- Tình hình lợi nhuận qua các năm - Phân tích các yếu tố trong hoạt động kinh doanh - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh - Những thành quả và hạn chế - Phân tích ma
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Làng Du Lịch Bình Quới” do Nguyễn Hoàng Anh Thư, sinh
viên khoá 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm TP HCM, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến ThS Lê Thành Hưng, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Làng Du Lịch Bình Quới và các anh chị Phòng Kế Toán đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài này, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thanh Hòa - Trưởng phòng Kế toán - người đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Đơn Vị
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn luôn động viên, giúp
đỡ, tin tưởng tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2012 Nguyễn Hoàng Anh Thư
Trang 4- Tình hình lợi nhuận qua các năm
- Phân tích các yếu tố trong hoạt động kinh doanh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
- Những thành quả và hạn chế
- Phân tích ma trận SWOT
Để tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, đề tài sử dụng nguồn số liệu từ các phòng ban của công ty trong 2 năm 2010 - 2011, và sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích SWOT…Qua phân tích, đề tài cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DN chưa hiệu quả trong năm 2011 Mặc dù doanh thu của đơn vị ngày càng tăng., nhưng mức tăng lợi nhuận lại thấp Nguyên nhân là do đơn vị còn tồn tại một số vấn
đề như chi phí QLDN tăng cao, hiệu quả sử dụng lao động giảm, tình trạng ngập nước thường xuyên có tác động xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh,…
Sau cùng, đề tài đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những thế mạnh của đơn vị để giúp hoạt động kinh doanh của đơn vị ngày càng phát trển hơn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề : 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1 Mục tiêu chung: 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.3.1 Phạm vi không gian: 2
1.3.2 Phạm vi thời gian: 2
1.4 Cấu trúc khóa luận: 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về Làng Du Lịch Bình Quới 4
2.1.1 Lịch sử hình thành: 6
2.1.2 Chức năng và bộ máy tổ chức 9
2.1.3 Khó khăn và thuận lợi của đơn vị 13
2.2 Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh 13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở lý luận 15
3.1.1 Khái niệm phân tích kinh doanh 15
3.1.2 Vai trò của phân tích kinh doanh 15
3.1.3 Đối tượng của Phân tích hoạt động kinh doanh 16
3.1.4 Nội dung Phân tích hoạt động kinh doanh 16
3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 17
3.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 21
Trang 6CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Làng Du Lịch Bình Quới 23
4.1.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 23
4.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp qua 2 năm 2010-2011 24
4.2 Phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp qua 2 năm 2010-2011 26
4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Làng Du lịch Bình Quới qua hai năm 2010-2011 28
4.3.1 Tình hình lợi nhuận của Làng Du lịch Bình Quới qua hai năm 2010-2011 28
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Lợi nhuận của doanh nghiệp 29
4.4 Phân tích các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của Làng Du lịch Bình Quới 30 4.4.1 Phân tích tình hình bố trí và sử dụng lao động 30
4.4.2 Tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ 33
4.4.3 Tình hình sử dụng chi phí 35
4.4.4 Tình hình vốn và sử dụng vốn 37
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 39
4.5.1 Các yếu tố bên ngoài 39
4.5.2 Các yếu tố bên trong 41
4.6 Thành quả và hạn chế của Làng Du lịch Bình Quới trong 2 năm 2010-2011 43
4.6.1 Thành Quả 43
4.6.2 Hạn chế 44
4.6.3 Phân tích SWOT của Làng Du lịch Bình Quới 45
4.7 Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Làng Du lịch Bình Quới.46 4.7.1 Các đề xuất về giảm thiểu chi phí QLDN 46
4.7.2 Các đề xuất về thị trường: 47
4.7.3 Các đề xuất về phát triển quảng bá thương hiệu 47
4.7.4 Đầu tư hợp lý máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết kuận 49
5.2 Kiến nghị 50
5.2.1 Đối với Làng du lịch Bình Quới 51
5.2.2 Đối với Tổng công ty Du lịch Sài Gòn ( SaigonTourist) 51
Trang 75.2.3 Đối với nhà nước 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 8PTVT Phương tiện vận tải QLDN Quản lý doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTTH Tính toán tổng hợp VCSH Vốn chủ sở hữu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh qua 2 Năm 2010 -2011: 23
Bảng 4.2 Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh của DN trong 2 Năm 2010-2011: 25
Bảng 4.3 Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Lợi Nhuận: 29
Bảng 4.4 Tình Hình Phân Bổ Lao Động tại Các Đơn Vị Năm 2011: 30
Bảng 4.5 Cơ Cấu Lao Động của Làng Du Lịch Bình Quới trong 2 Năm 2010-2011: 31
Bảng 4.6 Năng Suất Lao Động tại Làng Du Lịch Bình Quới qua 2 Năm 2010-2011: 32
Bảng 4.7 Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động qua 2 Năm 2010-2011: 32
Bảng 4.8 Tình Hình Trang Bị TSCĐ của Làng Du Lịch Bình Quới qua 2 Năm 2010-2011: 34
Bảng 4.9 Tình Hình Sử Dụng TSCĐ của DN Trong 2 Năm 2010-2011: 35
Bảng 4.10 Bảng Phân Tích Tỷ Suất Chi Phí/Doanh Thu Thuần 36
Bảng 4.11 Tình Hình Sử Dụng Chi Phí của DN trong 2 Năm 2010-2011 36
Bảng 4.12 Tình Hình Biến Động Vốn & Nguồn Vốn của Làng Du Lịch Bình Quới 38
Bảng 4.13 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn 39
Bảng 4.14 Ma trân SWOT của Làng Du lịch Bình Quới 45
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Logo của Làng Du Lịch Bình Quới 4
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy 10
Hình 2.3 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức tại Đơn Vị Trực Thuộc 11
Hình 4.1 Tình Hình Biến Động Doanh Thu của Công Ty Qua Các Năm: 27
Hình 4.2 Tình Hình Biến Động Doanh Thu Từ Hoạt Động Tài Chính qua 2 Năm: 27
Hình 4.3 Tình Hình Biến Động Lợi Nhuận qua 2 Năm 2010-2011: 28
Trang 11Ngoài ra,việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh.Qua đó, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn hiện có về các nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến
Trang 12Dựa vào cơ sở trên, em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Làng Du lịch Bình Quới ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010-2011 Thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để nêu ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh Từ đó đề xuất ý kiến, giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn mới
Mục tiêu 4: Phân tích các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của DN
Mục tiêu 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị
Mục tiêu 6: Phân tích thành quả và hạn chế của DN trong hai năm 2010 - 2011 Mục tiêu 7: Đưa ra những đề xuất, kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Làng Du lịch Bình Quới trong những năm tiếp theo
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Phạm vi không gian:
Làng Du Lịch Bình Quới II
Địa chỉ: cuối đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh
Sử dụng các số liệu từ Báo cáo tài chính năm 2010-2011 và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho việc phân tích từ Phòng Kế Toán và Phòng Kinh doanh của Làng du lịch Bình Quới
1.3.2 Phạm vi thời gian:
Từ ngày 15/2/2012 đến ngày 15/5/2012
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Trang 13Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu về các cơ sở lý luận có liên quan với đề tài, lược khảo các tài liệu có liên quan để đưa ra những khái niệm rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu, nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh đó, chương này nêu lên các phương pháp mà được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ vấn đề
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Ở chương này, trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện và tiến hành xử lý, phân tích các số liệu để đưa ra những kết quả để đánh giá
Phần sau của chương này là phần thảo luận, phần này giúp người đọc đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra trong chương 1
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày về những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được từ trong quá trình thực hiện khóa luận
Cuối chương, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN dựa trên các kết quả đã xử lý
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Làng Du Lịch Bình Quới
Làng du lịch Bình Quới thành lập năm 1994 theo quyết định số 04 ngày 18/01/1994 của Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
Tên tiếng Việt: LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI
Tên tiếng Anh: BINH QUOI TOURIST VILLAGE
Trụ sở chính: 1147 đường Bình Quới, phường 28, Quận Bình Thạnh,TP.HCM Điện thoại: 35.566.020 – 35.566.021 – 35.566.057
Fax: (848) 8994103
Email: binhquoi@hcm.fpt.vn
Website: http://www.binhquoiresort.com.vn
Hình 2.1 Logo Của Làng Du lịch Bình Quới
Nguồn: website http://www.binhquoiresort.com.vn
Trang 15Hoạt động kinh doanh của Làng Du lịch Bình Quới bao gồm các loại hình: dịch
vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, du thuyền trên sông, hồ bơi, sân tennis v.v…đặc biệt là tổ chức các sự kiện về Văn hóa - Ẩm thực mang tính lễ hội truyền thống dân gian phục
vụ du khách trong và ngoài nước
- Phòng họp chuyên tổ chức hội nghị, hội thảo
- Các dịch vụ : Du thuyền trên sông Sài Gòn; nhà nghỉ gia đình; quay phim, chụp ảnh cưới; trò chơi dân gian; chèo thuyền; câu cá
- Phòng họp chuyên tổ chức hội nghị - hội thảo
- Các dịch vụ: hồ bơi; Sân khấu ca múa nhạc dân tộc; du thuyền – canô; sân tennis
Tàu nhà hàng Sài Gòn
- Địa chỉ: Bến Bạch Đằng, cuối đường Nguyễn Huệ,Quận 1 Các loại hình kinh doanh: là nhà hàng ca nhạc, phục vụ ăn uống và ca nhạc theo phong cách riêng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
Trang 16 Cửa hàng Quán Xưa
- Địa chỉ: 1019 đường Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh Các loại hình kinh doanh:
- Phục vụ hội nghị, tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật
- Chương trình Buffet vào cuối tuần
Cửa hàng Tre Xanh
- Địa chỉ: 4 Lô S cư xá Thanh Đa, phường 27, Quận Bình Thạnh Các loại hình kinh doanh:
- Phục vụ liên hoan, sinh nhật, ăn sáng
- Phục vụ cà phê ven sông
Du lịch Bình Quới 2 ngày nay
- Tháng 2/1985 ông Nguyễn Văn Lộc và ông Nguyễn Thái An được bổ nhiệm làm Giám đốc và Phó giám đốc quản lý cả hai khu vực này với tên gọi chính thức là Khu Du lịch Thanh Đa - Bình Quới khai trương ngày 27/04/1985
- Tháng 9/1985 Khu Du lịch Thanh Đa - Bình Quới sáp nhập vào nhà hàng Hương Xuân do ông Đỗ Lịnh làm Giám đốc
Trang 17- Tháng 03/1987 sáp nhập vào cụm khách sạn Quê Hương do ông Trần Hoàng làm giám đốc, đổi tên thành Khu du lịch Quê Hương – Thanh Bình
- Ngày 29/04/1989 chính thức có tên Làng Du lịch Bình Quới trực thuộc Công
ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Huyên làm Giám đốc và ông Chiêm Thành Long làm Phó giám đốc
- Tháng 06/1992 Tàu Cosevina 2 sáp nhập vào Làng Du lịch Bình Quới và đổi tên thành Tàu Nhà hàng Sài Gòn Bà Nguyễn Thị Thanh Yến được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Làng Du lịch Bình Quới phụ trách Tàu Nhà hàng Sài Gòn Tàu được nâng cấp, sửa chữa từ 300 khách lên 700 khách Đây là tàu nhà hàng có sức chứa cao nhất
so với các tàu cùng loại tại Bến Bạch Đằng
- Ngày 01/8/1998 ông Cao Lập được bổ nhiệm làm Giám Đốc làng Du lịch Bình Quới
- Ngày 10/10/2000 ông Lê Hồng Minh được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Làng
Du lịch Bình Quới
- Ngày 01/01/2007 ông Chiêm Thành Long Được bổ nhiệm làm Giám đốc làng
Du lịch Bình Quới thay ông Cao Lập nghỉ hưu
- Ngày 01/02/2007 ông Đỗ Đăng Huy được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Làng
Du lịch Bình Quới
- Từ tháng 9/1998 bắt đầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng lại Khu Du lịch Bình Quới 1 để chào mừng sự kiện “ Sài Gòn 300 năm” Đây là thời điểm đánh dấu cuộc chinh phục khách hàng và xây dựng thương hiệu Làng Du lịch Bình Quới Sau thành công của chương trình buffet “ Ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ” là hàng loạt các sự kiện
về Văn hóa - Ẩm thực khác ra đời đã gây dược tiếng vang tốt với du khách trong và ngoài nước như:
* Chương trình “ Khám phá Văn hóa dân gian Việt Nam” tại Khu Du lịch Bình Quới 1
* Chương trình “ Món ngon Xóm Chài” , “Món ngon Miền Biển” tại Khu Du lịch Bình Quới 2
* Chương trình “Về Quê ăn Tết” tổ chức tại tất cả các cơ sở của Làng Du lịch Bình Quới vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm
Trang 18* Chương trình ẩm thực tại Liên hoan Văn hóa – Du lịch Việt – Nhật tại công viên 30/4
* Chương trình Liên hoan Món ngon các nước
Là đơn vị chủ lực trong việc thực hiện đường hoa Nguyễn Huệ mỗi khi Tết đến
từ năm 2004 đến nay
Hội quán Hội Ngộ được xây dựng tại Khu du lịch Bình Quới 1 và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những thành viên sáng lập Sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, Hội quán Hội Ngộ trở thành địa điểm lưu trữ những kỷ niệm bạn bè, công chúng đối với nhạc sĩ Dần dần Hội Quán Hội Ngộ hình thành như một địa chỉ văn hóa với các hoạt động mang tính nghệ thuật khác như: Triển lãm hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc hay giới thiệu các chương trình ca nhạc của các nhạc sĩ tên tuổi khác
- Ngày 01/07/2003 tiếp nhận Khu Du lịch Tân Cảng do Công ty Du lịch Gia Định bàn giao
- Tháng 12/2003 tiếp nhận Khu Du lịch Văn Thánh do Khách sạn Đệ Nhất bàn giao Sau khi sáp nhập Khu Du lịch Văn Thánh vào Làng Du lịch Bình Quới, các chương trình Văn hóa - Ẩm thực đã được tổ chức tại khu du lịch Văn Thánh như:
* Về Miền Trung
* Về Kinh Bắc
* Lễ hội bia Đức – Oktoberest
* Dạ tiệc “Sài Gòn ngày tôi 30” (kỷ lục 5000 khách)
* Ngày Hội Quê Tôi (đã tổ chức 3 lần liên tiếp)
* Lễ hội rượu vang miền Nam nước Pháp
* Món ngon các nước (đã tổ chức 3 lần liên tiếp)
Những nỗ lực trong khoảng thời gian quan đánh dấu một giai đoạn phát triển tốt đẹp của đơn vị Thành quả đạt được trước hết là do đơn vị gắn việc phát triển kinh doanh với công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CB.CNV Bên cạnh đó
là một phong cách làm việc đoàn kết gắn bó, năng động, sáng tạo giúp cho tất cả CB.CNV cùng chia sẻ công việc, cùng lớn lên và trở thành vốn quý của đơn vị
Đã đón tiếp và phục vụ các đoàn khách quan trọng:
* Công chúa Vương quốc Thái Lan
* Thủ tướng Nhật Bản
Trang 19* Thủ tướng Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
* Tổng thống nước Công Hòa Ấn Độ
* Thủ tướng nước Cộng Hòa CuBa
* Thủ tướng Luxembua
* Hoàng thái tử Nhật Bản
KHEN THƯỞNG:
* Huân chương lao động hạng III
* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
* Cờ thi đua và nhiều bằng khen của UBND Thành phố
* Thương hiệu được khách hàng yêu thích nhất năm 2006, 2007
Trang 20b) Cơ cấu tổ chức bộ máy
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG HÀNH CHÍNH
TỔ CHỨC
PHÒNG
KỸ THUẬT
II
KHU
DU LỊCH TÂN CẢNG
KHU
DU LỊCH VĂN THÁNH
TÀU
DU LỊCH
NH SÀI GÒN
NHÀ HÀNG TRE XANH, QUÁN XƯA
Trang 21Hình 2.3 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tại Đơn Vị Trực Thuộc
Nguồn:Phòng Hành Chánh Tổ chức
c) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
1) Đối với Làng Du Lịch Bình Quới
Giám đốc:
Là người đứng đầu Làng Du Lịch Bình Quới, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước
về việc chấp hành các chủ trương, chính sách của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về tình hình hoạt động của đơn vị
Tổ Kế Toán
Tổ Bếp Tổ hành
chánh quản trị
Trang 22Quản lý hoạt động cơ sở Đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ giúp cơ sở
có thể cạnh tranh cao trong kinh doanh Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc Làng
Du lịch về hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ và quản lý nhân sự tại cơ sở
Trang 23Tổ Bếp:
Chế biến các món ăn theo đúng số lượng và chất lượng Quản lý và giám sát việc xuất nhập hàng hóa, quy trình chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh
Tổ Hành Chánh quản trị ( bảo vệ và kỹ thuật cây cảnh):
Bảo vệ an toàn, trật tự toàn đơn vị; là người đại diện của đơn vị tiếp đón khách hàng Bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ tài sản, trang thiết bị kỹ thuật Sửa chữa các công trình phục vụ cho việc kinh doanh của đơn vị; chăm sóc tốt cảnh quan môi trường
2.1.3 Khó khăn và thuận lợi của đơn vị
Khó Khăn
Trong bối cảnh chung, tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của Thành phố và ngành du lịch gặp nhiều khó khăn Một số yếu tố khách quan như: giá cả tăng cao, thành phố triển khai thi công hệ thống thoát nước, triều cường ngày càng dâng cao gây nên tình trạng kẹt xe và ngập nặng thường xuyên các trục đường dẫn vào Khu Du lịch Tất
cả đã có những tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của đơn vị
2.2 Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh
Làng Du lịch Bình Quới là một DN với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ Do đó, ta tiến hành xem xét các đối thủ cạnh tranh của DN qua cách phân chia theo các sản phẩm dịch vụ tương đồng với DN để có cái nhìn chính xác nhất
2.2.1 Lĩnh vực nhà hàng – khách sạn:
Hiện nay, lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là một ngành thu hút nhiều nhà đầu tư
do nhu cầu của KH trong lĩnh vực này ngày càng cao và lợi nhuận béo bở từ loại hình kinh doanh này Do đó, đây là một lĩnh vực có tỉ lệ cạnh tranh cao Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng nhiều nhà hàng – khách sạn mọc lên và phát triển, không chỉ từ nguồn đầu tư trong nước mà còn phải kể đến nguồn đầu tư từ nước ngoài
Một số đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành này như : Nhà hàng – khách sạn
Trang 24đạt tiêu chuẩn quốc tế với chất lương phục vụ được đánh giá cao Tọa lạc tại vị trí trung tâm Thành phố, phong cách sang trọng và lịch sự, thu hút nhiều khách hàng nước ngoài và những người có thu nhập cao Các dịch vụ lưu trú và ăn uống, tổ chức tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, buffet,… tương tự như Làng Du lịch Bình Quới
2.2.2 Lĩnh vực các dịch vụ vui chơi giải trí:
Các dịch vụ vui chơi giải trí như du thuyền trên sông, nhà nghỉ gia đình, dã ngoại, câu cá, chụp ảnh, quay phim cưới,… là những dịch vụ đang được khai thác mạnh tại các khu du lịch giải trí ngoài trời như KDL Bò Cạp Vàng, KDL Thác Giang Điền, KLD Vườn Xoài, KDL Suối Mơ, KDL sinh thái Vàm Sát,…
Các khu du lịch nằm rải rác khắp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với phong cảnh thoáng đãng, mát mẻ, là địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi cùng gia đình và bạn bè vào những ngày cuối tuần
Nhìn chung, làng du lịch Bình Quới đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trên thị trường để thu hút KH Đây là một torng những mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty, tuy nhiên với một số lợi thế như phong cảnh đẹp, rộng rãi, thoáng đãng cùng với qui mô rộng khắp ,… đã giúp Bình Quới tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, Làng Du lịch Bình Quới cần phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như tiếp thu ý kiến khách hàng để có thể đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh này
Trang 25CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh là thuật ngữ để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi Nói cách khác, phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, quá trình và kết quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính qui luật và xu hướng vận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và xác định yêu cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thông tin Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn
đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết
và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh
3.1.2 Vai trò của phân tích kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến qui chế trong kinh doanh
Phân tích hoạt dộng kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
Mục đích tối cao và tột cùng của phân tích kinh doanh chính cũng chính là mục đích của kinh doanh: giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh Phân tích kinh doanh là công cụ hữu hiệu nhằm đánh giá chính xác thực trạng kết quả và hiệu quả kinh doanh, kết quả và hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, phân tích kinh doanh còn là công cụ dự báo các điều kiện và kết quả, hiệu quả kinh doanh trong tương lai và là công cụ “chuẩn đoán bệnh” – xác định tình
Trang 26trạng hiện nay của doanh nghiệp - khi đánh giá các hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính mà doanh nghiệp tiến hành cũng như đánh giá chính xác các quyết định quản trị va các quyết định kinh doanh khác
Có thể nói, phân tích kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp, là cơ sở và là căn cứ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp khắc phục được những khiếm khuyết trong hoạt động, phát huy được những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở
đó, các nhà quản lý đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định
phương án kinh doanh tối ưu sao cho hiệu quả kinh doanh đạt được là cao nhất
3.1.3 Đối tượng của Phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc xảy ra ở quá khứ, phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp
Các nhà phân tích tìm cách lượng hóa những tác động đến kết quả kinh doanh
Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ Đồng thời cũng cần phải nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp
3.1.4 Nội dung Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội
ngành và các thông số thị trường
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực
hiện kế hoạch
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn
Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt
động của doanh nghiệp
Trang 27 Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị
Từ các vấn đề trên, ta sẽ thu được các kết quả phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh toàn bộ hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất – kinh doanh là thước đo phản ánh cả mặt lượng và mặt chất Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động hỗn hợp của nhiều nhân tố: a) Yếu tố chủ quan
Quy mô sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp: tức là nhân tố sản lượng hàng hóa tiêu thụ Nếu trong điều kiện giá bán đơn vị sản phẩm không thay đổi thì khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có thể tạo điều kiện cho lợi nhuận cũng tăng lên
Giá thành sản xuất: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất ra sản phẩm mang tiêu thụ Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…
và phương tiện kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí sản xuất doanh nghiệp phải chi ra Dó đó có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và có tác động ngược chiều Nếu giá thành càng tăng, lợi nhuận càng giảm
Giá bán hàng hóa dịch vụ cùng toàn bộ các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính doanh nghiêp Do giá bán đơn vị sản phẩm chính là doanh thu tiêu thụ đơn vị sản phẩm nên trong điều kiện giá thành và chất lượng đơn vị sản phẩm không đổi, giá bán tăng sẽ làm doanh thu tăng từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp không nên và không thể đưa ra giá bán sản phẩm của mình lên trên giá chung của thị trường mà trái lại xu hướng hiện nay là: lấy giá bán làm chiến lược để chiến thắng trong cạnh tranh, bằng cách hạ giá bán trên cơ sở tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ, nhằm tăng doanh thu dẫn
Trang 28trong những hướng cơ bản để giải bài toán “Hiệu quả kinh doanh” cho nhà quản trị doanh nghiệp
Kết cấu mặt hàng: Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu là do thị trường quyết định Do đó kết cấu mặt hàng của doanh nghiệp phải thay đổi thường xuyên theo yêu cầu của thị trường, nhằm đảm bảo việc sản xuất, tiêu thụ, thực hiện lợi nhuận được ổn định Và nếu doanh nghiệp tăng được các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhân tố về nguồn lực: có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh đó
là đầu tư phát triển: nhân lực, thiết bị, công nghệ là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn luôn cần chú trọng và rà soát để có hướng kịp thời với kinh tế thị trường nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh
b) Yếu tố khách quan:
Chính sách nhà nước
Là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của DN Cho dù DN trong nước hay DN nước ngoài đều cần có sự ổn định lâu dài về chính trị mới có thể hoạt động tốt được Do đó, khi chính sách thay đổi thì cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội cũng thay đổi theo, gây xáo trộn, bất an cho các DN, và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN Điều này càng quan trọng hơn khi nước ta gia nhập WTO, hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới
Yếu tố nền kinh tế:
Biểu hiện tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, thể hiện mức sống, thu nhập, trình độ văn hóa của người dân, Những yếu tố này quyết định mức cung sản phẩm của doanh nghiệp, sự phân khúc thị trường vào khách hàng mình muốn như thế nào?
Do đó cần phải có một bộ phận chuyên trách về việc theo dõi diễn biến của nền kinh tế
để có thể kịp thời nắm bắt những thay đổi để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh
Yếu tố công nghệ:
Bất kỳ doanh nghiệp nào thì bất kì sự thay đổi của công nghệ cũng ảnh hưởng
ít nhiều đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể góp phần tăng
Trang 29năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường
Đối thủ cạnh tranh:
Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành có thể giúp cho DN nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp nhắm tạo được chỗ đứng trong ngành
Tóm lại, do tính chất tổng hợp của hiệu quả kinh doanh, cho nên doanh nghiệp muốn có lợi nhuận cao phải luôn có chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trên, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh là hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
Nhà cung ứng :
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi DN đều có mối quan hệ mật thiết với nhà cung ứng Nhà cung ứng không chỉ cung cấp về nguyên liệu, thiết bị, dịch vụ,… mà còn cung cấp về thông tin đại chúng, quảng cáo, vận chuyển Nhà cung ứng
có khả năng thõa mãn nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN
3.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh chủ yếu đi vào phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí và tình hình lợi nhuận đạt được của DN
Doanh thu:là khoản tiền mà công ty thu được sau khi kinh doanh trong tháng, quý, năm
Doanh thu thuần = doanh thu – các khoản giảm trừ
Chi phí: là khoản tiền DN phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 30Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố sản xuất như: nguyên vật liệu, cơ sở vật chất và nguồn lao động
Lợi nhuận là nguồn vốn rất quan trọng giúp DN tái đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đồng thời là nguồn chủ yếu hình thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí hoạt động – Chi phí quản lý DN
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu,nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ
2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = lợi tức sau thuế/Vốn kinh doanh bình quân
3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường quan tân đến chỉ tiêu này bởi họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư
4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (lợi nhuận sau thuế/ Tồng chi phí)*100%
5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Tổng lợi nhuận/ Nguyên giá TSCĐ
Trang 316 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tại ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng lợi nhuận/ Tổng lao động
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng lao động
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu: Năng suất sử dụng lao động bình quân = Tổng Doanh thu/ Tổng lao động bình quân
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp thông qua các nguồn báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bán hàng…của công ty Bên cạnh đó, còn sử dụng từ những tài liệu sách, báo, các nghiên cứu khóa trước …
Sử dụng phần mềm excel và word để tổng hợp, phân tích và so sánh trên cơ sở định lượng và định tính để nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả:
Thông qua quan sát thực tế tình hình tại công ty, qua các số liệu thu thập được,
từ đó mô tả tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
b) Phương pháp phân tích tổng hợp:
Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích để thấy vấn đề cần nghiên cứu sau đó tổng hợp lại và đưa ra kết luận
c) Phương pháp Chuyên Gia:
Hỏi ý kiến trực tiếp từ các cấp lãnh đạo của công ty, những dự báo tương lai gần cho sự phát triển của công ty
d) Phương pháp so sánh:
là phương pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế đang nghiên cứu e) Phương pháp phân tích SWOT
Là một kỹ thuật phân tích trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