1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

80 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 708,49 KB

Nội dung

Tuy nhiên, quy định về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong BLTTHS Việt Nam vẫn tồn tại những điểm chưa được phù hợp với nội dung của Công

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÂM

THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH

NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tâm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy các chuyên đề thuộc chương trình cao học và cung cấp cho em những kiến thức quí báu, bổ ích

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến

TS Đỗ Thị Phượng - Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết luận văn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho em cũng như là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 5

1.1 Một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 5

1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 5

1.1.2 Cơ sở của việc quy định thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 8

1.1.3 Khái quát một số chuẩn mực quốc tế liên quan đến thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 12

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 16

1.2.1 Người tiến hành tố tụng 16

1.2.2 Người tham gia tố tụng 17

1.2.3 Các thủ tục tố tụng đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 34

2.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 34

2.1.1 Nhận xét chung 34

Trang 5

2.1.2 Người tiến hành tố tụng 37

2.1.3 Người tham gia tố tụng 39

2.1.4 Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám sát 41

2.1.5 Hỏi cung bị can là người chưa thành niên 44

2.1.6 Kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra đối với vụ án mà bị can là người chưa thành niên 47

2.1.7 Một số hạn chế, tồn tại khác 48

2.1.8 Nguyên nhân của những hạn chế 49

2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 53

2.2.1 Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 53

2.2.2 Một số giải pháp khác 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Vấn đề người chưa thành niên phạm tội đã và đang là vấn đề khiến toàn xã hội quan tâm, lo lắng Do người chưa thành niên (NCTN) nói chung và NCTN phạm tội nói riêng có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt so với người thành niên nên pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đã xây dựng những quy định riêng áp dụng cho đối tượng này Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) dành một chương riêng (chương XXXII) quy định về thủ tục đối với NCTN, trong đó có quy định về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thực tiễn cho thấy, trong số các chủ thể là NCTN tham gia tố tụng hình sự thì bị can chưa thành niên là đối tượng dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp Nhiều trường hợp bị bức cung, dùng nhục hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của bị can chưa thành niên Thủ tục điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, nếu việc điều tra không được thực hiện một cách khách quan, thận trọng có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo như truy tố của Viện kiểm sát (VKS) hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, trái pháp luật, làm oan những người vô tội và hậu quả càng nghiêm trọng hơn khi đối tượng đó là những NCTN

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là quy định của BLTTHS 2003 về thủ tục điều tra đối với bị can là NCTN chưa chặt chẽ, còn nhiều

kẽ hở cho những vi phạm, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN Mặt khác, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em nên

có nghĩa vụ tuân thủ và bảo đảm luật pháp của nước mình phù hợp với Công ước Tuy nhiên, quy định về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong BLTTHS Việt Nam vẫn tồn tại những điểm chưa được phù hợp với nội dung của Công ước Cùng với đó, theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc Hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII thì dự án BLTTHS (sửa đổi) đang được xây dựng

Trang 7

Trước bối cảnh trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên cơ sở thực tiễn

áp dụng nhằm đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS

và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết loại án này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài

“Thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN cũng

đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả nghiên cứu và cán bộ làm công tác thực tiễn Đã có nhiều công trình chuyên sâu về vấn đề này, liên quan đến đề tài luận văn, có thể kể đến các đề tài nghiên cứu khoa học như:

- Sách: Người chưa thành niên phạm tội- Đặc điểm tâm lý và chính sách xử

lý, của Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh, Nxb Tư Pháp, Hà Hội; Tài liệu tập huấn Tư pháp người chưa thành niên,

- Các luận án tiến sĩ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam của TS Đỗ Thị Phượng, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008; Đảm bảo quyền của NCTN trong tố tụng hình sự Việt Nam của TS Lê Minh Thắng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2011; Quyền bào chữa của bị can,

bị cáo là NCTN trong tố tụng hình sự Việt Nam của TS Nguyễn Hữu Thế Trạch,

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh…

- Các luận văn thạc sĩ: Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, của tác giả Đỗ Thị Phượng; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong hoạt động tố tụng đối với NCTN của tác giả Trần Quỳnh Hoa

- Các bài báo: Lê Huỳnh Tấn Duy (2013),“Đánh giá quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền bào chữa của NCTN trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên

hợp quốc”, Tạp chí Khoa học pháp lý (04); Phan Trung Hoài (2007), “Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Kiểm sát (6),…

Trang 8

Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với NCTN của các tác giả kể trên đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên các tác giả chưa tập trung nghiên cứu đến thủ tục điều tra đối với NCTN Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa để từng bước hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án có bị can là NCTN

và đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong các quy định pháp luật tố tụng hình sự từ năm 2003 đến nay và thực tiễn thi hành từ năm 2009 đến năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích đã đề ra của luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh…

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nhằm đề xuất các kiến nghị lập pháp và các giải pháp nâng cao hiệu quả của thủ tục này cũng như để BLTTHS Việt Nam phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế về vấn đề này

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Phân tích một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, như: khái niệm, cơ sở của việc quy định thủ tục này, khái quát một số chuẩn mực quốc tế liên quan đến thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;

+ Phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;

Trang 9

+ Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục này

6 Đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sỹ nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị để thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự “thân thiện” hơn, phù hợp hơn với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm khoa học về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, có thể sử dụng làm tài liệu để các nhà khoa học luật tố tụng hình sự tham khảo khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 2 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Việt Nam về thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chương 2 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục tố tụng

đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một trong những giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữ vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa chi phối cả quá trình tố tụng Tuy nhiên, về khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau Chẳng hạn, tác giả Lê Cảm cho rằng: Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai mà trong đó CQĐT căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của VKS tiến hành các biện pháp điều tra cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình

sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra

và trên cơ sở đó quyết định đình chỉ điều tra hoặc chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ

án đó cho VKS kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can [8, tr.27]

Ý kiến khác lại cho rằng “Điều tra là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình

sự, trong đó CQĐT áp dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, VKS kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án” [10] Chúng tôi

không đồng tình với quan điểm này khi cho rằng giai đoạn điều tra bao gồm cả hoạt

động quyết định truy tố bị can của VKS Theo phần Lời nói đầu trong BLTTHS, “Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự”, có nghĩa là quá trình tiến hành tố tụng hình sự được

trải qua 5 giai đoạn, trong đó điều tra và truy tố là hai giai đoạn khác nhau và có thể thấy mỗi giai đoạn tố tụng này đều có những nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm

Trang 11

vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng Do đó, không thể coi việc VKS quyết định truy tố bị can thuộc về giai đoạn điều tra được mà đây chính là hoạt động của giai đoạn truy tố - giai đoạn tiếp theo của điều tra

Khi xét về đặc điểm chủ thể tiến hành hoạt động điều tra, có thể thấy, hai quan niệm như trên là phù hợp với công tác điều tra của CQĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Tuy nhiên, CQĐT không phải là chủ thể duy nhất có thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra mà còn có các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, hoạt động điều tra của VKS Chính vì vậy, mà nhiều quan điểm thể hiện nội dung này Có thể kể đến quan điểm của trường Đại

học Luật Hà Nội trong giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam: Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do

Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án [32, tr.265]

Và quan điểm của tác giả Phùng Như Thịnh: Giai đoạn điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra

vụ án hình sự, trong đó, CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra và những tình tiết khác làm cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án sau này [27] Chúng tôi đồng ý

với quan điểm này khi cho rằng: “Giai đoạn điều tra là một giai đoạn tố tụng hình

sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự”

Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về giai đoạn điều tra

như sau: Giai đoạn điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự do cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành áp dụng mọi biện pháp trong BLTTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án

