NGUYỄN THỊ HỒNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG VĨNH HẢO Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Lâm LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS... HÌNH
Trang 2NGUYỄN THỊ HỒNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC
KHOÁNG VĨNH HẢO
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS THÁI ANH HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG VĨNH HẢO” do Nguyễn Thị Hồng, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS THÁI ANH HÒA Giảng viên hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi
khôn lớn thành người, người đã làm chỗ dựa và động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã, cho
tôi niềm tin và nghị lực để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học
Nông Lâm và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong
cuộc sống sau này
Xin chân thành biết ơn thầy Thái Anh Hòa, giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian tôi thực
hiện luận văn
Xin cảm ơn quý Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này
Xin cảm ơn những người thân và tất cả bạn bè thời sinh viên cũng như các bạn
từ những năm học phổ thông đã luôn bên cạnh tôi chia sẻ những khó khăn, ủng hộ về
tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hồng
Trang 5Đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu từ các phòng ban trong công ty, xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu để phân tích về tình hình tiêu thụ sản phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh thu bán hàng hàng năm ngày càng tăng đồng thời lợi nhuận cũng tăng đáng kể Bên cạnh đó, công ty đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế Tuy nhiên, công ty vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn lẫn thử thách phía trước Vì vậy, đề tài đưa ra một số giải pháp như: mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác marketing, nâng cao tay nghề người lao động, … nhằm khắc phục được các nhược điểm và hoàn thiện công tác tiêu thụ
Trang 6CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG VĨNH HẢO 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.2.1 Chức năng 6
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 8
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở lý luận 12 3.1.1 Tiêu thụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ 12
3.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 16 3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 21 4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009-2010-
2011 21 4.1.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009-2010-
2011 22 4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 24 4.2.1 Tình hình tiêu thụ theo khu vực 24
Trang 74.2.2 Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm 25 4.2.3 Tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối của công ty 25 4.3 Một số hoạt động Marketing -mix được thực hiện tại công ty 33 4.3.1 Chiến lược sản phẩm 34
4.3.3 Chiến lược phân phối 36 4.3.4 Chiến lược chiêu thị cổ động 37 4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty 39 4.4.1 Yếu tố chính trị, pháp luật 39 4.4.3 Yếu tố nguồn nhân lực 40
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49 5.2 Kiến nghị 50 5.2.1 Đối với nhà nước và cơ quan chủ quản 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
SXKD Sản Xuất Kinh Doanh
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.2 Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua Ba Năm 2009 - 2010 - 2011
23 Bảng 4.3 Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Ba Năm 2009-2010-2011 24 Bảng 4.4 Kết Quả Sản Lượng Tiêu Thụ Theo Sản Phẩm 25 Bảng 4.5 Bảng số lượng nhà phân phối theo khu vực 26 Bảng 4.6 Mức hoa hồng của công ty cho đại lý được tính như sau: 27 Bảng 4.7 Sản Xuất, Tiêu Thụ, Tồn Đầu Kỳ, Tồn Cuối Kỳ Thành Phẩm của Công Ty
Bảng 4.8 Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho Qua Ba Năm 2009-2010-2011 30 Bảng 4.9 Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Qua Ba Năm 2009-2010-2011 31 Bảng 4.10: chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán hiện thời 31
Bảng 4.13 Đơn Giá Một Số Sản Phẩm của Công Ty Năm 2011 36 Bảng 4.14 Chi Phí Dành Cho Chiêu Thị Cổ Động 38
Bảng 4.16 Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm 42
