BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LINH GIANG GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LINH GIANG GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TRẦN ĐÌNH LÝ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠI HUOAI TỈNH LÂM ĐỒNG”, do NGUYỄN LINH GIANG, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………………… Giáo viên hướng dẫn Ngày tháng năm 2012 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012 LỜI CẢM TẠ Lời cảm ơn đầu tiên con muốn nói là dành cho gia đình, những người luôn dõi theo từng bước đi của con. Ngày hôm nay, con được ở đây để bảo vệ luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM; gia đình là động lực lớn nhất để con cố gắng trong con đường học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống. Tự đáy lòng, con biết ơn ba mẹ và các em, con nguyện sống tốt, làm việc thật tốt để không phụ lòng kỳ vọng của gia đình dành cho con. Con mong gia đình mình sức khỏe, hạnh phúc và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con. Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý Thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh tế, các Thầy cô không chỉ giảng dạy những kiến thức giáo khoa mà còn truyền đạt những lời khuyên hữu ích, những chỉ dạy tận tình làm hành trang cho chúng em trong cuộc sống. Em xin gởi lời cảm ơn thầy Trần Đình Lý, thầy đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa và đưa ra những ý kiến chân thành để em có những định hướng đúng đắn về khóa luận của mình. Tôi cũng xin cảm ơn Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui. Em xin cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình em thực tập tại công ty. Chúc các anh chị sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống. Chúc công ty ngày càng phát triển. Xin gửi cảm ơn đến bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp. Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống và luôn giữ tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta. Người làm đề tài Nguyễn Linh Giang NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN LINH GIANG. Tháng 5 năm 2012. GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG” Nguyen Linh Giang. May 2012. “Marketing – Mix method to publicize the brand and attract tourist at Madagui Forest Resort Da Huoai district, Lam Dong province”. Khóa luận tìm hiểu điều kiện tự nhiên, những tiềm năng du lịch tại KDL Rừng Madagui, tìm hiểu về các chính sách Markeing – Mix mà công ty đã và đang thực hiện, đồng thời phân tích hiệu quả của các hoạt động đó. Nghiên cứu sơ bộ những đặc điểm và nhu cầu hiện tại của du khách, tiếp nhận những góp ý và kiến nghị của họ về hoạt động của KDL. Qua đó đưa ra các giải pháp Makerting – Mix nhằm góp phần quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch tại KDL Rừng Madagui. Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau: Nêu ra được những thuận lợi của KDL Rừng Madagui về điều kiện tự nhiên, địa lý, quan cảnh thiên nhiên, . . . để trở thành một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển cao Đánh giá sơ bộ cảm nhận của du khách về KDL Rừng Madagui Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức đối với KDL Đề ra một số giải pháp Marketing – Mix cụ thể có thể áp dụng vào thực tế để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với KDL Rừng Madagui. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH SÁCH CÁC BẢNG ix DANH SÁCH CÁC HÌNH x CHƯƠNG 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Giới hạn nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 4 TỔNG QUAN 4 2.1. Quá trình hình thành 4 2.2. Điều kiện tự nhiên 4 2.3. Cơ cấu tổ chức 6 2.3.1. Nguyên tắc chung 6 2.3.2. Cơ cấu tổ chức 7 2.4. Sản phẩm – dịch vụ kinh doanh 8 2.4.1. Resort 8 2.4.2. Nhà hàng 9 2.4.3. Dịch vụ giải trí 10 CHƯƠNG 3 14 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Cơ sở lý luận 14 3.1.1. Khái niệm về du lịch 14 3.1.2. Khái niệm khách du lịch 14 3.1.3. Marketing trong du lịch 15 3.1.3.1. Khái niệm về Marketing 15 3.1.3.2. Khái niệm về Marketing trong du lịch 15 3.1.4. Marketing – Mix trong du lịch 15 vi 3.1.4.1. Khái niệm 15 3.1.4.2. Vai trò của hệ thống Marketing – Mix 15 3.1.4.3. Các chính sách Marketing chủ đạo 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Khảo sát hoạt động tại KDL 18 3.3.2. Điều tra thị hiếu của du khách 18 3.3.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia 19 3.3.4. Ma trận SWOT 19 CHƯƠNG 4 21 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Du lịch Việt Nam 21 4.1.1. Tình hình ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua 21 4.1.2. Hoạt động quảng bá du lịch của Việt Nam 22 4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của KDL Rừng Madagui 24 4.2.1. Đặc điểm du khách tại KDL Rừng Madagui 24 4.2.2. Tình hình kinh doanh 26 4.3. Thực trạng vận dụng chính sách Marketing – Mix của KDL Rừng Madagui trong thời gian qua 28 4.3.1. Chính sách sản phẩm 28 4.3.2. Chính sách giá 30 4.3.3. Chính sách phân phối 32 4.3.4. Chính sách chiêu thị cổ động 33 4.4. Đối thủ cạnh tranh 35 4.4.1. Khu du lịch Đambri 35 4.4.2. Vườn Quốc Gia Cát Tiên 36 4.4.3. Khu Du lịch Sinh thái Thác Giang Điền 39 4.4.4. Đánh giá KDL Rừng Madagui so với các đối thủ cạnh tranh 40 4.5. Nhận xét chung của du khách về KDL Rừng Madagui 44 4.6. Tính khả thi của các hoạt động truyền thông quảng bá cho khu du lịch 49 4.7. Phân tích ma trận SWOT 51 vii 4.8. Các giải pháp Marketing – Mix 54 4.8.1. Nghiên cứu thị trường 54 4.8.2. Một số giải pháp Marketing – Mix 55 CHƯƠNG 5 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 68 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CBCNV Cán bộ công nhân viên CT Chương trình DLST Du lịch sinh thái DV Dịch vụ HCNS Hành chánh nhân sự KDL Khu du lịch KP Khu phố MICE Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) QĐ Quyết định QL Quốc lộ SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) THTT Truyền hình trực tiếp TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UB Ủy ban UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) VIP Nhân vật quan rất quan trọng (Very Important Person) VNĐ Việt Nam đồng VQG Vườn quốc gia WTO Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) ix DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1. So Sánh Tổng Quan Tình Hình Ngành Du Lịch năm 2010 và 2011 21 Bảng 4.2. Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch qua từng Giai Đoạn 23 Bảng 4.3. Tổng Hợp Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 27 Bảng 4.4. Bảng Giá Phòng KDL Rừng Madagui năm 2012 32 Bảng 4.5. Sánh Tổng Quan KDL Rừng Madagui với Các Đối Thủ Cạnh Tranh41 Bảng 4.6. Bảng Giá Một Số Dịch Vụ tại KDL Rừng Madagui và VQG Cát Tiên42 Bảng 4.7. Thống Kê Lượng Du Khách đến KDL Rừng Madagui và VQG Cát Tiên từ 2005 – 2010 43 Bảng 4.8. Ma Trận SWOT 53 Bảng 4.9. Ước Tính Chi Phí Tối Đa 58 Bảng 4.10. Kế Hoạch Quảng Cáo trên Truyền Hình 62 x DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui 7 Hình 3.1. Các Thành Phần trong Marketing – Mix 16 Hình 4.1. Cơ Cấu Khách Du Lịch tại KDL Rừng Madagui theo Độ Tuổi 25 Hình 4.2. Cơ Cấu Du Khách theo Mục Đích đến KDL Rừng Madagui 25 Hình 4.3. Cơ Cấu Du Khách theo Thời Gian Lưu Trú 26 Hình 4.4. Số Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 27 Hình 4.5. Đánh Giá của Du Khách về Giá Cả Phục Vụ tại KDL Rừng Madagui30 Hình 4.6. Cơ Cấu Du Khách theo Hình Thức Du Lịch 33 Hình 4.7. Cơ Cấu Du Khách theo Các Dạng Kênh Thông Tin 35 Hình 4.8. Đánh Giá của Du Khách về Mức Độ Thu Hút của KDL Madagui 44 Hình 4.9. Đánh Giá của Du Khách về Cơ Sở Hạ Tầng, Vệ Sinh Môi Trường, An Ninh, Thẩm Mỹ tại KDL Rừng Madagui 45 Hình 4.10. Mức Độ Hài Lòng của Du Khách với Thái Độ Phục Vụ ở KDL Rừng Madagui 46 Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thỏa Mãn của Du Khách đối với Chuyến Đi đến KDL Rừng Madagui 47 Hình 4.12. Những Yếu Tố Cần Làm Tốt Hơn ở KDL Rừng Madagui 47 Hình 4.13. Khả Năng Thu Hút Khách Trở Lại và Giới Thiệu cho Người Khác của Du Khách 48 Hình 4.14. Tỉ Lệ các Kênh Báo – Tạp Chí được Khách Du Lịch Đón Đọc 49 Hình 4.15. Tỉ Lệ các Kênh Truyền Hình Được Xem 50 Hình 4.16. Tỉ Lệ các Kênh Internet được Truy Cập 50 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trên đà phát triển. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu của con người cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn về việc ăn, ở, đi lại . . . Từ đó, nhu cầu vui chơi giải trí cũng được nâng lên và trở thành điều không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện tại. Chính điều này đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch trong thời gian qua và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, du lịch là một ngành dịch vụ cao cấp của con người, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn tồn tại và phát triển phải tạo cho mình một nét độc đáo riêng biệt, tạo được sự khác lạ và ấn tượng riêng của mình. Nằm ở vị trí cửa ngõ của thành phố sương mù, sở hữu tất cả các đặc điểm thuận lợi ở đây như khí hậu trong lành, thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, thảm động thực vật phong phú, KDL Rừng Madagui trở thành thiên đường của những người yêu thích thiên nhiên. Đây là khu du lịch rất hấp dẫn bởi địa hình phong phú, thích hợp cho du khách yêu thích không khí trong lành, khám phá thiên nhiên. Với cánh rừng nguyên sinh bao la và nhiều hang động, khe suối tự nhiên không những tạo cho KDL khung cảnh lãng mạn, trữ tình, mà còn hội đủ các yếu tố phong thủy. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh tự do ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, vì lẽ sinh tồn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, công ty phải có những chiến thuật, chiến lược riêng cho mình. Điều đó không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa mà bao gồm cả những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Để du khách biết đến và yêu thích KDL của mình là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. KDL Madagui cũng không nằm ngoài quy 2 luật đấy. Để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành, Madagui cần phải tạo một lối đi riêng cho mình, một trong những chìa khóa dẫn đến điều đó chính là chiến lược Marketing – Mix thu hút khách du lịch. Nhận thấy tầm quan trọng của công cụ Marketing trong lĩnh vự kinh doanh du lịch, tôi quyết định chọn đề tài “GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung + Phân tích thực trạng hoạt động Marketing và cách thức quảng bá hình ảnh thu hút khách du lịch của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui + Đề xuất các giải pháp Marketing khả thi để có thể triển khai cho KDL trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu cụ thể + Xem xét và đánh giá tiềm năng du lịch của KDL Madagui + Đánh giá hoạt động du lịch trong thời gian qua + Phân tích điểm mạnh điểm yếu của KDL + Xác định các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn Madagui (Km 152, Quốc Lộ 20, Khu Phố 1, Thị Trấn Madagouil, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng) Thời gian: từ tháng 22012 đến tháng 42012. 1.4. Giới hạn nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện thực tập có hạn nên đề tài có những thiếu sót nhất định về phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về KDL Rừng Madagui mà không đề cập đến tình hình du lịch tại tỉnh Lâm Đồng và còn nhiều hạn chế về phần đối thủ cạnh tranh của KDL. Đề tài chỉ đề xuất các giải pháp marketing dưới góc nhìn doanh nghiệp (tập trung vào 4P) mà không nghiên cứu các các yếu tố khác (mô hình 4P và 3C, 7S, 7P, . . .). 1.5. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 5 chương 3 Chương I (Mở đầu): Khái quát, trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn. Ở chương này nêu ra mục đích của việc chọn đề tài để nghiên cứu và đưa ra đánh giá ban đầu để tiến hành phân tích ở chương sau. Chương II (Tổng quan): Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui và các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu trước đây có nghiên cứu về KDL Sài Gòn – Madagui. Chương III (Nội dung và phương pháp nghiên cứu): Trình bày một số lý thuyết, khái niệm cơ bản về du lịch, Marketing du lịch, vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời nêu những phương pháp, công cụ đã được sử dụng để thực hiện đề tài. Chương IV (Kết quả và thảo luận): Dựa vào kết quả thăm dò du khách tại KDL Rừng Madagui để nghiên cứu thực trạng các hoạt động kinh doanh và công tác Maketing hiện tại của công ty, từ đó xây dựng các chiến lược Marketing cụ thể nhằm thu hút du khách đến với KDL ngày một tốt hơn. Chương V (Kết luận và kiến nghị): Từ những phân tích ở trên đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận về đề tài nghiên cứu, nêu ra những giải pháp nhằm thu hút du khách đến với khu du lịch Sài Gòn – Madagui trong thời gian tới. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui, tọa lạc tại Km 152, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng trên tuyến đường từ Sài Gòn – Đà Lạt, với địa thế trên từ ban đầu là một “điểm dừng” của du khách trên đoạn đường Sài Gòn – Đà Lạt. Tổng diện tích đất các loại Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui đang quản lý là 11.657.480 m2 (1.165,748 ha). 2.1. Quá trình hình thành Năm 1989, KDL Suối Tiên được thành lập tại địa chỉ Km 152, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Lúc đó KDL Suối Tiên là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist. Tháng 022002, tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist giao KDL Suối Tiên cho cụm khách sạn Quê Hương quản lý và được đổi tên thành Khu Du Lịch Rừng Madagui. Ngày 30062004, UBND TPHCM ra quyết định số 3136QĐ – UB chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước – KDL Rừng Madagui thành Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui. + Địa chỉ: Km 152, QL 20, KP1, Thị trấn Madagui, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng + Điện thoại: (063) 87 66 81 – Fax (063) 87 66 83 + Email: infomadagui.com.vn + Website: http:www.madagui.com.vnvn 2.2. Điều kiện tự nhiên Mặt tiền KDL Rừng Madagui có chiều dài khoảng 600m nằm dọc theo Quốc lộ 20, tại Km 152 thuộc Thị trấn Madagouil, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng, cách 5 Thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Thành phố Đà Lạt 148km, cách Thị xã Bảo Lộc khoảng 30km. Độ cao trung bình so với mặt biển là 220m. KDL Rừng Madagui có diện tích 1.165,748 ha là một phần của VQG Nam Cát Tiên – một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn của Việt Nam với diện tích 70.000ha. KDL Rừng Madagui nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, mùa nóng từ 28 – 32oC, mùa lạnh từ 24 – 26oC. Hai mùa nắng – mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hạn nhất vào tháng 2 và tháng 3. Độ ẩm bình quân trong năm là 85%. KDL Rừng Madagui được phủ đầy các loại hoa lá hoang sơ, cộng với hệ thống hang động liên hoàn bao quanh tạo nên nét đẹp hùng vĩ nhưng không quá phức tạp và nguy hiểm, rất thích hợp cho hoạt động thám hiểm, nghiên cứu động thực vật. Hệ thống hang động có thể chia làm hai loại: một loại nằm cách sâu dưới mặt đất từ 10m – 15m, một loại hang nằm trên cao cách mặt đất khoảng 10m. Đá granite là thành phần cấu tạo chính của khu vực. Madagui hiện có một thảm thực vật phong phú với nhiều loại thực vật rất đa dạng và thuộc nhiều chủng loại khác nhau như tre, lồ – ô, mun và các loại gỗ quý hiếm trên hàng ngàn năm tuổi như cây si, gõ, bằng lăng. Thảm thực vật của Madagui là một phần thuộc 1.600 loài thực vật, 762 họ, nhiều cây gỗ quý và chuỗi thực vật khép kín. Đặc biệt có cây Kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được xem như loài cây thiêng của người dân tộc. Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi với bộ rễ dài, nổi cuồn cuộn trên mặt đất, thân cây to tạo hình thù rất độc đáo mà không một nơi nào có thể so sánh được. Ngoài ra nơi này còn sở hữu bộ sưu tập hơn 300 loài chim, 70 loài bò sát, 40 loài thú và 30 loài cá. Toàn khu vực có con sông Đạ Huoai dài khoảng 2,5km, lòng sông rộng nhất là 70m, nơi hẹp nhất khoảng 20m, nước chảy quanh năm. Chênh lệch mức nước mùa mưa và mùa nắng từ 1 – 2m, mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, có nơi độ sâu gần 10m. Trong khu vực có suối phụ Dakar chảy vào Sông Đạ Huoai với lưu lượng nhỏ và có nước quanh năm. 6 Dọc theo bờ sông Đạ Huoai là các bãi cỏ tạo thành các bãi cắm trại liên hoàn trên diện tích khoảng 5ha, đủ điều kiện phục vụ cùng một lúc cho hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và cán bộ công nhân viên chức của các nhà máy lớn tại Tp.HCM và các địa phương lân cận đến tham quan, sinh hoạt. 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.3.1. Nguyên tắc chung Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui. Phó Tổng Giám Đốc là người giúp Tổng Giám Đốc điều hành công việc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Nguyên tắc làm việc Chế độ thủ trưởng quyết định Cá nhân chịu trách nhiệm về các phần việc đã được phân công phụ trách. 7 2.3.2. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui chia làm 5 bộ phận: Khối resort: bao gồm các hoạt động kinh doanh resort, nhà hàng, giải trí dã ngoại và các dịch vụ kèm theo. Đây là khối mang về doanh thu chính cho công ty. Khối nông lâm: đây là khối đảm nhiệm vai trò xây dựng khuôn viên KDL, đầu tư và bảo vệ rừng, là đơn vị liên kết với hạt kiểm lâm huyện Đạ Huoai. Khối phát triển dự án: chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và quản lý các dự án phát triển KDL. Khối hỗ trợ: bao gồm tất cả các hoạt động hỗ trợ các khối còn lại và các phòng ban hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh. TGĐ Khối Resort Khối Nông lâm Khối Phát triển Dự án SALES FO HK Cơ động Ẩm thực CẢNH QUAN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT Khối hỗ trợ HC – NS – Y TẾ TÀI CHÁNH Ế Á BẢO VỆ ANTT TT Gỉai trí Dã ngoại : Vui chơi giải trí Thể thao mạo hiểm Paintball Club KTV – Massage Khu TDTT: bóng đá, tennis, hồ bơi, trượt cỏ, PHÓ TGĐ Quy hoạch, Phát triển và Quản lý D á BẢO VỆ RỪNG PHÓ TGĐ Chi nhánh, văn phòng đại diện Dịch vụ Kios Bảo trì Nhà Giặt Vệ sinh công cộng 8 Chi nhánh văn phòng đại diện: có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Madagui đến với du khách, liên hệ hợp tác với các công ty lữ hành tìm kiếm khách hàng cho KDL, là nơi đại diện cho KDL Rừng Madagui ở Tp. HCM. 2.4. Sản phẩm – dịch vụ kinh doanh Hiện tại, KDL kinh doanh chủ yếu ở ba lĩnh vực: resort, nhà hàng, dịch vụ giải trí. 2.4.1. Resort Đến năm 2010, KDL đã có 26 phòng tập thể và 50 phòng villas trang bị theo tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, đáp ứng khả năng tiếp nhận cùng lúc 500 du khách có nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng nhiều ngày tại KDL. Trong 02 năm 2010 – 2011 tiếp tục xây thêm 32 phòng Pool Villas, phòng VIP (nâng tổng số phòng villas thành 82 phòng). Các villas được đặt tên theo các loại cây ăn trái có trong Vườn Sưu Tập Cây Ăn Trái của KDL như Villa Banana, Papaya, Guava, Sapodilla, Casava, Carambola, Pomelo, Avocado, Mango, Strawberry, Blackberry, Gooserberry, . . . Điểm đặc biệt là ở mỗi villa đều được thiết kế một khu vực terrace rất lý tưởng cho các tiệc barbecue, các buổi ăn tối thú vị ngoài trời cùng với bạn bè, gia đình, cùng quay quần bên nhau với chum rượu cần đặc sản rồi lắng nghe tiếng ve kêu râm ran, tiếng tắc kè đâu đó trên các ngọn cây cao . . . những âm thanh của núi rừng mà chỉ tìm thấy được ở Khu Du Lịch Rừng Madagui. Bên cạnh hệ thống các phòng nghỉ villa, KDL Rừng Madagui cũng cung cấp các phòng nghỉ gia đình được thiết kế cho 6 ngườiphòng với đầy đủ các tiện nghi trong phòng. Khoảng không gian xanh rợp bóng mát trước các phòng nghỉ Kơ Nia cũng là nơi thích hợp cho hoạt động lửa trại về đêm. Một không gian ấm cúng, một khung cảnh thanh bình mang lại cảm giác thật đặc biệt khi đặt chân đến khu phòng nghỉ Kơ Nia. KDL Rừng Madagui dành một khoảng không gian rộng rãi và thoáng mát với diện tích hơn 5ha để làm các bãi cắm trại gồm khu cắm trại Tình Yêu, khu cắm trại Hồ Thạch Lâm và khu cắm trại Kơ Nia. Thảm cỏ xanh rợp bóng mát trải dọc theo hai bên bờ suối, cùng một thời điểm có thể phục vụ hàng ngàn khách sinh hoạt cắm trại, dã ngoại. 9 Với hệ thống lều trại được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, quạt, nệm gối mền . . . đảm bảo cho hoạt động cắm trại hoàn toàn thoải mái và tiện nghi. Các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của người dân tộc. Chương trình biểu diễn cồng chiêng, biểu diễn xiếc thú (khỉ, chó, cá sấu . . .) hoàn toàn miễn phí luôn thu hút khách cắm trại tại KDL Rừng Madagui. 2.4.2. Nhà hàng Nhà hàng Trà My Vàng Chính thức hoạt động vào tháng 12007, nhà hàng Trà My Vàng đáp ứng các nhu cầu ẩm thực đa dạng, phục vụ các dịch vụ phòng họp – hội nghị, các buổi sinh hoạt Team Building của các công ty, . . . Không gian thoáng mát, khung cảnh thiên nhiên mang lại một cảm giác lâng lâng khi ngồi thưởng thức một ly cà phê đặc sản của vùng cao nguyên. Nhà hàng Muông Xanh Qua sự kiện văn hóa Lễ Hội Trà Đà Lạt 2006, nhà hàng Muông Xanh đã được vinh dự chọn là điểm dừng chân đầu tiên trong 5 tuyến điểm dừng chân trong lộ trình du lịch Sài Gòn – Đà Lạt. Nhà hàng Muông Xanh nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ các loại rau rừng, các loại cá suối ngay tại địa phương như đọt đủng đỉnh, tàu u, rau nhíp, cá trèn, cá lăng, cá trạch lấu . . . Chương trình ẩm thực đặc sắc Cá Suối – Rau Rừng được phát triển rất thành công từ năm 2005 khẳng định một sản phẩm ẩm thực chất lượng và độc đáo. 10 Ngày 23032012, KDL Rừng Madagui khai trương Nhà Hàng Đồi Mai. Nhà hàng Đồi Mai nằm trong khuôn viên và khu vực phòng nghỉ của KDL, chuyên phục vụ những món ăn đặc sản của núi rừng Madagui, mang lại sự thuận tiện và độc đáo cho du khách lưu trú tại KDL. Với không gian ấm cúng, sang trọng hòa quyện với thiên nhiên bao la núi rừng sẽ là nơi lý tưởng để du khách tận hưởng và cảm nhận sự khác biệt độc đáo tại nơi đây. 2.4.3. Dịch vụ giải trí Chèo thuyền chinh phục sông Hudai Cảm giác cùng đồng đội với mái chèo điều khiển chiếc thuyền vượt thác, ghềnh trên dòng sông dài 5km, được bao phủ dọc hai bờ là những lùm cây xanh mướt rủ bóng. Dòng sông chỗ thì nước cuồn cuộn chảy xiết, chỗ thì tĩnh lặng, trong veo cho ta cảm giác vừa mạo hiểm, vừa yên bình, thư giãn và tự thấy mình mạnh mẽ hơn khi chinh phục được dòng sông. Bắn súng nước sơn “painball” Lần đầu tiên có mặt tại Việt nam vào cuối năm 2009. Đây là trò chơi có tính chất thể thao quân sự, giúp người chơi rèn luyện khả năng phán đoán và xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo, rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội. Giải trí Billa – banh bàn Quý khách cũng có thể giải trí với dịch vụ bi – da, banh bàn ngay tại nhà hàng Trà My Vàng, với dịch vụ billiard (france và pool) hoặc thử tài thi đấu banh bàn cùng bạn bè tại Inhouse Club. 11 Câu cá thư giãn Dịch vụ câu cá tại Hồ Thạch Lâm với diện tích rộng hơn 13ha cung cấp một dịch vụ giải trí thư giãn thật tuyệt vời. Vùng Hồ Thạch Lâm thơ mộng, hữu tình là nơi lý tưởng để thả mình thư giãn tìm lại cảm giác yên bình trước khi quay trở về với nhịp sống đô thị. Dịch vụ cưỡi ngựa Dịch vụ cưỡi ngựa với trên 30 chiến mã khỏe mạnh, sung sức luôn sẵn sàng rong ruổi với những ai muốn trở thành kỵ mã thử sức mình trên những đoạn đường cheo leo. Hoàn toàn yên tâm nếu ai chưa từng điều khiển ngựa vì đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tâm sẽ hướng dẫn phương pháp cưỡi ngựa và sẽ đi cùng du khách trong suốt hành trình. Tennis Hoạt động từ tháng 012007, hai sân tennis đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời. Thời gian hoạt động liên tục mỗi ngày từ 06h00 đến 22h00. Hồ bơi thiên nhiên Đây là công trình xây dựng mới trong năm 2006 và đưa vào hoạt động từ tháng 022007. Hồ bơi cảnh quan được xây dựng ngay bên bờ Suối Tiên với thiết kế ấn tượng gồm 3 tầng từ lớn đến nhỏ có tổng diện tích mặt nước đạt gần 2.500m2 là hồ bơi độc đáo nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Cảm giác thả mình trong dòng nước mát lạnh giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ chỉ có thể tìm thấy duy nhất tại Khu Du Lịch Rừng Madagui. 12 Bắn súng cự ly Hãy cùng với bạn bè thử tài thiện xạ tại kiosque Bắn Súng Cự Ly – nơi cung cấp dịch vụ bắn súng đạn hơi với những phần quà hấp dẫn cho những xạ thủ đạt mục tiêu ở hồng tâm. Điểm tham quan khám phá Sông Đạ Huoai Bắt nguồn từ Bảo Lộc, dòng suối Đạ Huoai hợp với nhiều phụ lưu khác đổ vào dòng Suối Tiên. Con suối hiền hòa êm ả chảy quanh bãi cuội, lượn lờ qua bụi cây rù rì, đẹp như một bài thơ. Người Mạ, dân tộc thiểu số với 30.000 dân sống tập trung ở tỉnh Lâm Đồng, sinh sống quanh suối Đạ Huoai. Mọi sinh hoạt của họ đều gắn với dòng suối. Họ hạ gỗ trên rừng, nhờ sức nước thả bè trôi xuôi. Họ dùng nước để nấu ăn và tắm giặt. Chiều chiều các thôn nữ mang váy ra giặt bên bờ suối làm nước loang tím ngắt cả một vùng. Song thổ cẩm nhuộm bằng lá cây rừng nên những sắc màu thiên nhiên ấy không gây độc cho cá sống trong suối. Dòng suối Tiên đặc biệt có nhiều loài cá. Loại cá đặc trưng của vùng Madagui là cá Lăng và cá Leo. Cá sống trong suối, ăn các loại rong tảo, nên chắc thịt, ăn đến đâu cảm nhận vị ngọt và thơm đến đó. Những món ăn quen thuộc như kho tộ, nấu canh chua, chiên . . . nếu được chế biến bằng cá lăng hay cá leo đều cho những hương vị đặc biệt khó quên. 13 Hồ cảnh quan Đối diện công viên Thần Núi là khu vực Hồ Cảnh Quan với diện tích khoảng 2.000m2. Dọc đường đi được lát đá chẻ, lắp đặt đèn trang trí và trồng cây cảnh để tạo cảnh quan cho khu vực hồ. Hồ Thạch Lâm Với diện tích hơn 15ha có khung cảnh trữ tình, thơ mộng, Hồ Thạch Lâm với lòng hồ rộng và sâu hơn 10m với nhiều chủng loại cá là nơi lý tưởng cho khách giải trí câu cá. Ngoài ra còn có một số điểm tham quan lý thú khác như: Cầu treo, Quảng Trường Thiên Sơn Phúc Động, Hang Thầy, Hang Thần Núi . . . CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Khái niệm về du lịch Theo Hội Nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du Lịch ở Roma năm 1963: “Du Lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”. Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 061991 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.” Theo quy định của Việt Nam, tại điều 10 Pháp lệnh Du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.” 3.1.2. Khái niệm khách du lịch Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations) về khách du lịch nước ngoài: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h” Theo Điểm 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” 15 3.1.3. Marketing trong du lịch 3.1.3.1. Khái niệm về Marketing Theo Phillip Kotter: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt các nguyên lý về lựa chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận đến cho công ty”. Còn Goodrich cho rằng: “Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả các nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng”. 3.1.3.2. Khái niệm về Marketing trong du lịch Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó.” Định nghĩa của Alastair M.Morrison: “Marketing du lịch là một quá trình liên tục nối tiếp nhau, qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.” 3.1.4. Marketing – Mix trong du lịch 3.1.4.1. Khái niệm Trong luận án tiến sĩ về “Dynamique du Tourisme et Marketing” của Schawarz ông đã đưa ra định nghĩa về Marketing – Mix như sau: “Marketing – Mix là tập hợp các công cụ về Marketing mà một công ty sử dụng để gắng đạt những mục tiêu trên thị trường mục tiêu”. 3.1.4.2. Vai trò của hệ thống Marketing – Mix Marketing – Mix đóng một vai trò chủ đạo đối với hoạt động Marketing của một doanh nghiệp, nó không những chỉ ra đâu là phân khúc khách hàng cần hướng tới 16 mà còn vạch ra lối đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác hiệu quả nhất phân khúc thị trường đang theo đuổi. Là công cụ mạnh để phát huy tối đa tiềm năng của KDL, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hình 3.1. Các Thành Phần trong Marketing – Mix Nguồn: http:thieukimtrong.wordpress.com Marketing – Mix gồm 4 thành phần căn bản dựa trên 4P: Hàng hóa (Product) là tập hợp những “sản phẩm” và “dịch vụ” mà công ty cung ứng cho thị trường mục tiêu. Giá cả (Price) là tổng tiền mà người mua phải chi trả để có được hàng hóa. Sản phẩm (P1) Chất lượng Hình dáng Đặc điểm Nhãn hiệu Bao bì . . . Giá cả (P2) Các mức giá Giảm giá Chiết khấu Thanh toán . . . . . . Kênh phân phối (P3) Loại kênh Trung gian Phân loại Sắp xếp Chiêu thị cổ động (P4) Quảng cáo Khuyến mãi Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp Marketing – Mix Thị trường mục tiêu 17 Phân phối (Place) là mọi hoạt động để hàng hóa dễ dàng đến tay khách hàng mục tiêu. Chiêu thị cổ động (Promotion) là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những thông tin ưu điểm của hàng hóa của mình sản xuất và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua thứ hàng đó. 3.1.4.3. Các chính sách Marketing chủ đạo a. Chính sách sản phẩm Xác định chủng loại, cơ cấu của dịch vụ hàng hóa làm sao cho giữ vững được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Chu kỳ của sản phẩm và các chiến lược Marketing. Dịch vụ không có chu kỳ đời sống của sản phẩm, trong du lịch các sản phẩm hữu hình như điểm du lịch có chu kỳ sống sản phẩm, và chu kỳ sống sản phẩm có thể phụ thuộc vào ba loại: chu kỳ dài hạn, chu kỳ trung hạn, và chu kỳ ngắn hạn. b. Chính sách giá Xác định mức giá cho từng loại hàng hóa dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường và điều kiện kinh doanh từng thời kỳ. Mục tiêu của chính sách là xác định mức giá bán mà khối lượng hàng hóa bán tối đa nhằm tối đa hóa doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận. c. Chính sách phân phối Phân phối trong Marketing du lịch không chỉ là định ra phương hướng mục tiêu, tiền đề để lưu thông mà còn thay đổi không gian thời gian và các biện pháp thủ tục để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm du lịch. Các kênh phân phối Các kênh phân phối thường có vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng Thứ nhất, nó mở rộng điểm tiếp xúc với khách du lịch thông qua các hệ thống điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc đặt mua các sản phẩm qua các hệ thống như điện thoại, mạng Internet, . . . Thứ hai, nó thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của du khách thông qua các phương tiện quảng cáo và hoạt động của đội ngũ nhân viên tác động vào biến nhu cầu của du khách thành hành động mua sản phẩm. 18 d. Chính sách chiêu thị cổ động Mục đích là thuyết phục du khách tiêu thụ sản phẩm du lịch. Để đạt được mục tiêu đó cần phải: Xác định thị trường mục tiêu Thiết lập các mục tiêu Xét duyệt và tuyển chọn phương án cổ động Xác định thời gian Nội dung: bao gồm các chính sách quảng cáo, xúc tiến bán tuyên truyền. Tùy theo từng chiến lược kinh doanh, mục đích kinh doanh và thời điểm trong mùa vụ du lịch mà ban quản lý có cách sử dụng từng chính sách sao cho phù hợp. 3.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài: “Giải pháp Marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng” chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau: Tài nguyên và các dịch vụ du lịch Đối tượng khách du lịch và nhu cầu của du khách Chiến lược Marketing hiện tại Các giải pháp Marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Khảo sát hoạt động tại KDL Để nắm bắt được các số liệu thực tế về thông tin tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, . . . hiện có của KDL, các phương pháp thực hiện: Tiến hành thu thập số liệu: thông tin thứ cấp của công ty, thông tin từ Internet, tham khảo các tài liệu về du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động du lịch trong khu vực. Phương pháp khảo sát thực địa: thu thập thông tin trực tiếp từ KDL, thông tin du khách đến tham quan tại đây. 3.3.2. Điều tra thị hiếu của du khách Tiến hành điều tra mẫu: phỏng vấn qua bảng câu hỏi ngẫu nhiên một số khách tại KDL. Du khách được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng để đảm bảo tính khách quan của 19 cuộc khảo sát, du khách được lựa chọn làm mẫu bao gồm tất cả các thành phần du khách tại KDL. Vì tính chất đặc biệt của ngành du lịch, cuộc khảo sát được thực hiện với 350 phiếu phát ra, rải đều trong thời gian 2 tuần (trong đó nhiều nhất vào dịp cuối tuần) với hầu hết các thành phần du khách. Kết quả thu về 325 phiếu, trong đó 317 phiếu hợp lệ. Sau đó lập bảng thống kê, dựa vào kết quả phân tích để đánh giá nhận xét của du khách với những dịch vụ tại KDL Rừng Madagui cũng như ghi nhận những nhu cầu, mong muốn của khách du lịch đối với KDL. 3.3.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi. Cụ thể là ý kiến các chuyên gia làm việc tại KDL Rừng Madagui, đặc biệt về các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ sao cho phù hợp với khu du lịch, kết hợp tham khảo ý kiến cho xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí mới. Về lĩnh vực Marketing quảng bá hình ảnh KDL, đề tài đặc biệt tham khảo ý kiến chuyên gia của Th.S Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Ngoài ra, đề tài có tham khảo các nhận định của các chuyên gia tại website của tỉnh Lâm Đồng và website du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam và Bộ VHTTDL cho các vấn đề nghiên cứu có liên quan. 3.3.4. Ma trận SWOT Phân tích ma trận Swot là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên hệ thông nguyên lý, trong đó: Phân tích điểm mạnh (S = strength), điểm yếu (W = weakness ) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu). Phân tích cơ hội (O = opportunities), thách thức (T = threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu). 20 Nói cách khác phân tích ma trận Swot là ta đang xây dựng một một khung lý thuyết mà dựa vào đó ta xét duyệt các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi cho doanh nghiệp, cho tổ chức, cho công ty. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Du lịch Việt Nam 4.1.1. Tình hình ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm qua, ngành du lịch luôn đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế quốc gia. Tuy nhiên, tình hình kinh tế – xã hội nước ta vẫn đang nằm trong bối cảnh kinh tế chung của thế giới, vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. Vì vậy du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát trong nước còn cao, bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của thời tiết, lũ lụt xảy ra liên tiếp tại miền Trung. . . Hiểu rõ khó khăn và nắm vững những gì cần làm cho du lịch Việt Nam, với sự nỗ lực của toàn ngành đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. Bảng 4.1. So Sánh Tổng Quan Tình Hình Ngành Du Lịch năm 2010 và 2011 Nội dung 2010 2011 % Lượt khách nội địa (triệu người, làm tròn) 28 30 2 7,14 Lượt khách quốc tế (triệu người, làm tròn) 5,05 6 0,95 19 Doanh thu từ du lịch (ngàn tỉ đồng) 100 130 30 30 Nguồn: Bộ VHTTDL Năm 2011 ngành Du lịch đã thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 130 ngàn tỉ đồng với tỉ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%, 7,14% và 30%. Hoạt động du lịch đã trở thành một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn thách thức. 22 Năm Du lịch quốc gia 2011 tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ – Phú Yên với chủ đề “Du Lịch Biển Đảo” diễn ra trong suốt cả năm 2011 với sự liên kết của 8 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đã tạo ra điểm nhấn trong hoạt động du lịch. Phối hợp với các đơn vị của Bộ hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Việc Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã mang lại cơ hội to lớn trong việc quảng bá cho ngành Du lịch Việt Nam. Ngành Du lịch tập trung nghiên cứu, xây dựng các đề án lớn cho giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt đã hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ phê duyệt. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch khác (Nghị định 92, Thông tư về khu, điểm du lịch . . .) cũng đang được triển khai một cách tích cực. Các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế đã năng động, sáng tạo, có tư duy và cách làm mới, tranh thủ những thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn ở trong nước, khu vực và thế giới. Đến năm 2011, cả nước có 960 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 323 công ty cổ phần, 16 công ty liên doanh, 603 công ty TNHH và 04 công ty tư nhân. Về công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch: tính đến tháng 122011, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịch với 265.000 buồng (trong đó 48 khách sạn 5 sao với 12.121 buồng; 126 khách sạn 4 sao với 15.517 buồng; 273 khách sạn 3 sao với 18.990 buồng). Đầu tư xây dựng các khách sạn, resort có quy mô lớn, chất lượng cao đã trở thành xu hướng chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ của ngành du lịch. 4.1.2. Hoạt động quảng bá du lịch của Việt Nam Bước qua thế kỷ 21, với định hướng đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, điều này tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển mới cho ngành du lịch. Tuy nhiên với hoàn cảnh nước nhà đang ở bước đầu của quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, là môi trường cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh phát triển chung của nền du lịch quốc tế. Với quyết tâm đưa du 23 lịch Việt Nam lên một tầm cao mới đồng thời ý thức được vị trí đang có của mình, Tổng cục Du lịch đã đưa ra những chiến lược quảng bá cho du lịch Việt Nam cụ thể, điều này thể hiện rõ qua khẩu hiệu du lịch qua từng giai đoạn. Bảng 4.2. Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch qua từng Giai Đoạn Giai đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu 2001 – 2004 Việt Nam–Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam–A destination for the new millennium 2004 – 2005 Hãy đến với Việt Nam Welcome to Viet Nam 2006 – 2011 Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn Viet Nam–The hidden charm 2012 – 2012 Việt Nam vẻ đẹp bất tận Viet Nam–Timeless charm Nguồn: Bộ VHTTDL Qua từng giai đoạn, ngành du lịch lựa chọn một slogan đại diện cho hình ảnh của du lịch Việt Nam nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch trong nước với du khách quốc tế. Trong giai đoạn 2000 – 2004, Slogan “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới” với hình ảnh cô gái Việt đội nón lá, cười tươi đã để lại ấn tượng tốt trong lòng hàng triệu du khách du lịch trong nước, quốc tế. Chính logo và slogan này đã tô đậm hình ảnh điểm đến Việt Nam trên thế giới. Bước qua giai đoạn 2005 – 2006, với khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” thực sự không thu hút được sự quan tâm của du khách, dư luận cho là không mấy ấn tượng so với những khẩu hiệu của các nước bạn như “Amazing Thailand” (Sửng sốt Thái Lan), “Malaysia – Truly Asia” (Malaysia – Châu Á đích thực), “Uniquely Singapore” (Độc đáo Singapore) . . . được sử dụng cùng thời điểm. Nhằm vực lại sức sống cho ngành, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam quyết định chọn biểu tượng búp sen uốn lượn hình chữ S và slogan “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam – The hidden charm) làm logo và slogan chính thức 24 của ngành và được đánh giá là biểu tượng đẹp, ngoài chức năng quảng bá, thu hút khách du lịch, còn có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hóa mang bản sắc rất riêng của quốc gia. Còn biểu tượng mới của ngành du lịch hiện nay là một bông hoa sen được cách điệu với 5 cánh. Số 5 theo triết lý phương Đông là con số thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt. Màu sắc của cánh hoa còn gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam. Cùng với đó là slogan “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” đã gợi mở ra một giai đoạn mới cho du lịch Việt Nam, thể hiện được sự tự tin sánh vai cùng với các nước bạn trên trường thế giới, bên cạnh đó còn khơi gợi được niềm thích thú, khám phá của du khách đối với du lịch nước nhà. 4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của KDL Rừng Madagui 4.2.1. Đặc điểm du khách tại KDL Rừng Madagui Du khách đến với KDL Rừng Madagui những năm qua đa phần vẫn là du khách trong nước, thành phần khách quốc tế chưa đến 1%, chủ yếu là học sinh của các trường học đến với mục đích học tập, nghiên cứu, vì vậy nguồn lợi nhuận thu về từ lượng khách quốc tế này là rất thấp. Còn lượng du khách nội địa đến với KDL Rừng Madagui chủ yếu đi du lịch với hình thức đi theo đoàn của các cơ quan, công ty lữ hành, trường học đến tham quan, học tập. 25 Cơ cấu khách theo độ tuổi Hình 4.1. Cơ Cấu Khách Du Lịch tại KDL Rừng Madagui theo Độ Tuổi Nguồn: TTTH Qua hình 4.1 ta thấy du khách đến với KDL Rừng Madagui đa số ở độ tuổi từ 17 đến 35 tuổi chiếm 48%, 19% trong độ tuổi từ 35 đến 55, 16% nằm trong khoảng từ 12 đến 17 tuổi, độ tuổi trên 55 chiếm 10%, 7% còn lại nằm ở độ tuổi dưới 12. Nhìn chung du khách đến đây khá đa dạng về độ tuổi, ngoài phần đông ở khoảng 35 đến 55 tuổithì ở các độ tuổi còn lại lượng du khách vẫn ổn định. KDL cần đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng nhằm phục vụ tốt các nhu cầu của du khách khi đến đây. Cơ cấu du khách theo mục đích đến KDL Hình 4.2. Cơ Cấu Du Khách theo Mục Đích đến KDL Rừng Madagui 26 Nguồn: TTTH Ta dễ dàng nhận thấy rằng lượng du khách ghé đến KDL với mục đích ăn uống chiếm một phần rất lớn là 49%, khách tham quan du lịch chiếm 35%, lượng khách đến nghỉ ngơi thư giãn chiếm 9%, 7% lượng khách đến đây với mục đích học tập, nghiên cứu. Cơ cấu du khách theo thời gian lưu trú Hình 4.3. Cơ Cấu Du Khách theo Thời Gian Lưu Trú Nguồn: TTTH Theo hình 4.3, thời gian lưu trú của du khách tại KDL Rừng Madagui đa phần là trong ngày chiếm 65%, du khách ở lại từ 2 – 3 ngày chiếm 32%. Những du khách ở lại lâu hơn từ 3 – 7 ngày chỉ chiếm khoảng 3%, lưu trú trên 7 ngày hầu như không có. Thời gian lưu trú của du khách càng lớn thì khả năng tăng doanh thu từ các dịch vụ kèm theo càng cao. Vì vậy KDL cần tăng cường các hình thức du lịch hấp dẫn để tăng thời gian lưu trú của du khách. 4.2.2. Tình hình kinh doanh Từ ngày chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước – KDL Rừng Madagui thành Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui, KDL Rừng Madagui đã không ngừng thay đổi và nâng cấp khu du lịch. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong công ty, KDL đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện qua từng năm. Là KDL hoạt động theo hướng nghỉ dưỡng sinh thái, KDL Rừng Madagui hàng năm đã thu hút một lượng du khách khá ổn định qua từng năm. 27 Bảng 4.3. Tổng Hợp Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lượt khách 165.610 192.794 217.687 213.686 215.792 272.491 293.527 ± 27.184 24.893 4.001 2.106 56.699 % 14,1 11,4 1,87 0,98 20,81 7,17 Doanh thu (trăm triệu) 50 67 83 105 137 255 302 ± 17 16 22 32 118 47 % 25,27 19,28% 20,95 23,36 46,28 15,56 Nguồn: TTTH Hình 4.4. Số Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 Nguồn: TTTH Qua bảng 4.3 và hình 4.4, chúng ta có thể nhận thấy lượng khách đến KDL luôn biến đổi và theo chiều hướng tăng lên theo từng năm. Cụ thể là từ năm 2005 đến năm 2006 lượng du khách đến KDL tăng 14,1% (từ 165.610 lượt tăng lên 192.794 lượt), đến năm 2007 con số này là 217.687 lượt tăng 11,4% so với năm 2006. Nhưng qua năm 2008 lượng du khách đến KDL giảm 1,87% (chỉ còn 213.686 lượt khách), đến năm 2009 lượng khách có tăng lên so với năm 2008, tuy nhiên con số này không nhiều, chỉ tăng 0,98%. Nhưng đến năm 2010, 2011 đã có những dấu hiệu tăng trưởng vượt bậc, lượng du khách đến KDL gia tăng rõ rệt, đặc biệt năm 2010 tăng 20,81% so với năm 2009, năm 2011 vừa qua tình hình du khách cũng tăng đáng kể (tăng 7,17% so với năm 2010), với 293.527 lượt khách. 28 Qua đó chúng ta còn nhận thấy doanh thu của KDL tăng rõ rệt qua từng năm. Từ 2005 đến 2009 doanh thu của KDL tăng theo tỉ lệ đều qua từng năm (năm 2006 tăng 25,27% so với năm 2005, năm 2007 tăng 19,28%), đến năm 2008 mặc dù số lượt du khách có giảm song doanh thu vẫn tăng ổn định (doanh thu năm 2008 tăng 20,95% so với năm 2007), qua năm 2009 doanh thu tăng 23,36%. Đặc biệt năm 2010 doanh thu của KDL tăng đột biến (tăng 46,28%) từ 13,7 tỷ ở năm 2009 lên mức 25,5 tỷ, điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của KDL. Đến năm 2011 doanh thu tăng ổn định (tăng 15,56% so với năm 2010). 4.3. Thực trạng vận dụng chính sách Marketing – Mix của KDL Rừng Madagui trong thời gian qua KDL đã có thâm niêm hoạt động 23 năm, qua nhiều đợt chuyển giao và chuyển đổi thành công ty cổ phần đã 8 năm, trải qua nhiều đổi mới và phát triển. Kinh doanh du lịch có tính thời vụ, nhất là với một KDL, tùy theo thời gian, từng giai đoạn mà công ty có những chính sách Marketing riêng biệt, vì vậy những chính sách dưới đây chỉ phản ánh thực trạng chính sách Marketing trong thời điểm thực hiện quá trình khảo sát làm khóa luận. 4.3.1. Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm nổi trội mà KDL Rừng Madagui sử dụng là chính sách đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của KDL được chia làm nhiều mảng và phục vụ cho nhiều loại nhu cầu của du khách Là trạm dừng chân cho chuyến hành trình Tp.HCM – Đà Lạt: nhà hàng Muông Xanh với sức chứa 1200 du khách với vị trí ngay bên quốc lộ 20 (tuyến đường Tp.HCM – Đà Lạt) thuận lợi cho việc di chuyển du lịch. Bên cạnh đó du khách cũng có thể dừng chân ghé tham quan bên trong KDL để chụp hình lưu niệm và thư giãn sau một quãng thời gian ngồi xe mệt mỏi, đồng thời lấy lại sức chuẩn bị hành trình tiếp tục. Du lịch nghỉ dưỡng: với 82 phòng villa đạt chuẩn 3 sao, 26 phòng nghỉ gia đình được thiết kế cho 6 ngườiphòng với đầy đủ các tiện nghi trong phòng, 3 khu cắm trại diện tích hơn 5ha, KDL phục vụ tất cả các nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng với không khí thanh bình, nhẹ nhàng. KDL Rừng Madagui với quan cảnh hòa mình vào 29 thiên nhiên giúp du khách quên đi những căng thẳng mệt mỏi thường ngày, không gian ấm cúng cho những kỳ nghỉ gia đình. Du lịch mạo hiểm: tour Cảm Giác Madagui hay tour Khám Phá Madagui sẽ đưa du khách vào tận cùng hang sâu cách mặt đất 15m để khám phá vào tận cùng những hình thù bí hiểm của tạo hoá và thử thách sức dẻo dai của bạn với thiên nhiên, với hệ thống hang động liên hoàn và những tên gọi ấn tượng như Hang Tử Thần, Hang Dơi (hay còn gọi là Thiên Phúc Sơn Động), Hang Thầy, Hang Cô. Sau đó, du khách sẽ xuống bè tre, bên dòng thác đang cuộn trào bọt sóng để chinh phục dòng suối Đạ Huoai, cuộc chinh phục kéo dài 2 giờ đồng hồ nhưng cũng đủ để lại cho du khách cảm giác “mạnh” nhưng cũng rất an toàn bởi tất cả đều được trang bị hệ thống phao cứu hộ hoàn chỉnh. Nghiên cứu học tập: với khu rừng già nguyên sinh và hệ thống động thực vật phong phú KDL Rừng Madagui trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà nghiên cứu sinh học, cũng là sự lựa chọn của các trường học trong các chuyến sinh hoạt ngoại cảnh. Du lịch MICE: với xu hướng du lịch quốc tế hiện nay, ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng du lịch MICE đã dần trở thành lựa chọn hàng đầu của các công ty, doanh nghiệp. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện có, KDL Rừng Madagui đã nhanh chóng triển khai và áp dụng loại hình dịch vụ này vào kinh doanh. Hiện tại KDL có trang bị 1 phòng họp với sức chứa trên dưới 100 chỗ , có khu thể thao liên hoàn (bóng đá, bóng chuyền, tenist . . .) rất phù hợp cho các hội nghị trong công ty. Bên cạnh đó nhằm thu hút khách du lịch và tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, ban quản lý công ty và trung tâm giải trí không ngừng đầu tư và bổ xung mới nhiều dịch vụ hấp dẫn để phục vụ du khách. Chiến lược sản phẩm khác biệt Năm 2009 khi bắn súng sơn – Paintball được du nhập vào Việt Nam, KDL Rừng Madagui (Lâm Đồng) là một trong hai trung tâm được cấp phép hoạt động (cùng với Cần Thơ). Bắn súng sơn là một môn thể thao và cũng là một trò chơi. Đây là trò chơi có tính chất thể thao quân sự, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức quân sự cơ bản như biết lợi dụng địa hình, địa vật, tiến công, phòng ngự, nghi binh . . . đặc biệt là hiệp đồng chiến đấu trong đội bằng khẩu lệnh và ký tín, ám hiệu . . . Trò chơi vừa mang 30 tính tập thể đối kháng có tính chỉ huy chặt chẽ, giúp người chơi rèn luyện khả năng phán đoán và xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo, rèn luyện thể lực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN LINH GIANG
GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG
MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI,
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN LINH GIANG
GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG
MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TRẦN ĐÌNH LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠI HUOAI TỈNH LÂM ĐỒNG”, do
NGUYỄN LINH GIANG, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
Giáo viên hướng dẫn
Ngày tháng năm 2012
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên con muốn nói là dành cho gia đình, những người luôn dõi
theo từng bước đi của con Ngày hôm nay, con được ở đây để bảo vệ luận văn tốt
nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM; gia đình là động lực lớn nhất để con cố gắng trong con đường học tập, làm
việc cũng như trong cuộc sống Tự đáy lòng, con biết ơn ba mẹ và các em, con nguyện
sống tốt, làm việc thật tốt để không phụ lòng kỳ vọng của gia đình dành cho con Con
mong gia đình mình sức khỏe, hạnh phúc và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý Thầy cô của trường Đại học Nông
Lâm Tp.HCM đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh tế, các Thầy cô không chỉ giảng
dạy những kiến thức giáo khoa mà còn truyền đạt những lời khuyên hữu ích, những
chỉ dạy tận tình làm hành trang cho chúng em trong cuộc sống
Em xin gởi lời cảm ơn thầy Trần Đình Lý, thầy đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa
và đưa ra những ý kiến chân thành để em có những định hướng đúng đắn về khóa luận
của mình
Tôi cũng xin cảm ơn Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui Em xin
cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình em thực tập tại công ty Chúc các anh chị sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống Chúc công
ty ngày càng phát triển
Xin gửi cảm ơn đến bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá
trình làm bài khóa luận tốt nghiệp Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống
và luôn giữ tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta
Người làm đề tài
Nguyễn Linh Giang
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN LINH GIANG Tháng 5 năm 2012 GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG”
Nguyen Linh Giang May 2012 “Marketing – Mix method to publicize the brand and attract tourist at Madagui Forest Resort Da Huoai district, Lam Dong province”
Khóa luận tìm hiểu điều kiện tự nhiên, những tiềm năng du lịch tại KDL Rừng Madagui, tìm hiểu về các chính sách Markeing – Mix mà công ty đã và đang thực hiện, đồng thời phân tích hiệu quả của các hoạt động đó Nghiên cứu sơ bộ những đặc điểm và nhu cầu hiện tại của du khách, tiếp nhận những góp ý và kiến nghị của họ về hoạt động của KDL Qua đó đưa ra các giải pháp Makerting – Mix nhằm góp phần quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch tại KDL Rừng Madagui
Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau:
- Nêu ra được những thuận lợi của KDL Rừng Madagui về điều kiện tự nhiên, địa lý, quan cảnh thiên nhiên, để trở thành một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển cao
- Đánh giá sơ bộ cảm nhận của du khách về KDL Rừng Madagui
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức đối với KDL
- Đề ra một số giải pháp Marketing – Mix cụ thể có thể áp dụng vào thực tế để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với KDL Rừng Madagui
Trang 63.1.3.2 Khái niệm về Marketing trong du lịch 15
Trang 7vi
3.1.4.1 Khái niệm 153.1.4.2 Vai trò của hệ thống Marketing – Mix 153.1.4.3 Các chính sách Marketing chủ đạo 173.2 Nội dung nghiên cứu 183.3 Phương pháp nghiên cứu 18
4.3 Thực trạng vận dụng chính sách Marketing – Mix của KDL Rừng Madagui
4.3.1 Chính sách sản phẩm 28
4.3.3 Chính sách phân phối 324.3.4 Chính sách chiêu thị cổ động 33
4.4.1 Khu du lịch Đambri 35
4.4.3 Khu Du lịch Sinh thái Thác Giang Điền 394.4.4 Đánh giá KDL Rừng Madagui so với các đối thủ cạnh tranh 404.5 Nhận xét chung của du khách về KDL Rừng Madagui 444.6 Tính khả thi của các hoạt động truyền thông quảng bá cho khu du lịch 49
Trang 84.8 Các giải pháp Marketing – Mix 544.8.1 Nghiên cứu thị trường 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 635.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 68
Trang 9viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CBCNV Cán bộ công nhân viên
MICE Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội
nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)
QĐ Quyết định
QL Quốc lộ
SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (Strengths –
Weaknesses – Opportunities – Threats) THTT Truyền hình trực tiếp
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
VIP Nhân vật quan rất quan trọng (Very Important Person)
VNĐ Việt Nam đồng
VQG Vườn quốc gia
WTO Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 So Sánh Tổng Quan Tình Hình Ngành Du Lịch năm 2010 và 2011 21
Bảng 4.2 Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch qua từng Giai Đoạn 23
Bảng 4.3 Tổng Hợp Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 27
Bảng 4.4 Bảng Giá Phòng KDL Rừng Madagui năm 2012 32
Bảng 4.5 Sánh Tổng Quan KDL Rừng Madagui với Các Đối Thủ Cạnh Tranh41
Bảng 4.6 Bảng Giá Một Số Dịch Vụ tại KDL Rừng Madagui và VQG Cát Tiên42
Bảng 4.7 Thống Kê Lượng Du Khách đến KDL Rừng Madagui và VQG Cát
Bảng 4.10 Kế Hoạch Quảng Cáo trên Truyền Hình 62
Trang 11x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui 7
Hình 3.1 Các Thành Phần trong Marketing – Mix 16
Hình 4.1 Cơ Cấu Khách Du Lịch tại KDL Rừng Madagui theo Độ Tuổi 25
Hình 4.2 Cơ Cấu Du Khách theo Mục Đích đến KDL Rừng Madagui 25
Hình 4.3 Cơ Cấu Du Khách theo Thời Gian Lưu Trú 26
Hình 4.4 Số Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011 27
Hình 4.5 Đánh Giá của Du Khách về Giá Cả Phục Vụ tại KDL Rừng Madagui30
Hình 4.6 Cơ Cấu Du Khách theo Hình Thức Du Lịch 33
Hình 4.7 Cơ Cấu Du Khách theo Các Dạng Kênh Thông Tin 35
Hình 4.8 Đánh Giá của Du Khách về Mức Độ Thu Hút của KDL Madagui 44
Hình 4.9 Đánh Giá của Du Khách về Cơ Sở Hạ Tầng, Vệ Sinh Môi Trường, An
Hình 4.10 Mức Độ Hài Lòng của Du Khách với Thái Độ Phục Vụ ở KDL Rừng
Hình 4.11 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thỏa Mãn của Du Khách đối với Chuyến Đi
Hình 4.12 Những Yếu Tố Cần Làm Tốt Hơn ở KDL Rừng Madagui 47
Hình 4.13 Khả Năng Thu Hút Khách Trở Lại và Giới Thiệu cho Người Khác
Hình 4.14 Tỉ Lệ các Kênh Báo – Tạp Chí được Khách Du Lịch Đón Đọc 49
Hình 4.15 Tỉ Lệ các Kênh Truyền Hình Được Xem 50
Hình 4.16 Tỉ Lệ các Kênh Internet được Truy Cập 50
Trang 12du lịch là một ngành dịch vụ cao cấp của con người, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn tồn tại và phát triển phải tạo cho mình một nét độc đáo riêng biệt, tạo được
sự khác lạ và ấn tượng riêng của mình
Nằm ở vị trí cửa ngõ của "thành phố sương mù", sở hữu tất cả các đặc điểm thuận lợi ở đây như khí hậu trong lành, thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, thảm động thực vật phong phú, KDL Rừng Madagui trở thành thiên đường của những người yêu thích thiên nhiên Đây là khu du lịch rất hấp dẫn bởi địa hình phong phú, thích hợp cho du khách yêu thích không khí trong lành, khám phá thiên nhiên Với cánh rừng nguyên sinh bao la và nhiều hang động, khe suối tự nhiên không những tạo cho KDL khung
cảnh lãng mạn, trữ tình, mà còn hội đủ các yếu tố phong thủy
Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh tự do ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, vì lẽ sinh tồn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, công ty phải có những chiến thuật, chiến lược riêng cho mình Điều
đó không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa mà bao gồm cả những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Để du khách biết đến và yêu thích KDL của mình là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh
Trang 13luật đấy Để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành, Madagui cần phải tạo một lối đi riêng cho mình, một trong những chìa khóa dẫn đến điều đó chính là chiến lược Marketing – Mix thu hút khách du lịch
Nhận thấy tầm quan trọng của công cụ Marketing trong lĩnh vự kinh doanh du lịch, tôi quyết định chọn đề tài “GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Xem xét và đánh giá tiềm năng du lịch của KDL Madagui
+ Đánh giá hoạt động du lịch trong thời gian qua
+ Phân tích điểm mạnh điểm yếu của KDL
+ Xác định các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn - Madagui (Km 152,
Quốc Lộ 20, Khu Phố 1, Thị Trấn Madagouil, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng)
- Thời gian: từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện thực tập có hạn nên đề tài có những thiếu sót nhất định về phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về KDL Rừng Madagui mà không đề cập đến tình hình du lịch tại tỉnh Lâm Đồng và còn nhiều hạn chế về phần đối thủ cạnh tranh của KDL Đề tài chỉ
đề xuất các giải pháp marketing dưới góc nhìn doanh nghiệp (tập trung vào 4P) mà không nghiên cứu các các yếu tố khác (mô hình 4P và 3C, 7S, 7P, )
1.5 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 5 chương
Trang 14Chương I (Mở đầu): Khái quát, trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề
nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn Ở chương này nêu ra mục đích của việc chọn đề tài để nghiên cứu và đưa ra đánh giá ban đầu để tiến hành phân tích ở chương sau
Chương II (Tổng quan): Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn –
Madagui và các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu trước đây có nghiên cứu về KDL Sài Gòn – Madagui
Chương III (Nội dung và phương pháp nghiên cứu): Trình bày một số lý
thuyết, khái niệm cơ bản về du lịch, Marketing du lịch, vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời nêu những phương pháp, công cụ đã được sử dụng
để thực hiện đề tài
Chương IV (Kết quả và thảo luận): Dựa vào kết quả thăm dò du khách tại KDL
Rừng Madagui để nghiên cứu thực trạng các hoạt động kinh doanh và công tác Maketing hiện tại của công ty, từ đó xây dựng các chiến lược Marketing cụ thể nhằm thu hút du khách đến với KDL ngày một tốt hơn
Chương V (Kết luận và kiến nghị): Từ những phân tích ở trên đưa ra nhận xét,
đánh giá và kết luận về đề tài nghiên cứu, nêu ra những giải pháp nhằm thu hút du khách đến với khu du lịch Sài Gòn – Madagui trong thời gian tới
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui, tọa lạc tại Km 152, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng trên tuyến đường từ Sài Gòn – Đà Lạt, với địa thế
trên từ ban đầu là một “điểm dừng” của du khách trên đoạn đường Sài Gòn – Đà Lạt
Tổng diện tích đất các loại Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui đang
quản lý là 11.657.480 m 2 (1.165,748 ha)
2.1 Quá trình hình thành
Năm 1989, KDL Suối Tiên được thành lập tại địa chỉ Km 152, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng Lúc đó KDL Suối Tiên là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist
Tháng 02/2002, tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist giao KDL Suối Tiên cho cụm khách sạn Quê Hương quản lý và được đổi tên thành Khu Du Lịch Rừng Madagui
Ngày 30/06/2004, UBND TPHCM ra quyết định số 3136/QĐ – UB chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước – KDL Rừng Madagui thành Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui
+ Địa chỉ: Km 152, QL 20, KP1, Thị trấn Madagui, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng
+ Điện thoại: (063) 87 66 81 – Fax (063) 87 66 83
+ Email: info@madagui.com.vn
+ Website: http://www.madagui.com.vn/vn/
2.2 Điều kiện tự nhiên
Mặt tiền KDL Rừng Madagui có chiều dài khoảng 600m nằm dọc theo Quốc lộ
20, tại Km 152 thuộc Thị trấn Madagouil, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng, cách
Trang 16Thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Thành phố Đà Lạt 148km, cách Thị xã Bảo Lộc khoảng 30km Độ cao trung bình so với mặt biển là 220m
KDL Rừng Madagui có diện tích 1.165,748 ha là một phần của VQG Nam Cát Tiên – một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn của Việt Nam với diện tích 70.000ha
KDL Rừng Madagui nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, mùa nóng từ 28 – 32oC, mùa lạnh từ 24 – 26oC Hai mùa nắng – mưa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hạn nhất vào tháng 2 và tháng 3 Độ ẩm bình quân trong năm là 85%
KDL Rừng Madagui được phủ đầy các loại hoa lá hoang sơ, cộng với hệ thống hang động liên hoàn bao quanh tạo nên nét đẹp hùng vĩ nhưng không quá phức tạp và nguy hiểm, rất thích hợp cho hoạt động thám hiểm, nghiên cứu động thực vật Hệ thống hang động có thể chia làm hai loại: một loại nằm cách sâu dưới mặt đất từ 10m – 15m, một loại hang nằm trên cao cách mặt đất khoảng 10m Đá granite là thành phần cấu tạo chính của khu vực
Madagui hiện có một thảm thực vật phong phú với nhiều loại thực vật rất đa dạng và thuộc nhiều chủng loại khác nhau như tre, lồ – ô, mun và các loại gỗ quý hiếm trên hàng ngàn năm tuổi như cây si, gõ, bằng lăng Thảm thực vật của Madagui là một phần thuộc 1.600 loài thực vật, 762 họ, nhiều cây gỗ quý và chuỗi thực vật khép kín Đặc biệt có cây Kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được xem như loài cây thiêng của người dân tộc Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi với bộ rễ dài, nổi cuồn cuộn trên mặt đất, thân cây to tạo hình thù rất độc đáo mà không một nơi nào có thể so sánh được Ngoài ra nơi này còn sở hữu bộ sưu tập hơn 300 loài chim, 70 loài bò sát,
40 loài thú và 30 loài cá
Toàn khu vực có con sông Đạ Huoai dài khoảng 2,5km, lòng sông rộng nhất là 70m, nơi hẹp nhất khoảng 20m, nước chảy quanh năm Chênh lệch mức nước mùa mưa và mùa nắng từ 1 – 2m, mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, có nơi độ sâu gần 10m Trong khu vực có suối phụ Dakar chảy vào Sông Đạ Huoai với lưu lượng nhỏ và có nước quanh năm
Trang 17Dọc theo bờ sông Đạ Huoai là các bãi cỏ tạo thành các bãi cắm trại liên hoàn trên diện tích khoảng 5ha, đủ điều kiện phục vụ cùng một lúc cho hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và cán bộ công nhân viên chức của các nhà máy lớn tại Tp.HCM và các địa phương lân cận đến tham quan, sinh hoạt
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.3.1 Nguyên tắc chung
Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành
cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui
Phó Tổng Giám Đốc là người giúp Tổng Giám Đốc điều hành công việc theo
sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Nguyên tắc làm việc
- Chế độ thủ trưởng quyết định
- Cá nhân chịu trách nhiệm về các phần việc đã được phân công phụ trách
Trang 182.3.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui
Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Madagui chia làm 5 bộ phận:
- Khối resort: bao gồm các hoạt động kinh doanh resort, nhà hàng, giải trí dã ngoại và các dịch vụ kèm theo Đây là khối mang về doanh thu chính cho công ty
- Khối nông lâm: đây là khối đảm nhiệm vai trò xây dựng khuôn viên KDL, đầu tư và bảo vệ rừng, là đơn vị liên kết với hạt kiểm lâm huyện Đạ Huoai
- Khối phát triển dự án: chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và quản lý các
Khối hỗ trợ
HC – NS – Y TẾ
TÀI CHÁNH
Ế Á BẢO VỆ ANTT
và Quản lý
D á
BẢO VỆ RỪNG
PHÓ TGĐ
Chi nhánh, văn phòng đại diện
Dịch vụ - Kios
Bảo trì
Nhà Giặt
Vệ sinh công cộng
Trang 19Đến năm 2010, KDL đã có 26 phòng tập thể và 50 phòng villas trang bị theo
tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, đáp ứng khả năng tiếp nhận cùng lúc 500 du khách có nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng nhiều ngày tại KDL
Trong 02 năm 2010 – 2011 tiếp tục xây thêm 32 phòng Pool Villas, phòng VIP (nâng tổng số phòng villas thành 82 phòng) Các villas được đặt tên theo các loại cây
ăn trái có trong Vườn Sưu Tập Cây Ăn Trái của KDL như Villa Banana, Papaya, Guava, Sapodilla, Casava, Carambola, Pomelo, Avocado, Mango, Strawberry, Blackberry, Gooserberry, Điểm đặc biệt là ở mỗi villa đều được thiết kế một khu vực terrace rất lý tưởng cho các tiệc barbecue, các buổi ăn tối thú vị ngoài trời cùng với bạn bè, gia đình, cùng quay quần bên nhau với chum rượu cần đặc sản rồi lắng nghe tiếng ve kêu râm ran, tiếng tắc kè đâu đó trên các ngọn cây cao những âm thanh của núi rừng mà chỉ tìm thấy được ở Khu Du Lịch Rừng Madagui
Bên cạnh hệ thống các phòng nghỉ villa, KDL Rừng Madagui cũng cung cấp các phòng nghỉ gia đình được thiết kế cho 6 người/phòng với đầy đủ các tiện nghi trong phòng Khoảng không gian xanh rợp bóng mát trước các phòng nghỉ Kơ Nia cũng là nơi thích hợp cho hoạt động lửa trại về đêm Một không gian ấm cúng, một khung cảnh thanh bình mang lại cảm giác thật đặc biệt khi đặt chân đến khu phòng nghỉ Kơ Nia
KDL Rừng Madagui dành một khoảng không gian rộng rãi và thoáng mát với diện tích hơn 5ha để làm các bãi cắm trại gồm khu cắm trại Tình Yêu, khu cắm trại Hồ Thạch Lâm và khu cắm trại Kơ Nia Thảm cỏ xanh rợp bóng mát trải dọc theo hai bên
bờ suối, cùng một thời điểm có thể phục vụ hàng ngàn khách sinh hoạt cắm trại, dã ngoại
Trang 20Với hệ thống lều trại được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, quạt, nệm gối mền đảm bảo cho hoạt động cắm trại hoàn toàn thoải mái và tiện nghi Các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của người dân tộc
Chương trình biểu diễn cồng chiêng, biểu diễn xiếc thú (khỉ, chó, cá sấu ) hoàn toàn miễn phí luôn thu hút khách cắm trại tại KDL Rừng Madagui
2.4.2 Nhà hàng
Nhà hàng Trà My Vàng
Chính thức hoạt động vào tháng 1/2007, nhà hàng Trà My Vàng đáp ứng các nhu cầu ẩm thực đa dạng, phục vụ các dịch vụ phòng họp – hội nghị, các buổi sinh hoạt Team Building của các công ty,
Không gian thoáng mát, khung cảnh thiên nhiên mang lại một cảm giác lâng lâng khi ngồi thưởng thức một ly cà phê đặc sản của vùng cao nguyên
Trang 21Ngày 23/03/2012, KDL Rừng Madagui khai trương Nhà Hàng Đồi Mai Nhà hàng Đồi Mai nằm trong khuôn viên và khu vực phòng nghỉ của KDL, chuyên phục vụ những món ăn đặc sản của núi rừng Madagui, mang lại sự thuận tiện và độc đáo cho
du khách lưu trú tại KDL Với không gian ấm cúng, sang trọng hòa quyện với thiên nhiên bao la núi rừng sẽ là nơi lý tưởng để du khách tận hưởng và cảm nhận sự khác biệt độc đáo tại nơi đây
2.4.3 Dịch vụ giải trí
Chèo thuyền chinh phục sông Hudai
Cảm giác cùng đồng đội với mái chèo điều khiển chiếc thuyền vượt thác, ghềnh trên dòng sông dài 5km, được bao phủ dọc hai bờ là những lùm cây xanh mướt rủ bóng Dòng sông chỗ thì nước cuồn cuộn chảy xiết, chỗ thì tĩnh lặng, trong veo cho ta cảm giác vừa mạo hiểm, vừa yên bình, thư giãn và tự thấy mình mạnh mẽ hơn khi chinh phục được dòng sông
Bắn súng nước sơn “painball”
Lần đầu tiên có mặt tại Việt nam vào cuối năm 2009 Đây là trò chơi có tính chất thể thao quân sự, giúp người chơi rèn luyện khả năng phán đoán và xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo, rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội
Giải trí Billa – banh bàn
Quý khách cũng có thể giải trí với dịch vụ bi – da,
banh bàn ngay tại nhà hàng Trà My Vàng, với dịch vụ
billiard (france và pool) hoặc thử tài thi đấu banh bàn cùng
bạn bè tại Inhouse Club
Trang 22
Câu cá thư giãn
Dịch vụ câu cá tại Hồ Thạch Lâm với diện tích rộng hơn 13ha cung cấp một dịch vụ giải trí thư giãn thật tuyệt vời Vùng Hồ Thạch Lâm thơ mộng, hữu tình là nơi lý tưởng để thả mình thư giãn tìm lại cảm giác yên bình trước khi quay trở về với nhịp sống đô thị
Dịch vụ cưỡi ngựa
Dịch vụ cưỡi ngựa với trên 30 chiến mã khỏe mạnh, sung sức luôn sẵn sàng rong ruổi với những ai muốn trở thành kỵ mã thử sức mình trên những đoạn đường cheo leo Hoàn toàn yên tâm nếu ai chưa từng điều khiển ngựa vì đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tâm sẽ hướng dẫn phương pháp cưỡi ngựa và sẽ đi cùng du khách trong suốt hành trình
Tennis
Hoạt động từ tháng 01/2007, hai sân tennis đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời
Thời gian hoạt động liên tục mỗi ngày từ 06h00 đến 22h00
Hồ bơi thiên nhiên
Đây là công trình xây dựng mới trong năm 2006 và đưa vào hoạt động từ tháng 02/2007 Hồ bơi cảnh quan được xây dựng ngay bên bờ Suối Tiên với thiết kế ấn tượng gồm 3 tầng từ lớn đến nhỏ có tổng diện tích mặt nước đạt gần 2.500m2 là hồ bơi độc đáo nhất từ trước đến nay của Việt Nam
Cảm giác thả mình trong dòng nước mát lạnh giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ chỉ
có thể tìm thấy duy nhất tại Khu Du Lịch Rừng Madagui
Trang 23 Điểm tham quan khám phá
Sông Đạ Huoai
Bắt nguồn từ Bảo Lộc, dòng suối Đạ Huoai hợp với nhiều phụ lưu khác đổ vào dòng Suối Tiên Con suối hiền hòa êm ả chảy quanh bãi cuội, lượn lờ qua bụi cây rù rì, đẹp như một bài thơ Người Mạ, dân tộc thiểu số với 30.000 dân sống tập trung ở tỉnh Lâm Đồng, sinh sống quanh suối Đạ Huoai Mọi sinh hoạt của họ đều gắn với dòng suối Họ hạ gỗ trên rừng, nhờ sức nước thả bè trôi xuôi Họ dùng nước để nấu ăn và tắm giặt Chiều chiều các thôn nữ mang váy ra giặt bên bờ suối làm nước loang tím ngắt cả một vùng Song thổ cẩm nhuộm bằng lá cây rừng nên những sắc màu thiên nhiên ấy không gây độc cho cá sống trong suối
Dòng suối Tiên đặc biệt có nhiều loài cá Loại cá đặc trưng của vùng Madagui
là cá Lăng và cá Leo Cá sống trong suối, ăn các loại rong tảo, nên chắc thịt, ăn đến đâu cảm nhận vị ngọt và thơm đến đó Những món ăn quen thuộc như kho tộ, nấu canh chua, chiên nếu được chế biến bằng cá lăng hay cá leo đều cho những hương vị đặc biệt khó quên
Trang 24 Hồ cảnh quan
Đối diện công viên Thần Núi là khu vực Hồ Cảnh Quan với diện tích khoảng 2.000m2 Dọc đường đi được lát đá chẻ, lắp đặt đèn trang trí và trồng cây cảnh để tạo cảnh quan cho khu vực hồ
Hồ Thạch Lâm
Với diện tích hơn 15ha có khung cảnh trữ tình, thơ mộng, Hồ Thạch Lâm với lòng hồ rộng và sâu hơn 10m với nhiều chủng loại cá là nơi lý tưởng cho khách giải trí câu cá
Ngoài ra còn có một số điểm tham quan lý thú khác như: Cầu treo, Quảng Trường Thiên Sơn Phúc Động, Hang Thầy, Hang Thần Núi
Trang 25CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về du lịch
Theo Hội Nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du Lịch ở Roma năm 1963: “Du Lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 06/1991 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.”
