1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến Hoạt động ngoại khóa trong dạy học mĩ thuật THCS

42 794 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 356 KB

Nội dung

Hoạt động ngoại khoá môn Mĩ thuật còn góp phần phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo cho học sinh. Sáng kiến“ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Mĩ thuật THCS” được áp dụng theo hình thức “ Hội vui học tâp” rất phù hợp cho những dịp tổ chức những buổi hoạt động ngoài trời hoặc vào những dịp tổ chức những ngày lễ lớn trong năm, hoặc có thể tổ chức độc lập thành một chương trình.

Trang 1

TẮT SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Mĩ thuật THCS” Sáng kiến “ Hoạt động ngoại khoá trong dạy học Mĩ thuật THCS” được

thiết kế và thực hiện với mục đích chính là làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiềuhơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả của hoạtđộng dạy và học

Trong thời gian giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trung học cơ sở, tôi luôn trăntrở để nâng cao chất lượng giáo dục môn học trong nhà trường Trong khi đó, thờilượng giảng dạy môn Mĩ thuật ở trung học cơ sở rất ít mà lượng kiến thức đặc biệt

là phân môn Thường thức Mĩ thuật lại nhiều, nên giáo viên không thể hướng dẫnhọc sinh chiếm lĩnh hết các kiến thức ở trên lớp Xuất phát từ tình hình thực tế đó,tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn làm một hoạt động là tổ chức hoạt động Ngoại khóatrong dạy học Mĩ thuật Nếu làm tốt hoạt động ngoại khóa, nó sẽ có tác dụng giáodục lớn đối với học sinh Trong hoạt động ngoại khoá, những cá tính, phẩm chất, ýthức, khuynh hướng của học sinh bộc lộ rõ rệt Nó còn góp phần phát triển họcsinh Nếu bài học trong chương trình chính khóa là hình thức bắt buộc của việc họctập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về thời gian, nội dung, thìhoạt động ngoại khoá lại mở ra một khả năng rộng lớn để hình thành các thói quen,

kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh học tập môn Mĩ thuật

Hoạt động ngoại khoá môn Mĩ thuật còn góp phần phát triển năng lực giao

tiếp, tư duy sáng tạo cho học sinh Sáng kiến“ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học

Mĩ thuật THCS” được áp dụng theo hình thức “ Hội vui học tâp” rất phù hợp cho

những dịp tổ chức những buổi hoạt động ngoài trời hoặc vào những dịp tổ chứcnhững ngày lễ lớn trong năm, hoặc có thể tổ chức độc lập thành một chương trình.Giáo án nội dung chương trình ngoại khóa được thiết kế cụ thể, bao hàm rất nhiềunội dung bổ trợ cho khối kiến thức trong chương trình chính khóa, qua đó góp phần

Trang 2

tham gia hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và tất cả các tổ chức trong nhàtrường, có kinh phí để mua phần thưởng, chuẩn bị khánh tiết, âm thanh, phươngtiện trình chiếu

Trang 3

mĩ thuật Việt Nam từ thời kỳ Cổ đại đến năm 1975, và Lịch sử mĩ thuật Thế giới

từ thời cổ đại đến mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng, mĩ thuật hiện đại Phương Tây từcuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tìm hiểu một số nền mĩ thuật Châu Á, vì vậyphải dành nhiều thời gian tìm hiểu thêm ngoài giờ học mới có thể nắm chắc đượcnhững kiến thức trong bài học chính khoá

1.2 Từ thực tế xã hội:

Với HS, thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, các em đã tiếp cận nhiềuvới các “Sân chơi trí tuệ” trên truyền hình, ở các chương trình như: “Đuổi hình bắtchữ”, “Rung chuông vàng”, “Bảy sắc cầu vồng”, “Đường lên đỉnh Olympia”,

“Chiếc nón kì diệu”, “Đối mặt”, Các em còn đã trực tiếp được tham gia các “Sânchơi” này từ các buổi “Sinh hoạt tập thể”, “Hoạt động ngoại khoá” một số môn học

do nhà trường tổ chức và đây chính là những yếu tố góp phần quan trọng tới sựthành công của đề tài