Trang 10Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới, quá trình hội nhập quốc tế
tự do thương mại đã và đang có những tác động tích cực đối với nước ta Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng mang lại những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như các Công ty và tập đoàn nước ngoài
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đào thải bất
kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả Các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, với những tiến
bộ Khoa học kĩ thuật phát triển một cách nhanh chóng, cùng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Do vậy, các doanh nghiệp cần giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tình thời sự cấp bách: vốn, lao động, tài chính… Có thể nói, các nhân tố như nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng rất quan trọng góp phần vào sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh, đó chính là việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán Và chính là khâu then chốt để thúc đẩy hay kìm hãm quá trình sản xuất, nếu tiêu thụ được thực hiện tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được thuận lợi Tiêu thụ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo là một doanh nghiệp sản xuất có quy
mô lớn trong ngành, chuyên khai thác, chế biến và cung ứng nước khoáng thiên nhiên đóng chai và các loại nước giải khát Các sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng Song trước sức ép của thị trường cạnh tranh hiện nay, công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
Trang 11tập đoàn Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn đến tất cả các khâu trong quá trình SXKD của mình để có thể đứng vững và cạnh tranh với hàng loạt các đối thủ trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, trong đó công tác tiêu thụ sản phẩm, bởi đây
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu
Đứng trước vai trò quan trọng của quá trình tiêu thụ và xuất phát từ thực tiễn
của công ty nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo “
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ ngày 25/02/2012 đến ngày 25/04/2012
1.4 Cấu trúc khóa luận: gồm 5 chương
Trang 12Chương 3: Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm, ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, các chiến lược marketing, phương pháp nghiên cứu và một số chỉ tiêu liên quan đến phân tích đề tài Chương 4: Kết Qủa và Thảo Luận
Phân tích chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời tìm hiểu cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản phẩm, theo khu vực, theo hệ thống kênh phân phối … phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Trên cơ sở đó đề xuất mốt số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm
Chương 5: Kết Qủa và Thảo Luận
Tóm lược kết quả nghiên cứu, đưa ra một vài kết luận về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty và đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả tiêu thu sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo
Trang 13CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC
KHOÁNG VĨNH HẢO
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo
Logo công ty:
Địa chỉ: Số 346 đường Hải Thượng Lãn Ông – KP.2 – P.Phú Tài – TP.Phan Thiết – Bình Thuận
- Dịch vụ tắm nước khoáng và tắm bùn khoáng
- Sản xuất và kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm
2.1.2 Lịch sử ra đời của công ty
* Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Hảo được nghiên cứu, khai thác bắt đầu vào năm 1928 và chính thức tung ra thị trường vào năm 1930 do công ty “SOCIETE CIVILE DELUDES DES EAUX NINERALEST DE VINH HAO” thực hiện với kỹ sư
Trang 14George Baron Deau làm chủ tịch Công ty này khai thác với sự chấp nhận của chính phủ toàn quyền Đông Dương theo Nghị định ngày 08-01-1928
* Ở giai đoạn này năng suất chỉ 300 lít/giờ
Theo thống kê việc khai thác đạt sản lượng như sau:
Năm 1937 sản xuất được 52.500 lít
Năm 1938 sản xuất được 35.500 lít
Năm 1939 sản xuất được 35.600 lít
Năm 1940 sản xuất được 25.150 lít
Năm 1941 sản xuất được 93.100 lít
Năm 1942 sản xuất được 60.350 lít
Năm 1943 sản xuất được 5.525 lít
* Kể từ ngày 01-04-1944 công ty đổi tên thành SOCIETE ANONNYME DEXPLOITATIONL DES EAUX MINE’ RALES DE VINH HAO (Công ty vô danh khai thác nước suối Vĩnh Hảo)
