Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại công ty giầy Thăng Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 32)

1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, công ty Cổ phần Giầy Thăng Long sử dụng một số chỉ tiêu sau:

1.1. Chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. Một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó biểu hiện bằng doanh thu bình quân của lao động trong kỳ đó.

1.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của một lao động.

Lợi nhuận bình quân của một người lao động trong doanh nghiệp thương mại là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận. Nó bằng thương số giữa lợi nhuận thuần của doanh nghiệp với số lao động bình quân.

1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một đồng doanh thu thì cần chi bao nhiêu đồng lương. Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

1.4. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương

Đây là chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu này cho ta biết là một đồng tiền lương bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi lợi nhuận thuần tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Sản lượng đôi 2.324.145 1.842.436 2.034.385 Doanh thu 1000đ 75.511.773 72.211.468 78.814.054 Lợi nhuận 1000đ 5.455.124 4.190.078 5.889.459 Số LĐ bình quân Người 1.650 1.540 1.230 Tổng Quỹ lương 1000đ 20.980.800 28.459.200 24.649.200 Năng suất LĐ 1000đ/người 45765 46890 64076 Khả năng sinh lời của 1 LĐ 1000đ/người 3306 2720 4788 Hiệu quả sử dụng chi phí TL đ/đ 3.6 2.5 3.2 Thu nhập BQ 1 người/ 1 tháng 1000đ 1056 1540 1670

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP Giầy Thăng Long)

2. Nhận xét và đánh giá

Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian(1 lần vào cuối tháng), phương pháp trả lương theo sản phẩm chỉ áp dụng ở khâu sản xuất.

So sánh năm 2008 với năm 2007 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều giảm. Sản lượng của năm 2008 là 1.842.436 đôi giầy, giảm 481709 đôi so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 20.7%.

-Doanh thu năm 2008 là 72.211.468 (nđ), giảm 3.300.305(nđ) so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4.4%

-Tổng lợi nhuận năm 2008 là 4.190.078(nđ) , giảm 1.265.046(nđ) so với năm 2007 ứng với tỷ lệ giảm là 23%.

-Tổng quỹ lương năm 2008 là 28.459.200(nđ) tăng 7.478.400(nđ) so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 35,6% .

Các chỉ số doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2 năm này đều giảm đi do nguyên nhân rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước mà công ty xuất khẩu đến đều là các nước EU cũng đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.

Do số nhân viên bình quân năm 2008 giảm 110 người so với năm 2007 ứng với tỷ lệ giảm là 6.67%. Tỷ lệ giảm của nhân viên bình quân nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu dẫn đến năng suất lao động năm 2008 đạt 46.890(nđ) tăng 1125(nđ) so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.5%. Năng suất lao động tăng nhẹ còn do nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Mặt khác, công ty vẫn chưa phát huy hết khả năng,và với sự lỗ lực của nhân viên trong thời gian khủng khoảng nên đã làm cho năng suất lao động tăng nhẹ.

Khi xét đến khả năng sinh lời của một nhân viên là xét tới khả năng một lao động đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào biểu ta thấy năm 2007 một lao động tạo ra 3306(nđ) lợi nhuận, năm 2008 một lao động tạo ra 2720(nđ) lợi nhuận, giảm 586(nđ) so với năm 2007 ứng với tỷ lệ là 17.7%. Do khả năng sinh lời của một nhân viên chưa cao dẫn tới mức lương bình quân của một nhân viên chưa được cao, năm 2007 mức lương bình quân của một nhân viên là 1056(nđ/1người/tháng) đến năm 2008 là 1540(nđ/1người/tháng) tăng 484(nđ/1người/tháng) so với năm 2007 ứng với tỷ lệ tăng là 46%. Ngoài lương, hàng tháng nhân viên còn được hưởng chính sách khen thưởng nếu họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công việc được giao.

Tổng quỹ lương tăng lên, NSLĐ tăng dẫn đến lương bình quân tăng. Nhìn vào hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm đi. Cụ thể năm 2007 hiệu quả sử dụng CFTL là 3.6 còn năm 2008 là 2.5 giảm 1.1 ứng với tỷ lệ giảm là 30.5%. Đây là dấu hiệu chưa tốt vì một đồng CFTL bỏ ra nhưng doanh thu tuơng ứng lại giảm.

Nhìn chung các chỉ tiêu năm 2008 đều giảm so với năm 2007 và hiệu quả thực sự thì chưa tốt, do chi phí tiền lương tăng nhưng doanh thu không tăng tương ứng. Sang đến năm 2009 công ty đã có một số thay đổi, cụ thể:

*So sánh năm 2009-2008 ta thấy

Sản lượng năm 2009 là 2.034.385 đôi giầy tăng 191.949 đôi so với năm 2008 ứng với tỷ lệ là 10.4%.

Doanh thu năm 2009 là 78.814.054(nghìn đ) tăng 6.602.586 (nghìn đ) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 9.14%.

Tổng lợi nhuận năm 2009 là 5.889.459(nđ) tăng 1.699.381(nđ) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 40.5%.

Tổng quỹ lương năm 2009 là 24.649.200(nđ) giảm 3810000(nđ) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 13.4%.

Số nhân viên bình quân của năm 2009 giảm 310 người ứng với tỷ lệ giảm là 25.2%. Số nhân viên bình quân giảm, trong khi doanh thu tăng dẫn tới NSLĐ bình quân của một nhân viên năm 2009 đạt 64076(nđ) tăng 17186(nđ) so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 36.6%. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Giầy Thăng Long để vượt qua tình trạng khủng hoảng.

Khi xét đến khả năng sinh lời của một lao động ta thấy năm 2009 một lao động tạo ra 4788(nđ) lợi nhuận tăng 2068(nđ) so với năm 2008 .Do khả năng sinh lời của một nhân viên cao dẫn tới mức lương bình quân của một nhân viên tăng lên. Năm 2009 mức lương bình quân của một nhân viên là 1670(nđ/1người/tháng) tăng 130(nđ/1người/tháng) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 8.4%.

Tỷ lệ tăng của quỹ lương nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, điều này cho thấy công ty sử dụng quỹ lương khá hợp lý hợp lý tức hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tăng 2.5 lên 3.2.

Qua những số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty chưa tốt. Mặc dù vậy, lợi nhuận của công ty vẫn tăng nhiều so với các năm trước. Với kết quả này chứng tỏ sức sản xuất kinh doanh của lao động trong công ty được nâng cao, thể hiện sự năng động sáng tạo nhiệt tình và trách nhiệm cao, chuyên môn giỏi luôn luôn nắm bắt thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Do vậy, trong những năm tới công ty nên tăng mức lương cho người lao động, tích cực sử dụng các biện pháp khen thưởng đãi ngộ với người lao động. Có như vậy, hiệu quả sử dụng lao động của công ty mới tăng lên, tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w