TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP TRONG TIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 53 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1 NHA TRANG KHÁNH HÒA”. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Lí do chọn đề tài: a.Lí do về mặt lí luận: Sự giao tiếp ngôn ngữ là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Sự giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết. Ở dạng nói, người ta dùng âm thanh, dùng tiếng nói. Ở dạng viết, người ta dùng đường nét, dùng chữ viết. Tiếng nói và chữ viết là công cụ chung của xã hội, vì vậy người sử dụng phải tuân theo những qui tắc được toàn xã hội chấp nhận. Tổng hợp các qui tắc chung được toàn xã hội chấp nhận và sử dụng chữ viết để ghi tiếng nói được gọi là chính tả.
Trang 1TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP TRONG TIẾT CHÍNH
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5/3 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
-NHA TRANG - KHÁNH HÒA”.
sử dụng chữ viết để ghi tiếng nói được gọi là chính tả
Chính tả là những qui ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó làlàm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết vàngười đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản Có thể nói chính tả là sự qui định
có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng qui tắc một cách linh hoạt mangtính sáng tạo cá nhân Mà đã là qui định của xã hội thì buộc mọi người phải tuântheo
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cốgắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinhTiểu học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa,Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”, cũngnhư xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của Tổ quốc Trong đó nhàtrường là môi trường quan trọng bậc nhất đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiệnchuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết Môn học đảm nhận trọng trách to lớn này của
trường Tiểu học là phân môn Chính tả Vì vậy việc dạy chính tả được coi trọng
ngay từ khi các em học cấp Tiểu học Chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu cho hànhtrang ngôn ngữ của cả cuộc đời các em
Bên cạnh viết sai chính tả, học sinh còn viết chưa đẹp vì:
- Nhiều học sinh viết chưa đúng mẫu chữ qui định: chưa đúng độ cao,khoảng cách các con chữ, đặt dấu thanh chưa đúng vị trí,…
- Nhiều học sinh viết ẩu, viết ngoáy,…
- Học sinh trình bày bài chính tả chưa đúng, chưa đẹp, còn hay tẩy xóa,…
- Học sinh chưa hứng thú trong việc rèn chữ viết
- Tư thế học sinh ngồi viết, cầm bút chưa đúng dẫn đến việc học sinh viếtkhông đẹp
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh
Trang 2Qua thực tế giảng dạy, tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra biện pháp rèn họcsinh viết đúng, viết đẹp trong tiết chính tả, tôi quyết định chọn đề tài Sáng kiến kinhnghiệm: “Một số biện pháp rèn viết đúng, viết đẹp trong tiết chính tả cho học sinh lớp 5/3 tại trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 1- Nha Trang- Khánh Hòa”.
2 Mục đích nghiên cứu:
- Học sinh có kĩ năng viết đúng, viết đẹp bài chính tả
- Học sinh có ý thức rèn chữ trong giờ học chính tả, đồng thời có ý thức viết đúng, viết đẹp ở tất cả các môn học khác
3 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp rèn viết đúng, viết đẹp trong tiết chính tả cho học sinh lớp 5/3.
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
40 học sinh lớp 5/3 - tại Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 1
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận
5.2 Phương pháp điều tra
-Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lỗi chính tả của học sinh
5.3 Phương pháp quan sát
- Quan sát các bài viết chính tả của học sinh
5.4 Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
-Tiến hành khảo sát bằng các bài kiểm tra, chấm điểm các bài viết trên lớp trước vàsau tác động
5.5 Phương pháp thống kê, tổng hợp
- Chấm điểm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp để rút ra kết luận
6 Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
6.1 Phạm vi nghiên cứu: tại lớp 5/3 năm học 2015-2016
6.2 Kế hoạch nghiên cứu:
1.1 Vai trí, nhiệm vụ, mục tiêu của phân môn chính tả:
-Trong việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, chính tả được dạy với tư cách làmột phân môn Dạy học chính tả sẽ giúp cho học sinh biết cách viết đúng chuẩnchữ viết của Tiếng Việt và hình thành cho các em một thói quen viết đúng
Như vậy, cùng với tập viết, chính tả chiếm một vị trí quan trọng trong việcrèn luyện năng lực, thói quen viết đúng chính tả, viết nhanh, viết đẹp tiếng Việt chohọc sinh Nói một cách khác, việc dạy chính tả trong nhà trường phổ thông sẽ giúpcác em có một năng lực sử dụng tốt chữ viết trong hoạt động học tập ở nhà trườngcũng như hoạt động giao tiếp thường ngày của mình
Trang 3-Nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của viết chính tả là cung cấp cho học sinhnhững qui tắc chính tả của Tiếng Việt và rèn luyện cho học sinh hình thành kĩ năngviết đúng chính tả trong các bài viết của mình.
Bên cạnh đó, việc dạy học chính tả còn có nhiệm vụ là rèn luyện và hìnhthành cho các em thói quen tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ,… đồngthời bồi dưỡng cho các em ý thức tôn trọng người khác và tự trọng mình mỗi khiđặt bút viết bất kì bài viết nào
Qua việc viết chính tả, giáo viên cũng cho các em hiểu rằng việc viết đúngchính tả, viết đẹp, viết rõ ràng chính là những biểu hiện của một thái độ đúng đắn,một hành động tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
-Mục tiêu, yêu cầu của việc dạy học chính tả ở lớp 5:
+Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh
+Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duycho học sinh
+Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cáchcon người mới
-Nội dung dạy học của việc dạy học chính tả ở lớp 5:
+Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe (Gồm: Chính tả đoạn bài;Chính tả âm vần; Chính tả viết hoa)
+ Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy
+ Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới
1.2 Vai trò của chữ viết:
Chữ viết là một phương tiện sẽ được dùng suốt đời, nhờ chữ viết, các em cócông cụ để học tập tất cả các môn học: ghi chép bài giảng của thầy cô giáo, để làmbài viết, để trao đổi thư từ,…Nếu viết chữ đúng, viết chữ đẹp các em có khả năngghi bài nhanh, chép bài đầy đủ, chính xác nhờ vậy kết quả học tập của các em sẽđược nâng lên Có thể nói việc rèn viết đúng, đẹp là việc rèn luyện quan trọng Ôngcha ta thường nói: “Nét chữ, nét người” Chữ viết phần nào biểu hiện tính cách củacon người Việc rèn viết đúng, viết đẹp góp phần vào việc giáo dục cái đẹp, hìnhthành những đức tính cẩn thận, chăm chỉ và tính kỉ luật
2 Thực trạng:
2.1 Học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả:
Qua thực tế dạy chính tả ở lớp 5/3, khi chấm vở học sinh tôi thường thấy các
em thường mắc lỗi chính tả ở những trường hợp sau đây:
- Học sinh thường viết sai dấu hỏi/ ngã:
Ví dụ: vất vả viết thành vất vã, bùng nổ viết thành bùng nỗ,
Trang 4- Học sinh thường sai các âm đầu: ng/ngh; g/gh; tr/ ch; s/x; d/gi/r:
Ví dụ: che đỉnh viết thành tre đỉnh, triều đại viết thành chiều đại, che chở viết thành tre chở,
Ví dụ: đất nghèo viết thành đất ngèo, ngưng lại viết thành nghưng lại,
Trang 5Ví dụ: dụ dỗ viết thành dụ giỗ, dập dờn viết thành giập giờn,
Ví dụ: màu xanh viết thành màu sanh, mái xuồng viết thành mái suồng,
Trang 62.2 Học sinh viết chưa đẹp:
- Nhiều học sinh viết chưa đúng mẫu chữ qui định: chưa đúng độ cao, các
em thường viết độ cao chữ h, k, b, l quá 2.5 đơn vị; chữ y, g hay viết quá 2,5 ô về phía dưới, các nét khuyết của chữ b, l, y, g không thẳng, các em thường viết
khoảng cách các con chữ quá xa, điểm đặt bút và điểm dừng bút không đúng, các nét chữ không liền nhau, đặt dấu thanh chưa đúng vị trí,
Ví dụ:
- Nhiều học sinh viết ẩu, viết ngoáy: các em thường tẩy xóa nhiều, tô bẩn, viết chữ không đều nét,
Ví dụ:
Trang 7- Học sinh sử dụng bút xóa.
Ví dụ:
- Học sinh ngồi viết cúi sát mắt vào vở, lưng không thẳng, ngực tì vào bàn, cầm bútchưa đúng dẫn đến việc học sinh viết không đẹp
Trang 8Hình ảnh cầm bút chưa đúng: cầm bút sát ngòi
*Kết quả khảo sát đầu năm:
Em Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Trung Kiên,Nguyễn Ái Mơ viết sai lỗi nhiều
Em Phùng Tấn Khánh viết cẩu thả, trình bày bài thường hay tẩy xóa
Em Trần Quang Huy chữ viết không đúng độ cao, nét chữ không đều
Em Nguyễn Cao Lộc Phước viết dấu thanh không rõ nét, trình bày bài khôngđẹp: lúc viết chữ thẳng, lúc viết nghiêng trong cùng một bài chính tả
Em Nguyễn Quốc Huy ngồi viết không đúng tư thế: mắt thường cúi sát mặtbàn, trình bày bài không đẹp, thường viết sai chính tả
-Kết quả khảo sát môn chính tả trong tháng 9:
3.1 Hướng dẫn cho học sinh nắm vững qui tắc chính tả:
a Hướng dẫn qui tắc chính tả với c /k /q; ng /ngh; g /gh
-Khi dạy bài chính tả phân biệt c / k / q.
