HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC THỊNH NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN HOÀNG GIA Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC THỊNH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
TÂN HOÀNG GIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC THỊNH
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
TÂN HOÀNG GIA
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S HÀ THỊ THU HÒA
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU QUY
TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
TÂN HOÀNG GIA” do LÊ QUỐC THỊNH, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ
KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
HÀ THỊ THU HÒA Giáo viên hướng dẫn
Trang 4Một lần nữa con xin gửi lời biết ơn tới cha mẹ, xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong khoa Kinh Tế
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia, xin cảm ơn chú Hùng Trưởng Phòng Xuất Nhập Khẩu, anh Cảnh, chị Ngọc, chú Phát cùng phòng Xuất Nhập Khẩu và các cô, chú, anh chị ở các phòng ban khác tại công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ cho tôi Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc và thành công Tôi hi vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp tương lai!!!
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
T P Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2012
Lê Quốc Thịnh
Trang 5gỗ tự nhiên Bên cạnh đó, công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia là công ty chuyên sản xuất xuất khẩu các mặt hàng ghế Sofa đa dạng về mẫu mã, chủng loại, với những sản phẩm mới lạ, thiết kế đẹp mắt, gọn nhẹ, sang trọng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và là sản phẩm tiêu biểu luôn được khách hàng đánh giá cao Tuy nhiên, công ty cũng còn một vài hạn chế trong quá trình xuất khẩu mặt hàng của công
ty sang thị trường nước bạn Đề tài của em dùng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
và phân tích số liệu tại công ty và tập trung nghiên cứu về quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia với những nội dung chính sau đây:
- Tìm hiểu về tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty từ năm 2009 - 2011
- Mô tả hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty
- Đánh giá hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu của công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu của công ty Đối với một thực tập sinh bước đầu tiếp cận thực tế với doanh nghiệp ban đầu còn bở ngỡ, còn một vài hạn chế Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài tại công ty
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất về kiến thức, kinh nghiệm thực tế khi thực hiện đề tài Vì thế, em rất kính mong quý thầy cô, quý công ty giúp đỡ, xem xét, góp ý
để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan một số hội thảo chuyên đề liên quan đến xuất nhập khẩu 4
2.1.1 Hội thảo “Thủ tục hải quan điện tử trong môi trường doanh nghiệp” cầu nối giữa hải quan điên tử và doanh nghiệp 4
2.1.2 Hội thảo thanh toán quốc tế trong xuất - nhập khẩu 4
2.2 Tổng quan về Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 5
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5
2.2.2 Quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty 6
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 8
2.2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí của công ty 9
2.2.5 Quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm của công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 12
2.2.7 Tình hình xuất khẩu mặt hàng nội thất ở Việt Nam 15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Cơ sở lý luận 17
3.1.1 Một số khái niệm 17
Trang 73.1.2 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu 17
3.1.3 Những chứng từ trong xuất khẩu 18
3.1.4 Các phương thức thanh toán 19
3.1.5 Điều kiện giao hàng chủ yếu 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty từ năm 2009-2011 22
4.2 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 28
4.2.1 Cách quản lí quy trình xuất khẩu của công ty 28
4.2.2 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 28
4.3 Đánh giá hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 42
4.3.1 Thuận lợi 42
4.3.2 Khó khăn 43
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu của công ty 44
4.4.1 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 44
4.4.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên trong 50
4.5 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 52
4.5.1 Nghiên cứu thị trường 52
4.5.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 53
4.5.3 Nguồn nguyên vật liệu 53
4.5.4 Thương mại điện tử trong xuất khẩu 53
4.5.5 Thủ tục hải quan xuất khẩu 54
4.5.6 Lập chứng từ thanh toán và thay đổi điều kiện giao hàng 54
4.5.7 Tăng cường, đào tạo nhân viên làm công tác xuất khẩu và công nhân có tay nghề 55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
Trang 85.2 Kiến nghị 57
5.2.1 Đối với nhà nước 57
5.2.2 Đối với công ty 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/L Vận Đơn Đường Biển
C/O Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ
SXKD Sản Xuất Kinh Doanh
TKHQ Tờ Khai Hải Quan
T/T Chuyển Tiền Bằng Điện
VAT Thuế Giá Trị Gia Tăng
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
XK Xuất Khẩu
XNK Xuất Nhập Khẩu
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2009-2011 14
Bảng 4.1 Bảng Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2009-2011 22
Bảng 4.2 Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Qua 3 Năm Từ 2009-2011 23
Bảng 4.3 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Qua 3 Năm Từ Năm 2009 - 2011 24
Bảng 4.4 Số lượng Khách Hàng Của Công Ty Từ Năm 2009-2011 26
Bảng 4.5 Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2009 - 2011 27
Bảng 4.6 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Từ Năm 2002 Đến Quý 1 Năm 2012 45
Bảng 4.7 Máy Móc, Trang Thiết Bị Nhập Khẩu Của Công Ty Năm 2009 Và Năm 2011 47
Bảng 4.8 Các Nước Cung Cấp Nguồn Nguyên Vật Liệu Nhập Khẩu từ 2009-2011 49
Bảng 4.9 Tình Hình Nhân Sự Của Công Ty 51
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 9
Hình 2.3 Sản Phẩm của Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia 13
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Số lượng Khách Hàng Của Công Ty Từ Năm 2009-2011 26
Hình 4.2 Sơ Đồ Cách Quản Lí Quy Trình Xuất Khẩu Của Công Ty 28
Hình 4.3 Quy Trình Xuất Khẩu của Công Ty 29
Hình 4.4 Sơ Đồ Quy Trình Theo Phương Thức Thanh Toán chuyển tiền 38
Hình 4.5 Sơ Đồ Quy Trình Thanh Toán Trong L/C 39
Hình 4.6 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Từ Năm 2002 - Quý 1/2012 45
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bộ Chứng Từ Xuất Khẩu Của Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia
Trang 13Từ khi thành lập đến nay công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia đã không ngừng phát triển và luôn hoàn thành tốt những chỉ tiêu đã đề ra Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: may công nghiệp, mua bán nệm mousse, nệm ghế bộc vải, ghế SoFa cao cấp, ghế SoFa vải các loại, thảm, chăn, đệm, màn, rèm, mua bán hóa chất (trừ các loại hóa chất độc hại ), … Trong sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, công
ty đã lựa chọn cho mình một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường và điều kiện sẵn có của công ty Nhận thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với công ty nói riêng mà còn
Trang 14đối với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước nói chung Chính vì vậy việc công ty phải tự hoàn thiện quy trình xuất khẩu của chính mình nhằm mục đích trước mắt là thích ứng với quy định của luật hải quan, sau đó giải quyết yêu cầu cấp bách đặt ra với mỗi công ty là đảm bảo nâng cao hiệu quả và thực hiện việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Qua nhận thức từ quá trình học tập và trong thời gian thực tập ở công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia, em đã tìm hiểu về quy trình xuất khẩu tại đơn vị và em nhận thấy rằng, thực tế công ty đã tự điều chỉnh,
tự hoàn thiện để sớm thích ứng và thực hiện theo đúng quy định của luật hải quan do nhà nước ban hành, do đó công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế trong quá trình thực hiện Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã
chọn đề tài là “Nghiên cứu quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia” nhằm tìm hiểu và góp phần nâng cao, hoàn thiện hệ
thống và phương thức hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc tìm hiểu hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà công ty đã đạt được và qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty để đạt kết quả tốt nhất
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty từ năm 2009 - 2011
- Mô tả hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty
- Đánh giá hoạt động của quy trình xuất khẩu tại công ty
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu tại công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công Ty TNHH Thương Mại
Tân Hoàng Gia Địa chỉ: 10/14 Xuân Diệu, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012
Trang 151.4 Cấu trúc của khóa luận
Nội dung đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và sơ lược về cấu trúc của đề tài
Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cũng như qui mô, lĩnh vực hoạt động, xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức, quy trình công nghệ sản xuất và những thuận lợi, khó khăn mà công ty gặp phải
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Đề cập đến các khái niệm
về hợp đồng ngoại thương, xuất khẩu, làm rõ vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu và các yếu tố liên quan khác Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: thứ cấp và phân tích
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục
tiêu nghiên cứu, sau đó đề xuất những ý kiến, giải pháp cho quy trình hoạt động xuất
khẩu, giúp công tác xuất khẩu được hiệu quả, hoàn thiện hơn trong thời gian tới
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đưa ra những kết luận nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị phía công ty, phía nhà nước
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan một số hội thảo chuyên đề liên quan đến xuất nhập khẩu
2.1.1 Hội thảo “Thủ tục hải quan điện tử trong môi trường doanh nghiệp” cầu nối giữa hải quan điên tử và doanh nghiệp
Ngày 11/10/2011 Tổng Cục Hải Quan và Phòng Công Nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thủ tục hải quan điện tử trong môi trường doanh nghiệp” tại một số tỉnh thành phố như: Đăk Lăk, Tây Ninh, Long An, Thừa Thiên Huế Tham dự hội thảo
có đại diện lãnh đạo ban cải cách hiện đại hóa Hải Quan, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, các cục Hải Quan địa phương, các sở ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Mục đích của cuộc hội thảo là tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm rõ các quy định và các thao tác khai báo hải quan điện tử trên hệ thống thực tế và cung cấp cho các doanh nghiệp các kiến thức về cơ sở pháp lý, về những việc doanh nghiệp cần phải làm khi tham gia hải quan điện tử về lợi ích và trách nhiệm của hải quan cũng như doanh nghiệp … giải đáp những vướng mắt, khó khăn phát sinh trong vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan điện tử, thông quan điện tử nhằm tạo sự thuận lợi, giảm thiểu thời gian, chi chí và công sức cho doanh nghiệp Hội thảo còn là một bước mở đầu cho mối liên lạc thường xuyên và hiệu quả giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lí nhà nước (theo nguồn thông tin từ trang http://www.customs.gov.vn)
2.1.2 Hội thảo thanh toán quốc tế trong xuất - nhập khẩu
Nhằm trang bị cho các doanh nghiệp có hàng hoá xuất - nhập khẩu (XNK) các kiến thức về hoạt động thanh toán XNK quốc tế, ngày 10/3/2011, Sở Khoa Học và Công Nghệ phối hợp Trường Đại Học Ngoại Thương TP.HCM tổ chức hội thảo:
“Thanh toán quốc tế trong hoạt động XNK của các doanh nghiệp trong điều kiện hội
Trang 17nhập” tại tỉnh Bình Phước Tại buổi hội thảo, các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về hai vấn đề chính trong lĩnh vực thanh toán XNK quốc tế Những vấn đề chung
về tài chính và thương mại quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế và những lưu
ý khi sử dụng đối với các doanh nghiệp XNK Qua đó, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán quốc tế của Trường Đại Học Ngoại Thương TP.HCM đã đi sâu phân tích một số vấn đề thực tiễn có liên quan tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gồm: vấn đề lựa chọn tiền tệ và những hệ lụy của chính sách nâng giá ngoại tệ, quản trị tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, một số bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng các phương thức thanh toán không kèm chứng từ trong các hợp đồng xuất nhập khẩu Qua các ý kiến trao đổi của các chuyên gia đã cho thấy những hạn chế về kiến thức trong thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các cơ sở trên địa bàn tỉnh và giúp cho các doanh nghiệp tiếp xúc và hạn chế được những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể gặp phải (theo nguồn tin từ trang http://www.binhphuoc.gov.vn)
2.2 Tổng quan về Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia được cấp giấy phép thành lập số 922/GP-UB của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 20/6/1994, được
cấp phép kinh doanh số 050432 do trọng tài kinh tế cấp ngày 23/6/1994
Thành lập vào năm 1994 và chính thức đưa vào hoạt động cho đến nay Từ năm 1994-1995 công ty chủ yếu kinh doanh vải cho thị trường nội địa Do khó khăn trong vấn đề thanh toán nên từ năm 1996 đến nay, công ty đã chuyển thị trường xuất khẩu ra các nước Châu Âu như: Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, …
Sau khi đi vào hoạt động bên cạnh việc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước công ty đã không ngừng xây dựng và mở rộng mình với việc triển khai các hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài và bước đầu đã thu được những kết quả to lớn Cụ thể chỉ sau 3 năm thành lập, ngày 20/09/1997 công ty đã chính thức được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo số 9728/TM.XNK với:
Tên gọi: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Tân Hoàng Gia
Tên giao dịch đối ngoại: Tan Hoang Gia Trading Company, Limited
Tên viết tắt: TAH
Trang 18Tài khoản ngoại tệ: 3921.0113.0088 Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Logo công ty:
Đến năm 1997 công ty tăng cường mở rộng sang các thị trường khác như: Anh,
Hà Lan, Thủy Điển, …Cho đến nay, mặt hàng của công ty tăng cường mở rộng sang các thị trường thế giới Trong tiến trình toàn cầu hóa sản phẩm của công ty đã xâm nhập vào thị trường được xem là khó tính: Mỹ, Nhật,… Chính quá trình kinh doanh có hiệu quả và tạo ra được uy tín cho khách hàng nên công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-9002
2.2.2 Quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty
a Quy mô của công ty
TAH được thiết kế xây dựng và lắp đặt thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp hiện đại nhà xưởng khang trang thoáng mát, có trạm y tế, khu nhà ăn
Trang 19phục vụ cho hàng nghìn công nhân, những thiết bị lắp đặt mới theo dây chuyền hiện
đại TAH có hai địa chỉ: một là văn phòng chính, hai là xưởng sản xuất Trong đó xưởng sản xuất có các xưởng chính như sau:
o Xưởng may: chuyên may những sản phẩm nệm ngoài trời, dù lều, được đặt tại 200 Trịnh Thị Miếng – Ấp Đông, xã Thới An, huyện Hóc Môn, TPHCM, xưởng có tổng số cán bộ công nhân viên là 600 người, trên 400 máy móc các loại phục vụ cắt may bao áo nệm, năng suất đạt 400.000 sản phẩm/tháng, ở xưởng có 1 quản đốc và 2 phó quản đốc quản lí và diện tích mặt bằng của xưởng là 2.500 m2
o Xưởng thành phẩm: xưởng đảm nhận toàn bộ các khâu hoàn tất, đóng gói,
xuất hàng cho công ty, xưởng có tổng số cán bộ công nhân viên là 273 người, trên 100 máy móc các loại phục vụ cắt may các loại, ở xưởng có 1 quản đốc và 2 phó quản đốc quản lí, diện tích sàn xây dựng 3.600 m2 và năng suất sản xuất của xưởng từ 3-5 containers 40 feet 1 ngày (tùy theo loại hàng)
o Xưởng sofa: xưởng có tổng số cán bộ công nhân viên là 500 người, có trên
100 máy móc các loại phục vụ cắt may, ở xưởng có 1 quản đốc và 2 phó quản đốc
quản lí và có diện tích mặt bằng của xưởng là 3.000 m2
o Xưởng mousse: với công nghệ thiết bị hiện đại được bố trí trên diện tích 2.200m2, cùng lực lượng cán bộ công nhân viên trên 40 người có kinh nghiệm trong tay nghề, quản lí và có sản lượng sản xuất hàng tháng trên 5000m3 với tỉ trọng khác nhau
o Thị trường xuất khẩu: sản phẩm của công ty xuất sang thị trường Châu Âu với trên 30 khách hàng với 8 quốc gia Hiện nay sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường khác như: Nga, Mỹ, Nhật,… Đồng thời, Tân Hoàng Gia thực hiện theo các đơn đặt hàng quốc tế về các sản phẩm: nệm ghế bộc vải, ghế SoFa, mua bán hóa chất và mua bán vật tư sản xuất Mousse
Trang 202.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
a Chức năng
Chức năng chính của công ty là sản xuất những sản phẩm nội thất chính như nệm ghế bộc vải, ghế sofa để xuất khẩu và kinh doanh những mặt hàng khác: sản xuất mua bán nệm mousse, áo dù, lều, mua bán hóa chất (trừ các hóa chất độc hại), máy móc thiết bị ngành may, sản xuất giường tủ bàn, ghế…đã mang lại lợi nhuận đáng kể
cho công ty Thị trường của công ty bao gồm: Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật, Thụy Điển, …
Trong những năm qua sản phẩm của Tân Hoàng Gia dần khẳng định được uy tín thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước với sản phẩm đảm bảo được các yếu
tố kỹ thuật, độ bền cao, đa dạng phong phú về mẫu mã và chủng loại vì thế công ty đã đáp ứng được nhu cầu của những thị trường xuất khẩu khó tính
Công ty đã và đang từng bước xây dựng, cải thiện bản thân thành một tổ chức kinh doanh đa ngành, lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu, góp phần làm gia tăng nguồn ngân sách cho nhà nước
b Nhiệm vụ
Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các kế hoạch khác liên quan Bên cạnh đó, quản lí và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, thực hiện việc nộp ngân sách nhà nước đầy đủ theo quy định của pháp luật
Thực hiện đầy đủ cam kết trong các hợp đồng kinh tế có liên quan, định hướng, lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở nhu cầu của khách hàng Đồng thời, gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tăng nhanh khối lượng hàng hóa giao nhận trong nước và quốc tế
Tổ chức nhân sự qua từng thời kì, chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ tạo nguồn nhân lực vững vàng nghiệp vụ, có phẩm chất và năng lực phục vụ theo yêu cầu và phát triển của công ty, cùng với đầu tư xây dựng nâng cao cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất
c Mục tiêu
Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và trước những biến động kinh tế liên tục như hiện nay, công ty luôn hướng đến các mục tiêu sau:
Trang 21 Sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng nâng cao uy tín của công ty và
mở rộng thị trường sang các nước
Duy trì và phát triển mối quan hệ, tăng cường hợp tác với khách hàng
Duy trì ổn định nguồn hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh
Cố gắng hoàn thiện chính sách nguồn nhân sự để thu hút và giữ nhân viên giỏi nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ
2.2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí của công ty
a Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia
Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự
b Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
QC Xưởng May
QC Thành Phẩm
QC Vải NVQC
L
QC KIỂM TRA THÀNH PHẨM
QC KIỂM TRA NVL ĐẦU VÀO
Xưởng May (F1)
Kho Phụ Liệu Xưởng May
Kho SoFa
Kho Vải
Kho Mousse
Kho Thành Phẩm
Xưởng Mousse
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
P TỔ CHỨC NHÂN SỰ BAN QC
P XUẤT
NHẬP
KHẨU
P.KẾ HOẠCH VẬT TƯ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
Trang 22 Giám Đốc
Tổ chức chỉ đạo các hợp đồng kinh tế, xây dựng các phương hướng nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo các công tác tài chính, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả và mở rộng nguồn vốn của công ty theo nguyên tắc, chế độ của nhà nước, còn phân công lao động hợp lý trên cơ sở các chức danh và tiêu chuẩn hóa cán
bộ, tạo điều kiện cho công nhân viên làm hết khả năng, trả công theo chính sách chế
độ nhà nước
Phó Giám Đốc Sản Xuất
Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ, trực tiếp chỉ đạo, điều hành quá trình hoạt động các phân xưởng, giải quyết các vướng mắc, khó khăn nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ Bên cạnh đó,tổ chức chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn cho đến sản phẩm cuối cùng, trực tiếp xây dựng, bổ sung hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn nội bộ, quản lí nghiệp vụ kỹ thuật, tình hình sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Được ủy quyền thay mặt giám đốc và ký các quyết định, công văn, giao dịch theo chức năng quy định
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
Phòng Kinh Doanh
Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng phương án kinh doanh hằng năm, chiến lược kinh doanh dài han, kế hoạch phát triển thị trường, phương thức kinh doanh, chính sách tiếp thị Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các mặt hàng sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, quy trình kỹ thuật theo kế hoạch kinh doanh của công ty và hợp đồng kinh tế với khách hàng
Phòng Tổ Chức Nhân Sự
Trang 23Quản lí thực hiện các yêu cầu về công tác nhân sự cho toàn bộ công ty Mô tả quy trình công việc cho các bộ phận, người lao động trong công ty, thống kê quản lí mức độ hoàn thành công việc theo các mô tả đã quy định, lập quy trình tiêu chuẩn trong việc tuyển chọn lao động theo yêu cầu của công ty, thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và sử dụng lao động
Ban QC
Do trưởng ban quản lí và trực thuộc ban giám đốc công ty phụ trách về việc kiểm soát sản xuất, được quyền loại bỏ các sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn quy định, có quyền kiến nghị với ban quản đốc xưởng về các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
Phòng Kế Hoạch Vật Tư
Do trưởng phòng quản lý và phụ trách dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc sản xuất Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, theo mùa cho các bộ phận trực tiếp sản xuất,
để từ đó lên kế hoạch giao hàng Tính toán định mức nguyên vật liệu cho sản xuất từ
đó lập kế hoạch cung ứng vật tư nguyên phụ liệu kịp thời, hợp lý, chính xác, đảm bảo chất lượng cho sản xuất, xuất hàng và hạn chế tồn kho Theo dõi quá trình cung ứng vật tư của nhà cung cấp để phục vụ sản xuất, danh sách các nhà cung cấp mới để giám đốc phê duyệt, cũng như đề nghị loại bỏ các nhà cung cấp không phù hợp
Phòng Xuất-Nhập Khẩu
Do trưởng phòng quản lý và dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc Quản lý việc nhập hàng và xuất hàng cho khách hàng, trực tiếp nhận hàng từ cảng và đưa hàng ra cảng Làm tất cả các thủ tục về giao hàng, lưu kho bãi với hải quan tại cảng, kiểm tra hàng hóa khi giao nhận, quản lý các chứng từ nhập xuất hàng hóa
Xưởng May
Là xưởng chủ lực thực hiện sản xuất sản phẩm với trên 500 lao động gồm: quản
đốc, phó quản đốc nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật, công nhân
Trang 24Với 200 lao động nhằm cung ứng mousse cho sản xuất trong nội bộ công ty, và thị trường bên ngoài với số lượng đáng kể
Xưởng Sofa
Chuyên sản xuất ghế nệm sofa bằng da để xuất khẩu ra nước ngoài với nguồn nhân lực khoảng 200 người
Đội Bảo Vệ
Có trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám
đốc về việc thất thoát tài sản của công ty
2.2.5 Quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm của công ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia
Hình 2.2 Sơ Đồ Về Quy Trình Công Nghệ Của Công Ty
Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư
Diễn giải
Sau khi quản đốc nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch vật tư của công ty thì tiến hành sản xuất Đầu tiên, nhận nguyên vật liệu rồi đưa sang phân xưởng cắt và giao cho bộ phận may vỏ nệm, sau đó chuyển sang tổ vô mousse gòn Sau khi vô mousse gòn thì giao bán thành phẩm cho tổ may khép vỏ nệm, hoàn tất xong thì chuyển qua khâu đính nút Tiếp theo, thực hiện việc vệ sinh thành phẩm, rồi chuyển tiếp qua bộ phận đóng gói, khâu cuối cùng là xuất khẩu hàng ra khỏi xưởng
NGUYÊN
VẬT LIỆU
CẮT
ĐÓNG GÓI
XUẤT
KHẨU
ĐÍNH NÚT
LÀM VỆ SINH THÀNH PHẨM
MAY VỎ NỆM
VÔ MOUSSE GÒN
KHÉP VỎ NỆM
Trang 25Hình 2.3 Sản Phẩm của Công Ty TNHH Thương Mại Tân Hoàng Gia
Trang 262.2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009-2011
Bảng 2.1 Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh Lệch 2010/2009
Chênh Lệch 2011/2010
CP khác 481 115 505 -366 -76,09 390 339,13
LN khác 504 918 950 414 82,14 32 3,48
Tổng LN trước thuế 23.425 14.419 10.996 -9.006 -38,44 -3.423 -23,73 Thuế TNDN hiện hành 5.856 3.604 2.749 -2.252 -38,45 -855 -23,72
LN sau thuế TNDN 17.569 10.816 8.246 -6.753 -38,44 -2.570 -23,76
Nguồn: Phòng kế toán Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm ta nhận thấy, lợi
nhuận sau thuế của công ty thu được vào năm 2009 tương ứng 17.569 triệu đồng, năm
2010 đạt được 10.816 triệu đồng, vậy năm 2010 so với năm 2009 thì lợi nhuận sau
thuế của công ty giảm hơn 6.753 triệu đồng, tức là giảm 38,44%
Lợi nhuận sau thuế công ty thu được vào năm 2010 tương ứng 10.815 triệu
đồng, năm 2011 đạt được 8.246 triệu đồng, vậy năm 2011 so với năm 2010 thì lợi
nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 2.570 triệu đồng, tức là giảm 23,76%
Nguyên nhân công ty chịu ảnh hưởng từ những sự biến động kinh tế trên thị
trường thế giới, làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu và khả
Trang 27năng thanh toán các thị trường chủ lực có xu hướng giảm mạnh, sức ép cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành
2.2.7 Tình hình xuất khẩu mặt hàng nội thất ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ cục thống kê từ trang http://www.baomoi.com Trong tháng 4/2012 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đạt 55,6 triệu USD, giảm 1,1% so với tháng 3 Như vậy, sau khi tăng mạnh trong tháng 3 (tăng 27,7%), thì sang tháng 4, xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đã giảm trở lại Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đạt 211 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2011 Với mức giảm như vậy, thì xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ là không đáng lo ngại Trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay mà kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm nhẹ, thì tình hình kinh tế tốt hơn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ nhanh chóng tăng trở lại Trong cơ cấu các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ xuất khẩu trong tháng, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giường và các bộ phận của giường đạt cao nhất với 28 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng trước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giường nguyên chiếc đạt 13 triệu USD, xấp
xỉ bằng kim ngạch xuất khẩu trong tháng trước
Đáng chú ý là sau khi bất ngờ giảm sút trong tháng 1/2012, thì liên tục trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu các loại giường cao cấp như: giường khung gỗ, kết hợp với kim loại, giường làm bằng gỗ cherry, gỗ oak, giường gỗ kết hợp với đồng, bọc da, giường queen… tăng, chính điều này đã làm cho đơn giá xuất khẩu trung bình của mặt giường nguyên chiếc xuất khẩu trong tháng tăng, đạt 84,77 USD/chiếc – FOB, tăng 3,9 USD/chiếc so với đơn giá xuất khẩu trung bình trong tháng 3/2012 Một số mặt hàng xuất khẩu có đơn giá cao trong tháng là: giường gỗ + đồng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giá 1614,84 USD/chiếc – FBO, giường Temple Bed 6ft x 6ft6 UK xuất khẩu vào thị trường Anh giá 1248 USD/chiếc – FOB
Kế đến là mặt hàng tủ, với kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 13,8 triệu USD, giảm 13,8% so với tháng trước Như vậy, sau khi tăng mạnh trong tháng 3 (tăng 61,6%), thì sang tháng 4 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủ dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đã giảm sút Trong tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được một số lô hàng tủ dùng trong phòng ngủ với đơn giá khá cao, cụ thể: tủ large dresser (base+top) bằng gỗ
Trang 28sồi (1780*490*2100)mm xuất khẩu vào thị trường Anh giá 602 USD/chiếc – FOB, tủ
12 hộc acd-dr-6620(3) (1676 x 508 x 1213) mm xuất khẩu vào thị trường Mỹ giá 487 USD/chiếc – FOB, …Các thị trường xuất khẩu mặt hàng tủ dùng trong phòng ngủ chủ yếu của Việt Nam trong tháng 4/2009 là Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Hồng Kông, Pháp, Oxtrâylia, Đan Mạch, Nauy, Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Điển, Bỉ,Tây Ban Nha,
Trang 29CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm
a Khái quát về hợp đồng ngoại thương
Là sự thỏa thuận về ý chí giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu và nhận thanh toán Bên xuất khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
b Khái niệm hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng bán hàng
Là hợp đồng mà nhà xuất khẩu cung ứng hay sản xuất hoặc chế biến để bán cho người nhập khẩu
c Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa trong nước Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất trong nước
3.1.2 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu
a Vai trò của xuất khẩu
Đối với một quốc gia
Xuất khẩu có vai trò tạo nguồn vốn cho công tác nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Đồng thời, xuất khẩu còn nâng cao, cải thiện đời sống của người lao động vì công tác này sẽ thu hút
Trang 30nguồn lao động vào lĩnh vực đây, còn là cơ sở để tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước
Đối với doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả lẫn chất lượng Trong đó, công việc sản xuất hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí kinh doanh Đồng thời, doanh nghiệp có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu
Sản xuất hàng XK giúp doanh nghiệp tạo được nhu cầu công việc cho người lao động, vừa tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, vừa thu được lợi nhuận Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu cũng có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với những đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên
b Nhiệm vụ của xuất khẩu
Là xuất khẩu để thu về ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu Ngoài ra xuất khẩu còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế
từ những ngoại tệ thu được từ đó đời sống của người nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập Thông qua xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệ đối và tương đối của đất nước kích thích các ngành kinh tế phát triển
c Ý nghĩa của xuất khẩu
Là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng
có hiệu quả lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nguồn ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới Vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi, phù hợp với thị trường quốc tế Từ đó, doanh nghiệp sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và nâng cao, hoàn thiện trong hoạt động quan hệ kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu
3.1.3 Những chứng từ trong xuất khẩu
Trang 31a Chứng từ hàng hóa
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ hàng hóa cơ bản cho người xuất khẩu lập cho người nhập khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng Hóa đơn chứng minh quyền được thanh toán của người bán, liệt kê chi tiết về giá và trị giá dịch vụ đã xuất khẩu với thời gian cụ thể cùng các chi tiết liên quan đến chuyến hàng đã giao, thanh toán, cơ sở của việc giao hàng, v.v…
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List – P/L)
Là chứng từ mô tả chi tiết việc đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa, là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,v.v ) Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm đếm Do nhà xuất khẩu cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O)
Là chứng từ do nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng, ở Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền là Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa Tác dụng: chứng minh nguồn gốc hàng hóa
để cơ quan hải quan áp dụng các chính sách thuế vì vậy chứng từ này còn được gọi là chứng từ hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ phần nào nói lên phẩm chất của hàng hóa
b Chứng từ vận tải
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L)
Là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyển chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp
c Chứng từ hải quan
Tờ khai hải quan: do cơ quan hải quan cấp cho người chủ hàng để ghi lại
những khai báo của chủ hàng cho hải quan nhằm thực hiện thủ tục thông quan khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu
3.1.4 Các phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (Documentary Credit): là
phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng thương mại theo yêu cầu của người
NK phát hành một thư tín dụng (L/C – Letter of Credit) cam kết trả tiền cho người thụ
Trang 32hưởng (người XK) khi người này trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C
L/C là một cam kết bằng văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu và phù hợp với những chỉ dẫn của một khách hàng (người NK) thực hiện việc trả một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định cho người thụ hưởng (người XK) khi xuất trình chứng từ hợp lệ Do đó, L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ
Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance): là phương thức do
người mua chủ động thực hiện Theo đó, sau khi người mua nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ hàng hóa, , người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền (Tranfer Order) gửi đến ngân hàng của mình Căn cứ vào lệnh chuyển tiền này, ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua để chuyển trả cho người thụ hưởng ở nước ngoài
3.1.5 Điều kiện giao hàng chủ yếu
FCA (Free Carrier): Giao hàng cho người vận tải ( tên địa điểm gởi hàng)
Người XK sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua thông qua người chuyên chở Nếu địa điểm giao hàng nằm trong cơ sở của người
XK thì người XK phải bốc hàng lên phương tiện vận tải, còn ngoài cơ sở của người
XK thì người XK không phải chịu chi phí bốc dỡ hàng Người XK không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK Tuy nhiên, người XK phải làm thủ tục XK cho lô hàng
FOB (Free on Board): Giao hàng trên tàu ( tên cảng xếp hàng)
Người XK sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định Người NK phải chịu mọi phí tổn và rủi ro
về mất hoặc hư hàng từ lúc đó Tuy nhiên, người XK phải làm thủ tục XK cho lô hàng FOB chỉ được dùng cho vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa
CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí (… tên cảng đến)
Người bán sau khi đã thực hiện thông quan xuất khẩu, giao hàng hóa lên tàu vận tải tại cảng bốc hàng theo quy định (tại nước người bán) Vận tải hàng và bảo hiểm do người XK sắp xếp Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi
Trang 33hàng hóa đã qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc hàng (tại nước xuất khẩu) Chi phí vận tải và bảo hiểm chuyển từ người XK sang người NK kể từ khi hàng hóa đã được chuyên chở đến cảng dỡ hàng (tại nước NK)
CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí (…tên cảng đến)
Người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng gửi hàng Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển
lô hàng đến cảng đến quy định cũng như phải khai hải quan xuất khẩu hàng Rủi ro về mất hoặc hư hàng cũng như các phí tổn nảy sinh thêm do các tình huống xảy ra khi giao hàng, người mua chịu CFR dùng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu, tài liệu tại công ty, nguồn từ Inernet, sách, báo, tạp chí, tham khảo những luận văn của các anh/chị khóa trước
Sử dụng những số liệu từ các phòng ban: phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh, phòng kế toán
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tiến hành xử lí phân tích số liệu bằng phần mềm Excel, vẽ biểu đồ thể hiện từ những số liệu thu thập
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty từ năm 2009-2011
Công ty Tân Hoàng Gia có trên 15 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất những mặt hàng sản phẩm nội thất, luôn giữ vững uy tín, được nhiều đối tác tin cậy và thương hiệu Tân Hoàng Gia đã dần khẳng định được trên nhiều thị trường thế giới Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gây gắt và khóc liệt Do đó, công ty đã đề ra những chiến lược kinh doanh để vượt qua những rào cản kỹ thuật đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước và khu vực Công ty còn nắm bắt tình hình thực tế, các chính sách của nhà nước để có dự báo tốt đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tránh được các rủi ro có thể xảy ra, bằng
nổ lực bản thân công ty đã đạt được những thành quả từ quá trình hoạt động sản xuất Tuy lợi nhuận của công ty có sự giảm sút nhưng công ty vẫn thu về nguồn lợi nhuận đáng kể để duy trì hoạt động kinh doanh
Bảng 4.1 Bảng Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2009-2011
Chênh Lệch 2011/2010
Tổng DT 241.980 141.696 176.721 -100.284 -41,44 38.025 26,83 Tổng CP 281.555 147.276 168.726 -71.279 -32,61 21.450 14,56 Tổng LN trước thuế 23.425 14.420 10.995 -9.005 -38,44 -3.425 -23,75 Thuế TNDN hiện hành 5.856 3.604 2.749 -2.252 -38,45 -855 -23,72
LN sau thuế TNDN 17.569 10.816 8.246 -6.753 -38,44 -2.570 -23,74
Nguồn: Phòng kế toán và tính toán tổng hợp
Trang 35Qua bảng 4.1 ta nhận thấy, tổng doanh thu năm 2010 là 141.696 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 41,44% và tổng doanh thu năm 2011 là 176.721 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 26,83% Tuy cũng có những tác động xấu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán các thị trường chủ lực có xu hướng giảm mạnh, sức ép cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành Vào năm 2010, tổng doanh thu của công ty giảm đáng kể 100.284 triệu đồng so với năm 2009, nhưng bằng sự nổ lực, cố gắng trong năm 2011 công ty cũng đã vượt qua trước những khó khăn, biến động của thị trường, tổng doanh thu cao hơn so với năm 2010 tương ứng tăng 38.025 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế công ty thu được vào năm 2009 tương ứng 17.569 triệu đồng, năm 2010 đạt được 10.816 triệu đồng, vậy năm 2010 so với năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 6.753 triệu đồng, tức là giảm 38,44% LNST công ty thu được vào năm 2010 tương ứng 10.815 triệu đồng, năm 2011 đạt được 8.246 triệu đồng, vậy năm 2011 so với năm 2010 thì lợi LNST của công ty giảm hơn 2.568 triệu đồng, tức là giảm 23,74% Ta thấy, tổng DT năm 2011 tăng so với năm
2010, tuy nhiên lợi nhuận thu được sau thuế năm 2011 giảm so với năm 2010, do tổng chi phí năm 2011 tăng 21.450 triệu đồng so với năm 2010 Chủ yếu năm 2011 công ty phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tham gia tích cực các hoạt động công tác ngoài xã hội, …
Bảng 4.2 Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Qua 3 Năm Từ 2009-2011
vải 4.671,36 2.444,97 2.635,48 -2.226,39 -47,66 190,51 7,79 Bao bọc nệm ghế
bằng vải 352,96 82,65 31,91 -270,31 -76,58 -50,74 -61,39 Các mặt hàng khác 659,37 2,5 - -656,87 -99,62 - -
Tổng kim ngạch xuất
khẩu 6.536,3 2.878,64 4.297,28 -3.657,66 -55,95 1.418,6 49,28
Nguồn: Phòng kinh doanh và tính toán tổng hợp
Trang 36Nhìn chung tổng kim ngạch XK của công ty trong 3 năm có sự giảm sút, số
lượng đơn đặt hàng cho từng mặt hàng giảm Năm 2010 giảm 3.657.660 USD so với
năm 2009 là 55,95% và trong năm 2011 có xu hướng tăng lại với 1.418.640 USD so
với năm 2010 là 49,28% nhưng so với năm 2009 thì trong năm 2011 giảm khoảng
2.239.020 USD tức giảm 34,25% Nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động xuất khẩu
giảm đáng kể là do ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, tình hình chính trị bất ổn, nhu cầu chi tiêu
của người tiêu dùng càng thắt chặt, v.v…
Và thế mạnh mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là ghế SoFa bọc da (năm
2011 chiếm tỷ trọng 374,6% gấp 5 lần so với năm 2010 tốc độ tăng nhanh hơn so với 2
mặt hàng: bao bọc nệm ghế bằng vải và nệm ghế mousse bọc vải), bao bọc nệm ghế
bằng vải (trong năm 2011 tốc độ XK của mặt hàng này giảm đáng kể giảm 61,39% so
năm 2010), nệm ghế mousse bọc vải (trong năm 2011 tăng 7,79% năm 2010) tăng,
giảm không đáng kể trong 3 năm so với các mặt hàng khác Vì vậy, công ty cần phải
có những chính sách thích hợp để cải thiện, nâng cao giá trị XK cũng hoàn thiện
những mặt hàng thế mạnh của công ty trong những năm tới
Bảng 4.3 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Qua 3 Năm Từ Năm 2009 - 2011
Đơn vị tính: 1.000 USD Thị Trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Châu Âu 5.484,96 2.591,14 2.918,33 -2.893,82 -52,8 327,19 12,6
Châu Á 44,65 4,81 948,77 -39,84 -89,2 943,96 19.625 Châu Úc 777,81 21,08 161,88 -756,73 -97,3 140,8 667,9
Nguồn: Phòng kinh doanh và tính toán tổng hợp
Thị trường Châu Âu:
Thị trường luôn được đánh giá là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng nhưng cũng
là một thị trường tiêu thụ khó tính Tại đây người tiêu dùng chỉ chấp nhận sử dụng
những sản phẩm, mặt hàng có chất lượng cao, phù hợp các yêu cầu kỹ thuật, tiêu
chuẩn về hàng hóa Công ty đã cố gắng phát huy những thế mạnh tương đối, tuyệt đối
Trang 37nhằm đáp ứng và thõa mãn với nhu cầu đa dạng của khách hàng Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt trước những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước Năm 2010 so với 2009 thì công ty xuất khẩu sang thị trường Châu Âu giảm 2.893.820 USD (giảm 52,8%) nhưng vào năm 2011 so với năm 2010 thì tăng lại 327.190 USD (tăng 12,6%)
Thị trường Châu Mỹ:
Đây là một thị trường xa xôi, hiệu quả kinh tế đối với công ty không cao, đặc biệt trong những năm 2009, năm 2010, năm 2011 thị trường này phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, tuy đã dần hồi phục nhưng hoạt động kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng Tuy nhiên, Tân Hoàng Gia vẫn giữ được những đơn hàng từ các khách hàng trong thị trường này Hàng hóa xuất khẩu tăng nhẹ qua mỗi năm và vào năm 2010 tăng 34.330 USD so với năm 2009 (tương ứng 15,1%), năm
2011 tăng nhẹ 6.690 USD so với năm 2010 (tức tăng 2,6%)
Thị trường Châu Á:
Đây được xem là thị trường nhập khẩu tương đối lớn của công ty Tân Hoàng Gia trong những năm gần đây, công ty nhập khẩu sử dụng nguồn nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất xuất khẩu Tuy nhiên thị trường xuất khẩu ở Châu Á vào năm 2009 và
2010 thực sự chưa cao do cũng chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế, chính trị, tài chính từ biến động tình hình thế giới nhưng đến năm 2011 thì xu hướng nhu cầu tại thị trường này tăng trưởng trở lại, tốc độ tăng trưởng rất nhanh 948.770 USD, trong khi đó năm
2010 giảm 39.840 USD so với năm 2009
Thị trường Châu Úc:
Trong năm 2009 thì tình hình xuất khẩu đối với thị trường này cũng tương đối khả quan, tuy nhiên sang năm 2010 và 2011 lại giảm sút
Thị trường Châu Phi:
Đây là thị trường có nhu cầu tương đối thấp, rủi ro lại rất cao, luôn được Liên Hiệp Quốc hổ trợ về các vấn đề lương thực phẩm, vì vậy nhu cầu chi tiêu của khách hàng đối với những mặt hàng này lại rất hạn chế, đây không phải thị trường tiềm năng của công ty
Trang 38Bảng 4.4 Số lượng Khách Hàng Của Công Ty Từ Năm 2009-2011
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Số lượng Khách Hàng Của Công Ty Từ Năm
Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng 4.9 ta thấy số đơn hàng từ mặt hàng nệm ghế mousse bọc vải được
các khách hàng đặt biệt quan tâm trong 3 năm đều cao hơn những mặt hàng trên
Tổng số lượng khách hàng của công ty năm 2009 là 39 khách hàng Đến năm 2010 thì
lượng khách hàng là 31 khách hàng, có xu hướng giảm (8 khách hàng) so với năm
2009, tuy nhiên đến năm 2011 thì số lượng khách hàng đã tăng trở lại 5 khách hàng
Do đó, đối với bất kì công ty nào không riêng Tân Hoàng Gia, khách hàng chính là
nhân tố quan trọng quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong quá trình
hoạt động sản xuất
Trang 39Vì thế, công việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, lựa chọn đối tác, khách hàng,
mở rộng mối quan hệ, nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty là yếu tố cực kì quan
trọng để khách hàng biết đến và gắn kết với công ty lâu dài và mang lại lợi ích cho
công ty
Bên cạnh việc đạt được những thành quả từ hoạt động xuất khẩu thì công tác
nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong nước và
phục vụ cho việc sản xuất nguồn hàng xuất khẩu cũng góp phần đáng kể trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty
Bảng 4.5 Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2009 - 2011