Công tác tổ chức lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 40)

III. Thực trạng các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại công ty giầy Thăng Long

3.Công tác tổ chức lao động

Tổ chức lao động của công ty về cơ bản chính là sự phân công và hiệp tác lao động. Điều đó được thể hiện trong Công ty như sau:

Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hay nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.

Phân công và hiệp tác lao động hợp lý là điều kiện để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Do phân công lao động sẽ chuyên môn hoá được công nhân, công cụ lao động. Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi lao động, người công nhân sẽ quen với công việc, có được những kỹ năng, kỹ xảo giảm nhẹ được thời gian lao động và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng triệt để những khả năng riêng có của từng người. Phân công phải chú ý đến những vấn đề như tính đơn điệu của công việc,cường độ lao động sản xuất.

Phân công lao động ở công ty được thực hiện dưới 3 hình thức: - Phân công theo chức năng

- Phân công lao động theo công nghệ

Trong đó hình thức phân công theo chức năng là chủ yếu. Người lao động được phân theo khả năng làm việc và trình độ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn.

Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công nhằm sản xuất sản phẩm. Theo C.Mac định nghĩa hiệp tác lao động như sau”Hình thức lao động mà trong đó có nhiều người làm việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau gọi là hiệp tác lao động”

Hiệp tác lao động tạo ra sự thay đổi có tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp lao động không thay đổi. Hiệp tác lao động đạt được những kết quả lao động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt là đối với những loại lao động phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người.

Trong công ty đang tồn tại các hình thức hiệp tác lao động sau:

- Hiệp tác lao động về không gian gồm có hình thức hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hoá, hiệp tác giữa các ngành chuyên môn và hiệp tác giữa người lao động với nhau trong tổ sản xuất.

- Hiệp tác lao động về mặt thời gian tức là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm. Việc bố trí làm việc hợp lý đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng làm việc của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty.

Lựa chọn và áp dụng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý là điều kiện để sử dụng hợp lý sức lao động, nâng cao năng suất lao động

*Ưu điểm của phân công và hiệp tác lao động trong công ty

Phân công và hiệp tác lao động tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, hăng say làm việc và hiệu quả công việc mang lại thường rất lớn. Phân công và hiệp tác lao động tận dụng tối đa năng suất làm việc của máy móc trang thiết bị kỹ thuật, nhanh chóng khấu hao hết giá trị TSCĐ .

- Đôi khi sự phân công và hiệp tác lao động không tạo ra bầu không khí làm việc tốt. Người lao động có cảm giác gò bó, không thể hiện được khả năng sáng tạo và làm việc của mình.

- Rất khó có sự phối hợp hoạt động tốt giữa các bộ phận

- Khả năng phát triển kỹ năng của người lao động rất phiến diện họ thường không quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khó khuyến khích người lao động phát huy sáng tạo.

- Phân công chuyên môn hoá sâu đòi hỏi phải có quy chế hợp tác chặt chẽ hệ thống tin và lưu lượng thông tin giấy tờ tài liệu quá lớn gây nên sự lệch lạc trong quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 40)