho việc phê duyệt địa điểm, cấp phép xây dựng, vận hành thử, vận hành… lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu vẫn trong giai đoạn “thai nghén” mà chưa có những quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện

Thứ ba, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ triển khai Định hướng cất giữ

chất thải phóng theo Quyết định số 2376/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học Công nghệ với lượng chất thải phóng xạ phát sinh đã được dự báo; xác định phương pháp lưu giữ, chôn cất đối với từng loại chất thải phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ Từ đó, Bộ Xây dựng sớm trình quy mô và lựa chọn các địa điểm phù hợp để xây dựng kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ của quốc gia Cho đến nay, chất thải phóng xạ

ở Việt Nam được xác định nguồn gốc từ sản xuất điện nghiệp, khai khoáng, dầu khí Theo dự báo, phát sinh chất thải phóng xạ đến năm 2020 ở Việt Nam là không lớn Dự kiến, dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2020 Trong khi đó, số nguồn phóng xạ trong lĩnh vực y tế (chủ yếu ở bệnh viện u bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện K Hà Nội) và công

Ngày đăng: 28/03/2018, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w