1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật việt nam

91 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Căn cứ vào định nghĩa về hội quy định tại Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội, thì Hội

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

MAI VĂN VIỆT

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS: NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Mai Văn Việt

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,

giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Vân Anh đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu của mình

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong hai năm học vừa qua

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau

đại học, Đại học mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Hải Dương, ngày 20 tháng 10 năm 2016

Mai Văn Việt

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 9

1.1 Khái niệm, bản chất của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 9

1.1.1 Khái niệm Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 9

1.1.2 Đặc trưng của Hội bảo vệ NTD 10

1.2 Sự cần thiết và cơ sở pháp lý xác định vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng 12

1.2.1 Sự cần thiết của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng 12

1.2.2 Cơ sở pháp lý cho sự tồn tại , hoạt động và xác định vai trò của các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 15

1.3 Sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam 17

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1986 17

1.3.2 Giai đọan từ năm 1986 đến năm 1999 17

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010 20

1.3.4 Từ giai đoạn năm 2010 đến nay 20

1.4 Vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật của một số nước trên thế giới 22

1.4.1 Malaysia 22

1.4.2 Trung Quốc 23

1.4.3 Pháp 25

1.4.4 Bài học rút ra cho Việt Nam 27

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 29 2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 29 2.1.1 Quy định về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác phản biện và giám định xã hội 29 2.1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác giáo dục người tiêu dùng 35 2.1.3 Quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi NTD trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng 42 2.2 Thực trạng hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 45 2.2.1 Những thành tựu đạt được 45 2.2.2 Hạn chế trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của Hội bảo vệ người tiêu dùng 56 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác BVNTD của Hội BVQLNTD 60 2.3.1 Nguồn nhân lực hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi NTD còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ 60 2.3.2 Chưa được sự quan tâm đầy đủ của các cơ quan nhà nước 61 2.3.3 Hạn chế về nhận thức của người tiêu dùng cũng như ý thức của doanh nghiệp 63 2.3.4 Các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập 65 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 67 3.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vai trò của Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam 67 3.1.1 Cần quy định rõ những vấn đề liên quan đến quyền khởi kiện vì mục đích cộng đồng của tổ chức xã hội 67

Trang 6

3.1.2 Quy định rõ cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương để tạo điều kiện cho Hội bảo vệ NTD thực hiện quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện giải quyết trong trường hợp phát

hiện hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh 68

3.1.4 Quy định tổ chức bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức xã hội đặc thù 69

3.1.5 Nâng mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 69

3.1.6 Cần nâng địa vị của Hội bảo vệ NTD ngang bằng với các Hiệp hội ngành nghề và hiệp hội nghề nghiệp 70

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 71

3.2.1 Nhà nước cần có phương án hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức BVNTD đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức này 71

3.2.2 Đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển các tổ chức BVNTD đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của xã hội đối với hoạt động của các tổ chức này 72

3.2.3 Đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ NTD 73

3.2.4 Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế 75

3.2.5 Nâng cao nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của Hội BVQLNTD trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 76

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục người tiêu dùng của Hội BVQLNTD 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CI : Consumers International

BVNGTD : Bảo vệ người tiêu dùng

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

VINASTAS : Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt

Nam WTO : World Trade Organization

của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại sản xuất hàng giả và bảo vệ NTD

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Quan hệ giữa người tiêu dùng (NTD) và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ

là một loại quan hệ dân sự Trong mối quan hệ này, NTD thường ở vị trí yếu thế, bởi sự hạn chế về thông tin, về kiến thức chuyên môn, về khả năng đàm phán hợp đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình Để tạo lập, gìn giữ và bảo vệ sự bình đẳng giữa NTD và doanh nghiệp cần có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật Bảo vệ NTD không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là vấn đề thời sự của các quốc gia có nền kinh

tế thị trường phát triển

Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện một

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, qua đó góp phần duy trì và thúc đẩy một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững Ở các quốc gia phát triển hoạt động bảo vệ NTD nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía chính phủ, đồng thời hiệu quả của hoạt động này là rất rõ rệt Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế, thị trường Việt Nam đã tràn ngập sản phẩm của nước ngoài, người tiêu dùng có nhiều cơ hội sử dụng sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn song bên cạnh đó nguy cơ bị vi phạm quyền lợi người tiêu dùng cũng ngày càng lớn Tuy Nhà nước và các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng song quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn chưa nhận thức đầy đủ về những quyền lợi cần được bảo vệ của mình trong việc sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, dẫn tới hàng loạt vụ xâm hại quyền lợi của NTD trong thời gian qua như gian lận trong kinh doanh xăng dầu, taxi, sữa trẻ em có chứa melanine, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: mỡ thối được sử dụng

để chế biến thực phẩm, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường

Có thể áp dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để bảo vệ NTD

Có các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau có thể tham

Trang 9

gia bảo vệ NTD Trong đó Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD một cách có hiệu quả Do đó em đã chọn đề tài:

“Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn

Thạc sỹ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay vai trò của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn được coi là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới Hầu như năm nào, các bài nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vai trò của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được đăng tải Trong số đó, nhiều bài nghiên cứu đề cập tới vai trò của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản Sau đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này: - Bài viết “The Japanese Products Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản)” của Jason F.Cohen (nghiên cứu sinh Đại học Fordham – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law Journal, November 1997” đã làm

rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản - Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa

Kỳ là Gary Wilson, Vincent Moccio và Daniel O.Fallon đăng trên tạp chí William Mitchell Law Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa

Kỳ hiện tại, những tồn tại, bất cập và đề xuất một số hướng cải cách đổi mới -

“Products Liability – Why the EU does not need the restatement (third) (Chế định trách nhiệm sản phẩm – Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cần theo mô hình của Hoa Kỳ)” của Giáo sư Rebekah Rollo (Đại học Maryland - Đức) trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên cứu chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và tác động của

Trang 10

những thay đổi trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu - Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm)” của Giáo sư Luật David G.Owen (Đại học South Carolina – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí

“The Review of Litigation (Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ quá trình phát sinh, phát triển của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những

ý tưởng cơ bản của chế độ trách nhiệm ấy - “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản phẩm ở Vương quốc Anh)” Giáo sư Jane Stapteton (Đại học quốc gia Australia), đăng trên tạp chí “Texax International Law Journal, Winter 1999” đã đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, chức năng và các đặc điểm cơ bản trong chế định trách nhiệm sản phẩm ở Anh quốc Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton đã đăng bài viết “Products Liability, an Anglo – Australia Perspective (Chế định trách nhiệm sản phẩm - từ cách nhìn của châu Úc)” trên tạp chí “Washburn Law Joural, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niện của Úc về chế độ trách nhiệm sản phẩm - Chuyên khảo “Products liability” của giáo sư D.Cray, trường đại học Carleton, Otawa, Canada, đã xem xét vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của các quốc gia dưới cách nhìn luật học so sánh Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh

tế thị trường Nhưng do điều kiện của mỗi quốc gia mà việc áp dụng chế định này còn khác nhau, nhất là về phạm vi của chế định và cơ chế đảm bảo thực thi chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp

Các quốc gia phát triển đã lấy chính sách lấy NTD làm trung tâm phát triển kinh tế của họ, hàng loạt các đạo luật nhằm bảo vệ NTD được ban hành Trên cơ sở

đó, có khá nhiều nghiên cứu nhằm hoàn thiện việc điều chỉnh pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Qua khảo sát nhận thấy một số nghiên cứu quan trọng

sau đây như: Gerlach Johann Wilhelm với „Die AGB-Verhältnisse und die

zum BGB, Band I, §§ 1-240, C.H Beck Verlag 1997; Bork Reinhard với

Trang 11

„Entwicklung der AGB-Kontrolle“, Tübingen 2001; Alice Broichmann với

„Unternehmenskaufverträge und AGB-Kontrolle“, Beck-Fachdienst Mergers & Acquisitions, Ausgabe 14/2007; K.Schmidt với “ Verbraucherschutz im BGB und

AGB- Kontrolle ” , JuS 2006,1ff

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trở thành xu thế toàn cầu, nhanh chóng lan tỏa đến tất cả các quốc gia trên thế giới Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Gralf-

Peter Calliess với “Coherence and Consistency in European Consumer Contract

Law: a Progress Report”, Frankfurt am Main, 2003; Sir John Vickers với

“Contracts and European consumer law: an OFT perspective”, Oxford 2005;

Aristides N Hatzis với “An Offer You Can’t Negotiate: Some Thoughts on the

Faure & Hanneke A.Luth với “Behavioural Economics in Unfair Contract Terms

Cautions and Considerations ”, The Author(s) 2011; Friedrich Kessler “Contracts of

Adhesion-Some Thoughts About Freedom of Contract”, Yale Law School 1943; Willem van Boom and Marco Loos với “ Effective Enforcement of Consumer Law

in Europe Synchronizing Private, Public, and Collective Mechanisms”, January,

2008; Leon E Trakman với “Adhesion contracts and the twenty first Century

Initiative với “Concept Paper on Consumer Protection” November 25, 1992

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Trước năm 1986, ở Việt Nam hầu như không có bất kỳ một công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD Bởi lẽ, thuật ngữ NTD chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Cùng sự phát triển của kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương nhân, sự xuống cấp của đạo đức và lòng tham đối với khoản lợi nhuận kếch xù, quyền lợi ích của NTD bắt đầu bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng hơn

Trang 12

Có thể nói, trong số những công trình mang tính tiên phong nghiên cứu vấn

đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam, không thể không nhắc đến “Tìm hiểu Luật

bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện Nhà nước và Pháp luật biên soạn, Nxb Lao động, 1999 Cuốn sách này là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với các học giả cũng như những độc giả trong nước quan tâm đến Luật bảo vệ quyền lợi NTD của một số quốc gia trên thế giới Bên cạnh việc giới thiệu Luật bảo vệ NTD của Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Ấn Độ cũng như một số biện pháp bảo vệ NTD của các quốc gia Cuốn sách đã điểm qua hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam, mà cụ thể là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) Cuốn sách đã nêu bật được vấn

đề khó khăn của NTD Việt Nam trước “cơn lốc” của kinh tế thị trường và sự “đổ bộ” ồ ạt của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa kém chất lượng, thực phẩm ô nhiễm Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, cho thấy có không ít công trình nghiên cứu vấn đề này Tuy nhiên, đây là vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau cũng như tính mới, tính độc đáo Vì vậy, những công trình này có hướng tiếp cận, khai thác, nghiên cứu và nhận thức dưới những góc độ khác nhau: Ví dụ như một số công trình nghiên cứu như sau:

- Bài viết của Thạc sĩ Ngô Vĩnh Bạch Dương, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000 Theo tác giả, một trong những nguyên tắc cơ bản của tự do cạnh tranh là sự tự do hợp đồng, theo đó người tiêu dùng được tự do lựa chọn nhà cung cấp để mua hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu cá nhân Tuy nhiên việc sử dụng phổ biến các hợp đồng mẫu, hợp đồng soạn trước trong mua bán không thông qua các cuộc thương lượng, mặc cả , tất cả đều là sự tước đoạt đi của người tiêu dùng quyền tự do hợp đồng của họ Ngoài ra, người tiêu dùng bị buộc phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ mà không

có khả năng lựa chọn nào khác bởi lý do loại hàng hoá, dịch vụ đó chỉ do một thương gia độc quyền cung cấp Trong những trường hợp như vậy, quyền tự do khế

Trang 13

ước đã không còn mang giá trị nhân văn của một quyền tự do cá nhân ; “Giáo trình

luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công

an nhân dân, 2012; đặc biệt đề tài nghiên cứu cấp bộ Bộ thương mại, “Hoàn thiện

pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, do TS Đinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm năm 2006 Có thể nói, đây là một trong những đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NTD Công trình này tập trung hầu hết những vấn đề mang tính cốt lõi liên quan đến pháp luật bảo vệ NTD và khái quát một cách có hệ thống các quyền của NTD; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nghiã vụ của cơ quan nhà nước

cũng như các tổ chức xã hội bảo vệ NTD; TS Đặng Vũ Huân với bài viết “Pháp

luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1 năm 2005; PGS.TS Nguyễn Thị Vân

Anh với bài viết “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo về quyền lợi người tiêu

còn là chủ biên của cuốn “Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ

người tiêu dùng” nhà xuất bản chính trị Quốc gia phát hành năm 2012; TS Phan

Huy Hồng có bài: “Vai trò của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”,

báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Viện Nhà nước và Pháp luật và KAS tổ chức tháng 2/2008 Bên cạnh các bài viết và tham luận nói trên, một số luận văn, luận án cũng

có giá trị tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài đó là luận văn Thạc sỹ về

“Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, năm

2007 của tác giả Bùi Thị Long, năm 2007, Viện Nhà nước và Pháp luật; luận án tiến

sỹ về “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, năm

2013 của tác giả Nguyễn Thị Thư, Viện Nhà nước và Pháp luật

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về tổng quan vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

- Tìm hiểu rõ thực trạng pháp luật về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Trang 14

- Tìm hiểu kinh nghiệm bảo vệ NTD của một số nước trên thế giới và các đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ NTD ở nước ta

- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về vai trò Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, vai trò của của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước khác cũng như thực trạng pháp luật quy định về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quy định về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong bài luận văn này, vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng không chỉ được nghiên cứu trên một phương diện nhất định mà em đã cố gắng xem xét vấn đề một cách bao quát nhất Em có tham khảo một số văn bản pháp luật, sách, tạp chí hướng dẫn về bảo vệ NTD

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu chủ yếu bao gồm:

- Phương pháp phân tích sự kiện, thu thập, xử lý và thống kê

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trong luận văn này tác giả tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ người tiêu dùng Từ đó có sự so sánh, đối chiếu với nhau để rút ra được những kinh nghiệm

- Phương pháp phân tích các quy phạm của pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia khác về bảo vệ người tiêu dùng

Trang 15

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Qua phân tích và nghiên cứu pháp luật quy định về vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam, có thể khẳng định rằng, luận văn là công trình nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống và khá toàn diện những vấn đề mang tính lý luận nền tảng để làm cơ sở xây dựng, góp phần làm hoàn thiện hơn nữa pháp luật Viêt Nam về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như góp phần làm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật Những phân tích, kết luận và

đề xuất mà luận văn đưa ra đều trên cơ sở khoa học và thực tiễn, vì vậy, luận văn không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn Là sự đóng góp không nhỏ trong việc làm cho NTD có thể hiểu rõ hơn về vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng và những quy định pháp luật về vai trò của Hội Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật quy định về vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng

7 Bố cục của luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Tổng quan về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chương 2: Thực trạng pháp luật quy định vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ

QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.1 Khái niệm, bản chất của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như khái niệm về Hội bảo vệ quyền lợi NTD Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 27, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD Vì vậy, các tổ chức xã hội bao gồm cả các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ v.v…đều tham gia công tác bảo vệ NTD

Hiện nay, ở Việt Nam Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong các

tổ chức xã hội tham gia tích cực vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD Căn cứ vào định nghĩa về hội quy định tại Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng

4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội, thì Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Một điểm khác biệt của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng so với các tổ chức xã hội khác đó là, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội

tự nguyện, hoạt động của hội không chỉ bảo vệ quyền lợi của các thành viên của hội

mà còn bảo vệ quyền lợi của các người tiêu dùng khác Trên thực tế tại Việt Nam

Trang 17

hiện nay, các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thu phí hội viên, đặc biệt

là các hội viên là người tiêu dùng

Theo Điều 28 Luật BVQLNTD, các Hội bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng và các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD có các chức năng và nội dung hoạt động như sau:

- Hướng dẫn giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu;

- Đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD thông tin về hành

vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho NTD về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, cảnh báo của mình;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD;

- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về BVQLNTD;

- Thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao;

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến thức tiêu dùng Tính đến thời điểm tháng 5/2016, trên toàn quốc đã có 51 Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoạt động trong phạm vi của tỉnh và 01 Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoạt động liên tỉnh được thành lập [20, tr8]

1.1.2 Đặc trưng của Hội bảo vệ NTD

Bản chất của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thể hiện trong tôn chỉ, mục đích của Hội và được quy định rõ tại Điều lệ hoạt động của Hội Các Hội

Trang 18

được thành lập tại các địa phương khác nhau, do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau cho phép thành lập, có quy định khác nhau trong điều lệ hoạt động nhưng đều thể hiện những nét đặc trưng sau:

lợi nhuận Hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính góp phần phát triển bền vững và ổn định của nền kinh tế đất nước

Thứ hai, Hội BVNTD là một tổ chức xã hội bởi Hội là tập hợp của công dân,

tổ chức Việt Nam, có chung mục đích tham gia vào Hội là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh chân chính Ngoài ra, Hội được thành lập để thực hiện các công việc xã hội, các khoản thu của Hội mà không vì mục đích kinh doanh, không dùng các khoản thu được vào sản xuất hoặc đầu tư khác,

chính đáng của các thành viên trong Hội mà Hội còn bảo vệ cho tất cả những người tiêu dùng khác khi họ bị xâm phạm quyền và lợi ích Mặt khác, thông qua các hoạt động của Hội để chống hàng nhái, hàng giả, chống các hoạt động vi phạm pháp luật

về cân, đong, đo, đếm, dán nhãn mác, tiêu chuẩn, quy chuẩn Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất chân chính… góp phần cho

sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế đất nước Đây là điểm khác biệt

cơ bản của Hội BVNTD với các hội xã hội nghề nghiệp khác bởi các hội xã hội nghề nghiệp khác được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các hội viên

Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương mà tên gọi

và tôn chỉ, mục đích của các Hội BVNTD ở địa phương có một số điểm khác nhau

Ví dụ: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam với tôn chỉ, mục đích:

“là một tổ chức không vì mục đích lợi nhuận, tự nguyện của những người hoạt động

Trang 19

trong các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhằm giúp đỡ nhau nâng cao nghề nghiệp, xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.” [37].

Những năm gần đây, do nhu cầu BVQLNTD ở các địa phương, một số Hội BVNTD ở các tỉnh đã được thành lập như Hội BVNTD ở Bắc Giang, Hội BVNTD

Hà Tĩnh, Hội BVNTD Đồng Nai… Tuy trong tôn chỉ, mục đích của hội địa phương

có đặc điểm khác so với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Vinastas, nhưng đều có chung mục đích BVQLNTD và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính góp phần xây dựng kinh tế đất nước phát triển bền vững

Như vậy, hiện nay ở Việt Nam, các Hội BVNTD có tên gọi khác nhau, được thành lập ở các thời điểm khác nhau, tại các địa phương khác nhau nhưng về cơ bản đều là tổ chức xã hội về BVQLNTD và là sự tập hợp của các công dân, tổ chức Việt Nam, tự nguyện gia nhập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có tôn chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả NTD Việt Nam, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh chân chính vì mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và ổn định

1.2 Sự cần thiết và cơ sở pháp lý xác định vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng

1.2.1 Sự cần thiết của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng

Quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ là quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội Đây là loại quan hệ được thực hiện chủ yếu trên cơ sở hợp đồng mua-bán, mà theo đó, người tiêu dùng là người mua hoặc

sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp không vi mục đích kinh doanh kiếm lời Quan hệ dân sự này được thiết lập, thực hiện theo nguyên tắc cơ bản: thỏa thuận, bình đẳng của pháp luật dân sự

Trang 20

Khi nền kinh tế còn ở trình độ sơ khai, quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ mua-bán hàng hóa giữa các cá nhân với nhau trong xã hội, khi đó hàng hóa, dịch vụ chủ yếu cũng ở dạng đơn giản, chất lượng hàng hóa dễ nhận biết và việc giao kết hợp đồng diễn ra không phức tạp Đến thế kỷ XX, khi khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì hàng hóa, dịch vụ

kỹ thuật, công nghệ phức tạp hơn Hàng mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng có sử dụng nguyên liệu hoặc chất phụ gia cùng với các loại hàng cơ khí, điện tử có các bộ phận gây ảnh hưởng đến sự an toàn cho ngưởi sử dụng xuất hiện ngày càng nhiều Người tiêu dùng có nguy cơ mua phải những hàng hóa, dịch vụ không an toàn cho sức khỏe của mình bởi họ không đủ chuyên môn để đánh giá được chất lượng hàng hóa, dịch vụ đó bằng mắt thường Ngoài ra, trước đây, nhà phân phối là những người có kỹ năng để lựa chọn hàng hóa có chất lượng nhưng ngày nay bản thân họ cũng bị hạn chế về hiểu biết đối với công nghệ của các sản phẩm họ bán Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người tiêu dùng vì nhiều lý do mà không còn thận trọng trong các quyết định mua hàng

Từ các lý do nêu trên, các giao dịch dân sự mua-bán hàng hóa giữa người tiêu dùng và thương nhân dần dần đã chuyển từ thế bình đẳng sang thế bất cân xứng, ở đó lợi thế nghiêng về phía nhà sản xuất (nhà chuyên môn) bởi những người này hiểu rất rõ về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp cũng như các khuyết điểm tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra cho người sử dụng Có thể nói, khi giao dịch mua-bán hàng hóa với thương nhân, người tiêu dùng gặp nhiều điểm bất lợi và có 4 yếu thế cơ bản so với thương nhân Đó là: yếu thế về thông tin, yếu thế

về khả năng đàm phán, yếu thế về khả năng chi phối giá cả và các điều kiện giao dịch, và yếu thế về khả năng chịu rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng hàng hóa Bởi vậy, vì lợi nhuận, thương nhân làm ăn không chân chính sẵn sang lợi dụng yếu thế này mà xâm phạm quyền lợi của họ

Do đó, để đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ giữa người tiêu dùng với thương nhân đã xuất hiện ý tưởng cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước hết là nhằm chống lại các hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

Trang 21

và để bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng Người tiêu dùng, với tư cách là các chủ thể “yếu thế” trên thị trường, có thể củng cố vai trò, vị thế của mình trong mối quan

hệ với các chủ thể trên thị trường bằng cách lập ra các tổ chức xã hội (các hội đoàn) bảo vệ người tiêu dùng

Các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời thường có các hội, đoàn do người tiêu dùng hoặc những nhà hoạt động xã hội đứng ra tổ chức với mục tiêu bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng Chẳng hạn, tại Đan Mạch, các hội bảo vệ người tiêu dùng đã được thành lập từ những năm 1920 Tại Hoa Kỳ, ở cấp địa phương, cấp bang và liên bang, có hàng ngàn tổ chức xã hội hoạt động vì mục đích bảo vệ người tiêu dùng Trong số đó, phải kể đến các tổ chức như Liên minh người tiêu dùng (Consumers Union), được thành lập từ năm 1936 và hiện thời là tổ chức bảo vệ người tiêu dùng có ảnh hưởng nhất trên thế giới Liên đoàn người tiêu dùng Hoa Kỳ (thành lập năm 1967) với chức năng đại diện và cổ vũ quyền lợi của người tiêu dùng trước các cơ quan dân cử và các cơ quan điều tiết liên bang cũng là tổ chức có vai trò rất lớn trong việc xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng tại Hoa Kỳ Tại Canada có Hiệp hội người tiêu dùng (Consumers Association of Canada) được thành lập từ năm 1947 Số lượng thành viên của Hiệp hội này đã có lúc lên tới trên

150 ngàn Tại Anh Quốc, Hiệp hội người tiêu dùng toàn quốc (Consumers’ Association) cũng được thành lập từ năm 1957 Đây là tổ chức phát hành ấn phẩm quan trọng về bảo vệ người tiêu dùng có tên là “Which” trong đó đăng tải các thông tin độc lập về chất lượng, tính năng của các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Ấn phẩm Which rất phổ biến ở Anh và đã từng có thời điểm số lượng người đặt mua lên tới hơn 1 triệu.[5]

Ngày nay, phong trào bảo vệ người tiêu dùng đã đạt tới quy mô toàn cầu Sự hiện diện của Quốc tế người tiêu dùng (CI) - tổ chức quốc tế duy nhất của các nhóm, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thuộc tất cả các châu lục là một minh chứng điển hình Tổ chức này được thành lập vào ngày 1/4/1960 bởi các nhóm bảo

Trang 22

chức này đã quy tụ khoảng hơn 220 tổ chức, hội bảo vệ người tiêu dùng thành viên đến từ 115 quốc gia trên khắp các châu lục [5]

Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là thành viên của tổ chức CI từ năm 1992 CI có chức năng hỗ trợ tăng cường năng lực cho thành viên

và phong trào người tiêu dùng thế giới, đấu tranh trên phạm vi quốc tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng Các hoạt động của CI có tính chất không vì lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa vào sự ủng hộ của chính phủ các nước

và các tổ chức phi chính phủ

Cùng với việc ra đời của Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế thì ở nhiều quốc gia hay trên bình diện quốc tế, lĩnh vực pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được hình thành, phát triển và là một công cụ quan trọng được sử dụng để bảo

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

1.2.2 Cơ sở pháp lý cho sự tồn tại , hoạt động và xác định vai trò của các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ NTD không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế

kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là vấn đề thời sự của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển Bảo vệ NTD còn trở nên đặc biệt phức tạp trong điều kiện toàn cầu hóa, khi mà NTD và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ không chỉ đến từ cùng một quốc gia

Có thể áp dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để bảo vệ NTD

Có các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau có thể tham gia bảo vệ NTD Trong đó Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD một cách có hiệu quả

Ở Việt Nam, sự ra đời của tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp thêm sức mạnh cộng đồng bảo vệ an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BVQLNTD thì vai trò của các Hội BVQLNTD được thể hiện trên ba phương diện sau:

- Thứ nhất, vai trò của Hội BVQLNTD được thể hiện trong công tác phản biện xã hội;

Trang 23

- Thứ hai, vai trò của Hội BVQLNTD được thể hiện trong công tác giáo dục NTD;

- Thứ ba, vai trò của Hội BVQLNTD được thể hiện trong việc giải quyết khiếu nại của NTD

Theo pháp luật hiện hành, hoạt động của các Hội BVQLNTD chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chủ yếu sau:

Nghị định số 45/2010/NĐ/CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định:

“Hội được hiểu trong Nghị định này là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan” Hội BVQLNTD (Bao gồm Hội Trung ương và Hội ở các tỉnh), là đối tượng

áp dụng của Nghị định này Ngoài ra, Hội BVQLNTD còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Luật BVQLNTD năm 2010; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD

Điều 1 của Luật BVQLNTD quy định rõ: “Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Ngoài Luật BVQLNTD năm 2010, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Hội BVQLNTD còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Trang 24

1.3 Sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về vai trò của Hội bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong thời gian chưa dài Vì vậy, việc bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam còn là lĩnh vực tương đối mới Xét một cách tổng quát, có thể phân chia sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo những mốc thời gian sau:

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1986

Đây là thời kỳ mà ở Việt Nam hầu như không có văn bản pháp lý nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng Hành vi đầu cơ lương thực cũng bị trừng trị theo các quy định của luật hình sự, luật hành chính chỉ nhằm bảo đảm an ninh lương thực sau chiến tranh và bảo đảm độc quyền cho kinh tế Nhà nước Những hoạt động đầu cơ giai đoạn này là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến đời sống người tiêu dùng

Ngoài ra, việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung không phải do lựa chọn hay sức ép của người tiêu dùng, cho nên, ngay cả trong kinh tế học thời đó, người tiêu dùng rất ít được đề cập cũng như Hội bảo vệ người tiêu dùng Khái niệm người tiêu dùng và Hội bảo vệ người tiêu dùng đôi khi cũng được truyền thông nhắc tới nhưng chỉ với tư cách là nguồn đánh giá tham khảo cho việc xét duyệt các danh hiệu thi đua sản xuất giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể

1.3.2 Giai đọan từ năm 1986 đến năm 1999

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm

1986 đã đánh dấu bước chuyển của nền kinh tế nước ta từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Với việc hình thành nền kinh tế thị trường, khái niệm người tiêu dùng xuất hiện với đúng nghĩa là thành

Trang 25

tố của thị trường Cũng từ đây, ý kiến, nguyện vọng của người tiêu dùng không còn

là nguồn tham khảo trong đánh giá thi đua giữa các doanh nghiệp Kết quả là sau thời gian đổi mới, hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở Việt Nam đã trở nên phong phú hơn thời kì bao cấp Người tiêu dùng đã bước đầu có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của mình thay vì buộc phải mua theo tem phiếu như trước kia

Những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn này nằm tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều 28); Bộ luật hình sự năm 1985 với các tội: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 167); Tội lừa dối khách hàng (Điều 170) Ngoài ra, một số pháp lệnh và nghị định có liên quan cũng đề cập vấn đề bảo vệ người tiêu dùng như pháp lệnh đo lường ngày 06/7/1990, Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 27/12/1990, Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả, Bộ luật dân sự năm 1995…Tuy nhiên, trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã bộc lộ những nhược điểm như các quy định pháp luật còn mang tính chung chung, đặc biệt

là thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, do vậy, hiện tượng kinh doanh thiếu trung thực, lừa dối người tiêu dùng thường xuyên xảy ra và chưa có cơ chế giải quyết thống nhất Thêm vào đó, việc giáo dục cho người tiêu dùng nhận thức đúng và đủ về hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức

Khi nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực do nền kinh tế thị trường đem lại thì cũng này sinh những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng như gây bất ổn cho nền kinh tế và cho xã hội Ngay khi nảy sinh vấn đề người tiêu dùng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa những người sản xuất với người tiêu dùng

Trang 26

Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành chuyên môn ở nước ta đã phát triển, đòi hỏi có những tổ chức nghề nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của từng nghành cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Cùng với việc thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một số cán bộ hoạt động hoặc trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng đã họp để chuẩn bị thành lập một tổ chức nghề nghiệp của mình Ngày 2/5/1988 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg phê chuẩn việc thành lập Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chất lượng Việt Nam Ngày này được lấy làm ngày thành lập Hội Ngày 6/5/1988, Đại hội thành lập Hội đã được tiến hành ở Hà Nội, với tên viết tắt là Hội Tiêu chuẩn Việt Nam, tên giao dịch là VINASTAS Hội có nhiệm vụ phổ biến, giúp đỡ cho sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng Việt Nam Chủ tịch đầu tiền của Hội là đồng chí Hoàng Mạnh Tuấn, với Ban Chấp hành trung ương Hội gồm 19 người, Ban Thường vụ gồm 5 người, Tổng Thư ký là đồng chí Lê Văn Thiệu

Sau khi thành lập được vài năm, do được tiếp xúc với phong trào người tiêu dùng thế giới, Hội Tiêu chuẩn Việt Nam nhận thấy công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng gắn liền với quyền lợi người tiêu dùng nên đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề về người tiêu dùng ở Việt Nam Đại hội bất thường của Hội họp tháng 7/1991 đã quyết định đưa nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cương lĩnh của Hội và đổi tên thành Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tên giao dịch vẫn lấy là VINASTAS Ngày 30/9/1991, Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ra Quyết định số 480/TCCP công nhận bản Điều lệ sửa đổi của Hội Hội Tiêu chuẩn

và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trong phạm vi cả nước

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là thành viên của Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam từ năm 1988 Ngày 15/3/1992, Hội đã được công nhận là thành viên của IOCU

Trang 27

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010

Sau nhiều lần biên soạn, lấy ý kiến, đến ngày 27/04/1999, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/1999 Với 6 chương, 30 điều, Pháp lệnh này đã phần nào thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Sự ra đời của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là văn bản quy phạm pháp luật mang tính tổng hợp đầu tiên quy định đầy đủ những quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tiêu dùng

cũng như Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các ngành, các cấp chính quyền

Trên thực tế, trong hai năm kể từ ngày Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, văn bản này không được thực thi, bởi tới ngày 02/10/2001, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng Nghị định gồm 6 chương, 24 Điều quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng theo những nguyên tắc được nêu trong Pháp lệnh Nghị định không nhắc lại quyền của người tiêu dùng nhưng có thêm chương quy định về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nội dung các chương khác tương

tự như nội dung trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999 của Việt Nam, về cơ bản, đã cụ thể hóa được 8 quyền của người tiêu dùng được Quốc tế người tiêu dùng (CI) và Liên hợp quốc công bố

1.3.4 Từ giai đoạn năm 2010 đến nay

Trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nhiều thách thức mới lại được đặt ra với công tác bảo

vệ người tiêu dùng Ngày 17/11/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 Đạo luật này quy định đầy đủ hơn Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, với sự bổ sung của nhiều quy định quan trọng như: Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; trách nhiệm bồi thường thiệt

Trang 28

hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung Với 6 chương, 51 điều, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…

Phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, Quốc hội đã chủ trương khuyến kích mọi tổ chức xã hội (bao gồm các

tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ ) đều tham gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng Phù hợp với chủ trương này, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rằng tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động như: hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu: Đại diện người tiêu dùng khởi kiên hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; Cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh bảo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh bảo của mình; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng [32, Điều 28]

Ngoài Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số

99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Trang 29

1.4 Vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật của một số nước trên thế giới

1.4.1 Malaysia

Trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD Malaysia không có quy định điều chỉnh về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các Hội bảo vệ quyền lợi NTD, nhưng trên thực tế, hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi NTD Malaysia diễn ra rất sôi nổi Rất nhiều hội bảo vệ NTD ở các bang đã được thành lập từ trước khi Luật bảo vệ NTD được ban hành năm 1999 Ở Malaysia, Hội bảo vệ NTD cấp bang được thành lập trước khi thành lập Hội bảo vệ NTD cấp liên bang

Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia Tổ chức này là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia FOMCA là cầu nối, gắn kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy phong trào BVNTD Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm chủ tịch, phó chủ tịch, cố vấn (là những cựu chủ tịch của FOMCA), cố vấn pháp lý, và ban quản trị văn phòng FOMCA có vai trò:

- Nghiên cứu các vấn đề về NTD và ảnh hưởng của nó lên NTD

- Thúc đẩy và thực hiện công tác giáo dục cho NTD

- Tuyên truyền phổ biến, thúc đẩy phong trào NTD phát triển

- Nếu được yêu cầu, sẽ tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm

Mục tiêu chính của FOMCA là:

- Thúc đẩy phát triển và mở rộng các phong trào BVNTD có tổ chức ở Malaysia - Giải quyết các vấn đề của NTD và thúc đẩy quyền lợi của NTD

Trang 30

- Thúc đẩy thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất cả mọi người

- Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở Malaysia FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn BVNTD Quốc gia cấp kinh phí hoạt động.[41]

1.4.2 Trung Quốc

Hội BVNTD Trung Quốc (CCA) được thành lập ngày 26/12/1984 theo sự phê chuẩn của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Theo quy định tại Luật BVNTD 1994, Hội BVNTD Trung quốc và các tổ chức BVNTD có chức năng nhiệm vụ sau:

- Cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho NTD;

- Tham gia giám sát và kiểm tra chất lượng hàng hoá và dịch vụ với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan;

- Báo cáo, tư vấn và đề xuất các cơ quan Chính phủ về các vấn đề liên quan đến quyền lợi NTD;

- Tiếp nhận, điều tra và xử lý đơn khiếu nại của NTD;

- Yêu cầu các cơ quan đánh giá chất lượng hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hoá, dịch vụ Cơ quan đánh giá có trách nhiệm thông báo kết qủa cho các tổ chức BVNTD;

- Hỗ trợ NTD trong các vụ kiện xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ; - Phát hiện và cảnh báo các hoạt động vi phạm lợi ích NTD thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Từ năm 1994, CCA bắt đầu xuất bản Tạp chí NTD Trung Hoa Tạp chí này đưa ra các kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, các cuộc điều tra đặc biệt và những khuyến cáo cho NTD Đến năm 2000, trang web chính thức của CCA (http://eng.cca.org.cn) chính thức ra đời, tạo điều kiện cho NTD dễ dàng

Trang 31

tiếp cận các thông tin liên quan đến những vấn đề NTD nổi cộm CCA đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Quốc tế NTD (Consumers International - CI) từ tháng 9/1987 Kể từ đó CCA đã cử nhân viên tham gia các hội thảo, khoá đào tạo tại những nước có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực BVNTD như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Ngoài ra các phái đoàn của các tổ chức BVNTD thế giới cũng đã đến thăm và làm việc với CCA như Liên Xô cũ, Thuỵ Sỹ, Australia

CCA là một tổ chức BVNTD quốc gia đã được đăng ký một cách hợp pháp Mục đích của CCA là giám sát các loại hàng hoá và dịch vụ, bảo vệ quyền và nghĩa

vụ của NTD trên phạm vi toàn quốc, hướng dẫn các hoạt động của NTD, khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh phí hoạt động của CCA lấy từ ngân sách của Chính phủ và các khoản hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội CCA được lãnh đạo bởi một Hội đồng có các thành viên

là đại diện của các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, báo chí, hội BVNTD địa phương và

uỷ ban các tỉnh, khu tự trị Hàng năm Hội đồng tổ chức một phiên họp để quyết định các vấn đề quan trọng nhất của CCA

Đứng đầu Hội đồng là Tổng Thư ký và một số Phó Tổng Thư ký điều hành thông qua một cơ quan thường vụ Từ năm 1986, CCA đã bắt đầu tổ chức Ngày Quyền của NTD thế giới (15/03) với rất nhiều hoạt động như diễu hành trên đường phố, tổ chức triển lãm và hội thảo tuyên truyền Kể từ năm 1997, CCA bắt đầu tổ chức phong trào Chủ đề hàng năm với sự tham gia của tất cả các tổ chức BVNTD trên thế giới Để giáo dục cho NTD thuộc các tầng lớp, thế hệ và đặc điểm khác nhau, nhiều tổ chức NTD là thành viên của CCA đã tổ chức các khoá đào tạo ngắn tập trung về BVNTD tại rất nhiều địa điểm khác nhau như nhà trẻ, trường học, nhà máy, trung tâm mua sắm, cơ quan Chính phủ và các khu vực nông thôn Thậm chí một số nơi đã đưa nội dung giáo dục NTD vào chương trình giáo dục phổ thông Để thực thi hoạt động BVNTD, CCA có các tổ chức NTD ở các địa phương chuyên tiến hành các thử nghiệm so sánh chất lượng [41]

Trang 32

1.4.3 Pháp

Ở Pháp có một hệ thống các hiệp hội BVNTD, các hội này được thành lập để giúp đỡ NTD về mặt pháp lý, khởi kiện Về mặt pháp lý, các hiệp hội được tự do thành lập nhưng để hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức này cần được DGCCRF công nhận theo 3 điều kiện:

- Độc lập với nhà sản xuất, thương nhân;

- Số lượng thành viên của Hiệp hội: ở Trung ương là 10.000 thành viên trở lên Ở địa phương thì số lượng thành viên phụ thuộc vào điều kiện mà địa phương

đó đặt ra;

- Hiệp hội phải có hành động thực sự để BVNTD, ví dụ: tổ chức các cuộc họp NTD, có điểm tiếp nhận khiếu nại NTD, có ấn phẩm về BVNTD… Thủ tục công nhận các hiệp hội được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Nhận hồ sơ Các chi nhánh của DGCCRF ở địa phương sẽ tiếp nhận

hồ sơ ở địa phương Nếu hồ sơ hợp lệ thì các chi nhánh này sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ

sơ, trong vòng 6 tháng nếu không có phản hồi gì của cơ quan chức năng thì hiệp hội coi như đã được công nhận;

Bước 2: Đại diện của các chi nhánh sẽ chuyển hồ sơ lên Toà án tối cao để làm thủ tục tiếp nhận Thẩm phán sẽ xác nhận tính độc lập của hiệp hội với các doanh nghiệp (để hiệp hội thực sự không chịu ảnh hưởng của bất kỳ doanh nghiệp nào) Toà án sẽ mở các cuộc điều tra để xác định sự độc lập của các hội này Toà án cũng sẽ tiến hành điều tra số lượng thành viên (DGCCRF cũng sẽ tiến hành điều tra

Trang 33

tra các điều kiện của Hội, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển lên Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính và Bộ truởng Bộ Tư pháp Thời hạn của hiệp hội là 5 năm và có thể được kéo dài (sẽ phải tiến hành lại các thủ tục như ban đầu) Giấy chứng nhận có thể bị rút lại trên cơ sở điều tra của DGCCRF về các điều kiện được công nhận của hiệp hội Hiệp hội nếu được công nhận sẽ có các thuận lợi như:

- Được quyền khởi kiện ra toà án;

- Được DGCCRF hỗ trợ tiền; (trước đây việc hỗ trợ thường dựa trên các tiêu chí thời gian dành cho việc tiếp nhận khiếu nại của NTD, trách nhiệm của các hiệp hội, theo vụ việc, số lượng tranh chấp của NTD mà hội nhận được

Tuy nhiên, các tiêu chí này gặp một số khó khăn vì không thực sự thể hiện được hiệu quả hoạt động của các hội này Hiện nay việc phân bổ ngân sách được dựa vào những chủ đề, hoạt động cụ thể Hàng năm tổng ngân sách hỗ trợ cho các hiệp hội là 7triệu Euro và cho INC là 4 triệu Euro)

- Nếu hội ở cấp trung ương thì sẽ có 1 đại biểu trong Hội đồng quốc gia về BVNTD Các hiệp hội bên cạnh các hoạt động theo quy định của pháp luật còn được tiến hành các hoạt động khác như:

Thông tin cho NTD về quyền của NTD qua đó nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc đối thoại với NTD;

Tổ chức tiếp nhận khiếu nại của NTD đồng thời liên hệ với doanh nghiệp để tìm ra giải pháp giải quyết các khiếu nại đó Trong trường hợp các doanh nghiệp không giải quyết được thì các Hội sẽ tìm đến một trung gian hoà giải Mỗi năm có khoảng 10.000 vụ việc được hoà giải mà không cần phải đưa ra toà án

Xây dựng các chương trình về BVNTD trên truyền hình;

Giáo dục tiêu dùng;

Tổ chức kiếm tra, so sánh sản phẩm Hiện nay có 18 hiệp hội ở trung ương được công nhận và các hiệp hội này có hệ thống tổ chức khác nhau Tuy nhiên, thực

Trang 34

tiễn thì hiện nay số lượng các hiệp hội ở Pháp là quá nhiều và cần phải có những cải

tổ, thay đổi điều kiện để hạn chế số lượng các hiệp hội này Hiện nay ở địa phương còn có các trung tâm kỹ thuật NTD là đơn vị tương tự như INC ở địa phương Ví

dụ, có sự thay đổi về luật pháp thì các trung tâm này sẽ thông báo cho các hội BVNTD và các hội này thông qua kênh thông tin của mình để gửi đến hội viên.[41]

1.4.4 Bài học rút ra cho Việt Nam

Song song với các mô hình tổ chức, hoạt động của các Hội bảo vệ người tiêu dùng nói trên, tất cả các quốc gia nói trên đều phát triển và sử dụng hiệu quả hệ thống tổ chức xã hội trong công tác BVNTD Các tổ chức này được thành lập theo

mô hình phi chính phủ, hoạt động vì lợi ích của cộng đồng và mục tiêu là bảo vệ quyền lợi NTD Điểm chung của tổ chức BVNTD tại các quốc gia này đó là tính hiệu quả và quy mô hoạt động lớn Các tổ chức này vừa được sự hỗ trợ từ phía nhà nước (ở mức độ hạn chế) vừa có thể tự tìm nguồn thu cho hoạt động của mình từ sự ủng hộ của xã hội, xuất bản các ấn phẩm BVNTD và đặc biệt tại các nước như Pháp, tổ chức BVNTD có quyền khởi kiện tập thể và nếu thắng kiện họ có thể giữ lại một phần tiền bồi thường để xây dựng quỹ hoạt động Về hoạt động BVNTD, các tổ chức này đóng vai trò là con mắt của xã hội để phát hiện kịp thời các hành vi

vi phạm quyền lợi NTD và sau đó là phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi đó Ngoài ra, pháp luật BVNTD các nước đều trao cho tổ chức các quyền được kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường và họ có quyền khởi kiện các tổ chức này ra Tòa Cũng mang tính xã hội hóa công tác giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, mô hình quỹ bảo hiểm trách nhiệm trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp tại Trung Quốc cũng là một điển hình Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp phải ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm với một doanh nghiệp bảo hiểm Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NTD do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp gây ra và do dó doanh

Trang 35

nghiệp kinh doanh bảo hiểm này có quyền giám sát các hoạt động tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tiếp Trong trường hợp các doanh nghiệp này có những hành vi vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều này có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp sẽ không thể tiếp tục được hoạt động trên thị trường Sau khi hệ thống quy định này ra đời, pháp luật Trung Quốc loại bỏ dần các quy định về điều kiện kinh doanh cũng như cơ chế giám sát của nhà nước đối với hoạt động bán hàng trực tiếp, mọi hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm

Như vậy, đây là một mô hình xã hội hóa công tác quản lý nhà nước liên quan đến BVNTD, nhà nước tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực mà hiệu quả quản lý được nâng lên cao hơn Thể hiện được tốt hơn vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng Tuy nhiên, theo quy định của một số nước như Pháp, Trung Quốc, các tổ chức xã hội về BVNTD muốn thành lập phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản và phải được sự đồng ý của các Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD Ngoài ra, sau khi được thành lập, một số hoạt động của các tổ chức này sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí hàng năm

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT

NAM 2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1.1 Quy định về vai trò của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác phản biện và giám định xã hội

Ở nước ta, phản biện xã hội đang nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, các nhà hoạt động thực tiễn và đông đảo tầng lớp nhân dân Phản biện

xã hội là một hiện tượng tất yếu trong đời sống chính trị-xã hội Khái niệm này được sử dụng ở nhiều nước từ lâu nhưng ở nước ta, những năm gần đây mới được quan tâm, thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, nhất là sau khi “phản biện xã hội” được chính thức ghi trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Phản biện

xã hội đang từng bước được nâng cao, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với quyền làm chủ của nhân dân, làm cho người dân ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước

Có thể hiểu phản biện xã hội là sự phản biện của xã hội (hay là sự phản biện mạng tính chất xã hội), tức là sự biện luận, thẩm định, đánh giá của các lực lượng

xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án, hành vi xã hội … liên quan đến quyền lợi và đời sống của các thành viên trong xã hội Như vậy, phản biện

xã hội là tiếng nói nhận thức của xã hội, các lực lượng xã hội Phản biện xã hội biểu hiện một cách công khai, rõ ràng

Trong mỗi xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục tiêu nào đó của nhóm mình Trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con người, các nhóm lợi ích bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có những cách

Trang 37

hành động khác nhau để đạt đươc mục tiêu như vậy Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận Phản biện làm cho hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn tức là xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua thảo luận và thỏa thuận Nói cách khác phản biện làm cho những cuộc xung đột trên thức tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận, tức là biến xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợi ích trong thảo luận

Phản biện xã hội về thực chất là sự phản biện của nhân dân Nhân dân

là chủ thể của phản biện xã hội với hai tư cách

Thứ nhất, với tư cách là người chủ, nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của Nhà nước, của những thực thể có liên quan đến quyền lợi của mình Bằng hình thức phản biện xã hội, nhân dân có công cụ hữu hiệu, có điều kiện tốt hơn để thực hiện quyền giám sát các hoạt động của Nhà nước

Thứ hai, với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước, nhân dân có quyền bảo vệ những lợi ích, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình trước những chủ trương, chính sách, đề án của Nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ hoặc xâm phạm đến quyền lợi đó

Bằng những lập luận, chứng cứ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân, phản biện xã hội làm sáng tỏ đúng hoặc sai của các vấn đề có tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội, đến lợi ích của đông đảo nhân dân, giúp Nhà nước điều chỉnh chủ trương, chính sách phù hợp với lợi ích chung của xã hội Như vậy, bản chất của phản biện xã hội là sự thực hành dân chủ, là đặc trưng rõ ràng của đời sống dân chủ của xã hội Do đó, thực hiện phản biện xã hội không chỉ có ý nghĩa đem lại lợi ích chính đáng, hợp pháp cho xã hội mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, phản ánh một mối quan hệ chính trị rất cơ bản: quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân

Muốn phản biện xã hội có hiệu quả, có sức thuyết phục, người phản biện phải có đủ lý lẽ, chứng cứ thực tế để chứng minh cho lập luận của mình, có nghĩa là người phản biện phải có vốn tri thức nhất định Điều này không thể đòi hỏi ở đông

Trang 38

đảo nhân dân, đặc biệt là những nước đang phát triển, với trình độ của đông đảo nhân dân nói chung còn thấp, thông tin còn hạn chế, do đó phải có người đại diện cho họ để thực hiện phản biện xã hội Vì vậy trong xã hội dân sự, phản biện xã hội thông qua đại diện là các tổ chức xã hội (bao gồm những người ưu tú trong nhân dân, có tâm huyết, có tri thức và có thông tin) thường rất hiệu quả

Theo Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 thì: “Giám định xã hội

là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án” Như vậy, đến nay giám định xã hội ở nước ta mới chỉ được hiểu là sự theo dõi việc thực hiện các đề án để đưa ra ý kiến và kiến nghị hoặc để phục vụ cho một nhu cầu cần tìm hiểu, đánh giá, giám định pháp y, giám định tư pháp, giám định thương tật, giám định về bảo hiểm y tế…

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giám định xã hội còn có ý nghĩa là sự xem xét, điều tra, đánh giá về những hành vi thương mại, về bản chất của hàng hóa dịch vụ đối với mục đích là để cung cấp thông tin chính xác, trung thực hơn cho người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ Do đó, trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giám định xã hội là một nội dung nằm trong khái niệm lớn là phản biện xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Luật BVQLNTD năm 2010 thì “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”

Do đó, người tiêu dùng là tất cả mọi người, dù người đó có lúc đóng vai trò của quan chức nhà nước hoặc là người sản xuất, kinh doanh Họ là nhóm người có cùng một lợi ích nên họ cũng là một nhóm lợi ích, chỉ khác ở chỗ họ là nhóm người đông đảo nhất, có tiếng nói nhất của người bỏ tiền ra mua, nuôi sống và làm giàu cho những người sản xuất, kinh doanh, nhưng lại thường yếu thế, vì không có đủ thông tin về hàng hóa mình mua hoặc sử dụng và không được tổ chức chặt chẽ Các Hội

Trang 39

BVQLNTD là đại diện lợi ích của họ Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường bao gồm những người có tâm huyết, có hiểu biết xã hội về tiêu dùng, nắm được những kiến thức pháp luật và có thông tin, phải đảm nhận trọng trách phản biện xã hội về các mặt liên quan đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng

Một trong những quyền quan trọng của nguời tiêu dùng được ghi nhận tại khoản 4 Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2010 là quyền được lắng nghe hay quyền được đại diện và có quyền: “Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” Việc thực hiện công tác phản biện xã hội của Hội BVQLNTD cũng chính là để thực hiện quyền được đại diện hay quyền được lắng nghe của người tiêu dùng Bởi thông qua Hội BVQLNTD, tổ chức đại diện cho tiếng nói của người tiêu dùng thì những ý kiến, phản biện của tổ chức BVQLNTD sẽ có hiệu quả hơn khi mà từng người tiêu dùng có ý kiến vì ý kiến cá nhân thường ít trọng lượng và ít được lắng nghe

Phản biện xã hội của các tổ chức BVQLNTD bao gồm hai lĩnh vực chính

Thứ nhất, phản biện về các chính sách, luật lệ, quy định của Nhà nước và chính quyền các cấp liên quan đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, với mục đích tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho BVQLNTD, góp phần xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Chính sách và pháp luật bao gồm nhiều mặt hoạt động của xã hội, không chỉ riêng đối với vấn đề người tiêu dùng Những người hoạch định chính sách, dự thảo và thông qua chính sách, pháp luật không phải ai cũng quan tâm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng Để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của người tiêu dùng, các tổ chức BVQLNTD

và toàn thể người tiêu dùng cần quan tâm và có những hoạt động nhằm tác động đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đến pháp luật có liên quan, nhằm định hướng có lợi cho người tiêu dùng, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho BVQLNTD Người tiêu dùng cần góp ý ngay từ khâu hoạch định chính sách, dự thảo và thông qua pháp luật, vì một khi pháp luật đã được ban hành thì khó có thể tác động để sửa đổi

Trang 40

Khi phản biện về các chính sách, pháp luật, quy định… của Nhà nước, tổ chức BVQLNTD không chỉ căn cứ vào quyền và lợi ích của người tiêu dùng mà còn phải căn cứ vào pháp luật hiện hành, thực trạng nền kinh tế đất nước, trình độ văn hóa, tập quán xã hội, cân bằng lợi ích với các nhóm lợi ích khác, sao cho những lập luận của mình phù hợp với thực tế, hợp tình, hợp lý và có sức thuyết phục

Vai trò phản biện này đã được ghi nhận tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật BVQLNTD năm 2010, theo đó Hội bảo vệ QLNTD có trách nhiệm: Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thứ hai, phản biện xã hội về các hoạt động thương mại nhằm phát hiện và đấu tranh chống các thủ đoạn, hành động phi đạo đức trong thương mại như cung ứng hàng hóa, dịch vụ chất lượng xấu cho người tiêu dùng, sản xuất và buôn bán hàng giả, thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch nhằm lừa dối người tiêu dùng, không thực hiện nghĩa vụ hậu mãi, hoặc thực hiện những thủ đoạn gian lận thương mại nhằm kiếm lợi nhuận trên sự thiệt thòi của người tiêu dùng… Phản biện các hành vi thương mại cần có căn cứ, chứng cứ cụ thể, số liệu chính xác, có người và có địa chỉ rõ ràng Muốn thực hiện được điều ngày cần có sự phối hợp, hỗ trợ từ đông đảo người tiêu dùng và các cơ quan chức năng của Nhà nước

Trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến người tiêu dung, không phải ai cũng quan tâm và có thiện chí vì lợi ích người tiêu dùng, mà cá biệt có khi còn làm ngược lại để mưu lợi cho một nhóm người Vì vậy, người tiêu dùng cần quan tâm, giám sát, phát hiện và góp ý cho việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến người tiêu dùng Việc góp ý có thể nhẹ nhàng, thông qua vận động, thương lượng, nhưng đôi khi cần có sự đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng Góp ý cho việc hoạch định và thi hành chính sách, pháp luật là quyền lợi

và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Phản biện xã hội đối với các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, ở lý lẽ thuyết phục thay đổi hành vi, mà khi cần còn phải

áp dụng các hành động phản kháng nhằm mục đích cuối cùng là thay đổi hành vi phi đạo đức đó

Ngày đăng: 22/03/2018, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò c"ủ"a H"ộ"i b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng trong vi"ệ"c b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
3. Nguyễn Như Phát (2010), Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (số 02), 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ạ"p chí nhà n"ướ"c và pháp lu"ậ"t
Tác giả: Nguyễn Như Phát
Năm: 2010
4. Đỗ Gia Phan (2010), Vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Đề tài phản biện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò c"ủ"a H"ộ"i B"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng "ở" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Đỗ Gia Phan
Năm: 2010
5. Nguyễn Thị Tâm (2013), Vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ người tiêu dùng, Luận văn Thạc sỹ Luật Học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò c"ủ"a H"ộ"i tiêu chu"ẩ"n và b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng V"ĩ"nh Phúc trong vi"ệ"c b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Năm: 2013
6. Bùi Phi Long (2007), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật Học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lu"ậ"t v"ề" b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng "ở" Vi"ệ"t Nam hi"ệ"n nay
Tác giả: Bùi Phi Long
Năm: 2007
7. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian tới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nh h"ướ"ng hoàn thi"ệ"n pháp lu"ậ"t b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng trong th"ờ"i gian t"ớ"i
Tác giả: Đinh Thị Mỹ Loan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. Bá Linh (2006), Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hi"ể"u pháp lu"ậ"t b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Bá Linh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. Cục Quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: S"ổ" tay công tác b"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Cục Quản lý cạnh tranh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
10. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo nghiên cứu chuyên đề: “So sánh Luật Bảo vệ người tiêu dùng một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh Lu"ậ"t B"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng m"ộ"t s"ố" n"ướ"c trên th"ế" gi"ớ"i - Bài h"ọ"c kinh nghi"ệ"m và "đề" xu"ấ"t m"ộ"t s"ố" n"ộ"i dung c"ơ" b"ả"n quy "đị"nh trong d"ự" th"ả"o Lu"ậ"t b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng Vi"ệ"t nam
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2015
11. Bộ Công Thương (2010), Hồ sơ dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: H"ồ" s"ơ" d"ự" án Lu"ậ"t B"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng n"ă"m 2010
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2010
12. Bình Dương (2010), Báo cáo hoạt động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương năm 2010, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ho"ạ"t "độ"ng c"ủ"a H"ộ"i B"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng t"ỉ"nh Bình D"ươ"ng n"ă"m 2010
Tác giả: Bình Dương
Năm: 2010
13. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo hoạt động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ho"ạ"t "độ"ng c"ủ"a H"ộ"i B"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2009
14. Bộ Tư pháp (2007), Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, Thông tin khoa học pháp lý, (số 4), 5-2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa h"ọ"c pháp lý
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2007
15. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo phúc trình đề tài cấp bộ “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phúc trình "đề" tài c"ấ"p b"ộ" “C"ơ" ch"ế" pháp lý b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng”
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2007
16. Bộ Tư pháp (2010), Hội thảo: “Bảo vệ người tiêu dùng, kinh nghiệm từ pháp luật Đức và Liên minh châu Âu với Việt Nam”, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o v"ệ" ng"ườ"i tiêu dùng, kinh nghi"ệ"m t"ừ" pháp lu"ậ"t "Đứ"c và Liên minh châu Âu v"ớ"i Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2010
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội, tổ chức xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 45/2010/N"Đ"-CP ngày 21 tháng 4 n"ă"m 2010 c"ủ"a Chính ph"ủ" quy "đị"nh v"ề" t"ổ" ch"ứ"c, ho"ạ"t "độ"ng và qu"ả"n lý nhà n"ướ"c "đố"i v"ớ"i h"ộ"i, t"ổ" ch"ứ"c xã h"ộ"i
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
18. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 99/2011/N"Đ"-CP h"ướ"ng d"ẫ"n chi ti"ế"t thi hành m"ộ"t s"ố đ"i"ề"u c"ủ"a Lu"ậ"t b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng n"ă"m 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
19. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị đị"nh s"ố" 19/2012/N"Đ"-CP h"ướ"ng d"ẫ"n v"ề" x"ử" ph"ạ"t hành chính trong l"ĩ"nh v"ự"c b"ả"o v"ệ" quy"ề"n l"ợ"i ng"ườ"i tiêu dùng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
21. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg về Hội có tính chất đặc thù, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy"ế"t "đị"nh s"ố" 68/2010/Q"Đ"-TTg v"ề" H"ộ"i có tính ch"ấ"t "đặ"c thù
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy"ế"t "đị"nh s"ố" 02/2012/Q"Đ"-TTg v"ề" vi"ệ"c ban hành danh m"ụ"c hàng hóa, d"ị"ch v"ụ" thi"ế"t y"ế"u c"ầ"n "đă"ng ký h"ợ"p "đồ"ng theo m"ẫ"u và "đ"i"ề"u ki"ệ"n giao d"ị"ch chung
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w