1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyện bên ly café” trong chương trình “café sáng” của kênh VTV3 – đài truyền hình việt nam

56 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Truyền hình được coi là cửa sổ mở ra thế giới. Đây là loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội của con người. Tuy mới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỉ XX nhưng nó dần trở thành phương tiện thiết yếu của mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc. Truyền hình không chỉ đóng vai trò là cung cấp thông tin, giải trí mà còn tham gia vào quá trình quản lí và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Trước những vấn đề cấp thiết hiện nay của cuộc sống, đối thoại truyền hình ra đời như một nhu cầu thiết yếu. Đây không chỉ là phương pháp thể hiện các ý kiến riêng của những chuyên gia, những bình luận viên, những người có kiến thức xã hội chuyên sâu mà đây còn là nơi thu thập ý kiến khán giả để đưa ra những nhận định đúng đắn và khách quan nhất về muôn mặt của cuộc sống. Sự hấp dẫn của đối thoại truyền hình ở chỗ nó có sự tương tác. Không giống như các phóng sự hay những cuộc phỏng vấn một chiều, đối thoại giúp công chúng cảm nhận được những khía cạnh khác nhau của vấn đề , làm vấn đề được hiểu sâu, hiểu rộng và rõ ràng hơn. Việc sử dụng những chương trình mang hình thức đối thoại thường hấp dẫn người xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách của người dẫn cũng như khách mời. Điều đó cho thấy việc tổ chức các chương trình thuộc thể loại này thường có những tiêu chí không hoàn toàn giống với các chương trình khác. Truyền hình Việt Nam, sau 45 năm hình thành và phát triển, đã có những bước tiến nhất định và trở thành một phương tiện thông tin đại chúng, một kênh giải trí – thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hằng ngày của mỗi người dân. Ở thời điểm hiện tại, những chương trình có sử dụng đối thoại đang ngày càng được đẩy mạnh và có sức hút thật sự đối với khản giả, tạo được sự gắn kết giữa khán giả và chương trình truyền hình và làm gia tăng chất lượng cho mỗi chương trình lên sóng. Ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam ra đời từ năm 1996 cho đến nay là một trong những đơn vị tiên phong đẩy mạnh sử dụng hình thức đối thoại vào sản xuất chương trình truyền hình. Đây là kênh phổ biến nhất Việt Nam với các thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí – thông tin của khán giả thuộc mọi lứa tuổi. Khóa luận nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đối thoại truyền hình trong Chuyên mục “Chuyện bên ly café” trong chương trình “Café Sáng” của kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2016). Đây là chuyên mục được phát sóng vào khung giờ vàng của mỗi buổi sáng sớm; được bàn luận về những vấn đề đời thường tuy giản dị nhưng đầy những trăn trở, suy nghĩ cả từ phía người dẫn lẫn khách mời; được quay tại những bối cảnh gần gũi là những quán café lớn nhỏ; tất cả làm nên một chuyên mục đối thoại truyền hình vừa trẻ, vừa mới, luôn có những sáng tạo để người xem không cảm thấy nhàm chán và theo dõi được rõ hơn những ý tứ mà chuyên mục muốn mang đến cho công chúng. Với đề tài này, tác giả mong muốn nhìn nhận, phân tích, đánh giá hiệu quả, hạn chế trong sự phát triển việc sử dụng đối thoại, nhìn nhận vai trò của hoạt động đối thoại trong chương trình truyền hình, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình trên kênh VTV3 nói riêng và các chương trình sử dụng hình thức đối thoại nói chung.

Trang 1

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Truyền hình được coi là cửa sổ mở ra thế giới Đây là loại hình truyền thôngđại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặcmột cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện Truyền hình tạo ra một kênh thôngtin quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội của con người Tuymới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỉ XX nhưng nó dần trở thành phương tiện thiếtyếu của mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc

Truyền hình không chỉ đóng vai trò là cung cấp thông tin, giải trí

mà còn tham gia vào quá trình quản lí và giám sát xã hội, tạo lập và địnhhướng dư luận, trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng vănhóa cũng như lĩnh vực kinh tế - xã hội

Trước những vấn đề cấp thiết hiện nay của cuộc sống, đối thoạitruyền hình ra đời như một nhu cầu thiết yếu Đây không chỉ là phương phápthể hiện các ý kiến riêng của những chuyên gia, những bình luận viên, nhữngngười có kiến thức xã hội chuyên sâu mà đây còn là nơi thu thập ý kiến khángiả để đưa ra những nhận định đúng đắn và khách quan nhất về muôn mặt củacuộc sống Sự hấp dẫn của đối thoại truyền hình ở chỗ nó có sự tương tác.Không giống như các phóng sự hay những cuộc phỏng vấn một chiều, đốithoại giúp công chúng cảm nhận được những khía cạnh khác nhau của vấn

đề , làm vấn đề được hiểu sâu, hiểu rộng và rõ ràng hơn

Việc sử dụng những chương trình mang hình thức đối thoạithường hấp dẫn người xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách củangười dẫn cũng như khách mời Điều đó cho thấy việc tổ chức các chươngtrình thuộc thể loại này thường có những tiêu chí không hoàn toàn giống vớicác chương trình khác

Truyền hình Việt Nam, sau 45 năm hình thành và phát triển, đã

có những bước tiến nhất định và trở thành một phương tiện thông tin đạichúng, một kênh giải trí – thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống

Trang 2

hằng ngày của mỗi người dân Ở thời điểm hiện tại, những chương trình có sửdụng đối thoại đang ngày càng được đẩy mạnh và có sức hút thật sự đối vớikhản giả, tạo được sự gắn kết giữa khán giả và chương trình truyền hình vàlàm gia tăng chất lượng cho mỗi chương trình lên sóng.

Ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3 – Đài Truyền hìnhViệt Nam ra đời từ năm 1996 cho đến nay là một trong những đơn vị tiênphong đẩy mạnh sử dụng hình thức đối thoại vào sản xuất chương trình truyềnhình Đây là kênh phổ biến nhất Việt Nam với các thể loại chương trìnhphong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí – thông tin của khán giả thuộc mọilứa tuổi

Khóa luận nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đối thoạitruyền hình trong Chuyên mục “Chuyện bên ly café” trong chương trình

“Café Sáng” của kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng

01 đến tháng 3 năm 2016) Đây là chuyên mục được phát sóng vào khung giờvàng của mỗi buổi sáng sớm; được bàn luận về những vấn đề đời thường tuygiản dị nhưng đầy những trăn trở, suy nghĩ cả từ phía người dẫn lẫn kháchmời; được quay tại những bối cảnh gần gũi là những quán café lớn nhỏ; tất cảlàm nên một chuyên mục đối thoại truyền hình vừa trẻ, vừa mới, luôn cónhững sáng tạo để người xem không cảm thấy nhàm chán và theo dõi được rõhơn những ý tứ mà chuyên mục muốn mang đến cho công chúng

Với đề tài này, tác giả mong muốn nhìn nhận, phân tích, đánh giáhiệu quả, hạn chế trong sự phát triển việc sử dụng đối thoại, nhìn nhận vai tròcủa hoạt động đối thoại trong chương trình truyền hình, từ đó đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng các chương trình trên kênh VTV3 nói riêng và cácchương trình sử dụng hình thức đối thoại nói chung

2 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Đối thoại truyền hình là một thể loại đang được quan tâm rất nhiềutrên các kênh truyền hình hiện nay từ trung ương tới địa phương Để nghiêncứu về lĩnh vực này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu báo chí, truyền hình

Trang 3

trong và ngoài nước liên quan đến những thể loại trong truyền hình và các đềtài có đề cập đến hình thức đối thoại

Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, “Các phương thức truyền đạt thông tin trong chương trình talkshow truyền hình – khảo sát trên kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV6”của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Loan (2011) cung

cấp chức năng, vai trò, ý nghĩa của đối thoại và đối thoại truyền hình

“Tư duy hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình (khảo sát chương trình “Cà phê sáng với VTV3” Đài Truyền hình Việt Nam),

khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Lương Đông Sơn (2013) đưa đếnnhững khái quát chung về chương trình “Cà phê sáng với VTV3” của ĐàiTruyền hình Việt Nam

“Nâng cao chất lượng chương trình “Đối thoại chính sách” trên VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam” , khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Phạm Thị

Ngọc Hà (2012), cung cấp những đặc điểm của một chương trình đối thoại vànhững đánh giá về một chương trình đối thoại trên truyền hình

Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, “Tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo và nhân dân thông qua báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cổng thông tin điện tử Chính phủ” của tác giả Phạm Quý Trọng

(2013) đưa đến những khái niệm cũng như những khảo sát về tính đối thoại

“Truyền thông đại chúng” của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia (2001) Sách cung cấp những kiến thức cơ bả nhn, hệthống về các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc,phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnhcủa các loại hình, phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xâydựng đất nước

“Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh,Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (2003) Sách đi sâu vào nghiên cứu về quytrình sản xuất một chương trình truyền hình

Trang 4

“Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng Đình Cúc –

Đức Dũng, nhà xuất bản Lý luận chính trị (2007) Sách cung cấp những kiếnthức về các vấn đề của báo chí hiện đại: xu hướng phát triển báo chí trongtương lai

“Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2009) Giáo trình tập trung trình bày cácvấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò; lịch sử ra đời phát triển củatruyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý của truyền hình; chức năng xãhội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuấtchương trình truyền hình; các thể loại của báo chí truyền hình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chuyên mục “Chuyện bên

ly café” trong chương trình “Café Sáng” của kênh VTV3 – Đài Truyền hìnhViệt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Khóa luận tập trung nghiên cứu lý luận về đối thoại truyền hình nóichung và tập trung kháo sát thực trạng sử dụng đối thoại truyền hình trênkênh VTV3 Khi thực hiện khóa luận này, tác giả đã lựa chọn 3 tháng đầu (từtháng 1 đến tháng 3) của năm 2016 để đánh giá phân tích việc sử dụng đốithoại trên truyền hình Việc lựa chọn này nhằm mang đến cho khóa luậnnhững thông tin mang tính thời sự và cập nhật nhất

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu :

Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và tình hình hiện tại của việc sửdụng đối thoại truyền hình ở thế giới cũng như tại Việt Nam, khóa luậnnghiên cứu thực trạng của hình thức đối thoại trong chuyên mục “Chuyện bên

Trang 5

ly café” của chương trình “Café Sáng” trên kênh VTV3, tác giả đưa ra nhữngkết quả tổng thể và xác thực nhất về chất lượng của đối thoại truyền hình củachuyên mục, từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng

sử dụng hình thức này cho các chương trình có đối thoại truyền hình, để manglại những sản phẩm tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu lý luận về đối thoại truyền hình, nhằm hệ thống hóacác khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Khảo sát thực trạng việc sử dụng đối thoại truyền hình trongchuyên mục “Chuyện bên ly café” của chương trình “Café Sáng” trên kênhVTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam, phân tích ưu – nhược điểm hoạt động sửdụng đối thoại truyền hình

+ Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng việc sử dụng đối thoạitruyền hình

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở:

+ Dựa vào phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác –

Lê nin; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến báochí, truyền hình

+ Lý luận về truyền hình và chương trình truyền hình; về việc sửdụng đối thoại trên truyền hình

+ Lý luận về tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng truyềnhình, xã hội học báo chí và lý luận của một số khoa học liên ngành

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu – phân tích tài liệu – văn bản: Đọc, xem

và phân tích tài liệu bằng văn bản về lý luận truyền hình, về đối thoại truyềnhình; về công chúng truyền hình… có liên quan đến đề tài

Trang 6

+ Phương pháp thống kê, phân tích: được sử dụng để nghiên cứu,đánh giá về hiệu quả của hình thức đối thoại cũng như việc sử dụng đối thoạiđược thực hiện trong các chương trình truyền hình

+ Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra định lượng lấy ý kiếncông chúng bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính cho việc thu thập sốliệu, thông tin để giải quyết các luận chứng đề ra

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, luận văn hệ thống các khái niệm liên quan đến đềtài như đối thoại, đối thoại trên truyền hình, sự khác biệt của hình thức đốithoại trên truyền hình với các loại hình báo chí khác

Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giáthực trạng sử dụng đối thoại truyền hình tương tác, khóa luận cung cấp nhữngkết quả khảo sát, đánh giá số lượng, chất lượng, hiệu quả của việc sử dụnghình thức này, qua đó đưa ra những đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng vàcác cách thức mới để gia tăng hiệu quả đối thoại trên truyền hình

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về đối thoại truyền hình và chuyênmục “Chuyện bên ly café” của chương trình “Café Sáng” trên kênh VTV3 –Đài Truyền hình Việt Nam

Chương 2: Khảo sát Chuyên mục “Chuyện bên ly café” trongchương trình “Café Sáng” của kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam từtháng 01 đến tháng 03 năm 2016

Chương 3: Những kiến nghị, giải pháp nâng cao đối thoại trên truyền hình

Trang 7

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI THOẠI TRUYỀN HÌNH VÀ CHUYÊN MỤC “CHUYỆN BÊN LY CÀ PHÊ” CỦA CHƯƠNG TRÌNH “CÀ PHÊ SÁNG” TRÊN KÊNH VTV3 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.

1.1.Đối thoại Đối thoại là giao tiếp xảy ra giữa hai người Một người nói và người khác đáp ứng Một số cuộc đối thoại là nhiều hơn nữa quan tâm rằng

những người khác.(theo InternetDict).

Nếu chỉ xét thuần túy trên từ ngữ, thì ‘đối’ có nghĩa là ‘qua lại’ hoặc ‘ngượcnhau’ (ví dụ như ‘hát đối’ hay ‘câu đối’), và thoại có nghĩa là ‘nói’ Như vậy,đối thoại có nghĩa là nói qua lại hay nói ngược nhau

Trong tiếng Anh hay tiếng Pháp, chữ ‘dialogue’ xuất phát từ hai từ Hy lạp dia

- logein cũng có nghĩa tương tự như hai từ ‘đối thoại’ Như vậy, khi nói đến

đối thoại thì phải có sự đối lập, hay ít ra sự khác biệt, nếu không thì người tasẽ gọi là ‘hội thoại’, ‘chia sẻ’, ‘trao đổi’, ‘đàm đạo’… Mặt khác, đối thoại là

đi đến một sự thật, chứ không phải đi đến một sự thỏa hiệp Nếu nói với nhau

để đi đến một sự thoả hiệp sau khi mỗi bên phải nhượng bộ một tí hầu hai bêncùng có lợi, thì người ta gọi là ‘thương lượng’,‘đàm phán’, ‘mặc cả’, chứkhông gọi là ‘đối thoại’

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học thuộc Ủy Ban Khoa Học

Xã Hội Việt Nam, thì đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau

Trong cuốn Key to your marriage của tác giả H.Norman Wright, đối

thoại là một quá trình ( bằng lời hay không bằng lời) chia sẻ thông tin vớingười khác sao cho người kia có thể hiểu được ý mình muốn nói

Trang 8

Theo những quan niệm trong cuộc sống hiện đại, đối thoại là phải biếtchấp nhận và tôn trọng những khác biệt của người khác Muốn đối thoại,trước hết phải biết lắng nghe Từ việc lắng nghe, ta mới xác định đối thoại làmột sự trình bày và trao đổi với nhau để tìm ra phương hướng, ý nghĩa, và giátrị của vấn đề.

Qua những khái niệm trên đây, tôi có thể khẳng định rằng, đối thoại làhình thức giao tiếp có sự xuất hiện của hai hay nhiều người trở lên lắng nghe

và chia sẻ ý kiến của mình để đi đến kết luận làm bằng lòng nhất

1.2 Đối thoại truyền hình, sự ra đời và phát triển của đối thoại truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam.

Đối thoại truyền hình là một phương thức trên truyền hình, có sự gópmặt của hai hay nhiều đối tượng trao đổi ý kiến qua lại về mọi vấn đề từ kinh

tế chính trị đến đời sống xã hội Đối thoại truyền hình mang lại những quanđiểm khác nhau, có thể trái chiều giữa nhiều người, làm cho vấn đề được bànluận trở nên khách quan hơn mà truyền hình nói riêng và báo chí nói chung lànơi sự khách quan được đặt vị trí hàng đầu

Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên của truyềnhình Việt Nam là ngày 07/09/1970 và đó đã trở thành ngày kỉ niệm truyềnthống của Đài Hơn 45 năm qua, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanhchóng và có những tiến bộ vượt bậc Đài Truyền hình Việt Nam đã và đang

có nhiều nỗ lực vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trìnhtruyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí, nhu cầu giao lưu, họchỏi ngày càng cao từ phía công chúng Những điểm đổi mới trong xây dựngchương trình, chuyên mục truyền hình được đề ra ngày càng nhiều để pháthuy tối đa sức mạnh của mỗi thể loại Có thể thấy rằng, truyền hình ở ViệtNam tuy ra đời muộn hơn so với các đài truyền hình ở các quốc gia khácnhưng hiện nay đã rút ngắn được khoảng cách, trở thành người bạn thân thiết,thành sự lựa chọn tin cậy của đông đảo công chúng Các chương trình có sửdụng đối thoại của Đài Truyền hình Việt Nam dần dần có số lượng người xem

Trang 9

khá lớn bởi sự thú vị và sự khách quan của thông tin trong mỗi chương trình

Qua thời gian, nhiều chương trình có yếu tố đối thoại xuất hiện nhiềutrên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam Như VTV1 - kênh nghiêng vềthông tin kinh tế, chính trị lại có những chương trình như “ Sự kiện và bìnhluận”, “Đối thoại chính sách” ; trên kênh VTV3 có chương trình “Đối thoạitrẻ” (phát lại trên kênh VTV6), “Văn hóa – sự kiện – nhân vật”, chuyên mục

“Chuyện bên ly cà phê” ; “Đối thoại” trên kênh VTV8;

Các chương trình có yếu tố đối thoại trên sóng Đài Truyền hình ViệtNam đã và đang từng bước làm mới mình Cuộc sống có rất nhiều vấn đềnhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng luôn ẩn chứa những điều để đưa ra bànluận, xem xét một cách đa diện, thẳng thắn và cởi mở Công chúng có quyềntrông chờ vào những đổi thay của các chương trình, chuyên mục đối thoại đểmỗi người xem truyền hình đều có thể nói lên tiếng nói của mình

Như chương trình “Đối thoại” được phát trực tiếp vào sáng thứ 7 hàng tuầntrên kênh VTV8 thuộc mảng chính luận đem đến những thông tin về cuộcsống Đây là một chương trình giao lưu – đối thoại chính luận, một diễn đàn

về các vấn đề thời sự trên truyền hình Khách mời tham gia đối thoại là nhữngchính khách, chuyên gia có ảnh hưởng hoặc liên quan trực tiếp đến đề tàiđược đem ra bàn luận

Hay chương trình “Đối thoại chính sách” trên VTV1 phát sóng tối thứ 4hàng tuần của Đài Truyền hình Việt Nam ra đời để đáp ứng việc chuyển tảinhững thông tin chính xác, kịp thời về các chủ trương, nghị quyết, chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới địa phương Thông tin trongchương trình được đánh giá từ nhiều góc độ, từ ý kiến của người dân, có ýkiến của chuyên gia hoặc những nhà hoạch định chính sách Từ đó thông tinđược phân tích, bàn luận lý giải để tìm ra nguyên nhân, xu hướng phát triển

và giải pháp cho sự việc

Trang 10

Chương trình “Đối thoại chính sách”.

Có thể kể đến chương trình tiếp theo có sử dụng hình thức đốithoại là chương trình “Văn hóa – sự kiện – nhân vật” phát sóng vào thứ 7hàng tuần trên kênh VTV3 bàn luận về những vấn đề văn hóa - giải trí giữamột người dẫn và hai vị khach mời Khách mời ở chương trình này thường làmột chuyên gia về chủ đề đưa ra và một là một người nghệ sĩ hoặc nhà báo cóchứng kiến riêng về chủ đề đó để cùng giao lưu, trao đổi những quan điểm cánhân của mình rồi cùng đưa ra giải pháp

Trang 11

Chương trình “Văn hóa – sự kiện – nhân vật”.

1.3 Đặc điểm của những chương trình có tính chất đối thoại trên truyền hình

1.3.1 Đặc điểm về nội dung của những chương trình có yếu tố đối thoại trên truyền hình

1.3.1.1 Đối tượng

Đối tượng của chương trình hay chuyên mục truyền hình có tính đốithoại là những sự kiện, vấn đề trong cuộc sống xung quanh chúng ta Nhữngvấn đề ấy được chọn lọc, nhìn nhận dưới lăng kính của nhà báo – chủ thể sángtạo, dưới óc quan sát, bằng khả năng nhạy bén Trong đời sống hằng ngày có

vô số những sự kiện xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất, không chỉ ở ViệtNam mà ở khắp các quốc gia khác, có thể cùng một sự kiện những diễn biến ởmọi nơi lại khác nhau, người làm báo phải biết chắt lọc, phân biệt những sựkiện có ý nghĩa nhất, có khả năng tiếp cận và biến vấn đề ấy trở thành đốitượng cho đối thoại

Trong thực tế đã có không ít những sự kiện, vấn đề thời sự mới đầuchưa được xã hội quan tâm nhưng dần trở thành đối tượng của đối thoại Nhàbáo, biên tập viên lúc này sẽ đóng vai trò chủ động, tiếp cận thông tin, đề tàimới, khơi dậy công chúng sự quan tâm và hứng thú

Những đặc điểm trên về đối tượng của tính đối thoại trên truyền hình

Trang 12

cũng là những đặc điểm về đối tượng của một chương trình hay chuyên mục

có tính đối thoại trên truyền hình Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng cócủa loại hình báo chí được xem là nhiều ưu thế này, đối tượng của đối thoạitruyền hình cũng có một số điểm khác biệt

Các sự kiện, vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, đòi hỏi phải được lýgiải, phân tích, đánh giá, khi đến với truyền hình sự phâm tích, đánh giá tạohiệu quả đặc biệt với người tiếp nhận thông tin Bởi lẽ, với ưu thế tính giaotiếp đối thoại một cách trực tiếp, truyền hình rút ngắn được khoảng cách vềkhông gian,thời gian so với các loại hình báo chí khác Giao tiếp của cácchương trình đối thoại truyền hình là sự giao tiếp giữa người dẫn với kháchmời, của khán giả tự nói lên ý kiến của mình (thông qua các phóng sự linhkiện)

1.3.1.2.Đề tài và mục đích thông tin đề tài

Đề tài của chương trình hay chuyên mục chuyên mục có tính đối thoạixoay quanh các lĩnh vực của đời sống – xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giảitrí Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích chương trình mà truyền hình xác địnhcho mình đề tài phù hợp để triển khai Mỗi chương trình có những phạm viriêng của đề tài Nếu như đề tài của “Đối thoại chính sách” có phạm vi đặtdưới sự soi chiếu của các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trongtừng giai đoạn, thời điểm cụ thể thì “Sự kiện và bình luận” lại có phạm vi đềtài phủ rộng hơn, các vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội được đặt trong sự liên

hệ so sánh trong và ngoài nước thông qua những sự kiện cụ thể Trong khi

“Văn hoá – Sự kiện – Nhân vật” đối thoại giao lưu về những đề tài có tính vĩ

mô của cuộc sống thì chuyên mục

“Chuyện bên ly cà phê” bàn về cuộc sống theo hướng giản dị và thân thuộcnhất

Không giống với mục đích thông tin của các chương trình chính luậnthời sự là cung cấp những thông tin mới nhất về sự kiện, vấn đề nảy sinhtrong cuộc sống hằng ngày; khác với mục đích thông tin của các tác phẩm

Trang 13

nghệ thuật là cung cấp thông tin về sự kiện vấn đề với giá trị thẩm mỹ của nó;đối thoại truyền hình nói chung cũng như các chương trình, chuyên mục đốithoại truyền hình nói riêng nhằm đáp ứng một nhu cầu không thể thiếu củacông chúng là hiểu và đánh giá những sự kiện, vấn đề một cách đúng đắn vàkhách quan nhất

1.3.2 Đặc điểm về hình thức thể hiện của chương trình có yếu tố đối thoại truyền hình

1.3.2.1 Kết cấu

Dù là tác phẩm báo chí thuộc loại hình hay có phương thức biểu hiệnnhư thế nào thì kết cấu của tác phẩm cũng đều phải được xây dựng trên hệthống luận điểm, luận cứ, luận chứng và theo một trình tự logic, thống nhất đểtrình bày vấn đề thông qua một chuỗi lý lẽ sắc bén và thuyết phục

Một tác phẩm có tính đối thoại nói chung và chương trình có tính đốithoại nói riêng thường được xây dựng trên cơ sở 3 phần cơ bản là mở - thân –kết Ba phần này được nêu, giải thích rõ ràng trong sự liên kết, thống nhất lẫnnhau

Có thể lấy ví dụ từ chương trình “Văn hóa – sự kiện – nhân vật” phátsóng 9h sáng ngày 20 tháng 04 năm 2016 với chủ đề “Cây xanh và môitrường” Phần đặt vấn đề, các luận điểm luận cứ được đưa ra rất rõ ràng từbiên tập viên Mỹ Linh và sau đó hai khách mời cùng chứng minh, phân tích,làm rõ luận cứ và sáng tỏ luận điểm

1.3.2.2.Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của chương trình có tính đối thoại được hình thành trên cơ sởnhững đặc trưng chung của ngôn ngữ báo chí: tính chính xác, khách quan,ngắn gọn, súc tích và tính đại chúng

Nếu ngôn ngữ báo chí mang tính sự kiện thì sự kiện cũng được coi làcốt lõi để sáng tạo một chương trình hay chuyên mục có tính đối thoại Bêncạnh đó, yếu tố đối thoại cũng phải có sự logic, tính luận lý, chỉ có như vậy

nó mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu hiểu và đánh giá đúng những sự

Trang 14

kiện, vấn đề thời sự của công chúng Ngôn ngữ của chương trình có tính đốithoại đòi hỏi sử dụng nhiều ngôn ngữ nói nhưng không kém phần chặt chẽ,những lập luận xác đáng dựa trên những thông tin, sự kiện được sử dụng nhưnhững chứng cứ sinh động phục vụ cho sự diễn đạt, quá trình hình thành cácluận điểm để đạt tới mục đích cuối cùng là thuyết phục người xem Vì nhữngyếu tố này kết hợp việc khai thác những đặc trưng, thế mạnh của truyền hìnhnên đối thoại thường dễ gây được thiện cảm đối với công chúng.

Ngôn ngữ truyền hình do đặc điểm của loại hình nên được cấu thànhbởi nhiều yếu tố: hình ảnh, lời bình,âm nhạc, tiếng động hiện trường, lời phátbiểu, phỏng vấn Mỗi yếu tố này tùy theo từng chương trình và phong cáchcủa nhà báo mà được khai thác, sử dụng dưới nhiều hình thức và góc độ khácnhau tạo nên sự đa dạng của chương trình Chính đặc trưng này của ngôn ngữtruyền hình mang lại khả năng hấp dẫn của các chương trình chính luận Đisâu phân tích vị trí, vai trò của từng yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình làviệc làm rất có ý nghĩa với việc nâng cao chất lượng các chương trình chínhluận

1.3.3 Tổ chức sản xuất

Đây là điểm khác biệt cơ bản khi so sánh truyền hình với các loại hìnhbáo chí khác Đối với báo in, báo phát thanh hay báo mạng thì người làm báohay phóng viên chỉ cần độc lập làm việc, ghi chép và sản xuất tin bài, hoànthiện tác phẩm một mình, có thể có sự trợ giúp từ bạn bè đồng nghiệp nhưngchủ yếu vẫn theo hình thức cá nhân Còn khi đến với báo hình, mỗi chươngtrình, mỗi chuyên mục truyền hình đều là công sức của cả một ekip tổ chứcsản xuất, là kết quả của quá trình lao động tập thể Đặc điểm này là đặc trưngcủa báo hình quy định

Tổ chức sản xuất chương trình có yếu tố đối thoại trên truyền hình còngắn với việc mời các vị khách mời, sao cho phù hợp với nội dung của từng sốphát sóng Sự xuất hiện của những vị khách mời làm cho vấn đề được nhìnnhận một cách khách quan và gây thuyết phục khán giả hơn

Trang 15

Tiếp tục ví dụ về chương trình “Văn hóa – sự kiện – nhân vật” phátsóng 9h sáng ngày 20 tháng 04 năm 2016 với chủ đề “Cây xanh và môitrường” Để có một số phát sóng, ekip thực hiện chương trình bao gồm:

- Chỉ đạo thực hiện: Bùi Thu Thủy

- Chịu trách nhiệm sản xuất: Vũ Đức Khuynh – Nguyễn Mỹ Linh

- Biên tập: Thanh Nga – Hoàng Tuệ - Vũ Thủy – Hương Ly

- Đạo diễn: Ngọc Hòa

- Quay phim: Văn Tùng – Lê Môn - Mạnh Hùng – Tiến Công –Nguyễn Tuấn

- Kĩ thuật: Quang Trung – Đức Phú – Minh Cúc

- Ánh sáng: Lê Hùng

- Kĩ thuật dựng: Lê Phương

- Họa sĩ: Xuân Lân

- Hóa trang: Thu Giang

1.4 Khái quát về chương trình “Cà phê sáng với VTV3” và chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê”

“Cà phê sáng với VTV3” là một chương trình truyền hình của Ban sảnxuất các chương trình giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam Chương trìnhđược chính thức lên sóng từ ngày 8 tháng 10 năm 2012 “Cà phê sáng vớiVTV3” là một chương trình giải trí đặc sắc, mang đến cho khán giả không chỉthông tin hữu ích về các sự kiện trong và ngoài nước dưới góc độ giải trí, màcòn cung cấp những vấn đề liên quan đến gia đình, chăm sóc sức khỏe dinhdưỡng, các địa điểm du lịch hay giải trí trong tuần Chương trình dành chomọi đối tượng và có nhiều chuyên mục đặc thù đáp ứng các nhu cầu đa dạngcủa khán giả Điều này tạo nên sức hấp dẫn riêng cho chương trình đối vớicông chúng cả nước

Trang 16

Chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” trong chương trình “Cà phê Sáng” làmột chuyên mục thuộc thể loại đối thoại truyền hình, thể hiện thông tin vănhóa – xã hội – giải trí rất bổ ích và ý nghĩa thông qua những cuộc trò chuyệncủa biên tập viên và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phát sónghằng ngày vào khung giờ từ 7h40 đến 7h55 trên kênh VTV3 – Đài Truyềnhình Việt Nam

Trang 17

Chương 2

KHẢO SÁT CHUYÊN MỤC “CHUYỆN BÊN LY CÀ PHÊ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH “CÀ PHÊ SÁNG” CỦA KÊNH VTV3 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TỪ THÁNG 01 ĐẾN THÁNG 03 NĂM 2016

2.1 Nội dung Chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê”

xã hội ấy theo hướng chuyên sâu để đánh giá ảnh hưởng của nó dến đời sốnghiện tại Bên cạnh đó, các chuyên mục “ Chuyện bên ly cà phê” hằng ngàycòn phản ánh, đánh giá thực trạng thực hiện vấn đề đó trong xã hội, mọingười đã có những phản ứng như thế nào đối với chủ đề đó

Những đề tài có sự chọn lọc, đánh giá kĩ lưỡng về các mặt Các tiêu chí

Trang 18

để đánh giá đề tài được thể hiện trong chuyên mục là:

- Những đề tài “có vấn đề” – tạo nên những suy nghĩ, những luồng ýkiến khác nhau, có thể là trái chiều ở cuộc sống xung quanh

- Những đề tài có ảnh hưởng tới lợi ích của đông đảo công chúng, hay lợiích của một bộ phận

- Những đề tài nóng hổi, cần có sự lên tiếng của báo chí để công chúngcập nhật thông tin, hiểu đúng, chính xác, kịp thời vấn đề được đề cập, đónggóp ý kiến trong những thời điểm thích hợp

- Những vấn đề chưa có ai lên tiếng một cách chính thống để bàn luận đểcho công chúng nhận biết bản chất vấn đề, sự kiện và cùng tham gia vào côngcuộc xây dựng, làm cho nó phát triển theo chiều hướng tích cực

Với mỗi đề tài của chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê”, có thể thuộc mộttrong những dạng đề tài trên, cũng có thể là sự kết hợp giữa những yếu tố đểsáng tạo nên một đề tài hấp dẫn

Qua thời gian khảo sát chương trình từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2016, khóaluận xin đưa ra bảng thống kê đề tài chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” củachương trình “cà phê sáng với VTV3” trong phạm vi 3 tháng nói trên Tên đềtài được lấy từ cách rút tút của ban biên tập chương trình

Trang 19

Bảng 1: Khảo sát đề tài của chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê”

Trang 20

Các đề tài xuất phát từ việc nhìn thẳng vào thực tế, nhìn thẳng vào sự thật Cónhững vấn đề nhạy cảm tạo nên nhiều luồng dư luận trong xã hội nhưngkhông hề bị né tránh mà được người dẫn và những nhân vật khách mời phântích, bình luận một cách chuyên sâu và đầy hào hứng

Có thể lấy ví dụ đề tài “Chữ “Oai”” lên sóng vào ngày 09/01/2016 là mộttrong những đề tài chưa được đưa ra bàn luận ở bất kì một chương trình nào.Vậy mà “Chuyện bên ly cà phê” lại lấy chủ đề đó như một vấn đề của xã hội,một vấn đề tuy đời thường nhưng không kém phần rủi ro mà báo giới truyềnthông ít nhắc tới Cuộc trò chuyện về chữ “Oai” có sự góp mặt của nhà báoPhan Đăng và người dẫn là nhà báo Thanh Hường

Hai người là những người trong ngành lâu năm nên khi nói về những vấn đề

xã hội, họ không ngại va chạm, không ngại đụng đến những vấn đề “nóng”

Trang 21

của xã hội Họ nói về lớp trẻ, cách mà chúng ra oai với bạn bè về hoàn cảnhgia đình, hay họ nói về người lớn, cách mà người ta khoe mẽ về cuộc sốngsung túc Tất cả tạo nên một chủ đề độc, thú vị, hấp dẫn cho một buổi sángtrong “Chuyện bên ly cà phê”.

Các đề tài của chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” hiện nay đều thuộc lĩnhvực đời sống – xã hội– văn hóa Lĩnh vực chính trị - kinh tế ít được đề cậpđến

Khi khảo sát về đề tài trong tháng 1 năm 2016 của chuyên mục “Chuyện bên

ly cà phê”, tôi thấy những vấn đề mà chương trình đưa ra là những vấn đề vềcách ứng xử, cách giao tiếp trong cuộc sống hay là những biểu hiện xấu đẹpcủa con người trong đời sống hiện đại chứ không nhắc nhiều đến những vấn

đề cứng nhắc mang tính lý luận triết lý cao như những chủ đề thuộc lĩnh vực

“kinh tế - chính trị” Điều đó cho thấy tiêu chí của “Chuyện bên ly cà phê”hoàn toàn phù hợp với tiêu chí mà chương trình “Cà phê sáng” đề ra, đó lànhững thông tin, cuộc trò chuyện cần phải trẻ, phải mới, phải đời thường vàphải hấp dẫn, sinh động

2.1.2 Khách mời

“Chuyện bên ly cà phê” là chuyên mục có hình thức là đối thoại truyền hình.Trong chuyên mục này, luôn luon có một người dẫn và một khách mời đểcùng trao đổi về các vấn đề Đây là đối tượng tham gia để thể hiện nội dungchuyên mục một cách trực tiếp Khách mời là những nhà báo, những chuyêngia có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội Trongchuyên mục, họ có thể đã và đang theo dõi những luồng ý kiến khác nhau về

đề tài này thông qua những phương tiện truyền thông, họ nêu ra những quanđiểm, thái độ của mình về vấn đề đang được bàn tới Qua những quan điểm

đó, công chúng sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn

Bảng 2 Khảo sát khách mời của chuyên mục “ Chuyện bên ly cà phê” (tháng 03 năm 2016)

Trang 22

02/03/2016 Sự bình tĩnh Nhà báo Vũ Công

Lập

Dương04/03/2016 Phụ nữ hiện đại Nhà báo Phan Đăngận05/03/2016 Sự “bằng lòng” NSUT Chí Trung

07/03/2016 Phụ nữ thích quà gì

ngày 8/3?

Tiến sĩ Lê ThẩmDương

08/03/2016 Nước mắt của

người phụ nữ NSUT Chí Trung

09/03/2016 “Sĩ diện” Tiến sĩ Lê Thẩm

12/03/2016 “Giúp việc kiểu

15/03/2016 Trái ngược Nhà báo Phan Đăng16/03/2016 Khả năng phản

biện

Nhà báo Hà QuangMinh

Trang 23

Con đường âmnhạc

Ca sĩ Đinh Hương The Voice

-18/03/2016

Làm thế nào để cóđược niềm vuitrong cuộc sống?

Nhà thơ Hồng ThanhQuang

19/03/2016 Mẹ chồng nàng dâu NSUT Chí Trung

21/03/2016 Xây dựng lòng tin Cựu người mẫu Thúy

Hạnh22/03/2016 Xâm lược văn hóa Nhà báo Phan Đăng

25/03/2016 Nghệ sĩ trẻ NSUT Kim Xuân

28/03/2016

Những người trẻtiếp cận học lịch sửnhư thế nào

Nhà báo Đỗ DoãnHoàng

29/03/2016 Dạy con gái tuổi

mới lớn

Nhà báo Hồng ThanhQuang - Tổng biêntập báo Đại Đoàn Kết

30/03/2016 Giá trị của cái đẹp

Đặng Thanh Hà - PhóTGD Thanh HằngBeauty

Mỗi lần lên sóng của chuyên mục có 1 vị khách mời Qua bảng trên, có thể

Trang 24

nhận thấy các khách mời của chuyên mục luôn luôn có sự thay đổi cho phùhợp với nội dung phát sóng và đề tài thực hiện Họ là những chuyên gia, nhànghiên cứu, nhà báo, nhà văn, Dù mang chức danh gì thì những nhân vậtkhách mời này đều đáp ứng yêu cầu là có những kiến thức chuyên sâu về đềtài được bàn luận và lời nói của họ có trọng lượng trước công chúng

Bảng khảo sát khách mời trong chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” tháng 3trên đây cho thấy hầu hết khách mời đều nam vì tháng này có ngày Quốc tếphụ nữ mùng 8 tháng 3 Ê kíp sản xuất chương trình đã biết sắp xếp một cáchkhôn khéo khi mời những khách mời có khả năng phản biện xã hội cao, cóhiểu biết sâu về lĩnh vực mà ê kíp đưa ra Có thể lấy ví dụ chuyên mục phátsóng đúng ngày 8 tháng 3 có mời Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung đối thoại về chủ đề

“Nước mắt của người phụ nữ”

Đây là một chủ đề về tâm lý, khó có thể giải quyết bằng những kiến thức khoahọc, nên ê kíp đã mời đến một người vốn nổi tiếng là sống tình cảm, chanhòa, luôn mang tiếng cười đến cho mọi người để làm mọi người cảm thấy yêntâm, cảm thấy thuyết phục hơn Chắc chắn với chủ đề mang nặng yếu tố tâm

lý này, một nhân vật khách mời gần gũi với cuộc sống đời thường của côngchúng sẽ đối thoại tốt hơn một tiến sĩ hay một nhà báo nào đó

2.1.3 Những nội dung tạo nên sức hấp dẫn của chương trình

Nội dung tác phẩm báo chí nói chung và tác phẩm đối thoại trên truyền hìnhnói riêng là những vấn đề của cuộc sống hiện thực được phản ánh qua sự lựa

Trang 25

chọn, nhận thức, sáng tạo của cả một ê kíp làm truyền hình Những tiêu chí vềnội dung có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá một chuyên mục truyềnhình Nội dung là nền tảng nên giá trị của một chuyên mục hay một chươngtrình truyền hình cần phải nhấn mạnh vào những yếu tố: sự kiện, chi tiết,chính kiến, vấn đề, đề tài và tư tưởng để chuyên mục có tỉ lệ công chúng theodõi nhiều nhất

“Chuyện bên ly cà phê” là một chương trình tồn tại trong thời đại đổi mới nênviệc luôn nắm bắt những đề tài thời sự mới nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đểchương trình phát triển Yếu tố làm nên sức mạnh và sự hấp dẫn trong xâydựng nội dung của chương trình không nằm ngoài quy luật sáng tạo, nhữngđặc điểm cơ bản của tác phẩm báo chí Những yếu tố như tên gọi, tính đốithoại, tính kịp thời, thẳng thắn, chủ động kết hợp cùng những lý lẽ sắc bén đãtạo nên một chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” đầy sinh động và luôn tạonhững dấu ấn riêng trong lòng công chúng

2.1.3.1 Tên gọi của chuyên mục

Với tên gọi “Chuyện bên ly cà phê”, chuyên mục 4 năm tuổi này đãtạo được sự thiện cảm bước đầu Tên gọi là những gì mà công chúng thấyđược trước mắt và ấn tượng ngay từ lần đầu nghe hoặc nhìn thấy Thườngngày, bên ly cà phê thường là những người bạn, những người có cùng chíhướng, những cảm xúc, những lý tưởng Mọi người đi uống cà phê để bànluận về mọi vấn đề của cuộc sống, những vấn đề nhỏ nhặt từ cuộc sống giađình hoặc một vụ tai tiếng của người nổi tiếng nào đó hay những vấn đề vĩ môhơn như tiền điện tiền xăng hoặc thay đổi nền kinh tế Tất cả những vấn đềđều có thể được đưa ra bàn luận bên những ly cà phê và chuyên mục “Chuyênbên ly cà phê” lấy tên gọi này như khẳng định lại đề tài của chuyên mục là vôtận, từ nhỏ bé đến to lớn, từ thân thuộc đến xa lạ đều có thể đem ra bàn luậnmột cách cởi mở, một cách thoải mái, một cách chủ quan như những ngườibạn đang trò chuyện

Khi mở đầu những cuộc đối thoại, người dẫn thường không có những

Trang 26

câu chào hỏi cứng nhắc như đang lên sóng truyền hình thông thường, mà thayvào đó, họ thường có những câu hỏi thân quen tạo không khí thoải mái như làmột cuộc gặp gỡ giữa những người bạn Như khi trò chuyện với cựu ngườimẫu Thúy Hạnh về làm thế nào để xây dựng niềm tin với bạn đời của mình,biên tập viên Mỹ Linh – người dẫn dắt câu chuyện trong buổi ghi hình ngàyhôm đó – đã không sử dụng tính chất nhà báo của mình để phỏng vấn kháchmời, mà cô tự cho mình trong vai một người bạn đến chia sẻ những vấn đềcuộc sống, nhẹ nhàng nhưng không hề kém phần sắc sảo.

Tính đối thoại trong xây dựng nội dung chương trình đã thực hiện ởmức độ nào, dù nhiều hay ít thì đây cũng được xác định là một yếu tố tạo nênsức hấp dẫn của chương trình Nó thể hiện truyền hình nói riêng và cácchương trình trên sóng truyền hinh Việt Nam nói chung ngày càng gần gũihơn với công chúng, là diễn đàn của nhân dân, đồng thời thể hiện tính dân chủtrong việc thể hiện nội dung, tiếp cận

Chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” là một chuyên mục chủ yếu đitheo thể loại đối thoại truyền hình nên vấn đề dù có cứng ngắc hay nhạy cảmđều được tháo gỡ một cách dễ dàng và để lại những phương hướng giải quyết

Trang 27

Cuộc nói chuyện như là một nút tháo gỡ, bỏ đi phần nào những suynghĩ trái chiều mà bố mẹ đã phải nát óc suy nghĩ khi đối diện với đứa con gáimới lớn của mình Việc đối thoại làm cho người xem cảm thấy hiểu câuchuyện, rút ra bài học từ câu chuyện một cách dễ dàng và dễ áp dụng đối vớihoàn cảnh của mình trong bất kì khoảng thời gian nào

2.1.3.3 Tính thời sự, thẳng thắn, chủ động

Trước hết, chương trình “Cà phê sáng với VTV3” ra đời trong thờiđiểm công chúng rất cần một “món điểm tâm thông tin” buổi sáng Chươngtrình đưa thông tin chủ yếu về đời sống – văn hóa – xã hội Đặc trưng lớnnhất của báo chí là một phương tiện thông tin thời sự Đặc trưng này đòi hỏibáo chí phải luôn bám sát mọi diễn biến của cuộc sống Từ đó nhằm lựa chọn,thông tin, phản ánh, bình luận kịp thời, chính xác, khách quan về những sựkiện, hiện tượng mới nảy sinh, được xã hội quan tâm Chương trình “Cà phêsáng với VTV3” luôn là một “món điểm tâm hấp dẫn, mang đến những giá trị

Trang 28

tinh thần vô cùng ý nghĩa để công chúng bắt đầu một ngày mới

Chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” là một trong những yếu tố tạo nên

sự hấp dẫn của “món điểm tâm” ấy Chuyên mục mang đến những đề tài đờithường nhưng không kém phần nóng hổi Ở đây, tính thời sự luôn có sự gắnkết, bắt nguồn từ sự kiện cụ thể Sự kiện là cơ sở để phát hiện vấn đề, tìm rathời điểm

Như dòng thời gian trong bảng khảo sát khách mời tháng 3, ê kipchương trình nhấn mạnh rất nhiều đề tài về phụ nữ và đời sống xung quanhphái yếu Phải có đến hai phần ba chuyên mục trong tháng 3 dành để đối thoạivới khách mời về một nửa của thế giới Điều này thể hiện rằng, ê kip luôn đitheo dòng chảy của thời gian, luôn bám sát sự kiện, đó là ngày Quốc tế phụ

nữ để cho ra đời những chủ đề gây ấn tượng mạnh cho phụ nữ nói riêng vàcho công chúng nói chung

Tuy nhiên, thời sự vẫn chưa đủ làm nên tính hấp dẫn trong nội dungcủa chuyên mục “Chuyện bên ly cà phê” Tính thời sự gắn liền với cái nhìntrực diện về các sự kiện, vấn đề

Một tác phẩm báo chí hay phải là tác phẩm phát hiện được các giá trịthông tin mới phù hợp với nhu cầu của số đông công chúng Các giá trị thôngtin đó giúp cho công chúng nắm bắt kịp thời bản chất sự kiện để có nhữngphản ứng một cách tích cực Và một trong những thước đo giá trị của tácphẩm phụ thuộc hàm lượng sự thật và đúng đắn mang tính bản chất của tácphẩm báo chí tác động vào đời sống, làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của conngười trong các hoạt động văn hóa - xã hội Chính vì vậy, cái nhìn trực diện

về báo chí và nhất là các tác phẩm có tính đối thoại là rất quan trọng

Trực diện trong “Chuyện bên ly cà phê” không những là nhìn thẳng vào

sự thật, nói lên sự thật đó, không dừng lại ở việc thể hiện chính kiến củangười nói, và bên cạnh yếu tố nhìn thẳng là có sự xuất hiện của yếu tố thái độ.Phải có một thái độ thẳng thắn, vững vàng và bản lĩnh, người làm báo haynhững chuyên gia về vấn đề ấy mới có thể nhìn thẳng vào sự việc theo cách

Ngày đăng: 10/02/2018, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Quý Trọng (2013), Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Đề tài “Tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo và nhân dân thông qua báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cổng thông tin điện tử Chính phủ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo và nhân dân thôngqua báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cổng thông tin điện tử Chínhphủ
Tác giả: Phạm Quý Trọng
Năm: 2013
2. Nguyễn Thị Hạnh Loan (2011), Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Đề tài “Các phương thức truyền đạt thông tin trong chương trình talkshow truyền hình – khảo sát trên kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV6” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hạnh Loan (2011), Luận văn thạc sĩ truyền thông đạichúng, Đề tài "“Các phương thức truyền đạt thông tin trong chương trìnhtalkshow truyền hình – khảo sát trên kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV6
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Loan
Năm: 2011
3. Đỗ Hồng Việt (2011), Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Đề tài“Kĩ năng phỏng vấn khách mời trường quay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kĩ năng phỏng vấn khách mời trường quay
Tác giả: Đỗ Hồng Việt
Năm: 2011
4. Lương Đông Sơn (2013), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đề tài “Tư duy hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình (khảo sát chương trình Cà phê sáng với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tư duyhình ảnh trong sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình (khảo sát chươngtrình Cà phê sáng với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam)
Tác giả: Lương Đông Sơn
Năm: 2013
5. Phạm Thị Ngọc Hà (2012), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình “Đối thoại chính sách” trên VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nângcao chất lượng chương trình “Đối thoại chính sách” trên VTV1- Đài Truyềnhình Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Ngọc Hà
Năm: 2012
6. G.V Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.la Lurôpxki (), Báo chí truyền hình tập I, NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hìnhtập I
Nhà XB: NXB Thông Tấn
7. G.V Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.la Lurôpxki(), Báo chí truyền hình tập II, NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hìnhtập II
Nhà XB: NXB Thông Tấn
8. E.P.Prokhorop (2004), Cơ sở lý luận báo chí; NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: E.P.Prokhorop
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2004
9. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí - Truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ báo chí - Truyền thông
Tác giả: Phạm Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia
Năm: 2007
10. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất chương trình truyền hình
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Nhà XB: NXB Vănhóa – Thông tin
Năm: 2003
11. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
12. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiệnđại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
13. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB LaoĐộng
Năm: 2012
14. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình báo chí truyền hình
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15. Phạm Thị Thanh Tịnh (2013), Công chúng báo chí, NXB Chính trị - Hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chúng báo chí
Tác giả: Phạm Thị Thanh Tịnh
Nhà XB: NXB Chính trị -Hành chính
Năm: 2013
16. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông,lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – sự thật
Năm: 2012
17. Đinh Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới, xu thế phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí thế giới, xu thế phát triển
Tác giả: Đinh Thúy Hằng
Nhà XB: NXBThông tấn
Năm: 2008
18. Trần Bảo Khánh, Công chúng Truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn 19. Từ điển Tiếng Việt (2010), Viện Ngôn ngữ học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chúng Truyền hình Việt Nam
Tác giả: Trần Bảo Khánh, Công chúng Truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn 19. Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Thông tấn19. Từ điển Tiếng Việt (2010)
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w