Hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i LỜI MỞ ĐẦU Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Với việc kiểm tra giám sát và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh tối ưu cho các nhà quản trị. Kế toán đang là công cụ được sự quan tâm của các nhà quản lý. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, kế toán càng tỏ ra là một công cụ quan trọng không thể thiếu được của các nhà quản lý. Kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều sản phẩm hàng hoá, quá trình diễn ra ngày càng gay gắt thì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại, đứng vững và phát triển phải liên tục vận động, đổi mới trong sản xuất kinh doanh.Muốn vậy giải pháp mà các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng đó là nâng cao năng suất lao động đi đôi với cải tiến chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm cùng những chính sách bán hàng tiêu thụ sản phẩm hợp lý…nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.Đối với các doanh nghiệp sản xuất đặc thù thì một trong những biện pháp hữu hiệu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đó là biện pháp hạ giá thành sản xuất sản phẩm nhưng vẫn duy trì và thậm chí nâng cao được chất lượng sản phẩm đó. Để đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, yêu cầu đạt ra đối với các doanh nghiệp là phải quản lý chặt chẽ các loại chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm tránh lãng phí, tối thiểu hoá các chi phí không thực sự cần thiết.Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm chính là công cụ sắc bén nhất trong việc phản ánh, tập hợp và quản lý các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.Vì thế phần hành kế toán tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là phần hành trọng tâm, quan trọng và rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anhlà một doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường sản xuất tấm lợp A.C ở miền Bắc với sản phẩm có chất lượng cao và đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1999 - 2006.Có được những thành tích đáng khích lệ như vậy là do công ty đã Nguyễn Phương Lan K38BK2 1 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i không ngừng vận động, đổi mới trong sản xuất kinh doanh hoàn thiện để tồn tại, đứng vững và phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tại công ty với sự hướng dẫn của cô giáo Lưu Thị Duyên cùng các cô ở phòng kế toán công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.Kết cấu nội dung chuyên đề gồm ba chương: Chương1: Những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Chương2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Chương3: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Nguyễn Phương Lan K38BK2 2 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i Chương1: Những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. 1.1) Những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. 1.1.). Đ ặc đi ểm nghi ệp v ụ t ính gi á th ành: Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên.quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả chất lượng sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong suốt quá trình sản xuất cũng như tính đồng dẫn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, giảm chi phí tăng lợi nhuận.Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, phản ánh mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Công thức chung để tính giá thành (Z): Tổng Zsp hoàn thành = CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ Để hạ thấp được giá thành sản xuất thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tích kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm. * C ác loại giá thành sản phẩm: * Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành - Giá thành kế hoạch: là loại giá được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán chi phí sản xuất và sản lượng của kỳ kế hoạch.Giá kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành. - Giá định mức: là giá được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.Giá định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. - Giá thực tế: là giá được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.Giá thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ và là căn cứ để kiểm tra đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. * Theo phạm vi phát sinh chi phí Nguyễn Phương Lan K38BK2 3 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i - Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2) Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm 1.1.2.1) Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kế toán tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán quan trọng nhất không thể thiếu.Đó không chỉ là nhiệm vụ của kế toán tài chính mà còn là công việc của kế toán quản trị.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản trị trong doanh nghiệp quan tâm bởi nó phản ánh khá đầy đủ kết quả của quá trình sản xuất. Muốn cung cấp những số liệu chính xác về chỉ tiêu này cho nhà quản lý kế toán cần phải hạch toán đầy đủ và tính toán đúng đắn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Xét ở mức độ tổng thể hơn nữa, kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có thể là những con số chính xác và thực chất khi kế toán thực hiện tốt phương pháp kế toán này. Hơn nữa, kết quả và những tài liệu li ên quan đến giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm giảm giá bán sản phẩm tạo thế cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm khác cùng loại. 1.1.2.2) Nhiệm vụ kế toán nghi ệp vụ tính giá thành sản phẩm Kế toán tính giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán nói chung và công tác quản lý, muốn vậy công tác kế toán này cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. - Xác định và sử dụng các tài khoản kế toán, vận dụng đúng chế độ kế toán hiện hành để tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp đang sử dụng. - Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các tài khoản liên quan theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Cuối kỳ, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố biểu hiện trên thuyết minh báo cáo tài chính, thường xuyên kiểm tra đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự đoán chi phí đối với các chi phí Nguyễn Phương Lan K38BK2 4 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i gián tiếp như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế. - Tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang đúng phương pháp, khoa học hợp lý để từ đó hạch toán và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ chính xác. 1.2.Nội dung chuẩn mực kế toán quy đ ịnh về giá thành sản phẩm và phương pháp kế toán giá thành sản phẩm 1.2.1.Nội dung chuẩn mực kế toán quy định về giá thành sản phẩm (Chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho) * Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; - Chi phí dịch vụ dở dang. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán. * XÁC Đ Ị N H G I Á T R Ị H À N G T Ồ N K H O Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. * GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. * Chi phí mua Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương Nguyễn Phương Lan K38BK2 5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. * Chi phí chế biến - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. - Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. - Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. - Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. 1.2.2) Phương pháp tính giá thành Nguyễn Phương Lan K38BK2 6 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i * Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.Để tính được giá thành sản phẩm cần kiểm kê và đánh giá SPDD theo các phương pháp sau: * Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí trực tiếp Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang các chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương.Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành.Phương pháp này đơn giản nhưng mức độ chính xác thấp.Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các tháng tương đối đồng đều. * Phương pháp ước tính sản lượng tương đương Dựa theo số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương.Các chi phí nguyên, vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm.Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giừo công định mức, tiền lương định mức.Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang.Trình tự xác định giá trị sản phẩm dở dang như sau: - Bước 1: Xác định giá trị nguyên, vật liệu chính trong SPDD (Nếu NVL chính bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất) Giá trị vật liệu chính Giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng = x trong SPDD Số lượng TP + Số lượng SPDD SPDD - Bước 2: Xác định chi phí chế biến trong SPDD Chi phí chế biến Tổng chi phí chế biến Số lượng SPDD = x trong SPDD Số lượng TP + SPDD quy đổi ra TP quy đổi ra TP - Bước 3: Xác định giá trị SPDD Giá trị SPDD = Giá trị vật liệu chính trong SPDD + Chi phí chế biến trong SPDD * Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dụng được định mức chi phí hợp lý hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.Đặc Nguyễn Phương Lan K38BK2 7 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i điểm của phương pháp này là chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện và tỷ lệ hoàn thành.Nếu sản phẩm được chế tạo không trải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm hoàn thành.Như vậy, kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó để xác định chi phí cho sản phẩm dỏ dang.Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của các công đoạn đã hoàn thành. * Các phương pháp tính giá thành sản phẩm • Phương pháp trực tiếp Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau.Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm hoặc để tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.Công thức chung tính giá thành như sau: Tổng giá thành SP CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang = + - hoàn thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị SP: Zđvsp = Tổng giá thành SP / Số lượng SP hoàn thành trong kỳ * Phương pháp hệ số Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất như các doanh nghiệp sành sứ, thủy tinh, sản xuất giầy dép, may mặc .Trên dây chuyền sản xuất này các CPSX không thể tập hợp riêng được theo từng đối tượng tính giá thành.Trình tự hạch toán theo phương pháp hệ số như sau: - B1: Xác định tổng giá thành của cả nhóm SP bằng phương pháp giản đơn - B2: Quy đổi SLSP từng loại trong nhóm thành SP tiêu chuẩn theo hệ số quy định SLSP tiêu chuẩn = SLSP mỗi thứ SP trong nhóm x H/s quy đổi cho từng thứ SP trong nhóm - B3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn Zđvsp tiêu chuẩn = Tổng Z của cả nhóm / Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn - B4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ sản phẩm trong nhóm Zđvị từng thứ SP = Zđvsp tiêu chuẩn x Hệ số quy đổi của từng thứ SP Nguyễn Phương Lan K38BK2 8 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §¹i häc Th¬ng M¹i * Phương pháp định mức Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức.Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau: Giá thực tế Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch do thực hiện = +/- - sản phẩm định mức thay đổi định mức so với định mức * Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)…để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hay Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế x chi phí kế hoạch hay định mức từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại sản phẩm * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của người mua.Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng.Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trự tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, chi phí sản xuất chung do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo từng phân xưởng và đến cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ phù hợp. 1.2.3 – Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm 1.2.3.1 Chứng từ sử dụng Kế toán tính giá thành sản phẩm sử dụng các laọi chứng từ - Bảng tổng hợp chi phí dở dang đầu kỳ - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thành phẩm - Bảng tổng hợp, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp - Bảng tổng hợp, phân bổ chi phí NVL trực tiếp - Bảng tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung Nguyễn Phương Lan K38BK2 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thơng Mại - Bng tớnh chi phớ d dang cui k - Bng tớnh giỏ thnh s n phm 1.2.3.2 Ti khon s dng tớnh giỏ thnh sn phm Tại doanh nghiệp tất cả các chi phí sản xuất đã đợc nêu cuối kỳ đều phải tổng hợp vào TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 " Giá thành sản xuất" . Nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ toàn doanh nghiệp. TK 154(TK 631 i vi phng phỏp KKK) đợc mở chi tiết cho từng ngành sản xuất ,từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ của các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ(kể cả thuê ngoài và gia công ch biến). *Kết cấu và nội dung TK 154 -Bên Nợ : + Kết chuyển các chi phí NL,VL,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp KKĐK. - Bên Có: + Các khoản giảm giá thành + Giá thành sản xuất của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. + Kết chuỷên chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ ( đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp KKĐK). Số d bên Nợ : Phản ánh chi phí của sản phẩm lao vụ còn dở dang cuối kỳ. *Kết cấu và nội dung của tài khoản 631 -Bên Nợ : + Kết chuyển chi phí của sản phẩm công việc còn dở dang đầu kỳ(từ TK154 sang). + Kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ (đã đợc tập hợp ở các TK 621,622,627 ). -Bên Có : + chi phí sản xuất của sản phẩm công việc còn dở dang cuối kỳ (đợc tính toán trên cơ sở kiểm kê và đánh giá theo phơng pháp quy định) kết chuyển sang TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ". + Giá thành sản xuất của sản phẩm công việc đã hoàn thành trong kỳ (đợc tính toán theo Nguyn Phng Lan K38BK2 10 . về kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Chương2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ kế toán tính giá. giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Chương3: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tính giá thành sản