Định NghĩaThuốc phun mù hay còn gọi là thuốc khí dung là dạng bào chế mà trong quá trình sử dụng dược chất được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp, thuốc được nén qua đ
Trang 1THUỐC PHUN MÙ
Trang 2Thuốc Phun Mù
Trang 4Định Nghĩa
Thuốc phun mù (hay còn gọi là thuốc
khí dung) là dạng bào chế mà trong quá trình sử dụng dược chất được phun
thành những hạt nhỏ với kích thước
thích hợp, thuốc được nén qua đầu
phun bởi một luồng khí đẩy ở áp suất cao để tới nơi tác dụng, như trên da,
tóc, niêm mạc mũi họng, phổi,
Trang 5+ Đặc biệt có thể
phân liều nếu có van chuyên biệt, nên liều lượng chính xác
+ Có khả năng tạo tác dụng hiệp đồng với các dạng thuốc khác ( Nếu chúng tương kỵ nhau khi ở cùng 1 dạng bào
chế )
+ Đơn giản, thuận tiện dễ sử dụng ( với các thuốc như amphotericin B,
insulin, dinatri cromoglycat ) + Thuốc phun mù thường ổn định hơn, không bị ẩm, nhiễm khuẩn giữa
2 lần sử dụng
Trang 6hô hấp có thể gây nguy hiểm chết người
+ Phải biết sử dụng theo những hướng dẫn cụ
thể.
+Thuốc đóng khí
nén nên dễ gây cháy nổ.
Nhược Điểm
Trang 7- Thuốc dùng theo đường hô hấp để trị bệnh ở
mũi, họng, phổi, để gây tê, kháng khuẩn, kháng
viêm,
- Các vị trí khác: Thuốc khí dung dùng cho tai; phụ khoa; hậu môn, vệ sinh môi trường,
Trang 8Phân Loại
Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc
+ Theo khí đẩy: Thuốc khí dung dùng khí nén là không khí, là khí trơ, hỗn hợp khí
+ Theo trạng thái tập hợp: Với thuốc khí dung hoàn chỉnh, đóng trong bình khí nén khi ở trạng thái bảo quản, thuốc có thể tập hợp thành 2 pha, 3 pha hoặc dạng phức tạp
+ Trạng thái bọt: Thuốc dạng bọt được bào chế kiểu nhũ tương dầu trong nước Loại này thường dùng khí hoá lỏng
Trang 9Theo kỹ thuật tạo khí dung
+ Thuốc khí dung tạo bằng máy nén khí: dùng cho bệnh viện, tập thể nhiều người bệnh.
+ Thuốc khí dung dùng khí nén đóng sẵn: thuốc được đóng
chai lọ, bình, có gắn van, nén khí trơ hoặc hỗn hợp khí hoá lỏng + Thuốc khí dung dùng piston: đóng chai, bình có gắn van đồng thời với piston, người dùng tự bơm không khí trước khi thuốc được đẩy ra
Trang 10Thành Phần Của Thuốc Phun Mù
Hoạt chất và tá dượcĐược pha chế thường dưới dạng lỏng như dung dịch, hỗn dịch nhũ tương sau đó có thể dùng ngay hoặc đóng gói hoàn chỉnh.
Bình chứa thuốc và đầu phunBình hoàn chỉnh có kết nối giữa bình và van phân liều, đầu phun hoặc đơn giản là một ống, hoặc cốc chứa
thuốc, gắn với đầu phun Bình hoàn chỉnh ngoài chức
năng chứa thuốc, còn chứa khí nén đủ dùng cho liều
thuốc mà nó chứa đựng
Trang 11Thành Phần Của Thuốc Phun Mù
Khí đẩy
Khí đẩy có chức năng nén thuốc qua đầu phun, tạo ra hệ phân tán của hạt thuốc trong không khí, tới nơi cần trị liệu
Không khí được xử lý, nén qua máy nén khí dùng trong khí dung tập thể,
hoặc dụng cụ tạo khí dung kiểu quả bóp, kiểu piston,
Các khí trơ như nitơ, carbonic, nitơ oxid hoặc khí loại hydrocarbon và dẫn chất halogeno như hydro floro carbon (HFC), cloro floro hydrocarbon (CFC) Các khí trơ thường dùng đóng các bình khí dung dưới áp suất cao dạng khí nén, hoặc khí nén hoá lỏng
Trang 12Kỹ Thuật Bào Chế
Nguyên tắc hoạt động chung
Nén một luồng khí vào ống có miệng rộng của đầu phun, khí nén này được thổi qua đầu của ống khác có miệng nhỏ (mao quản), nhúng trong thuốc ở thể lỏng Thuốc sẽ thoát qua đầu mao quản và bị khí nén tán thành hạt mịn trong khí một cách liên tục
Dụng Cụ Tạo Khí Nén Bằng Máy Nén Khí
Trang 13Kỹ Thuật Bào Chế
Cấu tạo
+ Hệ thống gồm 1 đầu phun để chứa
thuốc, gắn kết với máy nén khí đẩy
+ Khí đẩy thường là không khí sạch,
tạo ra áp suất 0,6 - 0,8kf/cm2, với
lưu lượng khí khoảng 15 - 20 lít
khí/phút, tương tự lượng khí lưu
thông qua phổi cùng đơn vị thời gian
Dụng Cụ Tạo Khí Nén Bằng Máy Nén Khí
Trang 14Kỹ Thuật Bào Chế
Dụng Cụ Tạo Khí Nén Bằng Máy Nén Khí
Máy nén khíMột máy nén khí trung tâm tạo luồng khí ổn định và chia ra nhiều ngả dùng cho mỗi bệnh nhân.
+ Máy nén khí chạy điện, động cơ có công suất phù hợp, thường dùng máy nén kiểu cánh quạt và phải có màng lọc khí, đảm bảo khí sạch khi vào buồng nén.
Trang 15Kỹ Thuật Bào Chế
Lưu ý
- Cấu tạo của bộ phận chứa thuốc và đầu phun: phần này thường chế tạo bằng thuỷ tinh trung tính, được sử dụng riêng cho mỗi bệnh nhân, sau mỗi lần dùng được vệ sinh và dùng lại nhiều lần
- Ống mao quản đặt trong đầu phun phải đủ nhỏ (đường kính
trong của ống f » 0,5 - 2mm) và không quá cao (khoảng 10cm) để
ít tốn năng lượng từ máy nén khí Khi đó dòng khí nén đi qua đầu
hở của mao quản tạo ra sự giảm áp mạnh, cuốn thuốc lỏng đi
theo và phân tán thành hạt
Dụng Cụ Tạo Khí Nén Bằng Máy Nén Khí
Trang 16Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Thuốc khí dung đóng khí nén - còn gọi là dạng khí dung hoàn chỉnh là chế phẩm mà khi sử dụng, khí nén trong bình có khả năng đẩy thuốc khỏi đầu phun, thành hệ phân tán gồm các hạt mịn trong khí.
Dạng khí dung hoàn chỉnh tạo thành từ 3 thành phần chính: thuốc và khí đẩy và bình chứa.
Thuốc đôi khi là thể rắn - bột mịn, song thường ở dạng lỏng (hỗn dịch, dung dịch, nhũ tương - bọt) với các tá dược như dung môi - chất dẫn, các chất phụ
Trang 17Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Khí đẩy
Là khí chịu nén và trơ, ngoài vai trò là khí đẩy, khí có thể
là dung môi trong trường hợp dùng khí hoá lỏng Sau khi đẩy thuốc ra khỏi bình, khí nén phải bay hơi nhanh, để lại thuốc tại nơi trị liệu.
Bình chứa ngoài chức năng thông thường là chứa đựng thuốc, phải đáp ứng thêm vai trò phân phối thuốc bằng 1 van đặc biệt, phải chịu được áp lực, đảm bảo an toàn khi
sử dụng và bảo quản.
Trang 18Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Bình chứa gồm 3 phần chính: vỏ bình, van, đầu phun - nút bấm và nắp bảo vệ
Vỏ hay thân chứa thuốc và khí đẩy có dạng hình trụ như các chai lọ hoặc bình, nhưng phải có cổ phù hợp với van
Trang 20Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Giữ bình kín dưới áp suất cao và cho thuốc thoát ra khi sử
dụng với lượng thuốc ấn định Có nhiều kiểu van được chế tạo phù hợp với kiểu cấu trúc của thuốc: hỗn dịch, bọt nhũ tương, hay dung dịch và yêu cầu định liều hay không cần định liều.
Van định liều
Van định liều cấp những liều thuốc chính xác Cấu tạo của van dựa trên nguyên tắc nén những thể tích thuốc chính xác vào một buồng trống tạo ra bởi một cơ cấu thích hợp.
Van
Trang 215 Đầu nhấn 5a: Trạng thái van đóng: định liều thuốc
5b: Trạng thái van mở: phun thuốc.
Trang 22mặt do khí nén gây ra
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Trang 23Kỹ Thuật Bào Chế
Như vậy, việc lựa chọn dung môi, chất phụ trong
dạng thuốc này cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung tuỳ các yếu tố: độ tan, độ mịn của hoạt chất Khi thuốc được đóng gói, tuỳ cấu trúc của hệ và sự lựa chọn chất đẩy mà hình thành một số thông số
chung có thể tham khảo trong thiết kế thuốc
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Trang 24Kỹ Thuật Bào Chế
Trang 25Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Đầu phun, nút bấm và nắp bảo vệ
Đầu phun là một ống dẫn thuốc gắn liền với van, thường đồng thời là nút bấm để đẩy van về vị trí mở cho thuốc thoát ra được chế tạo liền một khối Đầu phun thuốc có thể thẳng đứng hay nằm ngang và có hình dạng phù hợp với nơi sử dụng như miệng, mũi, tai
Nắp bảo vệ có chức năng giữ đầu phun khỏi biến dạng
và tránh ô nhiễm, phù hợp với chai, lọ, bình như nắp chai
lọ thông thường
Trang 26Kỹ Thuật Bào Chế
Khí đẩy+ Khí đẩy được nén vào bình chứa ở
áp suất cao 2 - 7 kgl/cm2, với chức năng ép đẩy thuốc vào van và phun thuốc tạo ra hệ phân tán hạt trong khí.
+ Khí đẩy có thể ở trạng thái khí hoặc trạng thái lỏng gồm 2 nhóm thông dụng: nhóm khí nén và nhóm khí hoá lỏng
Khí đẩy được coi như "trái tim" của bình thuốc khí dung
Tham gia vào công thức pha chế của thuốc như là dung môi, chất pha
loãng (khí hoá lỏng), hoặc tham gia vào hệ nhũ tương - bọt.
Trang 27Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Yêu cầu chất lượng của khí đẩy
Có 2 đặc tính quan trọng của một khí đẩy được chọn dùng: đặc tính giãn nở tốt và an toàn trong sản xuất và sử dụng.
Đặc tính giãn nở tốt
Trong điều kiện áp suất hoạt động của bình, giúp đẩy thuốc
ra khỏi bình và phân tán thuốc thành hạt mịn
Đặc tính an toàn của khí đẩy
An toàn hoá lý hay tính trơ, không ảnh hưởng tới thuốc và vật liệu của bình, không gây cháy nổ
An toàn sinh học: không độc cho người sử dụng
An toàn môi trường: không làm hại môi sinh, môi trường
Trang 28Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Một số khí đẩy hay dùngCác khí nén gồm 3 chất: khí carbonic, khí nitơ và khí nitơ oxid, hay dùng cho khí dung hỗn dịch, dung dịch hoặc dạng bọt để dùng ngoài
Các khí hoá lỏng: Gồm 2 nhóm chính là hidrocarbon và halocarbon, được sản xuất tồn trữ dưới dạng hoá lỏng Nhóm hidrocarbon gồm 3 chất:
+ Propan (C3H8) : A70
+ n - Butan (C4H10) : A17
+ Isobutan(C4H10) : A31
Trang 29
Chlorodifluoro ethan : C2H3ClF2 (Propellant 142b)
Hepta fluoro propan : C3HF7 (Propellant 227)
Difluoro ethan : C2H4F2 (Propellant 152a)
Tetra fluoro ethan : C2H4F2 (Propellant 134a)
Trang 30Kỹ Thuật Bào Chế
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Đây là các chất nhân tạo, đắt tiền so với các hidrocarbon vốn là các chất thu từ thiên nhiên
Các chất trên được sử dụng trong nhiều loại khí dung, có thể dùng riêng hay phối hợp 2 hoặc 3 chất Đặc biệt với các dạng khí dung
phân liều dùng qua đường hô hấp nhóm 3 chất chloro fluoro carbon
12, 114, 11 hay sử dụng nhất.
Lưu ý sử dụng: các khí hoá lỏng khi phun trực tiếp cho cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh trên da, niêm mạc và có thể kích thích nhu mô phổi
Nhưng do đa số các khí hoá lỏng thoát khỏi thuốc rất nhanh và việc
sử dụng các van đặc biệt nên các khí này hiện được coi là rất an
toàn Riêng trong bào chế cần có chế độ bảo vệ công nhân bằng các biện pháp chống ngạt, chống cháy nổ, chống bỏng lạnh do tiếp xúc.
Trang 31Kỹ Thuật Bào Chế
Quy Trình Sản Xuất
Do đặc điểm nhạy cảm với nhiệt độ khác nhau của khí đẩy, 2 quy trình bào chế được tiến hành gồm
van Kỹ thuật này áp
dụng được cho cả hai
loại khí đẩy, khí nén
(khí nén hoá lỏng).
Quy trình lạnh: dùng riêng cho khí nén hoá lỏng
Trang 32Đóng khí đẩy Hóa Lỏng
Nén Khí Đẩy Đặt Van
Máy nén khí
Bồn trữ khí lỏng
Bồ trữ khí
Dán nhãn, bao bì bảo quản
Trang 33Kỹ Thuật Bào Chế
Quy trình nhiệt độ lạnh: chỉ áp dụng cho khí hoá lỏng CFC: (Propellant 11, 12, 114) phải có thiết bị làm lạnh khí xuống - 35 - 40 0 C Ở nhiệt độ này, khí hoá lỏng
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Trang 34Kỹ Thuật Bào Chế
Quy trình dùng áp suất cao nén khí: phải có thiết bị nén khí ở áp suất cao 80 - 150 PSI, trong một chu trình kín,
có thể áp dụng cho cả khí nén hoặc khí hoá lỏng
Ở quy mô công nghiệp, quy trình dùng áp suất cao
được ưa chuộng hơn vì nhiều lý do: ít bị ô nhiễm từ môi trường; ít thoát khí đẩy; máy đóng năng suất cao (đóng trong lồng kín nhiều bình, đóng bằng máy xoay tròn
nhiều đầu bơm tự động)
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Trang 35Kỹ Thuật Bào Chế
Với khí hoá lỏng: dùng một
burette có thể đong những thể tích nhất định 100 - 1000 ml khí hoá lỏng, nén từ bồn trữ vào
bình chứa thuốc đã đóng van Hệ thống đóng khí này có một van 3 ngã vừa nhận khí hoá lỏng, vừa
có thể nối với máy nén khí hoặc bình khí trơ nitơ N2 để đẩy khí
từ buret vào bình thuốc
Trang 36Kỹ Thuật Bào Chế
Với khí nén: Các khí này được tồn trữ trong các bồn chứa ở áp suất cao (» 150PSI), nên có thể bơm vào bình chứa thuốc đã gắn van, qua đường ống nối với 1 đầu bơm có gắn áp kế, điều chỉnh bằng tay hoặc cài đặt tự động
Trong trường hợp cần hoà tan một lượng lớn khí đẩy trong
thuốc, khí carbonic, nitơ dioxid được bơm vào trong trạng thái lắc bình khi nén khí Trường hợp để tăng lượng khí đẩy trong bình cũng dùng 2 khí trơ trên.
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh
Trang 37Kỹ Thuật Bào Chế
Trong cả 2 quy trình dùng nhiệt độ lạnh hoặc dùng
áp suất cao đều có thao tác đuổi không khí khỏi bình trước khi đóng khí đẩy
Trang 38Kỹ Thuật Bào Chế
Kiểm tra độ kín: nhúng bình đã hoàn chỉnh trong nồi cách thuỷ ở 54 – 55 o C phát hiện bình hở để loại bỏ nếu thấy xuất hiện bọt khí
Dán nhãn và hoàn chỉnh bao bì: tương tự như các
dạng thuốc khác Do bình khí dung bằng các vật liệu kim loại, hoặc phủ nhựa nên thường in sẵn nhãn hiệu trong khâu sản xuất bao bì, nên không phải dán nhãn
Bảo quản: các bình khí dung luôn ở trạng thái áp suất cao nên không được đè nén bình, chọc vật cứng, nhất
là khống chế nhiệt độ nơi tồn trữ < 50oC để tránh nổ bình hoặc nổ cháy với những chất khí đẩy dễ cháy
Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh