1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (SACOMBANK) thành phố hồ chí minh

26 203 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 115,81 KB
File đính kèm 4.rar (112 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự điều tiết của bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình (Nhà nước) thì việc quản lý kinh doanh cần phải có sự hài hòa giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng quy định của Nhà nước lại có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết. Đối với công tác thi đua, khen thưởng cũng vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn một hình thức thi đua, khen thưởng công bằng, khách quan, phù hợp với đặc điểm tổ chức đang hoạt động của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. Đồng thời phát huy tối đa vai trò to lớn của công tác khen thưởng. Không ngừng hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ việc hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng, hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng trong doanh nghiệp không những giúp người lao động hoàn thiện bản thân, thúc đẩy họ hăng say trong công việc mà còn bảo vệ lợi ích cũng như hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.Để hiểu sâu hơn công tác thi đua, khen thưởng lao đông thực sự có chất lượng, đạt hiệu quả cao em đã chọn đề tài“ Thực trạng tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu để biết rõ hơn về hoạt động tổ chức phong trào thi đua khen thưởng. Bài tiểu luận gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng Chương 2:Thực trạng tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp nâng cao hiểu quả việc tổ chức phong trào thi đua khen thưởng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 1

1.1.Một số khái niệm 1

1.1.1.Thi đua 1

1.1.2 Khen thưởng 1

1.1.3 Thi đua khen thưởng 1

1.2 Vai trò của công tác thi đua, khen thưởng 1

1.3.Nguyên tắc của thi đua khen thưởng 2

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phong trào thi đua, khen thưởng 2

1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về người lao động 2

1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc về bên trong tổ chức 2

1.4.3 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 3

1.5 Nội dung công tác thi đua, khen thưởng 3

1.6 Cơ sở tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng 4

1.7 Quy trình tổ chức phong trào Thi đua, khen thưởng 4

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5

2.1 Khái quát chung về ngân hàng SACOMBANK 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5

2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức 5

2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực 6

2.1.3.1 Về số lượng 6

2.1.3.2 Về chất lượng 6

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh 6

2.2 Phân tích thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng SACOMBANK 8

2.2.1 Nguyên tắc và phương pháp thi đua, khen thưởng trong Ngân hàng8

Trang 2

2.2.1.1 Nguyên tắc 8

2.2.1.2 Phương pháp 9

2.2.2 Quá trình tổ chức, triển khai công tác thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng SACOMBANK 9

2.2.2.1.Công tác xây dựng tiêu chuẩn, nội dung khen thưởng 9

2.2.2.2.Công tác lựa chọn phương pháp khen thưởng thích hợp 11

2.2.2.3 Công tác chọn lựa hình thức và mức độ khen thưởng 13

2.2.2.4.Áp dụng biện pháp khen thưởng nhân viên 13

2.2.2.5.Công tác đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh 14

2.3 Đánh giá chung và nguyên nhân 15

2.3.1 Mặt tích cực 15

2.3.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân 16

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 17

3.1.Phương hướng, mục tiêu 17

3.1.1 Phương hướng phát triển 17

3.1.2 Mục tiêu 17

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng 18

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh dưới sự điều tiết của bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình (Nhànước) thì việc quản lý kinh doanh cần phải có sự hài hòa giữa tính khoa học và tínhnghệ thuật làm sao vừa đúng quy định của Nhà nước lại có tính mềm dẻo, nhạy béncần thiết Đối với công tác thi đua, khen thưởng cũng vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phảilựa chọn một hình thức thi đua, khen thưởng công bằng, khách quan, phù hợp với đặcđiểm tổ chức đang hoạt động của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật Đồngthời phát huy tối đa vai trò to lớn của công tác khen thưởng Không ngừng hoàn thiệnquy chế thi đua, khen thưởng là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanhnghiệp Bởi lẽ việc hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng, hoàn thiện công tác thiđua, khen thưởng trong doanh nghiệp không những giúp người lao động hoàn thiệnbản thân, thúc đẩy họ hăng say trong công việc mà còn bảo vệ lợi ích cũng như hoànthành mục tiêu của doanh nghiệp.Để hiểu sâu hơn công tác thi đua, khen thưởng lao