* Năm 1945 toàn bộ cơ xưởng bị sụp đổ do chiến tranh, các ống dẫn nước bị phá
vỡ, do đó công việc sản xuất bị dừng lại cho đến năm 1954
* Đến năm 1958, Ngô Đình Diệm tiếp tục cho khai thác, công ty Vĩnh Hảo ra đời, công ty này hoạt động với hình thức hợp vốn 51% của chính quyền Ngô Đình Diệm, 49% của tư nhân Lần đầu tiên nước suối Vĩnh Hảo được đóng chai bằng hình thức cơ giới hoàn chỉnh
* Từ năm 1965 đến tháng 8/1972 công ty lại tiếp tục ngưng hoạt động vì chiến tranh… Sau đó công ty được giải tỏa bằng cách bán cổ phần Đợt tăng vốn đầu tiên đã phát hành 10.000 cổ phần với mệnh giá 1.000$ cổ phần
* Một năm sau tức tháng 8/1973, công ty tăng vốn đợt hai, phát hành 40.000 cổ phần với mệnh giá 1.000$ cổ phần Mặc dù cơ sở khai thác đặt tại Vĩnh Hảo nhưng trụ
sở đặt tại 109 Nguyễn Biểu-Quận 5-Sài Gòn Đỉnh cao sản lượng khai thác và tiêu thụ trong thời kỳ này xấp xỉ 1.6 triệu lít (1965)
* Sau ngày 14/04/1975 Huyện Tuy Phong được giải phóng, cơ sở sản xuất tiếp quản bởi Ủy ban Huyện Tuy Phong Năm 1976, xí nghiệp quốc doanh nước suối Vĩnh Hảo là xí nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp Thực Phẩm do ông Huỳnh Định làm giám đốc
Trang 15* Cuối năm 1979, xí nghiệp quốc doanh nước suối Vĩnh Hảo được bàn giao cho UBND tỉnh Bình Thuận do cơ sở công nghiệp trực tiếp quản lý Đến năm 1995, do yêu cầu phát triển và được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Thuận, xí nghiệp nước suối Vĩnh Hảo đã tiến hành liên doanh với Công ty Tài chính Sài Gòn (SFC) và Công ty Nước giải khát TNHH Tribeco thành lập Công ty Cổ phần Nước suối Vĩnh Hảo (giấy phép thành lập số 00965 GP/TLDN-03 do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 14-01-1995) Công ty có trụ sở chính đặt tại Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Ngày 18-10-1999 Công ty Cổ phần Nước suối Vĩnh Hảo đồi tên thành Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo
* Từ nền tảng truyền thống lâu đời và uy tín của thương hiệu cũng như sự phát triển về đời sống kinh tế-văn hóa và xã hội hiện nay, sản phẩm của công ty luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, vẻ mỹ quan của sản phẩm để luôn xưng đáng với danh hiệu “Niềm tự hào của nước khoáng Việt Nam”
* Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo sản xuất mặt hàng chuyên biệt nước khoáng đóng chai với nhiều chủng loại, sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nước khoáng đóng chai đa dạng trên đà phát triển như hiện nay trên thị trường Việt Nam
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Chức năng
* Hoạt động chính của công ty là khai thác, chế biến và cung ứng nước khoáng thiên nhiên đóng chai và các loại nước giải khát bao gồm nhiều chủng loại như sau:
- Nước khoáng có gaz chai pét 500ml
- Nước khoáng có gaz chai thủy tinh 500ml
- Nước khoáng chai pét 1.5ml
- Nước khoáng bình 20L
- Nước khoáng chai pét 5.0ml
- Nước khoáng chai pét 500ml
- Nước khoáng chai pét 350ml
* Thị trường chính của công ty là các tỉnh miền Trung từ Bình Định trở vào phía Nam, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên Đặc biệt từ đầu năm 2000 công ty đã xuất khẩu sang thị trường PHNOM PHENH (CAMBODIA) mở ra cho công ty hướng đi mới ra thị trường nước ngoài sang CANADA, AUTRAYLIA, US…
Trang 16* Vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ đồng, vào đầu năm 1995, đã tăng lên 30,480 tỷ đồng vào năm 2005, 45,480 tỷ đồng vào năm 2006 và 81 tỷ đồng vào năm 2007, năm
2010 vốn điều lệ là 89 tỷ đồng
Việc tăng vốn là một điều kiện thuận lợi để công ty có đủ tiền lực tài chính nhằm đáp ứng sự phát triển toàn diện sản phẩm Áp dụng tăng vốn cao đồng nghĩa với việc tăng sản lượng, doanh thu đột biến biến nhằm tạo lợi nhuận theo tỷ lệ đúng mức
mà cổ đông mong muốn
Tổng doanh thu hàng năm là khoảng 140 tỷ đồng và không ngừng tăng lên mỗi năm (Doanh thu năm 2006 đạt được 65,015 tỷ đồng)
2.2.2 Nhiệm vụ
* Đối với xã hội:
- Cung ứng cho xã hội nước khoáng thiên nhiên
- Giải quyết lao động địa phương
- Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi
- Chuyển đổi công nghệ tiên tiến, góp phần vào công nghiệp hóa đất nước
* Đối với công nhân:
- Trang bị bảo hộ đầy đủ theo điều kiện và vị trí làm việc
- Kiểm tra định kỳ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc
- Khám và chữa bệnh định kỳ cho toàn bộ cán bộ, nhân viên hàng năm
- Phân loại lao động theo sức khỏe
- Trang bị bảo hộ lao động đặc biệt cho những nơi sử dụng hóa chất độc hại
- Hoạt động khai thác nước khoáng của công ty ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sinh thái xung quanh, các nguyên nhân chủ yếu tác động đến môi trường: khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung… Nếu tiếng ồn rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, giảm năng suất lao động Vì vậy công
ty đã tích cực cải thiện môi trường làm việc liên tục để phù hợp với hoạt động của công ty
- Các biện pháp trên đã tạo điều kiện cho các hoạt động tổ chức, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động, góp phần vào việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, xây dựng phúc lợi và phát triển toàn công ty hiện đại cũng như tương lai
Trang 17- Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo trở thành nhà cung cấp nước khoáng hàng đầu tại Việt Nam tiến đến xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
- Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thỏa mãn thống nhất các nhu cầu khách hàng, sản phẩm luôn đạt chất lượng cao
- Triết lý hoạt động sản xuất kinh doanh “Năng suất-chất lượng-hiệu quả” của công ty
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Chức năng của các phòng, ban tại công ty:
* Là doanh nghiệp được xếp vào loại doanh nghiệp lớn, vốn điều lệ ban đầu là 10
tỷ đồng, sau đó tăng lên 30,480 tỷ đồng vào năm 2005, năm 2006 tăng lên 45,480 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 81 tỷ đồng Phần lớn là được điều hành bởi đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi và sự nhiệt tình của lực lượng công nhân lành nghề
- Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: Có trách nhiệm thay mặt hội đồng
quản trị đại diện cho quyền lợi cổ đông Chủ tịch hội đồng quản trị là người thực sự của công ty định hướng cho sự phát triển và chỉ định cho hoạt động của công ty thông qua tổng giám đốc
- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo chung cho mọi hoạt động sản xuất của công
ty, xây dựng chính sách và mục tiêu chất lượng cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh Phân công trực tiếp cho các phó giám đốc và các giám đốc bộ phận
- Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc các lĩnh vực được phân công, trực tiếp quản lý, chỉ đạo nhà máy,
bộ phận điều phối, bộ phận vật tư,bộ phận bán hàng
- Bộ phận nhà máy: Đứng đầu là giám đốc nhà máy kiêm đại diện lãnh đạo
nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động trực tiếp nhà máy, đồng thời có nhiệm vụ áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng, báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng cho ban tổng giám đốc xem xét và giải quyết
- Bộ phận điều phối: Đứng đầu là giám đốc điều hành có nhiệm vụ tổ chức và
quản lý kho bãi (nguyên liệu, vật tư, bao bì, sản phẩm…) qui trình xuất nhập khẩu, phương tiện vận chuyển để giao nhận thành phẩm
Trang 18- Phòng Marketing: Có nhiệm vụ đề ra các phương hướng lập định và thực hiện
các chiến lược quảng cáo, tổ chức hội chợ giới thiệu và giao dịch, tiêu thụ sản phẩm
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hướng dẫn chế độ quản lý kinh tế, tài chính, giúp
cho ban Tổng giám đốc trong việc kiểm tra, phân tích các hoạt động kinh tế, tổng hợp các chứng từ kế toán để quyết toán theo quý, năm rồi báo cáo cho công ty
- Bộ phận bán hàng: Có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện,
giám sát các kế hoạch của công ty theo từng tháng, quý, năm Phát triển thị trường và mạng lưới đại lý ở các nơi trên toàn quốc, huấn luyện kỹ năng bán hàng và quản lý nhân sự thuộc biên chế bán hàng
- Phòng kế hoạch vật tư: Xác định nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức
thực hiện nguồn cung ứng vật tư theo đúng kế hoạch và tiến độ
- Tổ chức hành chính nhân sự: Tổ chức hành chính làm tham mưu cho Ban
giám đốc quản lý những vấn đề nhân sự, tổng hợp, lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng
Do yêu cầu phát triển công ty đã trang bị một hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại do Bỉ cung cấp và lắp đặt có công suất 50 triệu lít/năm chỉ tính cho một ca Với quy trình công nghệ này đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển thị trường của công ty trong thời gian sắp tới
3.1.1 Xử lý nước khoáng
Nước khoáng từ nguồn (tᵒ=36ᵒC) được bơm đẩy đến hệ thống lọc sơ cấp bao gồm cát, sỏi, than dưới áp suất thẳng đứng với môi trường Sau đó, nước khoáng được đưa đến hệ thống lọc thứ cấp bao gồm các Filtre Từ đây nước khoáng được đưa đến thiết bị tiệt trùng Tại đầu ra của thiết bị tiệt trùng này, nước khoáng được chia thành hai đường:
3.1.1.1 Với sản phẩm nước khoáng có gas
Nước khoáng được làm lạnh xuống còn 8ᵒC, được đưa đến hệ thống tiệt trùng bằng UV, và đi đến hệ thống bầu hòa gas theo tỉ lệ thích hợp, hỗn hợp này được đưa đến máy chiết nước đẳng áp, chai có nước được đưa đến máy đóng nút thủy lực
3.1.12 Với sản phẩm nước khoáng không gas
Trang 19Nước khoáng được đưa đến thiết bị xử lý khoáng (R.O.P) điều khiển bằng máy tính nhằm tạo cho sản phẩm có thành phần khoáng phù hợp với tiêu chuẩn của WHO, IBWA và yêu cầu theo thị hiếu tiêu dùng cho từng loại sản phẩm Từ thiết bị xử lý này, nước khoáng được đưa đến thiết bị tiệt trùng bằng UV, sau đó được đưa đến máy chiết để đưa vào chai PET, chai có nước được đưa đến máy vặn nút
3.1.2 Công đoạn vô chai và đóng nút
3.1.2.1 Thiết bị kiểm tra độ sạch của chai
Vỏ chai rỗng (kể cả chai PET và chai thủy tinh, tùy theo từng chủng loại của sản phẩm) theo băng tải đi đến các thiết bị kiểm tra độ sạch của chai bằng tia hồng ngoại, những vỏ chai nào đạt tiêu chuẩn sẽ được tiếp tục di chuyển theo băng tải đến máy xúc chai
3.1.2.2 Máy xúc chai
Với chai thủy tinh
Rửa bộ phận trong và ngoài bằng nước thường
Đi trong bồn chứa dung dịch tẩy rửa có thang nhiệt độ thay đổi theo đường đi từ
36ᵒC - 85ᵒC - 30ᵒC (thời gian trong bộ phận này là 7,2 phút)
Tạm gỡ nhãn bằng các vòi phun để lột lớp nhãn đã bị mục do ngâm
Soude-Caustique
Rửa sạch các chất tẩy rửa trong và ngoài vỏ chai
Vòi xả nước nóng
Rửa sạch lần cuối bằng nước lạnh (24ᵒC)
Với chai nhựa PET
Vỏ chai mới (chai không thu hồi) được ngâm vào dung dịch tiệt trùng thích hợp, đưa lên băng để chuyển vào máy rửa chai Chai được rửa sạch trong và ngoài theo phương pháp đảo ngược chai, sau đó chai được rửa sạch lần cuối Các vỏ chai đã được súc rửa sạch sẽ được đưa tới máy chiết nước
3.1.2.3 Máy chiết nước và đóng nắp
Tại các thiết bị này, nước khoáng thành phẩm sẽ được rót vào chai bởi các máy chiết nước định lượng Chai đầy nước sẽ được đưa đến máy đóng nút thủy lực cho
Trang 20nước khoáng vó gas trong chai thủy tinh hoặc máy vặn nút cho nước khoáng không gas trong chai nhựa
3.1.2.4 Hệ thống thiết bị phụ trợ
Thiết bị làm lạnh: hoạt động bằng trục vít,sử dụng chất làm lạnh
Lò hơi (150 PSI): cung cấp nhiệt cho nước rửa chai trong máy súc thủy tinh
Máy nén khí: phục vụ cho máy chiết nước và máy đóng nắp
Băng chuyền chai bằng thép không rỉ
Băng chuyền két bằng thép không rỉ
Trang 21b) Vai trò của tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiêu thụ sản phẩm là công việc hằng ngày của các doanh nghiệp, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, không được chấp nhận của người tiêu dùng thì sản xuất trở thành vô nghĩa Tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu của xã hội, trang trải các chi phí là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặt khác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng thêm sự tích lũy tài chính theo thời gian, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất để tạo ra sức mạnh, tăng uy lực chiếm lĩnh thị trường, có điều kiện để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh
c)Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ
Đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Qua đó, nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong công tác tiêu thụ Từ đó có kế hoạch hoàn thiện hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trang 22Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh và tiêu thụ nhiều nhất, thị trường nào là thị trường chính để từ đó
có chiến lược, kế hoạch giúp công tác tiêu thụ của công ty được thuận lợi hơn
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm trước sẽ dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó xây dựng các kế hoạch về nguyên liệu, công suất máy móc, công nhân phục vụ cho mục tiêu, kế hoạch đề ra
3.1.2 Các chiến lược Marketing_mix
a) Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hoá dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
và thực hiện mục tiêu kiếm lời cho doanh nghiệp, hay sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn một ước muốn hay một nhu cầu
Nội dung của chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm có vị trí cực kì quan
trọng, nó là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường, vì đây là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Không có gì khác hơn là chính sản phẩm của họ, do đó việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với
sự tồn tại của doanh nghiệp Chỉ khi hình thành chiến lược sản phẩm công ty mới có phương hướng đi đầu Ngược lại, nếu chiến lược sản phẩm yếu kém thì sẽ không có thị trường tiêu thụ sản phẩm
b) Chiến lược giá
Gía cho sản phẩm hay dịch vụ là số tiền người bán dự tính sẽ nhận được từ người mua, để đổi lại cho người mua bằng sở hữu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó
Vị trí của chính sách giá cả trong MKT hỗn hợp:
Sau biến số sản phẩm, giá cả có tầm quan trọng lớn trong MKT hỗn hợp Các biến số khác khi thực hiện phải mất tiền, còn giá cả là biến số duy nhất có thể thực hiện tạo ra doanh thu cho cho DN Hơn nữa, giá cả là thành phần duy nhất trong biến
số MKT có khoảng cách thời gian giữa việc khách hàng ra quyết định và thực hiện mua rất ngắn Chính vì tính tức thời làm cho các quyết định về giá cả mang tính rủi ro lớn, bởi nó có thể phá vỡ tính nhất quán của MKT
Trang 23Giá cả chỉ là một công cụ của MKT hỗn hợp mà DN sử dụng để đạt mục tiêu của mình Điều đó có nghĩa là khi ra quyết định về giá cả, phải đặt nó trong một chính sách tổng thể và chịu sự chi phối của mục tiêu chung của DN
Mục tiêu của chiến lược là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng doanh số bán, và chiếm lĩnh thị trường Để có được những chiến lược giá phù hợp và đúng đắn, ta nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giá:
Thường chiến lược giá có hai loại:
Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp: chiến lược này thể hiện qua việc
định giá xuất phát từ tổng chi phí và đảm bảo lợi nhuận ở mức tối đa
Chiến lược giá hướng ra thị trường: thường thì các doanh nghiệp nghiên cứu
giá của các đối thủ chủ yếu để xây dựng giá bán cho sản phẩm của mình, mục tiêu là phải xâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị phần Vì vậy, chiến lược này có thể chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mà không phụ thuộc vào chi phí sản xuất hay lợi nhuận nhất định
c) Chiến lược phân phối
Vị trí phân phối: phân phối sản phẩm là bộ phận rất quan trọng có mối quan
hệ sản xuất, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Nó là giai đoạn cần thiết của quá trình tái sản xuất, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
Vai trò của phân phối:
Chiến lược phân phối hoàn thiện góp phần cung cấp đầy đủ cho khách hàng những sản phẩm của nhà sản xuất, đúng thời gian, đúng sản phẩm, đúng vị trí trên cơ
sở đúng kênh và đúng luồng hàng
Nhà sản xuất luôn tính bán sản phẩm của mình với số lượng nhiều, ngược lại người tiêu dùng thì muốn mua sản phẩm vừa đủ để tiêu dùng Vì vậy, đã xảy ra mâu thuẫn giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng Chính hệ thống phân phối giúp giải quyết vấn đề này Nó góp phần tạo sự sẵn sàng của sản phẩm đối với khách hàng
Với những sản phẩm mới, hệ thống phân phối đóng vai trò nhạy bén, linh hoạt trong việc kí gửi, chào hàng đúng thời gian, thời điểm hợp lý, để đưa sản phẩm vào thị trường
Tùy từng ngành nghề khác nhau mà nhà sản xuất có kênh phân phối khác nhau
d) Chiến lược chiêu thị
Trang 24Chiêu thị cổ động là một bộ phận không thể tách rời của MKT hỗn hợp, làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi mua hàng thông qua các hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục và nhắc nhở
Bản chất của chiêu thị cổ động: dù có nhiều hình thức khác nhau, các hoạt động chiêu thị cổ động là một quá trình giao tiếp, cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng trên các thị trường mục tiêu của DN Nhờ đó người tiêu dùng biết được hiện có những sản phẩm gì, được bán ở đâu trên thị trường,…
Chức năng của chiêu thị cổ động:
Tuyên truyền và thuyết phục làm cho người tiêu dùng hiểu rõ các thuộc tính của sản phẩm (mẫu mã, kích cỡ, nhãn hiệu thương mại,…)
Phản hồi thông tin từ khách hàng, từ thị trường để DN có sự điều chỉnh trong các chính sách MKT hỗn hợp
Các loại hình chiêu thị cổ động
Quảng cáo: là sử dụng phương tiện thông tin để truyền đạt thông tin đến khách
hàng, làm ảnh hưởng đến tập tính khách hàng - sự cảm nhận về một sản phẩm mới với những khách hàng mới và đi sâu vào tìm thức của khách hàng về một sản phẩm đã và đang sử dụng
Khuyến mãi:là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khếch
trương khối lượng bán Mục đích của khuyến mãi là kích động sự háo hức và quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm Các hình thức khuyến mãi như: giảm giá, tăng sản phẩm cho khách hàng, bán có kèm theo khuyến mãi,…
Tuyên truyền: đó là các hoạt động để công chúng biết về những điều tốt đẹp
của doanh nghiệp đang thực hiện bằng cách cung cấp những mẫu tin hay hình ảnh cho các cơ qua thông tin và báo chí Các mẫu tin hay hình ảnh này chỉ mang tính chất thông tin, không mang màu sắc quảng cáo
Kỹ thuật bán hàng: đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên và khách hàng
nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm Phương thức này được tiến hành trên cơ sở mặt đối mặt, hoặc thông qua giao tiếp các phương tiện thông tin Nhiệm vụ của nhân viên bán háng là tìm kiếm khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và làm cho họ hài lòng để họ tiếp tục mua nữa
Trang 253.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm
a) Sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm
Sản lượng sản phẩm tiêu thụ là lượng sản phẩm bán ra và được thị trường chấp nhận Qua việc xem xét sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm tăng hay giảm mà ta
có thể đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả hay không Sản lượng tiêu thụ qua các năm càng nhiều càng tốt và ngược lại
ra thông qua khối lượng hàng hóa bán ra
c Hàng tồn kho
Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng là yếu tố để xem xét tình hình tiêu thụ Tồn đầu kì biến động là do tình hình tiêu thụ kì trước, trong khi đó, tồn kho cuối kì chịu ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ của kì này
Số vòng quay hàng tồn kho: còn gọi là số vòng luân chuyển hàng hóa, là chỉ
tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường Hệ số vòng quay là chỉ tiêu phải được phân tích trong việc đánh giá tình hình tiêu thụ
ố ò â ể à ó trị giá hàng hóa bán ra theo giá vốn
trị giá hàng hóa tồn khoNếu tỷ số này cao thì việc sử dụng vốn hàng tồn kho sẽ được xem là có hiệu quả và ngược lại
Vòng quay các khoản phải thu
Trang 26Kỳ thu tiền bình quân: là chỉ tiêu được lập từ chỉ tiêu số vòng quay các khoản
d Khả năng thanh toán hiện thời
Để biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu cần phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào Nếu tình hình tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi Ngược lại, nếu tình hình tài chính khó khăn, doanh nghiệp nợ nhiều và kéo dài, mất tính chủ động trong kinh doanh, dẫn đến hoạt động kinh doanh không có hiệu quả Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn đảm bảo bao nhiêu tài sản lưu động
e Khả năng thanh toán nhanh
tỷ lệ thanh toán nhanh TSLĐ và đầu tư ngắn hạn trị giá hàng tồn kho
nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản lưu động có khả năng thanh toán nhanh
Trang 27Nếu chính sách gia tăng hàng tồn kho không tạo được điều kiện gia tăng doanh thu thì tỷ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, thể hiện sự thất bại trong việc quản
lý hàng tồn kho và ngược lại thì tỷ số này gần hoặc bằng 1
3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm
Yếu tố chính trị và pháp luật: Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị - pháp luật
chi phối mạnh mẽ đến thị trường và công tác phát triển của DN Sự ổn định của môi trường luật pháp là một trong những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của DN
Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo thuận lợi hay khó khăn trên thị trường kinh doanh Các yếu tố cơ bản bao gồm:
Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao
Sự cân bằng các chính sách của nhà nước
Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Hệ thống luật pháp và hiệu lực thi hành
Yếu tố dân số và văn hóa: môi trường xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó liên quan trực tiếp đến độ lớn của thị trường hiện tại của ngành, các thành phần kinh tế,…
Yếu tố kinh tế: có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp trong việc
sử dụng tiềm năng của mình và qua đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ
Nguồn nhân lực: con người là yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp đó
thành công hay thất bại Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tuyển chọn nhân
sự thích hợp để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
Yếu tố tự nhiên và cơ sở tầng: khi nói đến thị trường, người ta nói đến vị trí
địa lý của DN Đây là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên xác định thị trường của DN Ngoài ra, các yếu tố thuộc môi trường sinh thái như: khí hậu, thời tiết, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường,… ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng, đến nhu cầu về các loại sản phẩm Từ đó ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của
DN
Khách hàng: là người tiêu thụ sản phẩm, yếu tố khách hàng chi phối đến mọi
quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp Sức ép của khách hàng có hai
Trang 28dạng: trả giá thấp và có quyến lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp hoặc của đối thủ cạnh tranh Tất cả những điều này làm cơ sở cho các đối thủ cạnh tranh chống lại với nhau và dẫn đến làm suy giảm mức lợi nhuận chung của ngành
Đối thủ cạnh tranh: đây là áp lực ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến
doanh nghiệp Khi mức độ cạnh tranh càng cao thì càng đe dọa đến vị thế và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường Mức độ cạnh tranh trong ngành liên quan đến số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành, tốc độ tăng trưởng trong ngành,…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: là nguồn tài nguyên có sẵn, liên quan đến đề tài như:
sách báo, tạp chí, chứng từ của các phòng ban, báo cáo của công ty, internet…
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp chính để thu thập thông tin cho khóa luận này Các thông tin thu thập liên quan đến đối tượng nghiên cứu như doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận, giá,… Số liệu được thu thập từ sổ sách, chứng từ, từ báo cáo của các phòng ban như: phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng nhân sự
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh,…
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phần mềm Word, Excel để tính toán các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
a) Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng một tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
b) Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng trong tổng thể cần nghiên cứu Phương pháp này dùng để so sánh số liệu qua các năm, nói lên sự chênh lệch giữa số liệu đang nghiên cứu và số liệu gốc
So sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa số liệu năm đang nghiên cứu và năm gốc
Dùng để xác định mức độ biến động tuyệt đối giữa các vấn đề nghiên cứu qua các chỉ tiêu phân tích
Trang 29So sánh tương đối: là tỷ số khoản chênh lệch với số liệu năm gốc, được tính
bằng tỷ lệ phần trăm (%) Có tác dụng làm rõ bản chất các hiện tượng kinh tế, xu hướng biến động và mức độ đạt được của các chỉ tiêu
Trang 30CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Đối với mỗi công ty thì việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm để thấy được kết quả và hiệu quả của việc sản xuất là một điều kiện rất cần thiết Từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của công ty mình
4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
Năm 2011 (3)
185.865 169.800 16.064
342.605 320.080 22.524
79.771 156.740 72.327 150280 7.443 6.460 Nguồn: Phòng Kế Toán Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta Mặc dù vậy, công ty đã cố gắng triển khai nhiều kế hoạch nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí Và doanh thu đạt được là 106.094 triệu đồng, chi phí là 97.473 triệu đồng nên lợi nhuận mà công ty đạt được là 8.621 triệu đồng