Các hoạt động quản lý chính của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 26)

5.1. Quản lý tài chính

Hoạt động quản lý tài chính do trưởng phòng tài vụ Phạm Thị Duyên chịu trách nhiệm.

Các hoạt động tài chính chủ yếu là các hoạt động liên quan đến vốn, lượng tiền mặt, các hoạt động thu chi của ngân sách công ty, các khoản tiền phải thu, nhận hoặc nhập quỹ, và các khoản gửi ngân hàng.

− Các hoạt động liên quan đến vốn: quản lý việc sử dụng vốn, huy động vốn từ các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông chiến lược.

− Các hoạt động liên quan đến tiền mặt: thanh toán các khoản chi phí thường xuyên và bất thường, rút tiền mặt về nhập quỹ hoặc gửi tiền mặt vào ngân hàng…

− Các hoạt động thu-chi: Các khoản chi gồm: chi lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ cho nhân viên; chi mua sắm trang thiết bị làm việc… Các khoản thu từ việc tiêu thụ sản phẩm.

5.2. Quản lý nhân lực

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực do trưởng phòng tổ chức Nguyễn Hữu Tường chịu trách nhiệm.

Theo thống kê ngày 31-12-2010 Tổng số lao động công nghiệp trong công ty Giầy Thăng Long là 1150 người, trong đó nữ 75% tổng số lao động.chủ yếu là lao động sản xuất trực tiếp, còn lao động gián tiếp và lao động làm công tác quản lý là không kể.

Hiện nay cơ cấu bậc thợ ở công ty còn chưa cao, trung bình là trên bậc 4 không đáng kể. do hàng năm nhiều người cũ thì thôi việc, người mới vào

làm thì chưa có kinh nghiệm nhiều, tay nghề chưa cao với một vài công việc đòi hỏi sự khéo léo , làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Cơ cấu lao động của công ty năm 2010

Lao động Số lượng( người) so với tổng sốTỷ lệ %

1. Tổng số lao động 2.Lao động nữ

3.Lao động làm công tác quản lý 4. Lao động trực tiếp sản xuất 5.Lao động gián tiếp

1150 860 42 1058 50 100 75 3.6 92 4.4

Nguồn: Báo cáo tình hình lao động công ty năm 2010

Các hoạt động quản lý nhân sự chủ yếu ở Công ty:

− Tổ chức tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng của công ty: lên kế hoạch tuyển dụng; đăng tin tuyển dụng; tổ chức phỏng vấn, thi tuyển; tổ chức kí hợp đồng lao động…

− Quản lý, giám sát và đánh giá nhân viên: chấm công hàng ngày, theo dõi thành tích, đánh giá nhân viên theo định kì…

5.3. Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của Công ty. Việc này ảnh hưởng đến sự sống còn và tồn tại của Công ty. Vì vậy quản lý sản xuất được sự hỗ trợ của tất cả các phòng ban của công ty và đặc biệt là phòng Kinh Doanh.

Quản lý sản xuất gồm 3 khâu chính:

- Quản lý đầu vào : Gồm nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ.

Giầy là sản phẩm được tạo nên bởi nhiều nguyên vật liệu khác nhau, rất đa dạng phong phú về chủng loại tổng cộng tới trên 50 loại và chia thành mấy loại chủ yếu sau:

 Da , vải các loại.

 Hóa chất các loại và keo dán.  Xăng dầu, than…

 Cao su  Chỉ, ôzê.

Trong đó chỉ và cao su được xếp vào nguyên vật liệu chính còn hóa chất , oze là nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm. Chỉ kể đến vải cũng có tới 20 loại điều đó cho thấy sự phong phú của nguyên vật liệu như thế nào.Các loại nguyên vật liệu phụ cũng khá phong phú về chủng loại và đóng vai trò quan trọng trong việc taoh ra sản phẩm, đặc biệt là hóa chất, nó không góp phần tạo nên thực thể sản phẩm nhưng có một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các tính chất lý hóa của sản phẩm, và có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm. Khác với các nguyên liệu khác , vải và cao su phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của các nghành dệt và quỹ tiền mặt để giành mua cho loại nguyên liệu này.

Thống kê ngày 31/12/1998 thì Công ty Giầy Thăng Long có giá trị máy móc thiết bị là 150 tỷ đồng, trong đó có gần 70 chủng loại máy móc các loại. Tổng số máy móc thiết bị sử dụng thì mức đồng bộ đạt khoảng 70 – 80%. Và các máy móc đa số được nhập khẩu từ Đài Loan và Liên Xô, và 1 số ở Nhật, Hungari, Trung Quốc, Tiệp … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quá trình sản xuất : là quá trình trải qua nhiều công đoạn, sử dụng nhiều lao động với trình độ và tay nghề khác nhau nên vấn đề quản lý lao động, tổ chức bộ máy sản xuất là rất quan trọng và điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động trong sản xuất.

Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất giầy vải.

(1) (2)

(1): Quá trình may mũ giầy (2): Quá trình tạo đế cao su

- Quản lý sản phẩm đầu ra và thị trường sản phẩm. Mặt hàng của Công ty gồm các loại chính sau :

• Giầy da, giầy vải xuất khẩu và nội địa.

• Giầy dép nữ thời trang và xuất khẩu.

• Các loại giầy bảo hộ lao động.

Trong thời gian này, công ty đã luôn tổ chức nghiên cứu nhu cầu, phân loại nhu cầu để đề ra các phương án sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai một cách có hiệu quả nhất.

Với nỗ lực của Công ty, hiện nay sản phẩm của công ty tiêu thụ cả thị trường trong nước ( từ Nam ra Bắc) và thị trường nước ngoài ( 20 nước trên thế giới), mà chủ yếu là thị trường nước ngoài.

Hóa Chất Cán Luyện kín Ép đế Bồi Vải Vải Bạt Pha Cắt Đóng gói Lắp ráp, hấp, KCS May Nhập kho

Đối với thị trường trong nước , Công ty chủ yếu đưa ra loại giầy Bata và giầy Basket phục vụ nhân dân, một đặc điểm quan trọng của sản xuất giầy vải là tính thời vụ của nó. Nhu cầu giầy nảy sinh chủ yếu vào mùa Đông còn mua hè và mùa thu nhu cầu giầy vải không đáng kể. Để khắc phục tính mùa vụ đó Công ty tiến hành sản xuất theo hai “ Mùa giầy”.

Đối với thị trường nước ngoài , do cơ cấu mở cửa sản phẩm của Công ty bị cạnh tranh bởi nhiều đối thủ. Đặc biệt là giầy nhập từ Trung Quốc sang cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của Công ty. Vì vậy phương hướng của Công ty trong thời gian tới là tập trung vào chất lượng sản phẩm và coi đây là vấn đề quan trọng nhất.

5.4. Quản lý Marketing

Hoạt động này do trưởng phòng kinh doanh Nguyễn Thị Tuyết Lê chịu trách nhiệm, dưới sự chỉ đạo, giám sát của giám đốc và phó giám đốc. Các hoạt động Marketing chủ yếu của Công tylà:

− Điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm dự báo phản ứng của thị trường với sản phẩm và xác định thị trường mục tiêu nhằm tạo tiền đề cho các kế hoạch marketing sắp tới.

− Hoạt động liên quan đến sản phẩm: nhãn hiệu, tên sản phẩm… và các hoạt động liên quan đến giá do giám đốc trực tiếp quyết định.

− Chuẩn bị để phân phối và quảng bá sản phẩm

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập kế hoạch Marketing, trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế CDC Việt Nam (Trang 26)