đông thực sự có chất lượng, đạt hiệu quả cao em đã chọn đề tài“ Thực trạng tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu để biết rõ

hơn về hoạt động tổ chức phong trào thi đua khen thưởng

Bài tiểu luận gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng

Chương 2:Thực trạng tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiểu quả việc tổ chức phong trào thi đua khen

thưởng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SACOMBANK) Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI

ĐUA, KHEN THƯỞNG

1.1.Một số khái niệm

1.1.1.Thi đua

Theo luật thi đua khen thưởng cũng đã chỉ rõ: “Thi đua là hoạt động có tổ chứcvới sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốtnhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

1.1.2 Khen thưởng

Theo luật thi đua khen thưởng: “ Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tônvinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thànhtích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

1.1.3 Thi đua khen thưởng

Thi đua khen thưởng là hoạt động nhằm thúc đẩy sự nỗ lực trong thực hiệncông việc của người lao động

1.2 Vai trò của công tác thi đua, khen thưởng

❖ Đối với người lao động

- Thi đua, khen thưởng có vai trò kích thích, thúc đẩy người lao động phát huynăng lực, tư duy sáng tạo và làm việc khoa học

- Người lao động có cơ hội nâng cao thu nhập và giá trị bản thân, có cuộc sốnggia đình ấm no, hạnh phúc

- Có cơ hội nâng cao giá trị bản thân, được mọi người tôn trọng

- Người lao động sẽ tự tin hơn , có tâm lý tốt hơn khi thực hiện công việc vì họluôn tự xem xét chính mình, luôn chú ý cải sửa chính mình

- Được tổ chức tín nhiệm, cơ hội thăng tiến sẽ cao, tài năng sẽ được công nhận

và phát triển

- Có cơ hội gắn bó với tổ chức, yêu công việc

❖ Đối với tổ chức

-Thi đua khen thưởng là biện pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên

ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của tập thể lao động thựchiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao

- Là phương tiện thu hút rộng rãi những người lao động tham gia vào quá trìnhsản xuất

- Tạo ra tinh thần đoàn kết nhất trí trong tập thể lao động, giúp tổ chức giữ chânnhân viên

- Nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranhcủa tổ chức, doanh nghiệp

- Giảm chi phí đào tạo, tuyển dụng… cho tổ chức - Nâng cao chất lượng nguồn

Trang 5

nhân lực

- Nâng cao uy tín của tổ chức - Góp phần xây dựng quan hệ lao động, văn hóa

tổ chức

- Giúp tổ chức thực thi quy định của pháp luật

1.3.Nguyên tắc của thi đua khen thưởng

- Nguyên tắc tự nguyện, tự giác

- Nguyên tắc công khai, minh bạch, dễ hiểu

- Nguyên tắc so sánh

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với

khuyến khích vật chất

- Đảm bảo tính hợp pháp

- Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phong trào thi đua, khen thưởng

1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về người lao động

- Năng lực, khả năng của người lao động

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầucủa một hoạt động nhất định, đảm bảo cho những hoạt động đó có những kết quả cao

Năng lực nghề nghiệp là những trí thức, kĩ năng, kĩ xảo và đặc tính tâm lý củamột cá nhân phù hợp với những yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đóthực hiện các nghề nghiệp đạt kết quả cao

- Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu là trạng thái mong đợi, đích hướng tới của cá nhân Mỗi cá nhân cómục tiêu khác nhau và họ sẽ có những hoạt động cũng như cách thức hoạt động khácnhau để đạt được mục tiêu đó Tùy thuộc vào mục tiêu cao hay thấp mà mức độ cốgắng, nỗ lực cá nhân sẽ tương ứng, từ đó mà tổ chức những phong trào thi đua, khenthưởng với mức độ phù hợp Do đó mà lãnh đạo của tổ chức phải có những biện pháp

để hướng mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tổ chức khi đó các phong trào thi đua,khen thưởng mới đạt hiệu quả

1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc về bên trong tổ chức

- Chính sách nhân sự và sự thực hiện chính sách nhân sự

Yếu tố đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thi đua chongười lao động Nếu tổ chức có các chính sách đúng đắn đảm bảo quyền lợi cho ngườilao động cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ làm thỏa mãn yêu cầu của người lao động, từ

đó sẽ giúp người lao động gắn bó và cống hiến hết mình cho sự thành công của phongtrào thi đua, khen thưởng

- Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức có tác dụng rất lớn tới hành vi các nhân cũng như động lực của

Trang 6

người lao động VĂn hóa tổ chức phù hợp với người lao động được người lao độngchấp nhận sẽ làm tăng sự thỏ mãn công việc của người lao động, thúc đẩy các phongtrào thi đua giữa những người lao động với nhau.

