PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO

95 240 0
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO Ngành: Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: MBA. Nguyễn Anh Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO” do NGUYỄN MINH TRIẾT, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . MBA. Nguyễn Anh Ngọc Người hướng dẫn, (Chữ ký) ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký) Ngày tháng năm 2012 Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký) Ngày tháng năm 2012 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, con xin gởi tới ba mẹ, anh chị em đã lo lắng, giúp đỡ, nuôi dưỡng và động viên tôi trong suốt thời gian học tập lời tri ân sâu sắc nhất. Chân thành biết ơn quý thầy cô Khoa kinh tế, Trường đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học ở trường, đó là tất cả những gì mà tôi cần để có thể vững bước trong công việc và cuộc sống của tôi sau này. Đặc biệt, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Anh Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót cho dù là nhỏ nhặt nhất từ khi đề tài còn là một đề cương chi tiết cho đến khi hoàn chỉnh bài luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty TNHH TM DV Huy Bảo, đặt biệt anh Nguyễn Vĩnh Phú (sale executive), cùng các anh chị CBCNV trong phòng Hành Chính Nhân Sự đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gởi tới gia đình, quý thầy cô Trường đại học Nông Lâm TPHCM, Công ty và bạn bè lời chúc sức khỏe và sự biết ơn sâu sắc. Cho dù đây không phải là đề tài mới mẻ, song do thời gian và khả năng có hạn nên không tránh khỏi một số thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tp Hồ Chí Minh, tháng 062012 Sinh viên Nguyễn Minh Triết NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MINH TRIẾT, tháng 06 năm 2012: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ tại Công Ty TNHH TM DV Huy Bảo”. NGUYEN MINH TRIET, JUNE 2012: “ Analysis of consumption situation and some solutions to improve the efficiency of consumption CO. LTD Huy Bao”. Khóa luận tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TMDV HUY BẢO. Qua nghiên cứu có những nội dung sau đây: Khái quát tình hình công ty, sử dụng những số liệu thứ cấp từ công ty để phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, đánh giá kết quả hoạt động của công ty, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty (môi trường bên trong và môi trường bên ngoài), tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ theo từng nhóm sản phẩm theo khu vực về hai mặt giá trị và sản lượng trong hai năm 2010 và 2011, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua phản hồi của khách hàng, xây dựng ma trận SWOT tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa của công ty. Cần phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối của công nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC HÌNH ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Nội dung nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5 2.1 Giới thiệu về công ty. 5 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH TM DV HUY BẢO 5 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5 2.2 Một số sản phẩm dịch vụ của công ty Huy Bảo 7 2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 8 2.3.1 Sơ đồ tổ chức 8 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban 8 2.4 Hoạt động kinh doanh 13 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Cơ sở lý luận 16 3.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của DN 16 3.1.2 Thị trường và chức năng của thị trường 20 3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 21 3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 25 3.1.5 Xây dựng chiến lược và kế hoạch yểm trợ tiêu thụ sản phẩm 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu 31 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 31 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu hiện trường 32 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32 3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 32 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 vi 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 34 4.1.1 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 34 4.1.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên trong 44 4.2 Quy trình phân phối sản phẩm của công ty 47 4.2.1 Các chính sách của công ty đối với thành viên trong HTPP 47 4.2.2 Quy trình đặt hàng và giao hàng 49 4.2.3 Hệ thống thông tin trong hoạt động phân phối của công ty 51 4.3 Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 20102011 52 4.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 20102011 52 4.3.2 Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 54 4.3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo mặt hàng 55 4.3.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khu vực 62 4.4 Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty 64 4.4.1 Phản hồi của khách hàng 64 4.4.2 Đánh giá thông qua ma trận SWOT 70 4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho công ty 72 4.5.1 Xây dựng phòng Marketing 73 4.5.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm 74 4.5.3 Phát triển website phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm cho công ty 74 4.5.4 Hoàn thiện công tác bán hàng 75 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 5.1 Kết luận 77 5.2 Kiến nghị 78 5.2.1 Đối với Nhà Nước 78 5.2.2 Đối với công ty 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHNL Đại học nông lâm DN Doanh nghiệp DVHM Dịch vụ hậu mãi ĐVT Đơn vị tính QLBH Quản lý bán hàng GDP Tổng sản phẩm trong nước HTPP Hệ thống phân phối NTD Người tiêu dùng NVBH Nhân viên bán hàng NVKD Nhân viên kinh doanh QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính Ths. Thạc sĩ TNBQ Thu nhập bình quân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH TM DV Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTSP Tiêu thụ sản phẩm VN Việt nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Năm 20082011 35 Bảng 4.2 Bảng Danh Sách Khách Hàng 42 Bảng 4.3 Bảng Giá Một Số Sản Phẩm Chính Của Công Ty Năm 2011 45 Bảng 4.4 Tình Hình Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 20102011 52 Bảng 4.5: Bảng Chi Phí Kinh Doanh 20102011 54 Bảng 4.6 Bảng Kết Quả Hiệu Suất Sản Xuất Kinh Doanh 2010 2011 55 Bảng 4.7 Kết Quả Số Lượng Tiêu Thụ Nhóm Mặt Hàng Hóa Chất 20102011 56 Bảng 4.8 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nhóm Mặt Hàng Hóa Chất 20102011 56 Bảng 4.9 Kết Quả Số Lượng Tiêu Thụ Nhóm Máy Móc Thiết Bị 20102011 58 Bảng 4.10 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nhóm Máy Móc Thiết Bị 20102011 59 Bảng 4.11 Kết Quả số Lượng Tiêu Thụ Công Cụ Dụng Cụ Kết Hợp 20102011 60 Bảng 4.12 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Công Cụ Dụng Cụ Kết Hợp 20102011 60 Bảng 4.13 Kết Quả Tình Hình Tiêu Thụ Theo Doanh Thu Của Công Ty Theo Khu Vực 20102011 62 Bảng 4.14 Kết Quả Tình Hình Tiêu Thụ Số Lượng Sản Phẩm Của Công Ty Theo Khu Vực 20102011 63 Bảng 4.15 Ma trận SWOT Của Công ty Huy Bảo 70 ix DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1 Logo Của Công Ty TNHH TM DV Huy Bảo 5 Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 8 Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh 9 Hình 2.4 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Nhân Sự 10 Hình 2.5 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán 11 Hình 2.6 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Cung Ứng 12 Hình 4.1 Ma Trận Năm Áp Lực Cạnh Tranh 38 Hình 4.2 Quy Trình Đặt Hàng Và Giao Hàng 49 Hình 4.3 Sơ Đồ Thông Tin Của Công Ty TNHH TMDV Huy Bảo 51 Hình 4.4 Tỉ Trọng Doanh Thu Của Công Ty Theo Khu Vực 20102011 62 Hình 4.5 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Phục Vụ 64 Hình 4.6 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Bán Sản Phẩm 65 Hình 4.7 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Sản Phẩm 67 Hình 4.8 Đánh Giá của Khách Hàng Về Chương Trình Khuyến Mãi 68 Hình 4.9 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Hậu Mãi 68 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đất nước ta chuyển sang một bước ngoặt lớn, từ nền kinh tế trung tập bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh đang hoạt động trong một nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít nguy cơ, hơn nữa Việt Nam đã là thành viên của WTO điều này mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh như thị trường tiêu thụ được mở rộng, thu hút nhiều vốn đầu tư… Riêng hoạt động thương mại, nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ. Thị trường trong nước phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú. Trong sự phát triển chung đó, ngành bảo trì bảo dưỡng cao ốc,văn phòng, nhà máy tại Việt Nam có vẻ khá mới lạ đối với các doanh nghiệp nhưng song song với nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay là sự xuất hiện của các cao ốc văn phòng ngày càng nhiều và việc bảo trì bảo dưỡng nó lạ một nhu cầu không thể thiếu tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Hơn chục năm về trước, có thể nói việc bảo trì bảo dưỡng cao ốc, văn phòng, nhà hàng…là khá mới mẻ và ít ai biết tới, nhưng vài năm trở lại đây, nó là một lĩnh vực cạnh tranh khá gay gắt bởi sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn rất dày dặn kinh nghiệm. Một trong những nguy cơ đó là các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một môi 2 trường cạnh tranh khốc liệt cùng những biến hóa khôn lường và các mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó. Do vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiết đối với mọi DN, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là các bộ phận phòng ban làm công tác tiêu thụ. Chỉ có vậy DN mới đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế hội nhập. Trong bối cảnh như trên công ty TNHH TM DV Huy Bảo cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Qua thời gian thực tập tại công ty tôi nhận thức được sự cần thiết phải có biện pháp để nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Anh Ngọc cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của anh chị CBCNV tại công ty TNHH TM DV Huy Bảo tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ tại công ty TNHH TMDV Huy Bảo.” Với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, trên cơ sở thành tựu đạt được và các khó khăn mà công ty gặp phải, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do trình độ nhận thức vẫn còn có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong luận văn này là không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, cùng các cô chú anh chị trong công ty để luận văn này được hoàn chỉnh hơn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung  Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty (môi trường bên trong và môi trường bên ngoài). 3  Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ theo từng nhóm sản phẩm theo khu vực về hai mặt giá trị và sản lượng.  Xây dựng ma trận SWOT tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa của công ty.Cần phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.  Đề ra giải pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cho việc tiêu thụ mặt hàng máy móc thiết bị, hóa chất vệ sinh công nghiệp, công cụ dụng cụ kết hợp. Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH TM DV Huy Bảo. Thời gian nghiên cứu: từ 15022012 đến 15042012. 1.4 Nội dung nghiên cứu Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Tổng quan: Khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ của phòng ban, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này đề cập một số vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:  Phân tích môi trường cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.  Phân tích quy trình phân phối sản phẩm của công ty.  Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 4  Xây dựng ma trận SWOT để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của công ty từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Thông qua quá trình tìm hiểu thực trạng công ty tiêu thụ sản phẩm tại công ty, từ các ưu nhược điểm đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp công ty mở rộng và phát triển. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu về công ty. 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH TM DV HUY BẢO Tên giao dịch trong nước: Công ty TNHH TM DV HUY BẢO Tên giao dịch nước ngoài: HB PROFESSIONAL SERVICES Hình 2.1 Logo Của Công Ty TNHH TM DV Huy Bảo Trụ sở chính: 21321 D2, Bình Thạnh, TP.HCM Tel: (848) 3512 8080 Fax: (848) 3512 8720 Chi Nhánh: 50 Võ Văn Dung, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (844) 35114500 Fax: (844) 35114500 Website: www.hbpos.com.vn 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển a) Lịch sử hình thành Vào những năm đầu thập niên 90, tòa nhà cao tầng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh mọc lên mang tên OSIC, được thiết kế và xây dựng theo kỹ thuật tiên tiến thời bấy giờ. Một cao ốc hiện đại với các văn phòng bên trong sẽ là nơi làm việc cho 6 các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam . Thế nhưng, tòa nhà đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động, những người quản lý mới gặp phải một việc khó khăn khác là làm sao để bảo dưỡng tòa nhà này dù nó chỉ có 16 tầng? Đây là việc thật đơn giản ở những quốc gia tiên tiến khác, bởi họ luôn có những công ty bảo trì bảo dưỡng cao ốc với các trang thiết bị hiên đại chuyên nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường ở Việt Nam trong những năm sắp tới, Paul Nguyen – Giám đốc điều hành với con mắt của nhà kinh doanh đã sống lâu trong môi trường của một quốc gia tiến tiến, đánh giá rằng đây sẽ là nhu cầu không thể thiếu tại Việt Nam trong những năm sắp đến. Và ông đã bắt đầu thành lập Công ty Xây Lắp Công Nghiệp mà bước đầu là một đội Sky Rider (người bảo trì vệ sinh các tòa nhà) đầu tiên đã ra đời tại Sài Gòn vào tháng 061994 với công việc cụ thể là vệ sinh và bảo trì cao ốc, văn phòng, nhà xưởng. b) Quá trình phát triển Bắt đầu từ năm 1994 đến nay, Huy Bảo từ 1 đội Sky Rider vài chục người đã phát triển thành công ty hàng đầu trong ngành bảo trì bảo dưỡng cao ốc tại Việt Nam. Đến tháng 091999 đã đổi tên thành Công ty TNHH TM DV Huy Bảo. Với đội ngũ nhân viên hùng hậu hơn 600 người đươc đào tạo chuyên nghiệp, cùng 400 loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ hiện đại được nhập trực tiếp từ Mỹ, Huy Bảo là công ty duy nhất có thể cung cấp dịch vụ chu đáo đến từng chi tiết theo yêu cầu của khách hàng. Thương Hiệu HB Professional Services sau hơn 10 năm hoạt động công ty đã phát triển mạnh mẽ và đạt được một vị thế nhất định trên thị trường. Loại hình dịch vụ cũng đa dạng và ngày càng chuyên nghiệp hơn như: Dịch vụ vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng cao ốc, dịch vụ vệ sinh cho trung tâm thương mại, phòng trưng bày, dịch vụ vệ sinh nhà máy, dịch vụ vê sinh văn phòng, dịch vụ vệ sinh trên cao, dịch vụ sơn chống thấm trên cao, tư vấn và huấn luyện, cho thuê máy móc… Cho đến nay, Huy Bảo là nhà cung cấp duy nhất có thể đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn khắt khe của những Tòa nhà cao cấp vào Bậc nhất tại TP. HCM như: The Metropolitan, Sunwah Tower, Saigon Tower, Diamond Plaza… 7 2.2 Một số sản phẩm dịch vụ của công ty Huy Bảo Ngoài việc cung cấp các dịch vụ vệ sinh bảo trì cao ốc, nhà máy, Công ty Huy Bảo (HB Co., Ltd.) còn là nhà cung ứng chuyên nghiệp những giải pháp, các sản phẩm hoá chất và thiết bị chuyên dùng phục vụ cho lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Cung cấp các giải pháp kỹ thuật và sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng trong các lĩnh vực: Vệ sinh buồng (housekeeping), giặt là (laundry), vệ sinh bếp (kitchen hygiene) và các vệ sinh bảo trì các loại sàn. Công ty đã xây dựng một hệ thống hậu cần hùng hậu cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Văn phòng chính và phòng trưng bày được đặt ở TP. HCM, đội ngũ nhân viên phục vụ các khách hàng ở Tp. Hồ Chí Minh và khu vực phía nam. Chi nhánh Hà Nội cùng đội ngũ nhân viên đang phục vụ nhiều khách hàng ở Hà Nội và khu vực phía bắc. Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994 đến nay, Huy Bảo đã được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới tín nhiệm ủy thác làm đại lý chính thức ở Việt Nam. Hiện nay công ty Huy Bảo phân phối ổn định các sản phẩm sau: Hoá chất vệ sinh công nghiệp JohnsonDiversey: Hoá chất vệ sinh cho bộ phận buồng, hoá chất vệ sinh khu vực bếp, hoá chất giặt là, hoá chất xử lý và bảo trì sàn. Máy thiết bị làm sạch TaskiThụy Sĩ và NSS Mỹ: Máy hút bụi nước, máy chà sàn, máy đánh bóng, máy giặt thảm, máy chà sàn tự động. Máy phun rửa áp lực cao Comet – Italy: Máy nước nóng, máy nước lạnh. Dụng cụ vệ sinh Rubbermaid Mỹ: Các dụng cụ lau sàn, dụng cụ lau kính, và các dụng cụ vệ sinh khác. Các sản phẩm 3M: Thảm 3M dành cho khu vực lobby, thảm 3M dành cho khu vực sàn ướt, băng keo chống trơn, Pad chà sàn các loại. 8 2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.3.1 Sơ đồ tổ chức Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Nguồn: Phòng kinh doanh 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban a) Giám đốc công ty  Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của công ty  Xác định chính sách, mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty.  Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực cho các bộ phận.  Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty.  Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các trưởng bộ phận. b) Phó giám đốc kinh doanh  Thực hiện các chỉ thị từ giám đốc về chiến lược kinh doanh.  Điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày trong công ty.  Thực hiện phân công công tác cho các nhân viên kinh doanh để đạt chỉ tiêu kinh doanh do giám đốc đề ra.  Tạo các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, PR cho sản phẩm. c) Phòng kinh doanh Là bộ phận chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty ở Tp Hồ Chí Minh và chi nhánh ở Hà Nội những vẫn phân chia rõ ràng ở từng khu vực cụ thể và từng vị trí cụ thể để có thể dễ dàng kiểm soát và hoạt động hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG CUNG ỨNG PHÒNG KẾ TOÁN THƯ KÝ 9 Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nguồn: Phòng kinh doanh Chức năng:  Tìm kiếm nguồn hàng về hóa chất máy móc, công cụ dụng cụ của nghành Cleaning service cho công ty.  Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược công ty.  Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm nghành Cleaning Service của công ty từ các đơn hàng nhận được  Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám Đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch.  Tham gia xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng, Hệ thống quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội tại công ty. Nhiệm vụ:  Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty, nhận các đơn hàng,lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Giám Đốc ký, lập kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm.  Lập nhu cầu hóa chất, máy móc, công cụ dụng cụ của nghành Cleaning Service cần mua và đặt hàng, theo dõi đôn đốc nhà cung ứng giao hàng đúng hạn đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Trưởng phòng HMC Hà Nội Nhân viên Kinh doanh Nhân viên Cskh Nhân viên hỗ trợ Kỹ Thuật Nhân viên Kinh Doanh Nhân viên Cskh Nhân viên hỗ trợ kỹ Thuật Nhân viên giao nhận Bảo vệ Phó phòng Trưởng chi nhánh 10  Nhận giải quyết những thông tin kinh doanh có liên quan, tham gia xây dựng các hệ thống quản lý trong toàn công ty. d) Phòng hành chính nhân sự Hình 2.4 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Nhân Sự Nguồn: Phòng kinh doanh Chức năng:  Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty, tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo, tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty.  Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích kích thích người lao động làm việc, thực hiện chế độ cho người lao động.  Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của Ban Giám Đốc, hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám Đốc và Người lao động trong công ty.  Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.  Phục vụ các công tác hành chánh để Ban Giám Đốc thuận tiện trong chỉ đạo điều hành, phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt. Nhiệm vụ:  Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công ty và các bộ phận liên quan, thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng nhân viên công ty nghĩ việc.  Lập chương trình đào tạo định kỳ hàng tháng, năm. Trưởng phòng Phó phòng Tuyển dụng Đào tạo Lương và Chế độ Tiếp tân Giao nhận Lái xe Bảo vệ Tạp vụ 11  Trực tiếp tổ chức, tham gia việc huấn luyện cho người lao động mới vào công ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội quy lao động.  Lập kế hoạch điều động nhân sự theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.  Tổ chức theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các chế độ liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động theo chỉ đạo của ban Giám đốc.  Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh tế, xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo Ban Giám đốc để có quyết định kịp thời.  Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công ty, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản công ty của các bộ phận.  Hỗ trợ các bộ phận khác về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự.. Tham gia thực, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy định chất lượng đã ban hành. e) Phòng kế toán Hình 2.5 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán Nguồn: Phòng kinh doanh Chức năng:  Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán, theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan Kế toán thanh toán công nợ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán doanh thu, kho, TSCĐ. Nhân viên văn thư thu tiền Thủ quỹ 12  Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh, cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động hữu hiệu.  Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Nhiệm vụ:  Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.  Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty.  Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho giám đốc công ty. f) Phòng cung ứng Hình 2.6 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Cung Ứng Nguồn: Phòng kinh doanh Trưởng phòng Nhân viên xuất nhập Kho Quản lý kho Nhân viên thống kê kho Nhân viên kho 13 Chức năng:  Hỗ trợ bộ phận khác trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.  Nghiên cứu và nắm vững quy định pháp luật liên quan đến vấn đề XNK.  Đề xuất cho Giám Đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực cung ứng. Nhiệm vụ:  Nhập hàng: Kiểm tra đặt hàng cho các công trình và hàng bán (nội địa), làm hồ sơ chứng từ hải quan, vận chuyển hàng về kho,làm hồ sơ thanh toán tiền hàng nhập khẩu, tính toán phương tiện vận chuyển để giảm chi phí cho công ty trong việc nhập và xuất hàng.  Xuất hàng: Nhận thông tin về khách hàng, giải thích thắc mắc cho khách hàng trong phạm vi cho phép, nhận kiểm tra hóa chất máy móc thiết bị cho các bộ phận khác từ bộ phận kế toán.  Kiểm tra: Kiểm tra theo dõi các phiếu xuất khẩu, phiếu nhập khẩu. 2.4 Hoạt động kinh doanh  Khả năng chuyên môn: Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kỷ thuật trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ của công ty luôn đáp ứng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Các chương trình huấn luyện được biên soạn và cập nhật tốt, được thực hiện bởi các chuyên viên của công ty đã giúp cho khách hàng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên trong các lĩnh vực liên quan. Với đội ngũ kỹ sư sẵn có, công ty đã và đang mang lại cho khách hàng những hổ trợ thiết thực qua công tác tư vấn, bảo trì và sửa chửa các thiết bị, máy móc vệ sinh chuyên dụng.  Tiêu chí kinh doanh: Với định hướng đầu tư lâu dài, cam kết của công ty Huy Bảo luôn hướng đến việc cung cấp cho khách hàng những giải pháp mang tính toàn diện và lâu dài. Chương trình dịch vụ khách hàng luôn được cập nhật, điều chỉnh để luôn đáp ứng những yêu cầu đa dạng của khách hàng. Tiêu chí kinh doanh của công ty là:  Mang lại lợi ích cho khách hàng 14  Cung ứng các sản phẩm hoá chất và thiết bị vệ sinh tốt nhất..  Tư vấn cho khách hàng những giải pháp kỹ thuật hiệu quả và phù hợp nhất để duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Với đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên ngành vững vàng, tính chuyên môn hoá cao cùng với chính sách kinh doanh lâu dài và lành mạnh, công ty chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả cao nhất với chi phí tối ưu nhất.  Những lợi ích: Mục tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao về vệ sinh công nghiệp của khách hàng tại Việt Nam. Các giải pháp của công ty luôn luôn hướng đến việc mang lại cho khách hàng chất lượng cao nhất với chi phí cạnh tranh nhất. Trong hợp tác, công ty có thể mang lại cho khách hàng những lợi ích sau: Đảm bảo chất lượng hàng hoá: hàng hoá của được đảm bảo đúng chất lượng bởi các nhà sản xuất danh tiếng trên thế giới, mới 100%, được sản xuất và đóng gói bởi những trên dây chuyền sản xuất hiện đại, có nhãn hiệu và xuất xứ rõ ràng. Đảm bảo giao hàng đúng hẹn: hệ thống hậu cần tốt và an toàn, chúng tôi luôn dự trữ trong kho một lượng hàng đủ cung ứng trong thời gian ít nhất 4 tháng nên luôn đảm bảo cung ứng đủ yêu cầu của khách hàng. Không xảy ra tình trạng thiếu hàng kể cả trong mùa cao điểm. Hàng hoá được vận chuyển đến khách hàng trên những phương tiện an toàn đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển. Dịch vụ kỹ thuật: Những chuyên viên là những kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có thể cung cấp cho khách hàng những tư vấn hướng dẩn phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của khách hàng, thực hiện công tác kiểm tra đáng giá kết quả công tác vệ công nghiệp, thực hiện chương trình huấn luyện cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên trong lĩnh vực liên quan và đề xuất những giải pháp thích đáng lên ban giám đốc khách sạn. Đội ngũ Kỹ sư CơĐiện giàu kinh nghiệm sẽ hướng dẩn cho quý khách hàng những tư vấn và hổ trợ cần thiết trong việc bảo trì hoặc sửa chửa máy và thiết bị làm sạch, máy rửa chén và máy giặt. 15 Chế độ báo cáo: khi được yêu cầu, tất cả những hoạt động về dịch vụ kỹ thuật nêu trên sẽ được báo cáo bằng văn bản cho những bộ phận liên quan bên phía khách hàng. Tối ưu hoá chi phí: công ty Huy Bảo cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với chí phí cạnh tranh nhất. Bằng sự phối hợp đồng bộ các biện pháp: thiết kế chương trình vệ sinh thích hợp, cung cấp chương trình huấn luyện thoả đáng, đầu tư lắp đặt miễn phí những thiết bị pha hoá chất hiện đại, chính xác đảm bảo nồng độ hoá chất sử dụng chính xác và không bị lãng phí. Sự hổ trợ từ bên ngoài công ty được đảm bảo một sự hổ trợ toàn diện từ các nhà sản xuất từ Châu Âu, Mỹ và trong khu vực và có thể đáp ứng tất cả yêu cầu tư vấn hoặc dịch vụ kỹ thuật của khách hàng trong lĩnh vực vệ sinh, công nghiệp giặt là hay an toàn thực phẩm. Các chương trình huấn luyện chuyên nghiệp: công ty hiểu rằng công tác huấn luyện và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên có tầm quan trọng và đóng góp rất lớn đến sự thành công của khách hàng. Vì vậy công ty đã thiết kế những chương trình huấn luyện chi tiết và được thực hiện với những công cụ hổ trợ cần thiết như tài liệu, CD, băng video, áp phích... đảm bảo mang đến hiệu quả huấn luyện tốt nhất. Các phần chính trong chương trình huấn luyện bao gồm: Product identification chemical safety, food safety, housekeeping. 16 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của DN a) Khái niệm bán hàng và công tác tiêu thụ sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Đối với các công ty thương mại phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau như: tạo nguồn, mua hàng, nghiên cứu thị trường, quản lý dự trữ… Trong đó tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng mấu chốt nhất. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm các công ty thương mại mới có thể thu hồi vốn kinh doanh, thực hiện được lợi nhuận, tái mở rộng kinh doanh. Thuật ngữ “tiêu thụ sản phẩm” được sử dụng rất rộng rãi trong kinh doanh, nhưng tùy vào mục tiêu nghiên cứu, góc độ tiếp cận, đối tượng nghiên cứu ứng dụng mà thuật ngữ này có thể hàm chứa những nội dung khác nhau và rất đa dạng. Trong đề tài này, tiêu thụ sản phẩm được tiếp cận với tư cách là một quá trình. Với cách tiếp cận này: “tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiểu quả.” Tiêu thụ là khâu kết thúc của mỗi chuỗi kinh doanh, có đặc điểm riêng và có tính độc lập tương đối. Nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu thụ và tiêu thụ tốt không chỉ phụ thuộc vào cách thức và hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh doanh hàng. Để tiêu thụ tốt sản phẩm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng xuất hiện và yêu cầu cần phải được giải quyết tốt từ khâu trước đó (chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư, tổ chức…) ở các bộ phận nghiệp vụ khác của hệ thống tổ chức doanh nghiệp 17 (Marketingtạo nguồn, Thu mua tài chính phân tích tài chính…) cũng như từ cấp quản trị cao nhất đến các quản trị viên trung gian và các nhân viên trong hệ thống. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm không chỉ được xác định là mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp. Như vậy, ở doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ sản phẩm là kết quả của nhiều hoạt động liên quan và kế tiếp nhau:  Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý tập quán của người tiêu dùng.  Hoạch định chiến lược và kế hoạch tiêu thụ.  Xây dựng các chiến lược và kế hoạch yểm trợ tiêu thụ.  Thiết lập và củng cố bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.  Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.  Đánh giá kết quả, thu thập thông tin phản hồi để tiếp tục hoạt động tiêu thụ Ý nghĩa: Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ, tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của công ty. Sau quá trình tiêu thụ công ty không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiên được giá trị lao động thặng dư. Đây là nguồn quan trọng để tích lũy vào ngân sách và các quỹ của xí nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. b) Vai trò của đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất và nhà phân phối và một bên là người tiêu dùng, vì vậy nó có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng. Dựa vào quá trình tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có cơ hội tốt để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của 18 thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng bán, doanh thu, lợi nhuận , chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do nhà nước định sẵn. Tóm lại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà vấn đề trung tâm của quá trình sản xuất: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu? Sản xuất bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà Nước quyết định thì việc tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả ấn định từ trước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng phải tự mình quyết định cả ba vấn đề trung tâm của doanh nghiệp phải tiến hành rất nhiều hoạt động như: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và xác định nhu cầu vật tư, xác định nguồn vật tư, tiếp nhận vật tư… Trong đó tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng. Chính vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường cần phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng cho đến việc đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ,… nhằm đạt được một hiệu quả cao nhất. Theo hiệp hội toán quốc tế thì tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, đảm bảo tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn 19 một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng, nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu them về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời công tác tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh, phản ánh sự đúng đắn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự nổ lực cố gắng của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường. Về phương diện xã hội thì công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn xã hội. Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và có hiệu quả thì công tác tiêu thụ phải được tổ chức tốt, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một chiến lược tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra như: Lợi nhuận, vị thế và an toàn. c) Yêu cầu đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một Doanh Nghiệp. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có thuận lợi, có thu được hiệu quả thì vốn của doanh nghiệp mới được quay vòng nhanh, mới có hiệu quả, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mới có thể được diễn tra một cách liên tục và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, đối với hoạt động tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp cũng có những yêu cầu cụ thể sau đây:  Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải được tiến hành một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất, an toàn và đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm. 20  Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo được tính lâu dài của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.  Đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và đảm bảo thời gian thu hồi vốn nhanh nhất  Đảm bảo uy tín và chất lượng của nhà sản xuất đối với người tiêu dung thông qua các chính sách hậu mãi và tiếp thị sản phẩm. 3.1.2 Thị trường và chức năng của thị trường Theo Philip Kotler, trong tác phẩm Marketing của mình, quan niệm: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. ( Hoàng Minh Đường, 2005) Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là một chiều hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng. Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận: Hàng hóa có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Nếu hàng hóa bán được tức là được thị trường thừa nhận và ngược lại. Chức năng thực hiện: Hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền, bằng hàng hoặc bằng các chứng từ có giá khác. Chức năng điều tiết và kích thích: Thị trường điều tiết và kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số DN. Chức năng thông tin: Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng giúp DN có quyết định đúng đắn trong sản xuất, kinh doanh. Phát triển thị trường: Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức biện pháp của DN nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng qui mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của DN trên thị trường. 