Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua việc làm rõ mức độ, cơ cấu, động thái và tính chất của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân của t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LƯƠNG THỊ VŨ HẰNG
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Tội phạm học & Phòng ngừa tội phạm
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lương Thị Vũ Hằng
Trang 3DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về
ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Bảng 1.2: Số vụ và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm ma túy và về tội
phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Bảng 1.3: Chỉ số NPT về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên 100.000
dân (2013-2017)
Bảng 1.4: Số vụ, số người phạm tội về ma túy đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn
thành phố Hải Phòng và toàn quốc (2013-2017)
Bảng 1.5: Số vụ, số bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và một số địa phương khác (2013-2017)
Bảng 1.6: Số vụ và số người phạm tội ở giai đoạn khởi tố, điều tra và xét xử
trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Bảng 1.7: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Bảng 1.8: Cơ cấu theo loại tội phạm của tội phạm về ma túy
Bảng 1.9: Mức áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Bảng 1.10: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.11: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo hình thức thực hiện tội
phạm
Bảng 1.12: Thống kê số lượng các loại chất ma túy đã thu giữ trong các vụ án
về ma túy
Bảng 1.13: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo động cơ phạm tội
Bảng 1.14: Cơ cấu của các tội phạm về ma úy theo độ tuổi
Bảng 1.15 : Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo đặc điểm giới tính
Bảng 1.16: Số người phạm tội về ma túy lần đầu và tái phạm, tái phạm nguy
hiểm
Bảng 1.17: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo trình độ văn hoá
Bảng 1.18: Số vụ, số người phạm tội về ma túy ở thành phố Hải Phòng.
Bảng 1.19: Diễn biến của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Bảng 1.20: Diễn biến của cơ cấu theo chất ma túy đã thu giữ
Bảng 1.21: Diễn biến của cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng 1.22: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện
ma túy
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Số vụ/người phạm tội ma túy và phạm tội nói chung trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Biểu đồ 1.2: Số vụ và số người phạm tội ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và toàn quốc (2013-2017)
Biểu đồ 1.3: Số vụ và số người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và một số địa phương khác (2013-2017)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại tội phạm của các tội phạm về ma túy
Biểu đồ 1.5: Mức áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu số vụ ma túy theo theo địa bàn phạm tội
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu số người phạm tội ma túy theo địa bàn phạm tội
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo hình thức thực hiện tội
phạm
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo chất ma túy, số lượng ma
tuý bị phát hiện, thu giữ
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của số vụ ma túy theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của số vụ ma túy theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của các tội phạm về ma úy theo độ tuổi
Biểu đồ 1.13 : Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo đặc điểm giới tính
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo trình độ văn hoá
Biểu đồ 1.15: Số vụ, số người phạm tội về ma túy ở thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2013-2017
Biểu đồ 1.16: Diễn biến của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Biểu đồ 1.17: Diễn biến của cơ cấu theo chất ma túy đã thu giữ
Biểu đồ 1.18: Diễn biến của cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Biểu đồ 1.19: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người
nghiện ma túy
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
5 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
7 Bố cục của luận văn 4
Chương 1 5
TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013-2017 5
1.1 Thực trạng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng 5
1.1.1 Thực trạng về mức độ các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 5
1.1.1.1 Tội phạm rõ 6
1.1.1.2 Tội phạm ẩn .12
1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 15
1.1.2.1 Cơ cấu theo tội danh 16
1.1.2.2 Cơ cấu theo loại tội phạm .17
1.1.2.3 Cơ cấu theo hình phạt áp dụng đối với người phạm tội 18
1.1.2.4 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 19
1.1.2.5 Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm 21
1.1.2.6 Cơ cấu theo chất ma túy, số lượng ma tuý bị phát hiện, thu giữ 22
1.1.2.7 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 24
Trang 71.1.2.8 Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân người phạm tội 25
1.2 Diễn biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng 29
1.2.1 Diễn biến về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 29
1.2.2 Diễn biến về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 30
1.2.2.1 Cơ cấu theo tội danh 30
1.2.2.2 Cơ cấu theo loại, chất ma túy 31
1.2.2.3 Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 33
1.2.2.4 Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội là người nghiện ma túy .34
Chương 2 38
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 38
2.1 Nguyên nhân liên quan đến vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội ở Hải Phòng 38
2.2 Nguyên nhân liên quan đến môi trường sống 41
2.2.1 Môi trường gia đình 41
2.2.1.1 Những xung đột trong gia đình 41
2.2.1.2 Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc nghiện ma túy hoặc trực tiếp có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy 41
2.2.2 Môi trường nhà trường 41
2.2.3 Môi trường xã hội với Nhà nước là chủ thể quản lý 43
2.2.3.1 Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế 44
2.2.3.2 Vấn đề quản lý lao động, giải quyết việc làm 44
2.2.3.3 Công tác tuyên truyền giáo dục và thực hiện pháp luật chưa đồng bộ, hiệu lực quản lý nhà nước còn thấp 45
2.3 Nguyên nhân từ bản thân người phạm tội 45
2.3.1 Ý thức pháp luật của cá nhân 45
2.3.2 Những sai lệch trong quá trình động cơ hoá hành vi 47
Trang 82.4 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý chất ma túy và quản lý đối tượng sau cai nghiện
48
2.5 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 50
Kết luận chương 2 53
Chương 3 56
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 56
3.1 Giải pháp về kinh tế-xã hội 56
3.2 Giải pháp về giáo dục con người và nâng cao hiệu quả cong tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật 57
3.3 Giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý chất ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý đối tượng sau cai nghiện 60
3.4 Giải pháp liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 62
Kết luận chương 3 65
KẾT LUẬN 68
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới Ở Việt Nam ma túy vẫn đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng Ma túy không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hòa trong gia đình
mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tội phạm và tệ nạn xã hội khác, gây mất trật tự, an toàn xã hội Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ
Là thành phố Cảng, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế, thành phố Hải Phòng trở thành địa bàn lý tưởng cho tội phạm ma túy đặc biệt là hoạt động tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy Các đối tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy thường lấy Hải Phòng là địa điểm trung chuyển để tổ chức thành nhiều đường dây ma túy xuyên quốc gia, có đông người tham gia, tính chuyên nghiệp cao, ngụy trang rất tinh vi dưới nhiều hình thức nhằm che giấu các cơ quan chức năng Các tụ điểm, các đường dây tội phạm về ma túy phát triển nhanh và phức tạp tới mức khiến Hải Phòng trở thành một trong trong những địa phương “điểm nóng” về tệ nạn và tội phạm ma túy Tính trung bình mỗi năm có khoảng hơn 370 vụ án hình sự về ma túy xảy ra trong đó có khoảng gần
360 vụ thuộc tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Trước nguy cơ tội phạm và tệ nạn ma túy như vậy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã phối hợp đồng bộ với các ngành đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy và phát động toàn dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy Bằng thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống ma túy; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy của Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21 – CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác, phòng, chống và kiểm soát
ma túy trong tình hình mới”, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Công văn số
Trang 10761/CV/TU ngày 02/5/2008; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 13/7/2018 và Kế hoạch số 128 ngày 14/6/2017 để chỉ đạo tổ chức quán triệt, nghiên cứu và triển khai chương trình phòng, chống ma túy theo tình hình mới Các cơ quan, sở ban ngành chức năng đều có những kế hoạch cụ thể
để triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống ma túy hàng năm Việc thực hiện các Luật, Chỉ thị, kế hoạch về phòng, chống ma túy đã góp phần không nhỏ cho việc ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn ma túy Tuy vậy, trên thực tế, tội phạm về ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp và khó kiểm soát Thực tế này thôi thúc sự nghiên cứu cụ thể và chi tiết đối với tội phạm về ma túy đã và đang xảy ra phổ biến và cũng là nghiêm trọng ở Hải phòng với mục đích ngăn chặn và loại trừ nó
Với cách nhìn nhận như vậy, đề tài “Phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng” đã được lựa chọn để nghiên cứu và thực hiện dưới dạng
một luận văn thạc sỹ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phòng, chống tội phạm về ma túy ở trong nước cũng như ở nước ngoài
Có thể kể đến các công trình ở trong nước:
- Ở cấp độ luận án tiến sỹ, có các công trình nghiên cứu như: “Tội phạm về ma túy, thực trạng nguyên nhân và giải pháp” (2005) của tác giả Vũ Quang Vinh; “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy ở Việt Nam (2007) của tác giả Nguyễn Tuyết Mai
- Ở cấp độ luận văn thạc sỹ, có các công trình nghiên cứu như: “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Minh Cầm; “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” (2009) của tác giả Đỗ Tiến Dũng; “Đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội” (2010) của tác giả Trần Thị Minh
- Ở dạng bài tạp chí, nhiều bài viết về ma túy và tội phạm về ma túy được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Luật học; Tòa án nhân dân; kiểm sát;
Trang 11Nhà nước và Pháp luật cũng đã được tác giả Luận văn lưu tâm nghiên cứu, trong
đó có thể kể đến các bài như bài “Cần hoàn thiện một số quy định trong BLHS về
các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”
của tác giả Nguyễn Văn Trượng – Tạp chí kiểm sát số 4/2009; bài “Một số vấn đề
liên quan đến hướng dẫn áp dụng Điều 194 BLHS” của tác giả Cao Thị Oanh – Tạp
chí luật học số 9/2012
Các công trình khoa học nói trên đều nghiên cứu về các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên phạm vi cả nước hoặc một địa bàn cụ thể, đều có giá trị kế thừa đối với việc triển
khai nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn Hải Phòng”
Tính mới của đề tài này thể hiện ở không gian Hải Phòng và thời gian nghiên cứu tình hình tội phạm từ năm 2013 đến năm 2017
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tội phạm về ma túy trên địa bàn Hải Phòng Thông qua việc làm rõ các khách thể nghiên cứu của đề tài, Luận văn phải làm rõ được quy luật vận động của loại tội phạm mà đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lý luận về cơ chế hành vi phạm tội
* Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học đối với tội phạm về ma túy
- Về mặt thời gian, Luận văn có sử dụng số liệu thống kê tội phạm của Công
an thành phố Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến 2017
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc làm rõ mức độ, cơ cấu, động thái và tính chất của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân của tội phạm này, đề tài phải đưa ra được hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm mà
đề tài nghiên cứu, đảm bảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Trang 125 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hiện đại và cụ thể, như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, lịch sử, thống kê hình sự, nghiên cứu hồ sơ
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu tội phạm học đầu tiên đối với tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2013-2017 Kết quả đạt được của Luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố
Luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy, nghiên cứu, học tập về chuyên ngành tội phạm học
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về ma
túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Trang 13Chương 1 TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013-2017
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị
bởi hai yếu tố, đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến Trong đó, “thực trạng phản
ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động” 2
Để đánh giá được tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2013-2017, tác giả phải làm rõ thực trạng và diễn biến của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2013-2017
1.1 Thực trạng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
thực trạng của tội phạm do đó chính là nghiên cứu hai đặc điểm của thực trạng: đặc điểm về mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số lượng người phạm tội và đặc điểm về tính chất được phản ánh quá các cơ cấu của tội phạm cũng như của người phạm tội
1.1.1 Thực trạng về mức độ các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 100
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 112
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 112
Trang 141.1.1.1 Tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống
chủ yếu thông qua số liệu thống kê hình sự sơ thẩm về tội phạm này của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bản thành phố Hải Phòng và có sự so sánh với một số số liệu liên quan khác
Ở phần này, tác giả nêu ra số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến 2017 về số vụ án phạm tội về ma túy bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bản thành phố và số người phạm tội Từ đó tính được số liệu trung bình mỗi năm về số vụ và số người phạm tội được thể hiện thông qua bảng số liệu
và biểu đồ:
Bảng số 1.1: Số vụ và số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm
về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy trong thời gian từ năm 2013-2017 trên toàn thành phố Hải Phòng, TAND hai cấp đã xét xử 1.878 vụ với 2.284 bị cáo Trung bình mỗi năm ở thành phố Hải Phòng đã xét xử 376 vụ với khoảng 457 bị cáo
Ở đây, thuật ngữ được sử dụng trong tố tụng đối với tội phạm là “vụ” và đối với người phạm tội là “bị cáo”, mặc dù hai thuật ngữ này không hoàn toàn đồng nghĩa với thuật
5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 102
Trang 15ngữ “tội phạm” và “người phạm tội” nhưng trong phạm vi và phục vụ cho mục đích của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tạm thời đồng nhất các thuật ngữ này
Những con số trên phần nào đã khái quát được thực trạng về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Tuy nhiên, để đánh giá chính xác và đầy đủ thực trạng về mức độ của các tội phạm về
ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tác giả đặt những số liệu trên trong sự phân tích, so sánh với những số liệu có liên quan
Thứ nhất, so sánh thực trạng các tội phạm về ma túy với thực trạng tội phạm
nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 để thấy rõ mức
độ phổ biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn này
Bảng số 1.2: Số vụ và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm về tội phạm ma túy và về
tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Năm
Số vụ (1)
Số bị cáo (2)
Số vụ (3)
Trang 16Biểu đồ 1.1: Số vụ/người phạm tội ma túy và phạm tội nói chung trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Qua bảng số liệu 1.2, trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 trên toàn thành phố Hải Phòng đã xảy ra 5.139 vụ phạm tội nói chung với tổng số 8.172 bị cáo trong đó có 1.878 vụ phạm tội về ma túy với 2.284 bị cáo, chiếm 36,5% về số
vụ và 27,9% về số bị cáo trên toàn thành phố Đây là một tỷ trọng lớn trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung
Một thông số khác phản ánh thực trạng về mức độ của tội phạm rõ là chỉ số
phạm tội “Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm
xem xét dựa trên bảng số liệu và biểu đồ và tính ra chỉ số tội phạm trên 100 nghìn người dân
Chỉ số người phạm tội về ma tuý được tính như sau: Số người phạm tội về ma tuý của từng năm nhân với 100.000 chia cho số dân trong cùng 1 năm tương ứng Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây Bảng này cho thấy chỉ số tội phạm về ma tuý trung bình trong giai đoạn 2013-2017 là 23 Điều này có nghĩa cứ 100.000 người thì có 23 người phạm tội về ma tuý
6
Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị hành chính, Hà Nội, tr.154
Trang 17Bảng số 1.3: Chỉ số NPT về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên
(Nguồn: Tổng cục thồng kê, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng)
Thứ hai, so sánh thực trạng các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng với thực trạng các tội phạm về ma túy trên toàn quốc giai đoạn 2013-2017
Bảng số 1.4: Số vụ, số người phạm tội về ma túy đã bị xét xử sơ thẩm trên địa
bàn thành phố Hải Phòng và toàn quốc (2013-2017)
Năm
Số vụ (1)
Số NPT (2)
Số vụ (3)
Trang 18Biểu đồ 1.2: Số vụ và số người phạm tội ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và toàn quốc (2013-2017)
Bảng 1.4 cho thấy tỷ lệ số vụ và số người phạm tội về ma tuý bị xét xử sơ thẩm hình sự hàng năm ở thành phố Hải Phòng, tính trung bình chiếm 2,56% và 2,44% so với số vụ và số người phạm tội này xảy ra trên toàn quốc Con số trên cho thấy tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tình hình tội phạm về ma túy trên phạm vi toàn quốc (với 63 tỉnh thành)
Thứ ba, so sánh thực trạng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Hải Phòng với thực trạng của các tội phạm về ma túy trên địa bàn ở hai tỉnh có vị trí địa lý liền kề và đặc điểm kinh tế xã hội, dân số tương đối tương đồng với thành phố Hải Phòng là tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương giai đoạn 2013-2017
Bảng số 1.5: Số vụ, số bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và một số địa phương khác (2013-2017)
Trang 19(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.3: Số vụ và số người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và một số địa phương khác (2013-2017)
Nhìn vào bảng số liệu 1.5 ta thấy: Tình hình tội phạm về ma túy trong 5 năm qua trên địa bàn thành phố Hải Phòng với hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương có sự chênh lệch rõ rệt Số vụ, người phạm tội bị xét xử ở Hải Phòng thường ít hơn so với Quảng Ninh nhưng cao hơn nhiều so với Hải Dương Cá biệt, năm 2017, số vụ và người phạm tội bị đưa ra xét xử của Hải Dương tăng cao đột biến, cao hơn hẳn so với Hải Phòng và Quảng Ninh
Trang 201.1.1.2 Tội phạm ẩn
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
Tội phạm về ma túy là loại tội phạm thường có tính bí mật, khép kín; hoạt động phạm tội cắt đoạn và kéo dài; có sự cấu kết chặt chẽ và ngụy trang đa dạng giữa các đối tượng phạm tội, nên chắc chắn phần ẩn của tình hình tội phạm loại này
là không nhỏ
Qua việc áp dụng khái niệm tội phạm ẩn nêu trên vào tình hình các tội phạm
về ma túy, có thể rút ra một số nhận định sau đây:
- Về các tội phạm đã xảy ra mà thông tin về nó đã được các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự biết, nhưng vì những lý do khác nhau không bị xử
lý về hình sự: Tội phạm ẩn loại này có thể có ở mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng hình sự nhưng thường hay xảy ra ở giai đoạn khởi tố, điều tra còn giai đoạn truy tố, xét xử có xảy ra nhưng sẽ rất ít và không đáng kể Để nhận định vấn đề này, tác giả
đã sư tầm số liệu ở cả ba giai đoạn tố tụng và so sánh chúng với nhau, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.6: Số vụ và số người phạm tội ở giai đoạn khởi tố và xét xử trên địa
bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Trang 21Có thể nhận thấy rất rõ, con số về số vụ và số người giảm theo các giai đoạn tố tụng từ điều tra đến xét xử Điều này là hợp lý vì trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng tiến hành điều tra, truy tố nhưng vì nhiều lý do nên phải đình chỉ vụ án Tuy nhiên, không loại trừ trong số những vụ này, có những tội phạm thực sự đã xảy
ra trên thực tế Có thể lấy một ví dụ rất điển hành đối với các tội phạm về ma túy,
đó là khi cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin bằng tố giác, tin báo về tội phạm nhưng do một số cán bộ làm công tác xác minh, trinh sát chưa làm triệt để hoặc chưa nhận thức đúng và đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này nên có rất nhiều trường hợp không xác minh được hành vi phạm tội hoặc sơ hở để người phạm tội phát hiện ra, đã nhanh chóng tẩu táng tang vật Trường hợp này thực tế ít xảy ra nhưng không phải là không có
- Về các tội phạm đã xảy ra trong thực tế, song các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự không có thông tin về chúng: Có thể khẳng định rằng, đối với các tội phạm về mà túy, đặc biệt là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma tuý, thì loại tội phạm ẩn này là chủ yếu và nó xuất phát từ ba lý do sau:
+ Do đặc điểm về phương thức, thủ đoạn phạm tội: Phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này hết sức táo bạo, tinh vi, hình thành nhiều đường dây phạm tội ma túy xuyên quốc gia, đông người tham gia có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp cao Việc trao đổi, mua bán ma túy thường được sử dụng công nghệ cao, vận chuyển bằng nhiều phương tiện, ngụy trang rất tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau như:
ma túy giấu trong hàng hóa cồng kềnh, hộp nước uống, nước giải khát, hộp phấn rôm, nước gội đầu, trong bột quặng thạch cao, đế giầy dép, yên xe, cốp xe, dưới đệm ghế ô tô, các bao hàng lương thực, đặc biệt có trường hợp còn cất giấu ma túy vào vùng kín của phụ nữ Việc giao, nhận ma túy thường không tiến hành trực tiếp, có sự phân chia vai trò, nhiệm vụ để đảm bảo an toàn, có đối tượng làm nhiệm vụ cảnh giới, có đối tượng mang ma túy cất giấu tại một điểm, sau đó có đối tượng khác đến lấy Các địa điểm bán ma túy lẻ thường được thực hiện ở các khu nhà lấn chiếm có hình thức bên ngoài giống nhau, bên trong có các ô thoáng thông nhau để dễ dàng tẩu táng vật chứng khi bị phát hiện Việc giao dịch mua bán thông
Trang 22qua các ô thoáng, người mua không thể nhìn thấy đối tượng bán ma túy cho mình Thời gian gần đây, các đối tượng mua bán ma túy thường sử dụng nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí làm địa điểm giao dịch để tránh sự theo dõi và phát hiện của lực lượng chuyên trách và quần chúng nhândân
+ Do đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Các tội phạm thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với quy mô lớn thường là các đối tượng phạm tội nhiều lần, tái phạm với thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội tinh vi, mang tính chuyên nghiệp Bằng việc thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, chủ thể của tội phạm hình thành phương thức, thủ đoạn tinh vi có tính chất chống đối pháp luật cao, chủ động tạo ra tình huống để phạm tội và dần hình thành thủ đoạn thực hiện và che giấu hành vi phạm tội rất tinh xảo Trong thực tế, không ít trường hợp đối tượng đã thực hiện trót lọt hàng chục hành vi phạm tội mới bị phát hiện xử lý Điển hình là những trường hợp sử dụng người thân trong gia đình tham gia vào các mắt xích giao, nhận ma túy, sử dụng trẻ chưa thành niên, người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, người bị nhiễm HIV tham gia vào việc vận chuyển và mua bán lẻ ma túy
+ Do nhân chứng: Việc tố giác về tội phạm của công dân, người có biết về những tình tiết của vụ án đã xảy ra, đóng vai trò to lớn trong việc phát hiện tội phạm Vì thế cần chú trọng đến những biện pháp thích ứng nhằm phát huy được tính tích cực của mọi công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Chừng nào người dân còn thờ ơ, còn ngại tiếp xúc với cơ quan pháp luật, còn sợ bị trả thù hay băn khoăn lo ngại bị đánh giá về đạo đức khi tố giác hoặc báo tin về tội phạm mà mình biết rõ thì tỷ lệ tội phạm ẩn còn cao Thực tế làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho thấy, có một số vụ án tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép chất ma túy xảy ra, có nhân chứng tận mắt chứng kiến, nhưng do có mối quan hệ gia đình hoặc sợ bị trả thù hoặc do nể nang nên họ không báo cho cơ quan chức năng, có trường hợp sau này vụ án được phát hiện thì nhân chứng lại trở thành bị can của vụ án Không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm
Trang 23- Về các tội phạm chưa có trong thống kê hình sự: là một loại tội phạm ẩn chủ quan, bao gồm những hành vi phạm tội đã bị xử lý hình sự, song vì quy định của thống kê còn có sai sót hoặc quy định chưa hợp lý nên nó đã bị đẩy ra ngoài con số thống kê hình sự Tội phạm ẩn thống kê sẽ xảy ra trong các trường hợp phạm nhiều tội mà trong đó có tội phạm nghiêm trọng hơn tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy Ví dụ, trong cùng một vụ án, bị cáo vừa thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, vừa thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả chết người Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều xác định bị cáo phạm hai tội, là tội mua bán trái phép chất ma túy và Chống người thi hành công vụ Nhưng khi làm công tác báo cáo thống kê theo biểu mẫu thống kê của ngành toà án, thì về nguyên tắc bao giờ cũng thống kê “vụ án và bị cáo theo tội danh nghiêm trọng nhất và hình phạt cao nhất” Khi đó trong biểu mẫu thống kê sẽ chỉ xuất hiện
1 vụ án với tội danh là Chống người thi hành công vụ, còn tội mua bán trái phép chất ma túy sẽ không được đưa vào số liệu thống kê Như vậy, trong trường hợp này tội mua bán trái phép chất ma túy đã bị ẩn
Những số liệu thống kê mà chúng ta có được về số vụ và người phạm tội về
ma tuý bên cạnh việc phản ánh năng lực hoạt động và thành tích của các cơ quan thi hành pháp luật, cũng chỉ phản ánh một phần (tội phạm rõ) của tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Như vậy phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy chiếm tỉ lệ không hề thấp Vấn đề đặt ra là cần phải hạn chế tỷ lệ ẩn của tội phạm này để có được cái nhìn tổng quát đầy đủ về thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy Từ đó mới có thể
đề ra được biện pháp phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả
1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét
về tính chất của tội phạm
Trang 241.1.2.1 Cơ cấu theo tội danh
Bảng 1.7: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)
1.792 (95,42%)
2.127 (93,12%) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy (Điều 195)
2 (0,11%)
4 (0,18%) Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyên, mua bán
các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản
xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
196)
3 (0,16%)
3 (0,13%)
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
(Điều 197)
79 (4,20%)
147 (6,44%) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy (Điều 198)
2 (0,11%)
3 (0,13%)
(100%)
2.284 (100%)
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Qua thống kê cơ cấu theo tội danh cho thấy tội tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm số lượng và tỷ lệ gần như tuyệt đối 95,42% về
số vụ và 93,12% về số người phạm tội Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao thứ hai vớ 4,2% về số vụ và 6,44% về số người phạm tội Còn lại,
tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy ở mức không đáng kể, dao động từ 0,11% đến 0,18% cả về số vụ và số người phạm tội
Trang 251.1.2.2 Cơ cấu theo loại tội phạm
Bên cạnh việc xem xét cơ cấu tội phạm ma túy theo tội danh thì còn cần phải xem xét cơ cấu theo loại tội phạm Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 phân chia tội phạm thành 4 loại tương ứng và phù hợp tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Thông qua tỉ lệ và tương quan giữa các loại tội phạm có thể đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tình hình các tội phạm về ma túy
Bảng 1.8: Cơ cấu theo loại tội phạm của tội phạm về ma túy
trọng
Nghiêm trọng
Rất nghiêm trọng
Đặc biệt nghiêm trọng
Tổng số:
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại tội phạm của các tội phạm về ma túy
Trong tổng số các vụ án Tòa án hai cấp đã xét xử từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy tội phạm nghiêm trọng chiểm tỷ lệ cao nhất là 72,53%, tiếp đến là tội rất nghiêm trọng với tỷ lệ 27,29%, cuối cùng là tội đặc biệt nghiêm trọng có tỷ lệ thấp nhất là 0,18% và đặc biệt không có tội phạm nào thuộc loại tội ít nhiêm trọng
Trang 26Đáng chủ ý là tỷ lệ các loại tội phạm từ nghiêm trọng trở lên chiếm tuyệt đối (100%), điều này chứng tỏ các tội phạm về ma túy có tính chất nguy hiểm cao trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.1.2.3 Cơ cấu theo hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
Bảng 1.9: Mức áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Năm Từ 3 năm tù
trở xuống
Từ trên 3 năm đến 7 năm tù
Từ 7 năm đến 15 năm tù
Từ trên 15 năm đến
20 năm tù
2013 (478 = 100%)
191 (39,96)
126 (26,36)
160 (33,47)
1 (0,21)
2014 (418 = 100%)
166 (39,71)
152 (36,36)
99 (23,68)
1 (0,25)
2015 (431 = 100%)
169 (39,20)
128 (29,70)
132 (30,63)
2 (0,47)
2016 (464 = 100%)
235 (50,65)
123 (26,50)
106
2017 (462 = 100%)
233 (50,40)
111 (24)
640 (28,41)
615 (27,29)
4 (0,18)
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.5: Mức áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Trang 27Trong 05 năm nghiên cứu, Tòa án nhân dân các cấp ở Hải Phòng đã xét xử 1.878 vụ, 2.284 người phạm tội, trong đó có 298 vụ án điểm được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và xét xử lưu động tại các địa bàn phức tạp về ma túy Đặc biệt, khi đưa ra xét xử, không có vụ nào Tòa án tuyên không tội, không có vụ nào Tòa án xử trái với quan điểm truy tố của VKS, không có vụ nào bị kháng cáo, sửa, hủy án Các bị cáo bị áp dụng hình phạt dưới
03 năm tù chiếm 44,12%; từ 3 năm đến 7 năm tù chiếm 28,41%; từ 7 năm đến 15 năm tù chiếm 27,29%; từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù chiếm 0,18% Ngoài ra, các tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy đều bị phạt bổ sung số tiền từ 5 đến 7 triệu đồng Có thể thấy mức hình phạt đối với tội phạm về ma túy được xét xử khá nghiêm khắc, tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ thực hiện
1.1.2.4 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Địa bàn phạm tội là một cơ cấu quan trọng, thể hiện phân bổ của tội phạm theo địa bàn Với những đặc điểm đặc thù của địa bàn có mối quan hệ mật thiết với tần suất phạm tội, có thể xác định những nhân tố là phát sinh tội phạm và qua đó tìm ra hướng phòng ngừa hiệu quả
Bảng 1.10: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo theo địa bàn phạm tội
Trang 28(Nguồn: Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu số vụ ma túy theo theo địa bàn phạm tội
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu số người phạm tội ma túy theo địa bàn phạm tội
Trang 29Qua bảng số liệu trên phác hoạ một bức tranh chung về tình hình tội phạm về
ma túy của 15 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian từ năm 2013-2017 Ta thấy tội phạm này xảy ra nhiều nhất ở quận Lê Chân, huyện Thủy Nguyên đứng thứ hai nhưng ít hơn quận Lê Chân 169 vụ, 148 người phạm tội, tiếp theo là các quận nội thành của thành phố như Hải An, Ngô Quyền, Hồng Bàng
1.1.2.5 Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm - phạm tội riêng lẻ và phạm tội dưới hình thức đồng phạm - cũng phản ánh tính chất của tội phạm về ma túy ở địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 1.11: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo hình thức thực hiện tội
Trang 30Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo hình thức thực hiện tội
phạm
Đó là kết quả khảo sát của tác giả đối với 100 bản án được lựa chọn ngẫu nhiên, xét xử các vụ phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn nghiên cứu Theo đó, số vụ phạm tội về ma túy riêng lẻ và đồng phạm không có sự chênh lệch lớn Phạm tội riêng lẻ chiếm 58%, đồng phạm chiếm 42%
Tỷ trọng phạm tội riêng lẻ cao hơn đồng phạm 16%
1.1.2.6 Cơ cấu theo chất ma túy, số lượng ma tuý bị phát hiện, thu giữ
Hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngoài các chất ma túy truyền thống như heroin còn xuất hiện rất nhiều loại ma túy khác nhau như ma túy đá, thuốc lắc… Tuy nhiên để dễ phân biệt trên cơ sở đọc bản án, ta có thể sắp xếp các loại ma túy và ba nhóm ma túy là: Ma túy tự nhiên như sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của chúng (thuốc phiện, cần sa, coocain); Ma túy bán tổng hợp điển hình là Heroin; Ma túy tổng hợp là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần như thuốc lắc, ma túy đá methaphetamine
Trang 31Bảng 1.12: Thống kê số lượng các loại chất ma túy đã thu giữ trong các vụ án
về ma túy
hợp
Hóa chất khác
(Nguồn: Đội Cảnh sát điều tra Tội phạm về ma tuý – Công an thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của các tội phạm về ma túy theo chất ma túy, số lượng
ma tuý bị phát hiện, thu giữ
Theo số liệu thống kê cho thấy trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến năm 2017 tổng số thu giữ ma túy gam 4.952,615 hêrôin, 3.151,07 gam hoa lá cần sa, 27.095,2435 gam Methamphetamine+ Ketamine+ MDMA, 14.890 gam hóa chất dùng để sản xuất ma túy Ma túy tổng hợp là loại chất phổ biến nhất trong giai đoạn 2013-2017 được các đối tượng phạm tội về ma túy hướng đến
Hêrôin được vận chuyển chủ yếu từ các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình
và các tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang về Hải Phòng, về các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ Ma túy tổng hợp
Trang 32được vận chuyển chủ yếu từ Trung Quốc về Hải Phòng tiêu thụ và chuyển tiếp đi các tỉnh khác tiêu thụ Những lượng nhỏ ma túy tổng hợp, cần sa dưới hình thức quà, bưu phẩm, bưu kiện gửi từ Anh, Mỹ, Canada, Séc… về Hải Phòng tiêu thụ
1.1.2.7 Cơ cấu theo động cơ phạm tội
Theo khảo sát của tác giả với 100 bản án (100 vụ/145 bị cáo) do Tòa án hai cấp xét xử trong giai đoạn nghiên cứu, ta có có số liệu sau
Bảng 1.13: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo động cơ phạm tội
(92%)
132 (91,1%)
(8%)
13 (8,9%)
(100%)
145 (100%)
(Nguồn: 100 bản án ngẫu nhiên)
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của số vụ ma túy theo động cơ phạm tội
Trang 33Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của số vụ ma túy theo động cơ phạm tội
Có thể nói, động cơ, mục đích chủ yếu của việc thực hiện các tội phạm về ma túy trong 100 bản án ngẫu nhiên mà tác giả nghiên cứu là do lợi nhuận mà việc thực hiện tội phạm đem lại (92% về số vụ, 91,1% về số người), chỉ có một bộ phận nhỏ là vì để thỏa mãn cơn nghiện (8% về số vụ, 8,9% về số người) Tuy nhiên, có thể nhận thấy hai loại động cơ, mục đích này không tách rời, việc nhằm thỏa mãn cơn nghiện không loại trừ mục tiêu lợi nhuận và ngược lại Cũng có thể hai loại động cơ, mục đích này cùng song song tồn tại
1.1.2.8 Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân người phạm tội
Cơ cấu theo độ tuổi: Nghiên cứu số liệu thống kê cho ta biết được độ tuổi của
các đối tượng bị kết án
Bảng 1.14: Cơ cấu của các tội phạm về ma úy theo độ tuổi
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của các tội phạm về ma úy theo độ tuổi
Trang 34Bảng 1.14 cho thấy, trong giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhóm người phạm các tội về ma túy có độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ cao nhất
và gần như tuyệt đối (92%) Nhóm người phạm tội có tỷ lệ cao thứ hai là độ tuổi từ
đủ 18 tuổi đến 30 tuổi, chiếm 7,4%; nhóm người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, chiếm
tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 0,6% Như vậy, nhóm người phạm tội từ 18 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất cao trong số những người phạm các tội về ma túy (trên 99%), điều này cho thấy loại tội phạm này chủ yếu được thực hiện bởi các đối tượng trong độ tuổi đã thành niên
Cơ cấu theo giới tính
Kết quả thống kê của TAND thành phố Hải Phòng cho thấy trong 5 năm (2013-2017) trong tổng số 2.284 người phạm tội đã bị xét xử phạm tội về ma túy có đến 2.218 người là nam giới chiếm 97,1% và chỉ có 66 người là nữ giới (chiếm 2,9%) Tỷ trọng nam giới thực hiện loại tội phạm này có thể nói gần như áp đảo
Bảng 1.15 : Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo đặc điểm giới tính
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.13 : Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo đặc điểm giới tính
Trang 35Cơ cấu theo đặc điểm tái phạm và tái phạm nguy hiểm
Bảng 1.16: Số người phạm tội về ma túy lần đầu và tái phạm, tái phạm nguy
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Số liệu thống kê trong thời điểm 5 năm (2013 - 2017) thể hiện, trong tổng số 2.284 bị cáo đã được đưa ra xét xử có 2.227 đối tượng phạm tội lần đầu, chiếm 97,5% và 57 đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chiếm 2,5% Như vậy có thể nhận định, tỷ lệ tái phạm và tái phạm nguy hiểm tội phạm về ma túy ở Hải Phòng ở mức tương đối thấp
Cơ cấu theo trình độ văn hóa
Qua nghiên cứu 2.284 người phạm tội đã bị xét xử về ma túy trong 5 năm (2013-2017) ở Hải Phòng, thấy rằng: Số người có trình độ văn hoá cấp I (Từ lớp 1 đến lớp 5) chiếm tỉ lệ 34,1%; số người có trình độ văn hóa cấp II (Từ lớp 6 đến lớp 9) chiếm tỷ lệ cao nhất 47,3%; Số người có trình độ văn hoá cấp III ( Từ lớp 10 đến
Trang 36lớp 12) ít hơn, chiếm 18,2%; Số người có trình độ đại học là không có; Số người không có trình độ văn hoá (không đi học) là 09 người chiếm tỉ lệ 0,4%
Bảng 1.17: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo trình độ văn hoá
Năm Lớp 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đại học
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của các tội phạm ma túy theo trình độ văn hoá
Như vậy, toàn bộ số người phạm tội về ma túy đều có trình độ từ cấp III trở xuống, không có ai học cao đẳng, đại học Cá biệt có 9 trường hợp (0,4%) chưa hề được đi học Điều này cho thấy trình độ học vấn của những người phạm tội về ma
Trang 37túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng là thấp, khoảng trên 80% số người phạm tội chưa được đi học cấp 3
1.2 Diễn biến của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.2.1 Diễn biến về mức độ của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ và
Nghiên cứu xu hướng vận động của tội phạm trong khoảng thời gian và không gian cho phép dự báo về xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo Mức độ tăng giảm của tội phạm về ma túy ở thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến năm 2017 được xác định bằng cách: Lấy số vụ và số người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố hải Phòng năm 2013 là gốc và coi là 100% và lấy các năm còn lại so sánh với năm gốc thì có bẳng số liệu và biểu đồ diễn biến biểu thị mức độ tăng, giảm hàng năm của số vụ án, số người phạm tội về ma túy
Bảng 1.18: Số vụ, số người phạm tội về ma túy ở thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2013-2017
với năm gốc 2012
Số người phạm tội
Tỷ lệ phần trăm so với năm gốc 2012
(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.15: Số vụ, số người phạm tội về ma túy ở thành phố Hải Phòng giai
Trang 38Từ bảng và biểu đồ, ta thấy tội phạm về ma tuý từ năm 2013 đến năm 2015 có
xu hướng giảm, cụ thể: năm 2014 giảm 7,7% về số vụ, 12,7% về số người phạm tội
so với năm 2013; năm 2015 giảm 6,1% về số vụ, giảm 9,8% về số người phạm tội
so với năm 2014 Từ năm 2015 đến năm 2017, tội phạm về ma tuý lại có xu hướng tăng: năm 2016 tăng 7,4% về số vụ, 2,3% về số người phạm tội so với năm 2016; năm 2017 tăng 4,5% về số vụ nhưng lại giảm 2,9% về số người phạm tội so với năm 2016 Về xu hướng chung, cả về số vụ và số người phạm tội về ma túy trên địa bàn Hải Phòng có tăng, giảm nhưng nhìn chung là ổn định, biên độ tăng, giảm không nhiều
1.2.2 Diễn biến về tính chất của các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2013-2017
1.2.2.1 Cơ cấu theo tội danh
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, trên toàn thành phố Hải Phòng, trung bình mỗi năm có 457 người phạm tội bị đưa ra xét xử về các tội phạm về ma túy Nếu lấy
số định gốc là năm 2013, thì tình hình tội phạm này có diễn biến như được minh họa tại Bảng 1.19 dưới đây
Bảng 1.19: Diễn biến của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Trang 39(Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.16: Diễn biến của các tội phạm về ma túy theo tội danh
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy được tội phạm tại Điều 194 và Điều 147
có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung thì có xu hướng tăng Tội phạm được quy định tại Điều 195 chỉ có 4 người phạm tội vào năm 2014, Điều 196 có 1 người phạm tội năm 2013 và 2 người phạm tội năm 2015, Điều 198 có 1 người phạm tội năm 2015 và 2 người phạm tội năm 2017
1.2.2.2 Cơ cấu theo loại, chất ma túy
Bảng 1.20: Diễn biến của cơ cấu theo chất ma túy đã thu giữ
Trang 40Hêrôin Gam 1.003,25
(100%)
903,295 (90,04%)
1.412,27 (140,77%)
678,67 (67,65%)
955,13 (95,20%) Cần sa Gam 3.019,85
(100%)
0
0
88,4215 (2,93%)
42,8 (1,42%)
53,105 (74,93%)
1.380,51 (1947,99%)
367,56 (518,65%) Hóa chất
khác
(Nguồn: Đội Cảnh sát điều tra Tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hải Phòng)
Biểu đồ 1.17: Diễn biến của cơ cấu theo chất ma túy đã thu giữ
Qua bảng số liệu ta thấy lượng ma túy bị phát hiện và thu giữ có sự biến động lớn, tăng giảm đột biến qua các năm Năm 2013 đã phát hiện, thu giữ hơn 4.000 gam ma túy các loại, đến năm 2014 thu giữ lên đến trên 25.000 gam Các năm
2015, 2016, 2017 lượng ma túy phát hiện thu giữ giảm mạnh và có sự chênh lệch thấp, giao động trong khoảng 1.300 đến 2.000 gam Cần sa là một loại ma túy tự nhiên, trong năm 2013 đã phát hiện thu giữ số lượng lớn là 3019,85 gam, loại ma túy này có chiều hướng giảm mạnh một cách rõ rệt và trong 02 năm 2014, 2017 đã không còn phát hiện, thu giữ loại ma túy này Thay vào đó là sự xuất hiện của các