- Phong cách lãnh đạo

Trong quá trình thi đua, khen thưởng, người lao động chịu tác động rất lớn bởingười lãnh đạo của mình Khi một lãnh đạo có các mối quan hệ nghề nghiệp trên cơ sởtin tưởng, quan tâm tới người lao động thì sẽ giúp người lao động hăng say tham giavào các phong trào thi đua khen thưởng hơn

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật như hệ thống công nghệ và bố trí công nghệ, máy mócthiết bị, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp với yêu cầu công việc tạo điều kiện thuận lợi đểnguồi lao động hoàn thành công việc của mình trong phong trào thi đua

1.4.3 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

- Luật pháp chính trị

Luật pháp càng rõ ràng, tình hình chính trị càng ổn định thì doanh nghiệp càng

có điều kiện để đảm bảo sự tồn tại cũng như phát triển của mình, từ đó người lao động

sẽ an tâm làm việc, nó sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng củamình, thi đua hết mình vì mục tiêu của tổ chức

- Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay bất kì một doanh

nghiệp nào cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh Càng niều đối thủ cạnh

tranh thì việc hẳng định vị thế của mình cũng như để phát triển càng quan trọng,

doanh nghiệp càng phải tìm ra các biện pháp để sử dụng tốt nhất các nguồn lực Để sửdụng tốt các nguồn lực thì doanh nghiệp cần phải biết tổ chức các phong trào thi đuakhen thưởng cho người lao dộng để họ phát huy hết năng lực của mình

1.5 Nội dung công tác thi đua, khen thưởng

- Đối với mỗi phong trào thi đua, khen thưởng, đơn vị phát động phải xác định

rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nộidung thi đua cụ thể Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua, khen thưởng phải khoahọc, phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị và có tính khả thi cao

- Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có hình thức tổ chức phát động thi đuaphù hợp coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, khen thưởng, phát huytinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, người lao động, đa dạng hóa cáchình thức phát động thi đua Chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua

- Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có kế hoạch triển khai các biện pháp tổchức thực hiện thi đua, khen thưởng, thoi dõi quá trình tổ chức thi đua, khen thưởng ,

tổ chức chỉ đạo kiểm điểm để rít kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho cácđối tượng tham gia thi đua

Trang 7

1.6 Cơ sở tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng

- Luật thi đua- KT 2013

- Luật lao động

- Chính sách, Quy chế thi đua KT

- Mục tiêu, chiến lược của tổ chức

- Phân tích công việc

- Quản trị thực hiện công việc

- Đánh giá năng lực

- Quản lý thông tin nhân sự

1.7 Quy trình tổ chức phong trào Thi đua, khen thưởng

❖ Bước 1 Chuẩn bị

- Xác định mục tiêu của thi đua, KT

- Thành lập hội đồng thi đua- khen thưởng

- Xác định hình thức, nội dung thi đua, KT

- Xây dựng tiêu chí đánh giá

- Tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi

- Thu hút, lựa chọn đối tượng dự thi

- Theo dõi, đánh giá trong quá trìnhTĐ

- Phối hợp các cấp và có điều chỉnhcần thiết

- Tổng kết, trao giải

❖ Bước 3 Đánh giá hiệu quả phong trào thi đua, KT

- Chỉ tiêu đánh giá:

+Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu

+Số lượng lao động tham gia/ kế hoạch

+ Các danh hiệu đạt được

+ Kết quả/ chi phí

+ Thay đổi về quan hệ lao động, môi trường làm việc

+ Thay đổi về kết quả thực hiện công việc

+ Mức độ hài lòng của người lao động

+ Tính chính xác, khách quan trong đánh giá

+ Mức độ phù hợp về thời gian, địa điểm

+ Sự phối hợp các cấp trong qía trình tổ chức

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát chung về ngân hàng SACOMBANK

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Căn cứ giấy phép số 006/Nh - GP ngày 05/12/1991 của Thống Đốc Ngân HàngNhà Nước Việt Nam và giấy phép số 005/GP- UB ngày 03/01/1992 của Ủy Ban NhânDân Thành phố Hồ Chí Minh về việc cho phép Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thànhlập và hoạt động dưới đây gọi là ngân hàng có: Tư cách pháp nhân theo quy định củaPháp luật Việt Nam

