I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài ( tính cấp thiết của đề tài) Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính trị và ngoại giao,... được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ra đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều ngành. Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệt quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm... Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đẩy đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Hà Nam cũng chung tình trạng như cả nước. Hơn nữa, là một tỉnh đồng bằng khu vực Đông Bắc Bộ, kinh tế chưa phát triển, ngân sách và đầu tư còn dựa chủ yếu vào chi viện từ Trung ương thì tham nhũng càng đáng bị lên án. Trong những năm gần đây tham nhũng ở Hà Nam có những biểu hiện phức tạp, nhất là tham nhũng trong những cơ quan hành chính của Nhà nước. Vì thế, đề tài “ Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam” mang tính cấp bách.
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài ( tính cấp thiết của đề tài)
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, chính trị và ngoại giao, được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ nạn tham nhũng Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ra đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được kết quả bước đầu Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều ngành Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy
và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệt quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong nhân dân Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đẩy
đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng
Trang 2Hà Nam cũng chung tình trạng như cả nước Hơn nữa, là một tỉnh đồng bằng khu vực Đông Bắc Bộ, kinh tế chưa phát triển, ngân sách và đầu tư còn dựa chủ yếu vào chi viện từ Trung ương thì tham nhũng càng đáng bị lên án Trong những năm gần đây tham nhũng ở Hà Nam có những biểu hiện phức tạp, nhất là tham nhũng trong những cơ quan hành chính của Nhà nước Vì thế, đề tài “ Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam” mang tính cấp bách
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm vì nó mang tính thời sự và thực tiễn
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng của nhiều học giả, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của tổ chức minh bạch quốc tế, Ngân hàng thế giới Ở Việt Nam đã nhiều học giả, nhà chính trị quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này và đã có nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
-“Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapo” của Trần Anh Tuấn,
Ban Nội chính Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007
-“Tham nhũng cũng có sứ mệnh” của Nguyến Sơn, Tuổi trẻ Online,
18/8/2006
-“Truy tố 665 đảng viên vi phạm pháp luật”, Thông tấn xã Việt Nam 8/2007 -“Nguyên tắc xử lý tham nhũng”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
ngày 21/8/2007, cập nhật lúc 14h56’
Trang 3-“Công chức và tham nhũng- kinh nghiệm của một số nước trên thế giới”
của T.Ngoai, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 21/8/2007 cập nhật lúc 17h38’
-“Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực” của Vũ Quốc Tuấn, Báo
Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 28/9/2006
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật phòng, chống tham nhũng” do Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm phó vụ trưởng Vụ IV, Thanh tra
Chính phủ làm Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 7/2007
Riêng đề tài phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Hà Nam chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiện tượng tham nhũng trong xã hội hiện nay Đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Hà Nam từ đó
đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và trong cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nam nói riêng
Với mục đích trên, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 4- Nghiên cứu cách nhìn nhận của thế giới, quan điểm của Đảng ta vê vấn đề tham nhũng hiện nay Quan niệm của C.Mác, V.I.Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô lãng phí, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng ở một số nước, đặc biệt là bài học kinh nghiệm của Singapo
- Tập trung làm rõ những đặc điểm, tình hình, mức độ nghiêm trọng của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay qua thực tiễn Hà Nam
- Nghiên cứu tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý một số vụ tham nhũng của công chức trong những năm gần đây ở Hà Nam
- Đưa ra các giải pháp phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng hiện nay: trên cơ sở định hướng chung của Nhà nước, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng tại Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức, thủ đoạn tham nhũng: Công tác
phòng chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Hà Nam
Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Hà
Nam
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước, thực trạng hiện nay về các hành vi tham nhũng phổ biến của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Hà Nam
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; các phương pháp khoa học chủ yếu được vận dụng trong
Trang 5luận văn gồm: Phương pháp phân tích tư duy, hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia
6 Đóng góp mới của đề tài, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
Chứng minh hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
ở Hà Nam có diễn biến phức tạp do các nguyên nhân: khách quan, chủ quan
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới ở Hà Nam
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết bài và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương, 8 tiết
II NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.1 Quan niệm về tham nhũng
1.1.1.2 Tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
Trang 61.1.2 Một số hình thức tham nhũng chủ yếu trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.2.1 Những hình thức tham nhũng trực tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.2.2 Tham nhũng gián tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.3 Nguyên nhân tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
1.2 PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.2.1 Tác hại của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
1.2.2 Cách phòng chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở HÀ NAM HIỆN NAY
2.1 SƠ LƯỢC VỀ THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở
HÀ NAM HIỆN NAY
2.1.1 Đặc điểm tình hình tỉnh Hà Nam hiện nay
2.1.2 Thực trạng tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay
2.1.2 Thực trạng phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay
Trang 72.2 ƯU ĐIỂM VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở HÀ NAM HIỆN NAY
2.3 HẠN CHẾ VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở HÀ NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở HÀ NAM
HIỆN NAY 3.1 VAI TRÒ CỦA CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1.1 Các giải pháp phòng chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay
3.1.1.1 Các giải pháp phòng chống tham nhũng nước ta hiện nay
3.1.1.2 Các giải pháp phòng chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay
Trang 83.1.2 Vai trò của các giải pháp phòng chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay
3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở SINGAPO
3.3 PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG- CÁCH LẦM CỦA ÔNG CHA
TA NGÀY XƯA
3.4 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở HÀ NAM HIỆN NAY
3.4.1 Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy cấp trên về phòng chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở
Hà Nam hiện nay
3.4.2 Lựa chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên có
đủ năng lực, phẩm chất
3.4.3 Nâng cao ý thức và tính tích cực, chủ động của các cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay
3.4.4 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay
III KẾT LUẬN
IV DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9V PHỤ LỤC
VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ
CHÍ MINH
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Số phiếu:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Chúng tôi tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến này nhằm tìm ra giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở
Hà Nam hiện nay Rất mong nhận được những ý kiến chân thành của đồng chí
Mỗi câu hỏi có nhiều phương án trả lời, đồng chí chỉ cần đánh dấu (x) vào bên cạnh phương án mà mình chọn
Xin cảm ơn đồng chí!
Câu hỏi 1: Đồng chí vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
1 Giới tính:
a Nam
b Nữ
2 Năm sinh
3 Đồng chí đang công tác ở cơ quan:
a Đảng
Trang 10b Nhà nước
c Đoàn thể
d Doanh nghiệp
e Khác
4 Hiện nay đồng chí bao nhiêu năm tuổi đảng:
a 1-10
b 11-20
c trên 30
Câu hỏi 2: Đồng chí đánh giá thế nào về vấn đề tham nhũng ở nước ta hiện nay?
1 Bình thường
2 Không tốt
3 Rất không tốt
Câu hỏi 3: Đồng chí đánh giá như nào về vấn đề phòng, chống tham nhũng ở nước
ta hiện nay?
1 Rất tốt
2 Tốt
3 Bình thường
4 Không tốt
Câu hỏi 4: Đồng chí đánh giá như nào về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay?
Trang 111 Rất tốt
2 Tốt
3 Bình thường
4 Không tốt
Câu hỏi 5: Đồng chí đánh giá như nào về vấn đề tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay?
1 Bình thường
2 Không tốt
3 Rất không tốt
Câu hỏi 6: Đồng chí cho biết vấn đề tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam diễn ra như thế nào?
1 Âm thầm
2 Lộ liễu
Câu hỏi 7: Theo đồng chí, nguyên nhân nào dẫn đến tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay?
Trang 12
Câu hỏi 8: Đồng chí có thể đưa ra các giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay?
Câu hỏi 9: Đồng chí còn ý kiến đóng góp gì khác về vấn đề phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Hà Nam hiện nay?