1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt từ thực tiễn tại thành phố hà nội

98 316 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 890,54 KB

Nội dung

Dưới góc độ khoa học pháp lý và xây dựng chính sách, có các công trình: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải”

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ

THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐẶNG NGỌC ÁNH

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ

THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐẶNG NGỌC ÁNH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

Mã số: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VŨ THU HẠNH

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Đặng Ngọc Ánh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Viện Đại học Mở Hà Nội

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Khoa Sau đại học Viện Đại học Mở Hà Nội và đặc biệt tới các thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS TS Vũ Thu Hạnh đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội đã nhiệt tình và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn của mình

Bằng tất cả năng lực, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu của bản thân

để hoàn thiện luận văn nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2016

Tác giả

Đặng Ngọc Ánh

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:……….…….………1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGVỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT 5

1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải; chất thải sinh hoạt …….……

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải 5

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải sinh hoạt……… ………6

1.2 Khái quát chung về quản lý chất thải sinh hoạt; pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt 9

1.2.1 Khái quát chung về quản lý chất thải sinh hoạt……….……9

1.2.2 Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt 13

1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt.… 14

1.2.4 Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt………17

1.3 Kinh nghiệm quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới 20

1.3.1 Nhật Bản 20

1.3.2 Singapore 21

1.3.3 Ấn độ 22

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

2.1 Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 25

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26

2.2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải……….…………28

2.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật ở cấp Trung ương về quản lý chất thải sinh hoạt……… ……….28

2.2.1.1 Quy định về phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt……… …33

2.2.1.2 Quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt………… … 34

Trang 6

2.2.1.3 Quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt ……….………….35

2.2.1.4 Quy định về quản lý, thu gom, xử lý nước thải………….……….37

2.2.2 Thực trạng các quy định của Thành phố Hà Nội về quản lý chất thải sinh hoạt……… ………39

2.2.2.1 Các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt……….……40

2.2.2.2 Các quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải sinh hoạt…… ….42

2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt……… 48

2.3.1 Một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về quản lý chất thải nói chung, chất thải sinh hoạt nói riêng trên phạm vi cả nước…….…48

2.3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về q uản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội 50

2.3.2.1 Tình hình chung 50

2.3.2.2 Về bộ máy tổ chức thực hiện quản lý chất thải sinh hoạt tại Hà Nội 52

3.2.3 Các phương thức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt……… 56

2.3.2.4 Công tác xác lập chiến lược, quy hoạch và kế hoạch quản lý chất thải sinh hoạt 59

2.3.2.5 Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt 60

2.3.2.6 Công tác thanh tra kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt 62

2.4 Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 64

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72

3.1 Cơ sở đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt 3.1.1 Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường 72

Trang 7

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt dựa trên các điều kiện về kinh tế - xã hội… ……….…….74 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt cần căn cứ vào thực trạng thi hành pháp luật quản lý chất thải ở Việt Nam……….………75 3.1.4 Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác……… … 76

3.2 Các giải pháp cụ thể về nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội 76

3.2.1 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt 78 3.2.2 Cần có giải pháp tổng thể trong việc quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt 79 3.2.3 Xây dựng cơ chế đối tác công tư trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt 83

KẾT LUẬN……… 86

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

CTSH : Chất thải sinh hoạt

CTR : Chất thải rắn

CTNH : Chất thải nguy hại

CNH -HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN : Doanh nghiệp

HĐND : Hội đồng nhân dân

KHĐT : Kế hoạch đầu tư

KHKT : Khoa học kỹ thuật

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TP : Thành phố

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

NN : Nhà nước

NĐ- CP : Nghị định - Chính phủ

QLNN : Quản lý nhà nước

QLCT : Quản lý chất thải

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy ……… ………… 7

Hình 1.2: Chất thải khó phân hủy ……….… 8

Sơ đồ1.1: Quản lý chất thải ……….………18

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng nhanh Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế - xã hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội đã đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng, theo đó, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh cũng ngày càng lớn Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả chất thải sinh hoạt ở các đô thị, khu công nghiệp, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh rất đa dạng và số lượng không ngừng tăng lên theo nhịp độ đô thị hóa, tốc phát triển công nghiệp cũng như mức độ tăng dân số Hiện nay, tổng lượng chất thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày, từ các huyện khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn/ngày; còn lại là lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các huyện khác Phần lớn khối lượng rác thải phát sinh được xử lý theo phương pháp chôn lấp tại 02 khu xử lý chất thải tập trung tại Nam Sơn - Sóc Sơn và Xuân Sơn - Sơn Tây Tại một số bãi rác đã biến thành điểm nóng về an ninh trật tự, xuất hiện tình trạng khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người ngăn cản xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt vào bãi làm cho tình hình ô nhiễm môi trường càng trầm trọng thêm Mặt khác

về thực thi pháp luật quản lý chất thải giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chồng chéo, chưa hiệu quả và thiếu sự phối hợp gây nhiều khó khăn cho các chủ thể trong

Trang 11

quá trình quản lý Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp

luật về quản lý chất thải sinh hoạt từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” làm luận văn

thạc sỹ Luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tại Việt Nam, mặc dù pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật quản lý chất thải, quản lý chất thải sinh hoạt nói riêng còn tương đối mới so với các lĩnh vực pháp luật khác Song trong lĩnh vực pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt hiện cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau được công bố Dưới góc độ khoa học kỹ thuật về quản lý chất thải nguy hại

có cuốn sách tham khảo “Quản lý chất thải nguy hại” của tác giả Nguyễn Đức Khiển- Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội năm 2003; Giáo trình Quản lý chất thải

nguy hại của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 Dưới góc độ

khoa học pháp lý và xây dựng chính sách, có các công trình: Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội “Hoàn thiện pháp luật về quản lý

chất thải” năm 2008; luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Vũ Duyên Thủy “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam”; Luận văn

thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Lưu Việt Hùng (2009), Pháp luật về

quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam; Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu

khoa học và phát triển công nghệ năm 2014:“Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực

tiễn đề xuất cơ chế đối tác bảo vệ môi trường- áp dụng thí điểm cho lĩnh vực quản

lý chất thải nguy hại” do TS Dương Thành An -Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng

cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ nhiệm; Bài viết “Sự cần

thiết của hình thức đối tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực quản lý chất thải” của

Thạc sỹ Phạm Ánh Huyền đăng trên Tạp chí môi trường, năm 2014

Tuy nhiên, các công trình trên mới đi sâu nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải rắn và quản lý nhà nước đối với chất thải rắn nguy hại mà chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt một cách có hệ thống nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố

Trang 12

nói riêng và cả nước nói chung Đây chính là khoảng chống quan trọng mà Luận văn góp phần nhỏ để nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

+ Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý chất thải sinh hoạt và pháp luật

quản lý chất thải sinh hoạt;

+ Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất

thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

+ Nghiên cứu, đánh giá một số quy định của pháp luật hiện hành về quản lý

chất thải sinh hoạt cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm

ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về chất thải sinh hoạt

trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Hệ thống các qui định pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học (so sánh các các qui định pháp luật của Việt Nam với pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới) Bên cạnh đó kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê; đánh giá; sơ đồ hóa (mô hình hóa) …

6 Ý nghĩa của luận văn

Trang 13

Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa làm rõ hơn những vấn

đề lý luận cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như

những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Về thực tiễn, qua phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội tìm ra các hạn chế khó khăn, vướng mắc; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục

7 Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề chung về p háp luật quản lý chất thải sinh

hoạt

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành p háp luật về

quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Chương 3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả p háp luật về quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 14

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải; chất thải sinh hoạt

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải

được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” Cụ

người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải

là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác Như vậy, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động

khác, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí Nói cách khác, chất thải là

những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra Tuy nhiên, trong một số ngữ cảnh nó có thể không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng

Có nhiều cách phân loại chất thải khác nhau, gồm: phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh chất thải; phân loại theo các đặc tính hóa học, lý học của chất thải và phân loại căn cứ vào mức độ nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh Cụ thể:

- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh, gồm có: Chất thải từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu công cộng (gọi chung là chất thải sinh hoạt hay rác thải sinh hoạt); chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… (gọi chung là chất thải công nghiệp); và chất thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế (gọi chung là chất thải y tế hay chất thải bệnh viện)

Trang 15

- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý, gồm có chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí

- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…

- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải thông thường, chất thải nguy hại Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả

Như vậy với cách giải thích, phân loại nêu trên, vật chất sẽ trở thành chất thải khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

Thứ nhất, vật chất tồn tại dưới những dạng như rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác Thứ hai, vật chất bị chủ sở hữu hoặc người sử sụng hợp pháp thải ra trong

các hoạt động của mình, cả trường hợp chủ động và bị động

Thứ ba, vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi chủ sở hữu hoặc

người sử dụng hợp pháp thải ra và chất thải không mang lại giá trị gì thêm Điều này có nghĩa là khái niệm chất thải không đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra

và pháp luật coi thu hồi là một trong những nghĩa vụ của người sản sinh chất thải

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải có nguồn gốc phát sinh

từ các hoạt động sinh hoạt của con người (để phân biệt với chất thải y tế, chất thải

công nghiệp như đã kể trên) Cụ thể, chất thải sinh hoạt là một dạng chất thải có

đầy đủ các yếu tố của chất thải nói chung như đã kể trên, đó là chất thải phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, văn phòng, trường học, khu vực công cộng, kể cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cá nhân, tập thể con người trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chất thải sinh hoạt bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh

hoạt), chất thải lỏng sinh hoạt (nước thải sinh hoạt) và khí thải sinh hoạt, trong đó

Trang 16

rác thải sinh hoạt thường tồn tại ở thể rắn, có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ

từ hoạt động sinh hoạt của con người Cụ thể:

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường

ngày của con người, bao gồm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, như các loại rau, củ, quả, thực phẩm thừa và hư hỏng; xác bộ phận của động vật…; ngoài ra còn

có các chất dễ cháy như cao su, nhựa, ni lon, giấy, vải, gỗ…; các chất không cháy như thủy tinh, kim loại, đất đá, vật liệu xây dựng…

Trong chất thải rắn sinh hoạt đôi khi cũng có chất thải nguy hại, như chất dẻo (PVC), keo dích chuột pin, bóng đèn hỏng chứa thủy ngân, sơn, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Chất thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc, từ các khu dân cư, các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học Dựa vào tính chất hóa học, lý học, có thể phân chất thải thành 2 loại như sau:

- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy

trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,

Trang 17

Hình 1.1 – Chất thải hữu cơ dễ phân hủy

- Chất thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi

trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,

Hình 1.2 – Chất thải khó phân hủy

- Chất thải khí (khí thải) sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ

yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu hỏa, than tổ ong tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là: Co, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, phương tiện giao thông ô tô, xe máy

- Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước

hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của các hộ gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện… Nước thải này thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật, Ni tơ, phốt pho, BOD5, COD… được thải ra trong quá trình sử dụng sinh hoạt Cụ thể:

- Thành phần nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh thường có màu, mùi và chứa các thành phần chủ yếu như các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh Các thành phần ô nhiễm như BOD5, COD,

Ni tơ, phốt pho chiếm tỷ lệ lớn gây nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…nước thải này được thu gom và phân hủy 1 phần trong bể tự hoại đưa nồng độ các chất hữu cơ về ngưỡng để phù hợp với quá trình

Trang 18

xử lý sau đó Tuy nhiên, để phòng tránh, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của loại nước thải này đến sinh hoạt nên sử dụng men vi sinh môi trường để cho vào bể tự hoại qua bồn cầu để khử mùi hôi, các chất hữu cơ, để nước trong hơn, ít vi khuẩn và không bị tắc nghẽn bồn cầu

- Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Nước thải khu vực này thường thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong, cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa Vì vậy cần tách mỡ trước khi đưa vào hệ thống nước thải bằng cách sử dụng phương pháp hút dầu mỡ trong nước thải hoặc bẫy mỡ để mỡ không bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi

- Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên

1.2 Khái quát chung về quản lý chất thải sinh hoạt; pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt

1.2.1 Khái quát chung về quản lý chất thải sinh hoạt

Khái niệm quản lý chất thải được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/04/1997 về các biện pháp cấp bách

trong quản lý chất thải ở các đô thị Theo đó “Quản lý chất thải là các hoạt động

nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải” Tuy nhiên, Thông tư này chỉ áp dụng đối với hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp

Tiếp đến, xuất phát từ đặc tính nguy hiểm, độc hại của một số loại chất thải đối với môi trường và sức khỏe con người mà pháp luật đã có những quy định riêng

về Quản lý CTNH Tại Thông tư số 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý CTNH, Quản lý chất thải nguy hại đựoc định nghĩa: “Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình phát sinh từ thu gom, vận chuyển,

Trang 19

quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH” (Khoản 3 điều 3 Quy chế) Sau đó, để đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý chất thải nguy hại, năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2011/TT-BTNMT), theo đó “Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển

và xử lý CTNH” (Khoản 1 Điều 3 Thông tư) Theo quy định này, QLCT nói chung

là một quy trình khép kín và tuần tự Chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu đảm bảo chất thải được tiêu hủy hoàn toàn

Luật BVMT 2005 ra đời được xem là một bước tiến mới bằng việc quy định

về hoạt động QLCT Theo khoản 12 Điều 3 luật BVMT 2005 thì “Quản lý chất thải

là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”

ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái chế, tái

sử dụng và xử lý chất thải” (Khoản 15 Điều 3)

Như vậy, mặc dù được quy định vào các thời điểm khác nhau, với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau và áp dụng cho các loại chất thải khác nhau, song điểm chung nhất trong các quy định, khái niệm, định nghĩa nêu

trên về Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,

giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải, trong đó:

- Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)

trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản

lý khác nhau

- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến

nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển, trong

đó sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi

Trang 20

cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau

- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc

sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải

- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để

thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải

- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác

với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải

Xuất phát từ đặc tính của chất thải dù ít hay nhiều luôn chứa đựng những yếu

tố không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người, việc QLCT là một quy trình khép kín Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý, tiêu hủy hoàn toàn và đưa ra các biện pháp quản lý chất thải cụ thể như sau:

+ Biện pháp pháp lý: là việc vận dụng những quy định của pháp luật với tư

cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong quá trình QLCT Bằng những quy định cụ thể của pháp luật những hoạt động nhằm QLCT được thể chế hóa thành nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc Điều 7 Luật BVMT 2014 đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường trong đó nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải vào môi trường như:

- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường

- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước

- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức

xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Trang 21

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức

- Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Đặc biệt Luật BVMT 2014 dành một chương riêng quy định về quản lý chất thải, tại chương 8 quy định trách nhiệm quản lý chất thải

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ

- Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường

- Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan Bên cạnh đó còn có nhiều văn bản pháp luật liên quan khác quy định về hoạt động quản lý chất thải

+ Biện pháp kinh tế: biện pháp này được thực hiện thông qua các hình thức

như : thu phí chất thải đối với các cơ sở kinh doanh; áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có chứa các CTNH có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào nguồn thu, vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất có hiệu quả

+ Biện pháp khoa học công nghệ: vận dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và

công nghệ tiên tiến vào quá trình QLCT

+ Biện pháp chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa vấn đề môi trường

và QLCT trở thành nhiệm vụ trong Cương lĩnh chính trị của mình

Trang 22

+ Biện pháp giáo dục: tuyên truyền về tác hại của chất thải, phổ biến kiến

thức về môi trường để nâng cao nhận thức và tăng cường ý thức của người dân

Từ khái niệm chung về quản lý chất thải nêu trên có thể xây dựng khái niệm quản lý chất thải sinh hoạt như sau:

Quản lý chất thải sinh hoạt là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát,

phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải sinh hoạt” hay nói cách khác trong hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt phải đảm bảo đúng quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải sinh hoạt, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người

Dựa vào các định nghĩa nêu trên ta có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt như sau:

1.2.2 Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt

Xuất phát từ quan niệm chung về pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp

luật điều chỉnh mối quan hệ trong xã hội, pháp luật về quản lý chất thải được hiểu

là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh chất thải với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện liện tục các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải nhằm bảo vệ, tái tạo môi trường và bảo đảm nâng cao sức khỏe cộng đồng

Pháp luật quản lý chất thải được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản

về quản lý chất thải như sau:

Một là, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về

tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải

Hai là, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm

mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng

Trang 23

Ba là, việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định

pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan

Bốn là, nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao

cho đơn vị có chức năng-phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường

Năm là, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cơ sở

phát sinh trước khi thải ra môi trường

Sáu là, Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận

chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải

Bảy là, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch

vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật

Tám là, khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với

môi trường Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải tuân theo quy định của pháp luật

Từ đây có thể xây dựng khái niệm pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt là

tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh chất thải sinh hoạt với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện liện tục các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt nhằm bảo vệ, tái tạo môi trường và bảo đảm nâng cao sức khỏe cộng đồng

1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt được phân thành nhiều loại khác nhau nên cũng có nhiều cách xác định nội dung của pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt Nếu phân theo loại hình chất thải thì có các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải lỏng sinh hoạt, quản lý chất thải khí sinh hoạt Nếu phân theo quy trình quản lý chất thải sinh hoạt thì có quy định về phân loại, lưu giữ chất thải sinh hoạt; quy định về thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt; quy định về xử lý chất thải sinh hoạt… Pháp luật hiện hành về quản lý chất thải sinh hoạt được quy định trên

cơ sở kết hợp các nội dung trên và tập trung nhiều ở các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Cụ thể:

Trang 24

Nội dung pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt bao gồm các quy định về phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt; thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Ngoài ra, nội dung pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt được thể hiện thông qua nhiều quy định khác Cụ thể:

Một là, các quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, trong

đó có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:

- Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định

- Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định

- Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh

- Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư

- Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn (Điều 82 Luật BVMT 2014)

Hai là, các quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư:

- Bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch

Trang 25

- Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch

đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư

- Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng

- Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn (Điều 80 Luật BVMT 2014)

Ba là, các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng

- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không

để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng

- Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau: Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường; niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (Điều 81 Luật BVMT 2014)

Bốn là, các quy định về yêu cầu về quản lý chất thải nói chung:

- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy

- Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại (Điều 85 Luật BVMT 2014)

- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại.- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách

Trang 26

nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng (Điều 86 Luật BVMT 2014)

Năm là, các quy định về quản lý chất thải rắn thông thường:

- Phân loại chất thải rắn thông thường: Hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý

- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý

- Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường:

Hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý (từ Điều 95 đến Điều 97 Luật BVMT 2014)

1.2.4 Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt

Trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý chất thải nói chung trước hết phải tuân theo các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Cụ thể:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm

vi cả nước

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực quản lý chất thải;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch

về bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung về quản lý chất thải; tổ chức thực hiện

Trang 27

pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, trong đó có nhiệm vụ quản lý chất thải; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc

để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn…

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường, trong đó có quy định về quản lý chất thải; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong đó có nhiệm vụ quản lý chất thải; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn…

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong đó có nội dung về quản lý chất thải

Trách nhiệm quản lý chất thải được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quản lý chất thải

(Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường)

Trang 28

Riêng đối với chất thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Hướng dẫn trình

tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị xác nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 12 Điều 21 Nghị định này và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế; tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức quản

lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm: Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức quản lý chất thải rắn

sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan

Trang 29

chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển,

xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình,

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xây dựng mức thu phí vệ sinh cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo; tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn

Ngoài ra, như trên đã đề cập, trong chất thải sinh hoạt cũng có một phần chất thải nguy hại, nên nội dung của pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt còn được thể hiện một phần qua pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, tuy nhiên nội dung này không nhiều trong hệ thống các quy định

1.3 Kinh nghiệm quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới

1.3.1 Nhật Bản

Người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường Trong nhiều năm qua, Nhật Bản

đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế ” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan

Nhật bản quản lý chất thải sinh hoạt rất chặt chẽ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng chất thải sinh hoạt của

Trang 30

mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường Ngoài ra, chính quyền tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả

1.3.2 Singapore

Quản lý chất thải sinh hoạt đã trở thành vấn đề sống còn ở Singgapo Để đảm

bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm tra các ngành công nghiệp mới Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và cải thiện môi trường Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và các biện pháp mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất thải

sinh hoạt

Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm Thành phố 8 km về phía Nam Chính quyền Singapo khi đó đã đầu

tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác

Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040 Để bảo vệ môi trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (dừng lại) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới Tại Singapo, khách du lịch

dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle”

Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Chương trình giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu học, trung học và đại học Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn được tham gia các chuyến đi

Trang 31

dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải

Mỗi năm Ấn Độ thải ra khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn Chất thải đô thị mỗi năm tăng thêm 5% cùng với tốc độ phát triển đô thị và những thay đổi trong lối sống và tiêu dùng Những tiêu chuẩn quản lý chất thải hiện hành ở Ấn Độ đã không còn phù hợp: Tỉ lệ thu gom tại các Thành phố lớn đạt khoảng 70 - 90%, trong khi tại các thành phố nhỏ chưa tới 50% Chôn lấp rác thải bừa bãi, không qua xử lý là tình trạng phổ biến ở hầu hết các thành phố của Ấn Độ Hơn 91% số chất thải rắn được thu gom được chôn lấp ở các khu đất mở, hoặc được chất đống lộ thiên, gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng Hàng năm, việc đốt hở thủ công rác thải và các bãi chôn lấp rác thải tạo thành rất nhiều chất độc hại Đây là việc làm cần phải ngăn chặn ngay

Để ứng phó, Chính phủ Ấn Độ đã hình thành Các quy tắc chất thải đô thị năm 2000, ban hành những quy định áp dụng cho các thành phố trên khắp cả nước không phân biệt quy mô và số lượng dân số

Chương trình này đã đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ về thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng những chương trình nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm tăng tỉ lệ tái chế rác thải Tuy nhiên, công tác triển khai vẫn còn chậm do chưa phổ biến rộng rãi tới người dân, do thiếu nguồn lực tài chính, nhân sự, công tác đào tạo chưa hiệu

Trang 32

quả, và do thiếu trách nhiệm cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước Chính vì vậy, Ấn Độ hiện đang hướng đến những công cụ linh hoạt hơn gắn liền với khu vực tư nhân

Với thị trường thu gom và xử lý chất thải hiện trị giá khoảng 570 triệu đô la

Mỹ, và thị trường tái chế có thể đạt từ 2,5 đến 3 tỉ đô la trong tương lai không xa, khu vực tư nhân ngày càng trở nên cuốn hút đối với ngành xử lý chất thải rắn đô thị Giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng cũng thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn Độ phải dự trữ tài nguyên, coi quản lý rác thải như một cơ hội kinh doanh

Trong bối cảnh nguồn lực tài chính nhằm triển khai ứng dụng những quy định này còn hạn chế, và các Thành phố có thể phải nộp phạt hành chính nếu không đạt được các tiêu chuẩn mới, những quy định này đã khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm chia sẻ năng lực kỹ thuật và quản lý trong việc thiết lập một

hệ thống quản lý chất thải tích hợp thông qua quan hệ hợp tác công - tư có thể đem lại lợi nhuận

Khoảng 36% số hợp đồng xử lý chất thải rắn đô thị tại Ấn Độ hiện nay có sự tham gia của khu vực tư nhân Có nhiều mô hình tham gia của khu vực tư nhân trong chuỗi quy trình xử lý chất thải rắn đô thị Ấn Độ, bao gồm Mô hình trả phí trong đó Thành phố sẽ trả cho các công ty tư nhân xử lý chất thải rắn một khoản phí đối với mỗi tấn rác thải được thu gom, phân loại và xử lý Đây là mô hình phổ biến nhất ở Ấn Độ Điểm trừ của mô hình này là các công ty tư nhân không có nhiều sáng kiến trong việc giảm lượng rác thải chôn lấp, do đó lại gia tăng gánh nặng về tài chính và môi trường cho các thành phố

Gần đây, một số công ty tư nhân của Ấn Độ như Hanjer đã ký kết những hợp đồng dựa trên Mô hình không trả phí Theo đó, các công ty tư nhân xử lý chất thải

đô thị được thu gom mà không thu bất cứ khoản phí nào Doanh thu chủ yếu được tạo ra nhờ tái chế chất thải được thu gom Mô hình này khuyến khích giảm thiểu chất thải chôn lấp, và đòi hỏi các công ty phải có công nghệ tiên tiến, sáng tạo để thu gom và phân loại chất thải

Sự tham gia của khu vực tư nhân đã nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và cải thiện tình hình thực hiện nhờ có sự cạnh tranh của các tổ chức có năng lực kỹ thuật,

Trang 33

có nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, linh hoạt và quản lý tốt hơn Phản ứng nhanh nhạy, cùng với khả năng tập trung vốn, cung cấp dịch vụ tốt hơn gắn với hình ảnh doanh nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân chính là nhân tố thành công của các doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp xử lý chất thải

Trang 34

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội

Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530 đến 21,230 vĩ tuyến Bắc, 105,440 đến 106,020 kinh Đông.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Thành phố

có diện tích 3.324,92km2

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió đông nam (mùa hè), gió đông bắc (mùa đông).Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,20C

Về thủy văn, Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km, chiếm khoảng một phần

ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba

Vì Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 km Độ cao địa hình trung bình từ 6 - 9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (mùa lũ lớn từ 12 - 13 m) Đây là một trở ngại lớn cho việc tiêu thoát nước của Hà Nội Hà Nội có trên 100 ao, hồ, đầm trong đó nội thành có 16 hồ, tổng diện tích 592 ha chiếm 17% diện tích nội thành Các ao hồ này ngoài việc tạo cảnh quan còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nước mưa, nuôi thủy sản, tiếp nhận một phần nước thải và có khả năng tự sạch nhất định

Trang 35

Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Sông

Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của Thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000m3 Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000m3 một ngày Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao Các sông mương nội và ngoại thành, ngoàI vai trò tiêu thoát nước còn phảI nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp Những làng nghề thủ công cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm này Nước ngầm tầng sâu Hà Nội khá phong phú và là nguồn nước sạch chính cho sinh hoạt với khả năng khai thác 800.000 – 900.000 m3/ngày đêm

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về

Hà Nội Từ diện tích gần 1.000km2 và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km2 và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ

đô lớn nhất thế giới Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà nội hiện có: 29 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã 577 đơn vị hành chính cấp xã: gồm 401 xã, 154 phường, 22 thị trấn

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoàI nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD

và 290 dự án Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp

tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động, Tổng cộng, các

Trang 36

doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách Thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội

Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế Hà Nội trong những năm trở lại đây là tương đối lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn Tốc độ đô thị hóa của Hà Nội phát triển rất mạnh mẽ tuy nhiên việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm và chưa theo kịp Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều những bất cập như hệ thống đường xá, giao thông và đặc biệt là công tác quản lý rác thải đô thị vẫn còn chưa triệt để từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong khu vực nội thành khoảng 4.200 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 98 - 100%; khu vực ngoại thành ước khoảng 2.220 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, vận chuyển đạt 85% Rác thải công nghiệp trên địa bàn TP phát sinh khoảng 750 tấn/ngày, trong đó, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt đạt 85-90%, tương đương gần 600 tấn/ngày Phần lớn khối lượng rác thải phát sinh được xử lý theo phương pháp chôn lấp tại 02 khu xử

lý chất thải tập trung tại Nam Sơn - Sóc Sơn và Xuân Sơn - Sơn Tây, một phần tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của huyện và bãi rác tạm của xã Quá trình thu gom, vận chuyển từ một số địa phương đến khu quản lý rác thải còn xa nên phát sinh chi phí Việc quản lý rác thải tại các khu xử lý tập trung hoặc các bãi tạm thời vẫn xảy

ra tình trạng phát thải, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, nhất là ô nhiễm do nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, có lúc, có nơi gây bức xúc cho người dân trong khu vực Việc thu phí vệ sinh ở cấp xã bình quân chỉ đạt 60-80% nên chưa đáp ứng đủ kinh phí phục vụ cho việc thu gom rác

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn TP mới chỉ được quản

lý một phần (khoảng 23,7% tương đương 213.300 m3/ngày, đêm) tại cuối nguồn, vì vậy, việc ô nhiễm môi trường nước nhất là tại đầu nguồn, trong khu dân cư, khu đô thị chưa được cải thiện rõ rệt Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường cụm công nghiệp trên địa bàn TP còn chậm, chất thải phát sinh từ làng nghề, các trang trại, cơ sở chăn nuôi tại các huyện (Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức ) chưa được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường và

Trang 37

bức xúc trong nhân dân Việc đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi nguồn lực rất lớn, trong khi nguồn ngân sách đầu tư trong lĩnh vực này của TP còn eo hẹp

2.2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải

2.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật ở cấp Trung ương về quản lý chất thải sinh hoạt

Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với coi trọng bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề tốt để tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời gian tới Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạplượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia đã và đang gây áp lực đến sức khỏe con người và môi trường Quá trình phát triển diễn ra đặc biệt sôi động tại các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị nằm ở hạ lưu các lưu vực sông lớn hoặc cửa sông ven biển dẫn đến chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang bị ô nhiễm, suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề tại 03 lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ – sông Đáy

và hệ thống sông Đồng Nai Mặt khác Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh, không những nền kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng mà thiên nhiên, môi trường cũng bị hủy hoại, trong đó nổi lên vấn đề ô nhiễm môi do chất độc hóa học trong chiến tranh để lại, ngoài ra còn một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu đang tồn tại trong môi trường chưa được xử lý triệt để

ứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được hoàn thiện và ngày được củng cố Tuy nhiên hiện nay, cơ chế chính sách, pháp luậtvà công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang còn nhiều vấn đề bất cập, còn sự chồng chéo về chức năng quản lý của các Bộ/ngành và địa phương liên quan đến lĩnh vực môi trường cũng là một trong những nguyên nhân

Trang 38

dẫn đến thực trạng công tác quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế, bất cập

Tính từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời, công tác quản lý CTSH đã đạt được các thành tựu rất đáng ghi nhận Hầu hết CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất lớn đã được quản lý chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi được xử lý cuối cùng; các chất thải này hầu hết được thu gom, xử lý bởi các cơ sở có chức năng và số lượng thu gom, xử lý được đều gia tăng hàng năm, góp phần quan trọng trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTSH đạt các quy chuẩn về môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Một trong những nền tảng chính để đạt được thành tựu nêu trên là việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý CTSH, trong đó có việc ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH và các quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia liên quan đến xử lý chất thải ngoài ra, trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2013 quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, qua đó bước đầu góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi các sản phẩm thải bỏ

Hiện nay, nhằm tiếp tục kiện toàn cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý chất thải nói chung và quản lý CTNH nói riêng, cũng như đảm bảo phù hợp với điều kiện của đất nước trong giai đoạn hiện nay, trong năm 2014, với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) là một loạt các văn bản triển khai Luật, trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại (thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT); Quyết định số 16/2015/QD-TTg ngày 22/5/2015 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (thay thế Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg) Với hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản hoàn chỉnh này sẽ tạo động lực cho công tác quản lý chất thải để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, đặc biệt giải quyết được các điểm nóng về quản lý chất thải như thu gom, xử lý đối với chất thải y tế, thu gom, xử lý đối với chủ nguồn thải vùng sâu,

Trang 39

vùng xa, chủ nguồn thải có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn dưới 600 kg/năm

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác quản lý chất thải còn gặp phải một số khó khăn như hiện nay hoạt động tái chế đang phát triển rất đa dạng và cho nhiều loại CTNH khác nhau, nhưng thực tế một số loại hình tái chế chất thải chưa

có quy chuẩn quốc gia về môi trường để làm cơ sở đánh giá, giám sát trong quá trình thẩm định cấp phép và quản lý trong quá trình hoạt động sau cấp phép Nhằm khắc phục khó khăn nêu trên, trong thời gian tới tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về chất thải , đặc biệt là việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng công nghệ xử lý, tái chế chất thải để tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc áp dụng các công nghệ xử lý, tái chế

Trong thời gian vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo đó là

sự gia tăng về khối lượng chất thải rắn, điều này đã và đang gây sức ép lớn đến môi trường Đứng trước thực trạng đó, nhằm quản lý chất thải rắn ngày một tốt hơn, trong thời gian qua đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn được ban hành, trong đó phải kể đến Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về về phê duyệt, trong đó nêu ra nhiều giải pháp để thực hiện Chiến lược như

- Xây dựng Chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn;

- Chương trình thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn; …

Để tiếp tục đẩy mạnh và đưa công tác quản lý chất thải thông thường đi vào nề nếp,

Bộ đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu với nhiều điểm mới về quản lý chất thải thông thường phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 Đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn thông thường Nghị định đã quy định cụ thể về quản lý chất thải; về giảm thiểu, tái sử

Trang 40

dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường: Theo đó, đối với việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được thực hiện đồng bộ từ các khâu phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển đến xử lý Đồng thời, Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được khẩn trương xây dựng một số văn bản quan trọng như: Thông tư quy định về quản lý chất thải rắn thông thường

và tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế -xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và phát sinh ngày càng nhiều điểm nóng và khu vực bị ô nhiễm Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm Thiệt hại kinh tế xảy ra do gia tăng gánh nặng bệnh tật, suy giảm sức khỏe của lực lượng lao động Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch…Chính vì thế, Đảng và nhà nước đã quan tâm, chỉ đạo và đầu tư kinh phí để khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.Điển hình là Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2012

Mặt khác các quy định về khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan như Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Ngày đăng: 22/03/2018, 19:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nghiên cứu khoa học (2008), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải” Trường đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải
Tác giả: Nghiên cứu khoa học
Năm: 2008
[9]. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011
[12]. Tạp chí môi trường (2014), về sự cần thiết của hình thức đối tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực quản lý chất thải (Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Môi trường) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Môi trường
Tác giả: Tạp chí môi trường
Năm: 2014
[1]. Giáo trình luật môi trường (2008), Trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
[4]. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu Khác
[5]. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại Khác
[6]. Quyết định 166/QĐ-TTg (2014), về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
[7]. Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
[8]. Quyết định số: 1216/QĐ-TTg, ngày 5/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
[10]. Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường (2015) về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khác
[11]. Báo cáo kết quả của Tổng cục Môi trường (2014) về áp dụng thí điểm cho lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w