Theo quy định của Việt Nam, tại điều 10 Pháp lệnh Du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.”
3.1.2 Khái niệm khách du lịch
Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations) về khách du l ị c h
n ư ớ c n g o à i : “ Bất c ứ ai đến t h ă m m ộ t đ ấ t n ư ớ c k h á c v ớ i nơ i c ư t r ú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”
Theo Điểm 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch
là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”
Trang 263.1.3 Marketing trong du lịch
3.1.3.1 Khái niệm về Marketing
Theo Phillip Kotter: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi Marketing bao gồm một loạt các nguyên lý về lựa chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận đến cho công ty”
Còn Goodrich cho rằng: “Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo
ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả các nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng”
3.1.3.2 Khái niệm về Marketing trong du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “Marketing du lịch là một triết lý quản trị
mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó.”
Định nghĩa của Alastair M.Morrison: “Marketing du lịch là một quá trình liên tục nối tiếp nhau, qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.”
3.1.4 Marketing – Mix trong du lịch
3.1.4.1 Khái niệm
Trong luận án tiến sĩ về “Dynamique du Tourisme et Marketing” của Schawarz ông đã đưa ra định nghĩa về Marketing – Mix như sau: “Marketing – Mix là tập hợp các công cụ về Marketing mà một công ty sử dụng để gắng đạt những mục tiêu trên thị trường mục tiêu”
3.1.4.2 Vai trò của hệ thống Marketing – Mix
Marketing – Mix đóng một vai trò chủ đạo đối với hoạt động Marketing của một doanh nghiệp, nó không những chỉ ra đâu là phân khúc khách hàng cần hướng tới
Trang 27- Hàng hóa (Product) là tập hợp những “sản phẩm” và “dịch vụ” mà công ty cung ứng cho thị trường mục tiêu
- Giá cả (Price) là tổng tiền mà người mua phải chi trả để có được hàng hóa
Kênh phân phối (P3)
Marketing – Mix
Thị trường mục tiêu
Trang 28- Phân phối (Place) là mọi hoạt động để hàng hóa dễ dàng đến tay khách hàng mục tiêu
- Chiêu thị cổ động (Promotion) là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những thông tin ưu điểm của hàng hóa của mình sản xuất và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua thứ hàng đó
3.1.4.3 Các chính sách Marketing chủ đạo
a Chính sách sản phẩm
Xác định chủng loại, cơ cấu của dịch vụ hàng hóa làm sao cho giữ vững được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Chu kỳ của sản phẩm và các chiến lược Marketing
Dịch vụ không có chu kỳ đời sống của sản phẩm, trong du lịch các sản phẩm hữu hình như điểm du lịch có chu kỳ sống sản phẩm, và chu kỳ sống sản phẩm có thể phụ thuộc vào ba loại: chu kỳ dài hạn, chu kỳ trung hạn, và chu kỳ ngắn hạn
b Chính sách giá
Xác định mức giá cho từng loại hàng hóa dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường và điều kiện kinh doanh từng thời kỳ Mục tiêu của chính sách là xác định mức giá bán mà khối lượng hàng hóa bán tối đa nhằm tối đa hóa doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận
c Chính sách phân phối
Phân phối trong Marketing du lịch không chỉ là định ra phương hướng mục tiêu, tiền đề để lưu thông mà còn thay đổi không gian thời gian và các biện pháp thủ tục để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm du lịch
Các kênh phân phối
Các kênh phân phối thường có vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng
- Thứ nhất, nó mở rộng điểm tiếp xúc với khách du lịch thông qua các hệ thống điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc đặt mua các sản phẩm qua các
hệ thống như điện thoại, mạng Internet,
- Thứ hai, nó thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của du khách thông qua các phương tiện quảng cáo và hoạt động của đội ngũ nhân viên tác động vào biến nhu cầu
Trang 29Nội dung: bao gồm các chính sách quảng cáo, xúc tiến bán tuyên truyền
Tùy theo từng chiến lược kinh doanh, mục đích kinh doanh và thời điểm trong mùa vụ du lịch mà ban quản lý có cách sử dụng từng chính sách sao cho phù hợp
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài: “Giải pháp Marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng” chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau:
- Tài nguyên và các dịch vụ du lịch
- Đối tượng khách du lịch và nhu cầu của du khách
- Chiến lược Marketing hiện tại
- Các giải pháp Marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Khảo sát hoạt động tại KDL
Để nắm bắt được các số liệu thực tế về thông tin tài nguyên du lịch, sản phẩm
du lịch, hiện có của KDL, các phương pháp thực hiện:
Tiến hành thu thập số liệu: thông tin thứ cấp của công ty, thông tin từ Internet, tham khảo các tài liệu về du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động du lịch trong khu vực
Phương pháp khảo sát thực địa: thu thập thông tin trực tiếp từ KDL, thông tin
du khách đến tham quan tại đây
3.3.2 Điều tra thị hiếu của du khách
Tiến hành điều tra mẫu: phỏng vấn qua bảng câu hỏi ngẫu nhiên một số khách tại KDL Du khách được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng để đảm bảo tính khách quan của
Trang 30cuộc khảo sát, du khách được lựa chọn làm mẫu bao gồm tất cả các thành phần du khách tại KDL
Vì tính chất đặc biệt của ngành du lịch, cuộc khảo sát được thực hiện với 350 phiếu phát ra, rải đều trong thời gian 2 tuần (trong đó nhiều nhất vào dịp cuối tuần) với hầu hết các thành phần du khách Kết quả thu về 325 phiếu, trong đó 317 phiếu hợp lệ
Sau đó lập bảng thống kê, dựa vào kết quả phân tích để đánh giá nhận xét của
du khách với những dịch vụ tại KDL Rừng Madagui cũng như ghi nhận những nhu cầu, mong muốn của khách du lịch đối với KDL
3.3.3 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi Cụ thể là ý kiến các chuyên gia làm việc tại KDL Rừng Madagui, đặc biệt về các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ sao cho phù hợp với khu du lịch, kết hợp tham khảo ý kiến cho xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí mới
Về lĩnh vực Marketing quảng bá hình ảnh KDL, đề tài đặc biệt tham khảo ý kiến chuyên gia của Th.S Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ngoài ra, đề tài có tham khảo các nhận định của các chuyên gia tại website của tỉnh Lâm Đồng và website du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam và Bộ VHTTDL cho các vấn đề nghiên cứu có liên quan
3.3.4 Ma trận SWOT
Phân tích ma trận Swot là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên hệ thông nguyên lý, trong đó:
Phân tích điểm mạnh (S = strength), điểm yếu (W = weakness ) là sự đánh giá
từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu)
Phân tích cơ hội (O = opportunities), thách thức (T = threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ
Trang 31Nói cách khác phân tích ma trận Swot là ta đang xây dựng một một khung lý thuyết mà dựa vào đó ta xét duyệt các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi cho doanh nghiệp, cho tổ chức, cho công ty
Trang 32CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Du lịch Việt Nam
4.1.1 Tình hình ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Những năm qua, ngành du lịch luôn đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế quốc gia Tuy nhiên, tình hình kinh tế – xã hội nước ta vẫn đang nằm trong bối cảnh kinh tế chung của thế giới, vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái Vì vậy du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát trong nước còn cao, bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của thời tiết, lũ lụt xảy ra liên tiếp tại miền Trung Hiểu rõ khó khăn và nắm vững những gì cần làm cho du lịch Việt Nam, với
sự nỗ lực của toàn ngành đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà
Bảng 4.1 So Sánh Tổng Quan Tình Hình Ngành Du Lịch năm 2010 và 2011
Lượt khách nội địa (triệu người, làm tròn) 28 30 2 7,14
Lượt khách quốc tế (triệu người, làm tròn) 5,05 6 0,95 19
Doanh thu từ du lịch (ngàn tỉ đồng) 100 130 30 30
Nguồn: Bộ VHTTDL Năm 2011 ngành Du lịch đã thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 130 ngàn tỉ đồng với tỉ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%, 7,14% và 30% Hoạt động du lịch đã trở thành một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn thách
Trang 33Năm Du lịch quốc gia 2011 tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ – Phú Yên với chủ đề “Du Lịch Biển Đảo” diễn ra trong suốt cả năm 2011 với sự liên kết của 8 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đã tạo ra điểm nhấn trong hoạt động du lịch Phối hợp với các đơn vị của Bộ hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh
Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Việc Vịnh Hạ Long là một trong 7
kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã mang lại cơ hội to lớn trong việc quảng bá cho ngành Du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch tập trung nghiên cứu, xây dựng các đề án lớn cho giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt đã hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ phê duyệt Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch khác (Nghị định 92, Thông tư về khu, điểm du lịch ) cũng đang được triển khai một cách tích cực
Các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế đã năng động, sáng tạo,
có tư duy và cách làm mới, tranh thủ những thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn ở trong nước, khu vực và thế giới Đến năm 2011, cả nước có 960 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 323 công ty cổ phần, 16 công ty liên doanh, 603 công ty TNHH và 04 công ty tư nhân
Về công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch: tính đến tháng 12/2011, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịch với 265.000 buồng (trong đó 48 khách sạn 5 sao với 12.121 buồng; 126 khách sạn 4 sao với 15.517 buồng; 273 khách sạn 3 sao với 18.990 buồng) Đầu tư xây dựng các khách sạn, resort có quy mô lớn, chất lượng cao
đã trở thành xu hướng chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ của ngành du lịch
4.1.2 Hoạt động quảng bá du lịch của Việt Nam
Bước qua thế kỷ 21, với định hướng đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, điều này tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển mới cho ngành du lịch Tuy nhiên với hoàn cảnh nước nhà đang ở bước đầu của quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế còn nhiều khó khăn Bên cạnh đó, là môi trường cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh phát triển chung của nền du lịch quốc tế Với quyết tâm đưa du
Trang 34lịch Việt Nam lên một tầm cao mới đồng thời ý thức được vị trí đang có của mình, Tổng cục Du lịch đã đưa ra những chiến lược quảng bá cho du lịch Việt Nam cụ thể, điều này thể hiện rõ qua khẩu hiệu du lịch qua từng giai đoạn
Bảng 4.2 Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch qua từng Giai Đoạn
2001 – 2004 Việt Nam–Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam–A destination for the new millennium
Welcome to Viet Nam
2006 – 2011 Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn
Viet Nam–The hidden charm
2012 – 2012 Việt Nam vẻ đẹp bất tận
Viet Nam–Timeless charm
Nguồn: Bộ VHTTDL Qua từng giai đoạn, ngành du lịch lựa chọn một slogan đại diện cho hình ảnh của du lịch Việt Nam nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch trong nước với du khách quốc
tế
Trong giai đoạn 2000 – 2004, Slogan “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới” với hình ảnh cô gái Việt đội nón lá, cười tươi đã để lại ấn tượng tốt trong lòng hàng triệu du khách du lịch trong nước, quốc tế.Chính logo và slogan này đã tô đậm hình ảnh điểm đến Việt Nam trên thế giới Bước qua giai đoạn 2005 – 2006, với khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” thực sự không thu hút được sự quan tâm của du khách,
dư luận cho là không mấy ấn tượng so với những khẩu hiệu của các nước bạn như
“Amazing Thailand” (Sửng sốt Thái Lan), “Malaysia – Truly Asia” (Malaysia – Châu
Á đích thực), “Uniquely Singapore” (Độc đáo Singapore) được sử dụng cùng thời điểm
Nhằm vực lại sức sống cho ngành, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam quyết định chọn biểu tượng búp sen uốn lượn hình chữ S và slogan “Việt
Trang 35của ngành và được đánh giá là biểu tượng đẹp, ngoài chức năng quảng bá, thu hút khách du lịch, còn có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hóa mang bản sắc rất riêng của quốc gia
Còn biểu tượng mới của ngành du lịch hiện nay là một bông hoa sen được cách điệu với 5 cánh Số 5 theo triết lý phương Đông là con số thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt Màu sắc của cánh hoa còn gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam Cùng với đó là slogan “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” đã gợi mở ra một giai đoạn mới cho du lịch Việt Nam, thể hiện được sự tự tin sánh vai cùng với các nước bạn trên trường thế giới, bên cạnh đó còn khơi gợi được niềm thích thú, khám phá của du khách đối với du lịch nước nhà
4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của KDL Rừng Madagui
4.2.1 Đặc điểm du khách tại KDL Rừng Madagui
Du khách đến với KDL Rừng Madagui những năm qua đa phần vẫn là du khách trong nước, thành phần khách quốc tế chưa đến 1%, chủ yếu là học sinh của các trường học đến với mục đích học tập, nghiên cứu, vì vậy nguồn lợi nhuận thu về từ lượng khách quốc tế này là rất thấp Còn lượng du khách nội địa đến với KDL Rừng Madagui chủ yếu đi du lịch với hình thức đi theo đoàn của các cơ quan, công ty lữ hành, trường học đến tham quan, học tập
Trang 36 Cơ cấu khách theo độ tuổi
Hình 4.1 Cơ Cấu Khách Du Lịch tại KDL Rừng Madagui theo Độ Tuổi
Nguồn: TTTH Qua hình 4.1 ta thấy du khách đến với KDL Rừng Madagui đa số ở độ tuổi từ
17 đến 35 tuổi chiếm 48%, 19% trong độ tuổi từ 35 đến 55, 16% nằm trong khoảng từ
12 đến 17 tuổi, độ tuổi trên 55 chiếm 10%, 7% còn lại nằm ở độ tuổi dưới 12 Nhìn chung du khách đến đây khá đa dạng về độ tuổi, ngoài phần đông ở khoảng 35 đến 55 tuổithì ở các độ tuổi còn lại lượng du khách vẫn ổn định KDL cần đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng nhằm phục vụ tốt các nhu cầu của du khách khi đến đây
Cơ cấu du khách theo mục đích đến KDL
Hình 4.2 Cơ Cấu Du Khách theo Mục Đích đến KDL Rừng Madagui
Trang 37Nguồn: TTTH
Ta dễ dàng nhận thấy rằng lượng du khách ghé đến KDL với mục đích ăn uống chiếm một phần rất lớn là 49%, khách tham quan du lịch chiếm 35%, lượng khách đến nghỉ ngơi thư giãn chiếm 9%, 7% lượng khách đến đây với mục đích học tập, nghiên cứu
Cơ cấu du khách theo thời gian lưu trú
Hình 4.3 Cơ Cấu Du Khách theo Thời Gian Lưu Trú
Nguồn: TTTH
Theo hình 4.3, thời gian lưu trú của du khách tại KDL Rừng Madagui đa phần
là trong ngày chiếm 65%, du khách ở lại từ 2 – 3 ngày chiếm 32% Những du khách ở lại lâu hơn từ 3 – 7 ngày chỉ chiếm khoảng 3%, lưu trú trên 7 ngày hầu như không có Thời gian lưu trú của du khách càng lớn thì khả năng tăng doanh thu từ các dịch vụ kèm theo càng cao Vì vậy KDL cần tăng cường các hình thức du lịch hấp dẫn để tăng thời gian lưu trú của du khách
4.2.2 Tình hình kinh doanh
Từ ngày chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước – KDL Rừng Madagui thành Công Ty Cổ Phần Du Lịch Sài Gòn – Madagui, KDL Rừng Madagui đã không ngừng thay đổi và nâng cấp khu du lịch Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong công ty, KDL đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện qua từng năm Là KDL hoạt động theo hướng nghỉ dưỡng sinh thái, KDL Rừng Madagui hàng năm đã thu hút một lượng du khách khá ổn định qua từng năm
Trang 38Bảng 4.3 Tổng Hợp Lượt Khách và Doanh Thu từ năm 2005 – 2011
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lượt khách 165.610 192.794 217.687 213.686 215.792 272.491 293.527
± 27.184 24.893 -4.001 2.106 56.699
% 14,1 11,4 -1,87 0,98 20,81 7,17 Doanh thu (trăm triệu) 50 67 83 105 137 255 302
Qua bảng 4.3 và hình 4.4, chúng ta có thể nhận thấy lượng khách đến KDL
luôn biến đổi và theo chiều hướng tăng lên theo từng năm Cụ thể là từ năm 2005 đến
năm 2006 lượng du khách đến KDL tăng 14,1% (từ 165.610 lượt tăng lên 192.794
lượt), đến năm 2007 con số này là 217.687 lượt tăng 11,4% so với năm 2006 Nhưng
qua năm 2008 lượng du khách đến KDL giảm 1,87% (chỉ còn 213.686 lượt khách),
đến năm 2009 lượng khách có tăng lên so với năm 2008, tuy nhiên con số này không
nhiều, chỉ tăng 0,98% Nhưng đến năm 2010, 2011 đã có những dấu hiệu tăng trưởng
vượt bậc, lượng du khách đến KDL gia tăng rõ rệt, đặc biệt năm 2010 tăng 20,81% so
với năm 2009, năm 2011 vừa qua tình hình du khách cũng tăng đáng kể (tăng 7,17%
so với năm 2010), với 293.527 lượt khách
Trang 39Qua đó chúng ta còn nhận thấy doanh thu của KDL tăng rõ rệt qua từng năm
Từ 2005 đến 2009 doanh thu của KDL tăng theo tỉ lệ đều qua từng năm (năm 2006 tăng 25,27% so với năm 2005, năm 2007 tăng 19,28%), đến năm 2008 mặc dù số lượt
du khách có giảm song doanh thu vẫn tăng ổn định (doanh thu năm 2008 tăng 20,95%
so với năm 2007), qua năm 2009 doanh thu tăng 23,36% Đặc biệt năm 2010 doanh thu của KDL tăng đột biến (tăng 46,28%) từ 13,7 tỷ ở năm 2009 lên mức 25,5 tỷ, điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của KDL Đến năm 2011 doanh thu tăng ổn định (tăng 15,56% so với năm 2010)
4.3 Thực trạng vận dụng chính sách Marketing – Mix của KDL Rừng Madagui trong thời gian qua
KDL đã có thâm niêm hoạt động 23 năm, qua nhiều đợt chuyển giao và chuyển đổi thành công ty cổ phần đã 8 năm, trải qua nhiều đổi mới và phát triển Kinh doanh
du lịch có tính thời vụ, nhất là với một KDL, tùy theo thời gian, từng giai đoạn mà công ty có những chính sách Marketing riêng biệt, vì vậy những chính sách dưới đây chỉ phản ánh thực trạng chính sách Marketing trong thời điểm thực hiện quá trình khảo sát làm khóa luận
4.3.1 Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm nổi trội mà KDL Rừng Madagui sử dụng là chính sách đa dạng hóa sản phẩm Sản phẩm của KDL được chia làm nhiều mảng và phục vụ cho nhiều loại nhu cầu của du khách
- Là trạm dừng chân cho chuyến hành trình Tp.HCM – Đà Lạt: nhà hàng Muông Xanh với sức chứa 1200 du khách với vị trí ngay bên quốc lộ 20 (tuyến đường Tp.HCM – Đà Lạt) thuận lợi cho việc di chuyển du lịch Bên cạnh đó du khách cũng
có thể dừng chân ghé tham quan bên trong KDL để chụp hình lưu niệm và thư giãn sau một quãng thời gian ngồi xe mệt mỏi, đồng thời lấy lại sức chuẩn bị hành trình tiếp tục
- Du lịch nghỉ dưỡng: với 82 phòng villa đạt chuẩn 3 sao, 26 phòng nghỉ gia đình được thiết kế cho 6 người/phòng với đầy đủ các tiện nghi trong phòng, 3 khu cắm trại diện tích hơn 5ha, KDL phục vụ tất cả các nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng với không khí thanh bình, nhẹ nhàng KDL Rừng Madagui với quan cảnh hòa mình vào
Trang 40thiên nhiên giúp du khách quên đi những căng thẳng mệt mỏi thường ngày, không gian
ấm cúng cho những kỳ nghỉ gia đình
- Du lịch mạo hiểm: tour Cảm Giác Madagui hay tour Khám Phá Madagui sẽ
đưa du khách vào tận cùng hang sâu cách mặt đất 15m để khám phá vào tận cùng những hình thù bí hiểm của tạo hoá và thử thách sức dẻo dai của bạn với thiên nhiên, với hệ thống hang động liên hoàn và những tên gọi ấn tượng như Hang Tử Thần, Hang
Dơi (hay còn gọi là Thiên Phúc Sơn Động), Hang Thầy, Hang Cô Sau đó, du khách sẽ
xuống bè tre, bên dòng thác đang cuộn trào bọt sóng để chinh phục dòng suối Đạ Huoai, cuộc chinh phục kéo dài 2 giờ đồng hồ nhưng cũng đủ để lại cho du khách cảm giác “mạnh” nhưng cũng rất an toàn bởi tất cả đều được trang bị hệ thống phao cứu hộ hoàn chỉnh
- Nghiên cứu học tập: với khu rừng già nguyên sinh và hệ thống động thực vật phong phú KDL Rừng Madagui trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà nghiên cứu sinh học, cũng là sự lựa chọn của các trường học trong các chuyến sinh hoạt ngoại cảnh
- Du lịch MICE: với xu hướng du lịch quốc tế hiện nay, ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng du lịch MICE đã dần trở thành lựa chọn hàng đầu của các công ty, doanh nghiệp Với hệ thống cơ sở vật chất hiện có, KDL Rừng Madagui đã nhanh chóng triển khai và áp dụng loại hình dịch vụ này vào kinh doanh Hiện tại KDL có trang bị 1 phòng họp với sức chứa trên dưới 100 chỗ , có khu thể thao liên hoàn (bóng
đá, bóng chuyền, tenist ) rất phù hợp cho các hội nghị trong công ty
- Bên cạnh đó nhằm thu hút khách du lịch và tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, ban quản lý công ty và trung tâm giải trí không ngừng đầu tư và bổ xung mới nhiều dịch vụ hấp dẫn để phục vụ du khách
Chiến lược sản phẩm khác biệt
Năm 2009 khi bắn súng sơn – Paintball được du nhập vào Việt Nam, KDL Rừng Madagui (Lâm Đồng) là một trong hai trung tâm được cấp phép hoạt động (cùng với Cần Thơ) Bắn súng sơn là một môn thể thao và cũng là một trò chơi Đây là trò chơi có tính chất thể thao quân sự, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức quân sự cơ bản như biết lợi dụng địa hình, địa vật, tiến công, phòng ngự, nghi binh đặc biệt là hiệp