Trang 12

Ở giai đoạn này, khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành

vi phạm tội thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can Trong trường hợp quyết định khởi tố bị can được VKS có thẩm quyền phê chuẩn thì từ đó xuất hiện một chủ thể tham gia vào giai đoạn điều tra với tư cách là bị can trong vụ án hình sự Như vậy,

có thể đưa ra khái niệm về bị can như sau: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, BLTTHS đã quy định cho các cơ quan tiến

hành tố tụng trong giai đoạn điều tra được áp dụng các biện pháp, tiến hành các hoạt động có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền con người của bị can, như áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam Chính vì vậy, ngoài việc quy định một cách chặt chẽ điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền… áp dụng các biện pháp này với bị can nói chung, BLTTHS còn có những quy định riêng đối với những bị can thuộc nhóm yếu thế, trong đó có bị can là NCTN

Mặc dù BLTTHS có một chương quy định thủ tục tố tụng đối với NCTN nhưng không có quy định giải thích thế nào là NCTN Nên khái niệm “người chưa thành niên” phải được dẫn chiếu từ quy định của Bộ luật hình sự Bởi, để có thể khởi

tố về hình sự đối với một người cần phải có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội Theo khái niệm tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật hình sự) [31, tr.123] Như vậy, độ tuổi là một trong những yếu tố bắt buộc để xác định tội phạm

Theo Điều 68 Bộ luật hình sự thì “người chưa thành niên phạm tội” bao gồm những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi Từ đó, có thể định lượng về độ tuổi của NCTN tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bị buộc tội: là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bị can là NCTN như

sau:“Bị can là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố về hình sự”

Trang 13

Cần lưu ý, một người được coi là NCTN phạm tội có nghĩa là người đó thực hiện hành vi phạm tội khi đang ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và chắc chắn sẽ được áp dụng những quy định trong pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội Tuy nhiên, họ có được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với NCTN hay không lại phụ thuộc vào tuổi của họ tại thời điểm người đó tham gia tố tụng Chính vì vậy khái niệm về thủ tục tố tụng đối với NCTN trong giáo trình Luật tố tụng hình sự

Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội đã phản ánh nội dung này, cụ thể: “Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình

sự là thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo từ 14 tuổi tròn cho đến dưới 18 tuổi”[32, tr.483]

Và trong luận văn thạc sĩ của mình, tác giả Đỗ Thị Phượng cũng nêu: “Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN là những thủ tục đặc biệt cần thực hiện khi tiến hành giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong các hoạt động tố tụng hình sự” [22, tr.8]

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng đối với

bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Theo đó, khái niệm “Thủ tục

tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” được xác

định như sau: “Thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ

án hình sự là thủ tục đặc biệt mà cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố về hình sự nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự”

1.1.2 Cơ sở của việc quy định thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm lý của NCTN

Về trạng thái cảm xúc, NCTN là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý và tâm lý Sự phát triển cơ thể mất cân bằng dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của NCTN Ở NCTN, diễn ra sự phát triển không cân bằng giữa hệ tim và mạch, tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, làm cho thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt

Trang 14

động của hệ tim mạch Do đó, NCTN có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng…Đồng thời, tuyến nội tiết ở NCTN hoạt động mạnh (đặc biệt tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dễ đưa họ đến những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng có thể là yếu tố gây nên các hành vi lệch chuẩn của NCTN Có không ít trường hợp chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhưng do dễ bị kích động, quá nóng giận mà NCTN đã thực hiện hành vi phạm tội [20, tr.41-43]

Về nhu cầu độc lập, đây là đặc điểm tâm lý nổi bật của lứa tuổi này Nhu

cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách thức phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thỏa mãn đòi hỏi của môi trường, của người khác Và sự hình thành, phát triển nhu cầu độc lập ở NCTN là sự phát triển tâm lý có tính chất tất yếu, hơn nữa còn rất cần thiết, là cơ sở quan trọng để giúp các em trở thành người lớn sau này Tuy vậy, đối với các em có nhu cầu độc lập quá mức kèm theo tính tự chủ kém sẽ trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội Nhu cầu độc lập quá mức thể hiện ở chỗ, luôn muốn mọi người đối xử với mình như người lớn; cảm thất khó chịu khi cha mẹ can thiệp quá sâu vào việc riêng của mình; thích phiêu lưu, thích thử sức mình làm một việc mà người khác không làm được, muốn hành động để chứng tỏ mình đã lớn; luôn cảm thấy mình đã lớn, không còn là trẻ con nữa, có thể tự giải quyết mọi việc mà không cần đến cha mẹ; trong tranh luận với mọi người, luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng [20, tr.46-51]

Về thái độ đối với học tập, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, một

trong những đặc điểm nổi bật của NCTN có hành vi phạm tội là trình độ học vấn rất thấp Thái độ học tập có tầm quan trọng đặc biệt đối với các em Khi có thái độ học tập tốt thì các em dành hầu hết tâm huyết, sức lực cho hoạt động này còn ngược lại, khi không có thái độ học tập tốt thì thường dành thời gian cho việc chơi bời, lêu lổng, bị lôi cuốn vào các hoạt động tiêu cực Và đây là một trong những nhân tố dẫn tới các hành vi phạm tội [20, tr 52]

Trang 15

Về nhận thức pháp luật, ở lứa tuổi chưa thành niên, kinh nghiệm trong cuộc sống còn chưa có hoặc quá ít ỏi, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật Thực

tế cho thấy, nhiều NCTN thực hiện hành vi phạm tội, thậm chí hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng hoàn toàn không biết rằng đó là hành vi phạm tội, không thấy được hết tính nguy hiểm đối với xã hội của hành vi đó Nhiều trường hợp thực hiện hành vi cướp giật tài sản “để cho vui”, không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật [20, tr.57-59]

Về nhu cầu khám phá cái mới, đây là một nhu cầu cơ bản của lứa tuổi này Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các em không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn rất tò mò, thử nghiệm cái mới lạ, trong khi đó ở lứa tuổi này, các em lại chưa có định hình về tính cách nên dễ có hành động bột phát, hay bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực Nhiều trường hợp NCTN nghiện ma túy là do

tò mò, “thử” ma túy rồi thành “nghiện” [20, tr.64]

Qua những phân tích trên, có thể thấy NCTN là người chưa phát triển đầy đủ

về thể chất cũng như về tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao Họ có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng, dễ tự ái, tự

ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính thực tế, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn…Trong các đặc điểm tâm lý của NCTN nói trên, ta thấy hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến tội phạm và khả năng giáo dục, cải tạo của

họ Đó là họ dễ bị người khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội [31, tr.318] Chính với những đặc điểm tâm lý nêu trên đòi hỏi BLTTHS phải có quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung và thủ tục điều tra đối với bị can là NCTN nói riêng để giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hiệu quả, khách quan, toàn diện

Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình hoạt động, Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là coi trọng việc

Trang 16

chăm sóc bảo vệ thiếu niên, nhi đồng và không ngoại trừ những NCTN phạm tội NCTN là những người chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất và tinh thần, chưa có khả năng tự lập hoàn toàn trong xã hội Vì vậy, đối với NCTN phạm tội, chính sách hình sự của Nhà nước ta nhấn mạnh yếu tố giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cần thiết giúp đỡ họ phát triển một cách lành mạnh

để họ trở thành công dân tốt cho xã hội Cụ thể, tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự

năm 1999 quy định nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội, theo đó: “Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây

ra tội phạm”

Tương ứng với chính sách hình sự nhân đạo đối với NCTN phạm tội cũng như

để đạt được mục đích mà Bộ luật hình sự đặt ra khi xử lý NCTN phạm tội, các thủ tục

tố tụng cũng phải có tính chất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi này, chính điều này cũng đòi hỏi BLTTHS phải có quy định riêng về thủ tục dành cho đối tượng đặc biệt này

Thứ ba, xuất phát từ việc đảm bảo tính tương thích với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em là văn kiện pháp lý quốc tế quy định các quyền cơ bản của trẻ em nói chung và của NCTN vi phạm pháp luật

nói riêng Tại Điều 40 quy định: Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ về phẩm cách và phẩm giá nhằm làm tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người

và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đẩy sự tái hòa nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã hội Điều 40 Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải thúc đẩy

việc thành lập một hệ thống tư pháp NCTN riêng và đặc biệt là ban hành các đạo luật quy định trình tự, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho NCTN vi

Trang 17

phạm pháp luật Ngoài ra, tại Quy tắc 12 của Bộ quy tắc tối thiểu chuẩn của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) năm 1985 cũng nêu rõ “cần

nỗ lực thiết lập trên vũng lãnh thổ thuộc quyền tài phán quốc gia một hệ thống luật pháp, quy tắc và điều khoản áp dụng riêng cho NCTN, cũng như các thiết chế và cơ quan được giao đảm trách nhiệm vụ quản lý tư pháp NCTN”

Năm 1990, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên

ở Châu Á ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Với việc phê chuẩn này, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ và bảo đảm luật pháp của nước mình phù hợp với Công ước Tuy Việt Nam không có một đạo luật riêng về tư pháp NCTN nhưng BLTTHS Việt Nam cũng đã dành một chương riêng – Chương XXXII với 10 điều để quy định về thủ tục đặc biệt đối với NCTN, trong

đó có thủ tục điều tra đối với bị can là NCTN

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, dựa trên nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với chủ thể đặc biệt này cũng như để phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, BLTTHS đã có những quy định đặc biệt về thủ tục điều tra đối với vụ án có bị can là NCTN nói riêng và thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung Những quy định này không những bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN mà còn thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta đối với chủ thể này

1.1.3 Khái quát một số chuẩn mực quốc tế liên quan đến thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em rất được các nước quan tâm, chú trọng Chính vì thế, có nhiều văn kiện quốc tế được ra đời để bảo vệ đối tượng yếu thế này Trong đó đối tượng đặc biệt hơn, dễ bị xâm phạm hơn đó là NCTN vi phạm pháp luật Liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự để xử lý đối với NCTN có thể kể đến các văn kiện quốc tế quan trọng với nhiều quốc gia tham gia ký kết, phê chuẩn (trong đó có Việt Nam) như: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Quy tắc Bắc Kinh; Hướng dẫn của Hội đồng kinh tế xã hội Liên hợp quốc về quản lý tư pháp NCTN (Hướng dẫn Vienna) và bản Bình luận chung số 10 của Ủy ban Công ước quyền trẻ em và tư pháp người chưa thành niên Và các văn kiện quốc tế này

Trang 18

cũng đã có những quy định cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em bị bắt giữ và trong giai đoạn điều tra [5, tr.142] Trong đó, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được coi là “luật cứng” vì Việt Nam đã phê chuẩn

và chấp thuận các công ước này có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện các điều khoản của công ước Còn các văn kiện khác được coi là “luật mềm” vì chúng không trực tiếp ràng buộc các quốc gia mà chỉ góp phần tạo nên một khuôn khổ về tư pháp NCTN mà mỗi quốc gia thành viên có thể tham khảo khi đánh giá và xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia về NCTN vi phạm pháp luật [37, tr.21-22]

Và từ đây, khái niệm điều tra thân thiện được hình thành và có thể tiếp cận ở các góc độ cơ bản sau: thứ nhất, điều tra thân thiện được tiếp cận như một thiết chế

tố tụng tiền xét xử với yếu tố bộ máy, nhân lực, cơ sở vật chất và phương thức làm việc với NCTN trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ; thứ hai, điều tra thân thiện được tiếp cận như một phương thức tiến hành tố tụng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN tham gia tố tụng với sự ghi nhận quyền của NCTN và trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng [26, tr.36]

Như vậy, mô hình điều tra thân thiện qua những phác thảo này nhấn mạnh đến phương thức đối xử của các cơ quan tiến hành tố tụng với NCTN theo hướng tôn trọng danh dự, nhân phẩm cho đối tượng đặc biệt này Trong mô hình điều tra thân thiện, việc đặt ra trách nhiệm, nghĩa vụ đối xử của các cơ quan tiến hành tố tụng chính là phương thức bảo đảm cho các quyền của NCTN Những tiêu chí nêu trên của mô hình điều tra thân thiện xuất phát từ nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em:

“Mọi trẻ bị cáo buộc, buộc tội hoặc bị coi là vi phạm luật hình sự đều có quyền được đối xử phù hợp với sự phát triển ý thức về nhân phẩm và phẩm chất của trẻ

Sự phát triển ý thức đó giúp tăng thêm ý thức tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người khác, và giúp xem xét khía cạnh lứa tuổi của trẻ và mong muốn của chúng về sự tái hòa nhập cộng đồng” (Điều 40 Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em)

Mặc dù không quy định cụ thể về điều tra thân thiện nhưng các văn bản pháp

lý quốc tế đòi hỏi (Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em) hay khuyến nghị (với các Quy tắc, Hướng dẫn khác của Liên hiệp quốc):

Trang 19

Thứ nhất, về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng trong vụ án NCTN: Theo khuôn khổ pháp luật quốc tế về NCTN vi phạm pháp luật, tất cả cán bộ chuyên môn trong hệ thống tư pháp NCTN, trong đó có ĐTV thực hiện điều tra vụ

án có bị can là NCTN cần được đào tạo bài bản và thường xuyên (Bình luận chung

số 10, đoạn 97) về cả các quy định tư pháp NCTN trong nước và quốc tế, đặc biệt

về các điều khoản của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Điều 24, Hướng dẫn Vienna) Đào tạo rất quan trọng vì nó giúp cho các cán bộ chuyên môn biết cách áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực của khung tư pháp cho NCTN trên thực tế, là cơ hội để các cán bộ chuyên môn thảo luận và tìm hiểu đầy

đủ hơn sự khác nhau giữa NCTN và người đã thành niên và thúc đẩy việc xử lý tốt hơn những NCTN vi phạm pháp luật Phù hợp với điều này, trong Quy tắc 22.1 Quy tắc Bắc Kinh cũng khuyến nghị các cán bộ làm việc với NCTN vi phạm pháp luật hình sự cần được đào tạo thường xuyên dưới nhiều hình thức

Thứ hai, về các biện pháp ngăn chặn: Điều 37b Công ước của Liên hợp quốc

về quyền trẻ em và Quy tắc 13.1 Quy tắc Bắc Kinh đều quy định rằng NCTN sẽ không bị tạm giam trừ khi việc tạm giam là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn ngắn nhất có thể Tạm giam là biện pháp cuối cùng được hiểu là việc tạm giam chỉ được áp dụng nếu không còn biện pháp nào khác để thay thế những sự bảo vệ cần thiết Cho dù tội phạm bị truy tố nghiêm trọng đến mức nào thì NCTN cũng sẽ chỉ

bị đưa vào trại tạm giam nếu cơ quan chức năng đã cân nhắc tất cả các biện pháp thay thế khác và đi đến kết luận rằng không còn cách nào khác để ngăn ngừa NCTN

bỏ trốn và bảo đảm rằng người đó sẽ không tự làm hại mình hoặc làm hại người khác [5, tr.148] Quy tắc Bắc Kinh quy định rằng, sau khi bắt giữ NCTN, Thẩm phán hoặc người hay cơ qan có thẩm quyền khác phải cân nhắc ngay, không được chậm trễ, việc trả tự do cho NCTN Biện pháp tạm giam có thể bị thay bằng các biện pháp thay thế khác bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như bằng biện pháp giám sát chặt chẽ, trông nom cẩn thận hoặc giao cho gia đình hay đưa vào một cơ sở giáo dục tập trung Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng quy định rằng mọi NCTN bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng phẩm giá vốn có của mình; được đối xử theo cách thức có cân nhắc đến nhu cầu của con người ở vào

Trang 20

lứa tuổi của em; được cách ly khỏi người lớn; có quyền duy trì liên hệ với gia đình bằng thư từ, điện thoại hoặc thăm nom trừ trường hợp đặc biệt

Thứ ba, về hỏi cung bị can: Như trên đã đề cập, đối với ĐTV và tất cả những người làm việc trong hệ thống xử lý NCTN vi phạm pháp luật cần được đào tạo về

kỹ năng làm việc với NCTN Một trong những nguyên nhân chính của yêu cầu này

là nhằm bảo đảm quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can là NCTN mang tính thân thiện để họ không bị quá trình này làm tổn thương Kỹ thuật hỏi cung thân thiện với trẻ em cũng rất quan trọng vì nó giúp NCTN cho lời khai chính xác Và để công tác điều tra, hỏi cung trở nên thân thiện với NCTN, thông thường cần có những nhân tố sau: phòng hoặc khu vực lấy lời khai, hỏi cung thân thiện với trẻ em; giới hạn thời gian lấy lời khai, hỏi cung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của NCTN; đơn giản hóa ngôn ngữ và các thuật ngữ chuyên môn sử dụng

Thứ tư, về quyền bào chữa: ngoài quyền được trợ giúp pháp lý khi bị tước tự

do, NCTN còn có quyền trợ giúp pháp lý và các trợ giúp phù hợp khác để chuẩn bị và trình bày các luận điểm bào chữa của mình (Điều 37b Công ước của Liên hợp quốc

về quyền trẻ em), cũng như có đủ thời gian và điều kiện để chuẩn bị việc bào chữa Theo Bình luận chung số 10, đoạn 27 thì hỗ trợ phù hợp ở đây bao gồm sự hỗ trợ của những nhân viên tư vấn pháp luật hoặc cán bộ xã hội có đủ kiến thức và hiểu biết về thủ tục tố tụng hình sự NCTN Và tại Điều 40 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng quy định rõ: Nhà nước cần đảm bảo cung cấp người bào chữa miễn phí cho NCTN nếu người đó không hoặc không thể tự mời người bào chữa cho mình

Thứ năm, về thời hạn điều tra: Quá trình tư pháp NCTN có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ Do đó, Điều 40(2)(b)(iii) Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định rằng trẻ em bị tố cáo hoặc buộc tội vi phạm pháp luật hình sự có quyền: “vấn đề có phạm tội hay không phải được xác định không trì hoãn” Ủy ban Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng đã khuyến nghị các quốc gia thiết lập và thực hiện các quy định về thời hạn từ khi hành

vi phạm pháp được thực hiện cho tới khi phải hoàn thành công tác điều tra và thời hạn này phải ngắn hơn so với thời hạn tương ứng trong các vụ án mà người phạm tội là người đã thành niên (Bình luận chung số 10, đoạn 23)

Trang 21

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Ngoài những quy định chung, thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra còn được quy định tại Chương XXXII BLTTHS Đặc biệt, ngày 12/7/2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/07/2011 để hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2011) Thông tư này đã đưa ra nhiều hướng dẫn cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động điều tra theo hướng thân thiện với NCTN

tố tụng được phân công trực tiếp giải quyết vụ án hình sự như sau: “ĐTV, KSV, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với NCTN phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN” (khoản 1 Điều 302 BLTTHS) Để áp dụng thống nhất, tại Điều 4

Thông tư liên tịch số 01/2011 có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề phân công người

người tiến hành tố tụng, cụ thể như sau: “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các vụ

án liên quan đến NCTN, cơ quan tiến hành tố tụng cần phân công ĐTV, KSV, Thẩm phán đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến NCTN”

Theo đó, khi tiến hành điều tra, CQĐT cần phân công ĐTV là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN Và có thể thấy, quy định này của

Trang 22

BLTTHS Việt Nam đã có phần phù hợp với hướng dẫn tại Quy tắc 12.1 Quy tắc Bắc Kinh đã nêu ở trên Những yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng, ĐTV khi tiếp xúc với bị can là NCTN sẽ có cách thức xử sự đúng mực, tâm lý, cảm thông với các em, tìm được phương thức hợp lý để khơi gợi, thúc đẩy sự hợp tác của các em trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, thấu hiểu những diễn biến tâm sinh

lý của lứa tuổi chưa thành niên trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như trong quá trình tham gia tố tụng, tìm ra được giải pháp thích hợp nhất để giúp các

em nhận thức lỗi lầm, cải tạo và phục hồi

Nhữnghiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN có thể có được do kinh nghiệm hoặc được đào tạo Để

có thể hiểu biết thấu đáo về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN, người tiến hành tố tụng nói chung và ĐTV trong các vụ án có bị can là NCTN nói riêng không những cần hiểu biết về thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN mà còn cần có đủ kiến thức về các chuẩn mực quốc tế về tư pháp NCTN, các quy định pháp luật về quyền trẻ em của Việt Nam, các quy định về bảo vệ đặc biệt đối với NCTN trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự

1.2.2 Người tham gia tố tụng

Thứ nhất, người bào chữa:

Bên cạnh việc tuân theo các quy định tại chương khác của BLTTHS năm 2003

về bảo đảm quyền bào chữa của bị can nói chung, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên, khả năng nhận thức pháp luật của họ còn hạn chế nên BLTTHS năm 2003 còn có những quy định riêng về quyền bào chữa của NCTN Việc tham gia tố tụng của người bào chữa trong những vụ án có bị can chưa thành niên là bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS năm 2003 Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ

án có bị can là NCTN là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp cả họ

và người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa Để bảo đảm quyền bào chữa của bị can là NCTN, Thông tư liên tịch số 01/2011 cũng hướng dẫn cụ thể: khi giao quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho bị can là NCTN và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa (khoản 2

Trang 23

Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2011) Và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp

gỡ với bị can là NCTN theo quy định của pháp luật

Theo hướng dẫn tại điểm a mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP) thì bị can chưa thành niên và cả người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền lựa chọn người bào chữa Người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can; bào chữa viên nhân dân Trường hợp bị can là NCTN hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì CQĐT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, trừ trường hợp NCTN hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối

Và vì bào chữa là quyền, cho nên NCTN bị buộc tội có thể sử dụng hoặc từ bỏ quyền này Bị can là NCTN và đại diện hợp pháp của họ có quyền từ chối người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa bị can chưa thành niên và đại diện hợp pháp về vấn đề có từ chối người bào chữa chỉ định hay không, Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP đã hướng dẫn cụ thể cách thức giải quyết tại điểm d.2 mục 3 Phần II Về nguyên tắc, chỉ cần bị can chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của họ không từ chối thì tiến hành giải quyết vụ

án có sự tham gia của người bào chữa đã được cử [11, tr.13-14]

Cũng theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2011 thì CQĐT phải đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can là trẻ em không nơi nương tựa và có thể đề nghị trợ giúp pháp lý cho bị can là NCTN khác

Thứ hai, đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức

Hơn ai hết, chính gia đình, thầy cô giáo là những người hiểu tâm lý, nhân thân bị can nhất nên để góp phần giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy

đủ, cũng như để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can là NCTN, theo quy

Trang 24

định tại khoản 1 Điều 306 BLTTHS thì đại diện của gia đình bị can; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi bị can học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS

Trong giai đoạn điều tra, việc tham gia tố tụng của các chủ thể nói trên vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ Tuy nhiên, quyền, nghĩa vụ này phải xuất phát từ quyết định của CQĐT, VKS Như vậy, trong quá trình điều tra vụ án có bị can là NCTN, CQĐT, VKS có thể ra quyết định mời đại diện của gia đình bị can; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi bị can học tập, lao động và sinh sống tham gia tố tụng để tìm hiểu về nhân thân, về điều kiện sống và giáo dục; thái độ học tập, lao động, tư cách đạo đức của

bị can là NCTN; quan hệ và ảnh hưởng tốt xấu của bạn bè và của những người khác đối với bị can là NCTN; khả năng giám sát, giáo dục của gia đình, nhà trường, tổ chức đối với NCTN

1.2.3 Các thủ tục tố tụng đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.2.3.1 Những vấn đề cần chứng minh

Căn cứ vào phạm vi áp dụng của thủ tục tố tụng đối với NCTN được quy

định tại Điều 301 BLTTHS năm 2003, “Thủ tục tố tụng đối với …bị can…là NCTN được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này” thì khi tiến hành

điều tra vụ án hình sự đối với bị can chưa thành niên, CQĐT phải xác định rõ:

- Những vấn đề có tính chất bắt buộc chung đối với các vụ án hình sự: theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003, khi điều tra vụ án hình sự, CQĐT phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và những đặc điểm về nhân thân của bị can; Tính chất và mức độ thiệt hại

do hành vi phạm tội gây ra

Trang 25

- Những tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 302 BLTTHS năm 2003, gồm: tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can là NCTN; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội

Thứ nhất, tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức

về hành vi phạm tội của NCTN

* Xác định tuổi của bị can là NCTN

Trong bất kỳ vụ án nào cũng phải xác định tuổi của bị can, nhưng đối với vụ án có bị can là NCTN, việc xác định tuổi có vai trò rất quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của họ CQĐT chỉ tiến hành ra quyết định khởi tố bị can đối với những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 Bộ luật hình sự) Nếu đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì khi phạm tội họ bao nhiêu tuổi và khi tiến hành điều tra đã đủ 18 tuổi hay chưa

để xác định chính xác đường lối xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự cũng như thủ tục tố tụng đối với họ theo BLTTHS Chỉ khi bị can là NCTN mới được áp dụng các thủ tục điều tra tại Chương XXXII BLTTHS Ngay cả trong trường hợp khi phạm tội là NCTN, nhưng đến khi khởi tố đã là người thành niên rồi thì cần phải áp dụng thủ tục điều tra chung, không được áp dụng thủ tục điều tra dành cho NCTN tại Chương XXXII BLTTHS

Trong quá trình điều tra, CQĐT cần nghiên cứu, kiểm tra xem đã đủ căn

cứ để xác định tuổi của bị can chưa thành niên hay chưa Việc xác định độ tuổi của bị can chưa thành niên thông thường dựa trên một số giấy tờ pháp lý như: Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh, Sổ hộ khẩu, hộ tịch của họ Trường hợp không có giấy tờ nào có thể khẳng định được tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó thì bắt buộc phải trưng cầu giám định (Điểm

d khoản 3 Điều 155 BLTTHS) Và kết quả giám định đó được dùng làm căn cứ

để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị can cũng như việc áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt đối với họ

Trang 26

Một vấn đề nữa cần lưu ý khi xác định tuổi của NCTN là phải căn cứ vào ngày tháng sinh của họ để tính tuổi tròn Tuy nhiên, trong trường hợp CQĐT đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng sinh của bị can thì về nguyên tắc chung, CQĐT phải áp dụng phương pháp nào xác định trách nhiệm hình sự của bị can chính xác và có lợi cho bị can Theo Thông tư liên tịch số 01/2011, ngày, tháng sinh của bị can được xác định như sau:

- Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can;

- Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý

đó làm ngày sinh của bị can;

- Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can;

- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can

* Trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can là NCTN

Để đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án có bị can là NCTN, BLTTHS còn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can Việc làm rõ tình tiết này vừa có ý nghĩa trong việc định tội khi xác định được chính xác lỗi của NCTN vừa có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt Để xác định vấn đề này CQĐT có thể lấy lời khai của cha mẹ, giáo viên, bạn bè của bị can là NCTN, nhận xét của tổ dân phố, của tổ chức đoàn thanh niên Các tài liệu y

tế, kết luận giám định cũng hết sức cần thiết trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức của bị can là NCTN nên nếu xét thấy cần thiết, CQĐT có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn như: trưng cầu giám định khả năng nhận thức, năng lực hành vi của bị can là NCTN

Trang 27

Thứ hai, điều kiện sinh sống và giáo dục

Bên cạnh yêu cầu xác định độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội, đối với vụ án có bị can là NCTN, BLTTHS còn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của bị can Việc tìm hiểu điều kiện sinh sống và giáo dục có ý nghĩa cho việc xác định một số điểm liên quan đến thái độ tâm lý của NCTN đối với hành vi phạm tội do họ gây ra, các tình tiết thúc đẩy sự phạm tội và xác định khả năng giáo dục, cải tạo Hơn nữa, việc xác định điều kiện sinh sống và giáo dục của NCTN còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của người có nghĩa vụ quản lý, giáo dục Để làm rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của bị can là NCTN, ĐTV cần chú ý thu thập những thông tin sau: điều kiện sống của gia đình; thái độ của cha mẹ và ảnh hưởng của những người đã thành niên trong gia đình đối với việc giáo dục, dạy dỗ NCTN; môi trường sống của NCTN; điều kiện học tập, sinh hoạt trong nhà trường hoặc nơi cư trú [1, tr.613]

Thứ ba, có hay không có người thành niên xúi giục

Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án có bị can là NCTN được đúng đắn, khách quan, toàn diện, đồng thời phát hiện cả những đồng phạm, BLTTHS còn quy định thêm một tình tiết nữa yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ, đó là: có hay không có người thành niên xúi giục (điểm c khoản 2 Điều 302 BLTTHS) Bởi, thực tiễn cho thấy, rất nhiều trường hợp NCTN bị lôi kéo, bị người thành niên phân công cho thực hiện những hành vi phạm tội nhất định Việc làm rõ tình tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân phạm tội của NCTN, góp phần đánh giá chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

do họ thức hiện và tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tìm giải pháp xử lý thích hợp đối với NCTN Trong trường hợp NCTN phạm tội do bị

đe dọa, cưỡng bức thì đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ (điểm i khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự) Đồng thời, khi xác định có hay không sự xúi giục của người thành niên sẽ phát hiện đồng phạm trong vụ án mà bị can là NCTN, đảm bảo không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội và tình tiết xúi giục NCTN phạm tội cũng là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự

Trang 28

Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện phạm tội

Việc tìm hiểu nguồn gốc phát sinh những quan niệm, thói quen phạm pháp, các tình tiết dẫn đến việc hình thành ý đồ phạm tội, động cơ thúc đẩy NCTN phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chính xác về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do NCTN thực hiện cũng như để tìm ra giải pháp xử lý thích hợp đối với họ Trong thực tế cũng như lý luận, có nguyên nhân và điều kiện không thể phủ nhận được, đó là: môi trường gia đình, nhà trường, xã hội

là những nguyên nhân; đặc điểm tâm lý lứa tuổi NCTN là điều kiện ảnh hưởng và tác động lẫn nhau một cách biện chứng làm phát sinh tội phạm ở NCTN [32, tr.496] Và trong thực tế, để làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội cần phải thu thập những tài liệu về gia đình, nhà trường và xã hội để nghiên cứu, cụ thể là: nguồn gốc phát sinh những quan niệm, những thói quen phạm pháp như sự giáo dục của gia đình, sự lôi kéo rủ rê của bạn bè, sự tiêm nhiễm thói hư, tật xấu của những người xung quanh; những tình tiết dẫn đến việc hình thành ý đồ phạm tội và điều kiện dẫn đến việc NCTN thực hiện tội phạm; điều kiện tìm kiếm hoặc có được công

cụ, phương tiện phạm tội; động cơ thúc đẩy NCTN thực hiện tội phạm [32, tr 498]

1.2.3.2 Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám sát

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can là NCTN gây khó khăn cho việc điều tra hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, CQĐT trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS có thể

áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm Trong số các biện pháp nói trên, ba biện pháp đầu là biện pháp ngăn chặn tước tự do, ba biện pháp sau là biện pháp ngăn chặn không tước tự do của bị can là NCTN Riêng đối với bị can là NCTN, BLTTHS còn quy định một biện pháp đặc thù không tước tự

do nhằm bảo đảm sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, đó là biện pháp giám sát

Thứ nhất, biện pháp giám sát:

Theo Điều 304 BLTTHS năm 2003 thì: CQĐT có thể ra quyết định giao bị can là NCTN cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can là NCTN khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng

Trang 29

Thông thường, đối với những vụ án đơn giản thì CQĐT có thể áp dụng biện pháp này Cha, me hoặc người đỡ đầu của bị can là NCTN có thể đề nghị với CQĐT giao bị can chưa thành niên cho họ giám sát Tuy nhiên, trước khi ra quyết định giao bị can chưa thành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát, CQĐT phải xem xét kỹ những vấn đề sau:

- Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; lứa tuổi; tình hình sức khỏe; tiền

án, tiền sự của NCTN (nếu có);

- Khả năng giám sát, giáo dục của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu

Nếu thấy bị can là NCTN thuộc trường hợp không cần phải tạm giam để điều tra và việc giám sát của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có thể bảo đảm bị can không tiếp tục phạm tội, không cản trở quá trình điều tra hoặc trốn thì CQĐT có thể ra quyết định giao bị can là NCTN cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu để giám sát

Đối với bị can là NCTN không còn cha mẹ, không có nơi cư trú rõ ràng hoặc là người lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa thì CQĐT cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng như gia đình của họ Trong trường hợp không xác định được thì CQĐT đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát bị can là NCTN (khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2011)

Khi đã chấp nhận đề nghị của CQĐT về việc cử cán bộ giám sát bị can là NCTN,

cơ quan đã nhận trách nhiệm cử cán bộ giám sát cần cử ngay cán bộ và kịp thời thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho họ tiếp xúc, gặp gỡ bị can là NCTN (khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2011) Đồng thời, đối với cha, mẹ, người

đỡ đầu hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát bị can là NCTN có nghĩa vụ phải giám sát chặt chẽ, theo dõi tư cách đạo đức và giáo dục người đó

Thứ hai, áp dụng các biện pháp ngăn chặn không tước tự do:

 Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 BLTTHS): là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có thể áp dụng đối với bị can là NCTN có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng Nếu xét thấy bị can chưa thành niên có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân

Trang 30

tốt, thành khẩn khai báo và không có căn cứ cho rằng có thể bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho hoạt động tố tụng thì CQĐT có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn này Theo đó, bị can chưa thành niên phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú,

có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập

Biện pháp bảo lĩnh (Điều 92 BLTTHS): Vì đây là một biện pháp ngăn chặn để

thay thế biện pháp tạm gian nên không phải bị can chưa thành niên nào cũng có thể áp dụng biện này mà chỉ những đối tượng có thể bị tạm giam (thỏa mãn quy định tại Điều

303 BLTTHS) và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của bị can, CQĐT xét thấy không cần thiết phải tạm giam thì có thể được bảo lĩnh Khi đó, người thân thích của bị can là NCTN (ít nhất là 2 người), tổ chức mà bị can chưa thành niên là thành viên có thể nhận bảo lĩnh cho bị can chưa thành niên Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân, tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập

 Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 BLTTHS): Đây cũng là một biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam nên không phải bị can chưa thành niên nào cũng có thể áp dụng biện này mà chỉ những đối tượng có thể bị tạm giam (thỏa mãn quy định tại Điều 303 BLTTHS) và căn cứ vào tính chất, mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, tình trạng tài sản của bị can, CQĐT xét thấy không cần thiết phải tạm giam thì có thể cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập

Thứ ba, áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do:

Bắt, tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn cần thiết để ngăn ngừa người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, đồng thời để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự Thông thường, đối với bị can, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do sau: bắt

bị can để tạm giam, bắt bị can đang bị truy nã, tạm giam

Việc bắt bị can để tạm giam, bắt bị can đang bị truy nã, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn trực tiếp hạn chế đối với quyền của công dân nên BLTTHS năm 2003 quy định CQĐT chỉ được áp dụng các biện pháp trên khi đáp ứng đủ những căn cứ nhất định Đặc biệt đối với bị can là NCTN, ngoài việc xem xét tính

Trang 31

thỏa mãn đối với các căn cứ chung quy định tại các Điều 80, 82, 86, 88 và 120 của BLTTHS năm 2003, CQĐT còn phải xem xét đến những căn cứ riêng được quy định tại Điều 303 BLTTHS năm 2003 Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định căn

cứ riêng để xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do theo tiêu chí về độ tuổi và loại tội phạm Cụ thể, bị can là NCTN có thể bị bắt, tạm giam trong những trường hợp sau đây:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: (1) phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý; hoặc (2) phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Quy định này hoàn toàn thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự, vì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Do vậy, chỉ có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp

họ phải chịu trách nhiệm hình sự

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: (1) phạm tội nghiêm trọng do cố ý; (2) phạm tội rất nghiêm trọng; hoặc (3) phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Đối với trường hợp này, mặc dù người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

về mọi loại tội phạm nhưng BLTTHS năm 2003 quy định chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp trên Đây là một trong chính sách hình sự mang tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với NCTN [2, tr.140]

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng BLTTHS năm 2003 không quy định những trường hợp cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do trên mà chỉ quy định những trường hợp có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do Đồng thời, tại Thông tư liên tịch số 01/2011 cũng đã hướng dẫn vấn đề này cụ thể tại khoản

1 Điều 8: “Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 303 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, 92 và 93 BLTTHS” Như vậy, ngay cả khi

bị can là NCTN thuộc trường hợp có thể áp dụng các biện pháp bắt, tạm giam thì vẫn

có thể cho phép bị can tại ngoại trên cơ sở áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn không tước tự do nêu trên Bị can là NCTN chỉ có thể bị áp dụng các biện pháp bắt, tạm giam khi xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không tước tự do không đủ hiệu quả để ngăn chặn bị can bỏ trốn, phạm tội mới, tiêu hủy chứng cứ

Trang 32

hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra Hơn thế nữa, đối với NCTN đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế

tự do đối với họ (khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2011)

Như trên đã đề cập, một trong những căn cứ để xem xét việc có áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do của bị can hay không, đó là dựa trên độ tuổi của bị can Chính vì vậy, để áp dụng đúng các quy định tại Điều 303 BLTTHS năm 2003, tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2011 đã hướng dẫn như sau: Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giam đối với bị can là NCTN, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ

Cùng với đó, khi áp dụng những biện pháp ngăn chặn này, CQĐT phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Tại khoản 3 Điều 303 BLTTHS của Việt Nam năm 2003 yêu cầu, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giam bị can là NCTN phải thông báo bằng văn bản cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giam Quy định này là hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Quy tắc Bắc Kinh Bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do là một điều vô cùng hoang mang, lo sợ, đặc biệt là với NCTN khi đang ở lứa tuổi dễ bị tổn thương Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và các Hướng dẫn của Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng NCTN có quyền được cha mẹ

và người giám hộ theo pháp luật hỗ trợ và trợ giúp ở tất cả các giai đoạn, kể cả khi

bị bắt giữ và trong quá trình điều tra Yêu cầu này sẽ tạo được sự hỗ trợ về tinh thần, giảm sang chấn và sợ hãi cho NCTN Chính vì vậy, Quy tắc Bắc Kinh yêu cầu công an phải tìm nơi ở và thông báo cho cha mẹ của NCTN bất cứ lúc nào khi bắt giữ NCTN và quy định rằng: khi tiến hành bắt NCTN thì cha mẹ hoặc người giám

hộ của các em phải được thông báo ngay về việc bắt giữ Trong trường hợp không thể thông báo ngay thì cha mẹ các em phải được thông báo trong thời gian ngắn nhất có thể sau đó

- Về thời hạn tạm giam: BLTTHS năm 2003 không quy định riêng thời hạn tạm giam đối với bị can là NCTN mà dẫn chiếu đến quy định này tại Điều 120

Trang 33

BLTTHS năm 2003, theo đó, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai

tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ

bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm nghiêm trọng

có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can là NCTN, cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giam (khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2011)

- Về chế độ tạm giam đối với bị can là NCTN: Xuất phát từ việc phải ngăn chặn tối đa sự tiếp xúc giữa NCTN với những tiêu cực trong các môi trường giam giữ, một quy định được đặt ra là NCTN phải được tạm giam riêng, không được giam chung với người đã thành niên Quy định này nhằm tránh cho NCTN phải chịu những tác động tiêu cực từ những đối tượng phạm tội đã thành niên về quan điểm sống, tránh khỏi sự xúi giục chống đối hoặc có những hành vi bạo hành về thể chất và tinh thần từ những đối tượng phạm tội đã thành niên, ảnh hưởng đến khả năng giáo dục cải tạo NCTN cũng như tiến độ, kết quả của quá trình chứng minh và giải quyết vụ án

Khi xét thấy NCTN phạm tội có biểu hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến hành vi tiêu cực thì CQĐT yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra Chế độ tạm giam NCTN phạm tội phải được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2011)

Trang 34

1.2.3.3 Thời hạn điều tra

BLTTHS năm 2003 không có quy định phân biệt giữa thời hạn điều tra dành cho vụ án hình sự có bị can là NCTN và vụ án hình sự mà bị can là người thành niên Thời hạn điều tra được quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 119 BLTTHS năm

2003, theo đó: thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra Như vậy, trường hợp bị can từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, thời hạn điều tra sẽ là bốn tháng vì các em chỉ bị xử lý hình sự khi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra Thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về VKS (Điều 119 BLTTHS năm 2003) Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra

Tuy nhiên, đối với các vụ án liên quan đến NCTN, theo khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2011 thì CQĐT, ĐTV phải ưu tiên giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời Theo đó, các vụ án có bị can là NCTN cần được xử lý nhanh hơn so với các vụ án thông thường, nhằm giảm nguy cơ tổn hại và gián đoạn đối với cuộc sống của NCTN

1.2.3.4 Hỏi cung bị can là người chưa thành niên

Việc hỏi cung bị can là NCTN được quy định tại Điều 13; khoản 2 Điều 306 BLTTHS và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2011, theo

đó, khi tiến hành hỏi cung bị can là NCTN, người tiến hành tố tụng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Việc hỏi cung bị can là NCTN có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó Nơi hỏi cung cần được bố trí theo cách chức phù hợp

để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của NCTN

- Trong quá trình điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần hỏi cung bị can là NCTN; thời gian hỏi cung cần được xác định dựa

Trang 35

trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của NCTN và yêu cầu điều tra Việc hỏi cung bị can phải được tạm dừng ngay khi NCTN có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ

- ĐTV, KSV khi tiến hành hỏi cung bị can là NCTN phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ

- Khi hỏi cung bị can là NCTN, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa điểm hỏi cung Trường hợp cần thiết hoặc khi NCTN có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ

- Là người gần gũi với bị can, hiểu được tâm lý, thái độ xử sự của họ nên

sự có mặt của gia đình bị can sẽ giúp đỡ cho cán bộ điều tra tạo được mối quan hệ tin cậy, gần gũi, tín nhiệm đối với bị can, làm cho bị can không còn

lo lắng và từ đó có thể cho lời khai tốt hơn Bên cạnh đó, với sự tham gia của

họ có thể giúp cho cán bộ điều tra hiểu rõ hơn nguyên nhân, điều kiện phạm tội qua điều kiện sinh sống, sự giáo dục của gia đình, để từ đó có phương án điều tra thích hợp Vì vậy, BLTTHS quy định: khi hỏi cung bị can là người từ

đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là NCTN có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt của

họ Việc hỏi cung bị can khi không có mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp người đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia Trường hợp đại diện gia đình của bị can không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc hỏi cung bị can vẫn được thực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia hỏi cung

Trang 36

Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh NCTN để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ Nếu thấy cần thiết cho quá trình hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục Đại diện gia đình không được hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này Và đại diện gia đình bị can là NCTN được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra

1.2.3.5 Kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra đối với vụ án mà bị can là người chưa thành niên

Đối với những vụ án có bị can là NCTN có những đặc điểm pháp lý riêng biệt và trình tự, thủ tục tố tụng đối với việc xử lý vụ án cũng tuân theo những quy định đặc thù Do vậy khi kiểm sát hoạt động điều tra đối với vụ án mà bị can là NCTN, ngoài những thao tác nghiệp vụ như thực hiện đối với các vụ án thông thường khác, KSV cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, yêu cầu CQĐT xác định chính xác tuổi của bị can là NCTN:

Như trên đã phân tích, việc xác định chính xác tuổi của bị can là NCTN có ý nghĩa rất quan trọng nên khi kiểm sát điều tra vụ án có bị can là NCTN, KSV phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này và yêu cầu CQĐT phải xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can

Thứ hai, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can là NCTN:

Ngay từ khi CQĐT áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN, đặc biệt

là những biện pháp ngăn chặn tước tự do, KSV cần kiểm tra xem có đủ điều kiện để

áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó hay không (căn cứ chung tại các điều 80, 82,

86, 88, 120 của BLTTHS và căn cứ riêng quy định tại Điều 303 BLTTHS) Nếu đã thoả mãn căn cứ chung nhưng không thoả mãn căn cứ riêng, thì VKS không phê

Trang 37

chuẩn việc áp dụng các biện pháp này hoặc yêu cầu CQĐT hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó và trả tự do cho họ

Thứ ba, kiểm sát quyết định khởi tố bị can đối với NCTN:

Khi CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can đối với NCTN, trách nhiệm của KSV là nghiên cứu tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc khởi tố KSV phải đề ra các yêu cầu điều tra lại với CQĐT để yêu cầu làm rõ các vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nói chung (quy định tại Điều 63 BLTTHS) và các vấn đề cần phải tìm rõ trong vụ án do NCTN thực hiện nói riêng (Điều 302 BLTTHS), đặc biệt là việc làm rõ độ tuổi của NCTN khi thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, mức độ phạm tội, có hay không có người thành niên xúi giục

Việc đề ra các yêu cầu để làm rõ các vấn đề này nhằm khẳng định hành vi của NCTN đó có thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay không; có phải

là tội phạm hay không; nếu là tội phạm thì là tội gì và theo điều khoản nào của BLHS, cũng như làm rõ các vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, như các vấn đề liên quan đến đường lối xử lý, đến xem xét tính cần thiết hay không cần thiết xử lý trách nhiệm hình sự với NCTN; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân bị can chưa thành niên

để làm cơ sở đề xuất việc áp dụng hình phạt [36, tr.275]

Một vấn đề quan trọng nữa cần phải chú ý khi tiến hành kiểm sát điều tra vụ án có

bị can là NCTN đó là xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cho bị can Trên cơ sở tổng hợp các căn cứ khách quan và chủ quan, KSV có thể đề xuất việc miễn trách nhiệm hình

sự cho bị can khi có đầy đủ các căn cứ nêu tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự

Thứ tư, khi kiểm sát quá trình điều tra vụ án có bị can là NCTN, KSV cần

chú ý việc bảo đảm sự có mặt của đại diện gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức, đoàn thể nơi bị can học tập, sinh sống và lao động theo đúng quy định của pháp luật

tố tụng hình sự Trường hợp hỏi cung bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là NCTN có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì phải có mặt của đại diện gia đình, trừ trường hợp họ cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thủ tục tố tụng đối với bị can là NCTN trong giai đoạn điều tra vụ án hình

sự là thủ tục đặc biệt mà cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng đối với người từ

đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố về hình sự nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, dựa trên nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với chủ thể đặc biệt này cũng như để phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, BLTTHS đã có những quy định riêng về thủ tục này Những quy định này không những bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN mà còn thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta đối với chủ thể này

Pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về thủ tục này, bao gồm: yêu cầu về người tiến hành tố tụng trong những vụ án mà bị can là NCTN, những quy định về các biện pháp ngăn chặn, hỏi cung bị can là NCTN… và những quy định này cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2.1.1 Nhận xét chung

Qua thống kê (Bảng 2.1) cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2014, trung bình số

bị can là NCTN chiếm khoảng 4,91% trong tổng số người bị khởi tố, đây là con số không nhỏ mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết Từ năm 2009 đến năm

2011, tỷ lệ bị can là NCTN có xu hướng tăng từ 4,1% lên 4,66%) và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012, khi con số này lên đến 6,54% Không chỉ tăng về mặt tỷ lệ, số NCTN bị khởi tố trong giai đoạn này cũng tăng theo từng năm Năm 2009, tổng số

bị can chưa thành niên trên cả nước là 5271 bị can, năm 2010 là 6429 bị can, năm

2011 là 6601 bị can và đến năm 2012, con số này đã tăng lên đến 7913 bị can Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, tại năm 2013 và năm 2014, số NCTN bị khởi tố bắt đầu giảm dần Đến năm 2014, số bị can là NCTN trên cả nước là 5815 bị can, chiếm 4,86% so với tổng số bị can

Bảng 2.1 Tỷ lệ giữa số NCTN bị khởi tố với tổng số người bị khởi tố

trên toàn quốc 2009-2014

Trang 40

Tỷ lệ bị can là NCTN không tăng, song tỷ lệ phạm các tội rất nghiêm trọng

và đặc biệt nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong xã hội, liên tiếp xảy ra những vụ án chấn động dư luận xã hội mà hung thủ là những NCTN Thậm chí, không ít trong số đó phạm một lúc 2-3 hành vi đặc biệt nguy hiểm như cướp của, giết người…Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi

vi phạm pháp luật hình sự của NCTN tập trung nhiều vào các nhóm tội xâm phạm

sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh sự con người; một số tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng Trong đó, tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng

số tội phạm do NCTN thực hiện

Theo phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an, thời gian qua, qua đánh giá còn cho thấy sự tác động mạnh mẽ của trò chơi trực tuyến, phim ảnh có yếu tố bạo lực, thêm vào đó, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mà mạnh mẽ nhất là internet với sự nở rộ nhanh chóng của các trang mạng xã hội, các luồng thông tin ngoài luồng xuất phát từ mạng xã hội, các trang web làm quen, kết bạn Các thông tin mang tính bạo lực, giật gân liên tục xuất hiện trên các trang báo mạng, các video bạo lực, đặc biệt là những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ được các báo mạng khai thác, mô

tả chi tiết và có sức truyền bá nhanh chóng gây ra một sự lan truyền tiêu cực, phản ứng ngược đối với dư luận đặc biệt là NCTN Trong số 15.736 vụ án hình sự do NCTN gây ra thì có tới 85% các em vi phạm pháp luật là do bản thân thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, đua đòi các thói hư tật xấu của xã hội…Bên cạnh

đó, đánh giá từ cơ quan chức năng cho thấy, ý thức chấp hành tôn trọng pháp luật của người dân, đặc biệt trong bộ phận thanh thiếu niên hiện nay rất yếu [21]

Thời gian qua, công tác giải quyết những vụ án hình sự nói chung, trong đó

có những vụ án do NCTN thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những chuyển biến tích cực, nhằm thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp do Đảng và Nhà nước đề ra trong Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02-01-2002 và Nghị quyết số

49/NQ/TW ngày 02-6-2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) và đ.t.g (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) và đ.t.g
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
2. Nguyễn Mai Bộ (2004), Biện pháp ngăn chặn, khám xét, kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp ngăn chặn, khám xét, kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Mai Bộ
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2004
3. Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
4. Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Unicef Việt Nam (2012), Tài liệu tập huấn Tư pháp người chưa thành niên, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Tư pháp người chưa thành niên
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Unicef Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2012
8. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát (02), tr.27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2004
10. Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Khổng Hà, Trần Minh Hưởng (2000), Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Khổng Hà, Trần Minh Hưởng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 2000
11. Lê Huỳnh Tấn Duy (2013), “Đánh giá quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền bào chữa của NCTN trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc”, Tạp chí Khoa học pháp lý (04), tr.13-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền bào chữa của NCTN trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc”, "Tạp chí Khoa học pháp lý
Tác giả: Lê Huỳnh Tấn Duy
Năm: 2013
14. Nguyễn Đức (2014), “Bốn thanh niên bị kết án oan”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 18/4/2015 tại địa chỉ: http://phapluattp.vn/thoi- su/bon-thanh-nien-bi-ket-an-oan-478391.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn thanh niên bị kết án oan”, "Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đức
Năm: 2014
15. Trần Quỳnh Hoa (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng đối với NCTN, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng đối với NCTN
Tác giả: Trần Quỳnh Hoa
Năm: 2014
16. Phan Trung Hoài (2007), “Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Kiểm sát (6), tr.38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Phan Trung Hoài
Năm: 2007
18. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2004
19. Phương Nam (2008), “Khai giảng lớp tập huấn về công tác điều tra thân thiện với trẻ em”, Báo Công an nhân dân điện tử, truy cập ngày 25/2/2015:http://cand.com.vn/Hoat-dong-LL-CAND/Khai-giang-lop-tap-huan-ve-cong-tac-dieu-tra-than-thien-voi-tre-em-66893/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai giảng lớp tập huấn về công tác điều tra thân thiện với trẻ em
Tác giả: Phương Nam
Năm: 2008
20. Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh (2011), NCTN phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách sử lý, NXB Tư Pháp, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: NCTN phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách sử lý
Tác giả: Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2011
21. Lam Nguyên (2014), “Những thảm án từ mạng xã hội, web làm quen”, trang web trường Học viện Cảnh sát nhân dân, truy cập ngày 12/4/2015, tại địa chỉ:http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Thong-tin-toi pham/59/4447/Nhung-tham- an-tu-mang-xa-hoi-web-lam-quen.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thảm án từ mạng xã hội, web làm quen
Tác giả: Lam Nguyên
Năm: 2014
22. Đỗ Thị Phượng (2003), Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Phượng
Năm: 2003
23. Đỗ Thị Phượng (2014), “Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi)”, Tạp chí Luật học (12), tr.41-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi)”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Đỗ Thị Phượng
Năm: 2014
24. Hoàng Thị Minh Sơn (2014), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa đối với người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát (01), tr.33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa đối với người chưa thành niên”, "Tạp chí Khoa học Kiểm sát
Tác giả: Hoàng Thị Minh Sơn
Năm: 2014
26. Lê Minh Thắng (2011), “Điều tra thân thiện đối với NCTN”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (23), tr.36-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thân thiện đối với NCTN”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Lê Minh Thắng
Năm: 2011
27. Phùng Như Thịnh (2000), Địa vị pháp lý của ĐTV trong tố tụng hình sự nước ta, Luận văn thạc sỹ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của ĐTV trong tố tụng hình sự nước ta
Tác giả: Phùng Như Thịnh
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w