1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở việt nam trong tình hình hiện nay

13 388 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 40,05 KB
File đính kèm 1.rar (37 KB)

Nội dung

Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong nhữngkhâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về an toàn vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Thạc sĩ Ngô Kim Tú đã tận tình chỉ dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình hoàn thành, không thể không có những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, đánh giá, đóng góp của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 1

1 Tổng quan về thanh tra lao động 1

1.1 Một số khái niệm 1

1.2 Vị trí và chức năng 1

1.3 Mục đích 1

1.4 Nguyên tắc hoạt động thanh tra 2

1.5 Hình thức thanh tra 2

1.6 Phương thức thanh tra 2

1.7 Nội dung thanh tra 2

1.8 Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra An toàn- vệ sinh lao động 3

1.9 Nội dung thanh tra AT-VSLĐ 3

2 Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam 4

2.1 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam 4

2.2 Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam 5

3 Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thực hiện pháp luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam 8

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong nhữngkhâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong

sự phát triển chung của đất nước

Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về an toàn vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về

số lượng lẫn chất lượng Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên- Thạc sĩ Ngô Kim Tú đã tận tình chỉ dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này Trong quá trình hoàn thành, không thể không có những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, đánh giá, đóng góp của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

1 Tổng quan về thanh tra lao động

1.1 Một số khái niệm

- Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp

luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một

cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa,

xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức và cá nhân

- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,

thủtục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành [1]

- Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động

1.2 Vị trí và chức năng

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động Theo

đó thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở Trung ương

có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội [2]

Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật

1.3 Mục đích

Mục đích của thanh tra lao động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản

lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu

Trang 4

lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [3]

1.4 Nguyên tắc hoạt động thanh tra

- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải

tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời

- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt

đông Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập [4]

1.5 Hình thức thanh tra

- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất

- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt

- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân

có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao [5]

1.6 Phương thức thanh tra

Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra [6]

1.7 Nội dung thanh tra

- Thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao

- Thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

- Thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp

- Thanh tra chuyên ngành về người có công

- Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác [7]

Trang 5

1.8 Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra An toàn- vệ sinh lao động

- Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ)

- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện lao động, AT-VSLĐ

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về AT-VSLĐ theo quy định của pháp luật [8]

1.9 Nội dung thanh tra AT-VSLĐ

Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về AT-VSLĐ: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ AT-VSLĐ [9]

Trang 6

2 Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam.

2.1 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập

để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại [10]

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 9/2018, Việt Nam có 26.646 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) có hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 334

tỷ USD vào 19 trong số 21 ngành nghề kinh tế của Việt Nam Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (57,1%) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo là bất động sản (17,1%), sản xuất và phân phối điện, khí, nước (6,8%) Hiện có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư gần 117 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands và Hong Kong [11]

Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế

Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt Nam về lao động như: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, không huấn luyện AT-VSLĐ, không đo kiểm môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động còn quá ít,… Điều này tạo những lỗ hổng cho các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật Lao động của Việt Nam

Trang 7

2.2 Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam

- Số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm còn ít Tính đến tháng 11 năm

2018, cả nước chỉ tiến hành được 4.784 cuộc thanh tra về pháp luật AT – VSLĐ

và 1.467 cuộc kiểm tra liên ngành Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất lượng chưa cao Cá biệt có những tỉnh như Vĩnh Long, Vĩnh Phúc cả năm không có nổi một cuộc thanh tra liên ngành Số các tỉnh khác có thanh tra về AT-VSLĐ, nhưng số cuộc thanh tra chỉ đếm trên đầu ngón tay như Cao Bằng 4 vụ; Thừa Thiên Huế 7 vụ; Quảng Bình 8 vụ Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao động cho thấy, 60% cuộc thanh tra diễn ra trong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều này dẫn tới thực trạng, số các doanh nghiệp FDI không được thanh tra còn rất nhiều Như vậy thì rõ ràng vấn đề đảm bảo về AT-VSLĐ trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên

- Lực lượng thanh tra viên về AT-VSLĐ còn thiếu rất nhiều Thống kê của

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), năm 2017 thống

kê cả nước có 485 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về AT-VSLĐ trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 161 người) Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê tính đến thời điểm ngày 1/7/2018, cả nước

có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh hoặc

có chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, tính bình quân một thanh tra viên phải quản lý trên 1155 doanh nghiệp Để thanh tra hết số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm Theo khuyến cáo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển như nước ta, trung bình 30.000 – 45.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao động Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta hiện nay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động [12]

- Nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ Có tới 30 – 50% là cán bộ

mới ra trường hoặc chuyển công tác 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp Thức tế, Thanh tra các Sở Lao động Thương binh và Xã hội ở các tỉnh

Trang 8

thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch

- Hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ phục vụ cho việc

thanh tra AT – VSLĐ cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự

- Công tác quản lý về AT – VSLĐ hiện còn tồn tại một số hạn chế như:

+ Hệ thống pháp luật

+ Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về AT – VSLĐ chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn quá mỏng

+ Tình hình thực hiện công tác thành tra AT – VSLĐ trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều

- Thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụ trách

vùng thông qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề

=> Chính từ thực trạng trên dẫn tới kết quả thanh tra cho biết: hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện thấy vi phạm Như số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2018 cho biết: qua thanh tra tại 2.349 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thì có tới 2.230 đơn vị vi phạm Các doanh nghiệp FDI thường vi phạm pháp luật về AT – VSLĐ như: + Thiếu giải pháp về kỹ thuật an toàn, trang bị bảo hộ lao động

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động chưa đủ hoặc chưa trang bị + Không bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại; không có hồ sơ sức khỏe đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp

+ Che dấu khung số tai nạn lao động

- Tổng cục Thuế đề nghị các địa phương tập trung thanh tra, kiểm tra sớm các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có số lỗ lớn:

+ Việc thanh kiểm tra này dựa trên phân tích của ngành thuế, doanh nghiệp

đã vào danh sách nghi vấn, thuộc kế hoạch thanh kiểm tra của ngành thuế trong

Trang 9

năm nay Đặc biệt, tập trung vào các doanh nghiệp FDI lớn, các tập đoàn có doanh số cao, nhưng luôn báo lỗ lớn, lỗ liên tục nhiều năm và phát sinh giá trị giao dịch liên kết lớn

+ Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, từ đầu năm đến hết ngày 23.10, toàn ngành đã thực hiện 70.102 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 78,58% kế hoạch của năm Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 12.840 tỉ đồng, giảm lỗ gần 19.757 tỉ đồng và giảm khấu trừ hơn 1.250 tỉ đồng

+ Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo các cơ quan thuế địa phương sắp tới phải tập trung huy động nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh kiểm tra từ nay đến cuối năm Đối tượng tập trung là các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp qua phân tích có rủi ro cao có thể khai thác về nguồn thu

+ Thực tế cho thấy, đa số các doanh nghiệp FDI dính nghi án chuyển giá, sau khi cơ quan thanh kiểm tra, đều đã giảm lỗ đáng kể như: Coca Cola Việt Nam, Lotteria Hiện, một số hãng thức ăn nhanh và nhà bán lẻ ngoại tại Việt Nam cũng đang trong tầm ngắm nghi án chuyển giá của cơ quan thuế [13]

- Hiện có nhiều doanh nghiệp FDI mong muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, do đó, Chính phủ Việt Nam cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thông qua việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cân bằng và mở cửa thị trường

- Việt Nam cần tích cực tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nông nghiệp, dịch vụ công nghệ; khuyến khích công nghệ mới như xe chạy bằng điện hay ngành công nghiệp tạo nên giá trị gia tăng cao Để làm được điều này, Đồng Chủ tịch VBF khuyến nghị, Việt Nam cần một hệ thống bảo hộ trí tuệ, giải quyết tranh chấp nhanh và hiệu quả giữa các bên

- Để giữ chân nhà đầu tư nước ngoài đến năm 2030 hoặc lâu hơn nữa, để nâng cấp công xưởng của các hãng công nghệ, các doanh nghiệp FDI cần giúp nâng cao kỹ năng của người lao động để họ có thể làm chủ, vận hành các thiết bị

tự động hóa Ngoài chương trình đào tạo của doanh nghiệp, bản thân các lao động cũng phải tự lựa chọn cơ sở đào tạo, học hỏi để thích ứng với nhu cầu của thị trường

Trang 10

3 Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thực hiện pháp luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam.

Với thực trạng như trên, để công tác thanh tra thực hiện pháp luật Lao động

về AT – VSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và thanh tra AT – VSLĐ tại các doanh nghiệp FDI nói riêng đạt hiệu quả hơn, em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực lao động cần tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra: nhằm đưa ra các biện pháp tăng thêm quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên chế cho thanh tra lao động Ban hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi tuyển công chức hoạt động trong lĩnh vực thanh tra AT – VSLĐ

- Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian, quy mô nhanh, gọn có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao và để phục vụ việc hoàn thiện chính sách pháp luật

- Tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra thực hiện AT – VSLĐ Xây dựng bộ tài liệu chuyên đề để đào tạo cho các thanh tra viên mới với thời gian đào tạo từ 1-2 năm Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ chức quốc tế (như ILO, USAID ) tổ chức các buổi hội thảo chuyên

đề để truyền đạt, tiếp thu kinh nghiệm tổ chức, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của nước ngoài cho thanh tra lao động ở Hà Nội Để giảm nhẹ khối lượng công việc cho ngành thanh tra, cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện để người sử dụng lao động, định kỳ theo quý hoặc theo năm,

mở các lớp tạp huấn về thực hiện AT – VSLĐ cho doanh nghiệp để đảm bảo họ

có đủ khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật Kết hợp việc đào tạo này cùng với cùng với tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật Kết hợp việc đào tạo này cùng với tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật trên các phương tiện khác như: quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội để tiết kiệm thời gian cho đơn vị thanh tra cũng như doanh nghiệp

- Cần xây dựng luật AT – VSLĐ và các văn bản luật, dưới luật khác: trong

đó, quy định về việc thành lập riêng tổ chức thanh tra AT – VSLĐ độc lập Việc xây dựng Luật AT – VSLĐ trên cơ sở hệ thống hóa, mở rộng phạm vi điều

Ngày đăng: 01/11/2019, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w