Thành phố có tổng diện tích là 11.917,45 ha đất tự nhiên, dân số là 110.119 người năm 2010, được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 5 xã [43] Trên địa bàn thành
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÂM THỊ THANH
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số : 60.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM VĂN TỈNH
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS TS Phạm Văn Tỉnh Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Người cam đoan
Lâm Thị Thanh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2015 7
1.1 Phần hiện của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011 – 2015 7
1.2 Phần ẩn của tình hình các tội phạm về ma túy 23
Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG 29
2.1 Tư tưởng phương pháp luận 29
2.2 Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy 30
Chương 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG THỜI GIAN TỚI 52
3.1 Dự báo tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 52
3.2 Hệ thống các biện pháp phòng ngừa 56
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
Trang 5Số vụ, bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang……….11 Diễn biến tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015………12 Diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang theo giai đoạn từ năm 2011-2015………13
Cơ cấu xét theo lứa tuổi của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang năm 2011-2015……….14
Cơ cấu xét theo giới tính của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015………… 16
Cơ cấu xét theo tiền án, tiền sự phạm tội về ma túy………… 17
Cơ cấu xét theo thành phần mắc tệ nạn xã hội về ma túy trong 5 năm từ 2011-2015………18
Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng ở cấp sơ thẩm đối với các bị cáo trong 5 năm từ 2011-2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang……… 19
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 165km về phía đông bắc, có diện tích toàn tỉnh là 5868km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước Tuyên Quang bao gồm 1 thành phố là thành phố Tuyên Quang và 6 huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương Thành phố Tuyên Quang là thành phố duy nhất thuộc tỉnh Tuyên Quang Đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Thành phố Tuyên Quang được thành lập ngày 02/7/2010 theo Nghị quyết 27/NQ/CP của Chỉnh phủ Nằm bên bờ sông
Lô, lại có nhiều đồi núi bao quanh, thành phố Tuyên Quang ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hơn các huyện miền núi khác Thành phố có tổng diện tích là 11.917,45 ha đất tự nhiên, dân số là 110.119 người (năm 2010), được chia thành
13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 5 xã [43]
Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, trong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển, tiến bộ nhiều mặt của thành phố, tình hình tội phạm vẫn diễn ra và
có chiều hướng gia tăng, trong đó có các tội phạm về ma túy, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân và sự phát triển của xã hội Tính từ 2011 – 2015,
số lượng án ma túy trên địa bàn thành phố là 345 vụ với 410 bị cáo Dù mức độ
đó không phải là quá cao, nhưng các tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang đang có xu hướng tăng lên [26-30]
Trước tình hình đó, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã phối hợp đồng bộ với các ngành đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy và thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống
ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy của Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21 – CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ chính trị “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác, phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”…Các cơ quan, các sở ban ngành chức năng đã phối hợp và đề ra nhiều phương hướng, kế hoạch cụ thể để triển khai và thực hiện Chỉ thị, cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia thông qua công tác phòng, chống ma túy cụ
Trang 7thể hàng năm Hiệu quả hoạt động điều tra khám phá các tội phạm ma túy ngày càng cao, hạn chế bỏ lọt tội phạm [3] Tuy vậy trên thực tế, tình hình tội phạm (THTP) về ma túy trên địa bàn TP Tuyên Quang vẫn diễn ra phức tạp và không có chiều hướng giảm, gây bức xúc tronh xã hội và đặc biệt là loại tội phạm này còn là mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác Thực tế này thôi thúc sự nghiên cứu
một cách cơ bản tình hình các tội về ma túy trên địa bàn TP Tuyên Quang
Chính vì thế, đề tài “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được lựa chọn để nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.Các công trình lý luận tội phạm học
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa học sau đây đã được nghiên cứu:
- “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, năm 1994;
- “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND, năm 2000;
- Giáo trình “Tội phạm học” GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, tái bản năm 2011, 2013;
- Giáo trình “Tội phạm học” trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND năm
Trang 8- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp năm 2007
- “Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước
ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành”, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb CAND năm 2010;
- Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân người phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, TC Nhân lực khoa học xã hội, TC Cảnh sát nhân dân, TC Kiểm sát nhân dân, TC Tòa án nhân dân, Công an nhân dân trong những năm gần đây Các công trình đã nêu không thể thiếu được trong việc thực hiện đề tài luận văn Bởi vì trong đó không chứa đựng lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản
mà đề tài luận văn phải giải quyết mà nó còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương pháp nghiên cứu đề tài, từ tổng quan cho đến chi tiết
2.2.Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề phòng, chống tội phạm về ma túy
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình được công bố về đề tài tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy Cụ thể, những công trình đó như sau:
- Ở cấp độ luận án tiến sĩ, có các công trình nghiên cứu như “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân” (2000) của tác giả Trần Văn Luyện; “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (2005) của tác giả Vũ Quang Vinh; “Đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam” (2006) của tác giả Nguyễn Tuyết Mai;
- Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có các công trình nghiên cứu như “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (2008) của tác giả Thân Công Thanh; “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” (2009) của tác giả Đỗ Tiến Dũng; “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống” (2013) của tác giả Đặng Thị Huệ…
Trang 9- Ở dạng tạp chí, có nhiều bài viết về ma túy và tội phạm về ma túy được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Luật học, Tòa án nhân dân, Kiểm
sát, Nhà nước và pháp luật, trong đó có thể kể đến các bài như: “Cần hoàn thiện một số quy định trong BLHS về các hành vi tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” của tác giả Nguyễn Văn Trượng – Tạp chí Kiểm sát số 04/2004 (trang 47-51); “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng điều 194 BLHS” của tác giả Cao Thị Oanh – Tạp chí Luật học số 09/2012
(trang 33-38)…
Các công trình khoa học nói trên đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy trên phạm vi cả nước hoặc một địa bàn cụ thể và đều có giá trị kế thừa đối với việc triển khai nghiên cứu đề
tài: “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu
Thông qua việc làm rõ mức độ, cơ cấu, động thái và tính chất của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, xác định nguyên nhân và điều kiện của loại hiện tượng tiêu cực nguy hiểm này Mục tiêu của công trình nghiên cứu đề tài này phải kiến giải được hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy đảm bảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm này trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trong tương lai
Về nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu, bao gồm tài liệu chuyên môn tội phạm học; tài liệu
về pháp luật; tài liệu của Đảng ở dạng Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương
- Nghiên cứu thực tế, bao gồm việc thu thập số liệu, thống kê thường xuyên, báo cáo tổng kết năm các cơ quan Tư pháp hình sự và thu thập bản án, hồ
sơ cụ thể:
Trang 10- Nghiên cứu sáng tạo, bao gồm:
+ Mô tả, đánh giá tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2011 – 2015
+ Phân tích làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
+ Dự báo và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu
Thông qua việc làm rõ tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, luận văn phải làm rõ được quy luật vận động của loại tội phạm mà đề tài nghiên cứu Điều này được thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình tội phạm về ma túy với các hiện tượng, các quá trình kinh tế và xã hội khác, tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trên cơ sở vận dụng cơ chế hành vi phạm tội
Về phạm vi nghiên cứu
- Xét về nội dung, đề tài Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm;
- Về cấp xét xử, Luận văn sử dụng số liệu thống kê xét xử hình sự cấp sơ thẩm;
- Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu trong vòng năm năm, từ năm 2011 đến 2015, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của TAND thành phố Tuyên Quang đối với các tội phạm về ma túy và các bản án hình sự sơ thẩm về các tội phạm ma túy;
- Về không gian, đề tài Luận văn được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố Tuyên Quang;
- Về tội danh, đề tài nghiên cứu các tội phạm về ma túy được quy định tại các Điều từ 192 đến 201 – BLHS năm 1999
Trang 115 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp sau: Tổng kết thực tiễn, quan sát, thống kê hình sự, điều tra điển hình, nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích, so sánh, hệ thống, kế thừa…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu các tội phạm về ma túy một cách toàn diện, hệ thống và nhất quán dưới góc độ tội phạm học Việt Nam trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các trường Luật, các trường Công an, Học viện khoa học xã hội
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương Cụ thể như sau:
Chương 1: Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang,tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 – 2015
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, thời gian tới
Trang 12Chương 1 TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
Tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội được thể hiện qua các thông số về số lượng lượng và chất Các thông số của tình hình tội phạm
là các thông tin, số liệu phản ánh mức độ tồn tại , tính phổ biến của THTP trên thực tế Các thông số này biểu thị các đặc trưng về lượng và chất, bao gồm các thông số thực trạng, động thái, cơ cấu và tính chất của THTP Thông số về lượng và chất có mối liên hệ tác động qua lại với nhau, có mối liên hệ và tạo thành một thể thống nhất biện chứng [6]
Cũng như tình hình tội phạm (THTP) nói chung, tình hình các tội phạm
về ma túy được tạo thành bởi hai phần không tách rời nhau Thực tế của THTP
về ma túy ở thành phố Tuyên Quang bao giờ cũng là một chỉnh thể, vì thế ở mọi thời điểm nhận thức, THTP loại này hay loại khác, cũng có hai phần, một phần được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự và được đưa vào thống kê của tội phạm được gọi là “Phần hiện của THTP” Còn một phần khác
là tuy tội phạm cũng đã xảy ra trên thực tế, song không được xử lý đúng theo pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm, gọi là “Phần ẩn của THTP” Để làm rõ cả hai phần - phần ẩn và phần hiện của THTP được đề cập đến trong đề tài về “Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015”
1.1 Phần hiện của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011 - 2015
Phần hiện của tình hình tội phạm bao hàm tổng thể các hành vi phạm tội cùng với các chủ thể của các hành vi đó đã được phát hiện, xử lý theo pháp luật hình sự và có trong thống kê hình sự hàng năm Để làm rõ THTP ở thành phố Tuyên Quang, tội phạm học đã chỉ ra phải làm rõ phần định lượng và định tính,
Trang 13được biểu hiện thông qua các thông số được gọi là Mức độ (có thể gọi là tình trạng), Diễn biến (có thể gọi là động thái), Cơ cấu và tính chất của THTP loại này
1.1.1 Mức độ của tình hình tội phạm
Mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm, bao hàm những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện hành vi đó ở một đơn vị thời gian và không gian nhất định Để mô tả
và đánh giá một cách chính xác mức độ của tình hình tội phạm về tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, Luận văn đã sử dụng số liệu thống kê thường xuyên của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang từ năm 2010-2015,
sổ thụ lý những vụ án hình sự sơ thẩm, sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự cùng gần 100 bản án hình sự sơ thẩm và các bản báo cáo tổng kết hàng năm ngành tư pháp hình sự trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015
để làm chất liệu nghiên cứu cho Luận văn Mức độ của tình hình tội phạm về ma túy có thể được làm rõ ở 3 phạm vi đó là: Mức độ tổng quan, mức độ nhóm và mức độ hành vi [ 26, tr17]
a) Mức độ tổng quan
Để mô tả và đánh giá một cách chính xác tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang thì mức độ tổng quan của tình hình tội phạm được chia thành hai loại đó là mức độ tuyệt đối (còn gọi là mức độ tổng quạn cơ bản) và mức độ tổng quan tương đối (còn gọi là mức độ so sánh)
a.1 Mức độ cơ bản
Mức độ cơ bản ở đây chỉ nhằm trả lời câu hỏi, hàng năm, trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, Tòa án nhân dân các cấp đã tiến hành xét xử sơ thẩm hình sự đối với bao nhiêu vụ và đối với bao nhiêu bị cáo phạm các tội về ma túy Bảng 1.1 sau đây là câu trả lời:
Trang 14Bảng 1.1 Mức độ tổng quan tuyệt đối (Mức độ cơ bản) của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015
(Nguồn: Báo cáo tổng kết TAND thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng trong thời gian từ năm 2011-2015 trên toàn thành phố Tuyên Quang, TAND thành phố đã xét xử 345 vụ án về ma túy với 410 bị cáo Như vậy, trung bình mỗi năm trên địa bàn tp Tuyên Quang xảy ra 69 vụ với khoảng 82 bị cáo Muốn biết mức độ như vậy là cao hay thấp thì phải đưa về số lượng tương đối để so sánh
a.2 Mức độ so sánh
a.2.1 Để so sánh mức độ của tình hình tội phạm ma túy với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Bảng 1.2 sau đây sẽ cho thấy rõ tỉ phần của mức độ cơ bản về tội phạm ma túy nói so với mức độ của THTP chung trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Trang 15Bảng 1.2 Mức độ tổng quan tương đối – Tỷ lệ tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015
Năm
THTP về ma túy THTP (chung) Tỷ lệ %
Số vụ (1)
Số bị cáo (2)
Số vụ (3)
Số bị cáo (4)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết TAND thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015)
Qua bảng số liệu 1.2 trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã xảy ra 922 vụ phạm tội nói chung với tổng số
989 bị cáo; trong đó có 345 vụ với 410 bị cáo phạm tội về ma túy, chiếm 37,4%
về số vụ và 41,5% về số bị cáo trên toàn thành phố Đây là tỉ lệ khá cao ở nước
ta, so sánh với các thành phố khác và so với cả nước
a.2.2 So sánh mức độ của THTP về ma túy trên địa bàn TP Tuyên Quang với các đơn vị hành chính khác thuộc tỉnh Tuyên Quang
Để thấy rõ hơn mức độ của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, một phép so sánh khác cũng đã được thực hiện, so sánh với mức độ của tình hình tội phạm cùng loại trên địa bàn ở các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang
Trang 16Bảng 1.3 Số vụ, bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang
Năm
Địa phương
TP Tuyên
Quang
Chiêm Hóa
Hàm Yên
Sơn Dương
Yên Sơn
Na Hang
Lâm Bình
số 345/410 353/420 273/301 122/144 148/191 406/462 94/113
(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)
Qua bảng 1.3 cho thấy, tình hình tội phạm về ma túy trong 5 năm trên địa bàn thành phố Tuyên Quang với các huyện có sự chênh lệch khá rõ rệt Từ số liệu này có thể đánh giá tình hình tội phạm về ma túy ở các huyện trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang đề có sự tăng dần như thành phố Tuyên Quang Điều đó cho thấy tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngày càng có chiều hướng gia tăng với số bị cáo tăng đáng kể
Trang 17tộc, tôn giáo v.v Điều đó có nghĩa là mức độ trong cơ cấu Vì thế, để tránh trùng
lặp, mức độ này sẽ được làm rõ thông qua việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang
Các tội chiếm tỉ lệ rất nhỏ như: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
là 03 vụ/ 04 bị cáo (chiếm tỉ lệ 0,87% số vụ/0,98% số bị cáo), tội sử dụng trái phép chất ma túy là 06 vụ/ 08 bị cáo (chiếm tỉ lệ 1,74% số vụ/1,95% số bị cáo)
Các tội danh không có mức độ phạm tội nào gồm: tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (điều 192); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy (điều 195); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (điều 198); tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (điều 200) và tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (điều 201)
1.1.2 Diễn biến của tình hình các tội phạm về may túy ở thành phố Tuyên Quang
Diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hay ổn định tương đối của tội phạm xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định
Như vậy, ở đây phải áp dụng phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được chọn ở đây là phương pháp so sánh định gốc theo năm và theo giai đoạn 3 năm
Bảng 1.4 Diễn biến tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015
Trang 182013 71 136,5% (+36,5%) 80 131,1% (+31,1%)
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
Bảng 1.4 cho thấy xu hướng tăng liên tục về tình hình tội phạm ma túy những năm gần đây Xu hướng tăng là điều khẳng định với mức tăng rõ rệt cả về
số vụ và số bị cáo Với cách phân tích như trên đã khẳng định được mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này
Bảng 1.5 Diễn biến của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang theo giai đoạn từ năm 2011-2015
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2015 tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang liên tục tăng và tăng
Trang 19khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2013-2015 (tăng 27,3% số vụ/27,9% số bị cáo, tương đương với 50 số vụ/60 số bị cáo) so với giai đoạn từ năm 2011-2013
1.1.3 Cơ cấu của tình hình các tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang
Cơ cấu của THTP giữ vai trò là nền tảng cho việc phân tích nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm, đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết về tình hình tội phạm tiềm tàng
a) Cơ cấu xét theo nhân thân người phạm tội
a.1 Cơ cấu xét theo lứa tuổi
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Tuyên Quang trong 5 năm (2011-2015) trong tổng số 410 bị cáo đã bị xét xử về tội ma túy thể hiện như sau:
Bảng 1.6 Cơ cấu xét theo lứa tuổi của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang năm 2011-2015
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
Như vậy, bảng 1.6 cho thấy từ năm 2011-2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nhóm người phạm tội về ma túy có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 49,3% Trong độ tuổi này con người bắt đầu bước vào đời
để tự lập cho cuộc sổng và công việc, nhu cầu chi tiêu cá nhân lớn nhưng bản thân họ kinh nghiệm sống còn non trẻ cộng thêm với đặc trưng tâm lý của tuổi này thích khám phá, thích thể hiện, ưa mạo hiểm, dễ bị tác động của các mặt tiêu cực trong xã hội và có những hành vi lệch lạc Nhóm người phạm tội này
có tỷ lệ cao thứ hai là độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 50 tuổi, chiếm 40,2%; nhóm
Trang 20người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,7%; nhóm người trên
50 tuổi phạm tội này chỉ chiếm 6,8% Như vậy, nhóm người phạm tội từ 18 đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong số những người phạm tội về ma túy (chiếm 89,5%), điều này cho thấy tội phạm này diễn ra chủ yếu ở các đối tượng trong
độ tuổi lao động, và đó là điều mà các cơ quan chức năng cần phải quan tâm hơn nữa để phòng ngừa tội phạm vì đây là nguồn lao động chính cũng như tương lai của đất nước Qua nghiên cứu các vụ án về ma túy ta thấy tỷ lệ nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ không cao (3,7% tổng số bị cáo phạm tội này) thế nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây Nhóm tuổi này các bị cáo đang ở độ tuổi đến trường, đang chịu sự quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị cuộc sống, thế nhưng các bị cáo đã có hành vi phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Điều này đòi hỏi hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như nhà trường và gia đình trong công tác phòng ngừa tội phạm của nhóm tuổi chưa thành niên Trong độ tuổi chưa thành niên, sự phát triển chưa đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa hoàn toàn trưởng thành, vì vậy các em rất dễ tiếp thu cái mới kể cả cái tốt và cái xấu Qua phân tích các vụ án về ma túy cho thấy đa số bị cáo chưa thành niên phạm tội khi các
