Định hướng hoàn thiện chung của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 50)

IV. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động

1. Định hướng hoàn thiện chung của Công ty

Đối với bất kỳ một công ty nào việc xây dựng phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bởi vì, để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì trước hết phải tiến hành xây dựng các mục tiêu chiến lược, phương hướng cho hoạt động đó trong tương lai. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào hướng đi của công ty đúng hay sai. Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long luôn luôn chủ động xây dựng hướng đi cho các hoạt động kinh doanh của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Căn cứ vào mụa tiêu chiến lược của toàn Ngành Da-Giầy và Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long, căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và các kết quả nghiên cứu thị trường, Công ty đã xác định các kế hoạch cho các năm tới:

- Quan điểm hướng vào xuất khẩu với phương hướng chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao thành quả tăng nhanh tích lũy, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

- Coi trọng hơn thị trường nội địa , khai thác tối đa năng lực và khả năng của đội ngũ lao động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước.

- Chú trọng hơn vào khâu thiết kế và triển khai mẫu các mặt hàng sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mời trang thiết bị và tạo thế chủ động trong sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty cũng như mục tiêu CNH, HĐH đất nước trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước với giá rẻ, ổn định và đáp ứng yêu cầu chất lượng nhằm thay thế các nguyên vật liệu nhập khẩu.

- Đào tạo và phát triển nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của Công ty, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao công nghệ… từ các nước phát triển, phấn đấu làm chủ sản xuất, không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

- Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ sung các các thiết bị lẻ thay thế thiết bị đã cũ, lạc hậu; cải tạo nâng cấp một số thiết bị, đổi mời công nghệ… nhằm tăng sản lượng, năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất và khắc phục ô nhiễm…

- Tìm kiếm các nguồn lực tài chính bổ sung, ưu tiên các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w