1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

YẾU TỐ LIÊN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

28 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 50,53 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN VĂN HÓA TRONG TẬP THƠ “SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA” 1.1 Vài nét về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và quan niệm sáng tác của ông 1.1.1 Vài nét về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Ông tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 tại Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), Xã Sơn Công, Huyên Ứng Hòa, Tỉnh Hà Tây. Ông vào làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi đây năm 2007 Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, Nguyễn Quang Thiều còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi. Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật. Các tác phẩm làm nên tên tuổi Nguyễn Quang Thiều là thơ. Đó là các tập: Ngôi nhà tuổi 17 (1990) Sự mất ngủ của lửa (1992); Những người đàn bà gánh nước sông (1995); Những người lính của làng (1996); Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996); Nhịp điệu châu thổ mới (1997); Bài ca những con chim đêm (1999); Thơ tuyển cho thiếu nhi (2004); Cây ánh sáng (2009); Châu thổ (2010). 1.1.2 Quan niệm sáng tác Sáng tác với Nguyễn Quang Thiều là nơi để trút ra thế giới bên trong, đã có lần tâm sự rằng ngay cả việc vẽ tranh cũng chính là một cách để anh biểu đạt cho một ý tưởng bằng màu sắc, đường nét mà anh khó có thể diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn từ. “Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.” Và tác giả Nguyễn Quang Thiều còn chia sẻ “Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.” Với ông, thơ ca như một mảnh đất cần khai phá, hướng tới những điều mới lạ. Nguyễn Quang Thiều đã lựa chọn một hướng đi theo cách mà người thầy tinh thần vĩ đại của ông Brodsky đã chọn. Nguyễn Quang Thiều viết về hạnh phúc lẫn khổ đau, lương thiện lẫn tội ác, xấu xa lẫn đẹp đẽ, lầm than lẫn sướng vui, tuyệt vọng lẫn hy vọng, tàn tụi lẫn tái sinh. 1.2 Khái niệm về văn hóa và liên văn hóa 1.2.1 Khái niệm văn hóa Thuật ngữ “văn hóa” theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latinh colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa. Thứ nhất, là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; thứ hai là cầu cúng. Từ “văn hóa” trong Tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật sử dụng từ này cũng để định nghĩa văn hóa theo phương Tây. Tác giả A.L. Kroeber và C.L Kluckhohn quan niệm văn hóa là “loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.” . Có thể hiểu rằng, văn hóa chính là sản phẩm sáng tạo của con người, ngay từ thuở bình minh của xã hội loài người, nhưng những sản phẩm sáng tạo ấy được đúc kết thành những biểu tượng vì thế văn hóa luôn gắn liền với các giá trị (giá trị vật chất, giá trị tinh thần). Theo nhà văn Pháp Edouard Herriot văn hóa “là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã đọc tất cả”. Văn hóa được biểu hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ, tôn giáo, các giá trị và thái độ, cách cư xử và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mĩ, giáo dục,... 1.2.2. Văn hóa trong mối quan hệ với văn chương nghệ thuật Muốn nghiên cứu tác phẩm văn học cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất: đặt nó trong hệ thống chỉnh thể văn học và để nó gia nhập vào hệ thống chỉnh thể văn hóa. M.Bakhtin đã khẳng định: “Không thể tách rời văn học ra khỏi hệ thống văn hóa và “vượt mặt” văn hóa liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội”. Giữa văn hóa và văn học luôn có những sợi dây liên đới. Nếu văn học phản ánh hiện thực thông qua hình tượng, tạo thành các “mã nghệ thuật”, thì các yếu tố của văn hóa là chất liệu tạo tác nên hệ thống biểu tượng đó. Văn học có lối phản ánh khá đặc trưng, nếu chiếu một tia sáng nhỏ qua văn hóa thì sẽ thu lại một chùm mây phản xạ, vì thế đi từ hình ảnh cho đến các biểu tượng văn học dưới góc nhìn liên văn hóa thì ý nghĩa bề sâu của “mã nghệ thuật” được thể hiện khá đặc sắc và giá trị thẩm mĩ tác phẩm được khắc sâu. Lí thuyết liên văn bản, được Kristeva cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng được cấu trúc như một bức khảm các trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Đó là hiện tượng tương tác, quan hệ tạo nên các “đường biên” giá trị giữa văn bản văn học và các “văn bản ngoài”. Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng tôi xin xem xét mối tương tác giữa văn bản văn học và các yếu tố văn hóa, để có thể thấy được ở một góc độ nào đó văn hóa như là chủ thể và bản thân nó cũng là khách thể trong văn chương nghệ thuật. Hơn nữa, có thể thấy các kí hiệu học văn hóa có vai trò đặc biệt trong hoạt động tạo những nghĩa mới. Sự biểu hiện của cuộc “giao tiếp nghệ thuật” giữa văn chương và văn hóa rõ nét nhất là qua các mẫu gốc. “Thuật ngữ “mẫu gốc” được dịch từ archétype; còn được dịch là siêu mẫu, cổ mẫu. Cổ mẫu là những hình ảnh hoặc ý niệm đầu tiên, nguyên khởi, được di truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia.” Theo Carl Jung, cổ mẫu thuộc về vô thức, được ẩn giấu trong “vô thức tập thể”. Jung cho rằng, vô thức tập thể nơi lưu trữ kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là một loài, đó là những tri thức mà khi sinh ra đã sẵn có, mang tính tiên nghiệm và không phụ thuộc vào môi trường hay hoàn cảnh. Nội dung của mẫu gốc “ẩn chứa trong các nghi lễ cổ sơ, các thần thoại, các tượng trưng, các tín ngưỡng, các hành vi tâm lí” , được biểu hiện qua các motip, chẳng hạn như sử dụng motip thần thoại nạn đại hồng thủy để lý giải mẫu gốc về nước. Với phạm vi khảo sát qua tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”, nhóm chúng tôi triển khai dựa trên huyền thoại về lửa, sự tẩy rửa bằng lửa để thấy được ngọn lửa “thao thức” trước hiện trạng xã hội; không những vậy mà còn từ các mẫu gốc làng, dòng sông, người phụ nữ,... để thấy rõ hơn khuôn diện văn hóa dân tộc trong thơ Nguyễn Quang Thiều. 1.3 Các yếu tố liên văn hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều Một trong những điều kì diệu của nghệ thuật tạo nên khi chúng ta nghe một bản nhạc, xem một bức tranh hay đọc một cuốn sách là ở đó, dẫu không diễn ra bất kì sự giao tiếp nào nhưng vẫn luôn có những cuộc gặp gỡ. Ở các tác phẩm của tập thơ Sự mất ngủ của lửa, ta không chỉ chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và độc giả, mà bên cạnh đó còn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các chủ thể văn hóa (cuộc gặp của những kẻ dự phần của văn hóa). Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, ta gặp lại rất nhiều các hình ảnh quen thuộc của văn hóa Việt: sông Đáy (Sông Đáy), những người mẹ thương binh (Những ví dụ), đêm mất điện (Cánh buồm), rượu rắn (Trong quán rượu rắn), những người đàn bà vác dậm (Trên đại lộ)… Những hình ảnh này gây nên sự bất ngờ với người đọc vì sự quen thuộc của nó, sự quen thuộc mà hầu như chẳng có mấy tác giả ngày nay muốn đưa nó vào thơ của mình. (Đọc thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nhã Thuyên, Nguyễn Bình Phương, Bùi Chát hay Ocean Vương ta cảm nhận những bầu không khí khác hẳn, tạo bởi những hình ảnh khác hẳn). Những hình ảnh này gây nên sự bất ngờ với người đọc còn vì sự xa lạ của nó, sự xa lạ của sự quen thuộc. Hàng loạt các biểu tượng, hình tượng văn hóa lung lay trong bóng của chính bản thân nó, bóng đen văn vật 1000 năm. Những vết rạn của biểu tượng là cơn cựa mình của các giá trị hiện sinh, dấu ấn của tượng trưng; điều này làm nên sự xa lạ hòa quyện với sự quen thuộc, hồi sinh các biểu tượng văn hóa trong văn học. Ở bài seminar này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ các biểu tượng, hình tượng văn hóa trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa và những giá trị hiện sinh, tượng trưng mà các biểu tượng, hình tượng văn hóa mang lại trong tập thơ này. Phạm vi nghiên cứu của seminar giới hạn trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Đây là tập thơ thứ hai của Nguyễn Quang Thiều, viết sau tập thơ đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi. Tập thơ thứ hai này không những mang những dấu ấn văn hóa hết sức đặc biệt mà theo chúng tôi, nó là tập thơ lớn của vài chục năm trở lại đây, và Nguyễn Quang Thiều cũng đã viết trong lời nói đầu của tập thơ khi nó được tái bản vào năm 2015: “Thời gian cứ thế trôi đi và nhạo báng tất cả những gì không có khả năng đi cùng nó” .   CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ, HÌNH TƯỢNG LIÊN VĂN HÓA TRONG TẬP THƠ “SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA” 2.1. Sông Đáy (Sông Đáy) Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều như biểu tượng nguồn chảy sáng tạo, đánh thức mọi ký ức, xúc cảm và suy tưởng của thơ ông. Dòng sông ấy vừa trở nên kỳ vĩ, vừa đau đáu trong tâm thức thi ca và vẻ đẹp thẩm mỹ lộng lẫy. Mặc dù, trước ông đã có một sông Đáy dịu dàng, thật lãng mạn trong thơ Quang Dũng: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc Sáo diều vi vút thổi đêm trăng”. Một sông Đáy dùng dằng, xao xuyến thế niềm thương và thi sĩ, một đặc trưng thơ Hữu Thỉnh: “Sông Đáy ở đâu về Chia hai bờ nội ngoại Bên lở và bên bồi Cùng tương tư đất bãi” Và giờ đây, sông Đáy trong tâm thế Nguyễn Quang Thiều hiện lên thế này: “Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được thấy Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được dàn dụa nước mưa sông” (Sông Đáy) Nỗi nhớ chảy miên man sông Đáy qua cấu trúc câu thơ dài, gần văn xuôi, như muốn chảy mãi, bứt khỏi cái hữu hạn của biểu hiện. Sông Đáy là một địa danh văn hóa và trong văn học Việt, con sông này cũng đã trở thành là hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ. Hình tượng sông Đáy ở bài thơ là con sông của hình bóng những người thân giăng níu, của cảnh vật và thiên nhiên vừa gần gũi, như đâu đó trong không gian tương tự, lại vừa lạ, vừa huyền ảo, ăm ắp và dào lên dòng chảy ký ức Nguyễn Quang Thiều. Con sông như ông tự sự: “Sông Đáy chảy vào đời tôi Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm…”. Con sông của miền tâm tưởng, “cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc”; nơi những chú bống thường về làm tổ; nơi “một cây ngô cuối vụ khô gầy suốt đời buồn trong tiếng lá reo”. Cái con sông bùi ngùi thế phận, đằm sâu hơi thở quê làng: “Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi… chiều nay tôi trở lại Mẹ tôi đã già như cát bên bờ Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt…”. Con sông mà ít nhất, ông lặp lại hai lần về sự “già như cát” khi kể về nó, đủ để nói những ám ảnh dòng sông nguồn cội của ông: “Chiều nay con ngồi ho bên cửa Bao sợi mưa đứt hết cuối trời Con chờ đợi nỗi niềm già như cát Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông” (Những con thuyền sông Đáy). Và, con sông ấy dường luôn chuyển động trong giằng xé hệ tầng tâm thức nhị trùng dòng chảy thực và ảo, đau đáu niềm quê: “Ta chạy đến hai phía bờ, quỳ xuống trước sông Sông ở giữa đôi ta một chân trời chuyển động Những vầng mây xỉn màu vì gió Những cánh buồm khổ đau tự xé và tự vá lại mình Những con bống sông, những chiếc chìa khóa vàng, đang mở cửa” (Dòng sông). 2.2 Cá bài ca của sự lưu lạc (Xô – nat hoàng hôn trên biển) Cá là một trong những hình tượng văn hóa quen thuộc ở các nước trên khắp thế giới. Tuy nhiên ở các nước nông nghiệp, con cá có một địa vị hết sức đặc biệt. Trong thư tịch về truyền thuyết Lạc Long Quân đã có những ghi chép về con Ngư tinh, về sau bị Lạc Long Quân thu phục. Ngoài ra, còn có tục thả cá chép và ngày đưa ông Táo về trời, tức ngày 23 Tết v.v. Tuy nhiên cá trong Xô nat hoàng hôn trên biển lại mang dáng dấp không hề dính dáng một chút gì đến những huyền thoại. Những con cá ở bài thơ không còn là những totem linh thiêng được mọi người lễ bái. Không gì khác, cá là hiện thân của những nỗi đau, những tổn thương. Không ít lần trong thơ mình, ông đã hóa thân thành những sự vật để cảm nhận, lắng nghe sự chuyển mình của thế giới để hiểu hơn về sự tồn tại. Và nhiều lần trong thân thể, hình hài của cá, ông lắng nghe tâm sự của chúng để hiểu và thốt lên rằng: “Lăn nhanh, lăn nhanh Hỡi mặt trời, cơn đau đớn của lửa Những lá buồm lóe lên ánh sáng thủy thần Ta nghe tiếng dây buộc chèo xiết rên tóe máu Những tấm lưới bùng ra như đám cháy Và bao cuộc chia ly của lũ cá dại khờ” (Xô – nat hoàng hôn trên biển) Những tấm lưới bùng ra như đám cháy. Và đằng sau đó là những cuộc chia li của lũ cá dại khờ đã nằm gọn trong tấm lưới, đó là những nỗi đau mà chúng phải trải qua mỗi khi hoàng hôn về. Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin, một trong ba học thuyết gây xáo động lịch sử của nhân loại, cho rằng sự sống trên Trái Đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung có nguồn gốc từ biển cả từ khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sự tiến hóa thành loài mới và sự phân nhánh sự sống lặp lại có thể suy luận ra từ tập hợp chuỗi ADN chung. Những nét tương đồng này có thể dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa từ những loài hiện tồn và những dấu vết hóa thạch. Và ở một phần nào đó, một góc sâu thẳm trong nhà thơ đồng nhất với loài cá, tiếng gọi bản năng của loài cá trong nhà thơ vẫy gọi gào thét đòi được tìm về với tổ tiên của mình, trở về với biển cả: “Ta cất tiếng gọi bến bờ của ta bằng tiếng cá Trong hoàng hôn nước màu huyết dụ Có một bài ca lưu lạc tìm về” (Xô – nat hoàng hôn trên biển) 2.3 Chiếc roi (Mười một khúc cảm II) “Thương cho roi cho vọt Ghét cho ngọt cho bùi” (Tục ngữ) Có lẽ bắt nguồn từ câu tục ngữ này, đòn roi trong tâm thức của ông bà cha mẹ chúng ta là biểu tượng của tình thương yêu. Và thậm chí, bằng sự dạy dỗ của đòn roi, ta cũng đã bắt đầu tin nó là biểu hiện của tình yêu của cha mẹ. Khúc cảm thứ II trong Mười một khúc cảm kể về câu chuyện hút thuốc của nhà thơ từ năm 14 tuổi. Và hiển nhiên, những trận đòn. Những trận đòn quất tơi tả tâm hồn của một chú nhóc mà không phải là những lời khuyên nhủ bảo ban của tình yêu thương. Chiếc roi là hình ảnh cả một cộng đồng người oằn mình vác những đá tảng văn hóa. Và những con người này vác lâu đến nỗi quên đi mất những nỗi đau khổ của mình, quên đi mất hành động mang vác. Và cứ thế những thế hệ sau sinh ra trong sự hiển nhiên gồng gánh. Những đứa trẻ lớn lên từ trong đòn roi cứ thế tiếp nhận những đòn roi từ cuộc đời: “Đâu rồi đòn roi của cha Đâu rồi đòn roi của cha Ta trong khói suốt đời quờ quạng” (Mười một khúc cảm II) 2.4 Người điên (Mười một khúc cảm – X) Người điên luôn đứng ngoài rìa của đời sống, và trong mỗi nền văn hóa, đây là những con người nằm ở phần khuất của cộng đồng. Người điên luôn là một cái gì đó không nguy hiểm nhưng có nguy cơ gây hại và luôn bị mọi người tránh xa, nhạo báng. Trong văn hóa Việt và nhiều nền văn hóa nữa, các từ như điên, khùng, sự không bình thường được dùng trong giao tiếp phần lớn là để mỉa mai, cười nhạo. Tâm lý của cộng đồng luôn hướng về những đám đông, sự bình thường, an toàn; với những bộ phận thiểu số, luôn sẽ có những định kiến và sự dè chừng nhất định của đám đông. Rõ ràng, người điên, đang sống trong hình hài con người nhưng đã không còn được xem là một con người nữa. Đi vào trong văn học, kiểu nhân vật người điên là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt và được nhiều nhà văn quan tâm xây dựng. Kiểu nhân vật này ta gặp trong các sáng tác của M. Cervantex, N. V. Gogol, Lỗ Tấn... Kiểu nhân vật người điên gợi cho người đọc rất nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người, về cuộc sống. Sự bất thường về tâm lí, tính cách, ngôn ngữ, hành động... của nhân vật người điên đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc cho độc giả mỗi khi tiếp xúc với tác phẩm. Những vấn đề xung quanh hình tượng nghệ thuật này là câu hỏi mà người viết luôn muốn tìm kiếm lời giải đáp. Người điên trong Khúc cảm thứ V được tác giả đặt ngang hàng với những con người nguyên thủy, tức tổ tiên của con người. Cũng giống như phần khuất của văn hóa, điên là phần bản năng, là một phần của mỗi cá thể. Chúng ta không thể từ chối nó, hay xóa bỏ nó. 2.5 Những người vợ liệt sĩ (Những ví dụ) Với một đất nước liên miên phải chịu những cơn dày vò của chiến tranh thì những người chinh phu (người vợ có chồng đi chinh chiến xa) vốn là một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa và nghệ thuật. Trong văn hóa: “Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” (Ca dao) Là những đá vọng phu nằm rải rác trên đất nước. Trong nghệ thuật: “Dấu chàng theo lớp mây đưa Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) “Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng” (Đêm đông, Nguyễn Văn Thương) Là những hình tượng người vợ xa chồng trong các sáng tác thơ ca, âm nhạc. Và đau khổ nhất vẫn là những người vợ có chồng bỏ mạng nơi chiến trận, hoặc là trở về với hình hài không còn lành lặn. Trong Những ví dụ, những hình tượng người vợ liệt sĩ được nhà thơ ban đầu mô tả với giọng điệu thương cảm, một con người có đời sống “bình thường” nhìn vào những cá nhân “bất hạnh”. Trong các sáng tác về chủ đề này, ta thường thấy hầu như tác giả đều viết với thiên hướng ngợi ca hoặc thương cảm. Nhưng ở Nguyễn Quang Thiều, nỗi đau của những người phụ nữ này sẽ là phi nhân đạo nếu đem nó ra ngợi ca, nên ông đã dùng giọng điệu thương cảm. Và khi sự thương cảm đỗ vơ vì vốn dĩ bản chất nó là tình cảm giả tạo, thì đó là lúc nhà thơ chợt nhận ra những mảng đen tối của con người mình 2.6 Viên đạn nỗi đau chiến tranh Việt Nam (Cơn mê) Những vết thương trong chiến tranh khắc vào sâu trong tâm khảm mỗi con người đi qua nó. Con người chìm trong con mê, chập chờn thoi thóp với nỗi đau. Viên đạn như một mảnh kí ức của nỗi đau chiến tranh Việt Nam, nó còn là nỗi day đứt của người lính Mĩ khi trót bắn viên đạn tội lỗi vào quá khứ: “John Baca đã bóp cò hai mươi năm về trước Đạn vẫn bay đến bây giờ” (Cơn mê) Hiện thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều thường được tái hiện như giấc mơ của người mệt mỏi, kiệt sức vì quá tải trong những cơn dư chấn, như vừa chợp mắt đã nhìn thấy quá khứ hai mươi năm trước, được phóng chiếu theo những cách thức khác lạ, có thể cảm nhận được cả hơi thở nóng bỏng, sự khắc nghiệt đến kinh hoàng của đời sống trên da thịt: “Con chó liếm mãi, liếm mãi trên ngực anh Lưỡi nó như ngon lửa nhỏ mang cái hơi ấm của nước Sự dịu dàng của chó làm anh bật khóc Tiếng sung bắn ra từ đầu cơn mê Cuối cơn mê là Cửu Long Giang Những người dân quấn khăn rằng thả lưới Hoàng hôn xõa đôi cánh vàng khe khẽ xuống dòng sông (Cơn mê) Nhưng sau tất cả, giữa cảnh chiến tranh hoang tàn đổ nát, hình ảnh con chó liếm trên tấc thịt da người lính kia đã khơi gợi lại thiện lương, mới nhận ra những lỗi lầm của mình. Hình ảnh dịu dàng của con chó kia trở thành nỗi ám ảnh day dứt đến tận sau cùng : Con chó liếm mãi, liếm mãi, Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi… (Cơn mê) 2.7 Mạng nhện – con nhện (Ám ảnh) “Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn; trông sao, sao mờ. Buồn trông con nhện vương tơ, Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi, nhớ ai mà mờ” (Ca dao) Trong văn hóa Việt, con nhện cùng với những tơ nhện, mạng nhện của nó là biểu tượng chỉ sự rối rắm. Mạng nhện, trong thơ ca nghệ thuật còn chỉ những cái bẫy, sa chân vào khó mà chạy thoát ra được. Trong Ám ảnh, tơ nhện mang những đặc tính phụ thuộc vàolnhững góc nhìn khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau của nhà thơ. “Tấm mạng nhện giăng nơi cửa sổ phòng tôi không có mưu mô độc ác gì”. Tấm mạng nhện ấy được nhà thơ so sánh với những hình ảnh bình đến quen thuộc. “Mỏng như hơi thở con tôi … Nó dịu dàng đỡ những giọt sương đêm” Và hơn hết, hình ảnh tấm võng, người mẹ, lời ru được tác giả sử dụng thật tinh tế bởi đó là những thứ nuôi dưỡng con người. Mọi thứ hiện lên thật trong sáng, hình ảnh con nhện – mạng nhện cũng vậy. Thế nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ của mỗi con người lúc nhỏ, bởi khi lớn lên, sống trong cuộc đời với những mưu mô, lừa lọc. Bản thân con người cũng có sự nghi ngờ và đề phòng. Bởi thế: “Nhưng đời tôi phải chăng đã gặp những lừa lọc Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ Rằng ý nghĩa tôi sẽ mắc vào tơ nhện” (Ám ảnh) Những vòng vây của tơ nhện hay cũng chính là mảnh lưới mà con người sa vào, ở đó có những mưu mô, thủ đoạn mà chẳng ai biết trước. “Nó sẽ ăn ngon lành Như kẻ ăn mày ăn lát bánh mỳ phết bơ béo ngậy Vừa ăn nó vừa gãi những cái chân dài lên từng sợi tơ mảnh” (Ám ảnh) Và chính những điều đó cũng chính là nỗi ám ảnh mà nhà thơ đã từng chiêm nghiệm, từng trải về cuộc đời. Có thể thấy ở đây, trong đoạn đầu tác giả nói về lưới nhện như tấm lưới chứa những lừa lọc nhưng khi đến đoạn cuối Sự nghi ngờ đã lây lan, sự căm thù đã lây lan Nhưng mãi mãi tấm mạng nhện kia không có mưu mô độc ác gì Mỏng như hơi thở của con tôi phả vào mặt kính” (Ám ảnh) Phải chăng khi sống với những cạm bẫy, dối lừa, con người thường không tin tưởng mọi thứ trong cuộc sống kể cả mạng nhện hình tượng được nhà thơ đề cập đến trong bài thơ này. 2.8 Đêm mất điện (Cánh buồm) Mất điện chính là trạng thái tăm tối, mịt mù khi mà ánh sáng từ điện đã không còn soi sáng mà thay vào đó là màn đêm bao phủ. Mất điện là một trong những hiện tượng thường gặp ở các nước nông nghiệp trong quá trình hiện đại hóa. Nó là hiện thân của quá trình giao thời của một một xã hội. Chính hình ảnh đêm mất điện đã giúp ông tái hiện được bức tranh tăm tối, suồng sã của thị xã. Đồng thời, hình ảnh này là nỗi niềm về sự bất an, nó triệt để đến mức trong một ngày thành phố mất điện mà mọi sinh hoạt trở nên ngừng trệ. Sự bất an toát ra từ một đời sống tinh thần nghèo nàn, buồn tẻ, thiếu thốn: “Thị xã hỡi, đêm mất điện Bóng tối đổ xuống như tóc người đàn bà góa bụa Trong bóng tối Mặt người nhòa vào mặt cây Nhòa vào mặt con mèo Nhòa vào mặt bàn, mặt ghế Bóng tối miên man xóa đi tất cả.” (Cánh buồm) Cứ ngỡ rằng thị xã hiện đại, thị xã văn minh nhưng đằng sau đó là một thế giới mờ nhòa. Từ sự cố mất điện mà con người không thể nhận diện được chính mình bởi bóng tối đã phủ kín tất cả. Việc sử dụng điệp từ “nhòa” càng nhấn mạnh thêm sự mờ ảo của cảnh vật, tâm trạng của ông khi hòa lẫn với thiên nhiên. Đó là nỗi buồn đau đáu của tác giả trước sự thiếu thốn mà không thể làm gì được. 2.9 Rượu rắn (Trong quán rượu rắn) “Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi, rắn còn Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ, là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang” . Xuất phát từ chính đặc tính của loài rắn, nét đặc trưng sinh học của loài rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó cụ thể là cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh, sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh, nọc độc của rắn có thể giết chết người nên được liên hệ đến đặc tính xấu và sự độc ác, tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ, thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận hoặc là một đường tròn thể hiện tính luân hồi của sống và chết. Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam và điều đáng chú ý trong hình tượng rắn của người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng. Ở mỗi một hình thức thể hiện của rắn, hoặc với mỗi một biến thể, hình tượng rắn đều mang những ý nghĩa nhất định. Rắn là mẫu gốc quan trọng nhất của tâm hồn con người. Rượu rắn hay rượu từ các loài bò sát vốn là một hình ảnh quen thuộc ccura văn hóa Việt. Lạ là những thứ có độc lại được người Việt đem đi ngâm rượu. Hình ảnh nọc độc của rắn có liên hệ đến thứ gì đó xấu xa. Tuy nhiên, nọc rắn trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hình ảnh rất khác lạ, không là xấu, cũng chẳng thiện lương nhưng là hình ảnh của sự hồi tưởng, của những say sưa về quá khứ, “không uống rượu mà uống từng kí ức”. Hình ảnh nọc rắn ấy được miêu tả rất mới lạ, là “từng tia phun chói trong bình”, những bình rượu mang “linh hồn” của rắn làm say bao kẻ trong những “đêm vĩ đại”. “Nọc độc từng tia phun chói trong bình Người không uống rượu mà uống từng ký ức Mạch máu căng lên những vệt rắn bò Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn Có một kẻ say hát lên bằng nọc độc trong mình.” (Trong quán rượu rắn) 2.10 Những người đàn bà vác dậm (Trên đại lộ) Trong suốt chiều dài 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, người phụ nữ đã đóng góp thầm lặng của họ đã đúc kết nên những giá trị đạo đức truyền thống: anh hùng, đảm đang, yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, giàu đức hy sinh. Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở của thi ca, nhạc, hoạ. Nét đẹp đằm thắm, duyên dáng, đáng yêu của họ đã làm cho bao văn nhân, nghệ sĩ phải rung động trái tim yêu để rồi sáng tạo nên những áng thơ văn bất hủ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc. Từ khi nền văn học viết ra đời, thì bóng dáng người phụ nữ trở thành đề tài lớn được tập trung khắc họa ở nhiều khía cạnh, phương diện gắn liến với quá trình đi lên và phát triển của văn học. Người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên với hai đặc điểm cơ bản: Hoặc là người phụ nữ hiện thân của cái đẹp, hoặc là người phụ nữ hiện thân của số phận bi thương. Văn học Việt Nam hầu hết xoáy vào thân phận phận của người phụ nữ, những biến cố của họ trước dòng đời. Hình tượng người đàn bà hiện lên qua ngòi bút thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài thơ Trên đại lộ không đẹp đẽ mà lầm lũi đi về trong đêm có khi tưởng chừng như những bóng ma: “Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra Nhưng tất cả cũng một màu như thế Những chiếc dậm đan bằng tre trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen” (Trên đại lộ) CHƯƠNG III: CÁC GIÁ TRỊ HIỆN SINH, TƯỢNG TRƯNG QUA CÁC YẾU TỐ, HÌNH TƯỢNG VĂN HÓA TRONG TẬP THƠ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA Những hình tượng văn hóa Việt vốn đã được đóng đinh trong mỗi người các ý nghĩa và giá trị được định hình từ lâu đời. Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Quang Thiều, các hình tượng này được xây đắp lại bởi các giá trị hiện sinh và chủ nghĩa tượng trưng, điều mà vốn chỉ dùng các “yếu tố phương Tây” hoặc các sự vật hiện đại mới nói lên được. Có thể nói rằng ông là một khối hoài nghi lớn của những giá trị truyền thống. 3.1 Chuỗi hành trình tìm kiếm cội nguồn tìm lại bản thể Một trong những câu hỏi lớn của triết học có lẽ là “Tôi là ai?”. Chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ con người có thể ngừng việc tìm kiếm bản thân mình. Cấu tạo não đặc biệt hơn các loài khác làm cho con người suy nghĩ nhiều hơn và đau khổ nhiều hơn. Cơn đau kinh khủng nhất có lẽ lẽ khi con người ý thức được rằng họ là những sinh vật không có “nhà”, không có nơi thuộc về. Xô – nat hoàng hôn trên biển là khúc ca của những kẻ không quê hương trên mặt đất, là khúc ca của “những kẻ lưu lạc” đau đáu tìm một vùng đất để được cất tiếng gọi: cố hương. Lời thơ vừa là lời giục giã, cũng vừa là than khóc đau đớn, giục giã để ngày mau tắt, và khóc cho những nỗi đau phải đánh đổi: “Lăn nhanh, lăn nhanh Chỉ còn một vòng nữa thôi” “Lăn nhanh, lăn nhanh Chỉ còn nửa vòng nữa thôi” “Chỉ còn một vòng nữa thôi Mặt trời sẽ chạm vào biển Đó là lúc lòng ta đau đớn nhất Đó là lúc ta không sao chịu nổi Lúc có một bài ca lưu lạc trở về” (Xô – nat hoàng hôn trên biển) Nhà thơ tin rằng cá chính là tổ tiên của mình, và biển cả rộng lớn chính là nhà. Những con người đã chết, bỏ mạng nơi đáy biển, họ không một chút hối hận vì họ trở về nhà. Cá chính là bản thể của nhân loại. Những con cá bơi tự do trong nước và gọi thiên nhiên bằng tiếng nói của mình. Nếu các triết gia hiện sinh vẫn chưa trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?” thì lúc này, Nguyễn Quang Thiều đã trả lời được câu hỏi này, cho bản thân ông. Ở một bài thơ khác trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa, bài thơ Chuyển động, cũng là khúc ca của những kẻ tìm kiếm quê hương. Bài thơ là sự kể lại chuyển hành trình của bầy ốc sên trong một đêm trăng. “Như một thành phố vùi trong lòng đất tự xa xưa giờ thức dậy”, cái hiện thực không xa lạ ở làng quê Việt Nam những năm 70, 80 thế kỷ trước. Trong cuộc hành trình ấy, ốc sên đi qua rất nhiều nơi, gặp rất nhiều thứ: “Ốc sên bò qua giấc ngủ của cỏ và của những chiếc lá vàng rụng trên mặt đất. Chúng miết những tấm thân mềm qua những mảnh chai vỡ sắc lạnh. Cuộc ra đi ấy là đi tìm hạnh phúc hay chứa đựng đẫy rẫy những nguy hiểm, đau khổ đang chờ đón bầy ốc sên. “Ngôn ngữ bí ẩn nào đang hạnh phúc hay đau khổ gọi bầy sên” Và người ta nói rằng, đó là một ám ảnh về cuộc đời, con người cái mà chúng ta đi tìm trong cuộc đời này, ấy là cố hương – là nơi ta dừng chân trước những mỏi mệt của cuộc đời. Có thể nơi chúng ta đang sống không phải là cố hương của ta, có thể là ở một nơi khác rất gần hay rất xa, nhưng chúng vẫn cứ đi, về nơi mà chúng sẽ thuộc về, hoặc có thể là sẽ chẳng có nơi nào cả: “Khu vườn này là quê hương chúng, hay là khu vườn bên, hay còn… xa nữa”. Và có lẽ mục đích của cuộc sống không phải là một lý tưởng cao đẹp nào cả mà chỉ là sống, và mục đích của những chuyến đi chỉ là đi (dầu cho không có bất kì một đích đến nào). 3.2 Nỗi đau thân phận Sống là mang trên mình muôn vàn nỗi đau của thân phận. Làm sao ta được biết ta được sinh ra trong một cơ thể như thế nào, ở một nền văn hóa như thế nào? Làm sao ta được lựa chọn bố, lựa chọn mẹ cho ta? Và quan trọng nhất, là làm sao, ta được sống theo đúng ý mình? John Baca trong bài thơ Cơn mê chính là một người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam: “John Baca đã bóp cò hai mươi năm về trước Đạn vẫn bay đến bây giờ” (Cơn mê) John Baca không được lựa chọn số mệnh cho mình, anh phải cầm súng chĩa vào người khác, giết họ. Đồng thời giết chết chính mình. Rõ ràng là nỗi đau, nỗi ám ảnh ấy quá lâu, quá dai dẳng, nhưng anh không có cách nào để kết thúc nó được. Chiến tranh, dẫu chính nghĩa hay phi nghĩa, bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc, đều thua bởi chiến tranh, đều trả giá bằng những nỗi đau, hi sinh và mất mát. “Những viên đạn – bầy chuột cống trụi lông Chạy rúc vào những ngôi nhà lá dừa Cắn tung những tấm lưới phơi trên bãi” (Cơn mê) “John Baca sằng sặc Bóp trong tay những con chuột răng vàng ám khói Những con chuột trụi long trơn tuột Trườn qua kẽ tay run rẩy của anh John Baca tắt lặng” (Cơn mê) Và hình ảnh con chó liếm mãi viết thương của anh ở cuối bài như một sự an ủi, một cử chỉ xoa dịu chân thành của nhà thơ để làm dịu bớt nỗi đau của những người lính, nạn nhân nghiêm trọng nhất của chiến tranh. 3.3 Tình yêu là gì, nó có phải là ảo tưởng của con người? Câu trả lời của tâm lý học ứng dụng ắt hẳn sẽ khiến rất nhiều người thất vọng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các chất hóa học thần kinh chính là nguyên nhân gây nên cảm xúc của chúng ta. Còn tình yêu nó được điều khiển bởi nội tiết tố Oxytocin . Tác dụng của nó giống với nha phiến: nó vừa kích động, vừa làm ngây ngất, lại vừa an thần như thế nào đó. Oxytocin còn được tôn vinh như là “nội tiết tố chung thủy” hay nội “tiết tố gắn bó”. Nguyễn Quang Thiều không phải là một nhà tâm lý học, câu trả lời của ông văn chương và hình tượng hơn: chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn tước mất tình yêu khỏi hai cá thể đang say đắm, khoác lên đó là vòng buộc của trách nhiệm và nghĩa vụ. “Gần hai mươi năm chân tóc buốc từng giờ Ta vật vã trong vòng lăn chiếc nhẫn vàng hàng xén” (Chiếc nhẫn) Ta có thể sử dụng câu trả lời của tâm lý học ứng dụng để bước chân vào con đường hiện sinh. Vì tình yêu chỉ là sự điều khiển của một loại hoocmon và con người vốn là hai bản thể độc lập, nên sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu nổi nhau, dù họ cùng một giống loài. Và chính vì thế, khi tình yêu tắt trong cuộc sống hôn nhân, nó sẽ không khác gì ngoài những cơn dày vò của trách nhiệm, của vai trò người chồng, người vợ, người bố, người mẹ. Không quá khó hiểu khi nhân vật Ta thấy vợ mình đôi lúc thật là xa lạ: “Ta chối bỏ gương mặt em kinh hãi Khoảng tối thần sau cửa bếp khuất dâng” (Chiếc nhẫn) “Chiếc nhẫn vàng hàng xén ơi đổ xuống nơi nào Ta thương tật đi tìm em ngoài vòng ánh sáng” (Chiếc nhẫn) 3.4 Cảm giác lạc loài, xa lạ, cô đơn giữa loài người Một trong những đặc trưng của hiện sinh chính là sự cô đơn. Sự cô đơn cho chúng ta thấy chúng ta đang ý thức về con người mình, ý thức rằng bản thân ta không giống ai, và chỉ có mỗi mình ta. Hình ảnh bầy kiến của bài thơ Bầy kiến qua bàn tiệc chính là những cảm xúc cô đơn của nhà thơ hóa thân thành. Bầy kiến y như những kẻ xa lạ lạc lỏng trong thế giới của loài người, vì nó không thể hiểu nổi thế giới của con người. Trong bài thơ, bầy kiến là đoàn khách đi lạc vào căn phòng tổ chức tiệc của con người lúc này đã tàn cuộc. “Chỉ còn trên bàn tiệc Bát đĩa, cốc chén Và những cái chai cạn khô Cùng cơn gió lốc quạt trần Rền rĩ nỗi buồn đồ vật” (Bầy kiến qua bàn tiệc) Tiệc là những cuộc vui do con người bày ra để thỏa mãn nhu cầu “được vui” của mình. Kết thúc bữa tiệc là những đống thức ăn thừa mứa, những cơn mây mưa mất ý thức dưới sự dẫn dắt của cồn. Cuộc vui kết thúc. Nhu cầu tìm vui chỉ thỏa mãn vài giây phút ngắn ngủi của cuộc đời con người. Cho nên cuộc vui chỉ là những sự vô nghĩa, hời hợt. Tiếp đó, những cuộc vui khác sẽ nối nhau ra đời. Cuộc đời con người sẽ chẳng khác gì chuỗi nối tiếp của các bữa tiệc, hội hè. Và con người là chỉ là giống loài nô lệ của những ham muốn. Bầy kiến đã nhìn loài người với cảm nhận buồn tẻ, đáng thương cũng như nhà thơ không thể tìm được tiếng nói chung của bản thân với giống loài. Một hình ảnh khác từ văn hóa mang lại giá trị hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Quang thiều chính là hình tượng những người đàn bà vác dậm trong bài thơ Trên đại lộ. Hình tượng những người đàn bà hiện lên qua ngòi bút thơ Nguyễn Quang Thiều không đẹp đẽ mà lầm lũi đi về trong đêm có khi tưởng chừng như những bóng ma: “Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra Nhưng tất cả cũng một màu như thế Những chiếc dậm đan bằng tre trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen” (Trên đại lộ) Họ là những người đàn bà vác dậm như những bóng người “lặng lẽ đi như đội quân thất trận” sau những giờ kiếm ăn đầy mệt mỏi. Không ai biết họ là ai, đến từ đâu, đi về đâu trong đêm đen. Những con người “một màu” đi vào đêm cho ta góc nhìn về một phần của cuộc sống hiện tại, những con người vẫn lam lũ từng ngày, vất vả và cơ cực. Bức tranh trong thơ Nguyễn Quang Thiều lúc đậm lúc nhạt, khi rõ nét khi nhòe mờ được khắc tạc trong bóng tối sau mỗi ngày chỉ vừa đủ hình dung và kích thích trí tưởng tượng phong phú của chúng ta: “Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận Cán dậm chúi xuống mặt đường Những nòng súng gỗ hết đạn Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào” (Trên đại lộ) Hình ảnh lạc lõng của những con người làm nông trong bối cảnh hiện đại, sự bất lực, vô định của thân phận trước sự thay đổi không ngừng của cuộc sống cho ta cái nhìn, góc nhìn khác của bên dưới cuộc sống sôi nổi trên đại lộ ban ngày. Họ không hòa được với cuộc đời này, nhưng cũng chẳng mong hòa nhập được với nó. Sự đối lập giữa con đường lớn và những người đàn bà bé nhỏ lầm lũi bước trong đêm làm bật lên sự lẻ loi của những mảnh đời trước cuộc sống. Những so sánh độc đáo thổi hồn cho bức tranh những người đàn bà vào đêm nhìn như vô hồn. Hình ảnh tưởng chừng như mâu thuẫn, phi lí lại là sáng tạo táo bạo hợp lí đến không ngờ. 3.5 Biểu tượng (symbole – sybolisime): bầy chó Bầy chó trong bài thơ Bầy chó của tôi được tác giả xây dựng thành một biểu tượng. Ta có thể cắt nghĩa biểu tượng này là một đám đông. Vì tính đa nghĩa của biểu trượng trong chủ nghĩa tượng trưng nên tùy theo mỗi cách hiểu và kiến giải của người đọc, ta sẽ nhìn thấy nó thành các hình ảnh khác nhau. Ở đây, chúng tôi hiểu bầy chó chính là một đám đông, một nhóm đông người dẫn dắt bởi hành động vô thức (Theo Tâm lý học đám đông, Gustave Le Bon) “Bầy chó gầy, bẩn thỉu, ốm đau Ngày lùng sục kiếm ăn Liếm cả lưỡi và dao sắc ngọt Lưỡi bị sứa máu trào ra ở đó Con đến sau lại liếm máy bầy mình” (Bầy chó của tôi) Hành động vô thức của đám đông luôn là những hành động đáng sợ. Bởi vì nó chịu sự chi phối hoàn toàn của bản năng. Và sức mạnh của đám đông thì không có một thế lực nào có thể ngăn cản. Và vì chịu sự điều khiển của vô thức nên đám đông là những kẻ phá hoại và gây nên những tội ác nhiều hơn là làm những thứ tốt đẹp. Chó trong văn hóa Việt vốn không mang những nét đẹp mà mang những ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Và hình ảnh bầy chó ở đây là bầy chó hoang, những con chó luôn luôn đói, ốm o và thậm chí là ghẻ lác, bị con người xa lánh. Đám đông, những con chó đói sẽ chẳng bao giờ biết thưởng thức được Cái Đẹp. Bầy chó cất tiếng sủa, sủa vào mọi thứ mà nó nhìn thấy, chỉ vì bản năng của nó là sủa. Đây chính là một trong những mảng xấu xí mà nhà thơ nhìn thấy trên đất nước này, dù tìm mọi cách tránh gây sự chú ý của nó, thế nhưng ông vẫn chẳng thể được yên ổn. Đây cũng chính là những thứ mà nhà thơ và vô số con người khác phải chịu đựng ở đây. “Trong ngõ nhỏ đêm nay Tôi nghe chó sủa Tôi thổi tắt đèn Chó sủa vào tôi” (Bầy chó của tôi)

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN VĂN HÓA TRONG TẬP THƠ “SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA” 1.1 Vài nét nhà thơ Nguyễn Quang Thiều quan niệm sáng tác ông 1.1.1 Vài nét nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Ông tên thật Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 Thôn Hồng Dương (Làng Chùa), Xã Sơn Cơng, Hun Ứng Hòa, Tỉnh Hà Tây Ông vào làm việc báo Văn nghệ từ năm 1992 rời khỏi năm 2007 Là nhà thơ đại Việt Nam, lĩnh vực thơ ca tạo nên tên tuổi, Nguyễn Quang Thiều nhà văn với thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký tham gia vào lĩnh vực báo chí Ơng Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ Hội Nhà văn Á – Phi Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều bút đa sung sức, xuất thường xuyên văn đàn, báo chí Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều ghi dấu ấn văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật Các tác phẩm làm nên tên tuổi Nguyễn Quang Thiều thơ Đó tập: Ngơi nhà tuổi 17 (1990) Sự ngủ lửa (1992); Những người đàn bà gánh nước sông (1995); Những người lính làng (1996); Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996); Nhịp điệu châu thổ (1997); Bài ca chim đêm (1999); Thơ tuyển cho thiếu nhi (2004); Cây ánh sáng (2009); Châu thổ (2010) 1.1.2 Quan niệm sáng tác Sáng tác với Nguyễn Quang Thiều nơi để trút giới bên trong, có lần tâm việc vẽ tranh cách để anh biểu đạt cho ý tưởng màu sắc, đường nét mà anh khó diễn đạt trọn vẹn ngôn từ “Tôi viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca nơi để tơi giải phóng tơi để tơi trú ẩn Một điều tơi muốn nói đến là: thơ cụ thể khơng cứu rỗi giới mang tinh thần thi ca cứu rỗi giới.” Và tác giả Nguyễn Quang Thiều chia sẻ “Điều quan trọng thơ tạo ám ảnh điều tệ hại thiếu trí tưởng tượng.” Với ơng, thơ ca mảnh đất cần khai phá, hướng tới điều lạ Nguyễn Quang Thiều lựa chọn hướng theo cách mà người thầy tinh thần vĩ đại ông Brodsky - chọn Nguyễn Quang Thiều viết hạnh phúc lẫn khổ đau, lương thiện lẫn tội ác, xấu xa lẫn đẹp đẽ, lầm than lẫn sướng vui, tuyệt vọng lẫn hy vọng, tàn tụi lẫn tái sinh 1.2 Khái niệm văn hóa liên văn hóa 1.2.1 Khái niệm văn hóa Thuật ngữ “văn hóa” theo ngơn ngữ phương Tây có nguồn gốc từ dạng động từ Latinh colere colo, colui, cultus với hai nghĩa Thứ nhất, giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trồng trọt; thứ hai cầu cúng Từ “văn hóa” Tiếng Việt từ gốc Nhật, người Nhật sử dụng từ để định nghĩa văn hóa theo phương Tây.1 Tác giả A.L Kroeber C.L Kluckhohn quan niệm văn hóa “loại hành vi rõ ràng ám thị đúc kết truyền lại biểu tượng, thành độc đáo nhân loại khác với loại hình khác, bao gồm đồ tạo tác người làm ra.”2 Có thể hiểu rằng, văn hóa sản phẩm sáng tạo Theo Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBGD Việt Nam, tr.17 người, từ thuở bình minh xã hội lồi người, sản phẩm sáng tạo đúc kết thành biểu tượng văn hóa ln gắn liền với giá trị (giá trị vật chất, giá trị tinh thần) Theo nhà văn Pháp Edouard Herriot văn hóa “là lại tất khác bị quên đi, thiếu người ta đọc tất cả” Văn hóa biểu thơng qua yếu tố ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị thái độ, cách cư xử phong tục, yếu tố vật chất, thẩm mĩ, giáo dục, 1.2.2 Văn hóa mối quan hệ với văn chương nghệ thuật Muốn nghiên cứu tác phẩm văn học cần đặt chỉnh thể thống nhất: đặt hệ thống chỉnh thể văn học để gia nhập vào hệ thống chỉnh thể văn hóa M.Bakhtin khẳng định: “Không thể tách rời văn học khỏi hệ thống văn hóa “vượt mặt” văn hóa liên hệ trực tiếp với nhân tố trị, kinh tế, xã hội” Giữa văn hóa văn học ln có sợi dây liên đới Nếu văn học phản ánh thực thơng qua hình tượng, tạo thành “mã nghệ thuật”, yếu tố văn hóa chất liệu tạo tác nên hệ thống biểu tượng Văn học có lối phản ánh đặc trưng, chiếu tia sáng nhỏ qua văn hóa thu lại chùm mây phản xạ, từ hình ảnh biểu tượng văn học góc nhìn liên văn hóa ý nghĩa bề sâu “mã nghệ thuật” thể đặc sắc giá trị thẩm mĩ tác phẩm khắc sâu Lí thuyết liên văn bản, Kristeva cho rằng: “bất kì văn cấu trúc khảm trích dẫn; văn hấp thụ biến đổi văn khác”.3 Đó tượng tương tác, quan hệ tạo nên “đường biên” giá trị văn văn học “văn ngoài” Trong phạm Julia Kristeva (1986), “Word, Dialogue and Novel” The Kristeva Reader, Toril Moi (ed 1986), New Work: Columbia University Press, p.37 vi tiểu luận này, xin xem xét mối tương tác văn văn học yếu tố văn hóa, để thấy góc độ văn hóa chủ thể thân khách thể văn chương nghệ thuật Hơn nữa, thấy kí hiệu học văn hóa có vai trò đặc biệt hoạt động tạo nghĩa Sự biểu “giao tiếp nghệ thuật” văn chương văn hóa rõ nét qua mẫu gốc “Thuật ngữ “mẫu gốc” dịch từ archétype; dịch siêu mẫu, cổ mẫu Cổ mẫu hình ảnh ý niệm đầu tiên, nguyên khởi, di truyền từ hệ sang hệ kia.” Theo Carl Jung, cổ mẫu thuộc vô thức, ẩn giấu “vô thức tập thể” Jung cho rằng, vô thức tập thể nơi lưu trữ kinh nghiệm với tư cách lồi, tri thức mà sinh sẵn có, mang tính tiên nghiệm khơng phụ thuộc vào mơi trường hay hồn cảnh Nội dung mẫu gốc “ẩn chứa nghi lễ cổ sơ, thần thoại, tượng trưng, tín ngưỡng, hành vi tâm lí” 5, biểu qua motip, chẳng hạn sử dụng motip thần thoại nạn đại hồng thủy để lý giải mẫu gốc nước Với phạm vi khảo sát qua tập thơ “Sự ngủ lửa”, nhóm chúng tơi triển khai dựa huyền thoại lửa, tẩy rửa lửa để thấy lửa “thao thức” trước trạng xã hội; khơng mà từ mẫu gốc làng, dòng sơng, người phụ nữ, để thấy rõ khn diện văn hóa dân tộc thơ Nguyễn Quang Thiều 1.3 Các yếu tố liên văn hóa thơ Nguyễn Quang Thiều Một điều kì diệu nghệ thuật tạo nên nghe nhạc, xem tranh hay đọc sách đó, khơng diễn bất Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học, tr.245 Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học, tr.247 kì giao tiếp ln có gặp gỡ Ở tác phẩm tập thơ Sự ngủ lửa, ta không chứng kiến gặp gỡ nhà thơ độc giả, mà bên cạnh diễn gặp gỡ chủ thể văn hóa (cuộc gặp kẻ dự phần văn hóa) Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, ta gặp lại nhiều hình ảnh quen thuộc văn hóa Việt: sơng Đáy (Sơng Đáy), người mẹ thương binh (Những ví dụ), đêm điện (Cánh buồm), rượu rắn (Trong quán rượu rắn), người đàn bà vác dậm (Trên đại lộ)… Những hình ảnh gây nên bất ngờ với người đọc quen thuộc nó, quen thuộc mà chẳng có tác giả ngày muốn đưa vào thơ (Đọc thơ Nguyễn Thế Hồng Linh, Nhã Thuyên, Nguyễn Bình Phương, Bùi Chát hay Ocean Vương ta cảm nhận bầu khơng khí khác hẳn, tạo hình ảnh khác hẳn) Những hình ảnh gây nên bất ngờ với người đọc xa lạ nó, xa lạ quen thuộc Hàng loạt biểu tượng, hình tượng văn hóa lung lay bóng thân nó, bóng đen văn vật 1000 năm Những vết rạn biểu tượng cựa giá trị sinh, dấu ấn tượng trưng; điều làm nên xa lạ hòa quyện với quen thuộc, hồi sinh biểu tượng văn hóa văn học Ở seminar này, tập trung làm rõ biểu tượng, hình tượng văn hóa tập thơ Sự ngủ lửa giá trị sinh, tượng trưng mà biểu tượng, hình tượng văn hóa mang lại tập thơ Phạm vi nghiên cứu seminar giới hạn tập thơ Sự ngủ lửa Đây tập thơ thứ hai Nguyễn Quang Thiều, viết sau tập thơ đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi Tập thơ thứ hai khơng mang dấu ấn văn hóa đặc biệt mà theo chúng tơi, tập thơ lớn vài chục năm trở lại đây, Nguyễn Quang Thiều viết lời nói đầu tập thơ tái vào năm 2015: “Thời gian trôi nhạo báng tất khơng có khả nó”6 Nguyễn Quang Thiều (2015), Sự ngủ lửa, NXB Hội nhà văn, tr CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ, HÌNH TƯỢNG LIÊN VĂN HĨA TRONG TẬP THƠ “SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA” 2.1 Sông Đáy (Sông Đáy) Sông Đáy Nguyễn Quang Thiều biểu tượng nguồn chảy sáng tạo, đánh thức ký ức, xúc cảm suy tưởng thơ ơng Dòng sơng vừa trở nên kỳ vĩ, vừa đau đáu tâm thức thi ca vẻ đẹp thẩm mỹ lộng lẫy Mặc dù, trước ơng có sơng Đáy dịu dàng, thật lãng mạn thơ Quang Dũng: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc Sáo diều vi vút thổi đêm trăng” Một sông Đáy dùng dằng, xao xuyến niềm thương thi sĩ, đặc trưng thơ Hữu Thỉnh: “Sông Đáy đâu Chia hai bờ nội ngoại Bên lở bên bồi Cùng tương tư đất bãi” Và đây, sông Đáy tâm Nguyễn Quang Thiều lên này: “Những chiều xa quê mong dòng sơng dâng lên ngang trời cho tơi thấy Cho đôi mắt nhớ thương hai hốc đất ven bờ, nơi bống đến làm tổ dàn dụa nước mưa sông” (Sông Đáy) Nỗi nhớ chảy miên man sông Đáy qua cấu trúc câu thơ dài, gần văn xuôi, muốn chảy mãi, bứt khỏi hữu hạn biểu Sông Đáy địa danh văn hóa văn học Việt, sơng trở thành hình tượng nghệ thuật sáng tác số nhà văn, nhà thơ Hình tượng sơng Đáy thơ sơng hình bóng người thân giăng níu, cảnh vật thiên nhiên vừa gần gũi, khơng gian tương tự, lại vừa lạ, vừa huyền ảo, ăm ắp lên dòng chảy ký ức Nguyễn Quang Thiều Con sông ông tự sự: “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ gánh nặng rẽ vào ngõ sau buổi chiều làm vất vả/ Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát mảnh sông đêm…” Con sông miền tâm tưởng, “cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu tiếng nấc”; nơi bống thường làm tổ; nơi “một ngô cuối vụ khô gầy/ suốt đời buồn tiếng reo” Cái sông bùi ngùi phận, đằm sâu thở quê làng: “Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi… chiều trở lại/ Mẹ già cát bên bờ/ Ơi mùi cát khơ, mùi tóc mẹ tơi/ Tơi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt…” Con sơng mà nhất, ông lặp lại hai lần “già cát” kể nó, đủ để nói ám ảnh dòng sơng nguồn cội ơng: “Chiều ngồi ho bên cửa/ Bao sợi mưa đứt hết cuối trời/ Con chờ đợi nỗi niềm già cát/ Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông” (Những thuyền sông Đáy) Và, sông dường chuyển động giằng xé hệ tầng tâm thức nhị trùng dòng chảy thực ảo, đau đáu niềm quê: “Ta chạy đến hai phía bờ, quỳ xuống trước sơng/ Sơng đôi ta - chân trời chuyển động/ Những vầng mây xỉn màu gió/ Những cánh buồm khổ đau tự xé tự vá lại mình/ Những bống sơng, chìa khóa vàng, mở cửa” (Dòng sơng) 2.2 Cá - ca lưu lạc (Xơ – nat hồng biển) Cá hình tượng văn hóa quen thuộc nước khắp giới Tuy nhiên nước nơng nghiệp, cá có địa vị đặc biệt Trong thư tịch truyền thuyết Lạc Long Quân có ghi chép Ngư tinh, sau bị Lạc Long Quân thu phục Ngồi ra, có tục thả cá chép ngày đưa ông Táo trời, tức ngày 23 Tết v.v Tuy nhiên cá Xơ - nat hồng biển lại mang dáng dấp khơng dính dáng chút đến huyền thoại Những cá thơ khơng totem linh thiêng người lễ bái Khơng khác, cá thân nỗi đau, tổn thương Khơng lần thơ mình, ơng hóa thân thành vật để cảm nhận, lắng nghe chuyển giới để hiểu tồn Và nhiều lần thân thể, hình hài cá, ông lắng nghe tâm chúng để hiểu lên rằng: “Lăn nhanh, lăn nhanh Hỡi mặt trời, đau đớn lửa Những buồm lóe lên ánh sáng thủy thần Ta nghe tiếng dây buộc chèo xiết rên tóe máu Những lưới bùng đám cháy Và bao chia ly lũ cá dại khờ” (Xơ – nat hồng biển) Những lưới bùng đám cháy Và đằng sau chia li lũ cá dại khờ nằm gọn lưới, nỗi đau mà chúng phải trải qua hoàng Học thuyết tiến hóa Charles Darwin, ba học thuyết gây xáo động lịch sử nhân loại, cho sống Trái Đất khởi nguồn sau tiến hóa từ tổ tiên chung có nguồn gốc từ biển từ khoảng 3,8 tỷ năm trước Sự tiến hóa thành lồi phân nhánh sống lặp lại suy luận từ tập hợp chuỗi ADN chung Những nét tương đồng dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa từ lồi tồn dấu vết hóa thạch Và phần đó, góc sâu thẳm nhà thơ đồng với loài cá, tiếng gọi loài cá nhà thơ vẫy gọi gào thét đòi tìm với tổ tiên mình, trở với biển cả: “Ta cất tiếng gọi bến bờ ta tiếng cá Trong hồng nước màu huyết dụ Có ca lưu lạc tìm về” (Xơ – nat hồng hôn biển) 2.3 Chiếc roi (Mười khúc cảm - II) “Thương cho roi cho vọt Ghét cho cho bùi” (Tục ngữ) Có lẽ bắt nguồn từ câu tục ngữ này, đòn roi tâm thức ơng bà cha mẹ biểu tượng tình thương yêu Và chí, dạy dỗ đòn roi, ta bắt đầu tin biểu tình yêu cha mẹ Khúc cảm thứ II Mười khúc cảm kể câu chuyện hút thuốc nhà thơ từ năm 14 tuổi Và hiển nhiên, trận đòn Những trận đòn quất tơi tả tâm hồn nhóc mà khơng phải lời khuyên nhủ bảo ban tình yêu thương Chiếc roi hình ảnh cộng đồng người oằn vác đá tảng văn hóa Và người vác lâu quên nỗi đau khổ Sự dịu dàng chó làm anh bật khóc Tiếng sung bắn từ đầu mê Cuối mê Cửu Long Giang Những người dân quấn khăn thả lưới Hồng xõa đơi cánh vàng khe khẽ xuống dòng sơng (Cơn mê) Nhưng sau tất cả, cảnh chiến tranh hoang tàn đổ nát, hình ảnh chó liếm tấc thịt da người lính khơi gợi lại thiện lương, nhận lỗi lầm Hình ảnh dịu dàng chó trở thành nỗi ám ảnh day dứt đến tận sau : Con chó liếm mãi, liếm mãi, Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi… (Cơn mê) 2.7 Mạng nhện – nhện (Ám ảnh) “Đêm khuya đứng bờ ao Trông cá, cá lặn; trông sao, mờ Buồn trông nhện vương tơ, Nhện nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch mai Sao hỡi, nhớ mà mờ” (Ca dao) Trong văn hóa Việt, nhện với nhện, mạng nhện biểu tượng rối rắm Mạng nhện, thơ ca nghệ thuật bẫy, sa chân vào khó mà chạy Trong Ám ảnh, nhện mang đặc tính phụ thuộc vàolnhững góc nhìn khác thời điểm khác nhà thơ “Tấm mạng nhện giăng nơi cửa sổ phòng tơi khơng có mưu mơ độc ác gì” Tấm mạng nhện nhà thơ so sánh với hình ảnh bình đến quen thuộc “Mỏng thở tơi […] Nó dịu dàng đỡ giọt sương đêm” Và hết, hình ảnh võng, người mẹ, lời ru tác giả sử dụng thật tinh tế thứ ni dưỡng người Mọi thứ lên thật sáng, hình ảnh nhện – mạng nhện Thế suy nghĩ người lúc nhỏ, lớn lên, sống đời với mưu mơ, lừa lọc Bản thân người có nghi ngờ đề phòng Bởi thế: “Nhưng đời tơi phải gặp lừa lọc Nên sợ nghi ngờ Rằng ý nghĩa mắc vào nhện” (Ám ảnh) Những vòng vây nhện mảnh lưới mà người sa vào, có mưu mơ, thủ đoạn mà chẳng biết trước “Nó ăn ngon lành Như kẻ ăn mày ăn lát bánh mỳ phết bơ béo ngậy Vừa ăn vừa gãi chân dài lên sợi mảnh” (Ám ảnh) Và điều nỗi ám ảnh mà nhà thơ chiêm nghiệm, trải đời Có thể thấy đây, đoạn đầu tác giả nói lưới nhện lưới chứa lừa lọc đến đoạn cuối Sự nghi ngờ lây lan, căm thù lây lan Nhưng mãi mạng nhện khơng có mưu mơ độc ác Mỏng thở tơi phả vào mặt kính” (Ám ảnh) Phải sống với cạm bẫy, dối lừa, người thường không tin tưởng thứ sống kể mạng nhện - hình tượng nhà thơ đề cập đến thơ 2.8 Đêm điện (Cánh buồm) Mất điện trạng thái tăm tối, mịt mù mà ánh sáng từ điện khơng soi sáng mà thay vào đêm bao phủ Mất điện tượng thường gặp nước nơng nghiệp q trình đại hóa Nó thân q trình giao thời một xã hội Chính hình ảnh đêm điện giúp ông tái tranh tăm tối, suồng sã thị xã Đồng thời, hình ảnh nỗi niềm bất an, triệt để đến mức ngày thành phố điện mà sinh hoạt trở nên ngừng trệ Sự bất an toát từ đời sống tinh thần nghèo nàn, buồn tẻ, thiếu thốn: “Thị xã hỡi, đêm điện Bóng tối đổ xuống tóc người đàn bà góa bụa Trong bóng tối Mặt người nhòa vào mặt Nhòa vào mặt mèo Nhòa vào mặt bàn, mặt ghế Bóng tối miên man xóa tất cả.” (Cánh buồm) Cứ ngỡ thị xã đại, thị xã văn minh đằng sau giới mờ nhòa Từ cố điện mà người khơng thể nhận diện bóng tối phủ kín tất Việc sử dụng điệp từ “nhòa” nhấn mạnh thêm mờ ảo cảnh vật, tâm trạng ơng hòa lẫn với thiên nhiên Đó nỗi buồn đau đáu tác giả trước thiếu thốn mà khơng thể làm 2.9 Rượu rắn (Trong quán rượu rắn) “Rắn không loài động vật sống khắp giới, biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, đốn, đa nghi, rắn Rắn biểu trưng cho giới tính nam nữ, vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang”7 Xuất phát từ đặc tính lồi rắn, nét đặc trưng sinh học loài rắn góp phần định ý nghĩa biểu tượng cụ thể cách di chuyển uyển chuyển siết chặt động tác bắt mồi khiến biểu trưng cho sức mạnh, lột da biểu trưng cho tái sinh, nọc độc rắn giết chết người nên liên hệ đến đặc tính xấu độc ác, tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn vũ trụ, thân hình rắn đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận đường tròn thể tính ln hồi sống chết Rắn hình tượng quen thuộc đời sống văn hóa người Việt Nam điều đáng ý hình tượng rắn người Việt Nam xuất đa dạng với biến thể khác nhau, rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá giới, Nxb Đà Nẵng luồng, chí rồng Ở hình thức thể rắn, với biến thể, hình tượng rắn mang ý nghĩa định Rắn mẫu gốc quan trọng tâm hồn người Rượu rắn hay rượu từ lồi bò sát vốn hình ảnh quen thuộc ccura văn hóa Việt Lạ thứ có độc lại người Việt đem ngâm rượu Hình ảnh nọc độc rắn có liên hệ đến thứ xấu xa Tuy nhiên, nọc rắn thơ Nguyễn Quang Thiều hình ảnh khác lạ, khơng xấu, chẳng thiện lương hình ảnh hồi tưởng, say sưa khứ, “khơng uống rượu mà uống kí ức” Hình ảnh nọc rắn miêu tả lạ, “từng tia phun chói bình”, bình rượu mang “linh hồn” rắn làm say bao kẻ “đêm vĩ đại” “Nọc độc tia phun chói bình Người khơng uống rượu mà uống ký ức Mạch máu căng lên vệt rắn bò Đêm vĩ đại chôn vùi quán nhỏ Rừng mang mang gọi khúc thu vàng Rượu câm lặng chở linh hồn rắn Có kẻ say hát lên nọc độc mình.” (Trong quán rượu rắn) 2.10 Những người đàn bà vác dậm (Trên đại lộ) Trong suốt chiều dài 4000 năm dựng nước giữ nước dân tộc, người phụ nữ đóng góp thầm lặng họ đúc kết nên giá trị đạo đức truyền thống: anh hùng, đảm đang, yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, giàu đức hy sinh Hình ảnh người phụ nữ từ lâu trở thành đề tài muôn thuở thi ca, nhạc, hoạ Nét đẹp đằm thắm, duyên dáng, đáng yêu họ làm cho bao văn nhân, nghệ sĩ phải rung động trái tim yêu để sáng tạo nên thơ văn bất hủ ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ dân tộc Từ văn học viết đời, bóng dáng người phụ nữ trở thành đề tài lớn tập trung khắc họa nhiều khía cạnh, phương diện gắn liến với trình lên phát triển văn học Người phụ nữ hình tượng người phụ nữ bật lên với hai đặc điểm bản: Hoặc người phụ nữ - thân đẹp, người phụ nữ - thân số phận bi thương Văn học Việt Nam hầu hết xoáy vào thân phận phận người phụ nữ, biến cố họ trước dòng đời Hình tượng người đàn bà lên qua ngòi bút thơ Nguyễn Quang Thiều thơ Trên đại lộ không đẹp đẽ mà lầm lũi đêm có tưởng chừng bóng ma: “Những người đàn bà vác dậm thành hàng dọc phía bên phải sát mép đại lộ Người họ bọc kín lớp vải nâu đen Chỉ đơi tay, đôi chân đôi mắt lộ Nhưng tất màu Những dậm đan tre vai họ vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những giỏ bên hông đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành vũng đen” (Trên đại lộ) CHƯƠNG III: CÁC GIÁ TRỊ HIỆN SINH, TƯỢNG TRƯNG QUA CÁC YẾU TỐ, HÌNH TƯỢNG VĂN HĨA TRONG TẬP THƠ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA Những hình tượng văn hóa Việt vốn đóng đinh người ý nghĩa giá trị định hình từ lâu đời Tuy nhiên, thơ Nguyễn Quang Thiều, hình tượng xây đắp lại giá trị sinh chủ nghĩa tượng trưng, điều mà vốn dùng “yếu tố phương Tây” vật đại nói lên Có thể nói ơng khối hồi nghi lớn giá trị truyền thống 3.1 Chuỗi hành trình tìm kiếm cội nguồn - tìm lại thể Một câu hỏi lớn triết học có lẽ “Tơi ai?” Chưa chẳng người ngừng việc tìm kiếm thân Cấu tạo não đặc biệt lồi khác làm cho người suy nghĩ nhiều đau khổ nhiều Cơn đau kinh khủng có lẽ lẽ người ý thức họ sinh vật khơng có “nhà”, khơng có nơi thuộc Xơ – nat hồng biển khúc ca kẻ không quê hương mặt đất, khúc ca “những kẻ lưu lạc” đau đáu tìm vùng đất để cất tiếng gọi: cố hương Lời thơ vừa lời giục giã, vừa than khóc đau đớn, giục giã để ngày mau tắt, khóc cho nỗi đau phải đánh đổi: “Lăn nhanh, lăn nhanh Chỉ vòng thơi” “Lăn nhanh, lăn nhanh Chỉ nửa vòng thơi” “Chỉ vòng thơi Mặt trời chạm vào biển Đó lúc lòng ta đau đớn Đó lúc ta khơng chịu Lúc có ca lưu lạc trở về” (Xô – nat hồng biển) Nhà thơ tin cá tổ tiên mình, biển rộng lớn nhà Những người chết, bỏ mạng nơi đáy biển, họ khơng chút hối hận họ trở nhà Cá thể nhân loại Những cá bơi tự nước gọi thiên nhiên tiếng nói Nếu triết gia sinh chưa trả lời câu hỏi “Tơi ai?” lúc này, Nguyễn Quang Thiều trả lời câu hỏi này, cho thân ông Ở thơ khác tập thơ Sự ngủ lửa, thơ Chuyển động, khúc ca kẻ tìm kiếm quê hương Bài thơ kể lại chuyển hành trình bầy ốc sên đêm trăng “Như thành phố vùi lòng đất tự xa xưa thức dậy”, thực không xa lạ làng quê Việt Nam năm 70, 80 kỷ trước Trong hành trình ấy, ốc sên qua nhiều nơi, gặp nhiều thứ: “Ốc sên bò qua giấc ngủ cỏ vàng rụng mặt đất Chúng miết thân mềm qua mảnh chai vỡ sắc lạnh Cuộc tìm hạnh phúc hay chứa đựng đẫy rẫy nguy hiểm, đau khổ chờ đón bầy ốc sên “Ngơn ngữ bí ẩn hạnh phúc hay đau khổ gọi bầy sên” Và người ta nói rằng, ám ảnh đời, người mà tìm đời này, cố hương – nơi ta dừng chân trước mỏi mệt đời Có thể nơi sống cố hương ta, nơi khác gần hay xa, chúng đi, nơi mà chúng thuộc về, chẳng có nơi cả: “Khu vườn quê hương chúng, khu vườn bên, hay còn… xa nữa” Và có lẽ mục đích sống khơng phải lý tưởng cao đẹp mà sống, mục đích chuyến (dầu cho khơng có đích đến nào) 3.2 Nỗi đau thân phận Sống mang mn vàn nỗi đau thân phận Làm ta biết ta sinh thể nào, văn hóa nào? Làm ta lựa chọn bố, lựa chọn mẹ cho ta? Và quan trọng nhất, làm sao, ta sống theo ý mình? John Baca thơ Cơn mê người lính Mỹ chiến tranh Việt Nam: “John Baca bóp cò hai mươi năm trước Đạn bay đến bây giờ” (Cơn mê) John Baca khơng lựa chọn số mệnh cho mình, anh phải cầm súng chĩa vào người khác, giết họ Đồng thời giết chết Rõ ràng nỗi đau, nỗi ám ảnh lâu, dai dẳng, anh khơng có cách để kết thúc Chiến tranh, nghĩa hay phi nghĩa, bên thắng bên thua cuộc, thua chiến tranh, trả giá nỗi đau, hi sinh mát “Những viên đạn – bầy chuột cống trụi lông Chạy rúc vào nhà dừa Cắn tung lưới phơi bãi” (Cơn mê) “John Baca sằng sặc Bóp tay chuột vàng ám khói Những chuột trụi long trơn tuột Trườn qua kẽ tay run rẩy anh John Baca tắt lặng” (Cơn mê) Và hình ảnh chó liếm viết thương anh cuối an ủi, cử xoa dịu chân thành nhà thơ để làm dịu bớt nỗi đau người lính, nạn nhân nghiêm trọng chiến tranh 3.3 Tình u gì, có phải ảo tưởng người? Câu trả lời tâm lý học ứng dụng hẳn khiến nhiều người thất vọng Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất hóa học thần kinh ngun nhân gây nên cảm xúc Còn tình u điều khiển nội tiết tố Oxytocin8 Tác dụng giống với nha phiến: vừa kích động, vừa làm ngây ngất, lại vừa an thần Oxytocin tơn vinh “nội tiết tố chung thủy” hay nội “tiết tố gắn bó” Nguyễn Quang Thiều nhà tâm lý học, câu trả lời ơng văn chương hình tượng hơn: nhẫn Chiếc nhẫn tước tình yêu khỏi hai cá thể say đắm, khốc lên vòng buộc trách nhiệm nghĩa vụ “Gần hai mươi năm chân tóc buốc Ta vật vã vòng lăn nhẫn vàng hàng xén” (Chiếc nhẫn) Ta sử dụng câu trả lời tâm lý học ứng dụng để bước chân vào đường sinh Vì tình yêu điều khiển loại hoocmon người vốn hai thể độc lập, nên chẳng hiểu nhau, dù họ giống lồi Và thế, tình u tắt sống nhân, khơng khác ngồi dày vò trách nhiệm, vai trò người chồng, người vợ, người bố, người mẹ Không khó hiểu nhân vật Ta thấy vợ đơi lúc thật xa lạ: “Ta chối bỏ gương mặt em kinh hãi Khoảng tối thần sau cửa bếp khuất dâng” (Chiếc nhẫn) “Chiếc nhẫn vàng hàng xén đổ xuống nơi Ta thương tật tìm em ngồi vòng ánh sáng” (Chiếc nhẫn) Richard David Precht (2015), Tơi ai, bao nhiêu?, NXB Dân Trí, tr 415 3.4 Cảm giác lạc lồi, xa lạ, đơn lồi người Một đặc trưng sinh đơn Sự đơn cho thấy ý thức người mình, ý thức thân ta khơng giống ai, có ta Hình ảnh bầy kiến thơ Bầy kiến qua bàn tiệc cảm xúc đơn nhà thơ hóa thân thành Bầy kiến y kẻ xa lạ lạc lỏng giới loài người, khơng thể hiểu giới người Trong thơ, bầy kiến đoàn khách lạc vào phòng tổ chức tiệc người lúc tàn “Chỉ bàn tiệc Bát đĩa, cốc chén Và chai cạn khô Cùng gió lốc quạt trần Rền rĩ nỗi buồn đồ vật” (Bầy kiến qua bàn tiệc) Tiệc vui người bày để thỏa mãn nhu cầu “được vui” Kết thúc bữa tiệc đống thức ăn thừa mứa, mây mưa ý thức dẫn dắt cồn Cuộc vui kết thúc Nhu cầu tìm vui thỏa mãn vài giây phút ngắn ngủi đời người Cho nên vui vô nghĩa, hời hợt Tiếp đó, vui khác nối đời Cuộc đời người chẳng khác chuỗi nối tiếp bữa tiệc, hội hè Và người là giống lồi nơ lệ ham muốn Bầy kiến nhìn lồi người với cảm nhận buồn tẻ, đáng thương nhà thơ khơng thể tìm tiếng nói chung thân với giống lồi Một hình ảnh khác từ văn hóa mang lại giá trị sinh sáng tác Nguyễn Quang thiều hình tượng người đàn bà vác dậm thơ Trên đại lộ Hình tượng người đàn bà lên qua ngòi bút thơ Nguyễn Quang Thiều khơng đẹp đẽ mà lầm lũi đêm có tưởng chừng bóng ma: “Những người đàn bà vác dậm thành hàng dọc phía bên phải sát mép đại lộ Người họ bọc kín lớp vải nâu đen Chỉ đôi tay, đôi chân đôi mắt lộ Nhưng tất màu Những dậm đan tre vai họ vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những giỏ bên hông đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành vũng đen” (Trên đại lộ) Họ người đàn bà vác dậm bóng người “lặng lẽ đội quân thất trận” sau kiếm ăn đầy mệt mỏi Không biết họ ai, đến từ đâu, đâu đêm đen Những người “một màu” vào đêm cho ta góc nhìn phần sống tại, người lam lũ ngày, vất vả cực Bức tranh thơ Nguyễn Quang Thiều lúc đậm lúc nhạt, rõ nét nhòe mờ khắc tạc bóng tối sau ngày vừa đủ hình dung kích thích trí tưởng tượng phong phú chúng ta: “Họ lặng lẽ đội quân thất trận Cán dậm chúi xuống mặt đường - Những nòng súng gỗ hết đạn Những áo rách sặc mùi bùn phơi lòng dậm cờ ngày việc làng giã đám Vảy cá bám áo họ lấp lánh huân chương Họ chẳng cần tung hơ, chẳng đợi đón chào” (Trên đại lộ) Hình ảnh lạc lõng người làm nông bối cảnh đại, bất lực, vô định thân phận trước thay đổi không ngừng sống cho ta nhìn, góc nhìn khác bên sống sôi đại lộ ban ngày Họ khơng hòa với đời này, chẳng mong hòa nhập với Sự đối lập đường lớn người đàn bà bé nhỏ lầm lũi bước đêm làm bật lên lẻ loi mảnh đời trước sống Những so sánh độc đáo thổi hồn cho tranh người đàn bà vào đêm nhìn vơ hồn Hình ảnh tưởng chừng mâu thuẫn, phi lí lại sáng tạo táo bạo hợp lí đến khơng ngờ 3.5 Biểu tượng (symbole – sybolisime): bầy chó Bầy chó thơ Bầy chó tơi tác giả xây dựng thành biểu tượng Ta cắt nghĩa biểu tượng đám đơng Vì tính đa nghĩa biểu trượng chủ nghĩa tượng trưng nên tùy theo cách hiểu kiến giải người đọc, ta nhìn thấy thành hình ảnh khác Ở đây, chúng tơi hiểu bầy chó đám đơng, nhóm đơng người dẫn dắt hành động vô thức (Theo Tâm lý học đám đơng, Gustave Le Bon) “Bầy chó gầy, bẩn thỉu, ốm đau Ngày lùng sục kiếm ăn Liếm lưỡi dao sắc Lưỡi bị sứa máu trào Con đến sau lại liếm máy bầy mình” (Bầy chó tơi) Hành động vơ thức đám đơng ln hành động đáng sợ Bởi chịu chi phối hoàn toàn Và sức mạnh đám đơng khơng có lực ngăn cản Và chịu điều khiển vô thức nên đám đông kẻ phá hoại gây nên tội ác nhiều làm thứ tốt đẹp Chó văn hóa Việt vốn khơng mang nét đẹp mà mang ý nghĩa tiêu cực nhiều Và hình ảnh bầy chó bầy chó hoang, chó ln ln đói, ốm o chí ghẻ lác, bị người xa lánh Đám đông, chó đói chẳng biết thưởng thức Cái Đẹp Bầy chó cất tiếng sủa, sủa vào thứ mà nhìn thấy, sủa Đây mảng xấu xí mà nhà thơ nhìn thấy đất nước này, dù tìm cách tránh gây ý nó, ơng chẳng thể yên ổn Đây thứ mà nhà thơ vô số người khác phải chịu đựng “Trong ngõ nhỏ đêm Tơi nghe chó sủa Tơi thổi tắt đèn Chó sủa vào tơi” (Bầy chó tơi) ... làng, dòng sông, người phụ nữ, để thấy rõ khuôn diện văn hóa dân tộc thơ Nguyễn Quang Thiều 1.3 Các yếu tố liên văn hóa thơ Nguyễn Quang Thiều Một điều kì diệu nghệ thuật tạo nên nghe nhạc, xem... luận này, xin xem xét mối tương tác văn văn học yếu tố văn hóa, để thấy góc độ văn hóa chủ thể thân khách thể văn chương nghệ thuật Hơn nữa, thấy kí hiệu học văn hóa có vai trò đặc biệt hoạt động... QUA CÁC YẾU TỐ, HÌNH TƯỢNG VĂN HĨA TRONG TẬP THƠ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA Những hình tượng văn hóa Việt vốn đóng đinh người ý nghĩa giá trị định hình từ lâu đời Tuy nhiên, thơ Nguyễn Quang Thiều, hình

Ngày đăng: 07/03/2018, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w