em nhiễm các tật xấu ham chơi, đua đòi, nghiện chơi game, nghiện thuốc lá và
có những em còn nghiện cả ma túy hoặc do ảnh hưởng của gia đình hay bị chính người thân thích trong gia đình lôi kéo, dụ dỗ Những thói hư tật xấu này ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của người phạm tội, vì vậy họ dễ
bị kích động, lôi kéo vào con đường phạm tội mà không thấy được hậu quả do hành vi phạm tội mà mình gây ra
a.2 Cơ cấu xét theo giới tính của người phạm tội
Kết quả thống kê của TAND thành phố Tuyên Quang cho thấy trong 5 năm (2011-2015) trong tổng số 410 bị cáo đã bị xét xử về tội phạm ma túy có
365 người là nam giới và có 45 người là nữ giới Điều đó chứng tỏ tỷ lệ tội
Trang 21phạm ma túy là nam giới chiếm phần nhiều Tuy nhiên những năm gần đây, tội phạm ma túy là nữ giới có chiều hướng gia tăng Tỷ lệ nam giới phạm tội về ma túy so với nữ giới được minh họa cụ thể ở bảng sau đây
Bảng 1.7 Cơ cấu xét theo giới tính của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
a.3 Cơ cấu xét theo trình độ học vấn của người phạm tội
Qua nghiên cứu 410 bị cáo đã bị xét xử về tội phạm ma túy trong 5 năm (2011-2015) trên địa bàn thành phố Tuyên Quang thấy rằng: Số người có trình
độ văn hóa cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5) là 126 bị cáo, chiếm tỷ lệ 30,7%; số người
có trình độ văn hóa cấp II (từ lớp 6 đến lớp 9) là 198 bị cáo, chiếm tỷ lệ cao nhất 48,3%; số người có trình độ văn hóa cấp III (từ lớp 10 đến lớp 12) ít hơn là 79 bị cáo, chiếm tỷ lệ 19,3%; số người có trình độ đại học là không có; số người không có trình độ văn hóa là 07 người, chiếm tỷ lệ 1,7% [26-30]
Như vậy có thể thấy số người phạm tội về ma túy hiện nay chỉ là những người có trình độ từ cấp III trở xuống, những người hiểu biết xã hội và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên dễ bị lôi kéo và vi phạm pháp luật
a.4 Cơ cấu xét theo việc làm của người phạm tội về ma túy
Theo số liệu thống kê thì trong 5 năm (2011-2015) thành phần những người đã bị xét xử về tội đang nghiên cứu ở đây được xác định như sau:
+ Không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định là 326 người, chiếm tỷ lệ 79,5%
Trang 22+ Cán bộ, công nhân là 74 người, chiếm tỷ lệ 18%
+ Học sinh là 10 người, chiếm tỷ lệ 2,5%
a.5 Cơ cấu xét theo tiền án, tiền sự phạm tội về ma túy
Thực tế nghiên cứu cho thấy, số đối tượng có tiền án, tiền sự phạm tội này
là tương đổi cao, số liệu thống kê trong thời điểm 5 năm (2011 - 2015) thể hiện, trong tổng số 410 bị cáo đã được đưa ra xét xử có 80 đối tượng có tiền án, chiếm 19,5% và 22 đối tượng có tiền sự, chiếm 5,4% Tỷ lệ tái phạm và tái phạm nguy hiểm của loại tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang cũng là vấn đề đáng
lo ngại Theo số liệu thống kê thì trong vòng 5 năm (2011 - 2015) có 69 trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong tổng sổ 410 bị cáo, chiếm 16,8% Điều này đặt ra cho công tác giáo dục cải tạo phạm nhân trong quá trình các bị cáo phạm tội đang chấp hành hình phạt tại Trại giam cũng như của gia đình và chính quyền địa phương sau khi bị cáo ra trại trong công tác quản lý, giáo dục cần phải
có những giải pháp phù hợp để giảm tối đa tỷ lệ tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Bảng 1.8 Cơ cấu xét theo tiền án, tiền sự các tội phạm về ma túy
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
a.6 Cơ cấu xét theo tệ nạn xã hội (nghiện ma túy) phạm tội về ma túy
Trang 23Theo số liệu thống kê trong 5 năm (2011-2015) có 231 người nghiện ma túy trong tổng số 410 bị cáo bị xét xử về tội ma túy, chiếm tỷ lệ 56,3%
Bảng 1.9 Cơ cấu xét theo thành phần mắc tệ nạn xã hội về ma túy trong 5 năm từ 2011-2015
có thời hạn từ 03 năm đến 07 năm 105 bị cáo, chiếm 25,6% tổng số bị cáo được xét xử; Phạt tù có thời hạn 07 năm đến 15 năm 97 bị cáo, chiếm 23,7% tổng số
bị cáo được xét xử; Phạt tù có thời hạn từ trên 15 năm đến 20 năm có 48 bị cáo, chiếm 11,7%; Tù chung thân 0 bị cáo
Ngoài các hình phạt chính TAND thành phố còn áp dụng hình phạt bổ sung bằng hình thức phạt tiền đối vói 389 bị cáo, chiếm 94,9% số bị cáo đã xét
xử Như vậy nhìn vào cơ cấu hình phạt ở cấp sơ thẩm của tội phạm về ma túy trong 5 năm qua cho thấy, hình phạt tù dưới 03 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (39%),
Trang 24phạt tù có thời hạn đến 15 năm và từ 15 đến 20 năm được áp dụng nhiều, không
áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ, tù chung thân Hình phạt bổ sung được áp dụng phổ biến cho loại tội phạm này
Bảng 1.10 Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng ở cấp sơ thẩm đối với các bị cáo trong 5 năm từ 2011-2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Từ 3 đến 7 năm
Từ 7 đến 15 năm
Từ 15 đến 20 năm
Chung thân
Tử hình
Hình phạt
bổ sung
(Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang)
Từ những thống kê trên có thể rút ra những nhận xét sau đây:
Thứ nhất, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng chiếm 100 % và ít nhất là hình phạt tù dưới 3 năm Trong đó hình phạt tù có thời hạn từ 15 đến 20 năm chiếm 11,7% Không có trường hợp nào phạt tù chung thân và tuyên mức án tử hình
Thứ hai, hình phạt bổ sung bằng hình thức phạt tiền được các tòa án áp
Trang 25dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ 94,9% trong tổng số các bị cáo đã được xét xử
Thứ ba, đây là án nghiêm trọng nên không có trường hợp nào cho hưởng
án treo thể hiện thái độ của Nhà nước là nghiêm trị kẻ phạm tội cũng như các tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung, thể hiện đầy đủ được mục đích của hình phạt trong luật hình sự
c) Cơ cấu xét theo hình thức phạm tội
để sử dụng, sau đó hết lại đi mua tiếp Một số đối tượng mua ma túy theo gói rồi đem về chia đóng sang các gói nhỏ hơn vừa sử dụng vừa bán kiếm lời; hoặc mua
đã đóng gói sẵn về bán hưởng chênh lệch Bên cạnh đó còn có các đối tượng mua bán ma túy thuê các đối tượng nghiện bán hộ ma túy trả công theo ngày bằng ma túy, hoặc thuê người vận chuyển ma túy đến giao cho người mua Thực
tế cho thấy, để tránh bị phát hiện và đối phó với lực lượng điều tra, bọn tội phạm
ma túy thường hình thành các đường dây chìm, khép kín trong một nhóm đối tượng, thường là những người thân như họ hàng, vợ, chồng, anh, chị em
d) Cơ cấu theo phương thức thực hiện tội phạm
Theo mô hình chung, phương thức thực hiện tội phạm được hiểu một cách công cụ hóa ở những nội dung sau:
Các bước thực hiện gồm: Bước 1 là chuẩn bị; bước 2 là thực hiện; bước 3
là che giấu hành vi phạm tội
Qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tội phạm ma túy tập trung nhiều nhất ở phường Minh Xuân Trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố và xét xử cho thấy địa bàn phường Minh Xuân là nơi có vị trí đặc
Trang 26biệt quan trọng về giao thông nằm giữa trung tâm thành phố, đi các huyện lân cận dễ dàng Địa bàn phường Minh Xuân phát triển, các loại hình kinh doanh giải trí tấp nập, nhộn nhịp sẽ kéo theo nhiều loại tội phạm xuất hiện Điển hình
là các tội phạm về ma túy
Thiệt hại đối với xã hội do tội phạm ma túy gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần, thể chất Ngoài ra, còn có những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu do tình hình tội phạm về ma túy gây ra để khắc phục hậu quả do tội phạm ma túy để lại Việc sử dụng các chất ma túy gây ra tổn hại cho sức khỏe, nỗi đau về thể xác, tinh thần, hủy hoại giống nòi, nhân cách của chính những người nghiện và các đối tượng là thanh, thiếu niên (chiếm khoảng 53%) Đồng thời, các đối tượng sử dụng ma túy là các đối tượng hình sự tiềm tàng, là các tác nhân tiềm tàng truyền nhiễm các bệnh xã hội, HIV/AIDS… Tệ nạn ma túy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm, nhất là các tội trộm cắp tài sản, cướp, cướp giật tài sản, giết người, hiếp dâm…
đ) Cơ cấu xét theo hoàn cảnh gia đình
Có tới 86% số bị cáo phạm tội ma túy xuất thân từ gia đình không có nghề nghiệp, có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thu nhập thấp hoặc không có thu nhập hoặc bố mẹ, người thân là nguời nghiện 15% còn lại xuất thân từ gia đình
bố mẹ có mâu thuẫn, bố mẹ ly hôn Trong đó chủ yếu là các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên phạm tội
e) Cơ cấu theo động cơ phạm tội
Qua số liệu thống kê và nghiên cứu 100 bản án về ma túy, cho thấy đa số người phạm tội về ma túy có độ tuổi từ 18 trở lên, trong đó phần lớn là có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, ở độ tuổi này người phạm tội đã nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội do mình gây ra Tội phạm về ma túy đều thực hiện với lỗi cố ý, mặc dù nhận thức được hành vi phạm tội của mình nhưng do lối sống tha hóa, thực dụng, lười lao động, mục đích hám lợi, muốn làm giàu bằng mọi cách nên người phạm tội thể hiện sự coi thường pháp luật, cố
ý thực hiện, thực hiện đến cùng Có thể lý giải cho hiện tượng người phạm tội về
Trang 27ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang được trẻ hóa trong một số năm trở lại đây là do sự xuất hiện một số loại ma túy mới, ma túy tổng hợp với các chủng loại khác nhau, dễ cất giấu như thuốc lắc, ma túy đá, ketamine; thanh thiếu niên và trẻ em là những đối tượng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ Người phạm tội về
ma túy đã lợi dụng sự non nớt để rủ rê người nghiện ma túy tham gia vào đường dây buôn bán phạm tội
1.1.4 Đánh giá tính chất của tình hình tội phạm về ma túy theo mức độ, cơ cấu và động thái của hiện tượng
Tình hình vi phạm pháp luật xảy ra hàng năm trên phạm vi cả nước nói chung và ở địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng là không nhỏ, kể cả về số
vụ cũng như mức độ nghiêm trọng, mặc dù có sự tăng không đều qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng nhiều hơn và ngày càng diễn biến khá phức tạp Tuy nhiên số vụ án phạm tội về ma túy được khởi tố, điều tra, đề nghị truy
tố chưa đầy đủ, không phản ánh đứng tình hình thực tế Trong 5 năm (2011 - 2015) ở thành phố Tuyên Quang xảy ra nhiều vụ án về ma túy nhưng các cơ quan pháp luật các cấp mới phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tổ, xét xử 345 vụ án với 410 bị cáo Còn nhiều vụ án không được phát hiện do nhiều nguyên nhân Bên cạnh đó, không ít vụ xảy ra cơ quan pháp luật đã quản lý được, đã khởi tố điều tra nhưng quá trình điều tra không làm rõ được kẻ phạm tội nên hết thời hạn điều tra phải tạm đình chỉ điều tra, nói cách khác tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này còn lớn Vì vậy, để đánh giá đúng tình hình không thể giới hạn việc nghiên cứu chỉ trong phạm
vi số liệu đã xét xử (Số liệu thông kê thường xuyên), mà cần thiết phải sử dụng cả
số liệu thống kê chuyên biệt (thống kê không thường xuyên) và phải bằng sự phân tích các số liệu này so sánh với số liệu đã điều tra, truy tố với các số liệu về tình hình vi phạm pháp luật nói chung xảy ra trên địa bàn
Số người phạm tội này không có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90% số người phạm tội có trình độ văn hoá cấp III trở xuống là chủ yếu, chiếm 80,7%; tỷ lệ người phạm tội chủ yếu là nam giới, chiếm 89%; độ tuổi của người phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn,
Trang 28chiếm 49,3%; tuy nhiên số người phạm tội ở tuổi vị thành niên cũng có chiều hướng gia tăng, chiếm 3,7%; tỷ lệ người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút cũng chiếm tỷ lệ khoảng 16,8% trong cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy nêu trên đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền thành phố Tuyên Quang những vấn đề cần phải giải quyết trước mắt cũng như lâu dài, đó là vấn đề quản lý lao động, giải quyết việc làm, vấn
đề giáo dục và đào tạo, vấn đề tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
1.2 Phần ẩn của tình hình các tội phạm về ma túy
Phần ẩn của THTP hay tội phạm ẩn ở đây được dùng với cùng một nghĩa
và được hiểu là tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự Ngoài số liệu đã thống kê theo số vụ, số bị can,
bị cáo như đã phân tích ở trên thì tội phạm ma tuý còn thể hiện ở phần tội phạm
ẩn, là những vụ án mà người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc đã được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chung trong các vụ án hình sự khác Để phản ánh chính xác thực trạng tội phạm ma tuý tại thành phố Tuyên Quang đòi hỏi ngoài con số tội phạm đã được thống kê theo quy định thì phải cộng thêm số tội phạm ẩn Với đặc thù là loại tội phạm có tính chống đối pháp luật rất cao, tính bí mật, khép kín, cắt đoạn và kéo dài của hoạt động phạm tội, tính liên quan, cấu kết chặt chẽ
và nguỵ trang đa dạng giữa các đối tượng phạm tội, nên số vụ án về ma tuý chưa
bị xử lý hình sự chiếm tỷ lệ rất cao tức là phần ẩn của tình hình tội phạm loại này không thể không tồn tại và chúng tồn tại ở 3 loại: Tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan, tội phạm ẩn thống kê
- Tội phạm ẩn khách quan là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các tội phạm
đã xảy ra trong thực tế, song các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự không có thông tin về chúng Có thể khẳng định rằng, đối với các tội phạm về
Trang 29ma tuý, thì loại tội phạm ẩn khách quan là chủ yếu và nó xuất phát từ ba lý do sau:
+ Do đặc điểm về phương thức, thủ đoạn phạm tội: Phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này hết sức táo bạo, tinh vi, hình thành nhiều đường dây phạm tội ma túy xuyên quốc gia, đông người tham gia có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp cao Việc trao đổi, mua bán ma túy thường được sử dụng công nghệ cao, vận chuyển bằng nhiều phương tiện, ngụy trang rất tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau như: ma túy giấu trong hàng hóa cồng kềnh, hộp nước uống, nước giải khát, hộp phấn rôm, nước gội đầu, trong bột quặng thạch cao, đế giầy dép, yên xe, cốp xe, dưới đệm ghế ô tô, các bao hàng lương thực, đặc biệt
có trường hợp còn cất giấu ma túy vào vùng kín của phụ nữ Việc giao, nhận
ma túy thường không tiến hành trực tiếp, có sự phân chia vai trò, nhiệm vụ để đảm bảo an toàn, có đối tượng làm nhiệm vụ cảnh giới, có đối tượng mang ma túy cất giấu tại một điểm, sau đó có đối tượng khác đến lấy Các địa điểm bán
ma túy lẻ thường được thực hiện ở các khu nhà lấn chiếm có hình thức bên ngoài giống nhau, bên trong có các ô thoáng thông nhau để dễ dàng tẩu táng vật chứng khi bị phát hiện Việc giao dịch mua bán thông qua các ô thoáng, người mua không thể nhìn thấy đối tượng bán ma túy cho mình Thời gian gần đây, các đối tượng mua bán ma túy thường sử dụng nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí làm địa điểm giao dịch để tránh sự theo dõi và phát hiện của lực lượng chuyên trách và quần chúng nhân dân
+ Do đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Các tội phạm thực hiện hành vi vi phạm các tội phạm về ma túy với quy mô lớn thường là các đối tượng phạm tội nhiều lần, tái phạm với thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội tinh vi, mang tính chuyên nghiệp Bằng việc thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, chủ thể của tội phạm hình thành phương thức, thủ đoạn tinh vi có tính chất chống đối pháp luật cao, chủ động tạo ra tình huống để phạm tội và dần hình thành thủ đoạn thực hiện và che giấu hành vi phạm tội rất tinh xảo Trong thực tế, không ít trường hợp đối tượng đã thực hiện trót lọt hàng chục hành vi phạm tội mới bị phát hiện xử lý Điển hình là những trường hợp sử dụng người thân trong gia
Trang 30đình tham gia vào các mắt xích giao, nhận ma túy, sử dụng trẻ chưa thành niên, người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, người bị nhiễm HIV tham gia vào việc vận chuyển và mua bán lẻ ma túy
+ Do nhân chứng: Việc tố giác về tội phạm của công dân, người có biết về những tình tiết của vụ án đã xảy ra, đóng vai trò to lớn trong việc phát hiện tội phạm Vì thế cần chú trọng đến những biện pháp thích ứng nhằm phát huy được tính tích cực của mọi công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Chừng nào người dân còn thờ ơ, còn ngại tiếp xúc với cơ quan pháp luật, còn sợ bị trả thù hay băn khoăn lo ngại bị đánh giá về đạo đức khi tố giác hoặc báo tin về tội phạm mà mình biết rõ thì tỷ lệ tội phạm ẩn còn cao Thực tế làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho thấy, có một số vụ án
về các tội phạm ma túy xảy ra, có nhân chứng tận mắt chứng kiến, nhưng do có mối quan hệ gia đình hoặc sợ bị trả thù hoặc do nể nang nên họ không báo cho
cơ quan chức năng, có trường hợp sau này vụ án được phát hiện thì nhân chứng lại trở thành bị can của vụ án không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm
- Tội phạm ẩn chủ quan là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các tội phạm đã xảy ra mà thông tin về nó đã được các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự biết, nhưng vì động cơ mục đích khác nhau, các tội phạm đã xảy ra trong một thời gian nhất định không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình
sự Tội phạm ẩn chủ quan có thể có ở mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng hình sự như: Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Nhưng thường hay xảy ra ở giai đoạn khởi tố, điều tra còn giai đoạn truy tố, xét xử có xảy ra nhưng sẽ rất ít
và không đáng kể
Ở giai đoạn khởi tố, điều tra khi cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin bằng tố giác, tin báo về tội phạm nhưng do một số cán bộ làm công tác xác minh, trinh sát chưa làm triệt để hoặc chưa nhận thức đúng và đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này nên có rất nhiều trường hợp không xác minh được hành vi phạm tội hoặc sơ hở để người phạm tội phát hiện ra, đã nhanh chóng tẩu táng tang vật Trường hợp này thực tế ít xảy ra nhưng không phải là không có
Trang 31Tội phạm ẩn thống kê: là một loại tội phạm ẩn chủ quan, bao gồm những hành
vi phạm tội đã bị xử lý hình sự, song vì quy định của thống kê còn sai sót hoặc quy định chưa hợp lý nên nó đã bị đẩy ra ngoài con số thống kê hình sự Tội phạm ẩn thống kê sẽ xảy ra trong các trường hợp phạt nhiều tội mà trong đó có tội phạm nghiêm trọng hơn tội về ma túy Như vậy phần ẩn của tội phạm về ma túy chiếm tỷ lệ không hề thấp, vấn đề đặt ra là cần phải hạn chế tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này để có cái nhìn tổng quát đầy đủ về thực trạng của tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Ví dụ, trong cùng một vụ án, bị cáo vừa thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, vừa thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả chết người Quá trình điều tra, truy tố, xét
xử đều xác định bị cáo phạm hai tội, là tội mua bán trái phép chất ma túy và Chống người thi hành công vụ Nhưng khi làm công tác báo cáo thống kê theo biểu mẫu thống kê của ngành toà án, thì về nguyên tắc bao giờ cũng thống kê
“vụ án và bị cáo theo tội danh nghiêm trọng nhất và hình phạt cao nhất” Khi đó trong biểu mẫu thống kê sẽ chỉ xuất hiện 1 vụ án với tội danh là Chống người thi hành công vụ, còn tội mua bán trái phép chất ma túy sẽ không được đưa vào số liệu thống kê Như vậy, trong trường hợp này tội mua bán trái phép chất ma túy
đã bị ẩn
Qua phân tích các số liệu trên, có thể rút ra kết luận như sau: Tình hình vi phạm pháp luật xảy ra hàng năm trên địa bàn thành phố Tuyên Quang là không nhỏ, kể cả về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng, mặc dù có sự tăng không đều qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng nhiều hơn và ngày càng diễn biến khá phức tạp Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã xảy ra 922 vụ phạm tội nói chung với tổng số 989 bị cáo; trong đó có 345 vụ với 410 bị cáo phạm tội về ma túy, chiếm 37,4% về số
vụ và 41,5% về số bị cáo trên toàn thành phố Đây là tỉ lệ khá cao ở nước ta, so sánh với các thành phố khác và so với cả nước Từ năm 2011 đến năm 2015 tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang liên tục tăng và tăng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2013-2015 (tăng 27,3% số vụ/27,9% số bị
Trang 32cáo, tương đương với 50 số vụ/60 số bị cáo) so với giai đoạn từ năm 2011-2013 Đồng thời, sự phức tạp của THTP về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang còn được thể hiện qua cơ cấu của THTP này Số người phạm tội về ma túy không có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90% Số người phạm tội có trình độ văn hoá cấp III trở xuống là chủ yếu, chiếm 80,7%; tỷ lệ người phạm tội chủ yếu là nam giới, chiếm 89%; độ tuổi của người phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm 49,3%; tuy nhiên số người phạm tội ở tuổi vị thành niên cũng có chiều hướng gia tăng, chiếm 3,7%; tỷ lệ người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút cũng chiếm tỷ lệ khoảng 16,8% trong cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Ngoài số liệu đã thống kê theo số vụ, số bị can, bị cáo như đã phân tích ởtrên thì tội phạm ma tuý còn thể hiện ở phần tội phạm ẩn, là những vụ án
mà người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc đã được khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử chung trong các vụ án hình sự khác Để phản ánh chính xác thực trạng tội phạm ma tuý tại thành phố Tuyên Quang đòi hỏi ngoài con số tội phạm đã được thống kê theo quy định thì phải cộng thêm số tội phạm ẩn Với đặc thù là loại tội phạm có tính chống đối pháp luật rất cao, tính bí mật, khép kín, cắt đoạn và kéo dài của hoạt động phạm tội, tính liên quan, cấu kết chặt chẽ và nguỵ trang đa dạng giữa các đối tượng phạm tội, nên số vụ án về ma tuý chưa bị xử lý hình sự chiếm tỷ lệ rất cao tức là phần ẩn của tình hình tội phạm loại này không thể không tồn tại và chúng tồn tại ở 3 loại: Tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan, tội phạm ẩn thống kê
Như vậy phần ẩn của tình hình các tôi phạm về ma túy chiếm tỉ lệ không thể thấp Vấn đề đặt ra là cần phải hạn chế tỷ lệ ẩn của tội phạm này để có được cái nhìn tổng quát đầy đủ về thực trạng của tình hình tội các tội phạm về chất ma túy Từ đó mới có thể đề ra được biện pháp phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả
Trang 33Kết luận chương 1
Để đánh giá đúng THTP về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cần nghiên cứu cả về phần hiện và phần ẩn của tội phạm một cách bao quát, đồng bộ Không thể giới hạn việc nghiên cứu chỉ trong phạm vi số liệu đã xét xử (Số liệu thông kê thường xuyên), mà cần thiết phải sử dụng cả số liệu thống kê chuyên biệt (thống kê không t hường xuyên) và phải bằng sự phân tích các số liệu này so sánh với số liệu đã điều tra, truy tố với các số liệu về tình hình vi phạm pháp luật nói chung xảy ra trên địa bàn
Trang 34Chương 2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Tư tưởng phương pháp luận
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là tổng hợp những hiện tượng và quá trình xã hội tiêu cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
tư tưởng, tâm lý xã hội… của chế độ xã hội, từ đó làm phát sinh tình trạng tội phạm tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định… Giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm có những phạm vi ảnh hưởng khác nhau Trong thực tế việc phân định rõ đâu là nguyên nhân là điều kiện của tình hình tội phạm là việc hết sức khó khăn, phức tạp Điều kiện đưa đến tình hình tội phạm cũng là các hiện tượng xã hội tiêu cực, nhưng khác với nguyên nhân ở chỗ nó không làm phát sinh ra tội phạm mà nó chỉ tạo ra các hoàn cảnh thuận lợi cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tình hình tội phạm Trong thực tiễn cũng như trong lý luận, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm trong một
số trường hợp đối với hiện tượng này là nguyên nhân nhưng đối với hiện tượng tội phạm khác nó lại là điều kiện [38]
Về lý thuyết rõ ràng là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là hai phạm trù khác nhau, giữ vai trò khác nhau trong việc sinh ra kết quả tình hình tội phạm Thế nhưng trong lĩnh vực xã hội nói chung và tội phạm học nói riêng sự phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện chỉ mang tính chất tương đối Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm lại luôn đòi hỏi phải loại trừ cả những gì thuộc về nguyên nhân và loại trừ cả những gì thuộc
về điều kiện phát sinh tình hình tội phạm
Nguyên nhân và điều kiện còn là vấn đề của triết học và theo đó nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, một
Trang 35hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra sự biến đổi nhất định gọi là kết quả Nguyên nhân không phải là hiện tượng hay sự vật nào đó,
mà nguyên nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại Không có sự tác động qua lại thì không có nguyên nhân; để nguyên nhân sinh ra kết quả nào đó, cụ thể như tội phạm về ma tuý thì quá trình tương tác phải diễn ra trong điều kiện nhất định Điều kiện vốn không sinh ra kết quả, song điều kiện lại là yếu tố quan
trọng, tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy, tương tác để sinh ra kết quả Nguyên nhân của tình hình tội phạm về ma túy là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định làm phát sinh những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm về ma túy
Từ những lập luận trên, việc then chốt và khả thi của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ma túy là chỉ ra được các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm ma túy nói chung và trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng
2.2 Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy
Như đã phân tích tại chương 1, trong 345 vụ án với 410 bị cáo thì nhóm
bị cáo phạm tội ma túy từ dưới 18 đến 30 tuổi chiếm hơn 49,3% Trong độ tuổi này, con người bắt đầu bước vào và tự lập trong cuộc sống nhưng bản thân họ kinh nghiệm sống còn non trẻ cộng với đặc trưng tâm lý của tuổi này thích khám phá, thích thể hiện, ưa mạo hiểm, dễ bị tác động của các mặt tiêu cực
trong xã hội Trong sự tương tác giữa môi trường sống và con người, thì môi
trường sống giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách, lối ứng xử của con người, làm nảy sinh và tồn tại các loại hành vi của con người Môi trường sống gồm những điều kiện tự nhiên, địa lý và những điều kiện nhân tạo Chúng luôn tác động lẫn nhau làm môi trường sống của con người luôn biến đổi, gây tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma tuý nói riêng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Trang 362.2.1 Nguyên nhân và điều kiện thuộc môi trường sống
Về vấn đề môi trường sống ảnh hưởng thế nào tới tình hình tội phạm, các
nhà tội phạm học đều cho rằng, tội phạm và các vi phạm pháp luật không phải là những hiện tượng tự nhiên, mà là những hiện tượng xã hội phức tạp Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng chính những hành vi của con người, những hành vi cá nhân hoặc nhóm cá nhân có nhận thức đầy đủ
về hành vi của mình Thực tế, đối với mỗi hành vi phạm tội cụ thể đều có xuất phát từ những yếu tố tiêu cực xã hội, cái có thể được phân chia một cách đúng sai thành môi trường gia đình, môi trường nhà trường và môi trường xã hội rộng lớn với nhà nước là chủ thể quản lý
2.2.1.1 Môi trường gia đình
Gia đình là môi trường đầu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân của con người Lối sống, cách cư xử cũng như những quan điểm, quan niệm, những chuẩn mực đạo đức thậm chí điều kiện kinh tế trong gia đình sẽ quyết định đến việc hình thành những đặc điểm nhận thức đầu tiên rất quan trọng ở mỗi con người Chính những điều kiện không thuận lợi trong gia đình là những tác nhân vô cùng quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của người phạm tội
- Sự thiếu sót trong giáo dục của gia đình
Nhiều gia đình đã lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con em khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình Sự nuông chiều thái quá, không bắt lao động, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ, sống ích kỷ, ỷ lại Ngược lại có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con cái
có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành
hạ, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vị phạm pháp luật hình
sự mà cụ thể là tội phạm về ma túy
Trang 37Ngoài ra, có một số gia đình có tâm lý ỷ lại cho nhà trường và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục con cái, do bố mẹ mải lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ bị ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con em Có trường hợp con em bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút…mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã “muộn”
Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với mẹ kế hoặc bố dượng; có trường hợp mồ côi cả bố, mẹ phải ở với ông bà, anh chị em ruột, cô, dì, chú bác; sống một mình, sống lang thang Nhừng người trong hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật hình sự, cụ thể là tội phạm về ma túy
- Sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình trước và sau khi phạm tội Thiếu quan tâm của gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc để một người đi vào con đường vi phạm pháp luật hình sự, nhất là tội phạm về ma túy Qua nghiên cứu cho thấy chủ yếu là những người chưa thành niên phạm tội về ma túy chịu ảnh hưởng của nguyên nhân này, do họ rất ít nhận được sự quan tâm, giám sát của gia đình
Đa số khi người chưa thành niên có vấn đề về tâm lý, chán nản, bỏ học, lêu lổng, đua đòi ăn chơi, gia đình hoàn toàn không hay biết Chỉ khi vi phạm pháp luật rồi gia đình nhận được sự thông báo của cơ quan Công an, thì lúc đó lại trách mắng, chửi bới, thậm chí đánh đập họ, ít có bố mẹ tâm sự tìm hiểu lý do
vi phạm pháp luật của con mình, nên họ cũng ít nhận được lời khuyên mà chỉ nhận được những lời đe dọa, cảnh báo Số ít còn lại, người chưa thành niên vi phạm pháp luật về ma túy trong các gia đình có bố mẹ mải buôn bán làm giàu
Trang 38hoặc đi công tác thường xuyên Những người chưa thành niên này thường thiếu
kỹ năng sống, ít được bố, mẹ có thời gian tâm sự, họ có thừa vật chất, nhưng thiếu thốn về tình cảm, dao vậy nhiều người chưa thành niên ra ngoài muốn
“quậy phá” để tìm niềm vui ở bên ngoài, khi có hành vi quá mức dẫn đến vi phạm pháp luật
Ngoài ra, thái độ phản ứng của bố mẹ và các thành viên trong gia đình sau khi biết con em mình phạm tội về ma túy cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh thêm tội phạm về ma túy Số này chủ yếu là tái phạm Thái độ của gia đình sẽ tác động, ảnh hưởng một phần tới tâm sinh lý sửa chữa khuyết điểm của người phạm tội, cũng như vấn đề tiếp tục vi phạm pháp luật hình sự hoặc tái
vi phạm pháp luật hình sự Nếu như thái độ của gia đình đúng với tâm sinh lý của người phạm tội sẽ có tác dụng tốt, ngược lại thái độ của các thành viên trong gia đình tác động không đúng trạng thái tâm lý của người phạm tội sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực
- Tình trạng mâu thuẫn trong gia đình
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ phía những người thân trong gia đình, đặc biệt từ người cha, người mẹ Trước khi vi phạm pháp luật hình sự, cụ thể là tội phạm về ma túy, một số người đã phải chứng kiến sự mâu thuẫn (những hành vi đánh nhau, cãi nhau) của các thành viên trong gia đình mình (nhất là bố mẹ), những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý và là một phần nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự Hành vi cãi, đánh nhau trong gia đình do người bố gây ra sẽ ảnh hưởng nhiều nhất và xấu nhất đến tâm sinh lý, nhận thức đúng sai của con em, tác động lớn đến sự hình thành hành vi
vi phạm pháp luật hình sự của họ
Phần lớn những người phạm tội về ma túy có cảm giác buồn khi phải chứng kiến cảnh gia đình bất hòa, là những bậc phụ huynh không để ý đến suy nghĩ của con em, gián tiếp gây ra cho con em những suy nghĩ và tâm lý bất cần,
Trang 39không tin tưởng vào những điều tốt đẹp vì thế dễ dấn đến hành vi phạm tội Gia đình là mái ấm che chở khi con người gặp trắc trở trong cuộc sống, học tập, nhưng khi gia đình có mâu thuẫn, giông bão không còn là mái ấm thực sự của họ thì nơi đó chính là thảm hỏa tâm lý đẩy họ đi đến mất niềm tin, chán nản và tất yếu đi đến hành động tiêu cực – vi phạm pháp luật hình sự nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng
- Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nhất là tội phạm về ma túy
Thực tế đa số cho thấy những đối tượng phạm tội về ma túy đều là những người mắc nghiện, đang mắc nghiện hoặc có nhân thân xấu, ít nhiều có kinh nghiệm trong việc đối phó với pháp luật Để thực hiện hành vi phạm tội trót lọt, các đối tượng này thường rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ những người thân trong gia đình tham gia Thậm chí có những gia đình vợ, chồng, anh, chị, em, con, cháu đều tham gia vào con đường buôn bán ma túy vì tính chất siêu lợi nhuận của loại “ hàng hóa” này mang lại
Sống trong môi trường gia đình đang có những người mắc nghiện hoặc tham gia mua bán, vận chuyển ma túy sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật, coi thường những giá trị của đạo đức xã hội Việc tiếp xúc và chứng kiến những hành vi phạm tội diễn ra hàng ngày mà không bị pháp luật xử lý sẽ dẫn tới không nhận thức được sự sai trái của hành vi cũng như mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội ấy
2.2.1.2 Môi trường nhà trường
Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của
cá nhân dần dần mở rộng phạm vi, không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học Do đó nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
Trang 40phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân Những nhân tố không lành mạnh đó
có thể kể đến như:
+ Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trưởng có nguy cơ lan rộng Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kẻo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội ) Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa ừẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo vói bố mẹ, bỏ nhà đi hoang và dần dần đi vào con đường phạm tội
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội
+ Nhà trường là một môi trường giáo dục quan trọng để giúp cho con người hình thành nhân cách, định hướng cho các em trong cuộc sống sau này Nếu không được giáo dục một cách toàn diện, lại sớm phải va chạm với thực tế cuộc sống khó khăn, dễ dẫn các em vào con đường phạm tội Mặt khác, trong những năm vừa qua, nhà trường chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy kiến thức
cơ bản về văn hóa, khoa học, kỹ thuật; việc giáo dục nhân cách cho các em chưa thực sự được quan tâm Trong mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh Bên cạnh đó, trong học đường còn có một số tiêu cực, chính những tiêu cực này đã hình thành trong tâm hồn các em những nhận thức sai lệch về chuẩn mực xã hội, dẫn đến sự chán đời, lười học và bỏ học, từ đó nảy sinh tình trạng tụ tập, đàn đúm thực hiện