Hạn chế của người học trongtiếp nhận, sản sinh ngôn bản với các phương tiện ĐN cũng đòi hỏi những đổi mới về nội dung DH và cách thức tổ chức để phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN nói
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -TRẦN THỊ QUỲNH NGA
DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Phương Nga
Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Thị Mai
Trường Đại học Hồng Đức Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 3: PGS.TS Vũ Nho
Viện KHGD Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thư viện Đại học Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Phát triển năng lực người học (competency - based approach) là định hướng cơ bản,
then chốt trong DH nói chung, DH tiếng mẹ đẻ nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế giới Đề án Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết về Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông số 88/2014/QH13 (thông qua
ngày 28/11/2014 tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII) cũng nhấn mạnh việc xây dựng chươngtrình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học DH tiếng ở nhà trường phổthông, chính vì lẽ đó, không chỉ hình thành ở người học năng lực ngôn ngữ mà quan trọng hơn
là phát triển cho HS năng lực GT
1.2 Những nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ đã chỉ ra rằng GT là chức năng cơ bản,
quan trọng của ngôn ngữ Gắn với quá trình lĩnh hội, các nhà ngôn ngữ cho rằng, khi thủ đắcmột ngôn ngữ, trẻ em không chỉ tri nhận những kiến thức “thuần túy ngôn ngữ” mà “thủ đắcluôn cả một hệ thống về sự sử dụng” Trong hành trình đó, vấn đề DH hiện tượng ĐN ở cấp độ
từ ngữ được đặt ra như một thể nghiệm DH từ vựng tiếng Việt theo định hướng phát triển năng
lực GT cho người học
1.3 Các phương tiện ĐN, trong đó có từ ĐN, “có ý nghĩa rất to lớn” trong việc “giúp
chúng ta biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, có hình ảnh hơn, giàusức biểu cảm hơn” Trong rất nhiều tình huống ngôn ngữ khác nhau, hiệu quả GT được khẳng
định nhờ việc sử dụng tổ hợp từ hay các kết cấu ĐN thay vì chỉ đóng khung trong sự lựa chọn
một yếu tố trong dãy từ Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu dạy học hiện tượng ĐN ởmột phạm vi rộng lớn hơn
1.4 Tính khuôn mẫu, mô phạm trong hình thành tri thức ngôn ngữ; tính hình thức, lặp lại
của một số BT Tiếng Việt trong SGK khiến cho việc DH hiện tượng ĐN trở nên thiếu hấp dẫn,chưa thỏa mãn được yêu cầu sử dụng từ ngữ để kiến tạo, để GT Hạn chế của người học trongtiếp nhận, sản sinh ngôn bản với các phương tiện ĐN cũng đòi hỏi những đổi mới về nội dung
DH và cách thức tổ chức để phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN nói riêng, năng lực sử dụngngôn ngữ nói chung cho HS tiểu học
1.5 DH từ ngữ ĐN là một thể nghiệm, một nỗ lực đi tìm điểm vàng giao nhau giữa khoa
học cơ bản và khoa học giáo dục, giữa nghĩa học, kết học và dụng học; đồng thời hệ thống BTtrên cơ sở những mô hình DH đang được nghiên cứu áp dụng ở nhà trường phổ thông cũng gópphần trả lời câu hỏi về phát triển năng lực và phẩm chất người học trong giai đoạn hiện nay từmột điểm nhìn cụ thể
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, đề tài “Dạy học từ ngữ đồng nghĩa trong
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học” là thể
nghiệm có giá trị và ý nghĩa đối với việc xây dựng chương trình DH tiếng ở nhà trường phổthông sau năm 2015
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác lập điểm nhìn về từ ngữ ĐN từ góc độ mục tiêu hành dụng, trên cơ sở đó đề xuất
xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN nhằm phát triển năng lực GT cho HS tiểu học
Trang 4- Từ việc nghiên cứu ứng dụng dạy học từ ngữ ĐN qua tổ hợp BT trên nền một chủ điểmhoạt động tiếng Việt, gợi ý cho việc xây dựng chương trình, tổ chức DH các chủ đề tiếng Việt ởnhà trường tiểu học.
3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu mở rộng cấp độ nghiên cứu dạy học từ đồng nghĩa thành dạy học từ ngữ đồng nghĩa (hay chính là dạy hiện tượng đồng nghĩa giới hạn ở chức năng định danh, tập trung vào đồng nghĩa ngữ cảnh), từ đó xây dựng được hệ thống bài tập DH từ ngữ đồng nghĩa trong tiếp nhận ngôn bản (hoạt động đọc hiểu) và tạo lập ngôn bản (hoạt động làm văn) theo mô hình tích hợp trục chủ đề ngôn ngữ với trục chủ điểm hoạt động thì năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa nói
riêng, năng lực sử dụng tiếng Việt của HS sẽ được nâng cao
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận ngôn ngữ và lí luận DH từ ngữ ĐN
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn DH từ ngữ ĐN trong môn TV ở tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực GT
- Xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN với tư cách là một biện pháp chủ đạo tác độngđến cả nội dung lẫn phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng DH lớp từ vựng này trongmôn TV trên cả hai bình diện: tiếp nhận và tạo lập ngôn ngữ
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của hệ thống BT và các định hướng tổ
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Tiếp cận các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
6.2 Để làm rõ thực tiễn, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn Kết quả được phân
tích, xử lí bằng phương pháp thống kê toán học (với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS).
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm giúp xem xét tính khả thi và đánh giá hiệu quả
của tư liệu, biện pháp tổ chức DH
7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
7.1 Về lí luận
- Luận án tổng hợp, phân tích một cách hệ thống các quan điểm DH tiếng theo hướng GT;
từ đó mô tả và giải thích về khái niệm, mục tiêu phát triển năng lực GT, tạo tiền đề cho việc đềxuất mô hình năng lực sử dụng từ ngữ ĐN và graph hệ thống BT tương ứng
- Đề xuất việc DH hiện tượng ĐN ở cấp độ từ ngữ, chú trọng tính lợi ích trong GT của cácđơn vị ngôn ngữ có sự tương đồng về nghĩa
Trang 57.2 Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản của DH từ ngữ ĐN theo định hướngphát triển năng lực GT cho HS tiểu học
- Việc xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN có giá trị tham khảo, hỗ trợ trong thực tiễn
DH TV ở tiểu học; góp phần đưa ra một giải pháp thử nghiệm để giải quyết một số khó khăntrong xây dựng chương trình và soạn thảo SGK TV sau năm 2015
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP 1.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG
- THÀNH TỰU LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.1 Giao tiếp và dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp
Giao tiếp (communication) là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ, đồng
thời là đối tượng của triết học, tâm lí, giáo dục học Các nhà nghiên cứu trên thế giới lần lượt đềxuất những định nghĩa khác nhau về GT G.A Miler đưa ra cách hiểu đơn giản về GT, xem đó
là việc “một tin nào đó được truyền từ điểm này sang điểm khác” Trong khi đó, Saville Troikenhìn nhận rõ sự tương tác giữa hành vi lời nói và những biểu đạt phi ngôn ngữ trong quá trìnhchuyển tải thông điệp cuộc sống: “GT là quá trình chia sẻ ý nghĩa thông qua hành vi lời nói vàphi lời nói” Các nhà ngôn ngữ học như R Jakobson, Robinson, Hymes và J Lyons cũng đãnghiên cứu và đề xuất nhiều mô hình về GT
Các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam cũng nêu khá nhiều định nghĩa về GT Tác giả Đỗ HữuChâu, Đỗ Việt Hùng kiến giải: “GT là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng baogồm cả tri thức miêu tả, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động ) giữa ít nhất hai chủ thể GT(kể cả trường hợp một người GT với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huốngnhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định” Quan niệm GT được tác giả Bùi Minh Toán
nêu lên trong công trình nghiên cứu Từ trong hoạt động GT: “GT chính là sự tiếp xúc, giao lưu
giữa người và người trong xã hội, qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhậnthức, tư tưởng và cả những tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều được diễn đạt” Có
thể thấy, điểm gặp gỡ giữa các khái niệm GT nêu trên chính là kiến giải về một dạng hoạt động trao đổi thông tin mà thông qua đó, con người tri nhận về thế giới, hiểu biết lẫn nhau và bộc lộ
chính mình
DH ngôn ngữ theo quan điểm GT trở thành định hướng trung tâm trong nhà trường
phổ thông Xuất phát từ tiền đề quan trọng về chức năng GT của ngôn ngữ và mối quan hệ của
nó với phát triển tư duy, rất nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học như L.S Vygotskij, DavidNunan, A.N Leonchiep, M.R Lvop, J Richards, Rodgers đã phát triển thành các đường
hướng, quan điểm DH GT Những thành tựu rực rỡ trong vận dụng lí thuyết hoạt động theo
trường phái Vygotskij ở Liên Xô cũng để lại dấu ấn đậm nét trong các công trình nghiên cứu về
DH tiếng Bên cạnh đó, gắn DH tiếng với tình huống được xem là một bước phát triển trong
Trang 6ứng dụng quan điểm GT Tiêu biểu cho đường hướng này là những nghiên cứu của Richards,Rodgers Ngoài ra, trong chương trình DH tiếng ở nhiều quốc gia, GT được thể hiện với tư cáchmột nguyên tắc cơ bản, then chốt.
Ở Việt Nam, việc DH tiếng Việt theo quan điểm GT cũng được rất nhiều nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu Là một trong số những người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp
DH tiếng ở tiểu học, từ những năm 80, 90 của thế kỉ trước, các tác giả Phan Thiều, Lê PhươngNga, Lê Hữu Tỉnh đã có những phát biểu quan trọng về lí luận và ứng dụng quan điểm GT vào
DH TV Trong các công trình, bài viết như Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động (Lê A), Phương pháp DH tiếng Việt (Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán), Phương pháp DH tiếng Việt nhìn từ tiểu học (Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết), Phương pháp DH TV ở tiểu học (Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga), Về quan điểm GT trong giảng dạy tiếng Việt (Bùi Minh Toán), DH Luyện từ và câu ở tiểu học (Chu Thị Thủy An), vấn đề DH
tiếng Việt theo đường hướng GT được đề cập và phân tích khá đầy đủ Gắn bó thiết thân với
việc DH TV ở tiểu học theo quan điểm GT, các công trình Hoạt động GT với DH TV ở tiểu học của Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga và Một số vấn đề DH TV theo quan điểm GT ở tiểu học của Nguyễn Trí thực sự là những chỉ dẫn cần thiết đối với người nghiên cứu Bàn về DH
ngôn ngữ theo quan điểm GT không thể không nhắc đến đóng góp của các công trình nghiêncứu về ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng Tiêu biểu là công trình
nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng về Lí thuyết trật tự từ trong cú pháp; Từ trong hoạt động GT và Câu trong hoạt động GT của tác giả Bùi Minh Toán; Từ vựng học tiếng Việt, Đại cương ngôn ngữ học của tác giả Đỗ Hữu Châu
1.1.2 Mô hình năng lực giao tiếp trong dạy học tiếng
Năng lực (competency) là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”.
Năng lực có thể hiểu là sự thành thạo hay khả năng thực hiện một công việc nào đó Là đốitượng của tâm lí học, giáo dục học, năng lực được mô tả là một thuộc tính tâm lí phức hợp, hội
tụ nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tráchnhiệm Những năm gần đây, trong hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thôngViệt Nam, các nhà khoa học đã công bố nhiều công trình, bài viết về xây dựng chương trìnhphổ thông theo hướng tiếp cận năng lực Các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh,Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Hồng Vân trong các bài viết của mình đều đã nêu lênnhững cách hiểu khái quát về năng lực
Năng lực GT là một thành tố cơ bản trong hệ thống cấu trúc năng lực cần hình thành ở
người học Nói đến thứ năng lực đặc biệt này không thể không nhắc đến những thành tựu
nghiên cứu của Noam Chomsky Sự phân biệt một bên là hiểu biết ngầm ẩn về ngôn ngữ, một bên là khả năng sử dụng thực tế ngôn ngữ trong đời sống thường ngày đã được ông đặt ra từ những năm 1960 bằng mô tả về ngữ năng (competence) và ngữ thi (performance) Xuất phát từ
đề xuất của Chomsky, có thể thấy sự khu biệt và mối quan hệ mật thiết giữa những hiểu biết về
ngôn ngữ (theo hướng hiểu để sử dụng) và khả năng vận hành ngôn ngữ nhằm đạt hiệu quả GT.
Sau Chomsky, các công trình của Cambbell & Wales (1970), Hymes (1972), Canale & Swain(1980), Bachman (1990), Celce-Murcia M & Dornyei Z., Thurrell S (1995) đã kế thừa có phêphán để từng bước hình thành quan niệm rộng hơn về “năng lực GT” Qua các thời kì, cách đặt
vấn đề và luận giải về năng lực GT cũng có những điểm khác biệt Dựa vào quan điểm của tác
Trang 7giả Nguyễn Xuân Khoa về thứ năng lực mang tính công cụ và nhiệm vụ phát triển lời nói, trong
DH từ ngữ ĐN cho HS tiểu học, chúng tôi tập trung vào hai thành tố năng lực cơ bản sau đây:
- Năng lực ngôn ngữ: khả năng hiểu, nắm bắt khái niệm, đặc trưng, tác dụng của các
phương tiện ĐN
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: bao gồm khả năng sắp xếp, tổ chức từ ngữ; khả năng sử
dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, đảm bảo chuẩn mực văn hóa, xã hội
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA VÀ DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
1.2.1 Hiện tượng đồng nghĩa
Đồng nghĩa là một hiện tượng ngôn ngữ có sức lan tỏa rộng lớn, có vị trí đặc biệt trong
các công trình nghiên cứu lí luận ngôn ngữ Đại từ điển bách khoa Xô Viết kiến giải về hiện
tượng ĐN như sau: “Hiện tượng ĐN, thuật ngữ tiếng Anh là Synomyny, có gốc từ tiếng Hi Lạp
là Synònymia có nghĩa là “cùng tên”, chỉ quan hệ giữa hai biểu thức đẳng nghĩa nhưng khôngđồng nhất Tính chất đẳng nghĩa ở đây được hiểu là tính tương ứng hoặc là cùng với một biểuvật (denotat) (sự kiện, khách thể ) hoặc là cùng một biểu niệm (signifikat) (cái được biểu hiệnthuộc ngôn ngữ)” Quan hệ ĐN cũng được hiểu “trước hết là loại quan hệ giữa các từ trongtrường nghĩa”
Từ ngữ đồng nghĩa là một dạng thức, cấp độ biểu đạt sinh động của hiện tượng ĐN trong
ngôn ngữ Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Quan hệ ĐN có thể xuất hiện giữa các từ, giữa
từ và ngữ, giữa các ngữ hoặc giữa các kết cấu ngữ pháp” Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu dành
hai tiểu mục trong chương 5 cuốn Từ vựng học tiếng Việt để bàn về “từ ngữ ĐN xét về mặt cấu tạo” và “hiện tượng ĐN trong văn bản” Dù không bàn nhiều về vấn đề DH từ ngữ ĐN trong
nhà trường nhưng những thành tựu nghiên cứu về hiện tượng ĐN (trong đó nhiều nhất là trườnghợp ĐN từ) chính là cơ sở để chúng tôi khảo sát, phân tích và đề xuất các biện pháp DH hiệntượng ĐN theo định hướng GT ở cấp độ từ ngữ Những nghiên cứu về giá trị mà từ ngữ ĐN cóđược nhờ sự phân xuất đến mức tinh tế các nét nghĩa hay sự hội tụ thành một “trường từ”, đặcbiệt là miêu tả của tác giả Đỗ Hữu Châu về “đồng nghĩa ngữ cảnh” là những chỉ dẫn khoa họcquan trọng cho đề tài luận án
1.2.2 Dạy học hiện tượng đồng nghĩa ở nhà trường phổ thông
Được các nhà nghiên cứu coi là “chỉ tố về độ phong phú, độ phát triển và tính uyểnchuyển của ngôn ngữ”, từ ĐN trở thành một nội dung từ vựng quan trọng trong DH tiếng Việt ởnhà trường phổ thông Không chọn cách tách hai tiểu loại từ ĐN thành hai bài dạy riêng nhưSGK TV5 từ 1985 đến 2006, SGK TV5 hiện hành tránh được những tình huống khó giải quyếttrong ngôn ngữ về mức độ ĐN Ngoài các BT phân bố tản mạn trong phân môn Chính tả, Luyện
từ và câu (lớp 2, 3, 4), từ ĐN hiện diện với tư cách đơn vị ngôn ngữ, kiến thức được giảng dạyđộc lập trong 4 tiết Luyện từ và câu lớp 5 (gồm 1 tiết lí thuyết và 3 tiết thực hành) So với thờilượng DH từ trái nghĩa (2 tiết), từ đồng âm (2 tiết), đây thực sự là điều kiện lí tưởng cho việctìm hiểu, khám phá và phát triển năng lực sử dụng từ của HS
Trên hai bình diện tiếp nhận và tạo lập, việc DH từ ĐN trong những năm gần đây đã đượctiến hành một cách khoa học theo định hướng đổi mới Nhìn chung, thực tế DH vẫn cho thấy sự
luẩn quẩn trong hiện thực hóa tư tưởng giáo dục Kĩ năng nhận diện vẫn chiếm ưu thế bên cạnh
Trang 8tập hợp các nhiệm vụ sử dụng từ ĐN khá lặp lại, tẻ nhạt, không kích thích được hứng thú sáng
tạo của HS Sự thiếu linh hoạt và những áp lực của chương trình, SGK khiến cho việc tổ chức
quá trình tiếp nhận và tạo lập diễn ra trong “bình lặng”, rời rạc, không có sức kết nối Song nếu
những công trình nghiên cứu về DH từ vựng ở tiểu học, theo định hướng chung, chỉ dừng lại ở
phạm vi từ ĐN với những chỉ dẫn mang tính khái quát thì trong một số tài liệu hỗ trợ DH từ và
câu, DH đọc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, có thể tìm thấy những gợi ý thú vị choviệc mở rộng phạm vi nghiên cứu về DH hiện tượng ĐN ở cấp độ ngữ trên các bình diện tiếpnhận và tạo lập
