1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ

76 784 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 886,38 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ” do NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN, sinh viên khóa 34, ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đả bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ………………………… NGUYỄN DUYÊN LINH Người hướng dẫn, (Chữ ký) ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký họ tên) (Chữ ký họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian thực tập vừa qua, em đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và các anh chị trong Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú. Ngoài ra, còn có sự động viên tinh thần rất lớn từ phía gia đình và bạn bè giúp em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập này. Trước hết, em xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – những người đã truyền dạy cho em vốn kiến thức vô cùng quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đó cũng là hành trang vững chắc nhất giúp em bước vào đời tự tin và thành công. Đặc biệt, em muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Duyên Linh – giáo viên hướng dẫn đề tài cho em. Đồng thơi, em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương – giáo viên chủ nhệm đã sát cánh bên cạnh, dạy bảo, hướng dẫn tập thể lớp TM34 chúng em . Xin gởi nơi đây tấm lòng biết ơn vô bờ bến đối với Ba, Mẹ những người đã sinh ra, nuôi em khôn lớn và trưởng thành như hôm nay. Một lời em không thể nói hết lòng biết ơn đối với công lao ấy. Em xin hứa sẽ không ngừng phấn đấu, thành đạt để không phụ lòng ba mẹ đã kỳ vọng nơi em. Bên cạnh đó, em cũng muốn gởi lời cảm ơn đến các cô, các chú, anh chị các phòng ban, đặc biệt là phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Uyên cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn những người luôn ở bên cạnh động viên giúp đỡ mình cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn các bạn. Cuối cùng cho em gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến trường Đại Học Nông Lâm, Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú. Chúc các thầy, cô, các chú và các anh chị cùng toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN. Tháng 7 năm 2012. “Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Khăn Bông Của Công Ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú” NGUYEN NGOC HANH UYEN. July 2012. “ Situation Analysis Of Cotton Towels Trade Joint Stock Company Textile Household” Dệt may hiện là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của việt Nam, với lượng thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đang kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay , việc nghiên cứu tình hình và tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho các doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phúthực trang và giải pháp” được thực hiện dựa trên nguồn số liệu các phòng ban Công ty năm 20092011 và có những nội dung chính như sau: tìm hiểu tình hình kinh doanh của Công ty năm 20092011, phân tích thực trang kinh doanh xuất khẩu sản phẩm dệt, đánh giá các mặt thành công, hạn chế, cơ hội thách thức trong hoạt động xuất khẩu của Phong Phú. Sau đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Đề tài cũng đã kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước và Hiệp hội dệt may để hổ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu dệt may. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài: phương pháp mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, ma trận SWOT… v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................... x CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 Đặt vấn đề.................................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 1.4 Cấu trúc khóa luận ................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN .......................................................................................................... 4 2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam ................................................................................ 4 2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông ........................................................................................ 5 2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú .................................................................. 5 2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú ............................................ 10 a) Những ưu điểm .............................................................................................................. 10 b) Một số hạn chế .............................................................................................................. 10 2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú ................................................. 11 2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú ........................................... 11 2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú .................................. 11 2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú ...................................... 12 2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty ............................................................................ 13 2.3.4.1 Tầm nhìn ................................................................................................................ 13 2.3.4.2 Sứ mạng ................................................................................................................. 14 2.3.4.3 Mục tiêu hoạt động ................................................................................................ 14 2.3.4.4 Định hướng phát triển ............................................................................................ 14 2.3.5 Sơ đồ tổ chức Công ty .................................................................................................. 15 2.3.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ................................................................. 16 2.3.7 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty ............................................................... 18 2.3.8 Những sản phẩm chủ đạo cuả Công ty ......................................................................... 19 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................... 21 vi NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 21 3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................................ 21 3.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa ..................................................................................... 21 3.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu .............................................................................. 21 3.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu ................................................................................... 22 3.1.4 Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam ........................................................ 26 3.1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu ......................................... 29 3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ......................................................... 32 3.1.6.1 Yếu tố vi mô : ........................................................................................................ 32 a) Sức cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................. 32 b) Trình độ quản lý của doanh nghiệp ........................................................................... 33 3.1.6.2 Yếu tố vĩ mô .......................................................................................................... 34 a)Tỉ giá hối đoái ............................................................................................................. 34 b) Văn hóa phong tục tập quán ...................................................................................... 35 c) Khoa học công nghệ. ................................................................................................. 35 d) Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................................... 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 35 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .............................................................. 35 3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................................... 36 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................................... 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 39 4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh cùa Công ty ..................................................................... 39 4.1.1 Kết quả hoạt đông kinh doanh từ năm 20092011 ....................................................... 39 4.1.2 Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty. .......................................................... 40 4.2 Thực trạng xuất khẩu khăn bông của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú ..................... 40 4.2.1Vai trò xuất khẩu khăn bông trong danh mục sản phẩm xuất khẩu............................... 40 4.2.2 Tình hình xuất khẩu khăn bông từ năm 20092011 ...................................................... 41 4.2.2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm khăn bông của Phong Phú ................... 41 4.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông theo thị trường .................................................. 42 4.3 Cơ cấu xuất khẩu ................................................................................................................. 44 4.3.1 Mặt hàng ....................................................................................................................... 44 4.3.2 Phương thức xuất khẩu ................................................................................................. 45 4.3.3 Phương thức thanh toán ................................................................................................ 45 vii 4.3.4 Tình hình ký kết hợp đồng .......................................................................................... 47 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty ............................ 48 4.4.1 Về mặt khách quan ....................................................................................................... 48 4.4.2 Về mặt chủ quan ........................................................................................................... 51 4.5 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty ................................................. 53 4.5.1 Các tồn tại ..................................................................................................................... 53 4.5.2 Nhóm giải pháp đẩy ...................................................................................................... 54 4.5.2.1 Nâng cao kinh nghiệm trong tổ chức điều hành sản xuất ...................................... 54 4.5.2.2 Thực hiện tốt khâu kiểm hóa và quy trình quản lý chất lượng .............................. 54 4.5.2.3 Chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế........................................................................ 55 4.5.2.4 Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm và nâng cao hình ảnh Công ty ......... 55 4.5.2.5 Tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc .................................................... 56 4.5.2.6 Duy trì và phát triển quan hệ với các bạn hàng nước ngoài .................................. 56 4.5.3 Nhóm giải pháp kéo ...................................................................................................... 56 4.5.3.1 Một số giải pháp Marketing cho Công ty .............................................................. 56 4.5.3.2 Phát triền quảng cáo sản phẩm khăn bông ............................................................ 58 4.5.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu ................................................................................ 58 4.5.3.4 Mở cửa hàng văn phòng đại diện của Công ty tại các thị trường lớn .................... 59 4.5.3.5 Tìm thêm nguồn nguyên liệu trong nước và trong khu vực .................................. 59 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 61 5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 61 5.2 Các kiến nghị đề xuất nhà nước .......................................................................................... 62 5.2.1 Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế............................................ 62 5.2.2 Chính sách đầu tư phát triển ......................................................................................... 63 5.2.3 Chính sách uu đãi về xuất khẩu .................................................................................... 63 5.2.4 Chính sách về vốn ........................................................................................................ 63 5.2.5 Chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................................ 64 5.2.6 Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất khẩu ....................................................... 64 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á AFTA : Khu Vực Thương Mại Tự Do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) EU : Liên minh Châu Âu ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (vốn viện trợ) XK : Xuất khẩu KDXNK : Kinh doanh xuất nhập khẩu KNXK : Kim ngạch xuất khẩu CB.CNV : Cán bộ công nhân viên HTSX : Hệ thống sản xuất. CP : Cổ phần PPH : Phong Phu Home CEPT : Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung WTO : Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ISO : Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa LC : Thư tín dụng DP : Thanh toán trực tiếp TT : Chuyển điện báo JEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật SXKD : Sản xuất kinh doanh KDXK : Kinh doanh xuất khẩu ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (20072011) ............................................................ 4 Bảng 3.1 Mô hình ma trận SWOT ...................................................................................... 38 Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú ........ 39 Bảng 4.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 20092011 ............................ 40 Bảng 4.3 Tình hình xuất khẩu khăn bông của Phong Phú năm 20092011......................... 41 Bảng 4.4 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường năm 20092011................................................. 42 Bảng 4.5 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo mặt hàng năm 20092011......................................... 44 Bảng 4.6 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức XK năm 20092011 ........................... 45 Bảng 4.7 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức thanh toán năm 20092011 ............... 46 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis ......................................................................................... 6 Hình 2.2 Logo của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú .................................................. 11 Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty .................................................................................... 15 Hình 2.4 Tình hình nhân sự của Công ty năm 2011 ...................................................................... 18 Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông năm 20092011 .......................................................... 41 Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn theo thị trường năm 2009 – 2011 ...................................... 42 Hình 4.3 Mô hình 4P4C ............................................................................................................... 57 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, từng bước hoàn thiện mình để được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung của nhiều quốc gia. Để theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như gạo, café, cao su, thủy sản, gỗ, dệt may, dầu khí… trong đó, hàng dệt may chiếm phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, ngành dệt may đã lớn mạnh rất nhanh, các sản phẩm dệt may không nghừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng , mẫu mã, thị trường ngày càng được mở rộng vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật… Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nước ta ngày càng tăng. Sự ra đời của các doanh nghiệp này không chỉ thu hút một bộ phận lớn lao động xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp mà hơn hết, nó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt những lợi thế của quốc gia. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đã và mới tham gia vào lĩnh vực này, những xu hướng phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra không ít thách thức về khả năng cạnh tranh: chất lượng sản phẩm, giá cả, tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… để đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú, được biết đến các hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty, cùng với tình hình nước ta đang đứng trước những khó khăn của sự suy thoái nền kinh tế, em 2 thấy một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để duy trì kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong tình hình suy thoái nền kinh tế toàn cầu, duy trì và phát triển trong các lĩnh vực xuất khẩu. Trong đó, khăn bông là sản phẩm chủ lực của công ty, có tỉ suất lợi nhuận khá cao và có ít đề tài nghiên cứu. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú – Thực trạng và giải pháp’’ 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) việc xuất khẩu khăn bông của Công ty đang có rất nhiều thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Công ty cũng gặp không ít khó khăn do gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia …). Đặc biệt trong cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu, việc tìm ra một cách đi uyển chuyển phù hợp là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may – một ngành gần như không có sự bảo hộ của nhà nước và luôn chịu áp lực bởi tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó, đề tài được đề ra nhằm các mục tiêu chính sau : Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty trong thời gian qua, nhằm rút ra kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn cho Công ty làm cơ sở cho việc hoạch định những chiến lược mới. Đưa ra những giái pháp và kiến nghị giúp duy trì sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn, nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu khăn bông của Công ty. Làm tài liệu tham khảo cho công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cô Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú (48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. HCM) Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012 3 1.4 Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm 5 chương như sau: Chương 1. Mở đầu Nêu lý do chọn đề tài, lý do chọn Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú và đề ra mục tiêu nghiên cứu. Trong chương này cũng nêu lên phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận. Chương 2. Tổng quan Nêu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ cũng như vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành của Công ty, phương hướng hoạt động trong tương lai của Phong Phú cũng được đề cập đến. Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như các khái niệm về hoạt động.xuất khẩu , nhiệm vụ, vai trò,ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế… Ngoài ra, chương này còn trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng làm cơ sở thực hiện đề tài. Chương 4. Kết quả và thảo luận Đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu. Thấy được thực trạng cũng như hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của Công ty Phong Phú. Xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. nêu những nhận xét từ kết quả nghiên cứu, cũng như những khó khăn mà Công ty gặp phải. Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và Công ty Phong Phú để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam Thị trường dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và hiện nay đã được con số kim ngạch xuất khẩu trung bình 13,8 tỷ USDnăm. Thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm của nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2009 2010. Đưa dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp 17% vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước,duy trì vị trí top 10 nước dệt may xuất khẩu hàng đầu thế giới và hiện đứng trong nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (20072011) ĐVT : Triệu USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Kim ngạch xuất khẩu dệt may 7.750 9.120 9.066 11.175 11.693 Phần trăm tổng KNXK của VN 16.02% 14.50% 16.02% 15.60% 14.98% Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước theo giá hiện thời 17.68% 0.59% 23.26% 29.40% (Nguồn: GSO, HBBS) Đây là một trong những ngành sản xuất công nghiệp xuất khẩu chủ lức của cả nước có tỉ lệ tăng trưởng hằng năm trên 10%. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu toàn ngành bị suy giảm nhưng không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này cũng thay đổi không đáng kể. Kết thúc quý 1 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,575 tỷ USD tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. 5 Hiện nay Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ hai vào thị trường Mỹ, đứng thứ ba thị trường Nhật Bản và thị trường Châu Âu. Mục tiêu của toàn ngành là đến năm 2015 phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa là 60%, thu hút trên 2,5 triệu lao động. Đặc biệt, phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm phát triển theo hướng “chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường”. Không những thế, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết kế của chính các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp nhằm nâng cao thương hiệu của thời trang Việt Nam với bạn bè quốc tế. 2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông 2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú Các sản phẩm khăn bông hiện nay của công ty có trên 1000 mặt hàng với các loại chủ yếu như : khăn tay, khăn mặt, khăn tắm, khăn bếp, khăn trang trí, áo choàng tắm cho người lớn và trẻ em với nhiều kích cỡ, màu sắc đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Với thị trường nội địa, trước đây chỉ chuyên tiêu thụ lượng khăn tồn, ế của các đơn hàng xuất khẩu, đa số khăn bán ra không đồng bộ và cấp chất lượng không đồng đều. Hiện nay, khăn của Phong Phú đã được biết đến ở thị trường nội địa qua các nhãn hiệu nổi tiếng như khăn cao cấp Mollis, khăn ướt sạch kháng khuẩn Hải Vân, thông qua các siêu thị, hệ thống cửa hàng của Công ty và các đầu mối thương mại với các nhãn hiệu khách hàng yêu cầu. Khăn cao cấp Mollis Lấy ý tưởng từ sự gắn kết cuộc sống, điều kỳ diệu của tình yêu thương và tâm hồn của người nghệ sĩ với những cảm xúc thăng hoa, làm say đắm lòng người, những chiếc khăn cao cấp Mollis mềm mại, bền đẹp, với tính năng an toàn, không gây mẫn cảm, và được ứng dụng những quy trình công nghệ hiện đại với những chất liệu đặc biệt, thân thiện với môi trường, bảo vệ tối đa sức khỏe người tiêu dùng. 6 Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis . ( Nguồn: website Công ty) Bao gồm các dòng sản phẩm sau:  Khăn chất liệu đặc biệt: Những sợi bông cotton mềm mại, mịn màng kết hợp với các chiết xuất đặc biệt từ thiên nhiên chính là đặc điểm nổi trội nhất của dòng sản phẩm khăn sử dụng chất liệu đặc biệt của Mollis. Các sản phẩm nổi trội: Khăn Bamboo Khăn Moldal Khăn Nontwist Khăn sản xuất từ sợi sữa  Khăn 100% cotton Những mẫu thiết kế mang đậm cá tính, sự trẻ trung và các hoạ tiết được chăm chút đặc biệt, dòng sản phẩm khăn thông dụng 100% cotton của Mollis đa dạng với hơn 200 mẫu mã khác nhau. Dòng sản phẩm này còn có độ bền cao, thấm nước tốt, mềm mại và an toàn cho người sử dụng. Gồm có: Khăn nhuộm màu Khăn sọc màu, caro Khăn thêu Khăn in Khăn đính ren Khăn Jacquard Khăn nén Khăn hai lớp 7  Khăn du lịch Dòng sản phẩm khăn du lịch của Mollis, gồm khăn đi biển và khăn picnic, với tông màu rực rỡ, mẫu mã và hoa văn đa dạng làm phong phú thêm hành trang trong những chuyến đi của bạn. Dòng sản phẩm này được dệt từ các sợi có nguồn gốc thiên nhiên, theo công nghệ đặc biệt tạo độ bóng mượt cao cho sản phẩm, chống khuẩn, độ giãn thấp, mếm xốp, bền màu, và không bị khô cứng sau nhiều lần giặt.  Khăn thể thao Khăn thể thao cao cấp của Mollis là một trong những hành trang không thể thiếu cho những ai yêu thích thể thao như bơi lội, golf, tennis,... Thiết kế đẹp với những đường nét khoẻ mạnh và tinh tế, chất liệu 100% cotton thân thiện, cấu trúc thiết kế dạng tổ ong thấm hút mồ hôi nhanh chóng là những đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm này. Với khăn thể thao Mollis, bạn thật sự thoải mái, luôn phấn khích và tự tin giành chiến thắng trong những cuộc chơi. Bao gồm: Khăn Tennis Khăn Golf Khăn hồ bơi  Khăn quà tặng: Dành cho các dịp Lễ Tết, Noel, Sinh Nhật, Đám cưới,…với nhiều mẫu mã đa dạng và chất lượng như: Bộ Gỗ Tre Quà Cưới Quà tặng em bé  Khăn theo mùa: Cũng như trang phục thời trang, khăn Mollis thể hiện sự biến chuyển của những khoảnh khắc giao mùa. Dựa trên nền chất liệu của các mẫu khăn thêu và khăn in, làm từ 100% cotton bền đẹp với những họa tiết lạ mắt theo từng mùa, lễ hội khác nhau, khăn theo mùa Mollis mang đến cảm xúc mới mẻ cho những sản phẩm tưởng chừng quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống. Bao gồm các dòng sản phẩm chuyên biệt mang tên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 8  Sản phẩm gia đình Dòng sản phẩm dùng trong gia đình của Mollis là dòng sản phẩm khá đa dạng và có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Mẫu mã phong phú, tính năng đa dạng và tuyệt đối an toàn là những đặc trưng cơ bản của dòng sản phẩm này. Bao gồm: Sản phẩm dành cho trẻ em: Khăn; Áo yếm Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối Bếp: Tạp dề; Khăn lau bếp; Khăn lau tay; Dụng cụ nhắc nồi; Lót nồi, lót ly.  Khách sạn, Resort và Spa: Dòng sản phẩm này được thiết kế riêng với những nét chấm phá đặc trưng, vừa nhẹ nhàng nhưng vẫn nổi bật nét tinh tế, sang trọng, giúp tôn vinh vẻ đẹp sẵn có của lối kiến trúc đương đại. Bao gồm: Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối Nhà hàng Bếp: Khăn trải bàn; Khăn ăn; Tạp dề; Nón cho đầu bếp  Áo choàng tắm Với những biến tấu khác nhau từ chất liệu sợi thiên nhiên, áo choàng tắm cao cấp Mollis đặc biệt mềm mịn, tạo cảm giác thoải mái và không gây mẫn cảm cho da. Hiện nay, dòng sản phẩm này được thiết kế với kích cỡ, màu sắc và hoạ tiết thời trang dành riêng cho nam, nữ và trẻ em. Bao gồm: Trang phục cho Nam Trang phục cho Nữ Trang phục cho Trẻ em.  Khăn đa dụng Ngoài những dòng sản phẩm thông dụng thường có, Mollis còn làm phong phú thêm bộ sưu tập khăn của mình thông qua dòng sản phẩm khăn đặc dụng, đa dạng với những chiếc khăn lau kính dùng cho xe hơi, màn hình, gương soi,… Đặc điểm khác biệt của dòng khăn này là sản phẩm được sản xuất từ sợi mircrofiber cao cấp, cùng 9 công nghệ dệt tiên tiến sẽ không làm trầy xước bề mặt trong suốt của kính nhờ sự tiếp xúc nhẹ nhàng của bề mặt khăn cực mịn. Bao gồm: Khăn lau kính xe hơi Khăn lau màn hình Khăn lau kính  Sản phẩm khác Tuy chỉ là những chi tiết nhỏ trong kết cấu nội thất, màn cửa và thảm chùi chân cao cấp của Mollis cũng được chú trọng đầu tư về mặt thiết kế và chất liệu.Màn cửa với công nghệ dệt Jacquard hiện đại, đa dạng theo từng lối kiến trúc khác nhau, mang lại nét đẹp đặc trưng tôn vinh ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, thảm chùi chân Mollis được sản xuất bằng công nghệ cao, kết hợp giữa chất liệu đặc biệt và kiểu dáng hiện đại, cho phép giữ lại bụi bẩn, cho sàn nhà luôn sạch đẹp. Bao gồm: Màn cửa: Màn che cửa ra vào; Màn che cửa sổ; Màn che bồn tắm Thảm chùi chân cao cấp Tất cả các sản phẩm trên được dựa vào các kiểu dệt đặc biệt, nguyên liệu mới lạ cùng với sự phối hợp màu sắc và kiểu mẫu tinh tế của đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm...Hiện tại, công ty cũng đang có một số mẫu mới đang chào bán cho khách hàng Nhật, Mỹ. Nét nổi bật của mặt hàng khăn truyền thống của Phong Phú là được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu và Mỹ. Nguyên liệu 100 % cotton, thấm nước tốt, mềm mại, sử dụng lâu không bị khô cứng, không ẩm mốc, độ bền màu cao. Phong Phú đã khép kín qui trình sản xuất khăn từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Khăn Phong Phú có mẫu mã đa dạng, màu sắc tinh tế, sang trọng, không mẫn cảm với da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Chất liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, gần gũi với con người. Kiểu dáng thiết kế tinh tế độc đáo. Phong cách hiện đại quý phái trân trọng giá trị cuộc sống. 10 Màu sắc đa dạng, họa tiết sang trọng phù hợp với mọi nhu cầu thẩm mỹ. Sản phẩm khăn của Phong Phú đã được nhiều tập đoàn kinh doanh may mặc và siêu thị hàng đầu thế giới đánh giá cao về chất lượng. Một trong những khách hàng của Phong Phú Tập đoàn siêu thị Target – Hoa Kỳ đã chọn Phong Phú làm đối tác chiến lược và cam kết hợp tác lâu dài. Trong tương lai, theo định hướng của công ty lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng cho các mặt hàng khác. 2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú a) Những ưu điểm Thiết kế đa dạng, luôn cải tiến với nhiều mẫu mã, chủng loại, đa dạng về màu sắc, kích cỡ, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do sử dụng các loại thuốc nhuộm chất lượng cao của những nhà cung cấp có uy tín, được kiểm định về độ an toàn, nên sản phẩm của Phong Phú có độ bền màu cao, sắc nét và không bị loang màu khi giặt. Ngoài ra, do chất lượng của thuốc nhuộm đảm bảo, vì vậy sản phẩm của Phong Phú cũng an toàn sử dụng cho người tiêu dùng, không dị ứng với da nhạy cảm. Đa số khăn bông của Phong Phú được sản xuất từ sợi bông 100% cotton, khăn có độ mềm mại, êm ái, độ thấm hút cao theo đúng tính năng, công dụng của khăn bông, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khăn bông cao cấp. Giá cả được khách hàng đánh giá là phù hợp và được thị trường trong cũng như ngoài nước chấp nhận. So với sản phẩm khăn bông cùng chất lượng của các công ty khác, giá của khăn Phong Phú ở mức trung bình, điều này tạo thuận lợi cho Công ty duy trì được mối quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Về chất lượng, sản phẩm khăn bông của Phong Phú thuộc loại cao cấp, tập trung vào giới tiêu dùng là tầng lớp trung lưu, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. b) Một số hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đó, sản phẩm khăn bông của Phong Phú cũng không tránh khỏi một số thiếu sót về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất như: Một số khăn bông có nhiều bụi lông và xước do cấu trúc bông không chặt, khăn bị dư hoặc thiếu kích thước so với yêu cầu, một số khác thì chất lượng không đồng bộ do sai sót trong khâu đóng gói… 11 Khăn in là một nhược điểm khá nổi bật, do trong một thời gian khá dài, loại khăn in ít được khách hàng ưa chuộng, vì vậy công ty không đầu tư cho công nghệ in. 2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú 2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ. Tên tiếng Anh: PHONG PHU HOME TEXTILE JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: PPH JSC Giấy phép kinh doanh số: 41030084444, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16112007. Địa chỉ: Số 48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM. Điện thoại: (848) 3640 0067 Fax : (848) 3728 1848 Email: infophongphuhome.com Website: www.phongphuhome.com Hình 2.2: Logo của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú (Nguồn: Phòng kĩ thuật) 2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú Tiền thân của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú (PPH) là Hệ Thống Sản Xuất khăn thuộc Công ty Dệt Phong Phú. Công ty Dệt Phong phú trước đây là Nhà máy Dệt Phong Phú (SINCOVINA Phong Phú), trực thuộc Công ty Kỳ Nghệ Bông, Vải, Sợi Việt Nam do chính quyền Sài Gòn trực tiếp quản lý. Nhà máy được xây dựng từ năm 1964 và đi vào hoạt động từ năm 1967. Tại thời điểm đó, Nhà máy Dệt Phong Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ, với mô hình nhà máy dệt liên hợp. Tổng số cán bộ công nhân viên (CB.CNV) là 1050 người. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng – 1975. Nhà máy được chính quyền cách mạng tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Quốc Doanh Phong Phú. Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp tục quản lý và duy trì sản xuất. 12 Cho tới tháng 7 năm 1992, Nhà máy được chuyển thành Công ty Dệt Phong Phú theo quyết định số 538CNnTCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ. Tháng 4 năm 1993, Công ty được thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 410CNnTCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ. Từ năm 2003, thành lập Hệ Thống Sản Xuất Khăn – tiền đề hình thành công ty PPH – bao gồm: Ban kỹ thuật nghiệp vụ khăn, Nhà máy may, Nhà máy Nhuộn và Nhà máy Dệt Khăn và Nhà máy Dệt Hải Vân. Với chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 062007QĐBCN, thành lập TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con vào đầu năm 2007. Vào cuối năm 2007, Hệ Thống Sản Xuất Khăn được tách ra, thành lập Công ty Dệt Gia Dụng Phong Phú – một trong những ông ty con của Tổng Công ty Phong Phú. 2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú Giai đoạn 19801990: hình thành sản xuất dòng sản phẩm khăn bông. Những năm đầu của thập niên 80, xuất phát từ nhu cầu của thị trường xuất khẩu, một số cán bộ nhân viên kỹ thuật của Công ty Dệt Phong Phú – công ty có quá trình hình thành và phát triển sản xuất từ năm 1964 – đã nghiên cứu cải tiến các máy dệt vải thành máy dệt khăn bông. Những containers khăn caro với họa tiết nhỏ cũng là thành quả đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Từ những thành công bước đầu trong việc đáp ứng những yêu cầu cao về đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng Nhật Bản, Công ty tiếp tục mở rộng và hoàn tất cải tiến 400 máy dệt vải thành dệt khăn và nới khổ từ 0,8m lên đến 1,2m. Giai đoạn 19912002: Phát triển sản xuất Vào thập niên 90 đến năm 2002, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm các loại máy dệt khăn chuyên dụng nhằm tăng năng suất, đáp ứng chất lượng kịp thời với những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, với năng lực sản xuất 60 containertháng và tổng doanh thu năm 2002 đạt hơn 16 triệu USD 13 Giai đoạn 20032006: Thành lập hệ thống sản xuất Khăntiền đề hình thành công ty PPH; mở rộng thị trường Mỹ và EU; Hình thành dòng sản phẩm cao cấp Mollis. Năm 2003 đánh dấu sự đột phá trong hoạt động SXKD của Phong Phú. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, Phong Phú đã tiến hành tái lập hoạt động sản xuất của khối Dệt May, phân chia lại quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa mặt hàng, hình thành các HTSX: HTSX sợi chỉ may, HTSX vải, HTSX khăn, hệ thống may mặc và lần lượt những hệ thống khác được ra đời. Từ đó, nâng cao năng suất lên 20%, làm giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty trên thị trường. Năm 2006, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền máy dệt khí và các máy móc thiết bị công nghệ nhuộm hiện đại để tạo nên các dòng sản phẩm cao cấp Mollis, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và EU Giai đoạn 2007 nay: Thành lập Công ty Dệt Gia Dụng Phong Phú; tiếp tục nâng tầng thương hiệu Mollis Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dung Phong Phú được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01122007. Trên cơ sở Cổ phần hóa hệ thống sản xuất Khăn thuộc Tổng công ty Phong Phú – đơn vị doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Tiêu Biểu Nhất Ngành Dệt Việt Nam năm 2006” Quy mô ban đầu của Công ty bao gồm các Nhà máy Dệt Khăn, nhà máy Nhuộm, Nhà máy May, Nhà máy Dệt Hải Vân, Xưởng cơ khí, Ban Kỹ thuật nghiệp vụ khăn. Tổng số lao động là 1,474 người. 2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty 2.3.4.1 Tầm nhìn Phong Phu Home tiếp tục giữ vững vị trí đơn vị chủ lực sản phẩm khăn bông với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu. Trong thời gian sắp tới, lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng với các sản phẩm khác. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đáp ứng nhu cầu cho các thị trường truyền thống như: Nhật, Mỹ và EU, Phong Phú Home còn đặt mục tiêu mở rộng thị trường tại 14 Nga và Trung Quốc; và đưa Mollis trở thành một trong những thương hiệu khăn cao cấp nổi tiếng thế giới. 2.3.4.2 Sứ mạng Phong Phu Home tập trung tất cả các nguồn lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao, chất liệu mới, không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mang đậm tính nhân văn, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.3.4.3 Mục tiêu hoạt động Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do chủ sở hữu giao. Gia tăng lợi tức cho cổ đông, tạo việc làm ổn định, từng bước cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sản xuất kinh doanh theo qui định pháp luật, chia sẻ trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững, trở thành nhà cung cấp khăn bông hàng đầu thế giới, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế thế giới. 2.3.4.4 Định hướng phát triển Con người là yếu tố quyết định, từ đó xác định công tác trọng tâm và hàng đầu là xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng đảm nhiệm, giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp luật,... cùng với việc chú trọng tuyển dụng người lao động đúng chuyên ngành và tuyển chọn đưa cán bộ đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ trong và ngoài nước, luôn quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân tại các đơn vị sản xuất. Xây dựng nền tài chính lành mạnh và quan tâm thích đáng về nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường. Hoạch định các chính sách thị trường phù hợp, phân tích và xác định thị trường mục tiêu tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa. Đa dạng hóa sản phẩm, các ngành hàng, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển mạng lưới kinh doanh tổng hợp, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. 15 Chuyên môn hóa việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cùng các nhãn hiệu sản phẩm. Tiếp tục phát huy và giữ vững danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam”. 2.3.5 Sơ đồ tổ chức Công ty Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng – Phong Phú hoạt động theo cơ cấu tổ chức như sơ đồ sau đây Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty (Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty) 16 2.3.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Đại Hội Đồng Cổ Đông: Thông qua định hướng phát triển và báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty… Ban Kiểm Soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty. Hội Đồng Quản Trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông. Tổng Giám Đốc: Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của công ty nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. 17 Phó Tổng Giám Đốc: Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước. Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ thị của Ban Giám đốc. Tham mưu đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chứcHành chánhNhân sự, cầu nối giữa Ban giám đốc và Người lao động trong. Phòng kỹ thuật chất lượng: Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty. Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý công tác kỹ thuật và chất lượng để đảm bảo tiến độ, chất lượng đối với những hoạt động sản xuất của công ty. Phòng thiết kế định mức: Theo dõi, giám sát công tác triển khai thiết kế ở bộ phận bên duới nhằm đảm bảo rằng đồ án thiết kế sẽ được hoàn tất đúng theo các yêu cầu đề ra. Kiểm tra công tác tính toán, bảng tính, kết quả tính của kỹ sư thiết kế. Đặt kế hoạch đều hoà phối hợp, công tác giữa các phòng, theo dõi giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch của các phòng giám sát. Theo dõi việc thiết kế các nhà máy, lập dự trù xin cấp kinh phí thiết kế quŕ quản lý, thanh toán các kinh phí thiết kế. Khi cần thiết, lập các giải pháp thiết kế, so sánh và phân tích để lựa chọn giải pháp tối ưu theo yêu cầu của khách hàng. 18 Phòng kế hoạch cung ứng: Xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của Tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: SXKD, tài chính, lao động, xây dựng và đầu tư. Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường dệt gia dụng trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.3.7 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty Là một Công ty dệt gia dụng nên đòi hỏi phải có một lượng nhân công lớn và rành nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu của Công ty và thị hiếu của người tiêu dùng. Tính đến tháng 12 năm 2011 số lượng nhân viên trong Công ty là 3500 người, trong đó bao gồm lao động gián tiếp và trực tiếp với trình độ Đại Học, Cao đẳng và Trung cấp. 19 25% 75% Tổng số lao động trong công ty Nam Nữ Đại học và trên Đại học… Cao đẳng 21% Trung cấp 52% Lao động gián tiếp 36% 20% 24% 15% 5% 0.2% Lao động trực tiếp sản xuất Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Hình 2.4: Tình hình nhân sự của Công ty năm 2011 ( Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty) Nhìn chung lao động của công ty trong mấy năm gần đây có những biến động lớn do nhu cầu của phát triển sản xuất. Số lao động sản xuất trực tiếp có tay nghề cao, chuyên môn tốt và có tinh thần lao động hăng say. Cán bộ công nhân viên tại các phòng ban được phân bổ khoa học, có chuyên môn, kinh nghiệm phong phú luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Phương thức quản lý dựa trên bốn nguyên tắc sau: Xây dựng môi trường làm việc tích cực. Tạo hướng chiến lược. Sắp xếp và phân bổ các nguồn lực. Đào tạo con người. 2.3.8 Những sản phẩm chủ đạo cuả Công ty Dòng sản phẩm khăn truyền thống của Phong Phú với ưu điểm nổi bật, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu và Mỹ, sử dụng nguyên liệu 100% cotton, thấm nước tốt, mềm mại, không bị khô cứng, không ẩm mốc và có độ 20 bền cao. Phong Phú sản xuất khăn từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Khăn Phong Phú với mẫu mã đa dạng, sắc màu tinh tế, sang trọng, không mẩn cảm với da và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Chất liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, gần gũi với người tiêu dùng. Kiểu dáng thiết kế tinh tế, độc đáo. Phong cách hiện đại, quý phái, trân trọng giá trị cuộc sống. Màu sắc đa dạng, họa tiết sang trọng, phù hợp với mọi nhu cầu thẩm mỹ. Bao gồm: Khăn bông cao cấp (khăn spa, resort, khăn thể thao, khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, khăn đi biển, khăn bếp, khăn trà, khăn trang trí… với các kiểu in, thêu, nhuộm màu đặc sắc) Khăn cotton 100% Áo choàng tắm Giỏ sách, dép, bộ quà tặng… Quần áo trẻ em. Chăn, màn, drap, gối CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo khu vực của pháp. Xuất khẩu hàng hóa trong lý luận thương mại quốc tế là hoạt động kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở phạm vi quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ, mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán có cổ tức, cả bên trong và bên ngoài đất nước, nhằm thu được ngoại tệ. Những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản lí với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh của các yếu tố khác như: pháp luật, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Hơn nữa hoạt động xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia, qua đó phát huy các lợi thế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóaHiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng một cao hơn. ( Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, GSTS Võ Thanh Thu, Nhà xuất bản Thống kê). 3.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước 22 này với nước khác. Nền sản xuất của xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu có một nhiệm vụ cao cả cho sự phát triển của từng quốc gia : Gia tăng thị phần hàng hóa của công ty nói riêng và của quốc gia nói chung trên thị trường quốc tế, để có thể tham gia tác động vào nguồn cung của thị trường thế giới, nhờ đó tác động vào giá cả theo hướng có lợi. Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế hàng hóa quốc gia mình trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán canh thanh toán và cán cân buôn bán, giảm tình hình nhập siêu. Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển. Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân. Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, nâng cao uy tín của quốc gia mình trên thị trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của quốc gia mình. 3.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu Đối với nước ta, kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp, không đồng bộ, bên cạnh đó dân số phát triển nhanh nên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG

PHONG PHÚ NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ” do NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN, sinh viên khóa 34, ngành Kinh

tế, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đả bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ………

NGUYỄN DUYÊN LINH Người hướng dẫn, (Chữ ký)

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực tập vừa qua, em đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và các anh chị trong Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú Ngoài ra, còn có sự động viên tinh thần rất lớn từ phía gia đình và bạn bè giúp em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập này

Trước hết, em xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh – những người đã truyền dạy cho em vốn kiến thức vô cùng quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đó cũng là hành trang vững chắc nhất giúp em bước vào đời tự tin và thành công Đặc biệt, em muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Duyên Linh – giáo viên hướng dẫn đề tài cho em Đồng thơi, em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương – giáo viên chủ nhệm đã sát cánh bên cạnh, dạy bảo, hướng dẫn tập thể lớp TM34 chúng em

Xin gởi nơi đây tấm lòng biết ơn vô bờ bến đối với Ba, Mẹ - những người đã sinh ra, nuôi em khôn lớn và trưởng thành như hôm nay Một lời em không thể nói hết lòng biết ơn đối với công lao ấy Em xin hứa sẽ không ngừng phấn đấu, thành đạt để không phụ lòng ba mẹ đã kỳ vọng nơi em

Bên cạnh đó, em cũng muốn gởi lời cảm ơn đến các cô, các chú, anh chị các phòng ban, đặc biệt là phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Uyên cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn- những người luôn ở bên cạnh động viên giúp đỡ mình cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập Xin cảm ơn các bạn

Cuối cùng cho em gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến trường Đại Học Nông Lâm, Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú Chúc các thầy, cô, các chú và các anh chị cùng toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

Trang 4

Đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú-thực trang và giải pháp” được thực hiện dựa trên nguồn số liệu các phòng ban Công ty năm 2009-2011 và có những nội dung chính như sau: tìm hiểu tình hình kinh doanh của Công ty năm 2009-2011, phân tích thực trang kinh doanh xuất khẩu sản phẩm dệt, đánh giá các mặt thành công, hạn chế, cơ hội thách thức trong hoạt động xuất khẩu của Phong Phú Sau đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Đề tài cũng đã kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước và Hiệp hội dệt may để hổ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu dệt may

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài: phương pháp mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, ma trận SWOT…

Trang 5

v

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH x 

CHƯƠNG 1 1 

MỞ ĐẦU 1 

Đặt vấn đề 1 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 

1.4 Cấu trúc khóa luận 3 

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 4 

2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 4 

2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông 5 

2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú 5 

2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú 10 

a) Những ưu điểm 10

b) Một số hạn chế 10

2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú 11 

2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú 11 

2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú 11 

2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú 12 

2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty 13 

2.3.4.1 Tầm nhìn 13

2.3.4.2 Sứ mạng 14

2.3.4.3 Mục tiêu hoạt động 14

2.3.4.4 Định hướng phát triển 14

2.3.5 Sơ đồ tổ chức Công ty 15 

2.3.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 16 

2.3.7 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty 18 

2.3.8 Những sản phẩm chủ đạo cuả Công ty 19 

CHƯƠNG 3 21 

Trang 6

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 

3.1 Cơ sở lý luận 21 

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 21 

3.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 21 

3.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 22 

3.1.4 Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam 26 

3.1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu 29 

3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 32 

3.1.6.1 Yếu tố vi mô : 32

a) Sức cạnh tranh của doanh nghiệp 32

b) Trình độ quản lý của doanh nghiệp 33

3.1.6.2 Yếu tố vĩ mô 34

a)Tỉ giá hối đoái 34

b) Văn hóa phong tục tập quán 35

c) Khoa học công nghệ 35

d) Đối thủ cạnh tranh 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35 

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 35 

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 36 

CHƯƠNG 4 39 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 

4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh cùa Công ty 39 

4.1.1 Kết quả hoạt đông kinh doanh từ năm 2009-2011 39 

4.1.2 Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty 40 

4.2 Thực trạng xuất khẩu khăn bông của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú 40 

4.2.1Vai trò xuất khẩu khăn bông trong danh mục sản phẩm xuất khẩu 40 

4.2.2 Tình hình xuất khẩu khăn bông từ năm 2009-2011 41 

4.2.2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm khăn bông của Phong Phú 41

4.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông theo thị trường 42

4.3 Cơ cấu xuất khẩu 44 

4.3.1 Mặt hàng 44 

4.3.2 Phương thức xuất khẩu 45 

4.3.3 Phương thức thanh toán 45 

Trang 7

vii

4.3.4 Tình hình ký kết hợp đồng 47 

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty 48 

4.4.1 Về mặt khách quan 48 

4.4.2 Về mặt chủ quan 51 

4.5 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty 53 

4.5.1 Các tồn tại 53 

4.5.2 Nhóm giải pháp đẩy 54 

4.5.2.1 Nâng cao kinh nghiệm trong tổ chức điều hành sản xuất 54

4.5.2.2 Thực hiện tốt khâu kiểm hóa và quy trình quản lý chất lượng 54

4.5.2.3 Chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế 55

4.5.2.4 Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm và nâng cao hình ảnh Công ty 55

4.5.2.5 Tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc 56

4.5.2.6 Duy trì và phát triển quan hệ với các bạn hàng nước ngoài 56

4.5.3 Nhóm giải pháp kéo 56 

4.5.3.1 Một số giải pháp Marketing cho Công ty 56

4.5.3.2 Phát triền quảng cáo sản phẩm khăn bông 58

4.5.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu 58

4.5.3.4 Mở cửa hàng văn phòng đại diện của Công ty tại các thị trường lớn 59

4.5.3.5 Tìm thêm nguồn nguyên liệu trong nước và trong khu vực 59

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 

5.1 Kết luận 61 

5.2 Các kiến nghị đề xuất nhà nước 62 

5.2.1 Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế 62 

5.2.2 Chính sách đầu tư phát triển 63 

5.2.3 Chính sách uu đãi về xuất khẩu 63 

5.2.4 Chính sách về vốn 63 

5.2.5 Chính sách tỷ giá hối đoái 64 

5.2.6 Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất khẩu 64 

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (vốn viện trợ)

CEPT : Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung

JEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-2011) 4 

Bảng 3.1 Mô hình ma trận SWOT 38

Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú 39 

Bảng 4.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 2009-2011 40 

Bảng 4.3 Tình hình xuất khẩu khăn bông của Phong Phú năm 2009-2011 41 

Bảng 4.4 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường năm 2009-2011 42 

Bảng 4.5 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo mặt hàng năm 2009-2011 44 

Bảng 4.6 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức XK năm 2009-2011 45 

Bảng 4.7 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức thanh toán năm 2009-2011 46 

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis 6

Hình 2.2 Logo của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú 11

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 15

Hình 2.4 Tình hình nhân sự của Công ty năm 2011 18

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông năm 2009-2011 41

Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn theo thị trường năm 2009 – 2011 42

Hình 4.3 Mô hình 4P-4C 57

Trang 11

su, thủy sản, gỗ, dệt may, dầu khí… trong đó, hàng dệt may chiếm phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong những năm qua, ngành dệt may đã lớn mạnh rất nhanh, các sản phẩm dệt may không nghừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng , mẫu mã, thị trường ngày càng được mở rộng vào các thị trường lớn như

EU, Mỹ, Nhật… Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nước ta ngày càng tăng Sự ra đời của các doanh nghiệp này không chỉ thu hút một bộ phận lớn lao động xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp

mà hơn hết, nó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt những lợi thế của quốc gia

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đã và mới tham gia vào lĩnh vực này, những xu hướng phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra không

ít thách thức về khả năng cạnh tranh: chất lượng sản phẩm, giá cả, tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… để đủ sức cạnh tranh trên thị

trường thế giới

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú, được biết đến các hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty, cùng với tình hình nước ta đang đứng trước những khó khăn của sự suy thoái nền kinh tế, em

Trang 12

thấy một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để duy trì kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong tình hình suy thoái nền kinh tế toàn cầu, duy trì và phát triển trong các lĩnh vực xuất khẩu Trong đó, khăn bông là sản phẩm chủ lực của công ty, có tỉ suất lợi nhuận khá cao và có ít đề tài nghiên cứu Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú – Thực trạng

và giải pháp’’

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

việc xuất khẩu khăn bông của Công ty đang có rất nhiều thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây Bên cạnh đó Công ty cũng gặp không ít khó khăn do gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia …) Đặc biệt trong cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu, việc tìm ra một cách đi uyển chuyển phù hợp là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may – một ngành gần như không có sự bảo hộ của nhà nước và luôn chịu áp lực bởi tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường

trong và ngoài nước Do đó, đề tài được đề ra nhằm các mục tiêu chính sau :

- Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty trong thời gian qua,

nhằm rút ra kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh xuất khẩu trong

những năm tiếp theo

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn cho Công ty làm cơ sở cho việc hoạch định những chiến lược mới

- Đưa ra những giái pháp và kiến nghị giúp duy trì sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn, nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu khăn bông của Công ty

- Làm tài liệu tham khảo cho công ty

Trang 13

3

1.4 Cấu trúc khóa luận

Chương 1 Mở đầu

Nêu lý do chọn đề tài, lý do chọn Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú và

đề ra mục tiêu nghiên cứu Trong chương này cũng nêu lên phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận

Chương 2 Tổng quan

Nêu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ cũng như vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành của Công ty, phương hướng hoạt động trong tương lai của Phong Phú cũng được đề cập đến

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như các khái niệm về hoạt động.xuất khẩu , nhiệm vụ, vai trò,ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế… Ngoài ra, chương này còn trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng làm cơ sở thực hiện đề tài

Chương 4 Kết quả và thảo luận

Đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu Thấy được thực trạng cũng như hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của Công ty Phong Phú Xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu nêu những nhận xét từ kết quả nghiên cứu, cũng như những khó khăn mà Công ty gặp phải Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và Công ty Phong Phú để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Trang 14

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

Thị trường dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và hiện nay đã được con

số kim ngạch xuất khẩu trung bình 13,8 tỷ USD/năm Thị trường xuất khẩu mở rộng ra

nhiều quốc gia trên thế giới Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm của

nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim

ngạch bình quân của giai đoạn 2009 - 2010 Đưa dệt may trở thành ngành có kim

ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp 17% vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả

nước,duy trì vị trí top 10 nước dệt may xuất khẩu hàng đầu thế giới và hiện đứng trong

nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-2011)

ĐVT : Triệu USD

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm

(Nguồn: GSO, HBBS)

Đây là một trong những ngành sản xuất công nghiệp xuất khẩu chủ lức của cả

nước có tỉ lệ tăng trưởng hằng năm trên 10% Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu toàn ngành bị suy giảm nhưng

không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang

tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do

đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này cũng thay

đổi không đáng kể

Kết thúc quý 1 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,575 tỷ USD

tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước

Trang 15

5

Hiện nay Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ hai vào thị trường Mỹ, đứng thứ ba thị trường Nhật Bản và thị trường Châu Âu Mục tiêu của toàn ngành là đến năm 2015 phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa là 60%, thu hút trên 2,5 triệu lao động Đặc biệt, phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm phát triển theo hướng

“chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường” Không những thế, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết

kế của chính các doanh nghiệp trong nước Hơn nữa, sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp nhằm nâng cao thương hiệu của thời trang Việt Nam với bạn bè quốc tế

2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông

2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú

Các sản phẩm khăn bông hiện nay của công ty có trên 1000 mặt hàng với các loại chủ yếu như : khăn tay, khăn mặt, khăn tắm, khăn bếp, khăn trang trí, áo choàng tắm cho người lớn và trẻ em với nhiều kích cỡ, màu sắc đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Với thị trường nội địa, trước đây chỉ chuyên tiêu thụ lượng khăn tồn, ế của các đơn hàng xuất khẩu, đa số khăn bán ra không đồng bộ và cấp chất lượng không đồng đều Hiện nay, khăn của Phong Phú đã được biết đến ở thị trường nội địa qua các nhãn hiệu nổi tiếng như khăn cao cấp Mollis, khăn ướt sạch kháng khuẩn Hải Vân, thông qua các siêu thị, hệ thống cửa hàng của Công ty và các đầu mối thương mại với các nhãn hiệu khách hàng yêu cầu

Khăn cao cấp Mollis

Lấy ý tưởng từ sự gắn kết cuộc sống, điều kỳ diệu của tình yêu thương và tâm hồn của người nghệ sĩ với những cảm xúc thăng hoa, làm say đắm lòng người, những chiếc khăn cao cấp Mollis mềm mại, bền đẹp, với tính năng an toàn, không gây mẫn cảm, và được ứng dụng những quy trình công nghệ hiện đại với những chất liệu đặc biệt, thân thiện với môi trường, bảo vệ tối đa sức khỏe người tiêu dùng

Trang 16

Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis

( Nguồn: website Công ty)

Bao gồm các dòng sản phẩm sau:

 Khăn chất liệu đặc biệt:

Những sợi bông cotton mềm mại, mịn màng kết hợp với các chiết xuất đặc biệt

từ thiên nhiên chính là đặc điểm nổi trội nhất của dòng sản phẩm khăn sử dụng chất

liệu đặc biệt của Mollis Các sản phẩm nổi trội:

Những mẫu thiết kế mang đậm cá tính, sự trẻ trung và các hoạ tiết được chăm

chút đặc biệt, dòng sản phẩm khăn thông dụng 100% cotton của Mollis đa dạng với

hơn 200 mẫu mã khác nhau Dòng sản phẩm này còn có độ bền cao, thấm nước tốt,

mềm mại và an toàn cho người sử dụng Gồm có:

- Khăn nhuộm màu

- Khăn sọc màu, caro

Trang 17

7

 Khăn du lịch

Dòng sản phẩm khăn du lịch của Mollis, gồm khăn đi biển và khăn picnic, với tông màu rực rỡ, mẫu mã và hoa văn đa dạng làm phong phú thêm hành trang trong những chuyến đi của bạn Dòng sản phẩm này được dệt từ các sợi có nguồn gốc thiên nhiên, theo công nghệ đặc biệt tạo độ bóng mượt cao cho sản phẩm, chống khuẩn, độ giãn thấp, mếm xốp, bền màu, và không bị khô cứng sau nhiều lần giặt

 Khăn thể thao

Khăn thể thao cao cấp của Mollis là một trong những hành trang không thể thiếu cho những ai yêu thích thể thao như bơi lội, golf, tennis, Thiết kế đẹp với những đường nét khoẻ mạnh và tinh tế, chất liệu 100% cotton thân thiện, cấu trúc thiết

kế dạng tổ ong thấm hút mồ hôi nhanh chóng là những đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm này

Với khăn thể thao Mollis, bạn thật sự thoải mái, luôn phấn khích và tự tin giành chiến thắng trong những cuộc chơi

 Khăn theo mùa:

Cũng như trang phục thời trang, khăn Mollis thể hiện sự biến chuyển của những khoảnh khắc giao mùa Dựa trên nền chất liệu của các mẫu khăn thêu và khăn in, làm

từ 100% cotton bền đẹp với những họa tiết lạ mắt theo từng mùa, lễ hội khác nhau, khăn theo mùa Mollis mang đến cảm xúc mới mẻ cho những sản phẩm tưởng chừng quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống

Bao gồm các dòng sản phẩm chuyên biệt mang tên Xuân, Hạ, Thu, Đông

Trang 18

 Sản phẩm gia đình

Dòng sản phẩm dùng trong gia đình của Mollis là dòng sản phẩm khá đa dạng

và có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Mẫu mã phong phú, tính năng đa dạng và tuyệt đối an toàn là những đặc trưng cơ bản của dòng sản phẩm này

Bao gồm:

- Sản phẩm dành cho trẻ em: Khăn; Áo yếm

- Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối

- Bếp: Tạp dề; Khăn lau bếp; Khăn lau tay; Dụng cụ nhắc nồi; Lót nồi, lót

ly

 Khách sạn, Resort và Spa:

Dòng sản phẩm này được thiết kế riêng với những nét chấm phá đặc trưng, vừa

nhẹ nhàng nhưng vẫn nổi bật nét tinh tế, sang trọng, giúp tôn vinh vẻ đẹp sẵn có của

lối kiến trúc đương đại

Bao gồm:

- Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối

- Nhà hàng - Bếp: Khăn trải bàn; Khăn ăn; Tạp dề; Nón cho đầu bếp

 Áo choàng tắm

Với những biến tấu khác nhau từ chất liệu sợi thiên nhiên, áo choàng tắm cao cấp Mollis đặc biệt mềm mịn, tạo cảm giác thoải mái và không gây mẫn cảm cho da Hiện nay, dòng sản phẩm này được thiết kế với kích cỡ, màu sắc và hoạ tiết thời trang dành riêng cho nam, nữ và trẻ em

Trang 19

Bên cạnh đó, thảm chùi chân Mollis được sản xuất bằng công nghệ cao, kết hợp giữa chất liệu đặc biệt và kiểu dáng hiện đại, cho phép giữ lại bụi bẩn, cho sàn nhà luôn sạch đẹp

Bao gồm:

- Màn cửa: Màn che cửa ra vào; Màn che cửa sổ; Màn che bồn tắm

- Thảm chùi chân cao cấp

Tất cả các sản phẩm trên được dựa vào các kiểu dệt đặc biệt, nguyên liệu mới lạ cùng với sự phối hợp màu sắc và kiểu mẫu tinh tế của đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm Hiện tại, công ty cũng đang có một số mẫu mới đang chào bán cho khách hàng Nhật, Mỹ

Nét nổi bật của mặt hàng khăn truyền thống của Phong Phú là được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu và Mỹ Nguyên liệu 100 % cotton, thấm nước tốt, mềm mại, sử dụng lâu không bị khô cứng, không ẩm mốc, độ bền màu cao Phong Phú đã khép kín qui trình sản xuất khăn từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm

- Khăn Phong Phú có mẫu mã đa dạng, màu sắc tinh tế, sang trọng, không mẫn cảm với da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng

- Chất liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, gần gũi với con người

- Kiểu dáng thiết kế tinh tế độc đáo

- Phong cách hiện đại quý phái trân trọng giá trị cuộc sống

Trang 20

- Màu sắc đa dạng, họa tiết sang trọng phù hợp với mọi nhu cầu thẩm mỹ Sản phẩm khăn của Phong Phú đã được nhiều tập đoàn kinh doanh may mặc và siêu thị hàng đầu thế giới đánh giá cao về chất lượng Một trong những khách hàng của Phong Phú Tập đoàn siêu thị Target – Hoa Kỳ đã chọn Phong Phú làm đối tác chiến lược và cam kết hợp tác lâu dài Trong tương lai, theo định hướng của công ty lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng cho các mặt hàng khác

2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú

a) Những ưu điểm

- Thiết kế đa dạng, luôn cải tiến với nhiều mẫu mã, chủng loại, đa dạng về màu sắc, kích cỡ, đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Do sử dụng các loại thuốc nhuộm chất lượng cao của những nhà cung cấp có

uy tín, được kiểm định về độ an toàn, nên sản phẩm của Phong Phú có độ bền màu cao, sắc nét và không bị loang màu khi giặt Ngoài ra, do chất lượng của thuốc nhuộm đảm bảo, vì vậy sản phẩm của Phong Phú cũng an toàn sử dụng cho người tiêu dùng, không dị ứng với da nhạy cảm

khăn có độ mềm mại, êm ái, độ thấm hút cao theo đúng tính năng, công dụng của khăn bông, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khăn bông cao cấp

- Giá cả được khách hàng đánh giá là phù hợp và được thị trường trong cũng như ngoài nước chấp nhận So với sản phẩm khăn bông cùng chất lượng của các công

ty khác, giá của khăn Phong Phú ở mức trung bình, điều này tạo thuận lợi cho Công ty duy trì được mối quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước

- Về chất lượng, sản phẩm khăn bông của Phong Phú thuộc loại cao cấp, tập trung vào giới tiêu dùng là tầng lớp trung lưu, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu

b) Một số hạn chế

tránh khỏi một số thiếu sót về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất như:

- Một số khăn bông có nhiều bụi lông và xước do cấu trúc bông không chặt, khăn bị dư hoặc thiếu kích thước so với yêu cầu, một số khác thì chất lượng không đồng bộ do sai sót trong khâu đóng gói…

Trang 21

- Khăn in là một nhược điểm khá nổi bật, do trong một thời gian khá dài, loại khăn in ít được khách hàng ưa chuộng, vì vậy công ty không đầu tư cho công nghệ in

2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ

Tên tiếng Anh: PHONG PHU HOME TEXTILE JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PPH JSC

Giấy phép kinh doanh số: 41030084444, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố

2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

Xuất khăn thuộc Công ty Dệt Phong Phú Công ty Dệt Phong phú trước đây là Nhà máy Dệt Phong Phú (SINCOVINA Phong Phú), trực thuộc Công ty Kỳ Nghệ Bông, Vải, Sợi Việt Nam do chính quyền Sài Gòn trực tiếp quản lý Nhà máy được xây dựng

từ năm 1964 và đi vào hoạt động từ năm 1967 Tại thời điểm đó, Nhà máy Dệt Phong Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ, với mô hình nhà máy dệt liên hợp Tổng số cán

bộ công nhân viên (CB.CNV) là 1050 người

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng – 1975 Nhà máy được chính quyền cách mạng tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Quốc Doanh Phong Phú Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp tục quản lý và duy trì sản xuất

Trang 22

- Cho tới tháng 7 năm 1992, Nhà máy được chuyển thành Công ty Dệt Phong Phú theo quyết định số 538/CNn-TCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ

- Tháng 4 năm 1993, Công ty được thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 410/CNn-TCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ

- Từ năm 2003, thành lập Hệ Thống Sản Xuất Khăn – tiền đề hình thành công

ty PPH – bao gồm: Ban kỹ thuật nghiệp vụ khăn, Nhà máy may, Nhà máy Nhuộn và Nhà máy Dệt Khăn và Nhà máy Dệt Hải Vân

- Với chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN, thành lập TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con vào đầu năm 2007

- Vào cuối năm 2007, Hệ Thống Sản Xuất Khăn được tách ra, thành lập Công

ty Dệt Gia Dụng Phong Phú – một trong những ông ty con của Tổng Công ty Phong Phú

2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú

Giai đoạn 1980-1990: hình thành sản xuất dòng sản phẩm khăn bông

- Những năm đầu của thập niên 80, xuất phát từ nhu cầu của thị trường xuất khẩu, một số cán bộ nhân viên kỹ thuật của Công ty Dệt Phong Phú – công ty có quá trình hình thành và phát triển sản xuất từ năm 1964 – đã nghiên cứu cải tiến các máy dệt vải thành máy dệt khăn bông Những containers khăn caro với họa tiết nhỏ cũng là thành quả đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

- Từ những thành công bước đầu trong việc đáp ứng những yêu cầu cao về đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng Nhật Bản, Công ty tiếp tục mở rộng và hoàn tất cải tiến 400 máy dệt vải thành dệt khăn và nới khổ từ 0,8m lên đến 1,2m

Giai đoạn 1991-2002: Phát triển sản xuất

- Vào thập niên 90 đến năm 2002, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm các loại máy dệt khăn chuyên dụng nhằm tăng năng suất, đáp ứng chất lượng kịp thời với những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, với năng lực sản xuất 60 container/tháng và tổng doanh thu năm 2002 đạt hơn 16 triệu USD

Trang 23

Giai đoạn 2003-2006: Thành lập hệ thống sản xuất Khăn-tiền đề hình thành

công ty PPH; mở rộng thị trường Mỹ và EU; Hình thành dòng sản phẩm cao cấp Mollis

cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, Phong Phú đã tiến hành tái lập hoạt động sản xuất của khối Dệt May, phân chia lại quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa mặt hàng, hình thành các HTSX: HTSX sợi chỉ may, HTSX vải, HTSX khăn, hệ thống may mặc và lần lượt những hệ thống khác được ra đời Từ đó, nâng cao năng suất lên 20%, làm giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty trên thị trường

- Năm 2006, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền máy dệt khí và các máy móc thiết bị công nghệ nhuộm hiện đại để tạo nên các dòng sản phẩm cao cấp Mollis, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và EU

Giai đoạn 2007- nay: Thành lập Công ty Dệt Gia Dụng Phong Phú; tiếp tục

nâng tầng thương hiệu Mollis

- Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dung Phong Phú được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2007 Trên cơ sở Cổ phần hóa hệ thống sản xuất Khăn thuộc Tổng công ty Phong Phú – đơn vị doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Tiêu Biểu Nhất Ngành Dệt Việt Nam năm 2006”

- Quy mô ban đầu của Công ty bao gồm các Nhà máy Dệt Khăn, nhà máy Nhuộm, Nhà máy May, Nhà máy Dệt Hải Vân, Xưởng cơ khí, Ban Kỹ thuật nghiệp vụ khăn Tổng số lao động là 1,474 người

2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty

2.3.4.1 Tầm nhìn

Phong Phu Home tiếp tục giữ vững vị trí đơn vị chủ lực sản phẩm khăn bông với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu Trong thời gian sắp tới, lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng với các sản phẩm khác

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đáp ứng nhu cầu cho các thị trường truyền thống như: Nhật, Mỹ và EU, Phong Phú Home còn đặt mục tiêu mở rộng thị trường tại

Trang 24

Nga và Trung Quốc; và đưa Mollis trở thành một trong những thương hiệu khăn cao cấp nổi tiếng thế giới

- Con người là yếu tố quyết định, từ đó xác định công tác trọng tâm và hàng đầu

là xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng đảm nhiệm, giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp luật, cùng với việc chú trọng tuyển dụng người lao động đúng chuyên ngành và tuyển chọn đưa cán bộ đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ trong và ngoài nước, luôn quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân tại các đơn vị sản xuất

- Xây dựng nền tài chính lành mạnh và quan tâm thích đáng về nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường Hoạch định các chính sách thị trường phù hợp, phân tích và xác định thị trường mục tiêu- tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa

- Đa dạng hóa sản phẩm, các ngành hàng, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển mạng lưới kinh doanh tổng hợp, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế

Trang 25

Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng – Phong Phú hoạt động theo cơ cấu tổ chức như

sơ đồ sau đây

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

(Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty)

Trang 26

2.3.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Đại Hội Đồng Cổ Đông:

- Thông qua định hướng phát triển và báo cáo tài chính hàng năm của công ty

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty…

Ban Kiểm Soát:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị

- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty

Hội Đồng Quản Trị:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh

hằng năm của công ty Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị

- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông

Tổng Giám Đốc:

Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của công ty nhận vốn, đất đai, tài nguyên và

các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu và

nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn

Trang 27

Phó Tổng Giám Đốc:

Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước

Phòng hành chính nhân sự:

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty

- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo

và tái đào tạo

- Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty

- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động

- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ thị của Ban Giám đốc

- Tham mưu đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức-Hành chánh-Nhân sự, cầu nối giữa Ban giám đốc và Người lao động trong

Phòng kỹ thuật chất lượng:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa

học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Quản lý công tác kỹ thuật và chất lượng để đảm bảo tiến độ, chất lượng đối với những hoạt động sản xuất của công ty

Phòng thiết kế định mức:

Theo dõi, giám sát công tác triển khai thiết kế ở bộ phận bên duới nhằm đảm bảo rằng đồ án thiết kế sẽ được hoàn tất đúng theo các yêu cầu đề ra Kiểm tra công tác tính toán, bảng tính, kết quả tính của kỹ sư thiết kế Đặt kế hoạch đều hoà phối hợp, công tác giữa các phòng, theo dõi giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch của các phòng giám sát Theo dõi việc thiết kế các nhà máy, lập dự trù xin cấp kinh phí thiết kế quŕ quản lý, thanh toán các kinh phí thiết kế Khi cần thiết, lập các giải pháp thiết kế, so sánh và phân tích để lựa chọn giải pháp tối ưu theo yêu cầu của khách hàng

Trang 28

Phòng kế hoạch cung ứng:

kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của Tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: SXKD, tài chính, lao động, xây dựng

và đầu tư Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường dệt gia dụng trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Phòng tài chính kế toán:

Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính- kế

toán của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ

chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:

Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu

cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch Tổ chức mạng lưới tiêu thụ

sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao

2.3.7 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty

Là một Công ty dệt gia dụng nên đòi hỏi phải có một lượng nhân công lớn và rành nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu của Công ty và thị hiếu của người tiêu dùng Tính đến tháng 12 năm 2011 số lượng nhân viên trong Công ty là 3500 người, trong đó bao gồm lao động gián tiếp và trực tiếp với trình độ Đại Học, Cao đẳng và Trung cấp

Trang 29

Đại học và trên Đại

học…

Cao đẳng

21%

Trung cấp

Hình 2.4: Tình hình nhân sự của Công ty năm 2011

( Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty)

- Nhìn chung lao động của công ty trong mấy năm gần đây có những biến động lớn do nhu cầu của phát triển sản xuất Số lao động sản xuất trực tiếp có tay nghề cao, chuyên môn tốt và có tinh thần lao động hăng say Cán bộ công nhân viên tại các phòng ban được phân bổ khoa học, có chuyên môn, kinh nghiệm phong phú luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Phương thức quản lý dựa trên bốn nguyên tắc sau:

- Xây dựng môi trường làm việc tích cực

- Tạo hướng chiến lược

- Sắp xếp và phân bổ các nguồn lực

- Đào tạo con người

2.3.8 Những sản phẩm chủ đạo cuả Công ty

sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu và Mỹ, sử dụng nguyên liệu 100% cotton, thấm nước tốt, mềm mại, không bị khô cứng, không ẩm mốc và có độ

Trang 30

bền cao Phong Phú sản xuất khăn từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm Khăn Phong Phú với mẫu mã đa dạng, sắc màu tinh tế, sang trọng, không mẩn cảm với da và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng Chất liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, gần gũi với người tiêu dùng Kiểu dáng thiết kế tinh tế, độc đáo Phong cách hiện đại, quý phái, trân trọng giá trị cuộc sống Màu sắc đa dạng, họa tiết sang trọng, phù hợp với mọi nhu cầu thẩm mỹ Bao gồm:

- Khăn bông cao cấp (khăn spa, resort, khăn thể thao, khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, khăn đi biển, khăn bếp, khăn trà, khăn trang trí… với các kiểu in, thêu, nhuộm màu đặc sắc)

- Khăn cotton 100%

- Áo choàng tắm

Trang 31

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo khu vực của pháp

- Xuất khẩu hàng hóa trong lý luận thương mại quốc tế là hoạt động kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở phạm vi quốc tế

- Xuất khẩu hàng hóa không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ, mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán có cổ tức, cả bên trong và bên ngoài đất nước, nhằm thu được ngoại tệ Những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân

- Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản lí với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh của các yếu tố khác như: pháp luật, văn hóa, khoa học kỹ thuật Hơn nữa hoạt động xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia, qua đó phát huy các lợi thế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng một cao hơn ( Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, GSTS Võ Thanh Thu, Nhà xuất bản Thống kê)

3.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước

Trang 32

này với nước khác Nền sản xuất của xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu có một nhiệm vụ

cao cả cho sự phát triển của từng quốc gia :

- Gia tăng thị phần hàng hóa của công ty nói riêng và của quốc gia nói chung trên thị trường quốc tế, để có thể tham gia tác động vào nguồn cung của thị trường thế giới, nhờ đó tác động vào giá cả theo hướng có lợi

- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế hàng hóa quốc gia mình trên thị trường quốc tế

- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán canh thanh toán và cán cân buôn bán, giảm tình hình nhập siêu

- Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế

- Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển

- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân

- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, nâng cao uy tín của quốc gia mình trên thị trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của quốc gia mình

3.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Đối với nước ta, kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp, không đồng bộ, bên cạnh đó dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là hết sức quan trọng Hơn bao giờ hết xuất khẩu hàng hóa thực sự có vai trò quan trong là:

Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo

nhu cầu nhập khẩu

- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ

Trang 33

Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế và phát huy được

các lợi thế của đất nước

- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinht tế ngành, theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước Khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chổ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được hoạch định trên những lợi thế của quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ… có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm quốc gia khác

- Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới; phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng khai thác được lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy khai thác lợi thế đất nước, vừa làm cho việc khai thác đó có hiệu quả hơn, vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị hiện đại, tăng năng suất lao động

Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, định

hướng sản xuất

- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế: việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, ngành nghềmới ra đời, phục vụ xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả Có hai xu hướng xuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi nhọn

Trang 34

Xuất khẩu đa dạng là có mặt hàng nào xuất khẩu được thì xuất khẩu nhằm thu được nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp (vì không được tập trung đầu tư) nên không hiệu quả

Xuất khẩu hàng mũi nhọn: tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có điều kiện nhất,

có lợi thế so sánh, hay chính là việc thực hiện chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành độc quyền mặt hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như đầu tư một con tàu, tuy nhỏ bé nhưng nó có động cơ, do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên Hiện nay, đây là hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, có kết hợp với xuất khẩu đa dạng để tăng thu ngoại tệ

Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn tăng thêm và tăng mạnh, còn trong nội

bộ ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng sẽ phát triển hơn Tức là xuất khẩu hàng mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ một ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước

Mặt khác, trên thị trường thế giới, yêu cầu về hàng hóa dịch vụ ở mức chất lượng cao, cạnh tranh gay gắt Chỉ có các doanh nghiệp đủ mạnh ở mỗi nước mới tham gia thị trường thế giới Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để tồn tại và phát triển

Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng theo hướng tích cực Đó là ý nghĩa kinh tế của hoạt động xuất khẩu

Thứ tư: Giải quyết công việc công ăn việc làm cho người lao động tạo thu

nhập và tăng sức sống

Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân, vì mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu, góp phần cải thiện đời sống nhân dân

Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế

giới, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại

Trang 35

Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất

Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến thiết bị, mặt khác người lao động phải nâng cao trình độ và tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến

Hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước: GDP, lạm phát, thất nghiệp, và cán cân thanh toán Cao hơn nữa là xuất siêu, tăng tích lũy ngoại tệ, luôn đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng được tính nhiệm Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam được bán trên thị trường thế giới, khuếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết

Thứ sáu : Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ

tăng

Thông qua mở rộng với thị trường quốc tế, cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngoài, thường không tạo động lực cho sự cải tiến Mở cửa kinh tế, phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của xí nghiệp non trẻ, trở thành công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bằng việc mở rộng thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau ở các quốc gia trên thế giới

Thứ bảy : Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa

các nước

Hoạt động xuất khẩu làm cho quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc đẩy cho hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: dịch vụ du lịch, ngân hàng đầu tư, hợp tác, liên doanh… nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia mình trên trường quốc tế Nhờ khả năng xuất khẩu gạo và dầu thô của chúng ta mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam

Tóm lại: phát triển hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến

lược để đưa nước ta thành nước công nghiệp mới

Trang 36

3.1.4 Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam

Xuất khẩu tự doanh :

Khái niệm : là hình thức doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, trực tiếp ký kết

hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp

Ưu tiên: doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị

trường, do vậy, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu thị trường Nếu đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu… dần dần có được uy tín trên thế giới Doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu, do không phải trả chi phí cho người trung gian xuất khẩu, thu được lợi nhuận cao hơn Đối với những công ty lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín, với phương thức tự doanh sẽ đảm bảo cho công ty đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới trở thành công ty xuyên quốc gia, hoặc

đa quốc gia, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế

Hạn chế : đối với doanh nghiệp mới, việc áp dụng hình thức này sẽ gặp nhiều

khó khăn do điều kiện vốn hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu còn xa lạ với khách hàng Rủi ro trong XK nhiều hơn so với phương thức gia công XK vì mọi giai đoạn trong quá trình KDXK đều do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm

Xuất khẩu ủy thác :

Khái niệm: là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương

mại, thông qua nhận xuất khẩu cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, khi thực hiện việc xuất khẩu ủy thác cần nắm rõ Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết về thi hành Luật Thương Mại Việt Nam, điều 17-20

Ưu điểm: Công ty nhận ủy thác xuất khẩu không phải bỏ vốn kinh doanh, tránh

được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là phí thực hiện xuất khẩu Do chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nên tất cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng

Trang 37

không phải chi trả, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tạo

được việc làm cho phòng xuất khẩu, tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Hạn chế: do không phải bỏ vốn kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp,

không đảm báo tính chủ động trong kinh doanh Thị trường và khách hành bị thu hẹp

vì Công ty không thực hiện việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng

Xuất khẩu tại chổ :

Khái niệm: là hình thức mà doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa

ngay chính trong đất nước của mình để thu ngoại tệ, thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động bên trong nước theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động

trên lãnh thổ của nước người bán

Đặc điểm: Hợp đồng kí kết là hợp đồng ngoại thương Hàng hóa vật tư là đối

tượng của hợp đồng không xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ quốc gia Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu tại chỗ và các thủ tục hải quan

khác để được hoàn thuế

Ưu điểm: Tăng kim ngạch xuất khẩu Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu

Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu: chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa

Hạn chế: thủ tục xuất khẩu khá phức tạp

Gia công xuất khẩu :

Khái niệm: gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất từ nước ngoài về để

sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công mang lại

Gia công hàng hóa là một phương thức kinh doanh trong đó bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công, để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận chi phí gia công Suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên nhận gia công và bên đặt gia công

Trang 38

Ưu điểm :

- Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng, qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới

- Qua gia công xuất khẩu,doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức, sản xuất hàng xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn…

- Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo

- Đây là một hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ

Hạn chế :Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chỉ là tiền gia công , mà

đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đon vị

nhận gia công

- Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao

- Nếu chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài, vì doanh nghiệp không thể xây dựng chiếnlược phát triển sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, xậy dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm…

Các hình thức gia công quốc tế

Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm

và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công, bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo được nguyên vật liệu có chất lượng cao

Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên dặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm Trong trường hợp này, quyền sở hữu về

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w