1.3 Từ thực tế giảng dạy:

Theo phân phối chương trình môn Mĩ thuật hiên hành thì thời lượng giảngdạy môn Mĩ thuật ở THCS rất ít, mà lượng kiến thức đặc biệt là phân môn Thườngthức Mĩ thuật lại nhiều, nên giáo viên không thể hướng dẫn học sinh lĩnh hội hếtkiến thức ở trên lớp Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã suy nghĩ và mạnh dạnlàm một hoạt động là tổ chức hoạt động Ngoại khóa trong dạy học Mĩ thuật

Trang 4

2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng

- Nội dung chương trình phân môn Thường thức mĩ thuật THCS

- SGK, sách giáo viên (SGV) Mĩ thuật 6,7,8,9 và các tài liệu khác có liênquan

- HS các khối lớp 6,7,8,9

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Môn Mĩ thuật cấp THCS

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra

để thường xuyên linh hoạt sử dụng các PPDH tích cực trong các bài dạy và có khảnăng làm người dẫn chương trình

- Mặt khác, tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học nhận được sự ủng

hộ cả về tinh thần và vật chất của các tổ chức trong nhà trường: Chi bộ, Công đoàn,Đoàn đội, các đồng nghiệp rất nhiệt tình, hăng say có thể hỗ trợ đắc lực về mọi mặt

và cách thức tổ chức buổi ngoại khoá để buổi ngoại khoá thu được hiệu quả cao

Trang 5

- Về cơ sở vật chất: Trường có đầy đủ máy tính và các phương tiện hiện đạinhư máy chiếu đa năng, màn chiếu

3.2 Khó khăn

- Buổi ngoại khoá diễn ra phải được nhiều yếu tố hỗ trợ: thời gian, địa điểm,kinh phí, các phương tiện máy tính, máy chiếu đa năng, phông, màn chiếu, điện nên cần đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự hợp tác của nhiều người

- Có một vài HS ý thức kém gây cản trở cho quá trình tổ chức

4 Vị trí, ý nghĩa và nội dung của hoạt động ngoại khoá môn Mĩ thuật THCS

4.1 Vị trí, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông,

hỗ trợ cho bài học trong chương trình chính khoá Bài học trong chương trình chínhkhoá các môn học nói chung và bài học trong chương trình chính khoá Mĩ thuật nóiriêng càng có tác dụng khi được hỗ trợ bằng các hoạt động ngoại khoá Trong hoạtđộng ngoại khoá, hoạt động của thầy và trò được tiến hành ngoài giờ học trên lớp,nhưng nội dung và chủ đề hoạt động này phải sát với nội dung học chính khoá.Hoạt động ngoại khoá phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như

ở bài học trong chương trình chính khoá, nhưng được thể hiện trên cơ sở và phươngtiện khác Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá mang tính tổng hợp, làm sâu sắc vàphong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, gópphần gây hứng thú trong học tập Mĩ thuật nói riêng, học tập các môn học khác nóichung

Hoạt động ngoại khoá trong dạy học Mĩ thuật chú ý đến việc làm phong phúkiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất, giáo dục tinh thần tập thể, ý thứccộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thầntương thân tương ái của HS

Trang 6

Trong hoạt động ngoại khoá, những cá tính, phẩm chất, ý thức, khuynhhướng của HS bộc lộ rõ rệt Bởi vì những hoạt động ngoại khoá trong học tập đượcthực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với nhiều hình thức phongphú, bổ ích như: viện bảo tàng, đi cắm trại, tham quan khu di tích Chính các hoạtđộng này đã gắn việc học tập của HS với đời sống, có tác dụng kích thích lòng hamhiểu biết, tìm tòi khám phá thiên nhiên, tạo cho các em được sống thân thiện hơnvới môi trường, nâng cao hơn ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường ở các

4.2 Nội dung và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Mĩ thuật trường THCS có thể thực hiện

- Về nội dung: Mỗi hoạt động ngoại khoá có nội dung, chủ đề phù hợp vớimục đích, yêu cầu của nội dung học chính khoá, song cần phải lưu ý tới nhiệm vụcủng cố, bổ sung, làm phong phú và toàn diện tri thức mà học sinh thu nhận trênlớp

- Về hình thức tổ chức: Hoạt động ngoại khoá có thể linh hoạt tổ chức dướinhiều hình thức, ở các thời điểm khác nhau phù hợp với yêu cầu của bài học, phầnhọc hoặc cả chương trình của lớp học hay cấp học

5 Vai trò, yêu cầu và một số trò chơi có thể thực hiện trong dạy học Mĩ thuật 5.1 Vai trò:

- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật Thông qua các tròchơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của Mĩ thuật tiềm ẩn trong cáctình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễnsinh động và giáo dục đạo đức học sinh

Trang 7

- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực tự giác tư duy sáng tạo và khảnăng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh.

- Tạo điều kiện để cá thể hoá hoạt động dạy học

- Giáo dục học sinh tính kỉ luật tự giác, trung thực, sự kiên trì, tinh thần đoànkết, tính đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày

5.2 Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật cần đạt được một số yêu cầu:

- Phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Nghĩa là trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Thầy chỉ làngười tổ chức, hướng dẫn và điều khiển các trò chơi còn Học sinh là đối tượng trựctiếp tham gia các trò chơi và tự rút ra kiến thức sau các trò chơi Giáo viên phải tìmtrò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tính tíchcực của học sinh

- Phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh

- Trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của hoạt động dạy và học cũng như củatoàn bộ bài học

- Giáo viên cần chú ý đến mục đích, yêu cầu là gì? Học sinh tham gia trò

chơi đó như thế nào để đạt được mục tiêu đó?

Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên cần phải đưa Học sinh vào một tình huống

có vấn đề để tự rút ra kết luận về kiến thức của hoạt động

- Trò chơi nên tạo được hứng thú học tập và thu hút được đối tượng học sinhtham gia

- Trò chơi phải được chuẩn bị cẩn thận và chuẩn bị các tình huống trước giờhọc

5.3 Một số trò chơi có thể thực hiện trong dạy học Mĩ thuật:

- Giải ô chữ

- Nhìn nhanh đoán giỏi

Trang 8

- Thời điểm tổ chức: cuối học kì I

- Hình thức, nội dung: Hội vui học tập

Buổi 2

- Khối lớp 6, 7

- Thời điểm tổ chức: cuối học kì II

- Hình thức, nội dung: Hội vui học tập

Mỗi buổi ngoại khoá cần chuẩn bị gồm:

- Tổ chức 3 đội chơi

- Mỗi đội 01 bản nội dung chương trình buổi ngoại khoá (phát tận tay HS trướckhi buổi ngoại khoá diễn ra 1 tuần)

- 01 bản chi tiết tiến trình thực hiện buổi ngoại khoá (dành cho Ban tổ chức)

- 01 bảng thống kê điểm của hai đội trong các phần thi (dành cho Ban tổchức)

- 01 giáo án , người dẫn chương trình, loa đài, phần thưởng,

Trang 9

Buổi 1

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BUỔI NGOẠI KHÓA MÔN MĨ THUẬT 8, 9

(Phần phát cho học sinh để hướng dẫn về mặt tiến trình)

PHẦN I: MÀN CHÀO HỎI

- Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình Cần đảm bảo các yêu cầusau: Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của độimình khi đến với cuộc thi

- Thời gian tối đa là 5 phút

- Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm

- Lượt thi theo thứ tự bắt thăm

- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 10 giây

PHẦN III: SỐ MAY MẮN

- Có 12 số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12

- Trong các số đó có 3 số may mắn, nếu chọn vào số may mắn đội đó sẽkhông phải trả lời nhưng vẫn được ghi điểm và được quyền chọn câu hỏi tiếp theo

- Nếu đội nào không trả lời được đội tiếp theo sẽ có quyền trả lời Còn lại 9

số mỗi số tương ứng với một câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng được 10 điểm trên câu

Trang 10

PHẦN IV: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI

- Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói câu hỏi Mỗi gói có 4 từ, cụm từ

- Mỗi đội cần cử 2 người tham gia: 2 bạn đứng quay lưng vào nhau, một bạnnhìn lên màn hình giải thích cho bạn còn lại hiểu mình đang giải thích cho từ, cụm

từ nào

- Lưu ý: không dùng những từ đã có trong cụm từ hoặc không dùng từ đồngnghĩa, tiếng nước ngoài

- Thời gian cho mỗi đội là một phút

- Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm

- Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm

PHẦN V: EM VẼ ANH BỘ ĐỘI

- Mỗi đội cử một bạn tham gia vào phần chơi

- Nhiệm vụ của mỗi bạn là vẽ 1 hình ảnh về anh bộ đội hải quân Sau khi vẽ

xong hãy thuyết minh về bức tranh

- Thời gian vẽ tối đa là: 5 phút

- Điểm cho phần thi này là 30 điểm

Các đội vẽ cùng lúc nhưng bắt thăm thứ tự thuyết minh

GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH Ngo¹i kho¸ m«n MÜ thuËt 8, 9

Trang 11

- Học sinh thêm yêu quý hơn môn học và biết trân trọng nền nghệ thuật củanước nhà và giải trí sau những giờ học căng thẳng.

