1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bao cao thuc tap ke toan Tài sản cố định

51 1,9K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 538 KB

Nội dung

bao cao thuc tap ke toan TS co dinh

Trang 1

Chơng I:

Những vấn đề lý luận chung về kế toán Tài sản cố định

trong doanh nghiệp sản xuất

1.1 Vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế

toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ

1.1.1 Khái niệm TSCĐ

TSCĐ là những t liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài Khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của

nó đợc chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì TSCĐ của doanh nghiệp đợc chiathành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:

TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh

nghiệp nắm giữ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhậnTSCĐ

TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhng

xác định đợc giá trị sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc chocác đơn vị khác thuê phù hợp với điều kiện ghi nhận

Theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐlà:

- Chắc chắn thu đợc lợi ích kinh tế trong tơng lai từ việc sử dụngtài sản đó

- Nguyên giá TSCĐ phải đợc xác định một cách đáng tin cậy

- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên

- Giá trị của tài sản phải đạt 10.000.000 đồng trở lên

Trang 2

Với TSCĐ vô hình thì khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thìcũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về mặt phápluật giá trị của TSCĐ vô hình cũng đựơc chuyển dịch dần dần, từng phần vàochi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Vai trò của TSCĐ

Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, một vấn đề có tinh sống còn đợc đặt

ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là uy tín và chất lợng sảnphẩm Để tạo ra sản phẩm có chất lợng cao, chúng ta phải có máy móc, thiết bịhiện đại, qui trình công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất chế tạo sảnphẩm Mặt khác, TSCĐ thể hiện một cách tơng đối chính xác qui mô, năng lựcsản xuất và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp

Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớnvới các doanh nghiệp sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Cải tiến, hoànthiện, đổi mới, sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung

1.1.4 Yêu cầu quản lý TSCĐ

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóngcủa khoa học kỹ thuật, TSCĐ là một bộ phận chủ yếu biểu hiện năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp Quản lý tốt TSCĐ là tiên đề, điều kiện để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh Chính vì vậy mà việc quản lý TSCĐ phải đảm bảo đợc cácyêu cầu sau:

Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử

dụng TSCĐ ở doanh nghiệp Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý cácTSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo quản kịp thời

Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn

đầu t ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp Đảm bảo việc thu hồi

đầy đủ, tranh thất thoát vốn đầu t

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ

Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt cácnhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủkịp thời về số lợng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di

Trang 3

chuyển của TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc muasắm, đầu t , việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tínhtoán,phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xúât kinh doanh trong kỳ

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánhchính xác chi phí sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự toánchi phí sửa chữa TSCĐ

- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thờng TSCĐ, tham gia đánhgiá lại TSCĐ khi cần thiết Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụngTSCĐ ở doanh nghiệp

1.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ

1.2.1 Phân loại TSCĐ

Trong các doanh nghiệp TSCĐ rất đa dạng, phong phú về chủng loại vànguồn hình thành Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cầnthiết phải phân loại TSCĐ Mặt khác, việc phân loại đúng TSCĐ là cơ sở để tiếnhành chính xác công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo về TSCĐ để tổ chứcquản lý và sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí và vai trò của từng loại TSCĐ đápứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2.1.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đợc chia thành 2loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

- TSCĐ hữu hình: là nhng tài sản có hình thái vật chất cụ thể nh nhà

x-ởng, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải, vật kiến trúc do doanh nghiệp nắm giữ

để sử dụng cho hoặt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ hữu hình Những tài sản này có thể là từng đơn vị tài sản hoặc là một hệthống gồm nhiều bộ phận tài sản đợc liên kết với nhau để thực hiện một hay một

số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh

- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhng xác

định đợc giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh

Trang 4

doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tợng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩnghi nhận TSCĐ vô hình

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện giúp cho ngời quản lýcó một cáchnhìn tổng quát về cơ cấu đầu t TSCĐ của doanh nghiệp Đây là một căn cứ quantrọng để ra các quyết định đầu t hoặc điều chỉnh phơng hớng đầu t cho phù hợpvới tình hình thực tế

Cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp có các biện pháp quản lý tàisản, tính toán khấu hao khoa học, hợp lý đối với từng loại tài sản

1.2.1.2.Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.

Cách phân loại này căn cứ vào quyền sở hữu về TSCĐ của doanh nghiệp

để sắp xếp toàn bộ TSCĐ thành: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Đây là những tài sản đợc xây dựng, mua sắm, hình thành từ các nguồn vốn: đợccấp, cho vay, liên doanh, tự chủ

- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp mà doanh nghiệp đi thuê để sử dụng trong khoảng thời gian nhất

định Căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ (mức độ chuyên giao rủi ro,lợi ích) thì tiếp tục đợc phân thành: TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoặt

động

+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ đi thuê mà bên cho thuê

chuyển giao phần lớn rủi ro lợi ích gằn liền với quyền sở hữu cho bên thuê TSCĐ

đựoc coi nh TSCĐ của doanh nghiệp, đựơc phản ánh trên bảng cân đối kế toán và

đợc doanh nghiệp quản lý, sử dụng và tính khấu hao nh các TSCĐ tự có củadoanh nghiệp

+ TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ thuê không thoả mãn bất

cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính Bên đi thuê chỉ đợc quản lý và sửdụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả TSCĐ cho bên A khi kêt thúc hợp

đồng

Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn đối với công tácquản lý tài sản Đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thìdoanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền

sử dụng, định đoạt cới tài sản Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của

Trang 5

doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải dựa trên hợp đồng thuê, phối hợp với bêncho thuê tài sản để thực hiện quản lý, sửb dụng tài sản

Cách phân loại nàycòn là cơ sở cho công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở

đơn vị; tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản

1.2.1.3.Phân loại TSCĐ theo đặc trng kỹ thuật

Căn cứ vào đặc trng kỹ thuật của TSCĐ toàn bộ TSCĐ hữu hình và TSCĐvô hình của doanh nghiệp đợc chia thành các nhóm tài sản chi tiết, cụ thể hơn:

Đối với TSCĐ hữu hình:

- Nhà cửa vật kiến trúc;

- Máy móc, thiết bị;

- Phơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;

- Thiết bị, dụng cụ quản lý;

- Vờn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;

- Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;

- TSCĐ vô hình đang triển khai

-Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ( đánh giá theo nguyên giá TSCĐ)

Trang 6

-Xác định giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐ((đánh giá theo giá trị cònlại TSCĐ)

1.2.2.1.Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đợcTSCĐ tính đến thời điểm đa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình:

* TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá TSCĐ = giá mua (trừ(-) các đợc chiết khấu thơng mại hoặcgiám giá)

Cộng (+) các khoản thuế( không bao gồm thuế đợc hoàn lại)

Cộng(+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đa tài sản vào trạng tháisẵn sàng sử dụng nh: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếpban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử( trừ (-) cá khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệuchạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

*TSCĐ loại đầu t xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ loại đầu t xây dựng( cả tự làm và thuê ngoài) là giáquyết toán công trình xây dựng theo qui định tại điều lệ quản lý đầu t và xâydựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trớc bạ (nếu có)

*TSCĐ loại đợc cấp, đợc điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ đợc cấp, đợc điều chuyển đến bao gồm: giá trị còn lạitrên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo

đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chiphí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trớc bạ( nếu có) mà bên nhậntài sản phải chi ra trớc khi đa tài sản vào sử dụng

*TSCĐ đựơc cho, đợc biếu, đựơc tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, …: :

Trong trờng hợp này, nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá trị theo đánh giáthực

tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang; sửa chữa TSCĐ; các chi phí vậnchuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trớc bạ( nếu có) mà bên nhận tài sảnphải chi ra trớc khi đa tài sản vào sử dụng

 Nguyên gía TSCĐ vô hình

*Mua TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp:

Trang 7

Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành từ việc sát nhập doanh nghiệp là giátrị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngày sát nhập doanh nghiệp, giá trị hợp lý

có thể là: giá niêm yết tại thị trờng hoặy động; giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐtơng tự

*TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn:

Nguyên giá tài sản là: quyền sử dụng đất có thời hạn khi đợc giao đất hoặc

số tiền trả khi nhận chuyển nhợng quyền sử dụng đất hợp pháp từ ngời khác,hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp liên doanh

*TSCĐ đợc nhà nớc cấp, tặng, biếu:

Nguyên giá tài sản là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quantrực tiếp đến việc đa tài sản vào sử dụng theo dự tính

*TSCĐ mua dới hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dới hình thức trao đổi với một tài sảnkhông tơng tự, hoặc tài sản khác đựoc xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vôhình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điềuchỉnh các khoản tiền hoặc tơng đơng tiền trả thêm hay thu về

*TSCĐ đợc tao ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá của tài sản đợc ghi nhận là toàn bộ chi phí bình thờng, hợp lýphát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng đợc định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vôhình cho đến khi đa TSCĐ vô hình vào sử dụng

Việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát trình độtrang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và qui mô của doanh nghiệp đông thời là cơ sở đểtính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu t ban đầu và phân tích tình hình

sử dụng TSCĐ

1.2.2.2.Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ cha chuyển dịch vào giátrị của sản phẩm sản xuất ra Giá trị còn lại đợc tinh nh sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế

Trờng hợp nguyên giá TSCĐ đợc đánh giá lại, giá tri còn lại của TSCĐ saukhi đánh giá đợc điều chỉnh theo công thức sau:

Giá trị còn lại của = Giá trị còn lại của x Giá trị đánh giá lại của

Trang 8

t bổ xung, sửa chữa, đổi mới TSCĐ

1.3.Kế toán chi tiết TSCĐ

TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn cần đợc quản lý đơnchiếc Để phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ,

kế toán sẽ cung cấp những chi tiết quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ,

số lợng, tình hình kỹ thuật để doanh nghiệp cải tiến, trang bị, phân bổ chínhxác khấu hao, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụngTSCĐ

Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:

- Đánh số TSCĐ

- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản

- Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán

1.3.1 Đánh số TSCĐ

Đánh số TSCĐ là việc quy định cho mỗi TSCĐ có một số hiệu theo nhữngnguyên tắc nhất định, đảm bảo thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp

Đối tợng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm vật

lắp ráp và phụ tùng kèm theo Đó có thể là vật riêng biệt về mặt kết cấu có thểthực hiện đợc những chức năng độc lập nhất định hoặc một hệ thống gồm nhiều

bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời, để cùng thực hiện chức năngnhất định

Đối tợng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với nội dung chi

phí và mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, cóthể kiểm soát và thu đợc lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản

Vì vậy, mỗi đối tợng ghi TSCĐ kể cả đang sử dụng và đang lu giữ đều phải

có số hiệu riêng Số hiệu của từng đối tợng ghi TSCĐ không thay đổi đợc trongthời gian bảo quản, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp Kế toán không đợc sử dụng

Trang 9

số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý, nhợng bán, biếu tặng, đa đi góp vốn liêndoanh (những TSCĐ đã ghi giảm) cho những TSCĐ mới tăng thêm.

Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số TSCĐ riêng, để phù hợp với điều kiện

cụ thể của mình cần đảm bảo các yêu cầu: số hiệu TSCĐ phải thể hiện đ ợc loại,nhóm và đối tợng ghi từng TSCĐ riêng biệt

Ví dụ: cách đánh số TSCĐ:

-Dùng chỉ số La Mã kết hợp với bảng chữ cái

-Dùng dãy số tự nhiên hoặc dùng hệ thống tài khoản kế toán( mã hoá)

1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sửdụng tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm hiệu quả sử dụngTSCĐ

Tại nơi sử dụng TSCĐ( phòng ban, phân xởng ) sử dụng “sổ kế toán theo

đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phânquản lý

1.3.3 Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán.

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “sổTSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ

Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tợng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.

Thẻ đợc thiết kế thành các phần để phản ánh chi tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu

về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ làcác chứng từ tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ, doanhnghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc

Sổ TSCĐ: Đợc mở để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ của

từng doanh nghiệp Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ

Việc kế toán chi tiết TSCĐ đợc tiến hành dựa vào các chứng từ về tănggiảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan Theo hệ thống kế

toán hiện hành ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các

chứng từ chủ yếu về kế toán TSCĐ có:

- Biên bản giao nhận TSCĐ mẫu 01-TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 02-TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành mẫu 03- TSCĐ

Trang 10

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ mẫu 04- TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ mẫu 05- TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu 06 – TSCĐ

1.4 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.

1.4.1 Các tài khoản sử dụng chủ yếu.

Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình,

kế toán sử dụng các tài khoản:

- TK 211- TSCĐ hữu hình: đợc dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình

hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theonguyên giá

TK 211 đợc mở thành các TK cấp 2 sau:

- TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc

- TK 2112: Máy móc thiết bị

- TK 2113: Phơng tiện vận tải, truyền dẫn

- TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý

- TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

- TK 2118: TSCĐ khác

- TK 212- TSCĐ thuê tài chính: đợc dùng để phản ánh giá trị hiện có và

tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp

Kết cấu chung của các tài khoản này:

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình tăng do:

- Tăng TSCĐ

Trang 11

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ

- Kiểm kê thừa ( đối với TSCĐ hữu hình)Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình giảm do:

- Giảm TSCĐ

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ

- Kiểm kê thiếu ( đối với TSCĐ hữu hình)

Số d nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình hiện có của đơn vị 1.4.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.

( sơ đồ tài khoản)

1.5 Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hởng của nhiều nguyên nhân khácnhau, TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giátrị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ đã tham gia vào quá trình hoặt độngcủa doanh nghiệp và do các nguyên nhân khác TSCĐ bị hao mòn dới 2 hìnhthức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử

dụng của TSCĐ do các TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và docác nguyên nhân tự nhiên

Hao mòn vô hình của TSCĐ: là sự giảm sút thuần tuý về mặt giá trị của

TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra

Đối với những TSCĐ đợc sử dụng trong hoặt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng đợc chuyển dịch và giá tri sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ đợc tạo ra Phần giá trị hao mòn đó đợc gọi là khấu haoTSCĐ Nh vậy về bản chất, giá trị khấu hao TSCĐ chính là phần giá trị của TSCĐ

bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 12

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn TSCĐ trong

quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phơng pháp tính toánthích hợp

Mục đích của khấu hao là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn và

mở rộng TSCĐ Bộ phận giá trị hao mòn đợc chuyển dịch vào giá trị sản phẩm

1.5.1 Tính khấu hao TSCĐ

Việc tính khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp hiện nay đợc thực hiện theoquyết định 206 ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính

 Phạm vi ( nguyên tắc) khấu hao

Các TSCĐ dùng cho hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp dều phải tínhkhấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ đợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ Trừ những TSCĐ đã khấu hao hết nhng vẫn còn sử dụng

Những TSCĐ không tham gia vào sản xuất kinh doanh thì không phải tríchkhấu hao, bao gồm: TSCĐ không cần dùng, cha cần dùng, TSCĐ thuộc dự trữnhà nớc giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, TSCĐ sử dụng cho hoặt động phúclợi, TSCĐ dùng chung cho cả xã hội mà nhà nớc giao cho doanh nghiệp quản lý,TSCĐ đã khấu hao hết

 Phơng pháp tính khấu hao

Việc tính khấu hao trong doanh nghiệp có thể đợc thực hiện theo nhiều

ơng pháp khác nhau Mỗi phơng pháp có u điểm riêng Thông thờng có các

ph-ơng pháp khấu hao cơ bản sau:

- Phơng pháp khấu hao tuyến tính cố định

- Phơng pháp số d giảm dần

- Phơng pháp khấu hao theo số lợng sản phẩm

Thông thờng các doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phơng pháp đờngthẳng Nội dung của phơng pháp này nh sau:

- Căn cứ các quy định trong chế độ nhà nớc ban hành để xác định thờigian sử dụng của TSCĐ

Mức trích khấu hao trung

bình hàng năm của TSCĐ =

Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian sử dụng

Trang 13

- Từ công thức trên, ta có thể xác định đợc mức khấu hao theo quý hoặctheo tháng Mức trích:

Mức khấu haoquý (tháng) =

Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao

4(12)Công thức tren đợc vận dụng cho từng loại TSCĐ riêng biệt hoặc chotừngđối tợng ghi TSCĐ

Trong thực tế việc tính khấu hao đợc thực hiện hàng tháng trên cơ sở sốkhấu hao của tháng trớc, số khấu hao tăng giảm của tháng này

Số khấu hao phải

trích tháng này =

Số khấu hao đã

trích tháng trớc +

Số khấuhao tăng -

Số khấu haogiảm

Và đợc thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao

1.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐ

1.5.2.1.Tài khoản kế toán sử dụng.

Kế toán sử dụng TK 214 (hao mòn TSCĐ) với các tài khoản cấp 2:

Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu t giảm do TSCĐ, bất

động sản đầu t thanh lý, nhợng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liêndoanh

Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu t tăng do trích khấu haoTSCĐ, bất động sản đầu t

Số d bên có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu t hiện có

ở đơn vị

1.5.2.2.Trình tự kế toán khấu hao

( sơ đồ)

1.6 Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và h hỏng từng bộ phận Để

đảm bảo cho TSCĐ hoặt động bình thờng trong suốt thời gian sử dụng, các doanh

Trang 14

nghiệp phải tiến hành thờng xuyên việc bảo dỡng vầ sửa chữa TSCĐ khi bị hhỏng.

Tuỳ theo qui mô, tính chất của từng công việc sửa chữa mà ngời ta chia rathành 2 loại: sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa thờng xuyên TSCĐ

Có 2 phơng thức tiến hành sửa chữa: tự làm và thuê ngoài

1.6.1 Sửa chữa TSCĐ theo phơng thức tự làm

Do các bộ phận trong doanh nghiệp tự tiến hành, có thể do bộ phận cóTSCĐ tự mình sửa chữa hoặc do bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đảm nhận

 Đối với sửa chữa thờng xuyên:

Các chi phí sửa cữa thờng ít nên chi phí sửa chữa đợc phản ánh trực tiếpvào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa, kế toán ghi:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 152, 153, 334, 338

 Đối với sửa chữa lớn TSCĐ

Đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ, do yêu cầu quản lý kế toán tập hợp chiphí sửa chữa lớn TSCĐ vào : TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Kết cấu TK 241:

Bên nợ: Chi phí sủa chữa lớn TSCĐ phát sinh

Bên có: Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khiquyết toán đợc duyệt

Số d bên nợ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc giá trị sửa chữa lớnTSCĐ đã hoàn thành nhng cha đa vào sử dung hoặc quyết toán cha đợc duyệt.1.7 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ

Trong hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán TSCĐ sử dụng các sổ:

Trang 15

Trong điều kiện ứng dụng các phần mềm vi tính phục vụ cho công tác kếtoán TSCĐ và các khoản đầu t, cần lu ý một số nội dung sau:

- Tổ chức mã hoá TSCĐ theo đối tợng ghi TSCĐ Việc mã hoá TSCĐ làtuỳ thuộc vào số lợng, chủng loại TSCĐ hiện có của công ty, nhng tuyệt đối phải

đảm bảo nguyên tắc không trùng mã và dễ dàng nhận biết TSCđ theo từng loại,từng nhóm

- Tổ chức khai báo các thông tin về TSCĐ: TSCĐ trong công ty đợc quản

lý đơn chiếc, do vậy phải khai báo thông tin chi tiết về từng TSCĐ của công tycho phần mềm làm cơ sở quản lý, ghi chép và tính khấu hao TSCĐ Thông thờng,các thông tin tối thiểu phải khai báo gồm: mã, tên TSCĐ, nơi sử dụng, thời gian

đa vào sử dụng và thời gian dự kiến sử dụng

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các phần mềm kế toán đều cung cấp hệthống sổ kế toán khá đa dạng để theo dõi TSCĐ nh: sổ theo dõi TSCĐ theo từng

đơn vị sử dụng, sổ theo dõi TSCĐ toàn doanh nghiệp, các sổ kế toán tổng hợp nh:

sổ cái TK 211, 213, 214 Ngoài ra, ngời sử dụng còn có thể vận dụng các chứcnăng khác nh: lọc, tìm kiếm dữ liệu để tạo ra bảng kê, sổ kế toán theo yêu cầu

Chơng II:

Thực trạng về công tác tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty cổ

phần sông đà 11

2.1 đặc điểm chung về công ty cổ phần sông đà 11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 11

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nớc thuộc Công tyThuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến Trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 đuợcnâng cấp thành công trờng cơ điện Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng,chuyển đơn vị về thị xã Hoà Bình trên Sông Đà và đợc đổi tên là “Xí nghiệp lắpmáy điện nớc thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà 11” Đến năm

1989 theo quyết định số 03/TCT_TCLĐ ngày 12/12/1989 của tổng giám đốc TổngCông ty, Xí nghiệp lắp máy điện nớc đợc nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điệnnớc Năm 1993 theo quyết định của Bộ trởng Bộ Xây Dựng Công ty lắp máy điệnnớc đổi tên thành “Công ty xây lắp năng lợng thuộc Tổng Công ty thuỷ điện Sông

Trang 16

Đà” Năm 2002 công ty nhận chứng chỉ Quốc tế ISO 9001:2000 Ngày 11/03/2002

Bộ Xây dựng có quyết định số 285/ QĐ đổi tên công ty thành “Công ty Sông Đà11” Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nớc,ngày 17/08/2004 Bộ Xây Dựng đã có quyết định số 1332/QĐ-BXD về việc chuyểnCông ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần Sông Đà11

Trải qua hơn 40 năm xây dng phát triển qua nhiều lần đổi tên, bổ xung,chức năng nhiệm vụ, tách lập công ty không ngừng vơn lên trở thành mộtCông ty đa thơng mại hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá với hệ thống quản lýchất lợng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và thành lập một công ty thí nghiệm điện

đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:1999 Đặc biệt công ty có đội ngũ lãnh đạo, côngchức có trình độ cao, đội ngũ kỹ s giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân giỏinghề, có trang thiết bị hiện đại tiên tiến của nhiều nớc trên thế giới Từ đó màcông ty luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc mà tổng công ty giao cho và luôn sẵnsàng đáp ứng nhu cầu xây lắp hiện nay của đất nớc

Những kết quả mà Công ty đã đạt đợc tạo tiền đề quan trọng cho sự pháttriển vững mạnh sau này của Công ty Phơng hớng và nhiệm vụ Công ty đề ratrong giai đoạn tiếp theo là phấn đấu mức tăng trởng sản xuất kinh doanh hàngnăm khoảng 10% Có thể đánh giá sự phát triển và xu hớng phát triển của công tythông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:

Kế hoạch tài chính các năm 2006 đến 2010

Đơn vị tính: 10.000.000đCác chỉ tiêu Thực hiện

năm 2006

Kế hoạchnăm 2007

Kế hoạchnăm 2008

Kế hoạchnăm 2009

Kế hoạchnăm 2010Tổng giá trị sản

xuất kinh doanh

Trang 17

- Chi nhánh công ty tại Miền Nam

- Nhà máy Thuỷ Điện Thác Trắng

- Xí nghiệp Xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng

Các chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty:

- Xây dựng các công trình thuỷ điện thuỷ lợi, giao thông bu điện

- Quản lý, vận hành, phân phối điện nớc cho các công trình;

- Xây lắp hệ thống cấp thoát nớc đô thị và khu công nghiệp, đơng dây tải

điện trạm biến áp đến cấp điện áp 500KV, kết cấu công trình, quản lý vận hànhnhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nớc khu công nghiệp và đô thị;

- Sản xuất kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và kinhdoanh bán điện;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật t, thiết bị, phơng tiện vận tải cơ giới, phụting cơ giới thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng hoá đờng bộ;

- Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dỡng, lắp ráp tủ bảng điện côngnghiệp cho đờng dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây chuyền công nghệ

có cấp điện áp đến 500KV;

- Bảo trì, bảo dỡng định kỳ cho các nhà máy điên, trạm biến áp, xử lý sự cốbất thờng cho các công trình điện, t vấn chuyên nghành thiết kế hệ thống điện -

điện tử và tự động hoá;

- Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp;

- Khai thác cát sỏi, đá làm đờng và xây dựng;

- Sản xuất kinh doanh bia( bia hơi,bia tơi, bia chai, bia hộp);

- Kinh doanh vận tải và du lịch dịch vụ;

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà 11

Trang 18

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 xuất thân từ một doanh nghiệp nhà nớc, cónhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rộng nên tổchức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo mô hình vừa tậptrung vừa phân tán Bộ máy quản lý của công ty gồm: Hội đồng quản trị, Bangiám đốc, Ban kiểm soát Trong đó Tổng giám đốc là ngời chịu trách nhiệm vềmọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, giúp việc Tổng giám đốc làcác Phó giám đốc và các phòng ban chức năng.

Các phòng ban chức năng gồm:

-Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các

ph-ơng án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chứcquản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với ngời lao

động, thực hiện công tác văn th lu trữ

-Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát, đôn đốc về công tác cơ giới và vật t,

quản lý chất lợng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn công ty

-Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài

hạn, báo cáo về tổ Công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theo dõi thựchiện kế hoạch

-Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ

thuật chất lợng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện phápthi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật t cơ giới toàn công ty, lập kếhoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ vật t thiết bị của các đơn vịtheo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp để tham mu cho việcmua sắm, thanh lý máy móc bổ sung

-Phòng dự án: theo dõi, quản lý các dự án của công ty.

Dới các phòng ban của công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổ chứccác phòng ban tơng tự trực tiếp quản lý hoạt động của đơn vị mình đồng thời chịu

sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty Giữa các phòng ban cơ quan công ty

và dới xí nghiệp có sự phân công quản lý và phối hợp chặt chẽ

2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Sông Đà

2.1.4.1 Bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần Sông Đà

Trang 19

Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểmtra công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty kể cả các đơn vị thành viên Giúpgiám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giảipháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và qui mô sản xuất, kinh doanh ở công

ty gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sở giaodịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nớc cho nên bộ máy kế toán ở công ty

đợc tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán Hàng tháng, bộ phận kếtoán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chính kế toáncủa công ty và phòng này có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn công ty và lậpbáo cáo tài chính hàng kỳ

Hiện nay phòng tài chính kế toán của công ty đợc bố trí theo các chức năngnhiệm vụ sau:

-Kế toán trởng: Giúp tổ giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện

toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty Tổchức hạch toán trong phạm vi toàn công ty theo các qui định về quản lý kinh tếtài chính và điều lệ kế toán trởng

-Phó kế toán trởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn công ty và giúp việc

cho kế toán trởng Thay mặt kế toán trởng công ty khi kế toán trởng đi vắng( có

uỷ quyền từng lần cụ thể )

-Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính

giá thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ

-Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ

thanh toán và theo dõi thanh toán qua ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ liênquan đến ngân hàng

-Kế toán nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu.

-Kế toán vật t và tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ,

khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ

-Kế toán tiền lơng và bảo hiểm xã hội: Theo dõi các khoản thanh toán

với ngời lao động và các khoản trích theo lơng trên cơ sở tiền lơng thực tế và tỉ lệphần trăm hiện hành

Trang 20

-Kế toán tạm ứng và thanh toán: Theo dõi quản lý các khoản tạm ứng,

quản lý các nhiệm vụ thu,chi quỹ và các khoản thanh toán

-Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà

doanh nghiệp phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan nhà nớc và tìnhhình thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty

-Kế toán các khoản phải thu: Theo dõi các khoản phai thu của khách

hàng

-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ.

-Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy

định quản lý tài chính của công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toántrên công ty

2.1.4.3 Phần mềm kế toán máy đang đuợc áp dụng tại Công ty

Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng nhgiảm đợc cờng độ làm việc của kế toán Nên Công ty cổ phần Sông Đà 11 đãthấy đựơc u điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán.Công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy Hiện nay công ty đang

Trang 21

áp dụng phần mềm kế toán UNESCO Accouting với chơng trình mang tênSONGDA ACCOUTING SYSTEM Đây là phần mềm kế toán đông nên có thểthay đổi phù hợp với Công ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản.( màn hình phần mềm)

Sau ngày thành lập với nguồn ngân sách cấp, Công ty đã chú trọng tới việc

đầu t trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoặt động sản xuất kinhdoanh của công ty So với các công ty cùng lĩnh vực thì TSCĐ của Công ty cổphần Sông Đà đựoc trang bị tơng đối đầy đủ về cả số lợng và chất lợng

Tính đến ngày 01/01/2007 tổng số vốn cố định của công ty là:124,559,000,000 đồng Trong thời gian gần đây, do khối lợng các công trình thicông nhiều, Công ty phải trang bị các máy móc thiết bị bằng nguồn vốn tự có củamình hoặc vốn tín dụng và nguồn vốn khác Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ cácnớc: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức

Trang 22

Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng,

giảm TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị Đồng thời định kỳ tính giá trị haomòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao

Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi

chép về công tác quản lý và điều phối vật t, cơ giới Phòng còn theo dõi và nắmgiữ năng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khảnăng khai thác tài liệu sử dụng thiết bị ở các công trình Đồng thời phòng quản lýthiết bị phải căn cứ vào các công trình do công ty đang đảm nhiệm thi công đểcân đối năng lực thiết bị động lực, thiết bị công tác, phơng tiện vận tải, Nhằm

điều phối nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công.Phòng quản lý thiết bị còn cùng các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêmmáy móc thiết bị mới, đáp ứng yêu cầu tiến bộ, chất lợng thi công

2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở công ty.

2.2 2.1 Phân loại TSCĐ.

Tại Công ty cổ phần Sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐ

đợc phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty Vì vậyTSCĐ của công ty cần đợc phân loại theo những tiêu thức nhất định:

- Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

TSCĐ đầu t bằng nguồn vốn góp 2,813,000,000đ

TSCĐ đầu t bằng nguồn vốn CNK 15,576,000,000đ

TSCĐ đầu t bằng nguồn vốn tín dụng 106,170,000,000đ

- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:

Trang 23

Thông qua các cách phân loại trên giúp cho công ty quản lý chặt chẽTSCĐ của mình một cách cụ thể, chi tiết theo đặc trng kỹ thuật và tình hình sửdụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình sảnxuất và thi công của Công ty.

2.2.2.2.Đánh giá TSCĐ

Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thácTSCĐ Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐ, Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô,năng lực, của công ty Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của công ty

đựơc thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành: Đánh giá TSCĐ theo nguyêngiá và giá trị còn lại

Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:

Theo cách đánh giá này nguyên gía TSCĐ đợc xác định trong từng trờnghợp cụ thể nh sau:

- Nguyên giá TSCĐ mua ngoài:

+

Chi phí vận chuyển,bốc

dỡ, lắp

đặt…

-Các khoản giảm trừ

-Giá trị sản phẩm thu

đợc do chạy thử

90,358,000 + 1,000,000 = 91,358,000(đồng)

Và NG TSCĐ đó đợc ghi vào sổ kế toán tăng TSCĐ

- Nguyên giá TSCĐ do tự xây dựng, tự chế.

Ví dụ:

Trang 24

Trong năm 2006 Công ty cổ phần Sông Đà 11 đợc Tổng Công ty cho phép

tự sản xuất Thiết bị tháo lắp KBGS 450( gồm 2 bộ tời và 8 cum buly) Đến ngày06/11/2006 công trình hoàn thành Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật tổngthể công trình, hạng mục công trình đã đợc duyệt, quyết toán công trình xâydựng cơ bản hoàn thành với giá trị là:920,000,000 đồng Công ty đã ghi sổ theonguyên giá là: 920,000,000 đồng

Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:

Giá trị còn lại của TSCĐ đợc xác định theo công thức:

Ví dụ :Công ty đánh giá nguyên giá TSCĐ là xe ôtô Mitsubishi biển kiểm soát29M-2512 có:

Nguyên gía của ôtô là: 440,000,000đồngKhấu hao luỹ kế :220,000,000đồngGiá trị còn lại :220,000,000đồngTại Công ty cổ phần Sông Đà 11,khi đánh giá lại TSCĐ cần xác định đợc TSCĐ tại thời

điểm đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so với TSCĐ khi còn mới Khi đó giá trị còn lại của TSCĐ là:

Giá trị còn lại của

TSCĐ khi đánh gía lại =

Tỷ lệ % năng lực TSCĐ còn lại x

Nguyên giá TSCĐ (nguyên giá cũ)

Thông thờng vào cuối mỗi năm tổng Công ty đều có quyết định kiểm kêlại TSCĐ Khi đó phòng quản lý vật t cơ giới cho tổ chức đánh giá lại tài sản đểxác định giá trị tài sản thực tế của công ty

Trong công tác hạch toán TSCĐ, công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên

sổ sách Còn gía trị TSCĐ thực tế kiêm kê và giá trị còn lại của TSCĐ khi đánhgiá lại công ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụngTSCĐ là tốt hay không tốt

Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán nên công ty không xác đinh giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đã đánh giá lại( giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ đợc thể hiện trên báo cáo chi tiết

Trang 25

kiểm kê TSCĐ) Nh vậy cha phản ánh đợc thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở công ty

và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh

2.2.3 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty cổ phần Sông

Đà11.

Công tác hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty cổ phần Sông Đà 11

đợc thực hiện ở cả phòng Tài chính – Kế toán công ty và các chi nhánh xínghiệp đơn vị sử dụng TSCĐ theo từng đối tợng ghi TSCĐ và đợc thực hiện trênmáy tính

Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS, việc mã hoá TSCĐ đợc tiếnhành theo từng đối tợng TSCĐ Mỗi đối tợng ghi TSCĐ không phân biệt đang sửdụng hay dự trữ đều số hiệu mã hoá riêng, số hiệu đó không thay đổi trong suốtquá trình bảo quản sử dụng tại đơn vị

Số hiệu mã hoá TSCĐ là một tập hợp bao gồm nhiều chữ số đợc sắp xếptheo một thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối t-ợng TSCĐ trong nhóm Cụ thể công ty đang sử dụng các tài khoản cáp 1 và cấp 2

để chia loại và chia nhóm TSCĐ kèm theo một dãy số nhất định trong dãy số tựnhiên để ký hiệu ghi TSCĐ

Ngày đăng: 31/07/2013, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình - Bao cao thuc tap ke toan Tài sản cố định
Sơ đồ x ử lý và luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình (Trang 33)
Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình - Bao cao thuc tap ke toan Tài sản cố định
Sơ đồ x ử lý và luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình (Trang 33)
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình - Bao cao thuc tap ke toan Tài sản cố định
211 TSCĐ hữu hình (Trang 34)
Căn cứ vào hoá đơn, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào màn hình nhập liệu với định khoản: - Bao cao thuc tap ke toan Tài sản cố định
n cứ vào hoá đơn, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào màn hình nhập liệu với định khoản: (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w