+Chữ cái c: Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm a, ă, â, o, ô, u, ư
Ví dụ : Cần cù, còn, cặm cụi, cũng,
+Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm e, ê, i
Ví dụ : Kính, kể , kèo
Trang 9+Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ), qu luôn đứng trước hầuhết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ).
Ví dụ : Quan trọng, quanh quẩn,
-Khi dạy bài chính tả phân biệt ng /ngh; g /gh
+Chữ cái ng: Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm a, ă, â, o, ô, u, ư
Ví dụ : ngắn dài, chiều ngang , trái ngô, đi ngủ,
+Chữ cái ngh: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm : e, ê, i
b Hướng dẫn qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng:
Học sinh khi đã điền tiếng vào mô hình cấu tạo vần, tôi hướng dẫn cáchđánh dấu thanh:
+Dấu thanh đặt ở âm chính: dấu nặng đặt ở bên dưới, các dấu khác đặt ởtrên
+Dấu thanh đặt ở nguyên âm đôi (gồm: ia, iê, ua, uô, ưa, ươ, yê, ya): Nếutiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi; Nếu tiếng
có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi
Ví dụ:
Âm đệm Âm chính Âm cuối
đặt trên đầu chữ cái thứ nhất
là chữ i
nặng đặt dưới chữ cái thứ hai
là chữ ơ
đặt trên đầu chữ cái thứ hai là chữ ô
*Cách hướng dẫn trên, giúp học sinh khắc phục tình trạng đánh dấu sai vị trí
Trang 10c Hướng dẫn cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x, tr/ch, d/r/gi:
-Phân biệt bằng cách phát âm: Với việc giáo viên phát âm chuẩn các âm s/x, tr/ch, d/r/gi khi đọc bài cho học sinh rất quan trọng để học sinh viết đúng chính tả.
-Hướng dẫn làm bài tập chính tả phân biệt:
Ví dụ: sổ sách/ xổ số, sổ mũi/ xổ lồng, sơ lược/ xơ múi,
tranh ảnh/ quả chanh, trưng bày/ bánh chưng, leo trèo/ hát chèo,
ra về/ da dẻ/ gia đình, rành rẽ/dành dụm/ cái giành,
* Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả khi viết những
từ ngữ có âm đầu s/x, tr/ch, d/r/gi thì tôi chú ý đọc chậm, phát âm rõ s/x, tr/ch, d/r/gi , đồng thời đã tập trung vào hướng dẫn học sinh làm các loại bài chính tả
phân biệt Qua loại bài chính tả phân biệt này học sinh hiểu được nghĩa của từ, hạn chế được các lỗi sai
d Hướng dẫn phân biệt dấu hỏi, dấu ngã:
-Phân biệt bằng cách phát âm
-Cho học sinh thuộc Luật Hỏi- Ngã:
+Hỏi - sắc - không (tiếng có thanh ngang hoặc có thanh sắc thường đi với tiếng
có thanh hỏi)
Ví dụ:
nghỉ ngơi, sáng sủa, lủng củng, mở mang
+Huyền - ngã - nặng (tiếng có thanh huyền hoặc có thanh ngã thường đi với
e.Hướng dẫn cách viết hoa:
+Viết tên người, tên địa lí Việt Nam:
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên
Ví dụ:
Khi hướng dẫn làm bài tập chính tả Tuần 22:
-Tên bạn nam trong lớp: Nguyễn Thành Long
-Tên bạn nam trong lớp: Nguyễn Thị Thu Phương
-Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Trần Quốc Toản
-Tên sông, hồ, núi, đèo: sông Hồng, hồ Hoàn Kiếm, núi Nghĩa Lĩnh, đèo HảiVân
-Tên phường, huyện, quận: phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
+Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài:
*Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối
Ví dụ:
Trang 11A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, I-ta-li-a, Hi-ma-li-a, (Khi dạy chính tả Tuần 23, 27)
*Có một số tên tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên
riêng Việt Nam Đó là những tên riêng được phiên âm Hán Việt
Ví dụ:
Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ, (Khi dạy chính tả Tuần 23, 27)
+Viết tên riêng chỉ một ngày lễ:
Khi viết tên riêng chỉ một ngày lễ , ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó
Ví dụ:
Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, (Khi dạy chính tả Tuần 26)
+Viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng:
Khi viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, ta viết hoa chữ cái đầucủa mỗi bộ phận tạo thành tên đó
3.2 Hướng dẫn luyện viết bảng con các từ dễ viết sai:
Ở các tiết chính tả nghe- đọc hay chính tả nhớ - viết, tôi hướng dẫn các em tìm những từ khó dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, luyện viết các từ khó ấy vào bảng con để giúp em lưu ý cách viết các từ trước khi viết vào vở chính tả Khi viết bảng, tôi cũng hướng dẫn cách viết đúng độ cao, khoảng cách của các chữ,
Ví dụ: Khi dạy chính tả (nghe – viết) bài: Núi non hùng vĩ, tôi đã luyện các
từ viết tên riêng: Sa-Pa, Phan-xi-păng, Ô Qui Hồ, hiểm trở,
Trang 12Hình ảnh luyện bảng từ khó: Bài Núi non hùng vĩ
*Với cách luyện viết bảng con, giáo viên quan sát được từng em viết từ khó
ấy đúng hay sai để kịp thời sửa lỗi chung cho cả lớp
Nhờ có sự luyện tập bảng con thường xuyên và đều đặn ở các tiết dạy chính
tả, các em đã viết đỡ sai chính tả hơn
3.3 Giáo viên nêu gương về chữ viết cho học sinh khi viết mẫu, chấm bài và nhận xét bài của học sinh
Học sinh tiểu học thường bắt chước theo người lớn, đặt biệt là giáo viên, các
em luôn nghe lời của cô và coi hành động của cô là đúng nhất Nên giáo viên luônphải là tấm gương cho các em ở mọi hoạt động, đặc biệt trong tiết chính tả, chữviết của giáo viên là phải chuẩn mực, đúng khuôn mẫu Chính vì vậy, tôi luôn chú
ý viết đúng mẫu chữ, viết cẩn thận khi trình bày bảng, khi chấm vở của các em
Trang 13Hình ảnh trình bày bảng: Bài Núi non hùng vĩ
* Với việc làm gương chữ viết cho học sinh đã góp phần học sinh viết chữ
rõ ràng, trình bày vở sạch sẽ hơn trong tiết học chính tả
3.4 Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút, để vở:
3.4.1 Rèn tư thế ngồi viết đúng:
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cảlớp tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vàocạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm Tư thế ngồi viếtkhông nay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theochữ viết không thẳng, bị lệch dòng Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ
bị cận thị nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, nếu ngồi viết không ngay ngắn.Trước mỗi giờ viết bài, tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết thôngqua bảng “Các em chú ý” được treo phía góc lớp đối diện tầm quan sát của các em,dần dần các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế
Trang 14
* Với việc giáo viên thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng tư thế đã góp phần quan trọng để không những các em viết đúng, viết đẹp mà còn bảo vệ sứckhỏe của các em.
3.4.2 Rèn cách cầm bút, để vở đúng cách:
Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút
và cách đặt vở trên bàn Khi viết ta cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngóncái, ngón giữa) của bàn tay phải Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phíabên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bútnghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại Tôicũng lưu ý các em cầm bút vừa phải Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặcngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làmcho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở Khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc họcsinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn
Hình ảnh hướng dẫn cầm bút đúng cách
*Việc tôi luôn chú ý rèn học sinh cách cầm bút, để vở đúng cách đã gópphần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh Các em có ý thức hơn để thay đổinhững thói quen cầm bút và để vở không đúng cách Chính vì vậy vở viết đượctrình bày sạch hơn, các mép vở không bị quăn góc nữa
3.5 Hướng dẫn học sinh viết đúng chữ viết hiện hành:
Tôi dựa theo hướng dẫn dạy học viết chữ ở tiểu học của Bộ Giáo dục đào tạo, chữ viết dùng để dạy cho học sinh ở Tiểu học, tôi thường xuyên hướng dẫn lại
kĩ các cách viết chữ để cho đúng độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, viết đúng các nét, đặt bút và dừng bút đúng ô chữ, cách lia nét chữ ,…
Vào mỗi tiết chính tả, tôi đều nhắc lại cách viết cho học sinh, tôi kẻ dòng litrên bảng để viết mẫu các chữ cần luyện có trong bài Tôi cho các em quan sát cáccon chữ trong Bộ chữ mẫu Đặt biệt lưu ý chữ hoa các em thường viết sai nét, tôihướng dẫn lại tỉ mỉ từng nét
Đây là mẫu chữ viết hiện hành của Bộ Giáo dục qui định: