1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA

85 554 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Khóa luận được thực hiện nhằm phân tích tài chính của công ty Taekwang Vina để thấy rõ tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất nhũng giải pháp,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths LÊ ÁNH TUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA” do TRẦN

QUỐC TÍNH, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, chuyên ngành QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tháng năm 2012

LÊ ÁNH TUYẾT Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là

sự giúp đỡ của rất nhiều người Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã

giúp đỡ tôi

Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, người đã

sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con,

là niềm tự hào của bản thân con” Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh phúc…

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói

chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho

tôi Qua đây tôi muốn nói lời cảm ơn tới: thầy Thạc sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn giảng viên

đã truyền cảm hứng cho tôi, đã từng sát cánh cùng với lớp DH08TC trong một thời

gian dài

Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Ths Lê Ánh Tuyết đã tận tình

giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài Cô đã chỉ tôi khắc phục những

nhược điểm, vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên công ty cổ phần Taekwang

Vina đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập Đặc biệt anh Nguyễn Ngọc Minh trưởng

phòng kinh doanh, anh Lê Công Đắc, anh Đỗ Văn Tuấn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn

cho tôi để hoàn thành khóa luận này

Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn

quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày

Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, công ty

cổ phần Taekwang Vina Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè

mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Xin chân thành cảm ơn!

Trần Quốc Tính

Trang 5

Khóa luận được thực hiện nhằm phân tích tài chính của công ty Taekwang Vina

để thấy rõ tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó

đề xuất nhũng giải pháp, nhằm giúp công ty cải thiện tình hình tài chính và hoạt động

có hiệu quả hơn Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thu thập thông tin với các số liệu được thu thập từ phòng tài chính kế toán và các phòng ban liên quan trong

ba năm

Kết quả phân tích cho thấy, về biến động cơ cấu tài sản cũng như nguồn vốn của công ty qua ba năm điều tăng trưởng chứng tỏ sản xuất của công ty ngày càng mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Về các tỷ số thanh khoản, trong ba năm có xu hướng giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty là chưa tốt Về các tỷ số hoạt động, các tỷ số này ngày càng tốt, vốn ít bị chiếm dụng Về các tỷ số đòn cân nợ, mặc

dù có giảm năm 2010 nhưng vẫn đảm bảo thanh toán nợ Cuối cùng là tỷ số lợi nhuận, tuy có sự biến động năm 2010 nhưng đã có khởi sắc lại năm 2011 đánh giá bước tăng lên dần trong tương lai

Từ những hạn chế trong việc sử dụng đồng vốn, khóa luận đã đề xuất được một

số giải pháp nhằm giúp công ty cải thiện tình hình tài chính

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

DANH MỤC PHỤ LỤC xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Về thời gian 2

1.3.2 Về không gian 2

1.4 Cấu trúc khóa luận 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu chung 4

2.1.1 Quá trình hình thành , phát triển Nike và công ty Taekwang Vina 4

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty 5

2.1.3 Khoa Nike ID 6

2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 6

2.2.1 Sơ đồ tổ chức 6

2.3 Qui trình sản xuất của công ty 9

2.3.1 Tổ nguyên vật liệu 11

2.3.2 Tổ cắt 12

2.3.3 Tổ ép, in lụa 12

2.3.4 Tổ may, thêu 12

2.3.5 Tổ lắp ráp đế 12

2.3.6 Đội QC 12

2.4 Tình hình lao động 13

Trang 7

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Cơ sở lý luận 14

3.1.1 Khái niệm về tài chính và phân tích tài chính 14

3.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính 14

3.1.3 Tác dụng, vai trò, chức năng của phân tích tài chính 15

3.1.4 Các báo cáo tài chính 16

3.1.5 Các khái niệm cơ bản 17

3.1.6 Các chỉ tiêu tính toán được sử dụng trong phân tích 18

3.2 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Kết quả chung tình hình tài chính của công ty cổ phần Taekwang Vina 29

4.1.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty 29

4.1.2 Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty 30

4.1.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 32

4.2 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu của công ty 35

4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh khoản 35

4.2.2 Phân tích các tỷ số hoạt động 39

4.2.3 Phân tích tỷ số đòn cân nợ 44

4.2.4 Phân tích các tỷ số lợi nhuận 49

4.3 Phân tích các hệ số đòn bẩy 53

4.3.1 Phân tích đòn bảy tài chính 53

4.3.2 Đòn bẩy hoạt động 54

4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty 54 4.4.1 Biện pháp tăng doanh thu 54

4.4.2 Biện pháp giảm lượng hàng tồn kho 55

4.4.3 Biện pháp giảm chi phí 56

4.4.4 Cải thiện khả năng thanh toán 57

Trang 8

5.1 Kết Luận 58 5.2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 9

DTBQ Doanh thu bình quân

DTT Doanh thu thuần

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

HĐKD Hoạt động kinh doanh

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động công ty qua hai năm 2010-2011 13

Bảng 4.1 Biến Động Và Cơ Cấu Tài Sản Qua Các Năm 29

Bảng 4.2 Biến Động Và Cơ Cấu Nguồn Vốn của công ty 31

Bảng 4.3 Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty 33

Bảng 4.4 Các Tỷ Số Thanh Khoản Của Công Ty 35

Bảng 4.5 Vòng quay hàng tồn kho ( Ri) 39

Bảng 4.6 Kỳ Thu Tiền Bình Quân (ACP) 40

Bảng 4.7 vòng quay các khoản phải thu 41

Bảng 4.8 Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản 42

Bảng 4.9 Tỷ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản 44

Bảng 4.10 Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Rde) 45

Bảng 4.11 Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Rt) 48

Bảng 4.12 Các Tỷ Số Lợi Nhuận 49

Bảng 4.13 Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính 53

Bảng 4.14 phân tích đòn bảy hoạt động 54

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 7

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức khoa Nike ID 8

Hình 2.3 Qui trình sản xuất giày 10

Hình 4.1 Các Tỷ Số Thanh Khoản Của Công Ty 36

Hình 4.2 Tỷ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản 44

Hình 4.3 Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu 46

Hình 4.4 Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay 48

Hình 4.5 So sánh Các Tỷ Số Lợi Nhuận qua các năm 50

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Taekwang Vina 2009

Phụ lục 2: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Taekwang Vina 2010

Phụ lục 3: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Taekwang Vina 2011

Phụ lục 4: Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Taekwang Vina

Trang 13

và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này

chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính

Chính vì điều đó, trong những năm gần đây công ty Taekwang Vina đã không ngừng đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình sản xuất nhằm với mức độ hoạt động khá cao, nhằm đạt được những mục tiêu đưa ra ban đầu là đi đầu trong ngững công ty sản xuất y phục thể thao, và bước đầu có những cải thiện rõ rệt Tuy nhiên cũng không khác gì các doanh nghiệp trong ngành là một doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thì công ty Taekwang Vina cũng không tránh khỏi những vấn đề cơ bản mà một doanh nghiệp phải đương đầu, đó là cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp với nhau đây là một trong những khó khăn hàng đầu mà công ty Taekwang Vina đặt lên hàng đầu và chính khó khăn này công ty không ngừng đưa ra các phương án tối ưu và cải tiến chất lượng sản phẩm

Trang 14

Bên cạnh đó, song song giữa hai việc đó là tìm kiếm nguồn đầu vào hợp lý và nguồn đầu ra tốt đang là vấn đề khó khăn đối với công ty Bởi lẽ trong tình hình hiện nay việc không ít các doanh nghiệp tham gia vào ngành đã gây trở ngại lớn cho việc cung ứng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp

Mặt khác, sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác công ty cũng hứng chịu không ít những khó khăn trong vấn đề tài chính và chính điều đó đã đặt ra câu hỏi công ty đã và sẽ làm thế nào để cải thiện tài chính của mình?

Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên nên trong quá trình thực tập tại công ty

cổ phần Taekwang Vina, nhờ có được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn

và các anh chị nhân viên văn phòng tài chính kế toán, ban quản lý của công ty, tôi đã chọn đề tài “ phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Taekwang Vina “

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tài chính của công ty Taekwang Vina để thấy rõ tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất nhũng giải pháp, nhằm giúp công ty cải thiện tình hình tài chính và hoạt động có hiệu quả hơn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Phân tích biến động Tài Sản và Nguồn Vốn của công ty;

 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của

công ty;

 Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số tài chính;

 Từ những hạn chế, đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính

của công ty;

Trang 15

1.4 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương :

Chương 1 Mở Đầu: Đặt vấn đề, nêu ra lý do chọn đề tài, sự cần thiết, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Chương 2 Tổng Quan: Giới thiệu tổng quát sự hình thành và phát triển, cơ cấu

tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Những thuận lợi và khó khăn của công ty Bên cạnh đó còn giới thiệu sơ lược về tình hình lao động, vốn, và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các khái niệm là cơ

sở lý luận của đề tài nghiên cứu Việc trình bày đó sẽ giúp người đọc hiểu kỹ hơn khi

đi đến chương tiếp theo Từ đó, nêu ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử dụng trong khóa luận

Chương 4 Kết Quả và Thảo Luận: Tiến hành phân tích, tính toán các chỉ số cần thiết gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước

Chương 5 Kết Luận Và Kiến Nghị: Trình bày kết luận qua việc tính toán và phân tích đã thực hiện Phần cuối của chương là kiến nghị đối với công ty và với nhà nước để vấn đề tài chính của công ty có hiệu quả hơn

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chung

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển Nike và công ty Taekwang Vina

a) Nike

Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 bởi Bill Bowerman và Phillip Knight với cái tên ban đầu là Blue Ribbon Sports Năm 1978, công ty đổi tên thành Nike Inc.và cái tên đó vẫn được sử dụng cho đến bây giờ

Trụ sở chính của công ty được đặt tại Beaverton bang Oregon Ý nghĩa của Nike theo tiếng Hy Lạp là Nik, tên của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp Logo Swoosh được thiết kế vào năm 1971 bởi Carolyn Davidson, Logo này được Davidson vẽ theo ý tưởng của người sáng lập công ty Phillip Knight tức là hướng tới một sự chuyển động không ngừng Logo Swoosh được sử dụng lần đầu tiên vào năm

1972 và kể từ đó cho đến nay thì Nike đã không ngừng phát triển để vươn lên vị trí số

1 trong lĩnh vực cung cấp đồ thể thao

Tính đến năm 2008, Nike đã có hơn 25.000 chi nhánh tại 160 quốc gia và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp thế giới

Thể loại công ty: thương mại công cộng

Người sáng lập : William j.Bill Bowerman, Phillip Knight

Sản phẩm : giày, y phục thể thao, dụng cụ và phụ kiện thể thao

Thu nhập : 18.627 tỉ đô ( 2011)

Khẩu hiệu: just do it, biểu tượng : swoosh

Trang 17

Nguồn : Trang chủ Nike

b) Công ty cổ phần Taekwang Vina

Tên giao dịch: Taekwang Vina Industrial Joint Stock Company

Địa chỉ : số 8 đường 9A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai

Đạt danh hiệu là doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín năm 2007 do bộ công thương cấp

Trang 18

Đóng góp không ngừng vào sự lớn mạnh của tập đoàn Taekwang bằng việc mang lại những giá trị lớn nhất cho khách hàng Nike hay chính là người sử dụng sản phẩm của Nike

Đóng góp cho sự thịnh vượng và kinh tế của địa phương

Quan tâm đến phúc lợi của nhân viên và ổn định cuộc sống

2.1.3 Khoa Nike ID

Nike ID viết tắt của Nike Individually Designed Được thành lập ngày 1/2/2004 Khoa Nike ID được thành lập dưới sự yêu cầu của tập đoàn Nike Đây là khoa có nhiệm vụ làm ra những đôi giày theo thiết kế màu sắc của khách hàng Khách hàng sẽ vào trang Web NikeID.com, trên trang Web có sẵn những mã giày, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn vật liệu màu sắc theo ý thích của mình rồi gửi đơn hàng cho Nike và Nike sẽ yêu cầu khoa ID sản xuất Không giống như sự sản xuất hàng lọat ở các khoa xưởng khác chính vì vậy giày do khoa ID sản xuất ra đòi hỏi sự tỉ mỉ và đặc biệt với nhiều sắc mà khách hàng đã lựa chọn Có lẽ bởi thế nên chất lượng và độ chuẩn xác về màu sắc rất cao và giá bán của giày ID cũng cao gấp 3 lần giày Nike sản xuất hàng lọat Có thể nói Nike ID cũng chính là thương hiệu của Tập Đoàn Nike

Nguồn : Trang chủ Nike

2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty

2.2.1 Sơ đồ tổ chức

a) Công ty

Trang 19

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Khoa NIKE

ID

Phòng Xuất Nhập Khẩu

Phòng Nhân

Sự

Phòng Kinh Doanh

Phòng Chất Lượng

Phòng Đặt Vật Liệu

Phó Tổng Giám Đốc

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

Nguồn: Phòng nhân sự

Trang 20

b) Khoa Nike ID

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức khoa Nike ID

Nguồn : Phòng nhân sự -Chức năng các vị trí

Trưởng khoa (1 người):

Là người đứng đầu khoa ID chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề trong văn phòng, sản lượng sản xuất, chất lượng giày thành phẩm, lên kế hoạch sản xuất cho tháng tới Ngoài ra báo cáo tiến độ làm việc của khoa cho phó tổng giám đốc sản xuất

Quản lý (3 người) :

Trực tiếp hỗ trợ trưởng khoa trong sản lượng sản xuất cũng như giám sát tiến

độ sản xuất và chất lượng Điều phối nhân lực, phân công công việc, tổ chức đào tạo nghề cho công nhân mới vào làm

Nhân viên (6 người):

Bao gồm 1 thư ký nhân sự là cầu nối công nhân với công đoàn thực hiện quyền lợi cho công nhân viên Hai nhân viên đặt nguyên vật liệu 1 đặt nguyên liệu phần đế giày và 1 phụ trách đặt nguyên liệu phần mũ giày Dựa theo dự báo số lượng, chi tiết màu sắc của khách hàng Nike và số lượng đặt hàng thực tế của tháng trước để đặt

Trưởng Khoa

Quản Lý

Nhân Viên

Trang 21

nguyên vật liệu cho tháng tới Đồng thời phối hợp với đội QC kiểm soát phẩm chất, màu sắc từng lọai nguyên liệu đảm bảo nguyên liệu đầu vào tốt nhất cho sản xuất

2 nhân viên phụ trách Kaizen, 5S và thực hiện ISO, là người đôn đốc toàn bộ công nhân viên của khoa để hàng tháng có những sáng kiến cải tiến trong tiết kiệm chi phí, thời gian và sản xuất đồng thời thực hiện triệt để ISO

Một nhân viên đảm nhận công việc tiếp nhận đơn hàng từ Nike thông qua hệ thống mạng của Nike sau đó lập bảng chi tiết vật liệu, màu sắc cho từng đôi giày sản xuất để các tổ trưởng thực hiện sản xuất

Tổ trưởng (12 người ):

Phụ trách giám sát, và trực tiếp coi sóc các chuyền: chuyền cắt, chuyền ép, chuyền in, chuyền thêu, chuyền may, và chuyền quét keo lên đế Đồng thời tổ trưởng cũng là những người trực tiếp nhất truyền đạt chính sách chất lượng từ trên xuống từng người công nhân

Đội QC (4 người) :

Hai người phối hợp với các tổ trưởng để thực hiện chất lượng trong từng công đoạn 2 người ở cuối chuyền kiểm tra thành phẩm để không có khuyết tật nào trước khi đóng hộp

Có thể nói khoa Nike ID hoạt động gần như độc lập vói công ty, nếu như ở các xưởng và khoa khác chuyên môn hóa về cắt, may, thêu thì ở khoa ID toàn bộ công đoạn làm ra 1 đôi giày đều có ở khoa ID

2.3 Qui trình sản xuất của công ty

Trang 22

Tiếp nhận đơn hàng từ

Nike thông qua hệ thống

OMS

Cắt nguyên liệu

Thêu trang trí, tên khách hàng

May, ghép chi tiết, lên dây giầy

Quét keo,Lắp ráp, lên

đế

Ép chi tiết

In lụa

Ép cao tần

Qc kiểm tra thành phẩm

Đóng hộp

Hình 2.3 Qui trình sản xuất giày

Nguồn : Điều tra tổng hợp

Trang 23

Nguồn : Hình chụp tại công ty

2.3.1 Tổ nguyên vật liệu

Có nhiệm vụ nhận nguyên liệu do nhân viên đặt về, cùng với đội QC sẽ kiểm tra nguyên liệu về mặt chất lượng cũng như màu sắc Nếu có sai sót nào đó sẽ phản hồi ngay với nhà cung cấp để được đổi hàng trong thời gian sớm Sau khi có nguyên liệu,

tổ nguyên liệu sẽ phân lọai nguyên liệu rồi cho vào từng ống nguyên liệu có sẵn Tùy từng loại nguyên liệu mà tổ nguyên liệu có nhiệm vụ liên hệ với các khoa khác để dán mút đệm, hay quét keo

Vật tư làm giày bao gồm:

+ Da: bò, trâu, da dầu, da sơn, da lộn, …

+ Vật liệu giả da: EVA, PU, bóng mờ, …

+ Các loại vải lót

+ Các loại mút làm đệm

Trang 24

+ Các loại phụ liệu khác như: kim, chỉ, tem nhãn, dây giày, giấy độn, xăng, keo, hóa chất, nhựa

+ Các loại bao, gói, thùng, hộp

2.3.2 Tổ cắt

Nhận hướng dẫn chi tiết màu sắc vật liệu từ nhân viên hệ thống, cùng với một chiếc tem với đầy đủ thông tin nhóm màu cho từng đôi giày Sau đó làm phiếu yêu cầu rồi đưa cho tổ nguyên liệu cung cấp nguyên liệu

Cắt toàn bộ các chi tiết phần mũ giày như : cổ giày, thân giày, mũi giày, hậu giày các chi tiết gia cố thêm bên trong giày Có nhiều xe đẩy với 8 rổ nhựa trên một

xe, các chi tiết cắt xong sẽ bỏ vào rổ rồi đẩy qua từng tổ cho đến khi thành phẩm

2.3.3 Tổ ép, in lụa

Ép trang trí lên thân giày, mũi giày, ví dụ như ép biểu tượng móc câu (swoosh) lên thân giày, ép tên khách hàng, hậu giày Việc ép đòi hỏi cần điều chỉnh nhiệt độ cho thật chính xác nếu không sẽ rất dễ bị cháy hoặc bong tróc Công đoạn in cũng đòi hỏi

sự tỉ mỉ khéo léo để in không bị lem màu hay màu không đều, đậm nhạt khác nhau

2.3.4 Tổ may, thêu

Có nhiệm vụ ráp nối các chi tiết phần mũ bên cạnh đó là thêu tên của khách hàng đặt đôi giày đó Tổ may phải đảm bảo sao cho đường kim phải đều, thẳng, và chắc chắn

2.3.5 Tổ lắp ráp đế

Công việc có phần phức tạp hơn Ban đầu là quét keo dán đế, sau đó cho khuôn vào lòng của giày để tạo sự căng phồng cho giày Công đoạn đòi hỏi đế phải đươc dán keo thật chắc với phần mũ, và sự khéo léo để không làm giày bị nhăn khi cho vào lò sấy hay lò lạnh

Các loại đế và vật liệu như: phylon, IP, Buck, shank, outsole, smartchip… Smartchip là một chip vi mạch nhỏ thông minh đặt dưới đế giày giúp đo nhịp tim của người mang

2.3.6 Đội QC

Tại đây đội QC sẽ dựa vào mã vạch của con tem trên từng đôi giày và đưa vào máy Scan Máy scan được kết nối với hệ thống mạng nội bộ công ty vì thế sẽ cho ra hình ảnh đôi giày mà khách hàng yêu cầu Dựa vào đó QC sẽ so sánh xem đôi giày

Trang 25

thành phẩm đã đạt yêu cầu hay chưa Ngoài ra QC còn kiểm tất cả các lỗi có thể có của giày, để khắc phục nếu không khắc phục được sẽ xếp vào hàng C bị hủy

2.4 Tình hình lao động

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động công ty qua hai năm 2010-2011

Nguồn tin: Bộ phận nhân sự và TTTH

Tổng lao động của công ty trong năm 2011 là 168 người, trong đó lao động trực tiếp chiếm 88,69% Ta thấy số lao động của toàn công ty năm 2011 tăng 10,5% tương đương 16 người so với năm 2010 Chủ yếu là lao động trực tiếp tăng, trong khi

bộ phận quản lý không đổi Đây là số lao động nữ bổ sung thêm cho chuyền may và chuyền ép (HF) vì trong năm 2011 mã giày mới chủ yếu các chi tiết may và ép rất nhiều Bên cạnh đó một số công nhân tăng thêm để học việc đào tạo chuyển sang nhà máy Mộc Bài Tây Ninh xây dựng và đi vào sản xuất chính thức vào tháng 10 năm

2010

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về tài chính và phân tích tài chính

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền

tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định

Các báo cáo tài chính là tổng hợp định kỳ những số liệu tài chính của một doanh nghiệp Các báo cáo này cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ về những hoạt động như: LN, doanh thu, những kế hoạch tương lai của doanh nghiệp, v.v… Phân tích tài chính là quá trình thu thập, tính toán, kiểm tra, so sánh và đối chiếu, đồng thời rút ra những kết luận đúng đắn và khách quan, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp Thông qua việc tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu có liên quan, chúng ta có thể tìm và rút ra các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp Từ đó chúng ta sẽ tìm được phương án để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu cho doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược và công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp

3.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính

Phân tích tài chính giúp các nhà phân tích đánh giá một cách chính xác và đầy đủ hơn về tinh hình phân phối, quản lý và sử dụng vốn và NV, tìm ra khả năng tiềm tàng cũng như những bất hợp lý còn tồn tại để đề ra các biện pháp tối ưu, huy động và tận dụng khả năng sử dụng các nguồn lực tài chính trong nội bộ doanh nghiệp và cả nguồn lực bên ngoài

Trang 27

Thông qua phân tích tài chính, doanh nghiệp đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý vốn đồng thời thấy được khả năng tiềm tàng

về vốn của doanh nghiệp

Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp và các cơ quan nhà nước…

3.1.3 Tác dụng, vai trò, chức năng của phân tích tài chính

a) Tác dụng

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp là LN tối đa Nghĩa là việc sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả và việc thanh toán các khoản nợ nếu có phải được đảm bảo và minh bạch Dựa vào kết quả của phân tích tài chính, các nhà quản trị có thể kiểm tra, điều chỉnh việc phân phối về vốn, lãi suất (bao gồm lãi đi vay và cho vay), chi phí và các yếu tố khác một cách hợp lý, nhằm tối đa hóa lợi nhuận

và tối thiểu hóa chi phí và các chi phí khác phát sinh

Đối với nhà cho vay (ngân hàng hoặc công ty tài chính), họ quan tâm đến tính thanh khoản, khả năng thanh toán Thông qua việc xác định các chỉ tiêu về tài chính và các vấn đề có liên quan mà xem xét và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không Riêng đối với ngân hàng họ đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh khoản Ngoài ra, tỉ lệ vốn CSH trong toàn bộ vốn hoạt động của doanh nghiệp cũng được họ chú ý

Đối với CSH họ quan tâm, đến khả năng sinh lợi, tỉ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp, đến tình hình sản xuất kinh doanh, sự đảm bảo an toàn cho đồng vốn Qua việc xem xét các vấn đề này, họ sẽ quyết định có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không

Đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tương lai, họ quan tâm đến tỉ lệ sinh lời trên đồng vốn mà họ sẽ bỏ ra Các thông tin và thông số về tài chính sẽ được

họ quan tâm hàng đầu

Đối với các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan thuế, tài chính, thống kê, các đơn vị chủ quản…thông qua báo cáo tài chính họ sẽ giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp Đồng thời qua việc giám sát và xem xét này, học sẽ quyết định những ưu tiên mà họ xét thấy là cần thiết và có tác dụng thiết thực cho doanh

Trang 28

b) Vai trò

Phân tích tài chính có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thi trường hiện nay Tài chính được ví như là sức khỏe của doanh nghiệp, có thể nói việc thành công hay thất bại, sự phá hủy hay lớn mạnh trong sản xuất kinh doanh hay trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp là do tài chính quyết định chủ yếu nhất

c) Chức năng

 Chức năng phân phối

 Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng theo những mục đích nhất định

 Phân phối thông qua tài chính gồm: phân phối lần đầu và phân phối lại

3.1.4 Các báo cáo tài chính

a) Bảng Cân Đối Kế Toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình TS và

NV của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Bảng có thể được lập theo kiểu bên trái là TS, bên phải là NV hoặc bên trên là TS, bên dưới là NV Dù được lập theo kiểu nào thì cũng phải đảm bảo phương trình kế toán cơ bản:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản = nợ phải trả + nguồn vốn CSH

Bảng cân đối kế toán thể hiện mặt kinh tế và mặt pháp lý của chúng Mặt kinh

tế thể hiện tổng quát khả năng và trình độ sử dụng TS, mặt pháp lý thể hiện quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng các TS của doanh nghiệp Đối với NV, mặt kinh tế thể hiện thực trạng tài chính của doanh nghiệp, mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về số vốn đăng ký

Trang 29

Số liệu được dùng phân tích của khóa luận này lấy từ Bảng Cân Đối Kế Toán ngày 31 tháng 12 của các năm được chọn phân tích Có nghĩa là riêng đối với Hoa Sen Group, từ năm 2008, Bảng Cân Đối Kế Toán sẽ được dùng Bảng cuối quý đầu niên độ tài chính

b) Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh

Bảng kết quả sản xuất kinh doanh là báo cáo phản ánh tóm lược kết quả và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Báo cáo này gồm ba phần là: lãi (lỗ), phần thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và phần thuế GTGT Kết quả hoạt động của một doanh nghiệp do ba bộ phận tạo thành là: kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác Kết quả cuối cùng và quan trọng nhất là LN

Các kết quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu thuần = TDT – Các khoản giảm trừ

LN Gộp = DTT – GVHB

LNT từ hoạt động sản xuất kinh doanh = LNG – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý DN)

LNHĐTC = Thu nhập HĐTC – Chi phí HĐTC

Tổng hợp cả hai hoạt động sẽ là LN trước thuế của doanh nghiệp

LN sau thuế = Tổng LN trước thuế - Thuế TNDN phải nộp

Riêng đối với Công ty Taekwang Vina, để tính được số liệu của Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh ngày 31 tháng 12 năm 2010 thì tính như sau: Lấy số liệu Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của niên độ tài chính 2010 cộng với số liệu Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh quý đầu niên độ tài chính 2010-2011 Còn khi tính toán số liệu cho ngày 31 tháng 12 năm 2011 ta lấy số liệu của Bảng cuối năm tài chính 2010-

2011 trừ đi số liệu quý đầu niên độ 2010-2011 rồi cộng với số liệu quý đầu niên độ tài chính 2011-2012

3.1.5 Các khái niệm cơ bản

Nguồn vốn (NV): là các bộ phận cấu thành tạo nên tổng số vốn, là nguồn hình thành nên vốn của doanh nghiệp Xét về kết cấu, NV bao gồm: NV CSH là nguồn do ngân sách Nhà Nước cấp (nếu là doanh nghiệp Nhà Nước), vốn tự có hay tự được bổ

Trang 30

dưới hình thức vốn kinh doanh, các quỹ, chênh lệch đánh giá lại TS, chênh lệch tỷ giá

và LN chưa phân phốí

Các KPT: là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàng bán trả chậm, bán chịu hay bán hàng chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán…

Nợ phải trả: gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn gồm vay ngắn hạn, chiếm dụng từ bên ngoài, nợ lương, nợ thuế, bảo hiểm… Nợ dài hạn gồm nợ vay dài hạn ngân hàng và các đối tượng khác Nói một cách khác, đây là số tiền mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, vay mượn để làm vốn kinh doanh và phải thanh toán cho CSH của số tiền đó trong một thời gian nhất định

TSCĐ là các loại TS dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải có đủ cả hai điều kiện sau: Thứ nhất, TS phải có giá trị lớn trên 10 triệu đồng Giá trị này sẽ được luân chuyển dần vào giá trị hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ Thứ hai, TS phải có thời gian sử dụng dài (lớn hơn 1 năm) và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh TSCĐ gồm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gởi không

kỳ hạn Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thể dễ dàng chuyển đổi thành khoản tiền xác định trước, ít rỉu ro về thay đổi giá trị và được giữ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hơn là cho mục đích đầu tư hay các mục đích khác

3.1.6 Các chỉ tiêu tính toán được sử dụng trong phân tích

a) Các tỷ số thanh khoản

 Khả năng thanh toán hiện thời

Chỉ số thanh toán hiện thời (current

Tài sản Lưu Động (hay Tài sản

ngắn hạn)

Nợ ngắn hạn Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Nói chung, tỷ số này ở mức 2 đến 3 được xem là tốt Chỉ số này càng thấp

ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy TS của doanh nghiệp bị cột chặt vào TS lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng TS của doanh nghiệp là không cao

Trang 31

Nếu TSLĐ = Nợ ngắn hạn thì toàn bộ TS được tài trợ bằng nợ bên ngoài Nó sẽ dẫn đến bấp bênh trong kinh doanh do phụ thuộc vào chủ nợ

Nếu Nợ ngắn hạn > TSLĐ có thể cho là doanh nghiệp đã dùng Nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn Điều này cũng nguy hiểm bởi vì nếu nợ đến hạn phải trả nợ sẽ mất khả năng thanh toán Việc này có thể được khắc phục bằng cách tìm nguồn tài trợ hoặc buộc phải chuyển nhượng TS đã đầu tư

Nếu Rc = 2 nghĩa là Nợ ngắn hạn chiếm 50% TSLĐ, đây được xem là điều tối

ưu đối với cả doanh nghiệp lẫn người cho vay

Khi Rc > 2 chứng tỏ NV CSH sẽ không tận dụng được

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, RC phản ánh không chính xác tính thanh khoản do Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao và HTK là loại hàng hoá khó bán, khó chuyển đổi thành tiền Để khắc phục điều này, người ta tính chỉ số khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền, không bao gồm khoản mục HTK

vì khoản mục HTK là TS khó hoán chuyển thành tiền, nhất là HTK ứ đọng kém phẩm chất Khóa luận sử dụng công thức sau để phân tích:

Khả năng thanh toán nhanh = TS ngắn hạn - Hàng Tồn Kho

Nợ ngắn hạn Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, trong khoản mục HTK còn bao gồm giá trị TS ngắn hạn khác mà TS này còn kém thanh khoản hơn cả HTK Do đó, người ta dùng công thức sau để tính khả năng thanh toán nhanh:

Trang 32

 Khả năng thanh toán vốn bằng tiền

Chỉ số này đánh giá một cách khắt khe hơn chỉ số thanh toán nhanh, nó thể hiện lượng tiền cần thiết mà doanh nghiệp có sẵn để đảm bảo nhu cầu thanh toán Nói một cách khác, tỷ số này đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn phải trả hay không Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành

Khả năng thanh toán vốn bằng tiền = Tiền

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán vốn bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của một công ty bởi vì tỷ số này rất hay nhạy cảm với bất kỳ một thay đổi nào trong hoạt động kinh doanh của công ty Những công ty kinh doanh thiếu tiền thường thất bại Có thể nói công ty nào cũng mong muốn có tỷ số thanh toán vốn bằng tiền hợp lý, nghĩa

là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh của công ty Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì quyết định đầu tư là cần thiết hơn là dự trữ tiền mặt

b) Các tỷ số hoạt động

 Tỷ số vòng quay HTK

Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho Sở dĩ phải lấy số liệu bình quân là vì doanh thu là chỉ tiêu thu nhập, phản ánh số liệu thời kỳ trong khi giá trị HTK phản ánh số liệu thời điểm Công thức:

Hàng tồn kho bình quân

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh nghiệp

sẽ rủi ro nhiều hơn nếu trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị tăng lên qua các năm Tuy nhiên chỉ số quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng

dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm vào đó,

dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây

Trang 33

chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo

mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng

 Tỷ số kỳ thu tiền bình quân ACP

Kỳ thu tiền bình quân ACP = Các khoản phải thu

DT bình quân một ngày Chỉ số này cho biết 1 đồng hàng hoá bán ra được thu hồi trong bao lâu Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi hoặc khoản nợ khó đòi này không đáng kể Ngược lại, nếu chỉ số này cao thì chắc chắn doanh nghiệp phải xem xét lại chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ

 Vòng quay các KPT

Đây cũng được xem là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với các bạn hàng Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì doanh nghiệp có thể sẽ bị mất khách hàng vì khác hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Và nếu như vậy, doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh

số Khi so sánh tỷ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng rất có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức Công thức tính chỉ số này như sau:

Các khoản phải thu bình quân Hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng TS được chia thành hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng toàn bộ TS Chỉ số này được tính bằng cách lấy DTT chia cho giá trị TSCĐ hoặc Tổng TS Nó cho biết 1 đồng đã bỏ ra cho TSCĐ hoặc tổng TS mang lại bao nhiêu đồng DTT Chỉ số này càng cao được xem là tốt

Trang 34

doanh nghiệp càng cao Điều này kéo theo nguy cơ không đòi được nợ của các chủ nợ càng tăng cao

Trong một doanh nghiệp, khi sử dụng nhiều nợ vay, tỷ suất LN cao thì vay càng nhiều càng có lợi và ngược lại

 Tỷ số nợ

Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ D/A, đo lường mức độ sử dụng

nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản Điều này có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả Công thức:

Tổng Tài Sản

Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngân hàng và các khoản thanh toán của công ty đến thời điểm lập báo cáo Nó được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán Giá trị tổng tài sản hay còn gọi là toàn bộ tài sản hiện có của công ty tới thời điểm lập báo cáo

Tỷ số này chỉ rõ ghánh nặng đòn cân nợ của một doanh nghiệp Các nhà đầu tư dựa vào tỷ số này để xem xét có nên cho doanh nghiệp vay thêm hay không? Nó cho biết một đồng nợ thì được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TS của doanh nghiệp

Đứng trên lập trường của doanh nghiệp thì tỷ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng huy động nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên, cũng giống như tỷ số nợ trên vốn CSH, khi nó quá cao ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ

và do đó làm công ty trở nên rủi ro hơn

Tỷ số này quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn cân nợ Trường hợp này chỉ tốt đối vơi doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái Có nghĩa là khi kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nào sử dụng nhiều nợ sẽ có nguy

cơ vỡ nợ cao

 Tỷ số nợ trên vốn CSH (Rde)

Tỷ số nợ trên vốn CSH thường gọi là tỷ số nợ D/E, đo lường mức độ sử dụng

nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng của CSH Công thức:

Trang 35

có nợ nhiều quá hay không và trong trường hợp nợ đến hạn thì việc thanh toán nợ cho chủ nợ được đảm bảo đến mức nào

 Khả năng thanh toán lãi vay (Rt)

Về nguyên tắc, việc sử dụng nợ nói chung sẽ tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng đối với cổ đông, điều này chỉ có lợi khi nào lợi nhuận của công ty tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho các khoảng nợ này Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại trực tiếp cho cổ đông Do đó, với mục đích giúp nhận xét và đưa ra đánh giá về khả năng trả lãi của công ty, nên quan tam đến việc sử dụng chỉ tiêu tỷ số khả năng trả lãi vay

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho chi phí lãi vay Cả tử số và mẫu số đều lấy từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh Công thức tính như sau:

Rt = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay Tuy nhiên ở Việt Nam, khi tính toán tỷ số này cần hết sức thận trọng để tránh nhầm lẫn vì cơ cấu các khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam rất khác so với báo cáo kết quả kinh doanh được học trong lý thuyết Cụ thể, có những khác biệt sau: với chi phí lãi vay ở mẫu số có thể lấy

số liệu phần lãi vay trong khoản mục chi phí tài chính của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Với lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở tử số, nên lấy số liệu từ khoản mục

Trang 36

mà không kể các khoản mục lợi nhuận từ hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động khác Mục đích không kể hai khoản mục này là để xem khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trả lãi vay như thế nào Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được lấy từ tài khoản loại 5 trong hệ thống tài khoảng Việt Nam

Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả lãi vay là LN trước thuế và lãi vay

Nó cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp Các ngân hàng cho vay cũng có thể dựa vào chỉ tiêu này trong quá khứ để quyết định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp và cân nhắc việc cho vay đối với doanh nghiệp Điều này có nghĩa là chỉ

số Rt càng cao thì khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp càng tốt

d) Các tỷ số lợi nhuận

 Tỷ suất sinh lợi trên DT (ROS)

Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng DTT thì có bao nhiêu đồng LN ròng, nghĩa là có bao nhiêu phần trăm là LN ròng trong DTT Tỷ số này biến động phản ánh tính hiệu quả của các chiến lược kinh doanh cũng như việc quản lý các loại chi phí Công thức tính ROS như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) = LN ròng

DTT

 Tỷ suất sinh lợi trên Vốn CSH (ROE)

Tỷ số ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng cho Vốn CSH:

Tỷ suất sinh lợi trên Vốn CSH (ROE) = LN ròng

Vốn CSH ROE là một vấn đề quan trọng của việc sinh lời mà các cổ đông đang nắm giữ ROE cho biết bình quân mỗi đồng vốn CSH bỏ ra thì có bao nhiêu đồng LN dành cho

cổ đông

 Tỷ số Lợi nhuận ròng / Tổng Tài sản (ROA)

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy LN ròng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị

TS của doanh nghiệp trong cùng kỳ Số liệu về LN ròng được lấy từ báo cáo kết quả

Trang 37

kinh doanh Còn giá trị TS được lấy từ bảng cân đối kế toán Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân TS doanh nghiệp

Tỷ số lợi nhuận trên TS = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng TS của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng TS để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

Tỷ số LN ròng trên TS phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành

Trang 38

hơn chi trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc

về cổ đông

Về cơ bản, đòn bẩy tài chính cũng giống như tỷ số nợ trên vốn CSH đã trình bày ở trên

 Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn cân nợ hoạt động bao nhiêu Một công ty có tỷ số chi phí cố định so với chi phí biến đổi lớn hơn thì được cho là sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hơn Và ngược lại nếu chi phí biến đổi của một công ty lớn hơn chi phí cố định thì công ty được cho là có đòn bẩy hoạt động nhỏ hơn Đặc điểm ngành mà công ty đang hoạt động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc công ty quyết định nên sử dụng bao nhiêu đòn bẩy nợ Một công ty với doanh số ít mà có lợi nhuận biên tế cao được xem

là có sử dụng đòn bẩy hoạt động cao Mặt khác, một công ty có doanh số lớn với mức lợi nhuân biên tế thấp được xem là sử dụng đòn bẩy thấp Công thức tính:

Tốc độ thay đổi của EBIT

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu được tiến hành trong thời gian thực tập tại Phòng Tài Chính Cổ Phần của Taekwang Vina Vì đề tài có liên quan nhiều đến các số liệu thực

tế của công ty nên các số liệu có được là do thu thập tại bàn

3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu

a) Phương pháp phân tích theo chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang các Báo cáo tài chính sẽ là nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc phân tích này làm rõ tình hình , đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian Phân tích giúp đánh giá khái quát biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính một cách hiệu quả Sau

Trang 39

khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản có biến động cần tập trung phân tích phát hiện nguyên nhân

b) Phân tích xu hướng

Xem xét xu hướng theo thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các

tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp Phương pháp này dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư

c) Phân tích theo chiều dọc

Là việc xác định tương quan giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính, qua đó xem xét đánh giá thực chất xu hướng biến động một cách đúng đắn mà phân tích theo chiều ngang không thể thực hiện được

Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100% Phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu

so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

d) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô

e) Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng

Trang 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả chung tình hình tài chính của công ty cổ phần Taekwang Vina

4.1.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty

Qua ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh sự biến động cũng như cơ cấu TS của công ty được thể hiện ở bảng 4.1:

Số liệu tính toán ở bảng 4.1 cho thấy, tổng TS của công ty qua 3 năm không ngừng tăng lên liên tục từ con số hơn 3.191 tỷ đồng năm 2009 lên hơn 4.685 tỷ đồng năm 2010 lại tiếp tục tăng hơn 5.915 tỷ đồng năm 2011 Trong đó mức tăng của năm

2010 so với năm 2009 tăng khoảng 46,82%, và mức tăng của năm 2011 so với năm

2010 là khoảng 26,26%, như vậy có thể nhận định được xu thế về TS của công ty đang ngày một tăng thêm Cũng phải xét rằng hiện nay quy mô của công ty đang không ngừng được mở rộng, do đó việc tổng TS tăng lên cũng là điều dễ hiểu và hợp

Về mặt cơ cấu, tổng TS bao gồm hai nguồn chính là: TSNH (TSLĐ) và TSDH Nhìn chung, tỷ trọng của hai loại này trong tổng TS có sự biến động nhưng không nhiều Ở năm 2009 tỷ trọng của cả hai tương ứng là 49,97% và 50,03% đến năm 2010

là 46,71% và 53,29% tiếp đến năm 2011 là 51,91% và 48,09%, tuy năm 2010 có sự biến động tương đối của cả hai TSNH và TSDH, do việc tăng mạnh của các loại TSCĐ tăng 57,67% và các loại TSDH khác tăng 23.965 tỷ đồng (137,67%) trong khi tiền mặt và các KPT không tăng nhiều như tiền và các khoản tương đương tiền giảm 74.247 tỷ đồng (53,96%) và các KPT ngắn hạn là 118.698 tỷ đồng (24,53%) Tuy nhiên đến năm 2011 thì gần như việc thay đổi này ít đáng kể, nó phản ánh việc công ty

đi vào ổn định hơn

Ngày đăng: 07/03/2018, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w