bảng 4.20. Bảng 4.20 Tỷlệcác bệnh do yếu tốkhác. Bệnh Sốthú bệnh Tỷlệbệnh theo nhóm (%) Tỷlệbệnh trên tổng sốchó khảo sát (%) Tích dịch xoang bụng 6 21,43 1,74 Bỏăn không rõ nguyên nhân 10 35,71 2,91 Cắn lưỡi 3 10,71 0,87 Abscess 3 10,71 0,87 Ngộđộc 6 21,43 1,74 Tổng 28 100 8,14 4.20.1. Abscess Chẩn đoán
Thường thấy ở lưng, đùi, cổ do bị vật nhọn đâm vào hay sát trùng không kỹ khi tiêm chích.
Thú bịđau khi ta sờ vào, bỏăn ủ rủ, sốt cao, có 1 abscess vỡ ra với máu và mủ.
Điều trị
Abscess cứng: làm thú ít đau, ta điều trị bằng cách trườm nóng vùng abscess, không cần dùng kháng sinh trong trường hợp này.
Abscess mềm: làm thú đau đớn, ta dùng ống tiêm chọc thủng 1 lỗ (đối với abscess chưa vỡ), nặn hết máu và mủ ra, bơm rửa vết thương bằng oxy già và Povidin.
Hiệu quảphòng ngừa
Có 1 trường hợp xảy ra trên giống chó nội, có 2 trường hợp xảy ra trên giống chó ngoại. Và cả 3 trường hợp đều khỏi bệnh, không để lại vết sẹo.
Phòng bệnh: không dùng các loại thuốc gây kích ứng mô để tiêm vào bắp hay dưới da, sát
trùng kỹ chỗ tiêm, dụng cụ tiêm phải được sát trùng. 4.20.2. Ngộđộc
Thường xảy ra trên chó hay săn mồi cái gì cũng có thểăn, nên rất dễăn phải bã thuốc diệt chuột, côn trùng hay cả chuột chết vì trúng độc.
Những chó nuôi trong nhà thường bị trúng độc do thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và ký sinh trùng hay cho uống thuốc không theo chỉ dẫn.
Tại Bệnh xá chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp trúng độc không rõ nguồn gốc của thuốc, chiếm tỷ lệ (1,74%) trên tổng số chó khảo sát.
Chẩn đoán
Thú có biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy, co giật, thất điều vận động, chảy nhiều nước bọt, co hoặc giãn đồng tử, hôn mê, da xuất huyết tím tái.
Dùng đèn soi sự co giãn của đồng tử, quan sát sự hô hấp của thú.
Cách giải độc
Giải độc qua nước tiểu: truyền Lactat Ringer, tiêm Furosemide, thụt rửa dạ dày.
Gây nôn ói: tiêm bắp hoặc dưới da Apomorphin 0,08ml/kg P, hay tiêm thẳng vào tĩnh mạch 0,04mg/kg P. Chú ý những chó hôn mê thì không loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn. Cho uống than hoạt tính 2 – 8g/kg P và MgSO4 0,5g/kg P để hấp thu và tống chất độc ra ngoài.
Hiệu quảđiều trị
Có 4 chó khỏi bệnh và 1 chó không khỏi do chủ nuôi mang đến trễ và nhiễm độc quá nặng. 4.20.3. Tích nước xoang bụng
Là sự tràn thanh dịch trong xoang bụng.
Nguyên nhân: là do bệnh tim, bệnh gan, thận, nội ký sinh trùng hoặc do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein.
Dễ thấy nhất là bụng phình to như bụng ếch, thở khó. Chó kém ăn, thể trạng gầy, có thể
là dịch trong suốt hoặc do suy tim thì dịch tràn thường có máu.
Điều trị
Tích nước xoang bụng ở chó có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó khó chẩn đoán chính xác, nhất là những nguyên nhân do tim, gan, thận. Vì thế việc đầu tiên là phải chọc dò
để thoát dịch, ngăn ngừa chó chết đột ngột.
Để chó ở tư thế bình thường, dùng cồn sát trùng vùng giữa bụng. Sử dụng loại kim bướm vô trùng đâm thẳng góc xuyên qua ở vùng bụng sau ngay giữa đường trắng. Dùng ống tiêm loại 20 ml để rút dịch ra từ từ. Khi dịch đã đầy ống tiêm, giữ kim tại chỗ, chỉ tháo ống tiêm ra và tiếp tục đến khi xẹp xuống.
Cấp thuốc lợi tiểu Furosemide hoặc Bumetanide 4mg/kg P/ngày. Cấp thức ăn đủ chất
đạm, năng lượng, vitamin, giảm muối, cho thú nghỉ ngơi. Xổ giun định kỳ.
Hiệu quảđiều trị
Trong 6 trường hợp ở Bệnh xá thì có 5 trường hợp khỏi hẳn, chó ăn uống bình thường, 1 trường hợp chết.
4.20.4. Tai nạn khác
Đó là 2 trường hợp chó cắn phải lưỡi.
Điều trị: dùng oxy già hoặc Povidin rửa sạch vết thương ngày 2 lần. Đồng thời kết hợp với kháng sinh. Cho thú ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, cung cấp các loại vitamin nhóm B và vitamin
C.
Hiệu quảđiều trị
Sau thời gian điều trị thì cả 2 trường hợp đều khỏi bệnh ăn uống bình thường. Đạt hiệu quả
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