Xuất phát từ tư tưởng dạy tiếng theo quan điểm GT chính là một sự cụ thể hóa quan điểm chuyển từ xây dựng chương trình tiếp cận nội dung sang xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực người học, luận án hướng đến việc đề xuất thiết kế BT DH từ ngữ ĐN theo
mô hình chủ đề ngôn ngữ trên nền một chủ điểm hoạt động Tiếng Việt Xây dựng hệ thống BT
DH từ ngữ ĐN cũng được xem như một phương thức đa dạng hóa tư liệu DH, hiện thực hóa tư
tưởng, đường hướng DH GT vào các sản phẩm mang tính ứng dụng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Có thể thấy kết quả nghiên cứu trong các công trình, bài báo khoa học mà chúng tôi tiếpcận được cho đến thời điểm này không chỉ dừng ở những định hướng mang tính lí thuyết mà đãthâm nhập vào thực tiễn, từng bước giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong DH GT trênnhiều bình diện, cấp độ, gắn với nhiều đơn vị ngôn ngữ cụ thể Đó chính là tiền đề quan trọng
để chúng tôi tổng hợp cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài; xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ
ĐN theo định hướng phát triển năng lực cho HS tiểu học
Trang 9Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.1 Các cấp độ đồng nghĩa
Hiện tượng ĐN được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và chính điều này chi phối việcphân cấp cũng như nhận diện, hồi đáp về giá trị biểu đạt của các phương tiện ĐN trong hoạtđộng lời nói
Có thể xem xét hiện tượng ĐN ở một số cấp độ như sau:
(1) ĐN từ vựng: xảy ra giữa các đơn vị từ vựng (từ, cụm từ cố định)
(2) ĐN từ vựng - cú pháp: xảy ra khi các từ, cụm từ cố định (đơn vị từ vựng) và các tổ
hợp từ tự do, câu (đơn vị ngữ pháp) có sự tương đồng về nghĩa
(3) ĐN cú pháp / văn bản: là hiện tượng các đơn vị ngữ pháp hay văn bản có sự tương
đồng về nghĩa (cùng biểu đạt một nội dung thông tin)
Nghiên cứu việc DH từ ngữ ĐN ở nhà trường tiểu học, luận án tập trung vào các cấp độ,dạng thức biểu đạt ở (1) và (2) đã nêu ở trên, trong đó ngữ liệu chủ yếu xoay quanh ba “điểmvàng” trên tam giác ĐN: từ - cụm từ cố định - tổ hợp từ tự do (gọi tắt là tổ hợp từ) mà khôngbàn đến ĐN ở cấp độ câu
2.1.2 Từ ngữ đồng nghĩa và khả năng biểu đạt trong giao tiếp
2.1.2.1 Từ ngữ đồng nghĩa
Hiện tượng ĐN xảy ra trên cấp độ từ ngữ thể hiện ở sáu dạng thức cơ bản (theo từng cặpĐN) như sau:
(1) ĐN từ - từ: cha - ba - bố - tía - bọ; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm - vàng ối - vàng
óng; ăn - hốc - đớp - xơi - chén; bởi vì - do - tại - nhờ;
(2) ĐN cụm từ cố định - cụm từ cố định: bẩn như hủi - bẩn như ma lem; nhanh như sóc
- nhanh như tên bắn; mua trâu bán chả - bán bò tậu ễnh ương;
(3) ĐN tổ hợp từ - tổ hợp từ: nhẹ như chẳng ngờ - không gây một tiếng động; (trời) bắt
đầu tối - dần dần chìm vào đêm;
(4) ĐN từ - cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ): keo kiệt, bủn xỉn - vắt cổ chày ra
nước, rán sành ra mỡ, vắt nước không lọt tay
(5) ĐN từ tổ hợp từ: nghèo đói chẳng có gì ăn; gầy ốm một cây sậy biết đi; béo
-chiếc thùng phi di động; thức - không hề chợp mắt
(6) ĐN cụm từ cố định - tổ hợp từ: muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ - nhiều
dáng vẻ; nhanh như cắt, nhanh như chớp, nhanh như gió - rất nhanh, chẳng gì đuổi kịp
Vai trò của từ ngữ thể hiện trước hết ở khả năng biểu đạt, hiện thực hóa nghĩa trong lời nói Từ ngữ ĐN, với những nét đặc trưng riêng về sự tương đồng và dị biệt trong sắc thái nghĩa, càng có giá trị trong việc miêu tả những biến động vi tế của cuộc sống, của những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn con người Bên cạnh chức năng định danh, diễn đạt một cách chính xác tư tưởng, các sắc thái cảm xúc của con người, từ ngữ ĐN còn được vận hành để liên kết,
Trang 10thay thế, tránh lỗi lặp và gợi ấn tượng về sự phong phú, linh hoạt trong nghệ thuật dùng từ Trong GT nói chung, trong dạy học tiếng ở nhà trường phổ thông nói riêng, từ ngữ ĐN còn là một phương tiện giải nghĩa từ hiệu quả.
Trong DH, khám phá vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm văn chương, ngoài việc chú ý khai thácgiá trị các đơn vị ĐN “đồng hiện” thường thấy, cần lưu tâm hơn đến thao tác so sánh, đối chiếu
để khẳng định hiệu năng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt
2.2 NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
2.2.1 Mô hình năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
Từ gợi ý về mô hình năng lực GT ở cấp độ năng lực chung và năng lực GT ở cấp độ năng lực chuyên biệt đề xuất trong DH tiếng ở tiểu học đã trình bày ở chương tổng quan (gồm năng
lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ), chúng tôi hình thành “cây năng lực” sử dụng từ
ngữ ĐN, trong đó các phân nhánh trái thuộc phạm vi năng lực ngôn ngữ, các phân nhánh phải
là thành tố cấu trúc năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phác thảo “cây năng lực” dựa trên cơ sở mô hình năng lực GT và định hướng phát triểnnăng lực GT phù hợp đặc điểm tâm lí, tư duy của HS tiểu học Các “nhánh” năng lực sử dụng từ
ngữ ĐN gồm: hiểu biết về từ ngữ ĐN (năng lực ngôn ngữ hay năng lực tố chất, sự “hiểu biết ngầm ẩn” về ngôn ngữ) và khả năng sử dụng từ ngữ ĐN (năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng
lực hiện hữu, sự “sử dụng thực tế” đơn vị ngôn ngữ)
2.2.2 Đặc điểm tâm lí, tư duy của HS trong tiếp nhận và sử dụng từ ngữ ĐN
Lớp 5 là thời điểm lí tưởng cho sự hoàn thiện năng lực từ ngữ của HS tiểu học bằng việchướng các em tìm kiếm các phương tiện ĐN, trái nghĩa để biểu đạt một cách sống động suynghĩ, cảm xúc về vạn vật
Đặc điểm tâm lí, tư duy của HS tiểu học luôn là yếu tố quan trọng chi phối việc xây dựng,kiến thiết các nội dung DH Nhưng quá trình phát triển ngữ năng của HS lại luôn được đặt trong
sự đối trọng giữa độ biến thiên, dao động mạnh mẽ của hứng thú, sự phát triển không đồng đềucủa trí tuệ, ngôn ngữ tiếp nhận với nội dung, tài liệu dạy học “đóng khung”, cố định hóa
2.2.3 Vai trò của bài tập trong phát triển năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
Từ trước đến nay, BT được sử dụng như một phương tiện cơ bản trong DH tiếng Việt Sự
ra đời của lí thuyết hoạt động lời nói với quan niệm về sự hình thành, phát triển ngôn ngữ như
là hình thành, phát triển một hoạt động cũng đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của hệthống BT dạy học tiếng Bởi lẽ, muốn hình thành, phát triển hoạt động nói năng nhất thiết phảithông qua một hệ thống BT và trên thực tế, bản thân hoạt động nói năng đã bao hàm tính chấtthực hành, thừa nhận BT như là một phương tiện dạy học cơ bản và cần thiết Hệ thống BT sẽđược thiết kế trên nền một chủ điểm TV, gắn với những vấn đề, phương diện khác nhau về trithức và kĩ năng ngôn ngữ Nói cách khác, luận án cấu trúc và thiết kế BT không chỉ theo tiêu
chí phát triển các kiểu, nhóm năng lực mà còn hướng tới trình bày BT trong những đơn vị học
cụ thể, gắn với một chủ điểm cụ thể, thực hiện theo những mô hình cụ thể.
2.3 NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG MÔN TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN GIAO TIẾP
Chịu sự tác động của nguyên tắc GT và tích hợp trong DH tiếng, các lớp từ vựng cũng có
sự vận động liên phân môn, và do đó, từ ngữ ĐN hiện diện, tồn tại với nhiều “vai” khác nhau
Trang 11Đó vừa là một nội dung DH thuộc địa hạt Luyện từ và câu vừa là một phương tiện thực hiệnnhiệm vụ dạy nghĩa từ, là chất liệu mang đến hiệu ứng thẩm mĩ thú vị trong tác phẩm văn học,góp phần định hướng phát triển năng lực cảm thụ và sáng tạo ngôn ngữ cho HS tiểu học Vớichức năng cộng hưởng ngữ nghĩa nhằm mô tả cuộc sống, tô đậm tư tưởng hoặc dùng thay thế,tránh lỗi lặp, tạo sự liên kết câu, đoạn, nội dung DH về từ ĐN hiện diện như một điều tất yếu.Với tư cách là một đơn vị kiến thức ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, từ ĐN “chính danh”tham dự vào cấu trúc nội dung dạy học Luyện từ và câu TV lớp 5 dành thời lượng 4 tiết Luyện
từ và câu để bằng cả những chỉ dẫn lí thuyết (1 tiết, tuần 1, tr.7) lẫn hệ thống bài tập thực hành(3 tiết ở tuần 1, tr.13; tuần 2, trang 22; tuần 3, tr.32) phác thảo nên diện mạo của lớp từ vựngthú vị này
Về ưu điểm, nội dung DH từ ĐN có những điểm nổi bật sau:
- Ngữ liệu trích dẫn trong các tác thuộc các thể loại khác nhau; các ghi nhớ về từ ĐN đượckhai vỡ một cách hợp lí, logic và khá đầy đủ
- Chương trình TV5 dành thời lượng khá lớn cho phần thực hành, luyện tập về từ ĐN với
12 BT, trong đó có 5 BT thuộc nhóm nhận diện, hệ thống hóa các từ ngữ ĐN, 1 BT giải nghĩa
từ và 6 BT sử dụng từ
Tuy nhiên, nội dung DH từ ĐN vẫn còn một số tồn tại Cụ thể là:
- Vấn đề phân loại từ ĐN trong ngôn ngữ học là cần thiết cho việc tập hợp các dãy từ
SGK TV6, SGK TV5 CCGD và SGK TV5 hiện hành đều thực hiện việc mô tả các tiểu loại từ
ĐN Song, DH ở tiểu học có nên tiếp tục phân từ ĐN thành hai loại: từ ĐN hoàn toàn, từ ĐNkhông hoàn toàn?
- Hệ thống BT về từ ĐN trong SGK TV tiểu học hiện hành là sự tường minh về khả năng
sử dụng và sự linh hoạt trong biểu đạt nghĩa, định danh, gọi tên sự vật Mặc dù vậy, tính lặp lạicủa các dạng thức BT, sự đóng khung HS vào những tình huống DH khuôn mẫu, giáo khoa ítnhiều hạn chế khả năng chủ động trong lĩnh hội và sáng tạo của các em
- Trong những năm gần đây, nguyên tắc GT đã được chú trọng trong DH tiếng Tuy vậychính điều này đã làm mất đi sự đối trọng, cân bằng tương đối trong nội dung DH
Từ những nhận định trên về nội dung DH từ ĐN và những yêu cầu về năng lực GT, chúng
tôi cho rằng cần dạy cho HS về hiện tượng ĐN nhằm khai thác một cách hiệu quả hiệu năng của
các phương tiện ngôn ngữ có sự tương đồng về nghĩa Điều này có thể thực hiện bằng việc mởrộng phạm vi tiếp nhận đơn vị ĐN, bổ sung hệ thống BT mang tính ứng dụng, trong đó chútrọng BT hình thành quy tắc sử dụng, BT cho thấy tính lợi ích trong GT
2.4 THỰC TRẠNG DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA Ở TIỂU HỌC
2.4.1 Năng lực tổ chức dạy học từ ngữ đồng nghĩa của giáo viên
Để đánh giá thực trạng dạy học từ ĐN, cùng với việc quan sát, dự giờ, chúng tôi đã thiết
kế và sử dụng phiếu khảo sát tập trung vào ba vấn đề trọng tâm:
(1) Nhận thức của chuyên gia, GV về các vấn đề lí luận dạy học từ ngữ ĐN trong môn TVtheo định hướng phát triển năng lực GT cho HS (15 câu hỏi)
(2) Quan điểm của chuyên gia, GV về thực trạng dạy học từ ngữ ĐN, bao gồm việc “đánhgiá thực trạng” (15 câu hỏi) và “xử lí các tình huống DH” (10 câu hỏi)
Trang 12(3) Ý kiến của chuyên gia, GV về các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học từngữ ĐN trong môn TV (6 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở).
Kết quả thu được khi khảo sát 48 giảng viên, chuyên viên, GV ở Thừa Thiên Huế và ĐàNẵng xử lí trên phần mềm SPSS (xem phụ lục 2.3 trong luận án)
2.4.2 Năng lực tiếp nhận và sử dụng từ ngữ đồng nghĩa của học sinh
Trên cơ sở những sản phẩm thu được từ thực tiễn và qua khảo sát bằng phiếu BT trên 150
HS, chúng tôi thấy nổi bật một số vấn đề sau:
- HS khá tích cực và hứng thú với từ ngữ ĐN Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, các em tỏ
ra hào hứng khám phá những từ ngữ “khác biệt về âm thanh nhưng có khả năng biểu đạt cùngmột ý nghĩa”, xem nó như một “trò vui của ngôn từ”
- Vốn từ của HS khá phong phú Với yêu cầu “tìm từ ĐN”, khi lập bảng hỏi cho 60 HS(chọn ngẫu nhiên) ở hai trường tiểu học, dãy từ mà HS lập được đạt kết quả tốt
- Tuy nhiên, đối lập với khả năng nhận diện chính xác từ cùng nghĩa, huy động vốn từ là
sự lúng túng trong BT tích cực hóa vốn từ mức độ điền khuyết để hoàn chỉnh câu, đoạn
Để đánh giá một cách chính xác, đầy đủ hơn năng lực tiếp nhận và sử dụng từ ngữ ĐN của
HS lớp 5, chúng tôi cũng đã tiến hành dự giờ, quan sát, thu nhận sản phẩm ngôn ngữ là bài tậplàm văn miêu tả (tả con vật, tả cảnh)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:
Về lí luận, luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học (tường minh các cấp độ
ĐN trong tiếng Việt, khả năng biểu đạt của từ ngữ ĐN trong hoạt động GT) và cơ sở tâm lí, giáo dục học (xác lập mô hình năng lực về từ ngữ ĐN, phân tích đặc điểm tâm lí, tư duy HS
tiểu học trong tiếp nhận, sử dụng từ ngữ ĐN) Bên cạnh đó, vai trò của hệ thống BT cũng đượckhẳng định Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải
DH hiện tượng ĐN cho HS tiểu học ở cấp độ ĐN từ ngữ bởi vì những lợi ích có thể nhìn thấyđược trong hoạt động lời nói, tức là trong GT
Trang 13Chương 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP 3.1 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
3.1.1 Đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
Tư liệu DH cần đảm bảo tính hướng đích - hình thành ở người học ý thức sử dụng từ ngữ
ĐN như một phương tiện ngôn ngữ hiệu quả để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc Xuất phát từ mục tiêu phát triển năng lực GT cho HS, trước hết, yêu cầu “dễ hóa” tiếp nhận đơn vị ngôn ngữ cần
được cụ thể trong lựa chọn các ngữ liệu mang tính điển hình, trực quan, gắn với dấu hiệu hìnhthức, không gây nhiễu, dễ nhận diện; đồng thời giảm thiểu BT tái hiện, BT không mang tính lợi
ích GT Tối ưu hóa quá trình sử dụng một mặt gợi ý việc gia tăng các BT vận dụng, tạo lập,
kiến trúc, một mặt nhấn mạnh tính thực tiễn, sự vận hành các phương tiện ngôn ngữ một cáchhữu ích, đáp ứng nhu cầu GT
3.1.2 Đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN
Nguyên tắc tích hợp trên những phương diện cụ thể sau:
- Tích hợp giữa tri thức, kĩ năng tiếng Việt và văn học
- Tích hợp tạo lập và tiếp nhận ngôn bản
- Tích hợp nhiệm vụ phát triển năng lực GT, năng lực sử dụng từ ngữ ĐN thông qua hoạtđộng thực hành tiếng Việt với yêu cầu phát triển phẩm chất người học
3.1.3 Đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực của học sinh
Đối với việc xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN, cần quán triệt các nguyên tắc sư phạm cơ bản như giao tiếp, tích hợp, trực quan; chú ý tiêu chí thẩm mĩ, hệ thống và sáng tạo Ở
một phương diện khác của DH phân hóa hiện nay, ngoài tiêu chí trình độ ngôn ngữ theo hành
trình phát triển (độ tuổi, lớp học, bậc học), ngữ liệu BT cũng phải chú ý tới sự khác biệt trong năng lực HS ở các vùng miền Những yếu tố về tâm lí, hứng thú, tầm đón nhận cũng cần được
chú trọng để đảm bảo tư liệu DH có giá trị, được hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất Theo định hướng xây dựng chương trình, SGK (chú ý tính đến chuẩn “đầu ra” của ngườihọc), hệ thống BT phải tạo nên một môi trường học tập tương tác, năng động để HS chủ độngkhám phá, chiếm lĩnh và có được những năng lực sau:
- Năng lực ngôn ngữ, những hiểu biết có lợi (tác dụng, cách dùng, vốn từ tích lũy) choviệc sử dụng từ ngữ ĐN
- Năng lực tạo lập ngôn bản (thể hiện tập trung trên thể loại miêu tả) với các mức độ cấu trúc và sáng tạo Cụ thể là HS phải có khả năng huy động, lựa chọn từ ngữ để cấu trúc, hoàn
chỉnh các phát ngôn; đồng thời biết đặt câu, dựng đoạn với từ ngữ ĐN
- Năng lực tiếp nhận: thể hiện ở hai phương diện: phát hiện, nhận diện chính xác các phương tiện ĐN có giá trị trong ngôn bản và sử dụng tri thức, kĩ năng về từ ngữ ĐN để kiến giải, đánh giá nghệ thuật sử dụng từ ngữ ĐN trong các phát ngôn.
Trang 143.2 HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
3.2.1 Cấu trúc hệ thống bài tập dạy học từ ngữ đồng nghĩa
Trên cơ sở những phân tích về lí luận ngôn ngữ, lí luận DH tiếng ở nhà trường tiểu học và
“cây năng lực” được hình thành, có thể mô tả hệ thống BT DH từ ngữ ĐN qua sơ đồ sau:
Từ định hướng bồi dưỡng phẩm chất “yêu quê hương, đất nước” đã chọn, chúng tôi đặt
tên cho nội dung tư liệu DH từ ngữ ĐN thể hiện bằng tổ hợp BT là “Quê hương, đất nước”.
Luận án cũng đề xuất tổ chức hệ thống BT thành ba bài (không tương ứng với 3 giờ học TV),bao gồm:
(1) Tìm hiểu về từ ngữ ĐN (trên cơ sở sự giống nhau giữa các từ, để kích thích hứng thú
của HS, khi cấu trúc bài hoàn chỉnh, có thể giả định đặt tên: Nhìn xem, chúng tôi rất giống nhau.
(2) Sự kì diệu của từ ngữ trong tạo lập: sự kì diệu của các từ ngữ ĐN được cụ thể hóa
trong hoạt động tạo lập và sáng tạo Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc “chuyên môn hóa”, các
BT thuộc đơn vị học này sẽ tập trung phát triển năng lực cấu trúc và sáng tạo thuộc nhóm tạo lập (và do vậy có thể chọn tên gọi cho thấy tính thực hành, sự sản sinh; ví dụ: Em vẽ quê hương bằng từ ngữ ĐN).
(3) Sự kì diệu của từ ngữ trong tiếp nhận (với gợi ý tên bài theo logic là Bức tranh quê