Trước tình hình nêu trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống tình hình các tội phạm về mại dâm trong thời gian qua để từ đó tìm ra nguyên nhân của nhóm tội này và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHỔNG NGUYỆT ÁNH
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHỔNG NGUYỆT ÁNH
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60380105
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN NGỌC HÒA
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cám ơn Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Công
an thành phố Hà Nội đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Tác giả luận văn
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Tác giả
Khổng Nguyệt Ánh
Trang 51 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm bị xét xử sơ
thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm so với số vụ và
số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn
thành phố Hà Nội so với số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm các tội phạm về mại dâm
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về mại
dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh
và toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.6: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về mại
dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.7: So sánh số người phạm các tội phạm về mại dâm với số người bán
dâm, người mua dâm bị xử lý hành chính
Bảng 1.8: So sánh số vụ mại dâm bị phát hiện và xử lý với số vụ xảy ra tại các
cơ sở kinh doanh dịch vụ và số cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi có hoạt động mại dâm
Bảng 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh
Bảng 1.10: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm
Bảng 1.11: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù được
áp dụng
Bảng 1.12: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội Bảng 1.13: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa bàn phạm tội
Trang 6Bảng 1.15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo động cơ phạm tội
Bảng 1.17: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo động cơ phạm tội
Bảng 1.18: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội
Bảng 1.19: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo phương tiện phạm tội Bảng 1.20: Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của người phạm tội
Bảng 1.21: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội
Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm/tái phạm
nguy hiểm” của người phạm tội
Bảng 1.23: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
Bảng 1.24: Cơ cấu theo nơi đăng ký HKTT của người phạm tội
Bảng 1.25: Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân của người phạm tội
Bảng 1.26: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các tội phạm về mại dâm trên
địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.27: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm giữa các tội phạm về mại
dâm với các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.28: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các tội phạm về
mại dâm theo tội danh
Bảng 1.29: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các tội phạm về
mại dâm theo mức hình phạt tù được áp dụng
Bảng 1.30: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các tội phạm về
mại dâm thuộc trường hợp phạm tội lần đầu hay tái phạm/tái phạm nguy hiểm
Bảng 1.31: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các tội phạm về
mại dâm theo giới tính
Bảng 1.32: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các tội phạm về
mại dâm theo độ tuổi
Trang 7Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm với
số vụ và số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên
địa bàn thành phố Hà Nội so với số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội
phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố
Hồ Chí Minh và toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội
phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Cà Mau trong giai đoạn
2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù
được áp dụng
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa bàn phạm tội Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội chứa mại dâm và tội mua dâm người chưa
thành niên theo địa điểm phạm tội
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo phương tiện phạm tội Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội
Trang 8Biểu đồ 1.20: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
Biểu đồ 1.21: Cơ cấu theo nơi đăng ký HKTT của người phạm tội
Biểu đồ 1.22: Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân của người phạm tội
Biểu đồ 1.23: Diễn biến của số vụ và số người phạm các tội phạm về mại
dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 1.24: So sánh diễn biến về số vụ giữa các tội phạm về mại dâm với
các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn
2010 – 2014
Biểu đồ 1.25: So sánh diễn biến về số người phạm tội giữa các tội phạm về
mại dâm với các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 1.26: Diễn biến của số người phạm các tội phạm về mại dâm theo
tội danh
Biểu đồ 1.27: Diễn biến của số người phạm các tội phạm về mại dâm theo
mức hình phạt tù được áp dụng
Biểu đồ 1.28: Diễn biến của số người phạm các tội phạm về mại dâm thuộc
trường hợp phạm tội lần đầu hay tái phạm/tái phạm nguy hiểm
Biểu đồ 1.29: Diễn biến của số người phạm các tội phạm về mại dâm theo
giới tính
Biểu đồ 1.30: Diễn biến của số người phạm các tội phạm về mại dâm theo độ tuổi
Trang 9LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM 5 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 5 1.1 Thực trạng của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 5
1.1.1 Thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014 5 1.1.2 Thực trạng về tính chất của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 13
1.2 Diễn biến của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 28
1.2.1 Diễn biến về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 28 1.2.2 Diễn biến về tính chất của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36 CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 37 2.1 Nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội 37
2.1.1 Nguyên nhân liên quan đến kinh tế - xã hội 37 2.1.2 Nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 40 2.1.3 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội 44
Trang 102.1.6 Nguyên nhân từ phía người phạm tội 52
2.2 Dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phối Hà Nội 53
2.3 Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội 55
2.3.1 Biện pháp về kinh tế - xã hội 55
2.3.2 Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 58
2.3.3 Biện pháp liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội 59
2.3.4 Biện pháp về chính sách, pháp luật 63
2.3.5 Biện pháp liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 64
2.3.6 Biện pháp phòng ngừa đối với người phạm tội 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 67
PHẦN KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 ATCC, TTCC : An toàn công cộng, trật tự công cộng
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân thứ hai, sau thành phố Hồ Chí Minh, thuộc đồng bằng sông Hồng, là địa danh tiêu biểu cho truyền thống Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị của dân tộc Việt Nam Thủ đô Hà Nội đã có lịch sử hàng ngàn năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các cơ chế, chính sách khác nhau, đang được định hướng trở thành đô thị có vị thế ở khu vực và thế giới Hà Nội có diện tích
tự nhiên tới 3.324,5 km2 bao gồm đô thị và các vùng nông thôn rộng lớn, có hệ thống quy hoạch khác biệt nhau, có tốc độ đô thị hóa nhanh với hệ thống giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh, thành phố Sự mở rộng phạm vi lãnh thổ đã tạo cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển cả về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị Hiện nay, Thủ đô Hà Nội bao gồm 12 quận (Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), 01 thị xã (thị xã Sơn Tây) và 17 huyện (Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm; Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa và Mê Linh) Về dân số, theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2014, Hà Nội có khoảng trên 7.100.000 người
Bên cạnh những thuận lợi, Hà Nội hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là vấn đề gia tăng dân số, giải quyết lao động việc làm; tội phạm và các tệ nạn xã hội; trong đó tệ nạn mại dâm là một trong những tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây tác hại đến nhiều mặt của đời sống, xã hội, làm ảnh hưởng truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; đồng thời còn là con đường lây truyền HIV, ảnh hưởng đến sức khỏe, phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình Theo thống kê của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong những năm gần đây, các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố có xu hướng ngày càng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, gây
Trang 13khó khăn cho công tác phòng ngừa Loại hình mại dâm trá hình dưới hình thức tẩm quất, mát-xa, cà phê vườn, cắt tóc gội đầu đang có chiều hướng phát triển
ở các địa bàn giáp danh, các huyện ngoại thành và các vùng đang được đô thị hóa nhanh như Hà Đông, Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh,
Trước tình hình nêu trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống tình hình các tội phạm về mại dâm trong thời gian qua để từ đó tìm ra nguyên nhân của nhóm tội này và đề xuất các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bảo vệ cuộc sống bình yên của
nhân dân Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phòng ngừa các tội phạm về mại dâm luôn được các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Tuy nhiên đến nay mới chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu loại tội này dưới góc độ tội phạm học, đáng chú ý phải kể đến các công trình sau đây:
Trên phạm vi toàn quốc có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Mận
“Tội phạm về mãi dâm và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cũng như tệ nạn
mãi dâm nói chung ở Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 1997)
Trên phạm vi địa phương, có công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Quang
“Các tội phạm về mãi dâm và đấu tranh phòng, chống các tội phạm về mãi dâm tại thành phố Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 1997)
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được những vấn đề lý luận cũng như tình hình tội phạm, tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn toàn quốc và ở địa phương nhất định (thành phố Hồ Chí Minh) Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đều được tiến hành vào những năm 1990 nên có nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình các tội phạm
về mại dâm trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có
Trang 14công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu liên quan đến phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, một địa bàn có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, con người, tình hình tội phạm… Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội” là vấn đề mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với
các công trình khoa học đã nghiên cứu trước đây
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình các tội phạm về
mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm
2010 đến năm 2014); nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học
các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các
biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của thành phố Hà Nội nhằm ngăn ngừa thực sự có hiệu quả các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực hiện
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
- Xác định và giải thích nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Tội phạm học: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê, phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
6 Những kết quả nghiên cứu mới
Luận văn đánh giá được tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014, giải thích được một số nguyên nhân
cơ bản làm phát sinh nhóm tội này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong thời gian tới
7 Cơ cấu của Đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1: Tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Chương 2: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại
dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Trang 16CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định” [16, tr 100]
Các tội phạm về mại dâm bao gồm: Tội chứa mại dâm; Tội môi giới mại dâm và Tội mua dâm người chưa thành niên, được quy định lần lượt tại các điều
254, 255 và 256 BLHS Để làm sáng tỏ tình hình các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân Tối cao, của một số cơ quan chức năng có liên quan khác và số liệu do tác giả thu thập từ 210 bản án HSST xét xử về các tội phạm về mại dâm ở thành phố Hà Nội được lựa chọn ngẫu nhiên từ các Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong phạm vi nghiên cứu
1.1 Thực trạng của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [16, tr 112]
1.1.1 Thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Để đánh giá thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014, cần xem xét trước hết các thông số
về tội phạm rõ và tiếp đó là xem xét tội phạm ẩn Có như vậy, việc đánh giá thực trạng của các tội phạm về mại dâm mới đầy đủ và toàn diện
Trang 17Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
2010 - 2014 Số vụ Số người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao)
Để thấy rõ hơn thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả so sánh số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm với số vụ và số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC, thuộc chương XIX BLHS trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng giai đoạn
Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm so với số vụ và số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2010 - 2014
Các tội phạm về mại dâm Các tội xâm phạm
ATCC, TTCC Tỉ lệ %
giữa (1) và (3)
Tỉ lệ % giữa (2) và (4)
Số vụ
(1)
Số người (2)
Số vụ (3)
Số người (4)
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao)
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm với số vụ
và số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Trang 18Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội, các vụ phạm các tội phạm về mại dâm chiếm tỷ lệ 13,6% trong tổng số các vụ phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC mà Tòa án nhân dân các cấp ở Hà Nội đã xét xử sơ thẩm Đây là một tỷ lệ tương đối cao vì các tội phạm
về mại dâm chỉ bao gồm 3 tội danh, trong khi các tội xâm phạm ATCC, TTCC gồm
55 tội danh Tuy nhiên, tỷ lệ giữa số người phạm các tội phạm về mại dâm so với số người phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC chỉ chiếm 4,7%
Để làm rõ hơn, cần tiếp tục so sánh thực trạng về mức độ của các tội phạm
về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội với thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội so với số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên toàn
quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Tỉ lệ phần trăm giữa (2) và (4)
Số vụ
(1)
Số người (2)
Số vụ (3)
Số người (4)
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao - xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội so với số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm
trên toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Trang 19Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014 chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số vụ cũng như tổng số người phạm các tội thuộc nhóm tội này trên phạm vi toàn quốc (23,1% về số vụ; 22,2% về số người) Con số 23,1% và 22,2% rõ ràng là lớn so với tỷ lệ Hà Nội chỉ là 1 trong
63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Để có sự đánh giá chính xác hơn, cần phân tích thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chỉ số tội phạm và chỉ số
người phạm tội Trong đó, chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ
biến của tội phạm trong dân cư [4, tr.185]
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Số vụ
TBN
Số người phạm tội TBN
Số dân TBN
Chỉ số tội phạm (tính trên 100.000
dân)
Chỉ số người phạm tội (tính trên 100.000 dân)
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao,
Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)
Bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn nghiên cứu không cao (2,7 về số vụ và 3,3 về số người) Tuy nhiên, để có thể đánh giá được đúng thực trạng về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội cần so sánh các chỉ số này với các chỉ số tương ứng ở một số địa phương khác là thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và trên phạm vi toàn quốc
Trang 20Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh
và toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ
số tội phạm
Chỉ số người phạm tội TBN 2,7 3,3 1,4 1,8 0,6 1 0,9 1,2
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm
về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014 (tính trên 100.000 dân)
Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy: Trong giai đoạn 2010 - 2014, so với thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc, thành phố Hà Nội có mức độ phổ biến của các tội phạm về mại dâm là cao nhất, thể hiện ở chỉ số tội phạm là 2,7 và chỉ số người phạm tội là 3,3 Không chỉ cao hơn thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc, qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao, tác giả nhận thấy thành phố Hà Nội là địa phương có mức độ phổ biến của nhóm tội này là cao nhất so với 62 tỉnh thành khác trên toàn quốc
Trang 21Bên cạnh việc so sánh chỉ số các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố
Hà Nội với các thành phố khác trực thuộc trung ương, tác giả so sánh với địa phương có chỉ số các tội phạm về mại dâm thấp nhất trên toàn quốc là tỉnh Cà Mau
Bảng 1.6: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010 - 2014
(tính trên 100.000 dân)
Giai đoạn
2010 - 2014
Hà Nội Cà Mau Chỉ số tội
phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của các tội phạm
về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010
- 2014 (tính trên 100.000 dân)
Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy: Cà Mau có mức độ phổ biến của các tội phạm về mại dâm thấp hơn rất nhiều so với thành phố Hà Nội (với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội là 0,02) và thấp nhất so với các địa phương khác trên toàn quốc
* Về tội phạm ẩn
Những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở trên mới chỉ thể hiện một phần của “bức tranh” về các tội phạm về mại dâm trên địa bàn
Trang 22thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 Phần còn lại của “bức tranh” là phần
tội phạm ẩn của các tội phạm này “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra
nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [16, tr 103] Để đánh giá
tội phạm ẩn của các tội phạm về mại dâm, tác giả đã tiến hành như sau:
Thứ nhất, đánh giá về tỷ lệ số người phạm các tội phạm về mại dâm so với số
người bán dâm, người mua dâm bị xử lý hành chính và số người bán dâm trên thực tế
Bảng 1.7: So sánh số người phạm các tội phạm về mại dâm với số người bán
dâm, người mua dâm bị xử lý hành chính
Giai đoạn
2010 - 2014
Số người phạm tội
Số người bán dâm bị
xử lý hành chính
Số người mua dâm
bị xử lý hành chính Tổng 1.132 2.404 1.599
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
PC 45, Công an thành phố Hà Nội - xem thêm phần phụ lục)
Từ bảng số liệu có thể thấy, trung bình hàng năm có khoảng 226,4 người phạm các tội phạm về mại dâm, 480,8 người bán dâm và 319,8 người mua dâm bị
xử lý hành chính Như vậy, nếu không tính đến lượng gái mại dâm hoạt động độc lập và làm phép tính đơn giản có thể thấy cứ 1 người phạm tội sẽ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm cho khoảng 2 người bán dâm và khoảng 1,4 người mua dâm Tuy nhiên, theo số liệu của Công an và Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội, hàng năm Hà Nội có khoảng 2.000 người bán dâm hoạt động Nếu trung bình 1 năm chỉ phát hiện và xử lý được 480,8 người bán dâm thì sẽ còn khoảng 1.520 người bán dâm hoạt động mại dâm mà không bị phát hiện và xử lý
Tỷ lệ người bán dâm bị phát hiện và xử lý chỉ chiếm khoảng 24% tỷ lệ người bán dâm đang hoạt động trên địa bàn thành phố Như vậy, hàng năm còn đến 76% số lượng người bán dâm hoạt động mà không bị phát hiện và xử lý Tương ứng với tỷ
lệ lớn số lượng người bán dâm hoạt động không bị phát hiện, xử lý trong năm là số
Trang 23lượng lớn các tội phạm về mại dâm chưa bị phát hiện và một lượng lớn người mua dâm tương ứng
Thứ hai, đánh giá về số vụ mại dâm bị phát hiện và xử lý; số vụ xảy ra tại các cơ
sở kinh doanh dịch vụ và số cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi có hoạt động mại dâm
Bảng 1.8: So sánh số vụ mại dâm bị phát hiện và xử lý với số vụ xảy ra tại các cơ
sở kinh doanh dịch vụ và số cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi có hoạt động mại dâm
Giai đoạn
2010 - 2014
Số vụ mại dâm bị phát hiện và xử lý
(Nguồn: PC 45, Công an thành phố Hà Nội - xem thêm phần phụ lục)
Nghiên cứu về tình hình kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Báo cáo kết quả khảo sát, điều tra cơ bản về hoạt động mại dâm của PC45, Công an thành phố Hà Nội hàng năm, tác giả thống kê được: Trong gia đoạn 5 năm từ 2010 - 2014 Công an toàn thành phố Hà Nội phát hiện và xử lý được 1.158 vụ mại dâm, xử lý hình sự được 912 vụ, 1.120 vụ mại dâm xảy ra tại các
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm như: nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke, cơ sở tẩm quất, massage Như vậy trung bình hàng năm phát hiện và
xử lý 232 vụ mại dâm, xử lý hình sự 128,4 vụ và xử lý 224 cơ sở kinh doanh dịch
vụ có hoạt động mại dâm Bên cạnh đó, dựa trên công tác nghiên cứu cơ bản, nắm tình hình địa bàn của công an các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội thì bình quân hàng năm, còn có khoảng 223 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nghi có hoạt động mại dâm nhưng chưa bị phát hiện, xử lý Từ
đó, có thể cho thấy tỷ lệ số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ bị phát hiện có hoạt động mại dâm so với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi có hoạt động mại dâm chưa
bị phát hiện là 50/50 Tương ứng với số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi có
Trang 24hoạt động mại dâm sẽ có số lượng các vụ liên quan đến mại dâm và số vụ án hình
sự về mại dâm chưa bị phát hiện, chiếm khoảng 50%
Thứ ba, qua khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm tại Hà Nội, tác giả nhận
thấy mại dâm nơi công cộng vẫn còn tồn tại, hoạt động tương đối công khai ở một
số khu vực: Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hoàn Kiếm), đường Phạm Văn Đồng (Từ Liêm), Phan Đăng Lưu (Gia Lâm)
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá các số liệu khác liên quan đến các tội phạm
về mại dâm nêu trên của Công an thành phố Hà Nội, Chi cục phòng, chống tệ nạn
xã hội, Sở lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội kết hợp với kết quả khảo sát nêu trên, tác giả có thể khẳng định mức độ ẩn của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội là tương đối cao, có thể trên 50%
1.1.2 Thực trạng về tính chất của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên
cứu các cơ cấu của tội phạm “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có
thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm” [16, tr 117]
Căn cứ vào số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao và 210 bản án HSST với 266 bị cáo bị xét xử về các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014, tác giả nghiên cứu cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo các tiêu thức sau:
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh
Bảng 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh
Tổng Chứa mại dâm
Trang 25Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh
Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy, các bị cáo bị xét xử chủ yếu về các tội môi giới mại dâm (54,6%) và tội chứa mại dâm (45%) Các bị cáo bị xét xử về tội mua dâm người chưa thành niên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0,4%)
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm (khoản 3 Điều 8 BLHS)
Từ 210 bản án HSST với 266 bị cáo bị xét xử về các tội phạm về mại dâm của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 -
2014 có bảng thống kê và biểu đồ sau:
Bảng 1.10: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm
Tổng Tội phạm
nghiêm trọng
Tội phạm rất nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm
24.8%
71.1%
4.1%
Tội phạm nghiêm trọng Tội phạm rất nghiêm trọng Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trang 26Bảng và biểu đồ trên cho thấy, các tội phạm về mại dâm ở Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 chủ yếu là loại tội phạm rất nghiêm trọng (71,1%) Tiếp đến là loại tội phạm nghiêm trọng (24,8%); Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ thấp (4,1%) và không có trường hợp nào thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại và mức hình phạt đã
được áp dụng
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong tổng số 1132 bị cáo
bị xét xử về các tội phạm về mại dâm thì chỉ có 1 bị cáo bị áp dụng hình phạt chính
là cải tạo không giam giữ (chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,09%); còn lại tuyệt đại đa số
bị cáo (1.131 bị cáo, chiếm 99,91%) bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn Do đó, tác giả chỉ nghiên cứu về cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù có thời hạn đã được áp dụng
Bảng 1.11: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù được áp dụng
Tổng số bị cáo
bị phạt tù
Từ 03 năm trở xuống
Trên 03 năm đến 7 năm
Trên 07 năm đến 15 năm
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù được áp dụng
Trang 27Bảng và biểu đồ trên cho thấy, hình phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng là đa số (57,4%) Tiếp theo là hình phạt tù trên 3 năm đến 7 năm (22,4%) Hình phạt tù trên 7 năm chiếm tỷ lệ nhỏ (2,1%) Số bị cáo được hưởng án treo chiếm tỷ lệ đáng kể (11,4%) trong số bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội
Bảng 1.12: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội
Tổng số Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội
20.5%
79.5%
Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện chủ yếu dưới hình thức phạm tội riêng lẻ (79,5%) Hình thức phạm tội đồng phạm chỉ chiếm khoảng 1/5 số vụ được nghiên cứu
*) Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.13: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa bàn phạm tội
Tổng số Các quận nội thành Các quận, huyện ngoại thành
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Trang 28Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa bàn phạm tội
Chương Mỹ, Hà Đông,… Các quận nội thành diễn ra với tỷ lệ đáng kể là 35,2%
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo địa điểm phạm tội
Về địa điểm diễn ra các tội phạm về mại dâm có sự khác nhau giữa tội chứa mại dâm, tội mua dâm người chưa thành niên và tội môi giới mại dâm Địa điểm phạm tội của tội chứa mại dâm và mua dâm người chưa thành niên chính là địa điểm diễn ra hành vi mua bán dâm Còn môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm, có tính chất thúc đẩy, tạo điều kiện để người mại dâm thực hiện việc mua bán dâm [15, tr 316] nên địa điểm phạm tội có thể không trùng với địa điểm diễn ra hành vi mua bán dâm Do đó cần phải tách địa điểm phạm tội đối với tội chứa mại dâm, tội mua dâm người chưa thành niên với tội môi giới mại dâm
để nghiên cứu riêng
Từ việc nghiên cứu 210 bản án HSST các tội phạm về mại dâm với 77 vụ/101 người phạm tội chứa mại dâm; 138 vụ /164 người phạm tội môi giới mại dâm và 01 vụ/01 người phạm tội mua dâm người chưa thành niên có các bảng số liệu như dưới đây
- Về tội chứa mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên:
Trang 29Bảng 1.14: Cơ cấu của tội chứa mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên
theo địa điểm phạm tội
78,2%
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội chứa mại dâm và tội mua dâm người chưa thành
niên theo địa điểm phạm tội
21.8%
78.2%
Nhà riêng/thuê Các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, tội chứa mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên chủ yếu diễn ra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ là các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (như quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở tẩm quất, massage,…), chiếm tỷ lệ 78,2% Nhà riêng/thuê cũng chiếm một tỷ lệ tương đối là 21,8%
- Về tội môi giới mại dâm
Trang 30Bảng 1.15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội
thuê
Nơi công cộng
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Quán cafe
Quán Karao
ke
Nhà nghỉ/
khách sạn
Tẩm quất/
Massage
Cắt tóc, gội đầu
48 vụ (34,8%)
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các vụ phạm tội môi giới mại dâm đều không xác định được địa điểm phạm tội (chiếm tỷ lệ 58%) do các đối tượng có quen biết trước hoặc tìm kiếm trên mạng internet nên chủ yếu liên hệ bằng điện thoại, nick chát rồi hẹn địa điểm để mua bán dâm Ngoài ra, tội môi giới mại dâm cũng diễn ra nhiều tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ (34,8%) do các đối tượng có nhu cầu mua dâm thường tìm đến các cơ sở này để nhờ môi giới giúp Các địa điểm khác diễn ra không nhiều
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên là khác nhau nên yêu cầu phải tách riêng để nghiên cứu từng
cơ cấu theo động cơ phạm tội của mỗi tội
Trang 31- Về tội chứa mại dâm:
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo động cơ phạm tội
Tổng Hám lợi Kiếm sống Làm giầu
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo động cơ phạm tội
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, hám lợi là động cơ phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng là tỷ lệ lớn (57,4%), chủ yếu là chủ/người quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là động cơ kiếm sống (36,6%) Động cơ làm giầu chiếm tỷ lệ thấp (6%)
- Về tội môi giới mại dâm:
Bảng 1.17: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo động cơ phạm tội
Tổng Lười lao động Hám lợi Kiếm sống Làm giầu
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo động cơ phạm tội
Trang 32Bảng và biểu đồ trên cho thấy, đối với tội môi giới mại dâm thì kiếm sống là động cơ phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất (53%), chủ yếu là các đối tượng nữ có hoàn cảnh khó khăn vừa hoạt động mại dâm vừa môi giới mại dâm Tiếp theo là động cơ phạm tội do hám lợi (24,4%) Động cơ lười lao động mà trong đó phần lớn là còn trẻ chiếm tỷ lệ đáng kể (14%) Động cơ làm giầu chiếm tỷ lệ không cao
- Về tội mua dâm người chưa thành niên: Trong số 210 bản án HSST các tội
phạm về mại dâm được nghiên cứu chỉ có 01 vụ/01 người phạm tội mua dâm người chưa thành niên, với động cơ chủ ý lựa chọn đối tượng bán dâm là người chưa thành niên – dưới 18 tuổi để quan hệ tình dục, thỏa mãn nhu cầu tình dục (chiếm tỷ lệ 100%)
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội
Bảng 1.18: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội
Tổng Phạm tội 1 lần Phạm tội nhiều lần
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, số bị cáo phạm tội một lần tuy chiếm đa số với tỷ lệ là 55,6% nhưng không có sự chênh lệch nhiều so với số bị cáo phạm tội nhiều lần (44,4%)
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo phương tiện phạm tội
“Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình” [14, tr.119] Vì vậy, các tội chứa mại
dâm và mua dâm người chưa thành niên không có phương tiện phạm tội; tiêu chí về phương tiện phạm tội chỉ đặt ra khi nghiên cứu về cơ cấu của tội môi giới mại dâm
Trang 33Bảng 1.19: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo phương tiện phạm tội
Tổng số Sử dụng công
nghệ cao
Không sử dụng phương tiện Điện thoại
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo phương tiện phạm tội
7.9%
22.6%
69.5%
Sử dụng công nghệ cao Không sử dụng phương tiện Điện thoại
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, hầu hết các bị cáo sử dụng điện thoại để môi giới mại dâm (69,5%); một số lượng không nhỏ các bị cáo không cần đến các phương tiện trợ giúp khi phạm tội (22,6%) và số sử dụng công nghệ cao (qua mạng Internet) chiếm tỷ lệ không nhỏ (7,9%)
* Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội
Trong phần này, tác giả nghiên cứu một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội là giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,
Trang 34Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
36.2%
63.8%
Nữ Nam
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng và các biểu đồ trên cho thấy, số người phạm các tội phạm về mại dâm
là nam nhiều hơn là nữ, với tỷ lệ 63,8% và 36,2% Trong đó, độ tuổi của người phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi trên 30 tuổi (50,8%) Độ tuổi từ 18 - 30 tuổi giữ vị trí thứ hai với tỷ lệ thấp hơn không nhiều (46,2%) Người chưa thành niên chiếm tỷ lệ nhỏ là 3%
- Về trình độ học vấn:
Bảng 1.21: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội
Tổng Không biết chữ Tiểu học THCS THPT
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Trang 35Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, người phạm các tội phạm về mại dâm chủ yếu
có trình độ văn hóa thấp, không ai có trình độ trung cấp, cao đẳng hay đại học Số người phạm tội có trình độ THCS có tỷ lệ cao nhất, chiếm 46,2% Đặc biệt, còn có người không biết chữ, chiếm tỷ lệ 4,1%
- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm/tái phạm nguy hiểm”
Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm/tái phạm
nguy hiểm” của người phạm tội
Tổng Tái phạm/tái phạm nguy hiểm Phạm tội lần đầu
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao)
Biểu đồ 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm/tái phạm
nguy hiểm” của người phạm tội
96.3%
3.7%
Phạm tội lần đầu Tại phạm/tái phạm nguy hiểm
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, người phạm các tội về mại dâm chủ yếu là phạm tội lần đầu, chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (96,3%) Chỉ có 3,7% người phạm các tội phạm về mại dâm thuộc trường hợp “tái phạm/ tái phạm nguy hiểm”
Trang 36Làm ruộng
Kinh doanh dịch
vụ liên quan
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.20: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, số người có nghề nghiệp không ổn định chiếm
tỷ lệ cao nhất (chủ yếu là lao động tự do như lái xe ôm, nhân viên lễ tân, bảo vệ, phục vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ) (33,1%) Tiếp theo là diện không nghề nghiệp (32%) Số người phạm tội thuộc diện kinh doanh dịch vụ liên quan (quán café, karaoke, gội đầu, tẩm quất, massage, nhà nghỉ,…) tuy giữ vị trí thứ ba nhưng thấp hơn không nhiều (28,9%) Số lượng người phạm tội làm ruộng chiếm tỷ lệ nhỏ (6%) và tập trung chủ yếu ở các huyện có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn
- Về nơi đăng ký HKTT
Bảng 1.24: Cơ cấu theo nơi đăng ký HKTT của người phạm tội
Tổng Hà Nội Địa phương khác
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Trang 37Biểu đồ 1.21: Cơ cấu theo nơi đăng ký HKTT của người phạm tội
40.2%
59.8%
Hà Nội Địa phương khác
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, người phạm tội chủ yếu là người nhập cư (có nơi đăng ký HKTT tại các địa phương khác, chiếm đến 59,8%), số người có nơi đăng ký HKTT tại Hà Nội có tỷ lệ nhỏ hơn (40,2%)
(Nguồn: 210 bản án HSST về các tội phạm về mại dâm)
Biểu đồ 1.22: Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân của người phạm tội
Trang 38Từ kết quả nghiên cứu về các cơ cấu của các tội phạm về mại dâm, tác giả rút ra một số đặc trưng của nhóm tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 như sau:
- Trong số các tội phạm về mại dâm thì tội danh chủ yếu là tội môi giới mại dâm và chứa mại dâm (chiếm đến 99,6%) với mức hình phạt chủ yếu được áp dụng
là tù có thời hạn từ 03 năm trở xuống
- Các tội phạm về mại dâm tập trung chủ yếu vào loại tội phạm rất nghiêm trọng; được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ (79,5%); hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ đáng kể (20,5%)
- Địa bàn xảy ra các tội phạm về mại dâm đa phần là ở các quận, huyện ngoại thành như Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm); Ba Vì, Chương Mỹ, Hà Đông,… Về địa điểm phạm tội có sự khác nhau giữa 03 loại tội: Tội chứa mại dâm và mua dâm người chưa thành niên phần lớn diễn ra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán café, quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, tẩm quất, massage,…) (78,2%); trong khi tội môi giới mại dâm chủ yếu không xác định được địa điểm phạm tội do các đối tượng phần lớn chỉ liên lạc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet rồi nhắn tin hẹn địa điểm mua bán dâm (58%)
- Động cơ phạm tội đa dạng và khác nhau giữa 03 loại tội: Đối với tội chứa
mại dâm thì động cơ hám lợi chiếm đa số (57,4%) nhưng đối với tội môi giới mại dâm thì động cơ kiếm sống lại chiếm tỷ lệ cao nhất (53%)
- Trong số các tội phạm về mại dâm thì chỉ có tội môi giới mại dâm là sử dụng phương tiện phạm tội: Đa số người môi giới mại dâm sử dụng điện thoại để môi giới, dẫn dắt mại dâm (69,5%), 7,9% người phạm tội sử dụng công nghệ cao (qua mạng internet)
- Về các đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Người phạm tội đa số là nam giới (chiếm đến 63.8%), chủ yếu trong độ tuổi từ trên 30 tuổi (50,8%) và từ 18 đến 30 tuổi (46,2%) Số đông người phạm tội có trình độ văn hóa thấp (khoảng 70%
có trình độ THCS trở xuống, đặc biệt có 4,1% không biết chữ); chủ yếu có nghề nghiệp không ổn định hoặc không có nghề nghiệp (65,1%) và là người nhập cư từ các địa phương khác vào Hà Nội (59,8%)
Trang 391.2 Diễn biến của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức
độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định ” [16, tr.120]
1.2.1 Diễn biến về mức độ của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014
Nghiên cứu diễn biến về mức độ của các tội phạm về mại dâm để làm rõ hơn
“bức tranh tội phạm” và dự đoán xu hướng vận động của nhóm tội này trong thời gian tới Tác giả chọn năm 2010 là năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số
vụ và số người phạm tội Theo đó có bảng thống kê sau:
Bảng 1.26: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các tội phạm về mại dâm trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Năm Số vụ phạm tội Số người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao)
Biểu đồ 1.23: Diễn biến của số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2014
Trang 40Bảng và biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014, các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có xu hướng tăng cả về số vụ và số người phạm tội, trong đó năm có mức tăng cao nhất là năm 2012 (tăng 54,2% về số
vụ và 58,2% về số người phạm tội) Năm 2013 và 2014 có mức độ tăng giảm hơn so với năm 2012 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với năm gốc là năm 2010 Mức độ tăng giữa số vụ và số người phạm tội gần như tương đương nhau, thể hiện ở đường biểu đồ về số vụ và số người phạm tội gần như trùng nhau
Để làm rõ hơn diễn biến về mức độ của các tội phạm về mại dâm, tác giả so sánh diễn biến trên đây với diễn biến về mức độ của các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng khoảng thời gian (2010 - 2014) Theo đó có bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 1.27: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm giữa các tội phạm về mại dâm với các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai