1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở việt nam hiện nay

18 506 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 171,5 KB
File đính kèm 9.rar (63 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về ATVSLĐ hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra AT – VSLĐ ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận môn Thanh tra lao động.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1

1.1 Một số khái niệm liên quan 1

1.2 Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động 1

1.3 Mục đích của Thanh tra lao động 2

1.4 Nguyên tắc của Thanh tra lao động 2

1.5 Cơ cấu tổ chức Thanh tra lao động 2

1.6 Hình thức hoạt động Thanh tra lao động 2

1.7 Phương thức hoạt động Thanh tra lao động 3

1.8 Nội dung của Thanh tra lao động 3

1.9 Thanh tra an toàn vệ sinh lao động 3

1.9.1 Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động 3

1.9.2 Nội dung thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA LAO ĐỘNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5

2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay 5

2.2 Thực trạng công tác Thanh tra lao động về An toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay 6

2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 6

2.2.2 Tình hình về công tác thanh tra 8

2.3 Đánh giá 9

2.3.1 Thuận lợi 9

2.3.2 Khó khăn 10

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA VỀ TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất nước Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về AT-VSLĐ hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội

Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra AT

– VSLĐ ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài FDI ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận môn Thanh tra

lao động

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG

1.1 Một số khái niệm liên quan

Thanh tra là gì?

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các cơ quan , tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá

ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân

Thanh tra lao động là gì?

Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật

về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động

1.2 Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động

Căn cứ Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định: thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động Theo đó thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở

Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành

về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ, quyền hạn

Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:

Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;

Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động vệ sinh lao động;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;

Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các

vi phạm pháp luật về lao động

( Điều 237, Bộ Luật lao động)

Ngoài ra, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định rõ trong chương 2, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về

Trang 5

tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.3 Mục đích của Thanh tra lao động

Mục đích của thanh tra lao động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hình vi vi phạm pháp luật về lao động giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản

lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

(Theo Điều 2, Chương 1, Luật thanh tra 2010)

1.4 Nguyên tắc của Thanh tra lao động

- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời

- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt đông Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập

(Điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội)

1.5 Cơ cấu tổ chức Thanh tra lao động

(1) Các cơ quan thanh tra nhà nước:

– Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(2) Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

– Tổng cục dạy nghề;

– Cục Quản lý Lao động ngoài nước

( Điều 5, Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định

về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao đông – Thương binh và Xã hội)

1.6 Hình thức hoạt động Thanh tra lao động

Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế

hoạch hoặc đột xuất

– Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc sở phê duyệt

Trang 6

– Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân

có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

1.7 Phương thức hoạt động Thanh tra lao động

Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày

16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)

1.8 Nội dung của Thanh tra lao động

Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau: – Tuyển dụng và đào tạo lao động

– Thực hiện hợp đồng lao động

– Thỏa ước lao động tập thể

– Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi

– Tiền lương và trả công lao động

– An toàn lao động, vệ sinh lao động

– Lao động đặc thù

– Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp

– Tranh chấp lao động

– Khiếu nại về lao động

1.9 Thanh tra an toàn vệ sinh lao động

1.9.1 Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Thanh tra an toàn và vệ sinh lao động có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

– Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

– Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

– Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

1.9.2 Nội dung thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động.

Trang 7

- Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị, vật

tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật

- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt độ

- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động

- Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở

- Công tác huấn luyện về an toàn lao động

- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)

- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hồ sơ, tài liệu có liên quan

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA LAO ĐỘNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (Khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ký hiệu thông thường là FDI- Foreign Dỉrect Investment) ngày càng đóng vai trò quan trọng và thậm chí đáng kể trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam Điều này được khẳng định trong vòng 30 năm qua Tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2017, có 23.731 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 300,74 tỷ đô-la Mỹ và vốn thực hiện đạt khoảng 50% FDI đóng góp khoảng 23% vốn đầu tư toàn xã hội và 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Trong 6 tháng đầu năm 2017, FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng lên cao hơn

so với cùng giai đoạn năm 2016.Khả năng chiếm lĩnh các lĩnh vực có lợi nhuận cao, địa bàn thuận lợi cũng như công nghệ mũi nhọn, các khâu có giá trị gia tăng cao và tiếp cận thị trường toàn cầu của FDI trở thành hiện hữu

Mục tiêu tăng trưởng năm 2017 được Chính phủ đặt ra là 6,7% Trong 6 tháng cuối năm 2017, FDI có những dấu hiệu cho thấy FDI có xu hướng tăng cao do cơ hội đầu tư vẫn còn khá lớn mặc dù việc mở cửa thị trường theo cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11/1/2018, các cam kết quốc tế về thương mại tự

do được thực hiện có khả năng để làm suy giảm FDI vì FDI có thay thế hàng nhập khẩu bị thay thế bởi quy mô khổng lồ và khả năng cạnh tranh cao của khối lượng hàng nhập khẩu từ 165 thành viên với khoảng 95% thương mại toàn cầu Đồng thời, kể từ 1/7/2017, mức tiền lượng cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có sự điều chỉnh tăng lên từ mức 1,210 triệu đồng lên 1,300 triệu đồng Mức tiền lương được điều chỉnh có thể làm tăng giá lao động hay giá yếu tố sản xuất vốn là yếu

tố hấp dẫn FDI

Để thích nghi với những yếu tố mới có thể ví như trạng thái “nội công, ngoại kích” của nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm, cần rà soát và điều chỉnh những yếu tổ cốt lõi của thể chế đầu tư để phục vụ công tác quản lý và điều hành hiệu quả trong quá trình nền kinh tế đang chuyển đổi rất nhanh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tăng trưởng GDP và FDI thực hiện của Việt Nam giai đoạn 1988-2018

Trang 9

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong nửa đầu năm 2016, phần lớn các dự án FDI có vốn lớn đều đổ vào dệt may Đơn cử, nhà máy sản xuất và gia công các loại sợi của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn 660 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam có tổng vốn

300 triệu USD, xây nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; dự

án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai Việt Nam có vốn hơn 160 triệu USD tại Tây Ninh Cuối tháng 6, tỉnh Bình Dương cũng đã cấp phép dự án Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam có vốn đầu tư 274 triệu USD để xây nhà máy sản xuất xơ, sợi tổng hợp, dệt kim

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch đạt 24 tỉ USD trong năm 2015 và mục tiêu năm 2016 là 27-27,5 tỉ USD Có điều, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của DN trong nước ngày càng teo tóp, còn DN FDI không ngừng phình to Theo thống kê của Vitas, trong số 12 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay, khối DN trong nước chỉ chiếm 27,5%, còn công lớn thuộc về khối FDI

2.2 Thực trạng công tác Thanh tra lao động về An toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện việc thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trong phạm vi cấp quốc gia

Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, người

có công và xã hội

Trang 10

- Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn

- kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ (Theo điều 2, Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH)

Các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện công tác thanh tra về AT – VSLĐ ở Việt Nam hiện nay gồm:

- Bộ Luật lao động ( được sửa đổi, bổ sung năm 2012);

- Luật Thanh tra 2010;

- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

- Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của

- Chính phủ, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và

- Xã hội;

- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013

- của Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức

- năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;

- Nghị định số 95/2013/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Chinh Phủ, quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;

- Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoatj động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng

- Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao

Ngày đăng: 13/03/2018, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w