21 3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm a) Nhóm nhân tố khách quan:  Nhu cầu thị trường. Thị trường là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, thị trường chính là môi trường sống của các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu tách khỏi thị trường, hoạt động trái với quy luật phát triển của thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động dựa theo quy luật phát triển của thị trường mà không thể điều chỉnh thị trường được, do vậy thị trường tiêu thụ chính là nhân tố khách quan điều chỉnh trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào khi đầu tư vào một loại sản phẩm đều phải xét đến nhu cầu của thị trường để có những chính sách đầu tư hợp lí cho sản phẩm. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì quy mô hay số lượng của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường. Khách hàng với các yếu tố nhu cầu, các yếu tố tâm lý, tập quán và thị hiếu. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thông thường để theo dõi thông tin khách hàng, doanh nghiệp thường tập trung vào năm loại hình thị trường như sau:  Thị trường người tiêu dùng: là các cá nhân và hộ tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích cá nhân.  Thị trường khách hàng là doanh nghiệp: là các tổ chức và doanh nghiệp mua hàng hóa và dịch vụ để gia công chế biến them hoặc để sử dụng vào một quá trình sản xuất kinh doanh khác.  Thị trường buôn bán trung gian: là các tổ chức cá nhân mua hàng hóa dịch vụ cho các mục đích bán lại để kiếm lời.  Thị trường cơ quan và tổ chức của Đảng và Nhà Nước: mua hàng hóa dịch vụ cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý, hoạt động công cộng hoặc chuyển giao tới các tổ chức các nhân khác đang có nhu cầu sử dụng.  Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người mua trung gian và chính phủ của các quốc gia khác. 22 Nhu cầu và các yếu tố tác động đến nhu cầu của khách hàng trên thị trường là không giống nhau. Do đó tính chất ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng khác, bởi vậy chúng cần được nghiên cứu riêng tùy vào mức độ tham gia vào các thị trường của mỗi doanh nghiệp để công tác tiêu thụ sản phẩm hàng được thực hiện.  Đối thủ cạnh tranh. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị phần và giành giật một phần khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách nắm bắt, phân tích các thông tin về đối thủ như: Chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách sản phẩm… từ đó có biện pháp phù hợp. Ngoài ra số doanh nghiệp trong nội bộ nghành và quy mô sản xuất kinh doanh của chúng đều có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ và tạo sự cạnh tranh trong nội bộ nghành. Vì vậy, mỗi sự thay đổi của các doanh nghiệp trong nội bộ nghành đều tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một sự thâm nhập của doanh nghiệp mới hay rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp khác đều ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy những thông tin về các doanh nghiệp này doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm để điều chỉnh hoạt động và làm chủ tình hình trong hoạt động kinh doanh của mình.  Các điều kiện tự nhiên, địa lý Các điều kiện tự nhiên, địa lý… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên sẽ quyết định chi phí vận chuyển hàng hóa, do đó ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, các điều kiện tự nhiên cũng sẽ làm cho chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dung tăng lên do đó sẽ làm cho quy mô và hiệu quả của hoạt động tiếp thị sản phẩm sẽ giảm. b) Nhóm nhân tố chủ quan: Những nguyên nhân thuộc về bản thân công ty ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bao gồm: Giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, tổ chức tiêu thụ…  Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Giá bán tăng lên làm cho 23 doanh thu tăng trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không đổi. Tuy nhiên, cần chú ý rằng khi giá bán tăng lên không những khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng, mức độ tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa. Những sản phẩm đơn giản khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ít phụ thuộc vào giá cả. Ngược lại những sản phẩm hàng hóa cao cấp, xa xỉ khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm khi giá cả tăng lên. Vì vậy, công ty cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả thế nào cho hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.  Chất lượng sản phẩm là tập hợp những đặc tính không thể thiếu được của sản phẩm. Nó được xác định bằng các thông số kĩ thuật có thể so sánh đo lường được. Càng hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh, chất lượng càng cần thiết vì nó là một trong các nhân tố chủ yếu để quyết định sức cạnh tranh của công ty. Nó tác động đến lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường. Công ty không thể bán được nhiều, không thể giữ uy tín với khách hàng nếu sản phẩm của công ty kém chất lượng. Chất lượng sản phẩm tốt có thể làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn và ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng. Chính vì thế công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.  Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm các khâu khác nhau từ việc thiết kế mạng lưới tiêu thụ, quảng cáo khuyến mãi. Nếu công tác tiêu thụ không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ quá trình kinh doanh. Và ngược lại nếu tổ chức tốt thì công ty sẽ tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, doanh thu tăng, vòng quay vốn lưu động tăng, giảm chi phí dự trữ bảo quản… Vì vậy công ty cần lựa chọn tổ chức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với đặc tính của sản phẩm và quy mô sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ như: Quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng, hợp hội để tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với công ty. Việc tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả ở mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào yếu tố sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thị trường mà còn phục thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và phương thức tiêu thụ chúng. Đối với các thị trường khác nhau,doanh nghiệp cần tìm cho mình một cách thức tiêu thụ thích hợp, điều này ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ. Các phương thức tiêu thụ hàng mà 24 doanh nghiệp có thể lựa chọn là tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp. Cùng với phương thức tiêu thụ hàng mà doanh nghiệp có những quyết định sáng suốt trong lưu thông như xử lý đơn hàng, tổ chức kho hàng, dự trữ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng và chi phí cho các hoạt động đó. Việc phối hợp các hoạt động cho ăn khớp với nhau sẽ đảm bảo đủ sức phục vụ khách hàng và sẽ tiết kiệm được chi phí để đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm.  Chất lượng phục vụ: Để có thể đứng vững trên thị trường thì ngoài việc đáp ứng những nhu cầu về chất lượng sản phẩm và giả cả thì việc phục vụ tận tình, niềm nở với khách hàng cũng góp một phần không nhỏ trong công tác tiêu thụ. Nó giúp làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng hơn từ đó đẩy mạnh hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm  Trình độ và số lượng nhân sự trong công tác tiêu thụ: Để thực hiện được các mục tiêu của DN cần phải có một đội ngũ nhân sự nhất định. Việc quản lý nguồn nhân sự trong công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đủ và đúng người với kĩ năng và trình độ phù hợp vào đúng công việc và vào đúng thời điểm thích hợp giúp DN đạt được những thành công nhất định. Nếu chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà lực lượng lao động là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất quyết định đến chất lượng chất lượng các hoạt động và chất lượng của sản phẩm. Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm,kỷ luật và khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp đều tác động trực tiếp đến sản phẩm. Nói đến trình độ lao động không chỉ nói đến trình độ chuyên môn của người trực tiếp sản xuất mà cả trình độ tổ chức ở tất cả các khâu trong quá trình sả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO Ngành: Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: MBA Nguyễn Anh Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV HUY BẢO” NGUYỄN MINH TRIẾT, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ MBA Nguyễn Anh Ngọc Người hướng dẫn, (Chữ ký) Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký) (Chữ ký) Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, xin gởi tới ba mẹ, anh chị em lo lắng, giúp đỡ, nuôi dưỡng động viên suốt thời gian học tập lời tri ân sâu sắc Chân thành biết ơn quý thầy cô Khoa kinh tế, Trường đại học Nơng Lâm TPHCM tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức quý báu cho suốt thời gian học trường, tất mà tơi cần để vững bước công việc sống sau Đặc biệt, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh Ngọc, người tận tình hướng dẫn, sửa chữa sai sót cho dù nhỏ nhặt từ đề tài đề cương chi tiết hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc toàn thể cán nhân viên công ty TNHH TM DV Huy Bảo, đặt biệt anh Nguyễn Vĩnh Phú (sale executive), anh chị CBCNV phòng Hành Chính Nhân Sự nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt để tơi thực tập tốt nghiệp hoàn thành luận văn Xin cảm ơn động viên, giúp đỡ nhiệt tình bạn bè suốt thời gian học tập làm luận văn tốt nghiệp Cuối tơi xin gởi tới gia đình, q thầy cô Trường đại học Nông Lâm TPHCM, Công ty bạn bè lời chúc sức khỏe biết ơn sâu sắc Cho dù đề tài mẻ, song thời gian khả có hạn nên khơng tránh khỏi số thiếu sót Tơi mong nhận góp ý Quý thầy cô bạn Tôi xin chân thành cảm ơn Tp Hồ Chí Minh, tháng 06/2012 Sinh viên Nguyễn Minh Triết NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MINH TRIẾT, tháng 06 năm 2012: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm số giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ Công Ty TNHH TM DV Huy Bảo” NGUYEN MINH TRIET, JUNE 2012: “ Analysis of consumption situation and some solutions to improve the efficiency of consumption CO LTD Huy Bao” Khóa luận tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty TNHH TMDV HUY BẢO Qua nghiên cứu có nội dung sau đây: Khái qt tình hình cơng ty, sử dụng số liệu thứ cấp từ cơng ty để phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, đánh giá kết hoạt động công ty, đồng thời phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty (môi trường bên mơi trường bên ngồi), tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm theo khu vực hai mặt giá trị sản lượng hai năm 2010 2011, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm cơng ty thơng qua phản hồi khách hàng, xây dựng ma trận SWOT tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, hội, đe dọa công ty Cần phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu để cải thiện hoạt động kinh doanh cơng ty Trên sở đó, đưa số giải pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối công nhằm nâng cao hiệu công tác tiêu thụ sản phẩm công ty MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii  DANH SÁCH CÁC BẢNG viii  DANH SÁCH CÁC HÌNH ix  CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1  1.1 Đặt vấn đề 1  1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2  1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2  1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2  1.3 Phạm vi nghiên cứu 3  1.4 Nội dung nghiên cứu 3  CHƯƠNG TỔNG QUAN 5  2.1 Giới thiệu công ty 2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH TM DV HUY BẢO 2.1.2 Lịch sử hình thành phát triển 5  5  5  2.2 Một số sản phẩm dịch vụ công ty Huy Bảo 7  2.3 Cơ cấu tổ chức công ty 8  2.3.1 Sơ đồ tổ chức 8  2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ phòng ban 2.4 Hoạt động kinh doanh CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 8  13  16  16  3.1.1 Một số vấn đề lý luận tiêu thụ sản phẩm DN 16  3.1.2 Thị trường chức thị trường 20  3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 21  3.1.4 Các tiêu đánh giá kết hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh 25  3.1.5 Xây dựng chiến lược kế hoạch yểm trợ tiêu thụ sản phẩm 3.2 Phương pháp nghiên cứu 27  31  3.2.1 Phương pháp nghiên cứu bàn 31  3.2.2 Phương pháp nghiên cứu trường 32  3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 32  3.2.4 Phương pháp phân tích liệu 32  CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN v 34  4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm cơng ty 34  4.1.1 Nhân tố thuộc môi trường bên ngồi 34  4.1.2 Nhân tố thuộc mơi trường bên 4.2 Quy trình phân phối sản phẩm cơng ty 44  47  4.2.1 Các sách cơng ty thành viên HTPP 47  4.2.2 Quy trình đặt hàng giao hàng 49  4.2.3 Hệ thống thông tin hoạt động phân phối công ty 51  4.3 Phân tích đánh giá tình hình thực kết hiệu sản xuất kinh doanh công ty 2010-2011 52  4.3.1 Kết hoạt động kinh doanh công ty 2010-2011 52  4.3.2 Một số tiêu kết hiệu kinh doanh công ty 54  4.3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty theo mặt hàng 55  4.3.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cơng ty theo khu vực 62  4.4 Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm công ty 64  4.4.1 Phản hồi khách hàng 64  4.4.2 Đánh giá thông qua ma trận SWOT 70  4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ sản phẩm cho công ty 4.5.1 Xây dựng phòng Marketing 72  73  4.5.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm 74  4.5.3 Phát triển website phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm cho công ty 74  4.5.4 Hồn thiện cơng tác bán hàng 75  CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77  5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị 77  78  5.2.1 Đối với Nhà Nước 78  5.2.2 Đối với công ty 79  TÀI LIỆU THAM KHẢO 80  PHỤ LỤC 81  vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHNL Đại học nông lâm DN Doanh nghiệp DVHM Dịch vụ hậu ĐVT Đơn vị tính QLBH Quản lý bán hàng GDP Tổng sản phẩm nước HTPP Hệ thống phân phối NTD Người tiêu dùng NVBH Nhân viên bán hàng NVKD Nhân viên kinh doanh QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh HĐTC Hoạt động tài Ths Thạc sĩ TNBQ Thu nhập bình quân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH TM DV Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTSP Tiêu thụ sản phẩm VN Việt nam WTO Tổ chức thương mại giới XNK Xuất nhập vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Năm 2008-2011 35  Bảng 4.2 Bảng Danh Sách Khách Hàng 42  Bảng 4.3 Bảng Giá Một Số Sản Phẩm Chính Của Cơng Ty Năm 2011 45  Bảng 4.4 Tình Hình Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2010-2011 52  Bảng 4.5: Bảng Chi Phí Kinh Doanh 2010-2011 54  Bảng 4.6 Bảng Kết Quả Hiệu Suất Sản Xuất Kinh Doanh 2010- 2011 55  Bảng 4.7 Kết Quả Số Lượng Tiêu Thụ Nhóm Mặt Hàng Hóa Chất 2010-2011 56  Bảng 4.8 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nhóm Mặt Hàng Hóa Chất 2010-2011 56  Bảng 4.9 Kết Quả Số Lượng Tiêu Thụ Nhóm Máy Móc Thiết Bị 2010-2011 58  Bảng 4.10 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Nhóm Máy Móc Thiết Bị 2010-2011 59  Bảng 4.11 Kết Quả số Lượng Tiêu Thụ Công Cụ Dụng Cụ Kết Hợp 2010-2011 60  Bảng 4.12 Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Công Cụ Dụng Cụ Kết Hợp 2010-2011 60  Bảng 4.13 Kết Quả Tình Hình Tiêu Thụ Theo Doanh Thu Của Công Ty Theo Khu Vực 2010-2011 62  Bảng 4.14 Kết Quả Tình Hình Tiêu Thụ Số Lượng Sản Phẩm Của Công Ty Theo Khu Vực 2010-2011 63  Bảng 4.15 Ma trận SWOT Của Công ty Huy Bảo 70  viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1 Logo Của Cơng Ty TNHH TM DV Huy Bảo 5  Hình 2.2 Sơ đồ máy tổ chức cơng ty 8  Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh 9  Hình 2.4 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Nhân Sự 10  Hình 2.5 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Tốn 11  Hình 2.6 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Cung Ứng 12  Hình 4.1 Ma Trận Năm Áp Lực Cạnh Tranh 38  Hình 4.2 Quy Trình Đặt Hàng Và Giao Hàng 49  Hình 4.3 Sơ Đồ Thông Tin Của Công Ty TNHH TM-DV Huy Bảo 51  Hình 4.4 Tỉ Trọng Doanh Thu Của Cơng Ty Theo Khu Vực 2010-2011 62  Hình 4.5 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Phục Vụ 64  Hình 4.6 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Bán Sản Phẩm 65  Hình 4.7 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Sản Phẩm 67  Hình 4.8 Đánh Giá Khách Hàng Về Chương Trình Khuyến Mãi 68  Hình 4.9 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Hậu Mãi 68  ix công ty thị trường Môi trường xã hội, S2,3,4O3,4,: Với nguồn trường nhanh chóng kịp trị ổn định cao, nắm bắt thông tin thị Mức sống lực có sẵn, cần gia tăng mức thời ngày tiêu thụ sản phẩm, mở rộng W2,5O3,5: Quan hệ tốt với cao, sở hạ tìm kiếm đối tác nhà cung ứng để ổn định tầng kinh tế ngày S6O2,3: Tăng cường quảng sách giá thỏa phát triển bá sản phẩm mãn yêu cầu khách Sản phẩm có chất S1,6O6: Xâm nhập thâm hàng lượng cao nhập vào thị trường nhờ W6O5: Phát triển kênh khách hàng ln vào uy tín thương hiệu phân phối để phục vụ tốt tin tưởng ủng hộ công ty công ty Hệ cho khách hàng S4,5O5: Thường xuyên chăm W3O4,5: Đào tạo đội ngũ thống công sóc khách hàng thân thiết nhân viên phù hợp với yêu nghệ thông tin tiềm công ty công ty đại S2O6,7: cầu chuyên môn cơng Tăng cường tìm ty phục vụ khách hàng phù hợp với đà phát kiếm khách hàng, đối tác cách tốt triển kinh kinh doanh để