Tên của ngân hàng là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín vàviết tắt là Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín

Tên đầy đủ bằng tiếng anh là: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint StockBank

Tên viết tắt là: SACOMBANK

Loại hình : Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Thể loại : Ngân hàng

Thành lập: 5 tháng 12 năm 1991; 26 năm trước

Trụ sở đặt tại 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí MinhNhân viên chủ chốt: Dương Công Minh - Chủ tịch Hội đông quản trị

Trang 9

Tổng Giám Đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại chongân hàng ( Xem phụ lục 1)

2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực

2.1.3.1 Về số lượng

Đây là giải pháp trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển 10 năm 2011

-2020 của Sacombank trên cơ sở nhận thức nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của

DN Từ 100 cán bộ nhân viên khi mới thành lập, đến nay, nguồn nhân lực củaSacombank đã lên đến gần 10.000 người trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào vàCampuchia

Hiện nay, Ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng cũng rấtquan tâm đến đời sống và vật chất tinh thần của nhân viên trong ngân hàng cũng nhưtrong Chi nhánh Theo thống kê của phòng hành chính thì hiện nay Chi nhánh QuậnTân Bình cứ 10 nhân viên thì có khoảng 6 nhân viên là nữ, chiếm tỷ lệ 60% chính vìvậy nên các hình thức đãi ngộ khen thưởng cần chú trọng đáp ứng được nhu cầu củachị em phụ nữ trong Chi nhánh

Mặt khác đa số nhân viên Ngân hàng và nhân viên Chi nhánh là nhân viên trẻ

và năng động so với các Ngân hàng khác cụ thể năm 2015 đội ngũ nhân viên dưới 30tuổi chiếm đến 68%, từ 30 đến 40 tuổi chiếm 26%, còn lại là trên 40 tuổi, đây cũngchính là một trong nhưng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng hiện nay Do đội ngũ nhânviên là trẻ nên ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nhận thấy được các nhân viên của mình

có nhu cầu học hỏi và cầu tiến chính vì vậy nên đã tạo thời gian thuận lợi hay cử nhânviên đi học những khóa đào tạo nghiệp vụ để trau dồi thêm kiến thức phục vụ cho vị trísau này

2.1.3.2 Về chất lượng

Bên cạnh lợi thế cạnh tranh về tuổi trẻ, chịu được thử thách và áp lực công việcthì nhân viên chi nhánh hiện nay còn có một lợi thế đó là trình độ học vấn của cácnhân viên trong Chi nhánh Theo thống kê năm 2015 thì có khoảng 77% tổng nhân sự

có trình độ cao đẳng và đại học Trong đó có rất nhiều nhân viên hiện nay đang theohọc các khóa cao học, đào tạo thạc sỹ

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

Tính đến tháng 12/2016, vốn chủ sở hữu của Sacombank đạt 15.191 tỷ đồng,trong đó vốn điều lệ là 10.740 tỷ đồng, gấp 3.580 lần so với con số 3 tỷ đồng tại thờiđiểm thành lập Trong giai đoạn 2011 - 2020, Sacombank sẽ tập trung vào mục tiêutăng trưởng vốn chủ sở hữu với mức tăng bình quân từ 15 - 17%/năm Việc tăngtrưởng nguồn vốn này đảm bảo cho Sacombank có nguồn lực phát triển chiều sâu vềmạng lưới, công nghệ thông tin, quy mô các công ty con, đào tạo nguồn nhân lực…

-Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng SACOMBANK trongnhững năm qua luôn có sự biến động theo chiều hướng đi lên Cụ thể theo kết quả hoạt

Trang 10

động sản xuất kinh doanh gia đoạn 2014-2016 được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Tân

Năm 2014

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương

2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự -691.381 -448.552 -274.588

I Thu nhập lãi thuần 327.282 191.153 128.518

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 82.656 69.878 49.824

4 Chi phí hoạt động dịch vụ -26.948 -14.751 -8.349

II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 55.708 55.127 41.475

III (Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối và vàng

Trang 11

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

185.583 158.945 129.929

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -22.394 -14.478 -16.717

XI Tổng lợi nhuận trước thuế 163.189 144.468 113.211

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành -42.107 -37.358 -24.810

-XII Chi phí thuế TNDN -42.107 -37.358 -24.810

XII Lợi nhuận thuần trong năm

121.082 107.110 88.401

Nguồn: Phòng tài chính- kinh doanh ngân hàng Sacombank giai đoạn 2014-2016

Theo bảng 1,chúng ta thấy được lợi nhuận năm 2015 là 107.110 tỷ đồngtăng 21,16% so với năm 2014 và lợi nhuận năm 2016 là 121.082 tỷ đồng tăng13,045% so với năm 2015, để được kết quả như thế trong điều kiện cạnh tranhngày càng gay gắt thì tất cả cán bộ công nhân viên của Sacombank - Chi nhánhTân Bình đã phải nỗ lực làm việc rất nhiều

2.2 Phân tích thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng SACOMBANK

2.2.1 Nguyên tắc và phương pháp thi đua, khen thưởng trong Ngân hàng

2.2.1.1 Nguyên tắc

- Công tác thi, đua khen thưởng tại Ngân hàng dựa trên những nguyên tắc sau:Nguyên tắc khoa học: Hoàn thiện các phương pháp khen thưởng tại chi nhánhkhông phải là dựa trên các ý muốn chủ quan hay kinh nghiệm của Ban giám đốc chinhánh mà hiện nay, việc hoàn thiện các phương pháp khen thưởng dựa vào cácnghiên cứu của Ban giám đốc về tình hình mức độ tăng trưởng của năm, thu nhậpcũng như mức sống của người dân hàng năm, các chỉ số tiêu dùng của năm đểnghiên cứu và phân tích xem với tình hình khó khăn như vậy thì mức lương đang

áp dụng cho nhân viên tại chi nhánh là hợp lý và đủ sống hay không Nếu không sẽ

đi vào hoàn thiện phương pháp trả lương cho nhân viên

Để hoàn thiện phương pháp khen thưởng nhân viên của mình một cách tốthơn, chi nhánh cũng đã dựa vào những qui định của Hội Sở ngân hàng đề ra Phương

Trang 12

pháp khen thưởng sau khi được hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu

và nguyện vọng của nhân viên trong chi nhánh kết hợp với khả năng tài chính mà chinhánh có thể tự mình quyết định

Nguyên tắc thiết thực: Việc hoàn thiện phương pháp khen thưởng tại chinhánh là hoàn toàn mang tính thiết thực phù hợp với nhu cầu của nhân viên chi nhánhchứ không phải là việc làm cho có Trong quá trình hoàn thiện các phương pháp khenthưởng tại chi nhánh ngân hàng cũng rất quan tâm và phân tích lựa chọn đến việcnên phải khen thưởng cái gì trước, cái gì sau để tránh trường hợp cái nào cần khenthưởng thì không khen thưởng như hiện nay, chi nhánh cũng nhận thấy rằng đa sốlợi nhuận hoạt động kinh doanh của chi nhánh có được là do từ hoạt động cho vay

và huy động vốn vay của hai phòng chủ yếu là doanh nghiệp và cá nhân Chính vìvậy mà chi nhánh sẽ tập trung vào việc hoàn thiện phương pháp khen thưởng về mặttài chính và cơ hội thăng tiến cho nhân viên tại hai phòng này nhiều hơn

Nguyên tắc khả thi: Việc xác định khen thưởng phòng ban nào và khen thưởngnhư nào của chi nhánh phải mang tính khả thi, chắc chắn rằng sau khi áp dụng hìnhthức khen thưởng là hai phòng ban này sẽ làm việc tích cực hơn nữa, lợi nhuận mà

họ đem về cho chi nhánh qua các năm hay các quí sẽ ngày một tăng cao

Nguyên tắc tương đối: Sau một thời gian áp dụng phương pháp khen thưởngmới cho chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh cũng đã khảo sát và nhận thấy rằngphương pháp mới này chỉ tác động đến khoảng 80% nhân viên trong chi nhánh, phầncòn lại là 20% nhân viên3 không có tác động vì có những phương pháp khen thưởngkhông phải lúc nào đem lại kết quả tuyệt đối với tất cả mọi người trong cùng một tổchức

2.2.1.2 Phương pháp

- Khen thưởng đột xuất: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành

tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có tác dụng nêu gương lớn, không nằm trong chỉ tiêuthi đua hoặc không tham gia ký kết, giao ước thi đua

- Khen thưởng theo chuyên đề: Khi kết thúc một chương trình hoặc mộtchuyên đề công tác, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc sẽ được xem xétkhen thưởng

-Khen thưởng theo niên hạn: các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ được giao và không để xẩy ra vụ việc gây ảnh hướng xấu đến hoạt động của đơn

vị trong 5 năm gần nhất Khen thưởng theo niên hạn thực hiện định kỳ 5 năm mộtlần

2.2.2 Quá trình tổ chức, triển khai công tác thi đua, khen thưởng tại Ngân hàng SACOMBANK

2.2.2.1.Công tác xây dựng tiêu chuẩn, nội dung khen thưởng

Nội dung của phương pháp khen thưởng bao gồm rất nhiều bước và các bước có

Trang 13

quan hệ logic với nhau Trong nội dung của các bước này thường ghi rất rõ công việcphải làm và làm như thế nào nhưng chỉ nói một cách chung chung không cụ thể Đểnội dung cụ thể hơn và khi đọc nội dung chúng ta sẽ hiểu vần đề hơn thì chúng ta phảixác định rõ công việc đó do ai làm, chức vụ ra sao, thuộc phòng ban nào Bên cạnh đócòn ghi rõ vào thời điểm nào, thực hiện trong bao lâu thì xong Tất cả những công việc

đó có thể được mô tả bằng bảng công việc

Qui trình của việc hoàn thiện phương pháp khen thưởng:

Bước một là xác định nhu cầu mà nhân viên chưa thỏa mãn từ phương pháp

trước đây Đầu tiên chúng ta phải xem xét, nghiên cứu các nhu cầu của nhân viên xem

họ mong muốn điều gì Sau đó nghiên cứu các phương pháp khen thưởng trước đâyxem có phù hợp với nhu cầu đó không, có khen thưởng được nhân viên hiệu quả haykhông Sau khi xem xét chúng ta phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từngphương pháp từ đó sẽ đi vào sửa chữa các điểm yếu sao cho phù hợp với nhu cầu củanhân viên

Bước hai thu thập thông tin Để thu thập được thông tin về nhu cầu của nhân

viên trong công ty thì có rất nhiều cách nhưng để thu thập thông tin một cách chínhxác và đầy đủ nhất thì chúng ta phải lập ra các bảng câu hỏi để cho nhân viên của mìnhtrả lời Các câu hỏi này phải dễ hiểu và đề cập được nhiều vấn đế như công viêc, đờisống, mong muốn làm việc của họ

Bước ba là xử lý thông tin Thông tin sau khi thu thập được phải được xử lý vì

các thông tin mang về không phải thông tin nào cũng chính các Có thể có nhân viên vìmột vấn đề khách quan nào đó đã cho những thông tin không chính các về họ Chính

vì vậy nên chúng ta phải xử lý thông tin để lấy ra được các thông tin thật chính xác vàcần thiết

Bước bốn là xác định mục tiêu của việc hoàn thiện phương pháp khen thưởng.

Hoàn thiện phương pháp khen thưởng nhằm tác động một cách tốt nhất đến hành vi,nhận thức của nhân viên trong doanh nghiệp, giúp cho họ thay đổi hành vi tốt hơn,nhận thức được vấn đề rõ ràng hơn và dễ dàng chia sẻ, hòa đồng với tất cả mọi ngườicũng như vượt qua được khó khăn trong công việc đem lại hiệu quả cho công ty

Bước năm là phân tích các phương pháp khen thưởng Phải hiểu được phương

pháp này áp dụng cho ai thì tốt và trong hoàn cảnh nào thì phù hợp Phương pháp đómạnh ở điểm nào, không tốt ở điểm nào, làm sáng tỏ những điểm mạnh điểm yếu đómột cách khách quan, cụ thể Đây là một quá trình nghiên cứu đòi hỏi người phân tíchphải nắm bắt và hiểu về nhu cầu của nhân viên, của xã hội và nguồn lực con ngườicũng như tài chính của toàn công ty

Bước sáu là đánh giá các phương pháp khen thưởng Có thể áp dụng phương

pháp đánh giá bằng cách cho điểm từng phương pháp theo thang điểm từ cao đến thấp.Chúng ta sẽ tìm ra được các điểm mạnh của phương pháp và duy trì các điểm mạnh đó

Ngày đăng: 13/03/2018, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w