Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Hoạt động kiểm toán là yếu tố quan trọng đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư và quản lý kinh doanh Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng, cũng như các lĩnh vực được kiểm toán. Từ ngày 01012012, theo cam kết với Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán. Đây là cơ hội để các công ty kiểm toán tiếp cận các chuẩn mực, phương pháp và kinh nghiệm kiểm toán để nâng cao về số lượng và chất lượng hoạt động của mình, phấn đấu ngang tầm với kiểm toán quốc tế. Tất cả tình hình đó hứa hẹn những bước phát triển toàn diện cho kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán. Có thể nói bằng chứng kiểm toán là yếu tố quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng thu thập được này, các kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán của mình. Do đó, các loại bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến kết luận trên báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên làm thế nào để có thể thu thập được một lượng bằng chứng đầy đủ và thích hợp lại với một chi phí hợp lý? Muốn làm được điều đó thì việc năng cao chất lượng bằng chứng là một điều tất yếu. Nhưng muốn nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán thì làm sao cho hiệu quả kiểm toán đạt được mức tốt nhất. Chất lượng bằng chứng tăng mà chi phí tăng không hợp lý, cuộc kiểm toán có thể tránh được rủi ro kiểm toán nhưng liệu công ty kiểm toán có thể tránh được rủi ro
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐKT Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
SVTH: Chu Thị Thảo Linh
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá Hệ Thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp. 31
Bảng 2.2: Bảng CĐKT năm 2014 của chi nhánh ABC 41
Bảng 2.3 Bảng BCKQHĐKD tại chi nhánh ABC 42
Bảng 2.4 Bảng câu hỏi đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ đang cung cấp 77
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty AFA 23
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại công ty AFA 25
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ khái quát về các kỹ thuật thu thập BCKT trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán AFA 28
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ chọn mẫu trong kiểm toán tại AFA 52
Sơ đồ 2.5 : Qúa trình gửi thử xác nhận tại AFA 55
SVTH: Chu Thị Thảo Linh
Trang 4MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
1.1.Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 1
1.1.1.Khái niệm về bằng chứng kiểm toán (BCKT) 1
1.1.2.Vai trò của bằng chứng kiểm toán 1
1.1.3.Phân loại bằng chứng kiểm toán 2
1.1.3.1.Phân loại BCKT theo nguồn gốc 2
1.1.3.2.Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục 3
1.1.3.3.Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng 3
1.1.4.Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán 4
1.1.4.1.Tính thích hợp 4
1.1.4.2.Tính đầy đủ 6
1.1.5.Một số BCKT đặc biệt trong kiểm toán BCTC 7
1.1.5.1.Tư liệu của chuyên gia 8
1.1.5.2.Giải trình của ban giám đốc 9
1.1.5.3.Tư liệu của KTV nội bộ 10
1.1.5.4.Tư liệu của KTV khác 11
1.1.5.5.Bằng chứng của các bên liên quan 13
1.1.6.Các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC 14
1.1.6.1.Kiểm tra 14
1.1.6.2.Quan sát 15
1.1.6.3.Xác nhận từ bên ngoài 16
1.1.6.4.Tính toán lại 16
1.1.6.5.Thực hiện lại 16
1.1.6.6.Phân tích 16
1.1.6.7.Phỏng vấn 18
1.2.Vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC 18
1.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 18
Trang 51.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 19
1.2.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 20
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ĐỂ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA 21
2.1.Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán AFA 21
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 21
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động 22
2.2.Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA 25
2.2.1.Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AFA thực hiện 25
2.2.1.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 26
2.2.1.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 26
2.2.1.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 26
2.2.2.Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA 27
2.2.2.1.Kỹ thuật thu thập BCKT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 28
2.2.2.2.Kỹ thuật thu thập BCKT trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 43
2.2.2.3.Kỹ thuật thu thập BCKT trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 64
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA 66
3.1 Đánh giá về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT tại công ty TNHH kiểm toán AFA 66
3.1.1.Nhận xét chung 66
4.1.1.Đánh giá áp dụng kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán AFA 67
4.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán AFA 71
SVTH: Chu Thị Thảo Linh
Trang 64.2.1.Kiến nghị về xác định mức trọng yếu, rủi ro và số lượng BCKT cần thu
thập 71
4.2.2.Kiến nghị áp dụng thủ tục phân tích 72
4.2.3.Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu 73
4.2.4.Hoàn thiện kỹ thuật xác nhận từ bên ngoài 74
4.2.5.Kiến nghị về kỹ thuật phỏng vấn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 74
4.2.6.Kiến nghị về bút toán điều chỉnh của KTV trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 75
4.2.7.Phát triển sử dụng ý kiến chuyên gia 75
4.2.8.Kiến nghị về hệ thống kiểm soát chất lượng của AFA 76 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối vớiviệc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các doanhnghiệp Hoạt động kiểm toán là yếu tố quan trọng đảm bảo tính trung thực và kháchquan của các thông tin tài chính làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư và quản
lý kinh doanh Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã không ngừng phát triển cả vềquy mô, chất lượng, cũng như các lĩnh vực được kiểm toán Từ ngày 01/01/2012,theo cam kết với Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải hội nhập và
mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán Đây là cơ hội để các công ty kiểm toán tiếpcận các chuẩn mực, phương pháp và kinh nghiệm kiểm toán để nâng cao về sốlượng và chất lượng hoạt động của mình, phấn đấu ngang tầm với kiểm toán quốc
tế Tất cả tình hình đó hứa hẹn những bước phát triển toàn diện cho kiểm toán độclập tại Việt Nam
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công củacuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán Có thể nói bằng chứng kiểm toán làyếu tố quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán Dựa trên các bằng chứng thuthập được này, các kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán của mình Do đó, cácloại bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến kết luận trênbáo cáo kiểm toán Tuy nhiên làm thế nào để có thể thu thập được một lượng bằngchứng đầy đủ và thích hợp lại với một chi phí hợp lý? Muốn làm được điều đó thìviệc năng cao chất lượng bằng chứng là một điều tất yếu Nhưng muốn nâng caochất lượng bằng chứng kiểm toán thì làm sao cho hiệu quả kiểm toán đạt được mứctốt nhất Chất lượng bằng chứng tăng mà chi phí tăng không hợp lý, cuộc kiểm toán
có thể tránh được rủi ro kiểm toán nhưng liệu công ty kiểm toán có thể tránh đượcrủi ro hoạt động, liệu công ty có thể nâng cao chất lượng kiểm toán khi chi phí quálớn?
Nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểmtoán, với những kiến thức đã được học ở trường đại học và qua quá trình thực tập tạicông ty TNHH Kiểm toán AFA, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toánAFA” Em hi vọng với những kiến thức học tập trên trường và thực tế tìm hiểuSVTH: Chu Thị Thảo Linh
Trang 8được, đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác sử dụng các kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểmtoán AFA.
Đề tài gồm 3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AFA.
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AFA.
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1 Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán (BCKT)
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành theo thông tư số BTC ngày 06/12/2012 của bộ tài chính về BCKT ta có khái niệm “BCKT là tất cảnhững tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán vàdựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình.”
214/2012/TT-Cũng theo chuẩn mực kiểm toán số 500: “BCKT bao gồm những tài liệu,
thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu thông tin khác”
Như vậy, BCKT bao gồm các thông tin nhân chứng và thông tin vật chứng màKTV thu thập được làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTC được kiểm toán.BCKT có tính đa dạng, các loại BCKT khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đếnviệc hình thành ý kiến kết luận kiểm toán Do đó, KTV cần có nhận thức cụ thể vềcác loại bằng chứng một cách hữu hiệu khi thực hiện kiểm toán
Do vai trò quan trọng của BCKT, VSA 500 quy định: “KTV và công ty kiểmtoán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ýkiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.”
1.1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán.
BCKT có vai trò quan trọng trong việc giúp các KTV đưa ra các quyết định, ýkiến về hoạt động kiểm toán Nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết định
độ chính xác và rủi ro trong ý kiến của KTV Như vậy, thành công của cuộc kiểmtoán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá các bằng chứngkiểm toán thu thập được Kết luận kiểm toán khó có thể nhận định xác đáng về đốitượng được kiểm toán nếu bằng chứng thu được không đầy đủ, không phù hợp và
có độ tin cậy không cao
BCKT còn là cơ sở giúp chủ nhiệm kiểm toán, Ban giám đốc kiểm tra kiểmsoát việc thực hiện của KTV, giúp cơ qua tư pháp giám sát đối với chủ thể kiểm
Trang 10toán Trong trường hợp xảy ra tranh chấp kiện tụng giữa công ty kiểm toán và người
sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thì bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở đểkiểm toán viên chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình trước cơ quan luật pháp
1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán.
Mỗi loại bằng chứng có độ tin cậy khác nhau, mức độ tin cậy của bằng chứng
là yếu tố tin cậy để thu thập bằng chứng sử dụng chúng một cách tốt nhất và hợp lýnhất Việc phân loại có thể tiến hành các cách sau:
1.1.3.1 Phân loại BCKT theo nguồn gốc.
Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến báo cáotài chính mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán Trong cách phân loạinày bằng chứng được chia thành các loại:
bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếukiểm tra sản phẩm, vận đơn Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn,khá phổ biến vì có cung cấp nhanh chóng với chi phí thấp Do bằng chứng này cónguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thốngkiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính thuyết phục củachúng không cao
đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định Bằng chứng có
độ thuyết phục cao bởi nó được tạo từ bên ngoài Tuy nhiên loại bằng chứng nàyvẫn có khả năng tẩy xóa, thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối vớihoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp
nhiệm chi, hóa đơn bán hàng Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì
có được cung cấp bởi bên thứ ba (tuy nhiên nó cần phải đảm bảo được tính độc lậpcủa người cung cấp với doanh nghiệp)
thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận Dạng bằng chứng này thường
có độ tin cậy cao vì nó thu thâp trực tiếp bởi KTV (tính thuyết phục sẽ không cònnếu KTV không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận) Nó bao gồm một số
Trang 11loại như: bảng xác nhận nợ, bảng xác nhận các khoản phải thu, xác nhận số dư tàikhoản của ngân hàng
kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ đây là loại bằngchứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên.Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra (như kiểm kê hàng tồnkho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà cónhững kết quả khác nhau)
1.1.3.2 Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục.
Do BCKT được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trungthực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành Vì vậy KTV cần phải xemxét mức độ tin cậy của chúng Ý kiến của KTV trong Báo cáo kiểm toán có mức độtương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng Theo cách này bằng chứngđược phân loại như sau:
thu thập bằng cách tự kiểm kê, đánh giá và quan sát Bằng chứng này thường đượcđánh giá là khách quan, chính xác và đầy đủ Dựa vào ý kiến này KTV đưa ra ýkiến chấp nhận toàn phần
phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thốngkiểm soát nội bộ Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộcủa doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực Dựa vào loại bằng chứng nàyKTV chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần
trong việc đưa ra ý kiến, quyết định của KTV về việc kiểm toán Bằng chứng có thể
do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị
1.1.3.3 Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng.
Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá
độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tincậy hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói Việc phân loại bằng chứng theo loại hìnhbằng chứng bao gồm:
Trang 12 Dạng bằng chứng vật chất: như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê
tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phụccao
toán, ghi chép bổ sung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên Dạng bằng chứngnày có mức độ tin cậy cao Tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúngphụ thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ
pháp phỏng vấn, nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi sự hiểu biếtcủa người phỏng vấn khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn
1.1.4 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợpcho mỗi loại ý kiến của mình Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán
có mối liên hệ tương quan “Đầy đủ” là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng của BCKT
và “thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng Việcxác định yêu cầu đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán còn phụ thuộc vào chấtlượng của các bằng chứng đó Thông thường, các KTV dựa vào các BCKT mangtính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn Do đó, trongquá trình kiểm toán, KTV thường tìm kiếm, khai thác BCKT bằng nhiều nguồnkhác nhau hoặc nhiều loại hình khác nhau để chứng minh cho cùng một cơ sở dẫnliệu
1.1.4.1 Tính thích hợp
Theo chuẩn mực số 500 ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT – BTCnêu rõ “thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của BCKT, bao gồm sự phùhợp và độ tin cậy của BCKT việc giúp KTV đưa ra các kết luận làm cơ sở hìnhthành ý kiến kiểm toán Độ tin cậy của BCKT chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nộidung của BCKT phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà KTV đã thu thập được bằngchứng đó
a Tính liên quan
Tức là bằng chứng có liên quan đến mục tiêu kiểm toán Chẳng hạn khi mụctiêu kiểm toán là sự hiện hữu của HTK, KTV phải lựa chọn mẫu gồm số dư các
Trang 13HTK trên sổ sách kế toán và thu thập bên chứng từ về sự tồn tại của chúng trongthực tế tại kho Thế nhưng khi mục tiêu kiểm toán là sự đầy đủ, KTV phải lựa chọnmột số HTK trong kho và thu thập bằng chứng chứng minh những mặt hàng này đãđược ghi chép đầy đủ vào sổ sách.
Như vậy, có thể thấy BCKT cần thu thập sẽ khác nhau với mỗi mục tiêu kiểmtoán khác nhau, nhưng để coi là thích hợp, các BCKT phải liên quan đến mục tiêukiểm toán Rõ ràng là KTV không thể lấy các bằng chứng xác minh sự tồn tại củahàng tồn kho để làm bằng chứng cho sự đầy đủ của việc ghi chép
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, một số loại BCKTvẫn có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu kiểm toán cụ thể KTV cần nắm bắt đượcvấn đề này để có thể phối hợp công các kiểm toán sao cho thích hợp, tránh bị trùnglặp nhưng vẫn đạt hiệu quả
- Các bằng chứng do bên ngoài đơn vị cung cấp cho KTV Ví dụ: giấy xác nhận
số dư tiền gửi ngân hàng
- Các bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu giữ tại đơn vị được kiểmtoán Ví dụ: sổ phụ ngân hàng
- Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển ra ngoài đơn vị, sau đó quaytrở lại đơn vị Ví dụ: ủy nhiệm chi (đã thanh toán)
- Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển trong nội bộ đơn vị Ví dụ:phiếu xuất kho
Trang 14 Xét về dạng BCKT
- Bằng chứng vật chất đạt được do kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê và các hiểubiết của KTV về lĩnh vực kiểm toán được coi là hai dạng bằng chứng có độ tincậy cao nhất
- Bằng chứng ở dạng tài liệu (chứng từ, sổ sách) có độ tin cậy kém hơn so vớidạng vật chất
- Bằng chứng thu thập phỏng vấn có độ tin cậy thấp hơn so với bằng chứng tàiliệu
- Bằng chứng gốc thì đáng tin cậy hơn so với bằng chứng photo hoặc fax
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh thì BCKT thu thập từ đơn vị
đó sẽ đáng tin cậy hơn đơn vị không có hoặc có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém
Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
Một nhóm bằng chứng có từ nguồn gốc khác nhau, ở dạng khác nhau nhưngchứng minh cho một vấn đề sẽ tạo ra độ tin cậy lớn hơn so với việc xem xét riêng rẽtừng bằng chứng Ngược lại, nếu hai bằng chứng cho kết quả mâu thuẫn nhau, kếtoán viên phải xem xét một cách thận trọng và giải thích được sự khác biệt đó bằngcách xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫntrên Tức là BCKT sẽ có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiềunguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận
Hai khía cạnh của sự thích hợp phải đươc xem xét một cách đồng thời bởi vìBCKT có thể có độ tin cậy cao nhưng không liên quan đến mục tiêu kiểm toán vàngược lại
1.1.4.2 Tính đầy đủ
Tính đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của BCKT để đưa
ra kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là một vấn đề không có thước đo chung, mà đòihỏi rất lớn sự suy đoán nghề nghiệp của KTV Các chuẩn mực kiểm toán thườngchấp nhận KTV thu thập BCKT ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tínhchắc chắn” Số lượng của BCKT cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá củaKTV đối với rủi ro sai sót (rủi ro được đánh giá ở mức độ càng cao thì cần càngnhiều BCKT) và đồng thời chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của BCKT đó (chất
Trang 15lượng mỗi BCKT được thu thập không có nghĩa là chất lượng BCKT được đảmbảo).
Số lượng BCKT sẽ phụ thuộc vào yếu tố sau:
hưởng đến số lượng bằng chứng cần thu thập Nghĩa là, khi bằng chứng có độ tincậy cao thì số lượng ít cũng coi là đầy đủ để làm cơ sở cho ý kiến của KTV
yếu càng cao (tức tính quan trọng của khoản mục đó trên tổng thể BCTC là cao) thìđòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn, do đó phải thu thập nhiều BCKT hơn
tăng lên trong trường hợp có nhiều khả năng xảy ra sai phạm Theo yêu cầu này,BCKT phải đảm bảo được tính khái quát đối với toàn bộ đối tượng kiểm toán (cáckhoản mục, toàn bộ thông tin hiện có) Nói cách khác, để đưa ý kiến nhận xét thìKTV phải thu thập đủ lượng bằng chứng đảm bảo giá trị pháp lý cho kết luận củamình cũng như sự tin tưởng của khách hàng
Trong quá trình kiểm toán, KTV cũng phải xem xét mối quan hệ giữa chi phícho việc thu thập báo cáo kiểm toán với lợi ích của thông tin đó Mặc dù vậy, khókhăn và chi phí kiểm toán không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toáncần thiết
BCKT phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC Bằng chứng liênquan đến một cơ sở dẫn liệu không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quanđến sơ sở dẫn liệu khác Khi KTV vẫn có nghi ngờ có gian lận, sai sót liên quan đến
sơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV phải thu thập thêm cácBCKT bổ sung cần thiết để giải tỏa sự nghi ngờ đó Nếu không thể thu thập đầy đủbằng chứng thích hợp, KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiếnkhông thể đưa ra ý kiến
1.1.5 Một số BCKT đặc biệt trong kiểm toán BCTC.
Bằng chứng kiểm toán đặc biệt được hiểu là loại bằng chứng được thu thập từmột số đối tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán báo cáo tàichính như: ý kiến của chuyên gia, sử dụng tài liệu của KTV nội bộ và KTV kháchay bằng chứng về các bên hữu quan ngoài các mẫu bằng chứng cơ bản mà KTV
Trang 16thường sử dụng như tính toán của KTV, điều tra, quan sát vật chất, xác nhận từ bênthứ ba độc lập, giải trình từ phía khách hàng, tài liệu do bên thứ ba chuẩn bị, tài liệu
do khách hàng chuẩn bị, số liệu tổng hợp
1.1.5.1 Tư liệu của chuyên gia.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 620 về “Sử dụng công việc của chuyên gia” banhành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT–BTC nêu rõ: “Chuyên gia là các cá nhânhoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt nào đóngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đóđược KTV sử dụng nhằm thu thập đầy đủ BCKT thích hợp” Bằng chứng này sửdụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dựkiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc nhữngyếu tố như:
- Tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tàichính
- Nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sótcủa khoản mục đó
- Số lượng và chất lượng của các BCKT khác có thể thu thập được
Việc dự kiến sử dụng ý kiến chuyên gia thường ở một số lĩnh vực như:
- Đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật,
- Khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp
Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như:
Trang 17- Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấpchuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành,kinh nghiệp của chuyên gia).
- Đánh giá tính khách quan của chuyên gia
- Xác định công việc của chuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dungcông việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV cóđầy đủ và thích hợp không)
- Phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên giavới khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp
mà chuyên gia sử dụng
Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiết Tuynhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm BCKT vẫn đòi hỏi KTV là ngườichịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối với BCTC được kiểm toán
1.1.5.2 Giải trình của ban giám đốc.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 580 về “Giải trình bằng văn bản” có quy định:
“Giải trình bằng văn bản của Ban giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán
là những thông tin cần thiết mà KTV yêu cầu có liên quan đến việc kiểm toánBCTC của đơn vị” Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận tráchnhiệm của BGĐ phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy và tính hợp pháp của các thôngtinh trên báo cáo tài chính qua hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán KTVxác minh và đưa ra ý kiến của mình về sự tin cậy và hợp lý của các thông tin trênbáo cáo tài chính
Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính:
- Giải trình chung về trách nhiệm của BGĐ (tính độc lập, khách quan, trung thực)trong việc trình bày đúng đắn BCTC
- Giải trình từng mặt, yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý, có 5 loại: xácnhận về quyền và nghĩa vụ; xác nhận về định giá và phân bổ; xác nhận về phânloại và trình bày
- Giải trình về mối quan hệ của BGĐ với KTV
Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Bản giải trình của giám đốc
Trang 18- Thư của KTV liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của giámđốc xác nhận là đúng.
- Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc BCTC đã được giám đốc ký duyệt
Các yếu tố cơ bản của giải trình bao gồm văn bản giải trình phải được gửi trựctiếp cho KTV với nội dung gồm các thông tin giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ kýcủa người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình của giám đốc được ghi trên báo cáokiểm toán Trong một số trường hợp đặc biệt, ban giải trình lập trước hoặc sau ngàyphát hành báo cáo kiểm toán, bản giải trình thường do giám đốc các đơn vị ký.Cũng có trường hợp KTV chấp nhận bản giải trình từ các thành viên khác trong đơn
vị được giám đốc uỷ quyền
Thu thập và sử dụng giải trình của giám đốc:
Đánh giá giải trình của giám đốc.
KTV cần phải thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vịhay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của giám đốc có mâu thuẫn với bằngchứng kiểm toán khác KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và phải xem lại độ tin cậycủa BCKT và các giải trình của giám đốc, xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đãđược giải trình của người lập giải trình
Một số hạn chế của bằng chứng giải trình giám đốc
Giải trình của giám đốc không thể thay thế các BCKT mà KTV thu thập được.Giải trình của giám đốc có độ tin cậy không cao do bằng chứng loại này được cungcấp từ phía DN do đó nó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết và trung thực của giámđốc VSA 580, đoạn 17 quy định: “KTV phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả cácgiải trình khác của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnhhưởng của nó đến BCTC và phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối Ngoài những nội dung trong chuẩn mực trên, KTV có thể yêu cầu giám đốcgiải trình thêm một số nội dung khác phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, doanhnghiệp, tính chất trọng yếu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính…
1.1.5.3 Tư liệu của KTV nội bộ.
Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho KTV xác định lịchtrình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán
Trang 19Theo VSA 610 “Sử dụng công việc của KTV nội bộ” đoạn 12 có nêu lên khixem xét tính đầy đủ, thích hợp của công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ đốivới các mục tiêu của kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên độc lập phải đánh giá:
- Kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc đó có được đào tạo đầy đủ vềchuyên môn và có thành thạo trong công việc không
- Công việc đó có được giám sát, kiểm tra và lưu lại bằng hồ sơ không
- Bằng chứng kiểm toán có được thu thập đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở đưa
ra kết luận của kiểm toán viên nội bộ hay không
- Kết luận của kiểm toán viên nội bộ có phù hợp với tình hình thực tế và báo cáo
do kiểm toán viên nội bộ lập có nhất quán với kết quả công việc đã thực hiệnhay không
- Những vấn đề đặc biệt hoặc bất thường mà KTV nội bộ nêu ra đã được xử lýđúng chưa
Thực hiện thu thập và sử dụng tư liệu của KTV nội bộ.
- Liên hệ và phối hợp công việc với KTV nội bộ
- Đánh giá và kiểm tra lại tư liệu kiểm toán nội bộ: Các bằng chứng đã thu thậpđược là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứ vững chắc, hợp lý để rút ra các kếtluận…
Với việc sử dụng tư liệu của KTV nội bộ, KTV phải kiểm soát được quá trìnhkiểm toán của KTV nội bộ và KTV chỉ sử dụng tư liệu của KTV nội bộ đối vớinhững đơn vị có tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức này hoạt động có hiệu quả,hiệu lực Khi sử dụng các tư liệu của KTV nội bộ, KTV nhận thấy KTV nội bộ đãphát hiện ra một số sai sót một khoản mục nào đó thì với tính hoài nghi và sự xétđoán của mình, KTV sẽ phải kiểm tra kỹ hơn, thực hiện nhiều thủ tục hơn để thuthập nhiều bằng chứng hơn về khoản mục này
1.1.5.4 Tư liệu của KTV khác.
Mục đích sử dụng của bằng chứng này là khi kiểm toán BCTC một đơn vịtrong đó có gộp cả thông tin tài chính của đơn vị cấp trên với một hay nhiều đơn vịcấp dưới và đơn vị kinh tế khác thì KTV sử dụng tư liệu kiểm toán của KTV khác(là KTV chịu trách nhiệm kiểm toán BCTC và ký báo cáo kiểm toán của các đơn vị
Trang 20được gộp vào báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên) về các thông tin tài chính củacác đơn vị đó.
Trường hợp KTV kết luận báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vịkinh tế khác có ảnh hưởng không trọng yếu thì không cần thu thập loại bằng chứngnày
Quá trình thu thập và sử dụng tư liệu của KTV khác:
Thủ tục kiểm toán
Khi lập kế hoạch trong đó có dự kiến sẽ sử dụng tư liệu của KTV khác, KTVphải xem xét năng lực chuyên môn của KTV khác dựa vào tổ chức kiểm toán nơiKTV khác đăng ký hành nghề, những cộng sự của KTV khác, khách hàng - nhữngngười có quan hệ công việc với KTV khác, trao đổi trực tiếp với KTV khác
KTV cần thông báo cho KTV khác về:
- Yêu cầu về tính độc lập liên quan đến đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, đơn vịkinh tế khác và thu thập bản giải trình về việc tuân thủ các yêu cầu đó
- Việc sử dụng tư liệu và báo cáo kiểm toán của KTV khác và sự phối hợp giữahai bên ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán
- Những vấn đề đặc biệt quan tâm, những thủ tục xác định các nghiệp vụ giaodịch nội bộ cần được nêu ra trong bản thuyết minh lịch trình kiểm toán
- Những yêu cầu về kế toán, kiểm toán, lập báo cáo và thu thập bản giải trình vềviệc tuân thủ các yêu cầu trên
Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
Khi KTV kết luận và tư liệu của KTV khác là không dùng được và KTVkhông thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với báo cáo tài chínhcủa đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác được KTV khác kiểm toán, nếu xét thấy
có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì KTV cần phải đưa
ra ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán
Trường hợp KTV khác đưa ra hoặc dựa kiến đưa ra báo cáo kiểm toán sửa đổithì KTV cần phải xem xét lại bản chất và mức độ ảnh hưởng của những sửa đổi đóđối với báo cáo tài chính do KTV kiểm toán và từ đó có thể phải sửa đổi báo cáocủa mình
Trang 21KTV cần lưu vào hồ sơ của mình các tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính
đã được KTV khác kiểm toán, các tài liệu về việc thực hiện thủ tục kiểm toán và cáckết luận thu được từ các thủ tục kiểm toan, tên của KTC khác và các kết luận dùkhông trọng yếu của KTV khác Tuy nhiên, KTV vẫn là người phải chịu tráchnhiệm cuối cùng về những rủi ro kiểm toán khi sử dụng tư liệu của KTV khác
1.1.5.5 Bằng chứng của các bên liên quan.
Theo VSA 550 – “Các bên liên quan” quy định KTV cần xem lại hồ sơ kiểmtoán năm trước, thẩm tra mối quan hệ của thành viên hội đồng quản trị và ban giámđốc với các đơn vị khác, nghiên cứu các biên bản họp đại hội đồng cổ đông và hộiđồng quản trị…
Mục đích của việc thu thập bằng chừng về các bên hữu quan để xác định liệuBGĐ đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan và nghiệp
vụ với các bên hữu quan chưa Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán sự tồn tại củacác bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bên có thể ảnh hưởng tới BCTC
Thu thập bằng chứng về sự tồn tại: KTV cần kiểm tra tính đầy đủ của những
thông tin do BGĐ đơn vị cung cấp về việc xác định tên của các bên hữu quan bằngcác thủ tục như: soát lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra tên của các bên hữuquan đã được biết, kiểm tra thủ tục xác định các bên hữu quan của doanh nghiệp,thẩm tra về mối liên quan giữa các uỷ viên của ban giám đốc đối với các doanhnghiệp khác, kiểm tra bản ghi các cổ phần để xác định tên của những cổ đồn chínhthức hoặc nếu cần thì phải thu thập danh sách cổ đồng chính từ bản ghi các cổ phần,xem xét lại biên bản cuộc họp cổ đồng và họp ban quản trị và những ghi chép theoluật liên quan như bản ghi phần tham vốn của các uỷ viên quản trị, hỏi các KTVkhác hiện tham gia hoặc KTV tiền nhiệm những thông tin về các bên hữu quan khác
mà họ biết, xem xét tờ khai thuế lợi tức của khách hàng và những thông tin kháccung cấp bởi các cơ quan chủ quản
Thu thập bằng chứng về các nghiệp vụ: Trong giải trình của Giám đốc, trong
báo cáo của đơn vị được kiểm toán luôn đề cập đến các nghiệp vụ về các bên liênquan Khi thu thập bằng chứng về các bên liên quan, KTV phải điều tra, cân nhắc,thu thập các bằng chứng về nghiệp vụ, giải trình cảu ban giám đốc về các nghiệp vụnhư mua hàng, phải thu phải trả, kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư với các bên liên
Trang 22quan qua các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, đối chiếu danh sách các
số dư của các bên liên quan để khẳng định số dư của các bên liên quan tại thời điểmcuối năm đã có trong danh sách, xác định các nội dung kinh tế hỗ trợ cho việc ghichép số dư các bên liên quan đồng thời đánh giá sự hợp lý của sự trình bày và khaibáo các số dư của các bên liên quan và có thể đề nghị gửi thư xác nhận đối với các
số dư trọng yếu của các bên liên quan
1.1.6 Các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC.
Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán kiểm toán viên có thể sử dụngkết hợp các phương pháp kỹ thuật khác nhau Trong kiểm toán tài chính cũng nhưcác loại hình kiểm toán khác, các kỹ thuật kiểm toán thường được sử dụng là: kiểm
kê, lấy xác nhận, kiểm tra tài liệu, quan sát, phỏng vấn, kỹ thuật tính toán, so sánh
1.1.6.1 Kiểm tra
Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc chứng từ, có thể từ
trong hoặc ngoài đơn vị; ở dạng giấy, dạng điện tử, hoặc các dạng thức khác; hoặc
kiểm tra tài sản hiện vật Việc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các
BCKT có độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứngkiểm toán và tùy thuộc vào tính hữu hiệu của các kiểm soát đối với quá trình tạo lập
ra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ thuộc nội bộ đơn vị Thường gồm 2 loại:
a Kiểm tra vật chất.
Bao gồm việc kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế về hàng hóa, vật
tư tồn kho, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt tồn quỹ….Thủ tục này cung cấpbằng chứng vật chất và có độ tin cậy cao tuy nhiên loại bằng chứng này có nhữnghạn chế nhất định:
Đối với một tài sản cố định như: nhà xưởng, đất đai, phương tiện vận tải…việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản đó, chứ không cho biết về quyền
sở hữu của đơn vị với chúng (đó có thể là tài sản đi thuê, mượn hoặc đã bị đơn vịđem đi thuế chấp…)
Đối vơi hàng tồn kho, việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu các loại hànghóa về mặt số lượng nhưng không cho biết chúng có được đánh giá đúng haykhông, hoặc là chất lượng và tình trạng của chúng như thế nào….Các vấn đề này sẽảnh hưởng trực tiếp đến số dư hàng tồn kho trên BCTC
Trang 23 Kiểm tra vật chất tuy cho biết sự hiện hữu của tài sản nhưng cần phải đi kèmvới một số bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu hoặc giá trị của tài sảnđó.
b Kiểm tra tài liệu
Bao gồm việc xem xét, đối chiếu các tài liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan.Loại kiểm tra này thường được tiến hành theo hai cách:
Từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu để làm cơ sở cho kết luận
này
Kiểm tra tài liệu của một nghiệp vụ quy trình này có thể được tiến hành theo
2 hướng
- Từ chứng từ gốc: Kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách hoặc
- Từ sổ sách: Kiểm tra ngược lại chứng từ gốc có liên quan
Việc kiểm tra theo hai hướng sẽ cung cấp hai loại bằng chứng để thỏa mãn cácmục tiêu khác nhau Việc kiểm tra chứng từ gốc (từ nghiệp vụ phát sinh) cho đến sổ
sách sẽ cho thấy các nhiệp vụ phát sinh đều đã được ghi vào sổ không Ngược lại,
việc kiểm tra từ sổ sách quay về chứng từ gốc sẽ cho biết có phải các nghiệp vụ ghitrên sổ sách đều thực sự xảy ra hay không Như vậy, tùy theo từng mục tiêu kiểm
toán, KTV sẽ chọn 1 trong 2 hay chọn cả hai
Trong kiểm tra tài liệu, BCKT thường là bằng chứng tài liệu, do đó KTV cầnlưu ý:
Độ tin cậy của bằng chứng tài liệu phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, hay cụ
thể là mức độ độc lập của tài liệu với đơn vị được kiểm toán
Cần đề phòng các trường hợp đơn vị cạo sữa, giả mạo chứng từ, tài liệu…
1.1.6.2 Quan sát
Quan sát là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện.Việc quan sát cung cấp BCKT về việc thực hiện một quy trình hoặc thủ tục, nhưng
chỉ giới hạn ở thời điểm quan sát và thực tế là việc quan sát của KTV có thể ảnh
hưởng đến cách thức thực hiện quy trình hoặc thủ tục đó
Ưu điểm: BCKT thu được là đáng tin cậy.
Nhược điểm:
Kiểm kê vật chất: kiểm tra
tính hiện hữu của TSĐ,
tiền , hàng tồn kho,…
Quan sát: quan sát số lượng nhân viên hoạt động thực tế của đơn
vị, hệ thống KSNB được thực hiện ra sao,
…
Tính toán lại: kiểm tra tính chính xác số học của các thông tin, nguồn tài liệu của phòng kế toán Nếu có chênh lệch, so sánh với DE minimis threshold (2% PM)
Phỏng vấn: thường thu thập thông tin hiểu biết chung về đơn vị như hệ thống KSNB của khách hàng, chính sách kế toán… hoặc khi KTV có khúc mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán Phỏng vấn đòi hởi nhiều ở kỹ năng kinh nghiệm của KTV, thường do trưởng nhóm kiểm toán hoặc KTV lâu năm, có kinh nghiệm đảm nhiệm
Thư xác nhận: sự xác nhận
bằng văn bản về thông tin
khách hàng từ bên thứ 3 độc
lập, thông tin đúng hay sai đều
phải phản hồi về KTV Hai
hình thức gửi thư là đóng và
mở
Phân tích: sử dụng nguồn dữ liệu độc lập, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho KTV, đặc biệt khi thời gian hạn chế
Kiểm tra tài liệu: luôn luôn hoài nghi nghề nghiệp khi tiến hành kỹ thuật này, kiểm tra tính xác thực và thay đổi của thông tin
Trang 24- Bằng chứng thu được chưa thể hiện được tính đầy đủ nên cần phải kèm theo cácthủ tục khác.
- Thời gian thu thập được là tương đối lâu
- Bằng chứng chỉ cung cấp tính thực thi ở thời điểm quan sát chứ không chắcchắn ở thời điểm hiện tại
1.1.6.3 Xác nhận từ bên ngoài
Theo VAS số 505 thì thông tin xác nhận từ bên ngoài là BCKT mà KTV thuthập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba (bên xác nhận) ởdạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác Thủ tục xác nhận từ bên ngoàithường được sử dụng để xác minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các số dư tàikhoản nhất định và các yếu tố của các số dư tài khoản đó Tuy nhiên, việc xác nhận
từ bên ngoài không chỉ giới hạn cho các số dư tài khoản Các thủ tục xác nhận từbên ngoài cũng được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự không hiệnhữu của những điều kiện nhất định
Ưu điểm: Kỹ thuật lấy xác nhận nhanh gọn, không mất nhiều thời gian
Nhược điểm: Phạm vi sử dụng giới hạn; mức độ tin cậy không cao, vì có thể
các xác nhận từ bên thứ ba được sắp xếp của các bên đối tượng kiểm toán
Là quá trình so sánh, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các
số dư trên tài khoản Các mối quan hệ đó có thể là các mối quan hệ tài chính với
Trang 25nhau cũng có thể là mối quan hệ giữa thông tin tài chính với các thông tin phi tàichính Kỹ thuật phân tích bao gồm nội dung:
- Kiểm tra tính hợp lý: thường bao gồm những so sánh cơ bản như: so sánh giữa
số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán, Từ kết quả so sánh, việc điều ranhững sai sót khác lớn giữa số thực tế và số kế hoạch sẽ giúp KTV phát hiệnnhững sai sót trong BCTC hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất kinhdoanh của đơn vị Kiểm tra hợp lý cũng có thể được sử dụng để so sánh giữacác chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân trong ngành hoặc so sánh sốliệu của đơn vị kiểm toán với kết quả dự kiến của KTV
- Phân tích xu hướng: là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài
khoản hay nghiệp vụ Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng qua sosánh thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ trước hay so sánhthông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (số phát sinh) củacác tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện những biến động bấtthường để tập trung kiểm tra và xem xét
- Phân tích tỷ suất:là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc những loại
hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tàichính của đơn vị này với một đơn vị khác trong cùng ngành hoặc với ngành đó
Ưu điểm: Đơn giản, có hiệu quả cao, tốn ít thời gian, chi phí kiểm toán thấp
mà vẫn cung cấp được bằng chứng kiểm toán đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị pháp
lý cao, giúp KTV đánh giá được tổng thể, không bị sa vào một nghiệp vụ cụ thểnào
Trang 261.1.6.7 Phỏng vấn
Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin tài chính và phi tài chính từ những người
có hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài đơn vị Phỏng vấn được sử dụng rộng rãitrong suốt quá trình kiểm toán bên cạnh các thủ tục kiểm toán khác Phỏng vấn cóthể có nhiều hình thức, từ phỏng vấn bằng văn bản chính thức đến phỏng vấn bằnglời không chính thức Việc đánh giá các câu trả lời phỏng vấn là một phần khôngthể tách rời của quá trình phỏng vấn
Qúa trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Lập kế hoạch phỏng vấn KTV phải xác định được mụcđích và đối tượng mà mình cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏng vấn
Giai đoạn thứ hai: Thực hiện phỏng vấn KTV cần giới thiệu lý do cuộcphỏng vấn và những trọng điểm đã xác định trước Khi phỏng vấn KTV có thể sửdụng hai dạng câu hỏi “đóng” hoặc “ mở”
Giai đoạn cuối cùng: Kết thúc phỏng vấn, KTV cần đưa ra kết luận trên cơ
sở thông tin đã thu thập
Ưu điểm: giúp KTV thu thập được những bằng chứng mà chưa nhằm thu thập
những bằng chứng mang thông tin phản hồi nhằm củng cố lập luận của mình
Nhược điểm: Độ tin cậy của BCKT không cao do đối tượng được kiểm toán
chủ yếu là người của đơn vị nên tính khách quan không cao; Chất lượng của BCKTphụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người được hỏi Nên loại bằng chứng này dùng
để củng cố thêm thông tin chứ không trục tiếp dùng để đưa ra kết luận kiểm toán
1.2 Vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong các giai đoạn của cuộc
kiểm toán BCTC.
1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, nó có vai tròquan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán Đây làcông việc quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán Lập kế hoạch giúp choKTV và công ty kiểm toán có thể thu được những BCKT một cách đầy đủ và có giátrị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC, từ đó giúp KTV hạn chếnhững sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý nâng cao hiệu quả công việc và giữvững uy tín nghề nghiệp đối vói khách hàng
Trang 27Bằng chứng thu thập trong giai đoạn này cần có thông tin khái quát về đơn vịkhách hàng để KTV lập kế hoạch kiểm toán KTV cần thu thập bằng chứng vềthông tin cơ sở của khách hàng kiểm toán KTV cần thu thập bằng chứng về thôngtin cơ sở của khách hàng kiểm toán, thông tin về nghĩa vụ pháp lý và bằng chứngthu được từ thủ tục phân tích Từ đó, đánh giá được mức trọng yếu và rủi ro.Phương pháp kiểm toán được sử dụng trong giai đoạn này kết hợp cả kiểm toánchứng từ và ngoài chứng từ
Kỹ thuật thu thập tài liệu sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng như: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáotài chính, biên bản họp hội đồng cổ đông Thủ tục phân tích được sử dụng tronggiai đoạn này nhằm thu thập hiểu biết về nội dung báo cáo tài chính, những biếnđộng quan trọng về kiểm toán và hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán đòi hỏi nhữngphán xét nghề nghiệp của KTV Các kỹ thuật thu thập tài liệu được sử dụng hết sức
đa dạng ngày từ giai đoạn này Tuy nhiên, kỹ thuật được được sử dụng nhiều nhất làphỏng vấn trực tiếp với KTV tiền nhiệm hoặc nhân viên, Ban giám đốc của kháchhàng Ngoài ra, KTV có thể tự nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, tài nguyên mạng Tuy nhiên, bằng chứng thu thập trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tổng quátlàm cơ sở để KTV tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo
1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn này sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đốitượng kiểm toán cụ thể để thu thập BCKT Đây là quá trình kiểm tra một cách tíchcực và chủ động kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực vềmực độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở BCKT đầy đủ và đáng tin cậy.Việc thu thập bằng chứng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm các bước sau:Thứ nhất thực hiện thủ tục kiểm soát, nếu KTV cho đưa ra đánh giá ban đầu là
hệ thống kiểm soát nội bô của đơn vị hoạt động hiệu quả thì KTV sẽ tiến hành thuthập bằng chứng về việc thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Trắcnghiệm yêu cầu sẽ được thực hiện với mục đích thu thập bằng chứng đảm bảo về sựtin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ Các kỹ thuật thu thập bằng chứng ở bướccông việc này gồm: quan sát, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối
Trang 28Thứ hai là thực hiện các thủ tục phân tích, kỹ thuật được sử dụng chủ yếu làcác kỹ thuật phân tích: phân tích tỉ suất, phân tích xu hướng nhằm đưa ra cái nhìnkhái quát về từng khoản mục KTV chủ yếu thu thập bằng chứng từ thủ tục phântích để thấy tính hợp lý, tìm nguyên nhân chênh lệch.
Thứ ba là thực hiên các thủ tục kiểm tra chi tiết Giai đoạn này dựa trên kếtquả của trắc nghiệm công việc và thủ tục phân tích ở trên, KTV trực tiếp thu nhậnbằng chứng có liên quan tới một khoản mục cụ thể
Các kỹ thuật được sử dụng trong kiểm tra chi tiết khá linh hoạt, đa dạng Tùytheo đặc điểm, mức trọng yếu, rủi ro khoản mục mà KTV lựa chọn kỹ thuật thu thậptài liệu thích hợp KTV thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết sử dụng các kỹ thuật thuthập bằng chứng khác nhau áp dụng cho từng khoản mục thích hợp với khoản phảithu khách hàng, KTV lựa chọn gửi thư xác nhận tới khách hàng Với hàng tồn kho,KTV tiến hành kiểm kê Kỹ thuật xác minh tài liệu, kỹ thuật phỏng vấn cũng được
sử dụng tương đối nhiều
1.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán KTV sẽ tổng hợp, phân tíchkết quả có được từ giai đoạn thự hiện kiểm toán để đưa ra đánh giá xác đáng vềBCTC Kỹ thuật phân tích được sử dụng để KTV có cái nhìn chính xác vè tình hìnhtài chính doanh nghiệp
Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV còn cần phải thu thập thêmnhững bằng chứng về những vấn đề sau:
Khoản nợ ngoài ý muốn
Nợ ngoài ý muốn là khoản nợ tiềm tàng mà cần ghi nhận trong phần ghi chú
Để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn, KTV sử dụng các kỹ thuật sau: Phỏng vấn bangiám đốc về khoản nợ ngoài ý muốn chưa được ghi sổ, kiểm tra tài liệu, gửi thư xácnhận và phân tích hợp lý của phí tổn
Các sự kiện phát sinh sau niên độ
Sự kiện phát sinh sau ngày kế toán là các sự kiện thuận lợi hoặc bất lợi, xảy ragiữa thời điểm kế toán và thời điểm công bố BCTC KTV cần thu thập các bằngchứng về các sự kiện phát sinh sau niên độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng củanghiệp vụ, sự kiện này tới BCTC KTV thường sử dụng các kỹ thuật sau: Phỏng vấnban quản trị, kiểm tra tài liệu
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ĐỂ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA.
2.1 Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán AFA.
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Kiểm toán AFA thành lập ngày 12/11/2014 theo giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố ĐàNẵng cấp với tên thương mại như sau:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
Tên giao dịch: AFA Audit CO.,LTD
Địa chỉ: 199 Lê Đình Lý, Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.Website: afac.com.vn
Email: info@afac.com.vn
Logo:
Công ty TNHH Kiểm toán AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”) là một tổ chứckiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam AFA được điều hành bởi đội ngũ lãnhđạo và KTV có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các hãng kiểm toán lớn tạiViệt Nam Chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công việccùng với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo thường xuyên liên tục trong nước
và quốc tế Đội ngũ AFA đã tham gia kiểm toán và tư vấn cho Doanh nghiệp thuộcnhiều thành phần kinh tế, các Dự án Quốc tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khácnhau AFA hoạt động theo phương châm “Đồng hành với doanh nghiệp trong từnghoạt động” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật sốliệu với khách hàng Với mục tiêu giúp khách hàng và các các bên khách quan bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và giải pháptối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp, AFA cam kết mang đến chokhách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia và sựphát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
Trang 30Những thế mạnh làm nên bản sắc và chất lượng dịch vụ của AFA, đó là:
Hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về thị trường trong nước và quốc tế;
Am hiểu về đặc điểm của nhiều ngành nghề kinh doanh;
Thường xuyên được mời tham gia Hội thảo về chuẩn mực kế toán, kiểmtoán, tài chính, thuế tại Việt Nam;
Ban lãnh đạo và nhân viên đã có nhiều năm làm việc cho các hãnh kiểm toánlớn của Việt Nam Chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, có trình độ, năng động vàsáng tạo trong công việc Được đào tạo thường xuyên liên tục trong nước và chươngtrình quốc tế;
Các cuộc kiểm toán tại doanh nghiệp sẽ do các nhân sự chủ chốt của AFAtrực tiếp nhằm phát huy tối đa việc tư vấn, hỗ trợ cho quý khách hàng
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động.
Kiểm toán và soát xét BCTC
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành;
- Kiểm toán BCTC, Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế;
- Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ;
- Kiểm toán nội bộ;
- Soát xét BCTC; Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuậntrước;
- Các dịch vụ khác về kiểm toán
Dịch vụ kế toán
- Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị;
- Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán;
- Thiết kế triển khai các phần hành kế toán (Tiền, HTK, TSCĐ )
- Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS; Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán;
- Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng;
- Các dịch vụ khác về kế toán
Tư vấn thuế
- Tư vấn cho doanh nghiệp về các luật thuế;
- Cung cấp các dịch vụ về đăng ký thuế, đăng ký hóa đơn tự in;
- Tư vấn khai và quyết toán thuế; Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế;
Trang 31- Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế;
- Cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói;
- Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế;
- Các dịch vụ tư vấn khác về thuế
Soát xét tờ khai thuế TNDN
Soát xét tuân thủ thuế TNCN
Dịch vụ chuyên ngành khác
- Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thế doanh nghiệp;
- Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập;
- Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp;
- Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán;
- Đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế;đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán;
- Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, KTV nội bộ;
- Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kiểm toán AFA
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty AFA
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC XDCB
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC
PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC
PHÒNG TƯ VẤN HÀNH CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC
Trang 32 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân.
Tổng Giám Đốc: Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách
nhiệm trước các thành viên và pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, đánh giárủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty, chịu tráchnhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng, chịu tráchnhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện Đồng thời, Tổng Giám đốccũng là người duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty và ký báo cáokiểm toán và thư quản lý
Các Phó Tổng Giám Đốc: Là những người được Tổng Giám đốc phân công
uỷ quyền, giải quyết những công việc cụ thể liên quan đến các vấn đề về nhân lực,hành chính, khách hàng và lĩnh vực nghiệp vụ Các Phó Tổng Giám đốc chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về những vấn đề được phân công uỷquyền
Phòng tư vấn hành chính: Cung cấp những thông tư, nghị định mới cho
toàn công ty, tư vấn cho khách hàng, chăm sóc khách hàng, đồng thời còn có nhiệm
vụ tổ chức, đào tạo các nhân viên mới vào
Phòng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán xây dựng cơ bản: Đứng
đầu là các trưởng, phó phòng, có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm toán cho từng kháchhàng cụ thể, từ đó phân công cho các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viênthực hiện các công việc cụ thể
Kiểm toán viên chính: Là những người chịu trách nhiệm giám sát công việc
của các trợ lý, báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán,xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho cáccuộc kiểm toán Ngoài ra, kiểm toán viên chính còn được ký vào các báo cáo kiểmtoán theo sự phân công của trưởng phòng
Trợ lý kiểm toán viên: là những người tham gia thực hiện công tác kiểm
toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên cấpquốc gia Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm bacấp:
- Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng
tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó
Trang 33- Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: Là những người làm việc ở công ty kiểm toán được
hai năm chịu trách nhiệm về công việc mà nhóm trưởng giao phó
- Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: Là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán
2.2 Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA.
2.2.1 Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
kiểm toán AFA thực hiện.
Hiện tại AFA đã áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, quy trìnhkiểm toán BCTC do công ty AFA thực hiện qua ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểmtoán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán
QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN
Thư quản lý và các tư vấn
khách hàng khác [B200]
XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
Soát xét, phê duyệt và phát
hành báo cáo [B110]
Đánh giá lại mức trọng yếu
và phạm vi kiểm toán [A700] - [A800]
Kiểm soát chất lượng kiểm
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại công ty AFA
Trang 342.2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp cho mọi cuộc kiểm toánnhằm đảm bảo bao quát hết tất cả khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán, pháthiện gian lận, rủi ro và những tiềm ẩn, đảm bảo cuộc kiểm toán hoàn thành đúngthời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công việc cho trợ lý kiểm toán,phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán
Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy thuộc quy mô khách hàng, tínhchất phức tạp của việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn
vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị đượckiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng đến BCTC
2.2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Trong giai đoạn này, dựa trên những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộcủa doanh nghiệp ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ tiến hành kiểm tra hệ thốngkiểm soát nội bộ trong trường hợp thủ tục kiểm soát được kỳ vọng là hoạt động cóhiệu quả hoặc các thủ tục kiểm tra cơ bản không thể giảm rủi ro có sai sót trọng yếuđến mức có thể chấp nhận được do có quá nhiều nghiệp vụ phát sinh, giá trị nhỏ,hoặc được kiểm soát bằng hệ thống công nghệ thông tin hoặc là việc thực hiện cácthủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hơn việc kiểm tra cơ bản.Sau đó dựa vào kết luận của việc có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ có thểngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu Nếu không tin tưởng vào hệthống kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức độcao, ngược lại nếu tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ thì thủ tục kiểm tra cơbản chỉ có thể thực hiện ở mức độ trung bình hoặc thấp
2.2.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Sau khi thực hiện xong tất cả những thủ tục kiểm toán cần thiết, KTV tiếnhành tổng hợp kết quả kiểm toán Để tổng hợp kết quả kiểm toán, KTV cần xácđịnh ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được để tổng hợp các sai sót phát hiệntrong quá trình thực hiện kiểm toán Nếu nội dung của các sai sót phát hiện và tìnhhuống xảy ra sai sót cho thấy có thể tồn tại các sai sót khác thì KTV cần phải xemxét lại việc sửa đổi kế hoạch kiểm toán nếu cần Sau đó KTV cần phải trao đổi các
Trang 35sai sót phát hiện được kịp thời với ban giám đốc khách hàng Nếu các sai sót đượcgiải quyết theo hướng thỏa mãn, không có bất đồng nào giữa hai bên như: Kháchhàng đồng ý điều chỉnh theo hướng dẫn của phía kiểm toán hoặc đưa ra những giảithích hợp lý mà KTV thấy chấp nhận được thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn
bộ đối với báo cáo tài chính Nếu vẫn còn tồn tại bất đồng thì tùy theo tính trọngyếu của vấn đề mà KTV cần phải đánh giá ảnh hưởng của chúng đến KTV và ghi ýkiến kiểm toán phù hợp theo quy định
Khi KTV nhận thấy thắc mắc đã được giải thích thỏa đáng thì tiến hành phântích tổng thể BCTC lần cuối để kết luận tổng quát về sụ phù hợp trên các khía cạnhtrọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của KTV về tình hình kinhdoanh của đơn vị Tất cả những thông tin về đơn vị kiểm toán sẽ được trình bày trêngiấy làm việc và lưu trong hồ sơ kiểm toán của công ty KTV là người sẽ tiến hànhlập báo cáo sau kiểm toán và gửi về cho Ban kiểm soát soát xét lại và trình chothành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán để phê duyệt
2.2.2 Thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán
BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA.
Công ty TNHH kiểm toán AFA áp dụng các kỹ thuật thu thập BCKT cơ bảnsau: Kiểm tra, tính toán, quan sát, phỏng vấn, xác nhận, phân tích Có thể khái quátcác kỹ thuật trên bằng sơ đồ sau:
Trang 36Sơ đồ 2.3 Sơ đồ khái quát về các kỹ thuật thu thập BCKT trong từng giai đoạn
của cuộc kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán AFA.
2.2.2.1 Kỹ thuật thu thập BCKT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các phương pháp kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán được KTV của AFA vận dụng là: Kiểm tra tài liệu, Quan sát,phỏng vấn, và phân tích Các kỹ thuật này được vận dụng trong việc: Thu thậpthông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý; đánh giá chung về hệ thống kiểmsoát nội bộ; phân tích số liệu
AFA chủ yếu tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểmtoán, từ đó sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể, chi tiết và tiến tới giai đoạnthực hiện kế hoạch kiểm toán
a Kiểm tra tài liệu
Thủ tục kiểm tra tài liệu ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại AFA được ápdụng nhằm giúp KTV có được những thông tin cơ sở cần thiết để thực hiện kỹ thuật
Giai đoạn thực hiện
Trang 37quan sát, phân tích và kỹ thuật phỏng vấn Ngay khi hợp đồng kiểm toán được ký,KTV sẽ tiến hành thu thập tài liệu theo mẫu A240 “Danh mục tài liệu cần kháchhàng cung cấp” Những tài liệu mà khách hàng cung cấp chính là bằng chứng kiểmtoán quan trọng mà KTV cần thu thập và việc thu thập mẫu tài liệu tương đối thuậnlợi do tài liệu sẵn có của khách hàng, chi phí thu thập cũng khá thấp Dựa vàonhững tài liệu khách hàng cung cấp, KTV sẽ hiểu được thông tin một cách khái quát
về đơn vị khách hàng thể hiện ở giấy làm việc A310 “Tìm hiểu khách hàng và môitrường hoạt động”, phục vụ cho quá trình kiểm toán
Ví dụ: Công ty cổ phần ABC là khách hàng mới, để tiến hành thu thập thông
tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV cần thu thập tài liệu đểkiểm tra theo mẫu A240 “Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp” Saukhi thu thập được tài liệu sẵn có của khách hàng, KTV sẽ hiểu biết hơn về
KH và môi trường hoạt động thể hiện ở giấy làm việc A310 “Tìm hiểu kháchhàng và môi trường hoạt động”
Phụ lục 1: Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp (A240)
Phụ lục 2: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310)
sẽ tiến hành thông báo qua điện thoại hoặc Fax cho khách hàng về thời gian tiếnhành kiểm toán và trước hết là việc viếng thăm đơn vị khách hàng trước khi đi kiểmtoán chính thức Đơn vị khách hàng sau khi nhận được thông báo sẽ có phản hồicũng cho trưởng đoàn kiểm toán để thổng nhất về mặt thời gian
Đến thời gian như đã thông báo, trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành thamquan sơ lược đơn vị khách hàng Cụ thể công việc quan sát của KTV như sau:
Trang 38- Tham quan nhà xưởng (đối với khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất).
Trưởng đoàn sẽ được người của đơn vị dẫn đi tham quan, quan sát trực tiếp hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp tiếp xúc kết hợp phỏng vấn với một số nhânviên để hiều biết thêm tình hình sử dụng máy móc thiết bị, công tác bảo vệ tàisản Điều này giúp cho KTV dự đoán được những tài khoản trọng yếu trênBCTC
- Tham quan văn phòng: Sau khi tham quan nhà xưởng (nếu có), trưởng đoàn
kiểm toán sẽ tiến hành quan sát phòng làm việc của kế toán, xem xét cơ cấu tổchức và hoạt động trong phòng kết hợp với phỏng vấn kế toán trưởng Từ đóđánh giá tình hình hoạt động và thực hiên công tác kế toán tại đơn vị khách hàng
Cách thức thực hiện
Để có thể thu thập BCKT qua kỹ thuật phỏng vấn, KTV của AFA có thể tiếnhành phỏng vấn dưới các hình thức trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại Hầuhết các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện theo phương thức trực tiếp có nhưng dophương tiện thông tin phát triển nhanh nên trong một số trường hợp, KTV có thểthu thập BCKT qua phỏng vấn bằng điện thoại Việc thu thập BCKT bằng kỹ thuậtphỏng vấn ở AFA bao gồm 3 giai đoạn:
Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các bộ phận phòng ban, nhân viên trong Công
Trang 39ty Ngoài ra, KTV xác định mục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn, thờigian và địa điểm phỏng vấn
Việc phỏng vấn ban đầu mang tính chất làm quen giữa nhóm kiểm toán vớithành viên trong ban điều hành công ty KTV luôn đặt ra câu hỏi “đóng”, “mở” đểlàm rõ và xác nhận thông tin Sau khi đặt câu hỏi, KTV lắng nghe câu trả lời, chủđộng ghi chép vào giấy tờ làm viêc những thông tin thu được để tổng hợp và phântích Nếu phát hiện sự không nhất quán trong việc trả lời câu hỏi cuả BGĐ kháchhàng hoặc các nhân viên khác, KTV sẽ đặt câu hỏi bổ sung cho vấn đề cần tìm hiểu.KTV luôn thận trọng trong việc đặt câu hỏi rõ ràng, trọng tâm trong việc thu thậpbằng chứng
được
Mục tiêu đạt được
Việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn tại công ty AFA trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Mục tiêu thứ nhất: Tìm hiểu hệ thống KSNB (Mẫu GLV A610)
Ví dụ : Khi thực hiện kiểm toán tại công ty cổ phần ABC niên độ 2014, KTV
của AFA sử dụng bảng câu hỏi bằng cách phỏng vấn kết hợp với kiểm tra tàiliệu tại Công ty Cổ phần ABC
Bảng 2.1 Đánh giá Hệ Thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp.
KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN Do đó, KSNB ở
Trang 40cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát.
Ghi chú
Tham chiếu
1 MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính
chính trực và các giá trị đạo đức trong DN
- DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ, trong
Quy chế nhân viên, Nội quy lao động, Bộ quy tắc
ứng xử…) và các giá trị này có được thông tin đến
các bộ phận của DN không (ví dụ, qua đào tạo nhân
viên, phổ biến định kỳ…)?
- DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các
nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức
không?
Ban lãnh đạo
và phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm giám sát
có thể bị cảnh cáo hoặc thôi việc
1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân
viên
- DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ
năng đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ,
trong Quy chế nhân viên)?
Không có quy chế quy định
rõ nhưng việc tuyển dụng nhân viên thực hiện theo đợt và có thông báo cụ thể về yêu cầu
và vị trí đăng tuyển
Tuyển dụng
✘
✘
✘
✘