tăng khối W2,4O2,3,5: tế lượng tiêu thụ sản phẩm Nhu cầu sản Tăng cường quảng cáo phương tiện đại chúng, giới thiệu phẩm vệ sinh công sản phẩm trực nghiệp ngày tiếp đến khách hàng nhiều W6,7O5,6,7: Mở thêm đại lý Ngày nhiều mới, tăng cường khuyến đối tác muốn làm vào dịp lễ, tết để đại lý cho công ty hấp dẫn đại lý thu hút khách hàng Thách thức-T ( Threats) Kết hợp S+T: Kết hợp T+W: Đối thủ cạnh tranh S1,2,5T1,2: Tận dụng uy tín, T1,2,3W2,6: Kết hợp với mạnh thương lòng tin khách hàng, đối thủ nước hiệu lẫn tài với khả thành lập hiệp hội trước 71 Việt Nam gia nhập để tăng tính cạnh tranh khả công đối thủ tiềm WTO thách thức thị trường lớn quy luật S3,4T2,3,4: Nhanh chóng giải T4,5W5: Xây dựng mối cạnh tranh khắc khiếu nại khách quan hệ tốt đẹp với nhà nghiệt hàng để nâng cao uy tín cung ứng sản phẩm Sự biến động phức S1,6T1,2: Tiếp tục khẳng định T2,3W1,4 : Tăng cường hoạt tạp kinh tế vị công ty, khẳng động quảng cáo, khuyến thị trường định chất lượng, phát huy ảnh hưởng đến tiêu lợi mà Doanh Nghiệp T3,4W4,6: Phát triển mở thụ sản phẩm có cơng ty S5,6T1,4: Nâng cao khả phẩm công ty Sự cạnh tranh gay cạnh tranh qua sách T3W2,4: Ổn định giá gắt giá rộng kênh phân phối sản giá bán hợp lý bán, để giảm thiểu tối đa Không chủ động S2,3T3,4: Đáp ứng kịp thời chi phí tồn kho, chi phí cung ứng nhu cầu khách hàng vận chuyển cho công ty sản phẩm áp lực S6T5: Chủ động quan T5W2,5: Cần có giá sản phẩm hệ, tìm kiếm nhiều đối tác sách ổn định giá từ phía nhà cung cung ứng để giảm áp lực, sản phẩm với nhà cung ứng nước ngồi tăng tính cạnh tranh sản ứng, để tạo tâm lý ổn định phẩm giá chất lượng cho khách hàng mua sản phẩm công ty 4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ sản phẩm cho cơng ty Nước ta q trình chuyển đổi cấu kinh tế mạnh mẽ hướng tới kinh tế có điều tiết Nhà Nước Trong mơi trường tất doanh nghiệp điều phải thận trọng, tìm hướng đắn cho Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề mang tính chất sống doanh nghiệp Từ thực trạng hoạt động việc tiêu thụ sản phẩm cơng ty TNHH TM DV Huy Bảo thấy cơng ty trải qua thời kỳ khó khăn từ vững lên 72 Cơng ty tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm năm thời gian tới Tôi xin đề xuất số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cơng ty Những biện pháp nhiều đề cập đến song quán triệt áp dụng vào thực tế có hiệu hay khơng, vấn đề đơn giản 4.5.1 Xây dựng phòng Marketing Phòng Marketing nơi thực nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu mong muốn khách hàng thị trường xác định rõ ràng nơi công ty thấy khách cần gì? Số lượng bao nhiêu? Chất lượng nào? Theo tôi, để nâng cao chất lượng nghiên cứu dự báo thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ, Công ty nên thành lập Phòng Marketing chun trách Ban đầu cơng ty có nhân viên Marketing thuộc phòng kinh doanh, theo nên tuyển trưởng phfong Marketing trực tiếp từ phòng kinh doanh tuyển thêm nhân viên để phòng Marketing có nhân viên phân cơng sau: Trưởng phòng: Là người nắm bắt chiến lược kinh doanh cơng ty, từ đề hoạt động nghiên cứu, nêu chiến lược Marketing phù hợp, đồng thời phải đạo phối hợp hoạt động phận chức phận tác nghiệp đưa định cuối biện pháp Marketing mà công ty thực hiện, chịu trách nhiệm trước giám đốc định Bộ phận nghiên cứu thị trường: nên gồm nhân viên có khả năng, kinh nghiệm việc điều tra, phân tích thị trường cơng ty TPHCM khu vực lân cận Đồng thời, công ty nên tổ chức lớp học ngắn ngày thời gian tháng để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhân viên Bộ phận quảng cáo: Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình quảng cáo báo chí, mạng Internet, biển quảng cáo… lập kế hoạch tổ chức kiện, tham gia hội chợ cho chi phí thấp hiệu cao Nhóm gồm nhân viên cũ nhân viên mới, người cần phải có kinh nghiệm , khả nắm bắt tâm lý khách hàng có tư kinh tế ( kiến thức Marketing vững) Bộ phận kích thích tiêu thụ: gồm người để phụ trách hoạt động hổ trợ tiêu thụ như: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã … 73 để đề xuất với ban lãnh đạo công ty biện pháp, chiến lược phù hợp nhằm thu hút thêm khách hàng Nếu thực tốt giải pháp này, công ty có điều kiện nghiên cứu sâu thị trường, hoạt động Marketing đánh giá cao hơn, giúp cập nhật thơng tin nhanh hơn, tránh sai sót khơng đáng có Qua đó, cơng ty dự báo xác lượng hàng cần tiêu thụ, tăng thị phần hình ảnh uy tín cơng ty ngày cao mắt khách hàng 4.5.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm Hiện tại, hệ thống kênh phân phối cơng ty chưa rõ rệt, chưa thật có nhiều đại lý thức, sản phẩm bán hình thức phân phối trực tiếp đến khách hàng Nên việc xây dựng kênh phân phối sản phẩm thật cần thiết Sản phẩm công ty máy móc thiết bị, hóa chất vệ sinh cơng nghiệp Vì trước tiến hành mở đại lý phân phối, cơng ty phải nắm tình hình phát triển nhu cầu vùng Sauk hi tiến hành thiết lập đại lý cơng ty cần:  Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đại lý phân phối tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho đại lý phân phối, hướng dẫn đại lý việc quản lý hàng hóa, việc nắm bắt thơng tin thị trường, xử lý liệu, đánh giá liệu làm sở cho hoạt động kinh doanh có hiệu  Thiết lập nhà phân phối lớn khu vực nước giúp công ty giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm rủi ro, sản phẩm đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng  Nhằm nâng cao hiệu hoạt động phân phối đại lý tăng cường mối quan hệ, hợp tác lâu dài, tăng lợi nhuận cho đại lý đồng thời tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ Công ty nên đưa nhiều sách hấp dẫn cho hệ thống đại lý đặt tiêu thưởng điều kiện thưởng cho đại lý 4.5.3 Phát triển website phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm cho công ty Mặc dù có website riêng, website chưa đáp ứng nhu cầu cho việc quảng bá sản phẩm công ty, việc tiếp nhận đóng góp phản hồi từ phía khách hàng Website cơng ty thực chưa có sức hút số người truy cập hàng ngày hạn chế 74 Trước tiên để phát triển cần đảm bảo website công ty không bị lỗi kĩ thuật, lỗi font, lỗi thông tin Những điều kiện cần thiết làm tảng cho website phải đảm bảo nội dung, tên miền… Bên cạnh website công ty, cần phát triển website thông tin kinh tế,và để vài vị trí để đặt banner quảng cáo cho sản phẩm công ty Nhân lực cho vấn đề không cần nhiều cần từ đến nhân viên phát triển website, dùng nhân lực theo hướng cộng tác viên trả cơng dựa theo đóng góp cho nội dung website Thơng tin update hàng ngày website tổng hợp từ website khác nước, hay lấy từ website nước dịch lại Giữ banner cố định sản phẩm cần quảng bá thông tin chi tiết công ty ln kèm theo Ngồi ra, cơng ty cần xây dựng forum cho website để cơng ty nhận phản hồi đóng góp khách hàng thông qua hoạt động forum cơng ty tổ chức Ví dụ: cơng ty tổ chức vài khảo sát sản phẩm, hay nhận viết đóng góp ý tưởng cải biến sản phẩm công ty… Để đánh giá thành cơng website phải vào số lượng người truy cập hàng ngày website Đồng nghĩa với việc website phát triển có nhiền người biết đến cơng ty sản phẩm cơng ty Bên cạnh đó, cần thu thập trang web forum tiếng đạt số lượng người truy cập hàng ngày ổn định để tiến hành việc marketing online để quảng bá sản phẩm trang web khác rẻ so với việc quảng cáo tivi, giảm chi phí cho việc quảng cáo sản phẩm Thơng qua hình thức marketing online cơng ty khơng tốn q nhiều chi phí để quảng báo sản phẩm 4.5.4 Hồn thiện công tác bán hàng Để thực mục tiêu cơng ty nên: a) Nâng cao chất lượng nâng lực nội tại: Đào tạo đội ngũ cán kĩ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quý nên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên cũ sản phẩm mới, tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm phạm vi phòng ban, tổ chức thi đua khen thưởng cuối năm để khích lệ tinh thần cán nhân viên toàn công ty 75 b) Cách thức đặt hàng để giảm hàng tồn kho: Hàng năm doanh nghiệp phải tốn số chi phí định cho việc lưu trữ hàng Hiện nhu cầu nhập chủ yếu với công ty nên việc xác định lại mức đơn hàng thời gian đặt hàng quan trọng Nhận thấy rằng, vào thời điểm khối lượng tiêu thụ nhiều quý năm, nên doanh nghiệp nên điều chỉnh lại thời điểm, khối lượng tồn kho để phù hợp với nhu cầu khách hàng để mang lại lợi nhuận kinh tế cao giảm bớt chi phí tồn trữ c) Tăng cường biện pháp kinh tế tài có tính chất đòn bẩy để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: Tiếp tục trì bán hàng cần điều chỉnh cho có hiệu Sử dụng chiết khấu bán hàng nhằm thúc đẩy khách hàng toán nhanh, hạn chế việc tốn chậm, tỷ lệ chiết khấu phải định cho phù hợp phát huy hiệu Theo tơi, để định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt liên hệ với lãi suất vốn vay ngân hàng Bởi khách hàng trả chậm, thời gian chờ đợi khác, công ty phải vay vốn tái sản xuất kinh doanh Vì việc bớt cho khách hàng số tiền cố định nhỏ tiền lãi vốn vay để thu tiền bán hàng có lợi đợi khách hàng trả toàn số tiền khoản thời gian cơng ty lại phải vay tiền chịu tiền lãi Thực hồi khấu cho khách hàng làm tốt cơng tác tốn Hiện tốc độ tiêu thụ sản phẩm chưa cao, số khách hàng tiêu thụ chậm nhiều Để khắc phục tình trạng này, với chiết khấu bán hàng cho khách hàng, công ty thực hồi khấu cho khách hàng làm tốt cơng tác tốn nhanh Để làm việc hàng tháng, hàng quý phòng kinh doanh cần lập bảng theo dõi tình hình tốn cơng nợ cho khách hàng, qua đối chiếu chọn khách hàng làm tốt cơng tác tốn tháng, quý tiêu thụ cho công ty nhiều sản phẩm để hưởng khoản giảm trừ định tính tổng số khách hàng toán thời gian Nhưng cơng ty cần thơng báo danh sách người phương tiện thông tin để người biết Với biện pháp động viên khuyến khích khách hàng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm 76 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Hoạt động kinh doanh chế thị trường môi trường tốt cho doanh nghiệp vươn lên tự khẳng định chế thời Nhưng đồng thời đặc biệt nghiêm khắc với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hiệu quả, tận dụng hội để phục vụ cho trình sản xuất kinh doanh mình, đặc biệt vấn đề tiêu thụ sản phẩm khâu quan trọng trình sản xuất kinh doanh, có tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có khả thu hồi vốn, thực mục tiêu tăng lợi nhuận mở rộng thị trường kinh doanh Do vậy, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm yêu cấu tất yếu doanh nghiệp Tuy nhiều khó khăn bước vào kinh tế thị trường với hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, thị trường vốn non yếu cơng ty TNHH TM DV Huy Bảo bước khẳng định nhà sản xuất khắp nước quan tâm hợp tác Ngày tạo cho chổ đứng vững thị trường hóa chất vệ sinh dụng cụ kết hợp, hoạt động kinh doanh ngày phát triển, doanh thu bán hàng không ngừng tăng lên Đối với nhà cung cấp nước ngoài, công ty tạo mối quan hệ hợp tác hỗ trợ kinh tế Việt Nam phát triển tốt Tuy nhiên, thành cơng bước đầu, thời gian tới phải đối mặt với khơng khó khăn, thử thách Vì vậy, cơng ty cần phải nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nhưng tốn khó khơng cơng ty Huy Bảo mà vấn đề nan giải với toàn thể doanh nghiệp kinh doanh kinh tế thị trường nói 77 chung Song với cơng ty có có, cơng ty có đủ khả để giải tốt vấn đề Dựa việc nghiên cứu có sở lý luận thực tiễn hoạt động tiêu thu sản phẩm công ty TNHH TM DV Huy Bảo, mạnh dạn đưa số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm công ty tương lai Tuy nhiên, việc thực thi đòi hỏi phải có nổ lực, phối hợp thực cán nhân viên công ty Trong thời gian thực tập công ty, cố gắng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm cơng ty đề xuất số biện pháp nhằm nâng cao hiệu tiêu thụ đề cập mang tính chất chủ quan thiếu kinh nghiệm nên khơng tranh khỏi thiếu sót Tuy nhiên, tơi hi vọng đề xuất biện pháp phần khắc phục hạn chế tồn phát huy nhiều mạnh vốn có cơng ty 5.2 Kiến nghị Qua q trình tìm hiểu thực tế thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, với thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ hạn chế, để q cơng ty tiếp tục đứng vững phát triển mạnh thời gian tới rút số kiến nghị: 5.2.1 Đối với Nhà Nước Xây dựng sách thương mại: Nhà Nước cần phải có biện pháp ổn định giá hàng hóa, giá thay đổi giới hạn mức giá cho phép (giá trần, giá sàn), giá không cao không xuống thấp q điều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơng ty người tiêu dùng Một khía cạnh khác vai trò ổn định giá Nhà Nước tạo môi trường cạnh tranh công không cho phép doanh nghiệp lớn chèn ép doanh nghiệp nhỏ qua khuyến khích phát triển đồng hệ thống doanh nghiệp nước Trợ giúp tìm kiếm trường tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh: Chính phủ cần tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thị trường rộng lớn việc ký kết hiệp định thương mại song phương phủ Điều giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường thâm nhập dễ dàng vào trường nước ngồi Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, công cho 78 doanh nghiệp nước đặt biệt nghành hóa chất vệ sinh dụng cụ kết hợp để công ty mở rộng thị trường, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tương lai Xây dựng phát triển sở hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa 5.2.2 Đối với cơng ty Cần biết rõ vị trí đâu biết rõ mặt mạnh mặt yếu so với công ty cạnh tranh Để làm điều cơng ty cần phải có phận tìm hiểu phân tích thị trường Hiểu rõ vị đối thủ tiềm tảng cho việc xây dựng chiến lược chương trình tiếp thị Cơng ty cần mở rộng thị trường nước, xây dựng phòng Marketing riêng biệt để nắm bắt, thu thập thông tin thị trường sản phẩm làm sở cho sách kinh doanh Nhận rõ khách hàng mục tiêu, đồng thời nắm bắt cụ thể nhu cầu đáp ứng cho khách hàng, đẩy mạnh tìm kiếm đối tác làm ăn kể đầu vào đầu tránh tình trạng thất nghiệp cho cơng nhân viên Duy trì chiến lước sản phẩm phải thực liên tục, toàn diện suốt trình tiêu thụ sản phẩm cung cấp dịch vụ cho khách hàng Triển khai giới thiệu hàng hóa quảng bá sản phẩm qua internet cho phù hợp với yêu cầu thời đại 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tấn Bình, 2000 Phân tích hoạt động doanh nghiệp Nhà xuất Đại Học Quốc Gia TP HCM, trang 42-55 Trần Quang Việt, 2011 Thực trạng số biện pháp làm gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm cho công ty TNHH Hồng Phúc Lâm Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm TP HCM, 2011 Nguyễn Thị Bích Thuận, 2011 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm số giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ cơng ty TNHH TM DV Đồn Kết Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2011 Bảng kết kinh doanh Công ty Huy Bảo 2010-2011 Các website tham khảo: www.hbpos.com.vn www.mof.gov.vn www.dddn.com.vn www.baothuongmai.com.vn http://saga.vn/Marketing/Phantichvadubao/2826.saga www.kinhte24h.com.vn 80 PHỤ LỤC Phụ lục PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG & Xin chào ông/bà Tôi sinh viên trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tơi nghiên cứu hình thức tiêu thụ sản phẩm hóa chất vệ sinh, máy móc thiết bị vệ sinh cơng nghiệp công ty TNHH TM DV Huy Bảo Xin ông/bà giúp cách trả lời số câu hỏi mà soạn sẵn cho ông/bà sau: Tên khách hàng…………………………………………………………… Địa chỉ…………………………………SĐT…………………………………… Câu hỏi 1: Mức độ đánh giá Quý khách hàng tiêu chí sản phẩm (vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời q khách) Tiêu chí Khơng Ít hài Tạm Hài Rất hài lòng lòng hài lòng lòng I- CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng mặt hàng máy móc thiết bị Chất lượng mặt hàng hóa chất vệ sinh Mẫu mã máy móc thiết bị Mẫu mã hóa chất vệ sinh Uy tín nhãn hiệu, xuất xứ II- GIÁ BÁN SẢN PHẨM Giá bán cạnh tranh III- CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ Lập hóa đơn giao hàng Hình thức toán Thời hạn giao hàng Phương tiện vận chuyển Thái độ làm việc nhân viên IV- KHUYẾN MÃI Tặng vật phẩm, dụng cụ kèm sản phẩm Mua hàng tích điểm Giảm giá V- DỊCH VỤ HẬU MÃI Quan hệ hợp tác Dịch vụ chăm sóc khách hàng Câu hỏi 2: Khi mua sản phẩm quý khách quan tâm tới điều sản phẩm? 1.Giá Nguồn gốc xuất xứ Chất lượng sản phẩm Tất yếu tố Khác……………… Câu hỏi 3: Quý khách quan tâm tới sản phẩm công ty: Máy móc thiết bị vệ sinh Hóa chất vệ sinh Công cụ, dụng cụ kết hợp Khác…………………… Câu hỏi 4: Đóng góp ý kiến khách hàng chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………… Câu hỏi 5: Doanh nghiệp có nên tiếp tục áp dụng hình thức khuyến khơng? Có Khơng Xin chân thành cảm ơn hợp tác Quý khách hàng! Phụ lục Hình Ảnh Một Số Sản Phẩm Của Cơng Ty a) Máy móc thiết bị: (Máy giặt thảm phun hút) NSS-Stallion (Máy hút bụi công nghiệp khô ước) Amtek AT 80 (Máy vệ sinh thang cuốn) Duplex scalator Cleaner (Máy chà sàn, đánh bóng sàn, giặt thảm) Amtek-Bunisher (JM777) b) Công cụ dụng cụ: Xe ép nước lau nhà ngăn (60 Litre) Wet mop Wringer Bucket (AF-071A) (Hộp chiết xà rửa tay, bền & đẹp) Dispenser, Hand Soap Dispenser 800 (Thùng Rác) Garbage can – Beige (AF172) (bình xịt thuốc) Sprayer 600ml (AF237) c) Hóa chất vệ sinh: (hóa chất diệt khuẩn AH1N1) Oxivir (Hóa chất vệ sinh đa dụng) SH stride floral DC (Hóa chất vệ sinh bồn cầu) (hóa chất lau bóng) SC crew SC Shine Up (hóa chất đánh bóng sàn gỗ) SC Traffic Wax Liquid (hóa chất lau sàn) SC Conq-R-Dust ... mong nhận góp ý Q thầy bạn Tôi xin chân thành cảm ơn Tp Hồ Chí Minh, tháng 06/2012 Sinh viên Nguyễn Minh Triết NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN MINH TRIẾT, tháng 06 năm 2012: “ Phân tích tình hình tiêu thụ... tình hình tiêu thụ sản phẩm số giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ Công Ty TNHH TM DV Huy Bảo” NGUYEN MINH TRIET, JUNE 2012: “ Analysis of consumption situation and some solutions to improve the efficiency...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan