Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Như Pho tôi tiến hành nghiên cứu tiểu luận: “KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG
Trang 1Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 2
1.2.1.Mục đích 2
1.2.2.Yêu cầu 2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 3
2.2 PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT 4
2.2.1.Túm gáy 4
2.2.2.Buộc mõm 4
2.3 PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH TRÊN CHÓ 4
2.3.1.Đăng ký hỏi bệnh 4
2.3.2.Chẩn đoán lâm sàng 4
2.3.3.Chẩn đoán phòng thí nghiệm 6
2.3.4.Các chuẩn đoán đặc biệt 7
2.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 7
2.4.1.Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh 7
2.4.2.Điều trị theo triệu chứng 7
2.4.3.Điều trị theo cơ chế gây bệnh 7
2.4.4.Liệu pháp hỗ trợ 8
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 9
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 9
3.2 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT 9
3.2.1.Đối tượng khảo sát 9
3.2.2.Dụng cụ khảo sát 9
3.2.3.Hóa chất và các loại thuốc dùng trong chẩn đoán và điều trị 9
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 9
3.3.1.Tại phòng khám 9
v
Trang 23.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 10
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 11
4.1 PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH THEO NHÓM 11
4.2 BỆNH TRUYỀN NHIỄM 12
4.2.1.Bệnh Carré 13
4.2.2.Bệnh do Parvovirus 15
4.2.3.Bệnh do Leptospira 17
4.2.4.Bệnh ho cũi ở chó 18
4.3 BỆNH Ở HỆ TIÊU HÓA 19
4.3.1.Bệnh ký sinh trùng đường ruột 19
4.3.2.Bệnh viêm dạ dày ruột 20
4.4 BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP 22
4.4.1.Bệnh viêm phổi 22
4.4.2.Bệnh viêm thanh khí quản 24
4.5 BỆNH Ở HỆ TUẦN HOÀN 25
4.5.1.Bệnh ký sinh trùng đường máu 26
4.5.2.Bệnh giun tim 27
4.6 BỆNH Ở HỆ VẬN ĐỘNG 27
4.6.1.Gãy xương 28
4.6.2.Bệnh còi xương 28
4.6.3.Chấn thương phần mềm 29
4.7 BỆNH TRÊN TAI VÀ MẮT 29
4.7.1.Bệnh viêm tai 30
4.7.2.Tụ máu vành tai 31
4.7.3.Mộng mắt 31
4.7.4.Đục – loét giác mạc và viêm kết mạc mắt 32
4.7.5.Lồi mắt do cắn nhau 33
4.8 BỆNH Ở HỆ NIỆU DỤC 34
vi
Trang 34.8.3.Viêm vú 36
4.8.4.Bướu sinh dục 36
4.8.5.Chứng đẻ khó 37
4.9 BỆNH TRÊN HỆ DA, LÔNG 38
4.9.1.Bệnh do Demodex 38
4.9.2.Nấm da 39
4.9.3.Bệnh viêm da 40
4.10 BỆNH DO CÁC YẾU TỐ KHÁC 41
4.10.1.Abscess 41
4.10.2.Ngộ độc 42
4.10.3.Tích nước xoang bụng 43
4.10.4 Tai nạn khác 43
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1 KẾT LUẬN 44
5.2 ĐỀ NGHỊ 44
5.2.1.Đối với bệnh xá 44
5.2.2.Đối với chủ nuôi 44
vii
Trang 4Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh và khỏi bệnh của các nhóm 11
Bảng 4.2 Tỷ lệ các bệnh nghi là bệnh truyền nhiễm 12
Bảng 4.3 Tỷ lệ nghi chó nhiễm bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính 13
Bảng 4.4 Kết quả điều trị trong trường hợp nghi bệnh Carré 15
Bảng 4.5 Tỷ lệ nghi chó nhiễm bệnh do Parvovirus theo tuổi, giống, giới tính 15
Bảng 4.6 Kết quả điều trị bệnh do Parvovirus 17
Bảng 4.7 Tỷ lệ bệnh ở hệ tiêu hóa 19
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh ký sinh trùng theo tuổi, giống, giới tính 19
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh viêm dạ dày ruột theo tuổi, giống, giới tính 21
Bảng 4.10 Kết quả điều trị bệnh viêm dạ dày ruột 21
Bảng 4.11 Tỷ lệ bệnh ở hệ thống hô hấp 22
Bảng 4.12 Tỷ lệ bệnh viêm phổi theo tuổi, giống, giới tính 23
Bảng 4.13 Kết quả điều trị bệnh viêm phổi 24
Bảng 4.14 Tỷ lệ bệnh viêm thanh khí quản theo tuổi, giống, giới tính 24
Bảng 4.15 Tỷ lệ bệnh ở hệ tuần hoàn 25
Bảng 4.16 Tỷ lệ các bệnh ở hệ vận động 28
Bảng 4.17 Tỷ lệ các bệnh ở tai và mắt 30
Bảng 4.18 Tỷ lệ các bệnh ở hệ niệu – dục 34
Bảng 4.19 Tỷ lệ các bệnh trên hệ lông, da 38
Bảng 4.20 Tỷ lệ các bệnh do yếu tố khác 41
viii
Trang 5Trang
Hình 4.1 Chó chảy nước mũi trong bệnh Carré 14
Hình 4.2 Tiêu chảy có máu trong bệnh do Parvovirus 16
Hình 4.3 Chó chảy máu mũi do Rickettsia 26
Hình 4.4 Mộng mắt 32
Hình 4.5 Đục giác mạc 33
Hình 4 6 Bướu sinh dục trên chó đực 37
Hình 4 7 Demodex dạng đại thể và vi thể 39
Hình 4.8 Nấm da 40
Hình 4 9 Viêm da lở loét 40
ix
Trang 6về Làm đa dạng thêm các giống chó trong nước Nhưng cũng chính sự giao lưu hội nhập đó
đã làm xuất hiện thêm nhiều bệnh đa dạng trên chó, vấn đề lo lắng của các hộ nuôi chó nói chung và của các bác sĩ thú y nói riêng Bệnh xuất hiện không phải riêng lẽ mà kết hợp của nhiều bệnh khác nhau, biểu hiện triệu chứng khác nhau làm công tác chẩn đoán, điều trị ngày một khó khăn Còn rất nhiều bệnh vẫn là vấn đề nan giải với các bác sĩ thú y và đang là nỗi lo âu đối với các hộ nuôi chó, nguy hiểm hơn là có những bệnh lây sang người
Để nhận định tình hình các bệnh thường xảy ra trên chó, được sự đồng ý của Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Như Pho tôi tiến hành
nghiên cứu tiểu luận: “KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI
NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH”
- Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại Bệnh xá thú y
- Chuẩn đoán và điều trị bệnh
- Ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh xá thú y
- Nắm vững phương pháp chẩn đoán, liệu pháp điều trị, quy trình phòng bệnh
Trang 7PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.5 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA
CHÓ Thân nhiệt
- Thân nhiệt bình thường được đo ở trực tràng
o Chó trưởng thành : 38oC – 39oC
o Chó con : 38,5oC – 39,5oC
- Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
o Tuổi (thú non cao hơn thú già)
o Giới tính (thú cái cao hơn thú đực)
o Nhiệt độ môi trường xung quanh
o Thời gian trong ngày
Thời gian mang thai khoảng 58 – 63 ngày
Chu kỳ lên giống
Chu kỳ lên giống: một năm 2 lần, mỗi lần 21 ngày
Thời gian phối giống có hiệu quả là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 của chu kỳ động dục
Số con đẻ ra trong 1 lứa đẻ và tuổi cai sữa
Trang 8o Số con đẻ ra: 3 – 12 con/lứa đẻ
Số con đẻ ra phù thuộc vào sinh lý bố mẹ đặc biệt là giống
o Thời gian cai sữa từ 8 – 9 tuần tuổi
2.6 PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT
2.6.1.Túm gáy
Đây là phương pháp được sử dụng trong khám và điều trị như: đo thân nhiệt, tiêm chích lấy máu,… Phương pháp này giúp người bác sĩ có thể kiểm soát được phần đầu của chó hạn chế được sự vùng vẫy và tấn công của chó
Ghi lại tên chủ, địa chỉ, số điện thoại (nếu có), tên giống, tuổi, giới tính, trọng lượng, số
thú nuôi, số thú bệnh, màu lông
Hỏi bệnh: triệu chứng, ngày có dấu hiệu bệnh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thuốc đã sửdụng, quy trình chủng ngừa, sổ giun
2.7.2 Chẩn đoán lâm sàng
Khám tổng quát
- Đo thân nhiệt: dùng nhiệt kế điện tử đo ở trực tràng
- Quan sát thể trạng của thú, cách đi đứng, thái độ
- Khám lông, da: quan sát màu lông, độ óng mượt của lông, kiểm tra sự đàn hồi của da
để đánh giá sự mất nước, sự xuất huyết của da
- Xem dịch mũi: độ nhớt, màu sắc, đục hay trong hay có lẫn máu
- Khám niêm mạc mắt, miệng, mũi, âm hộ…
- Khám các hạch: trước vai, hạch hàm dưới, hạch bẹn…
Khám hệ hô hấp
- Nghe nhịp tim, nhịp thở, thể thở
Trang 9- Sờ nắn vùng phổi, tim xem phản ứng đau của thú, gõ vùng phổi nghe âm của phổi có bình thường không
- Kiểm tra thanh quản và khí quản xem có đau, sưng hay không Dùng thanh kim loại hay
gỗ đè phần trong của lưỡi để quan sát bên trong họng, thanh quản
- Quan sát sự ho của thú: ho khan, ho ướt, ho có tiếng,…
Khám hệ thống tiêu hóa
- Quan sát động tác nhai và nuốt của thú
- Khám miệng: xem sự hiện diện của nước dãi, mùi của miệng, niêm mạc miệng, màu sắc niêm mạc lưỡi
- Khám thực quản: quan sát và sờ nắn thực quản
- Khám vùng bụng: quan sát bụng xem có sự tích nước, tích dịch, sờ nắn vùng bụng, ở chó trưởng thành vùng bụng đương đối mỏng ta có thể sờ nắn được các bộ phận bên trong như các dị vật, những đoạn ruột lồng nhau
- Quan sát phân: màu, mùi, độ đặc của phân
- Chọc dò xoang bụng để lấy dịch, vị trí chọc dò là nằm hai bên đường trắng, cách đường trắng 2 – 5 cm, phía sau xương mấu kiếm 10 – 15 cm
Khám phản xạ thần kinh và cơ quan cảm giác
- Kiểm tra vận động chân khi bị đau hay động tác bước của chân khi có vật cản
- Kiểm tra độ thính của tai, động tác quay đầu khi có tiếng động
- Xem độ nhạy cảm của mắt, giác mạc mắt, sự co giãn của đồng tử bằng đèn soi mắt
- Xem dịch tai, soi tai kiểm tra ống tai, các cử động bất thường của tai như: gãi tai, lắc đầu, cụp tai,
2.7.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Kiểm tra máu
- Đo tỷ trọng, kiểm tra máu về các chỉ tiêu như: điếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, lập công thức bạch cầu
Trang 10- Khảo sát các chỉ tiêu sinh hóa máu: hemoglobin, glucose, protein, urê, bilirubin, ALAT, ASAT, Creatinine,…
- Phát hiện ký sinh trùng đường máu, ấu trùng giun tim, vi trùng
Dịch mũi phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ
Kiểm tra các chất cạo từ lông, da hay ráy tai
- Kiểm tra ký sinh trùng ngoài da bằng kính hiển vi sau khi đã làm trong bằng Lactophenol xem dưới vật kính 10 hoặc 40
- Có thể nuôi cấy kiểm tra nấm bằng môi trường Sabouraud
- Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ
2.7.4 Các chuẩn đoán đặc biệt
- X – quang, siêu âm, điện tâm đồ
- Mổ khám: bệnh tích đại thể và vi thể
- Sử dụng các test nhanh trong bệnh truyền nhiễm
2.8 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
2.8.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Đây là phương pháp áp dụng khi đã biết chính xác nguyên nhân gây bệnh (Nguyễn NhưPho,1995)
Thí dụ: thiếu Ca trên chó đi bằng 2 bàn chân, dùng Ca tiêm tĩnh mạch hoặc cho thức ăn
có chứa nhiều Ca
2.8.2 Điều trị theo triệu chứng
Phương pháp điều trị này nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch
có thể gây chết thú
Trang 11Thí dụ:
- Ói: dùng thuốc chống ói
- Tiêu chảy: dùng thuốc cầm tiêu chảy, cung cấp dung dịch điện giải
- Co giật: dùng thuốc an thần
2.8.3 Điều trị theo cơ chế gây bệnh
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể để gây nên bệnh thì cơ thể thú sẽ trải qua các thời kỳ:
- Thời kỳ bệnh
- Thời kỳ phát bệnh
- Thời kỳ toàn phát
- Thời kỳ lành bệnh và phục hồi sức khỏe
Điều trị theo cơ chế gây bệnh là dùng các phương pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một
khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả sẽ xảy ra kế tiếp nặng hơn
Thí dụ: thú bị nhịn đói lâu ngày ta phải cung cấp glucose, đạm, tránh tình trạng mất năng lượng
2.8.4 Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp quan trọng trong điều trị các bệnh, đặc biệt là các bệnh do virus gây ra nhằm tăng cường sức đề kháng và tạo điều kiện cho thú vượt qua bệnh
Thí dụ: trong bệnh Carré chúng ta cần đảm bảo về nhiệt độ, tránh tình trạng mất nước xảy
ra, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamine để nâng cao sức đề kháng cho thú
Trang 12PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.5 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
- Thời gian từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 đến ngày 01 tháng 06 năm 2007
- Địa điểm khảo sát: tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.6 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT
3.6.1 Đối tượng khảo sát
Tất cả chó được đem đến khám và điều trị tại Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nông Lâm
3.6.3 Hóa chất và các loại thuốc dùng trong chẩn đoán và điều trị
- Cồn, oxy già, Povidine, thuốc sát trùng
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc hạ sốt, thuốc chống ói
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc mê và thuốc tê
- Thuốc trợ sức, trợ lực: B – complex, Lesthionine-C, vitamin C, Biodyl,
- Các loại thuốc nhuộm: Lactophenol, thuốc nhuộm Giemsa, xanh methylen, giấy thửnước tiểu
3.7 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.7.1 Tại phòng khám
Tiếp nhận chó, lập hồ sơ bệnh án theo dõi trên từng chó bệnh theo mẫu.Chuẩn đoán lâm sàng Hỏi chủ nhân về lịch sử, triệu chứng đã thấy và các vấn đề khác có liên quan đến chó bệnh như: độ tuổi, giống, giới tính, trọng lượng, thời gian xuất hiện bệnh, đã chủng ngừa,
tẩy giun hay các loại thuốc đã sử dụng là loại nào và kết quả ra sao
Trang 13Quan sát thể trạng, cách đi đứng, thân nhiệt, sờ nắn các hạch, kiểm tra niêm mạc, nghe tim phổi, sờ nắn các vùng cổ, ngực, bụng để xem cảm giác đau, phản xạ ho, kiểm tra tính đàn hồi của da để đánh giá mức độ mất nước, khám mắt, tai, mũi, miệng và hệ niệu dục
- Thực hiện test đối với bệnh ghi ngờ Carré, Parvo
Trường hợp nghi ngờ bệnh do ghẻ, nấm thì cạo da vùng có bệnh tích xem ghẻ, nuôi cấy nấm
3.7.3 Ghi nhận kết quả
Vì thời gian theo dõi ngắn nên sau 2 tuần tôi tiến hành tổng kết hiệu quả điều trị 1 lần Chúng tôi thường dựa trên tiến trình điều trị hoặc liên hệ điện thọai hoặc địa chỉ chủ nuôi
chó để nắm bắt kết quả
3.8 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
Dựa vào bệnh án ghi nhận số lượng chó mang đến khám và kết quả điều trị Đến cuối đợt thực tập chúng tôi sẽ tổng kết số chó bệnh, tỷ lệ chó bệnh, tỷ lệ chó khỏi bệnh theo công thức sau:
Trang 14PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.11 PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH THEO NHÓM
Qua 2 tháng thực tập tại Bệnh xá, chúng tôi ghi nhận kết quả khám và điều trị 344 trường hợp chó bị bệnh Thông qua đó chúng tôi phân chia theo từng nhóm bệnh, tính tỷ lệ bệnh và tỷ lệ khỏi của các nhóm, kết quả được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh và khỏi bệnh của các nhóm
bệnh
Tỷ lệ bệnh (%)
Số chó khỏi bệnh
Tỷ lệ khỏi bệnh (%)
Bệnh truyền nhiễm 110 31,98 71 64,55 Bệnh ở hệ hô hấp 26 7,56 24 92,31 Bệnh ở hệ tiêu hóa 98 28,49 96 97,96 Bệnh ở hệ niệu dục 26 7,56 25 96,15 Bệnh ở hệ vận động 11 3,20 11 100 Bệnh ở tai và mắt 11 3,20 11 100 Bệnh ở hệ tuần hoàn 10 2,91 7 70 Bệnh trên hệ lông, da 24 6,98 23 95,83 Bệnh do các yếu tố khác 28 8,14 26 92,86
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do thời gian khảo sát khác nhau
4.12 BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Qua thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận có 110 trường hợp nghi là bệnh truyền nhiễm dựa vào những triệu chứng điển hình của bệnh, vì điều kiện không cho phép, chúng tôi không thể thực hiện được các test nhanh để việc chẩn đoán chính xác hơn Tỷ lệ nghi bệnh truyền nhiễm được trình bày qua bảng 4.2
Trang 15Bảng 4.2 Tỷ lệ các bệnh nghi là bệnh truyền nhiễm
Parvovirus chiếm tỷ lệ (30,91%) trên tổng số chó nghi là bệnh truyền nhiễm và (9,88%) trên
tổng số chó khảo sát Tỷ lệ bệnh thấp nhất là bệnh ho củi có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ(0,91%) trên tổng số chó nghi bệnh truyền nhiễm và (0,29%) trên tổng số chó khảo sát
4.12.1 Bệnh Carré
Chúng tôi thống kê được 73 trường hợp nghi bệnh Carré trong thời gian thực tập chiếm
tỷ lệ (21,22%) trên tổng số chó khảo sát Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Tươi (2005) 20,33% Tỷ lệ bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính được trình bày qua bảng 4.3
Bảng 4.3 Tỷ lệ nghi chó nhiễm bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính
Trang 16Theo Trần Thanh Phong (1996), chó con được mẹ truyền kháng thể qua sữa đầu nên được miễn dịch thụ động Ở chó sau 2 tháng tuổi lượng kháng thể do mẹ truyền giảm và nhanh chóng cảm thụ với bệnh nếu không được chủng ngừa Qua bảng trên còn cho thấy chó ngoại
có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn chó nội, do chó nội có sức đề kháng cao hơn, hay do chó ngoại được chủ nuôi cưng hơn nên đem đến trị bệnh nhiều hơn
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như: chó sốt cao (40 – 41oC), ủ rủ, chảy nhiều dịch tiết ở mắt và mũi, nước mũi đục, ho nhiều, nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa mõm và gan bàn chân, ói nhiều lần, tiêu chảy phân đen và nhầy sau có lẫn máu và cả niêm mạc ruột có mùi tanh khó chịu
Điều trị
Hình 4.1 Chó chảy nước mũi trong bệnh Carré
Quan trọng nhất là khống chế sự phụ nhiễm của vi trùng, bằng cách sử dụng kháng sinh phổ rộng:
- Septotryl (Sulfadimethyxopyridine + Trimethoprime) tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kg P/ngày, liên tục từ 5 – 7 ngày
- Baytril (Enrofloxacine) 1ml/10kg P/ngày, liên tục 5 – 7 ngày
- Chống ói bằng Primperan (Metoclopramide) 1ml/5–10kg P/ngày
- Giảm ho, long đờm bằng Bromhexine 1ml/5–10kg P/ngày
- Cầm tiêu chảy bằng Imodium (1 viên/20kg P) hoặc Actapugite (1 gói/10kg P uống ngày 3 lần
- Giảm tiết dịch bằng Exomuc (4mg/kg P), uống ngày 3 lần
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột bằng Phosphalugel
- Hạ sốt bằng Anazine 1ml/10kg P
Trang 17- Chống mất nước và cung năng lượng: truyền Lactate Ringer + Glucose 5%
- Trợ sức, trợ lực bằng vitamin nhóm B, vitamin C
Hiệu quả điều trị
Đối với bệnh Carré không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu ngăn chặn sự phụ nhiễm của vi trùng và những triệu chứng có thể làm thú chết Bên cạnh đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt đóng vai trò cần thiết Hiệu quả điều trị được trình bày qua bảng 4.4
Bảng 4.4 Kết quả điều trị trong trường hợp nghi bệnh Carré
Tỷ lệ khỏi bệnh (%)
Trong 73 trường hợp nghi ngờ bệnh Carré có 50 trường hợp khỏi bệnh đạt tỷ lệ(68,49%) Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả điều trị của Nguyễn Văn Nghĩa (1999) 68,14%, Huỳnh Thị Phương Thảo (2004) 68,57%, Huỳnh Kim Vui (2005) 68,94%, cao hơn Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2005) 66,43%, Hoàng Thảo Vi (2005) 62,61% Nguyên nhân của sự khác biệt là do chủ nuôi đem đến sớm hay muộn hoặc điều trị không đúng liệu trình của Bệnh xá
Phòng bệnh
Cách phòng bệnh bằng vaccin là tốt nhất Chó được chủng lần 1 lúc 7 – 8 tuần tuổi bằng vaccin Eurican DHPPi – L, và lần 2 khi chó được 11 – 12 tuần tuổi bằng vaccin đa giá Eurican DHPPi - RL Sau đó mỗi năm tái chủng 1 lần
4.12.2 Bệnh do Parvovirus
Chúng tôi ghi nhận được 34 trường hợp nghi ngờ bệnh do Parvovirus, chiếm tỷ lệ
(30,91%) tổng số chó nghi bệnh truyền nhiễm và (9,88%) trên tổng số chó khảo sát Tỷ lệ
nghi là bệnh do Parvovius theo tuổi, giống, giới tính thể hiện qua bảng 4.5
Trang 18Bảng 4.5 Tỷ lệ nghi chó nhiễm bệnh do Parvovirus theo tuổi, giống, giới tính
lệ nhiễm bệnh không khác nhau ở giới tính, nhưng yếu tố giống bị ảnh hưởng rất lớn, ởgiống ngoại tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn do sức đề kháng yếu hơn giống nội
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như ủ rủ, sốt nhẹ hoặc không sốt,
ăn ít sau đó ói mửa, không ăn, tiêu chảy dữ dội phân có máu tươi lẫn niêm mạc có mùi tanh rất đăc trưng, mất nước nghiêm trọng, thể hiện qua độ đàn hồi của da, mũi khô, mắt hõm sâu
Điều trị
Hình 4.2 Tiêu chảy có máu trong bệnh do Parvovirus
- Dùng các loại kháng sinh: Septotryl, Shotapen, Genta – tylo, Baytril
- Chống ói bằng Primperan
Trang 19- Cầm tiêu chảy bằng Imodium, Actapulgite
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột bằng Phosphalugel
- Chống mất nước và cung cấp năng lượng bằng Lactate Ringer + Glucose 5 %
- Trợ sức, trợ lực bằng vitamin nhóm B và vitamin C
Hiệu quả điều trị
Kết quả điều trị bệnh do Parvovirus được trình bày qua bảng 4.6
Bảng 4.6 Kết quả điều trị bệnh do Parvovirus
Qua bảng trên cho ta thấy có 34 trường hợp nghi là bệnh do Parvovirus, có 21 trường
hợp khỏi bệnh đạt tỷ lệ (61,76%) Kết quả của chúng tôi gần với kết quả của Nguyễn Văn Nghĩa (1999) là 61,68%, Nguyễn Ngọc Bình (2002), là 66,67%, Huỳnh Kim Vui (2005) là 54,54%, Phan Minh Khôi (2005) là 58,47% Những chó điều trị khỏi đa số là giống nội và những chó lớn tuổi
Phòng bệnh
Phòng bệnh hiệu quả là tiêm vaccin vì chưa có thuốc điều trị, lịch phòng bệnh giống nhưbệnh Carré
4.12.3 Bệnh do Leptospira
Trong quá trình khảo sát chúng tôi ghi nhận được 2 trường hợp nghi Leptospira chiếm tỷ
lệ (0,58%) trên tổng số chó khảo sát Vì thời gian khảo sát ngắn, chúng tôi chưa có kết luận
cụ thể về khác biệt tỷ lệ giữa các lứa tuổi, giống và giới tính
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như vàng da vàng niêm mạc, nước tiểu sậm màu, khó thở kém ăn, ói mửa đôi khi có máu do xuất huyết dạ dày, thân nhiệt tăng, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy, bí tiểu hay tiểu ít
Điều trị
Dùng kháng sinh
- Shotapen 1ml/10kg P tiêm bắp 3 ngày tiêm 2 lần
Trang 20- Oxytetracyclin 1ml/10kg P/ngày, tiêm bắp, ngày 1 lần, tiêm liên tục trong 15 ngày, sau đó lấy máu xét nghiệm lại lần tiêm thuốc cuối cùng là 7 ngày Điều trị những triệu chứng kèm theo như:
- Chống ói bằng Primperan
- Cầm tiêu chảy bằng Imodium, Actapulgite
- Trợ sức, trợ lực bằng vitamin nhóm B, vitamin C
Hiệu quả điều trị
Trong 2 trường hợp thì không có trường hợp nào khỏi, do chủ nuôi đem chó tới quá trễ,
ở thể cấp tính làm thú chết nhanh do bị nhiễm urê huyết
Là bệnh viêm thanh khí quản ở chó Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp nghi nhiễm chiếm
tỷ lệ (0,29%) trên tổng số chó khảo sát, bệnh xảy ra trên giống chó ngoại < 6 tháng tuổi, giới tính đực
Chẩn đoán
Chó ho rất nhiều, ho khan, kích động mạnh hay sờ nhẹ vào vùng cổ cũng làm cho chó ho
dữ dội Chó không sốt hoặc sốt nhẹ, chảy mũi trong, không nghe được âm ran phổi
Liều dùng giống như các bệnh đã nêu
Hiệu quả điều trị và biên pháp phòng ngừa
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ khỏi bệnh Trong 1 trường hợp chúng tôi ghi nhận được thì bệnh khỏi sau 2 tuần điều trị
Phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh, nuôi dưỡng tốt, không cho ăn thức ăn nấm mốc Đồng thời kết hợp với vaccin phòng bệnh, quy trình giống như bệnh Carré
Trang 214.13 BỆNH Ở HỆ TIÊU HÓA
Chúng tôi ghi nhận được 98 trường hợp thú bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa Tỷ
lệ được trình bày qua bảng 4.7
Bảng 4.7 Tỷ lệ bệnh ở hệ tiêu hóa
nhóm (%)
Tỷ lệ bệnh trên tổng số khảo sát (%)
Ký sinh trùng đường ruột 67 68,37 19,48
Viêm dạ dày ruột 31 31,63 9,01
Bảng 4.7 cho ta thấy bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh ký sinh trùng đường ruột là (68,37%) trên tổng số chó bệnh trên hệ tiêu hóa và chiếm (19,48%) trên tổng số chó khảo sát
4.13.1 Bệnh ký sinh trùng đường ruột
Chúng tôi ghi nhận có 67 trường hợp nhiễm ký sinh trùng đường ruột Bệnh xảy ra ở chó mọi lứa tuổi, không phụ thuộc vào giống, và giới tính Tuy nhiên, bệnh xảy ra ở chó nhỏ hơn
12 tháng tuổi (91,04%) kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) Cụ thể được trình bày qua bảng 4.8
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh ký sinh trùng theo tuổi, giống, giới tính
Trang 22Chẩn đoán
Thú gầy còm chậm lớn, bỏ ăn, sôi bụng, bụng bự ở chó nhỏ hơn 6 tháng tuổi là triệu
chứng điển hình của giun đũa (Toxocara canis) Thỉnh thoảng thú bị ho, ói ra giun Niêm
mạc nhợt nhạt, ói mửa, phân lỏng có máu mùi thối, thân nhiệt vẫn bình thường
Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm người ta xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi hay xem tươi
Điều trị
Uống Exotral (Niclosamide + Levamisol), 1 viên/5kg P Dùng 2 lần cách nhau 1 tháng sau đó định kỳ 6 tháng tẩy giun 1 lần
Tiêm Ivomec (Ivermectin) dưới da 1ml/25kg P, 2 lần cách nhau 15 ngày
Hiệu quả điều trị
Bệnh này dễ dàng trong công tác điều trị nếu việc chẩn đoán chính xác, tại Bệnh xá trong thời gian khảo sát thì hiệu quả điều trị đạt 100% Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Nghĩa (1999), Huỳnh Thị Phương Thảo (2004), Nguyễn Thị Hồng Tươi (2005)
Phòng bệnh: tẩy giun định kỳ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh chỗ nuôi nhốt thú, không thả
rong chó ra đường
4.13.2 Bệnh viêm dạ dày ruột
Ở bảng 4.7 có 31 trường hợp chó có biểu hiện viêm dạ dày ruột chiếm (31,63%) trên tổng số chó bệnh ở hệ tiêu hóa và (9,01%) trên tổng số chó khảo sát Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, giống chó ngoại mắc bệnh nhiều hơn, không có sự khác biệt về giới tính được thể hiện qua bảng 4.9
Trang 23Tại Bệnh xá chúng tôi dựa vào các triệu chứng như: chó sốt cao 40 – 41oC, ói ra máu, bỏ
ăn, hạch sưng lớn tiêu chảy có máu và niêm mạc ruột nhưng không có mùi đặc trưng như
bệnh do Parvovirus và bệnh Carré Thú mất mất nước nghiêm trọng, mắt hõm sâu, về sau
thân nhiệt hạ và chết vì kiệt sức do không điều trị kịp thời
Điều trị
- Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: Septotryl, Baytril,…
- Chống ói bằng Primperan
- Cầm tiêu chảy bằng Imodium
- Bảo vệ niêm mạc ruột bằng Phosphalugel, Actapulgite
- Chống mất nước và cung năng lượng bằng Lactate Ringer + Glucose 5%
- Trợ sức trợ lực bằng vitamin nhóm B và vitamin C
Hiệu quả điều trị
Sau khi điều trị những trường hợp có biểu hiện của viêm dạ dày ruột chúng tôi ghi nhận
có 28 trường hợp khỏi bệnh đạt (93,32%) được trình bày qua bảng 4.10
Bảng 4.10 Kết quả điều trị bệnh viêm dạ dày ruột
Phòng bệnh
Không thay đổi thức ăn quá đột ngột, không cho ăn thức ăn ẩm mốc, ôi thiêu, thức ăn có
tỷ lệ đạm cao,…
Cần phát hiện và điều trị sớm