- Hệ thống câu hỏi khoa học cho chương trình

- Máy tính, máy chiếu, các trang thiết bị cần thiết khác

- Phần thưởng và phần quà cho HS

- Các lá thăm cho mỗi phần thi.

III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Trang 12

Các em học sinh thân mến!

Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật Học Mĩ thuật đem lại niềm vuicho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình,xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu Đồng thời Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo

ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày củamình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc Bởi cái đẹp “theo đuổi” conngười từ lúc lọt lòng đến khi “trở về với cát bụi”

Để tạo điều kiện cho các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng, hômnay được sự đồng ý của BGH, tổ KHXH, chúng tôi long trọng tổ chức một buổingoại khóa về môn Mĩ thuật với chủ đề: Em yêu Mĩ thuật

Về dự với buổi ngoại khóa này tôi xin trân trọng giới thiệu các các thầy côgiáo trong tổ KHXH và tập thể học sinh khối 8,9 đề nghị chúng ta cho một trangpháo tay thật lớn

Để ghi chép lại kết quả của các đội tôi xin trân trọng giới thiệu

……… thư ký của buổi ngoại khóa ngày hôm nay

Một thành phần không thể thiếu được trong buổi ngoại khóa ngày hôm nay

đó là 3 đội thi Xin mời 3 đội thi ra sân khấu để chào khán giả

Trang 13

- Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình Cần đảm bảo các yêu cầusau: Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của độimình khi đến với cuộc thi.

- Thời gian tối đa là 5 phút

- Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm

- Lượt thi theo thứ tự bắt thăm

+Ban thư ký công bố điểm cho phần thi thứ nhất

Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ II: Phần thi Khởi động

- Ở phần thi này BTC sẽ đưa ra 3 hộp màu, trong mỗi hộp màu có 3 câu hỏi

- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 10 giây

HỘP MÀU XANH DƯƠNG

Câu 1: Hãy cho biết vào năm 1430, thành Thăng Long xưa được đổi tên là gì?

Đáp án: thành Đông Kinh

Bổ sung: Trong hai mươi năm bị giặc Minh thống trị, kinh thành Thăng Long bị

tàn phá nặng nề Sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã cho xây dựng lại kinh thành cho xứngđáng với tầm vóc của một nhà nước phong kiến hùng mạnh Năm 1430, thànhThăng Long xưa được đổi tên là thành Đông Kinh để tương xứng với khu cungđiện Lam Sơn (Thanh Hóa)

Trang 14

Câu 2: Hãy cho biết tên, tác giả, năm sáng tác và chất liệu của bức tranh “Kết nạp

Đảng ở Điện Biên Phủ”? Em hãy nêu cảm nghĩ của mình khi xem tác phẩm

Đáp án: Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, sáng tác 1963 Sơn màicủa Nguyễn Sáng,

Câu 3: Họa sĩ nào là người vẽ đề tài Đức Mẹ đẹp nhất, rực rỡ nhất, thánh thiện

nhất?

Đáp án: Họa sĩ Ra-pha-en

Bổ sung: Họa sĩ Ra-pha-en (1483 – 1520) với các tác phẩm “Đức Mẹ của Đại công

tước”, “Đức Mẹ và Chúa Hài đồng”, “Đức Mẹ trong ghế bành” (GV giới thiệuhình ảnh của Họa sĩ Ra –pha –en và các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ đặc biệt cáctác phẩm về Đức Mẹ)

HỘP MÀU TÍM

Câu 1: Năm 1433 nhà Lê cho xây dựng khu cung điện Lam Kinh Hãy cho biết địa

điểm của khu cung điện đó

Đáp án: Lam Sơn – Thọ Xuân - Thanh Hóa

Bổ sung: Năm 1433 nhà Lê cho xây dựng ở Lam Sơn (Thanh Hóa) một cung điện.

Đó là Lam Kinh Điện Lam Kinh là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thíchnhà vua giống như Phủ Thiên Trường thời Trần Ở khu điện Lam Sơn có nhiềuLăng mộ của các vua và hoàng hậu thời Lê Đến nay điện Lam Kinh cũng khôngcòn nguyên vẹn và Thanh Hóa cũng đang có dự án xây dựng lại điện Lam Kinh.Theo sử sách để lại, điện Lam Kinh có kích thước 315 x 256m, được xây dựng theo

đồ án gần như một hình chữ nhật bởi vì cạnh phía sau của điện lại được tạo bởi mộtđường cong

Câu 2: Hãy cho biết Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng vào năm nào? Dưới

đời vua nào?

Đáp án: năm 1804 dưới đời vua Gia Long

Trang 15

Bổ sung: Từ tháng 5 năm 1803, Gia Long quyết định vị trí xây dựng kinh

thành Huế Ngày 9 tháng 5 năm 1804 bắt đầu xây dựng Tử Cấm Thành và đến ngày

28 tháng 5 năm 1805 thì xây dựng tường thành Kinh thành Huế có vị trí địa lýthuận lợi và lý tưởng: có núi Ngự Bình làm bình phong phía Đông Nam đến “ánngữ” những ảnh hưởng theo cách nhìn của “phong thủy” Tất cả cảnh quan sôngnúi, gò đảo ở xa hay gần đều được tính đến để thu vào cho kinh thành Huế nhữngvinh quang từ bốn hướng và sự phú cường lâu dài ngàn năm Kinh thành Huế cónúi rừng làm hậu thuẫn và tương đối xa biển nên về mặt quân sự thời đó được coi

là vị trí có ưu thế Huế lại ở trên bờ sông Hương có bến Bảo Vinh, thuyền đi biển

có thể vào được Điều này có thể đáp ứng được yêu cầu kinh tế của kinh đô có cảngsông quan trọng (GV chiếu một số hình ảnh về kinh thành Huế)

Câu 3: Hãy cho biết đây là chân dung của họa sĩ nào? Cho biết một vài tác phẩm

của họa sĩ?

Đáp án: Họa sĩ Trần Văn Cẩn Tác phẩm: Con đọc bầm nghe, Nữ dân quânmiền biển, Mùa đông sắp đến, Tát nước đồng chiêm…

Bổ sung: Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) Ông là một trong những bậc thầy

của hội họa Việt Nam hiện đại Quãng đời 84 năm của ông là tấm gương về laođộng nghệ thuật bền bỉ và sáng tạo Ông không chỉ là một họa sĩ giỏi mà còn là bậcthầy có công trong sự nghiệp đào tạo các thế hệ nghệ sĩ tạo hình cho nền mĩ thuậtnước nhà

Ông đã có khá nhiều tác phẩm về các chất liệu sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc

gỗ Ở lĩnh vực nào tranh của ông cũng được đánh giá cao và được giải thưởng nhưcác tác phẩm “Em Thúy” (Sơn dầu)…Trong triển lãm toàn quốc năm 1946, bứctranh “Xuống đồng” của ông được trao giải nhất Tranh của ông là những bài ca vềhình nét, màu sắc… ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong lao động xâydựng đất nước, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Hình ảnh người lao động mới,người phụ nữ và người chiến sĩ vũ trang được khắc họa sâu sắc trong tranh của họa

sĩ Trần Văn Cẩn (GV đưa những hình ảnh minh họa về họa sĩ Trần Văn Cẩn)

Trang 16

HỘP MÀU ĐỎ

Câu 1: Hãy cho biết vì sao người Tây Nguyên lại làm nhà mồ cho người chết?

Đáp án: Thể hiện mong muốn của người sống là làm vui lòng người đã chết,

là sự tưởng niệm của người sống với người đã ra đi

Bổ sung: Đồng bào Tây Nguyên quan niệm, cuộc sống sau khi chết mới là cuộc

sống thực, do đó họ rất coi trọng và chuẩn bị cho người chết một “cuộc sống mới”,đầy đủ thể hiện qua thế giới tượng nhà mồ

Do xuất phát từ ý niệm trên mà tục bỏ mả được hình thành Người TâyNguyên rất coi trọng và chuẩn bị cho người chết một “cuộc sống mới” đầy đủ, chuđáo trong tương lai với mong muốn người thân được hạnh phúc, no đủ Việc nàygần với tục làm nhà táng, đốt vàng mã cho người chết của người Kinh Điều đặcthù ở đây là, sau khi lễ bỏ mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi,không còn ý nghĩa gì với người sống khác với người Kinh, mồ mả mãi mãi là phầnquan trọng và ràng buộc với người sống Đây cũng là nét đặc sắc rất riêng trongquan niệm về sinh tồn của người Tây Nguyên

Để đưa tiễn linh hồn người chết ra đi, tượng mồ có một vị trí đặc biệt tạo rakhông gian nhà mồ

Câu 2: Hãy cho biết đây là chân dung của họa sĩ nào? Hãy kể tên một vài tác phẩm

tiêu biểu của ông?

Đáp án: Họa sĩ Bùi Xuân Phái – Tác phẩm: Chùm tranh Phố cổ

Bổ sung: Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1920 trong một gia đình tiểu tư sản trung

lưu ở Hà Nội Trong suốt quãng đời hoạt động mĩ thuật của ông – khi làm giảngviên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam, lúc thì minh họa cho báo Văn nghệ vànhiều tờ báo khác, nhưng Bùi Xuân Phái nổi tiếng và thân thiết với công chúng yêunghệ thuật vì những mảng sáng tác đã gần như thuộc về ông, riêng ông: Phố cổ HàNội, sân khấu chèo với những cô gái có duyên và không đẹp một cách bình thường.Trong tiềm thức của ông, Hà Nội luôn là sự vắng của những góc phố nghèo, thưathớt, thoảng hoặc đâu đấy tiếng xe bò cót két, một chiếc xích lô nặng nhọc vội qua,hay thi thoảng đội về tiếng rao của những người bán hàng rong….Dù vẽ trực tiếp

Trang 17

hay xuất thần vẽ bằng trí nhớ, ông vẫn thả hồn mình, tình cảm của mình vào trongtừng nét vẽ Phố cổ của ông cứ hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ và gợi cảm đến naolòng.

Câu 3: Hãy cho biết cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế

giới vào năm nào?

Đáp án: 1993

+Mời đoàn thư kí công bố số điểm của 3 đội

Phần thi thứ 3: Số may mắn xin được bắt đầu:

- Có 12 số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12

- Trong các số đó có 3 số may mắn, nếu chọn vào số may mắn đội đó sẽkhông phải trả lời nhưng vẫn được ghi điểm và được quyền chọn câu hỏi tiếp theo

- Nếu đội nào không trả lời được đội tiếp theo sẽ có quyền trả lời Còn lại 9

số mỗi số tương ứng với một câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng được 10 điểm trên câu

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc lăng tẩm ở kinh thành Huế mà em

biết?

Đáp án: Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định

Câu 2: Thể loại hội họa nào mà bất cứ họa sĩ nào cũng phải thành thạo?

Đáp án: Tả thực

Câu 3: Câu may mắn

Câu 4: Ai là người có công đưa chất liệu Sơn dầu vào nước ta?

Đáp án: Họa sĩ Lê Văn Miến

Câu 5: Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là gì?

Đáp án: Chùa Diên Hựu

Câu 6: Hãy cho biết của tác phẩm Bình văn của họa sĩ nào, chất liệu?

Đáp án:, 1848 Sơn dầu của Lê Văn Miến

Câu 7: Câu may mắn

Câu 8.Cho biết những tác phẩm nào sau đây của họa sĩ Nguyễn Sáng?

Trang 18

b Hai Thiếu nữ và em bé

c Giặc đốt làng tôi

d Cuộc họp

Đáp án: a, d

Câu 9: Công trình kiến trúc nào của người Tây Nguyên có vị trí như đình làng của

người Kinh ở miền xuôi?

Đáp án: Nhà Rông

Câu 10: Câu may mắn.

Câu 11: Trường phái hội họa Ấn tượng do ai là người khởi xướng?

Đáp án: Ma – nê

Câu 12: Hãy cho biết tác phẩm “Hoa hướng dương” là của họa sĩ nào?

Đáp án: Họa sĩ Van Gốc

+Thư kí công bố điểm của 3 đội thi

Phần thi thứ IV: Đoán ý đồng đội

- Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói câu hỏi Mỗi gói có 3 từ, cụm từ

- Mỗi đội cần cử 2 người tham gia: 2 bạn đứng quay lưng vào nhau, một bạnnhìn lên màn hình giải thích cho bạn còn lại hiểu mình đang giải thích cho từ, cụm

từ nào

- Lưu ý: không dùng những từ đã có trong cụm từ hoặc không dùng từ đồngnghĩa, tiếng nước ngoài

- Thời gian cho mỗi đội là 01 phút

- Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm

- Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm

Gói câu hỏi số 1 Gói câu hỏi số 2 Gói câu hỏi số 3

1 Đôi giầy cũ

2 Điện Thái Hòa

1 Họa sĩ Mô nê

2 Lăng Khải Định

1 Đình làng2.Tháp Chăm

Trang 19

- Mỗi đội cử một bạn tham gia vào phần chơi.

- Nhiệm vụ của mỗi bạn là vẽ 1 hình ảnh về anh bộ đội hải quân Sau khi vẽxong thuyết minh của em về bức tranh

- Thời gian vẽ tối đa là: 5 phút

- Điểm cho phần thi này là 30 điểm

- Để phần thi được khách quan xin mời các thầy cô giáo cùng quan sát vàcho ý kiến nhận xét cho phần thi này

Các đội vẽ cùng lúc nhưng bắt thăm thứ tự thuyết minh

+Ban thư kí công bố số điểm của các đội thi

Trang 20

* Ban thư kí công bố điểm thi tổng hợp từ các phần thi và đội chiến thắng.

* Trao phần thưởng cho 3 đội chơi

5 Hướng dẫn học tập

- Ôn lại và tìm hiểu thêm các thông tin về Mĩ thuật Việt Nam và Thế giới

- Có thể tự tổ chức các trò chơi như trên song có thể sáng tạo, mở rộng hơn

Khởi động(10điểm/câu)

Số may mắn(10điểm/câu)

Đoán ý đồngđội

(10điểm/câu)

Em vẽ anh

bộ đội(30 điểm)Đội

+Thời gian tối đa là 5 phút

+Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm

+Lượt thi theo thứ tự bắt thăm

PHẦN II: HIỂU BIẾT

+Ở phần thi này có 10 câu hỏi

Trang 21

+Ban tổ chức sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi, từ câu số 1 đến câu số 10, mỗi câu hỏi

có 10 giây suy nghĩ để trả lời Sau 10 giây, 3 đội đều phải đưa ra đáp án Nếu độinào đưa ra đáp án trước khi người dẫn chương trình đọc hết câu hỏi thì sẽ bị mấtquyền trả lời

+Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 20 điểm Nếu cả 3 đội cùng đưa ra đáp án chưachính xác thì quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả

+Điểm tối đa cho phần thi này là 200 điểm

PHẦN III: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI

+Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói các hình ảnh Mỗi gói có 3 hình ảnh.+Nhiệm vụ của mỗi đội là cử ra 2 bạn tham gia: một bạn giải thích cho bạn còn lạihiểu mình đang giải thích cho hình ảnh có nội dung gì?

+Lưu ý: không dùng từ đồng nghĩa, tiếng nước ngoài để diễn tả

+Thời gian cho mỗi đội là một phút

+Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm

+Điểm tối đa cho phần thi này là 60 điểm

+Lượt lựa chọn gói hình ảnh theo thứ tự bắt thăm

PHẦN IV: Ô CHỮ THÔNG MINH

+Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm ra từ chìa khoá Để tìm được từ chìa khoá thì các độiphải lần lượt tìm ra 6 từ hàng ngang, ẩn sau mỗi từ hàng ngang là một câu hỏi.+Học sinh có 10 giây suy nghĩ để trả lời cho một câu hỏi

+Trả lời đúng từ hàng ngang được 20 điểm Nếu trả lời không đúng, quyền trả lời

sẽ thuộc về đội còn lại Nếu cả ba đội cùng trả lời sai thì quyền trả lời thuộc vềkhán giả

+Trả lời đúng từ chìa khoá trước gợi ý của chương trình được 60 điểm Sau gợi ýcủa chương trình được 40 điểm

Ngày đăng: 18/02/2018, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở- Bộ giáo dục và đào tạo năm 2002 Khác
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) của Bộ giáo dục và Đào tạo Khác
3. Phương pháp dạy học Mĩ thuật của Nguyễn Quốc Toản (chủ biên)- Hoàng Kim Tiến Khác
4. Sách giáo khoa Mĩ thuật 6,7,7,8,9. NXB Giáo dục Khác
5. Sách giáo viên Mĩ thuật 6,7,8,9. NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w