1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình “khám phá việt nam” – kênh VTV4, đài truyền hình việt nam

103 499 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà giữa các quốc gia ngày càng có sự kết nối và hợp tác trên nhiều lĩnh vực thì việc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế chung đó. Với những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước cũng như NVNONN, Việt Nam đang có những bước tiến vững vàng trên con đường hội nhập. Hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cũng trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Đạt được những hiệu quả bước đầu đó, không thể không kể đến hoạt động TTĐN của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một trong những hoạt động trọng yếu nhận được sự quan tâm, phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trên mọi lĩnh vực. Ngay từ những năm sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh công tác TTĐN. Năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến việc cần chú trọng thực hiện công tác TTĐN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Liên tục trong các kỳ Đại hội tiếp theo, công tác TTĐN luôn được đổi mới phù hợp với tình hình của đất nước. Hơn một thập niên trở lại đây, công tác TTĐN càng được quan tâm chỉ đạo sát sao. Tháng 42000, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 102000 CTTTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN”. Nhận thấy cần thiết phải liên kết giữa các lực lượng làm công tác TTĐN và tầm quan trọng của vấn đề mang tính chiến lược này, ngày 26122001, Ban Bí thư đã ban hành quyết định số 16 về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng X, Ban Bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 26CT –TW (1092008) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm xác định rõ hơn cách thức, đối tượng, địa bàn hoạt động của công tác này. Chỉ thị đó cũng đã được đưa vào Quy chế quản lý Nhà nước về TTĐN do Chính phủ ban hành vào ngày 30112010 với mục đích quy định rõ nguyên tắc và nội dung quản lý Nhà nước về TTĐN, quy định trách nhiệm của Bộ, các Cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác TTĐN. Hoạt động TTĐN được xác định cần có sự quan tâm, phối hợp hành động của tất cả các ban ngành, đoàn thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo đó, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các chương trình có đối tượng là NVNONN cũng góp phần vào việc đẩy mạnh công tác TTĐN trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Với vai trò chính thống, Kênh VTV4 ĐTH VN là kênh thông tin tác động lớn đến không chỉ người dân trong nước mà cả những NVNONN. Mọi thông tin được phát sóng trên VTV4 mang nội dung chính xác, minh bạch, rõ ràng, nội dung phong phú, phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống kinh tế, chính trị xã hội của nước ta. Chính vì vậy, đưa hình ảnh Việt Nam trên VTV4 là cách thức quảng bá đáng tin cậy và hiệu quả đối với người tiếp nhận. Nhận thức rõ ràng được ưu thế này, các chương trình quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện theo phong cách đầy mới mẻ, khai thác nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Trong số đó không thể không kể đến “Khám phá Việt Nam” được đưa vào phát sóng trên VTV4 từ tháng 092012 đem lại hiệu quả cao trong việc giới thiệu những địa điểm mới, hấp dẫn của Việt Nam mà chưa được nhiều người biết đến. Với thời lượng khoảng 13 15 phút của chương trình được phát sóng trên VTV4, hiệu quả quảng bá của “Khám phá Việt Nam” còn được nâng cao với các kênh trên các mạng xã hội và chia sẻ internet. Nhận thấy đây là một chương trình độc đáo, hoạt động có hiệu quả trong công tác TTĐN nói chung và công tác TTĐN qua chương trình truyền hình nói riêng, đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành TTĐN: “Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình “Khám Phá Việt Nam” – kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam” được xây dựng để đóng góp những nghiên cứu thực tiễn cho công tác TTĐN trong thời đại mới.

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTĐN : Thông tin đối ngoại

ĐTH : Đài Truyền hình

NVNONN : Người Việt Nam ở nước ngoài

NVNOTN : Người Việt Nam ở trong nước

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNTB : Tư bản chủ nghĩa

THVN : Truyền hình Việt Nam

ĐTH VN : Đài Truyền hình Việt Nam

THĐN : Truyền hình đối ngoại

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1 Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN 8

1.1.1 Khái niệm TTĐN 8

1.1.2 Nội dung công tác TTĐN 9

1.1.3 Đối tượng của TTĐN 11

1.1.4 Các kênh TTĐN và lực lượng tiến hành TTĐN 12

1.2 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về TTĐN 13

1.3 TTĐN trên truyền hình 16

1.3.1 Đặc điểm của truyền hình 16

1.3.2 Hiệu quả TTĐN trên truyền hình 19

1.4 ĐTH VN với TTĐN 20

1.4.1 Sự hình thành và phát triển của ĐTH VN 20

1.4.2 Truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ TTĐN 22

1.4.3 Vai trò của kênh VTV4 – ĐTH VN với TTĐN 24

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM” 30

2.1 Giới thiệu chương trình “Khám phá Việt Nam” 30

2.1.1 Đối tượng 30

2.1.2 Tiêu chí phát sóng 31

2.1.3 Hình thức chương trình 32

2.1.4 Nội dung chương trình 33

2.1.5 Cách thức tổ chức thực hiện 42

2.2 Phân tích khảo sát thực trạng tiếp nhận TTĐN của khán giả đối với chương trình “Khám phá Việt Nam” 43

2.2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu 43

Trang 3

2.2.2 Về hiểu biết và mức độ tiếp cận VTV4 và chương trình “Khám phá Việt

Nam” trên kênh VTV4 43

2.2.3 Về nội dung và hình thức chương trình 48

2.2.4 Đánh giá của khán giả về chất lượng chương trình 52

2.2.5 Đánh giá của khán giả về hiệu quả TTĐN của chương trình 53

2.3 Một số đánh giá về nội dung và hình thức của chương trình 55

2.3.1 Những thành tựu mà chương trình đã đạt được 55

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM” 63

3.1 Nhóm giải pháp mang tính dài hạn 63

3.1.1 Về phía Nhà nước 63

3.1.2 Về phía ĐTH VN 64

3.2 Nhóm giải pháp trước mắt 67

3.2.1 Cải thiện phương thức quảng bá chương trình 67

3.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị của những người làm chương trình 70

3.2.3 Nâng cao chất lượng chương trình 72

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 1 83

PHỤ LỤC 2 94

PHỤ LỤC 3 95

PHỤ LỤC 4 95

PHỤ LỤC 4 96

PHỤ LỤC 5 98

PHỤ LỤC 6 100

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà giữa các quốc gia ngàycàng có sự kết nối và hợp tác trên nhiều lĩnh vực thì việc quảng bá hình ảnhđất nước ra thế giới trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụđược ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia Việt Nam cũng không năm ngoài xuthế chung đó Với những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhândân trong nước cũng như NVNONN, Việt Nam đang có những bước tiếnvững vàng trên con đường hội nhập Hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bèquốc tế cũng trở nên gần gũi và thân thiện hơn

Đạt được những hiệu quả bước đầu đó, không thể không kể đến hoạtđộng TTĐN của Đảng và Nhà nước ta Đây là một trong những hoạt độngtrọng yếu nhận được sự quan tâm, phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trênmọi lĩnh vực Ngay từ những năm sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặcbiệt quan tâm tới việc đẩy mạnh công tác TTĐN Năm 1986, Nghị quyết Đạihội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến việc cần chú trọng thựchiện công tác TTĐN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Liên tụctrong các kỳ Đại hội tiếp theo, công tác TTĐN luôn được đổi mới phù hợpvới tình hình của đất nước Hơn một thập niên trở lại đây, công tác TTĐNcàng được quan tâm chỉ đạo sát sao Tháng 4/2000, Thủ tướng chính phủ đã

ra chỉ thị số 10/2000 CT-TTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN” Nhận thấy cần thiết phải liên kết giữa các lực lượng làm công tác

TTĐN và tầm quan trọng của vấn đề mang tính chiến lược này, ngày

26/12/2001, Ban Bí thư đã ban hành quyết định số 16 về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN Tiếp đó, tại Đại hội Đảng X, Ban Bí thư TW Đảng đã

ra chỉ thị số 26/CT –TW (10/9/2008) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm xác định rõ hơn cách thức, đối tượng, địa bàn hoạt động của công tác này Chỉ thị đó cũng đã được đưa vào Quy chế quản lý Nhà nước về TTĐN do Chính phủ ban hành vào ngày 30/11/2010 với

Trang 5

mục đích quy định rõ nguyên tắc và nội dung quản lý Nhà nước về TTĐN,quy định trách nhiệm của Bộ, các Cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiệncông tác TTĐN.

Hoạt động TTĐN được xác định cần có sự quan tâm, phối hợp hànhđộng của tất cả các ban ngành, đoàn thể để đạt được hiệu quả cao nhất Theo

đó, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các chương trình có đối tượng làNVNONN cũng góp phần vào việc đẩy mạnh công tác TTĐN trong thời kỳhội nhập và phát triển Với vai trò chính thống, Kênh VTV4 - ĐTH VN làkênh thông tin tác động lớn đến không chỉ người dân trong nước mà cả nhữngNVNONN Mọi thông tin được phát sóng trên VTV4 mang nội dung chínhxác, minh bạch, rõ ràng, nội dung phong phú, phản ánh đầy đủ các mặt củađời sống kinh tế, chính trị - xã hội của nước ta Chính vì vậy, đưa hình ảnhViệt Nam trên VTV4 là cách thức quảng bá đáng tin cậy và hiệu quả đối vớingười tiếp nhận Nhận thức rõ ràng được ưu thế này, các chương trình quảng

bá hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện theo phong cách đầy mới mẻ, khaithác nhiều khía cạnh của đời sống xã hội Trong số đó không thể không kểđến “Khám phá Việt Nam” được đưa vào phát sóng trên VTV4 từ tháng09/2012 đem lại hiệu quả cao trong việc giới thiệu những địa điểm mới, hấpdẫn của Việt Nam mà chưa được nhiều người biết đến Với thời lượng khoảng

13 -15 phút của chương trình được phát sóng trên VTV4, hiệu quả quảng bácủa “Khám phá Việt Nam” còn được nâng cao với các kênh trên các mạng xãhội và chia sẻ internet

Nhận thấy đây là một chương trình độc đáo, hoạt động có hiệu quảtrong công tác TTĐN nói chung và công tác TTĐN qua chương trình truyền

hình nói riêng, đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành TTĐN: “Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình “Khám Phá Việt Nam” – kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam” được xây dựng để đóng góp những

nghiên cứu thực tiễn cho công tác TTĐN trong thời đại mới

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có một số bài viết, công trình khoa học đề cập đến vaitrò, chức năng của truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN Có thể nêulên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như:

 Đề án nâng cao chất lượng kênh truyền hình VTV4 của Ban THĐN–ĐTH VN

Trần Đức Lương (2000), “Thông tấn xã Việt Nam phấn đấu xây dựng thành tập đoàn truyền thông mạnh xứng đáng là trung tâm thông tin chiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước”, Nội san nghiệp vụ Thông tấn xã Việt Nam số 8, Hà Nội. 

TS Phạm Minh Sơn- TS Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị- Hành

chính, Hà Nội

PGS.TS Vũ Hiền (2000), Báo Chí Trong Đấu Tranh Chống “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” – Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

TS Phạm Minh Sơn (2009), TTĐN – lí luận và thực tiễn đã hệ thống

hóa các kiến thức cơ bản về nghiêp vụ TTĐN

TS Dương Văn Quảng, “Báo chí và Ngoại giao”, Học viện Quan hệ

Quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới

Cùng với sự ra đời của Tạp chí TTĐN, có rất nhiều bài viết, phân tích

về TTĐN của Việt Nam hiện nay: “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế” của Hồng Vinh năm 2006, “Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới” của Phạm Xuân

Thâu năm 2006

Chương trình truyền hình dành cho NVNONN của Nguyễn Hồng Hải

(Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng 2007)

Công tác TTĐN qua bản tin Tiếng Anh của VTV4 của Nguyễn Thị

Ngọc Ánh (khóa luận tốt nghiệp 2009, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trang 7

Hiệu quả công tác TTĐN qua chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly của Hoàng Bích Ngọc (Khóa luận tốt nghiệp 2011, Học Viện Báo chí

và Tuyên Truyền)

Trong các công trình nghiên cứu này, có một số đã đi vào tìm hiểu,đánh giá thực trạng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúngtrong công tác TTĐN Riêng về VTV4, cho đến nay ngoài các báo cáo hàngquý, hàng năm của Ban đối ngoại ĐTH VN, chưa có nhiều chương trìnhnghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về hiệu quả tuyên truyền đối ngoại của qua cácchương trình truyền hình

Nghiên cứu về “Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình

“Khám phá Việt Nam” – kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam” là một

đề tài có tính chất cụ thể và chuyên sâu Cho đến nay, tác giả khẳng định chưa

có một công trình nào nghiên cứu về đề tài này Kế thừa những nghiên cứutrước, khóa luận sẽ tập trung làm rõ những tác động của “Khám phá ViệtNam” tới khán giả, từ đó đóng góp ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động TTĐN

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích đã đặt ra, khóa luận cần được thực hiện nhữngnhiệm vụ cụ thể sau:

- Tìm hiểu thông tin cơ bản về công tác TTĐN của nước ta nói chung

và TTĐN của ĐTH VN nói riêng

Trang 8

- Tìm hiểu hoạt động của chương trình “Khám phá Việt Nam”, đánh giáhiệu quả của chương trình qua khảo sát thực tế.

- Phân tích hiệu quả hoạt động, kết quả đạt được của chương trình

“Khám phá Việt Nam”

- Nhận xét và đưa ra gợi mở để chương trình “Khám phá Việt Nam”thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thông tin đối ngoại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiệu quả TTĐN qua chươngtrình “Khám phá Việt Nam” kênh VTV4 – Đài Truyền hình Việt Nam

Nghiên cứu dựa trên khảo sát các nhóm đối tượng: người dân trong khuvực Hà Nội (sinh viên, cán bộ công nhân viên, người dân thường,…),NVNOTN và NVNONN

sở các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về TTĐN, các

lý thuyết về TTĐN, các lý thuyết về phương tiện thông tin đại chúng

5.2 Cơ sở thực tiễn

Dựa trên việc khảo sát một chương trình truyền hình vẫn đang lênsóng, khán giả của chương trình và những phản hồi về chương trình quawebsite và mạng xã hội

Trang 9

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu vềTTĐN, các chương trình của VTV4 - ĐTH VN

- Khảo sát: Khóa luận thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên chuyênngành TTĐN; sinh viên chuyên ngành Báo chí; người dân khu vực Hà Nội;người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và người Việt Nam đang sinhsống và học tập tại nước ngoài

Phương pháp này cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả TTĐN quachương trình “Khám phá Việt Nam” của kênh VTV4 Thông qua việc lấy ýkiến, phản hồi của khán giả qua điều tra xã hội học, phỏng vấn các đối tượng

là người nước ngoài đang sinh sống, du lịch trên địa bàn Hà Nội, tìm ra cáchthức tiếp nhận thông tin về chương trình của khán giả, cơ chế tiếp nhận thôngtin và phản hồi, các ý kiến khen chê về chất lượng của chương trình để đánhgiá hiệu quả hoạt động của chương trình

có hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới

7 Kết cấu đề tài

Khóa luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phầnkết luận Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương và 9 tiết như sau:

Trang 10

CHƯƠNG 1: TTĐN TRÊN TRUYỀN HÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN

1.2 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về TTĐN

1.3 TTĐN trên truyền hình

1.4 ĐTH VN với TTĐN

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”

2.1 Giới thiệu chương trình “Khám phá Việt Nam”

2.2 Phân tích khảo sát thực trạng tiếp nhận TTĐN của khán giả đối với chương trình “Khám phá Việt Nam”

2.3 Một số đánh giá về nội dung và hình thức của chương trình

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”

3.1 Nhóm giải pháp mang tính dài hạn

3.2 Nhóm giải pháp mang tính trước mắt

Trang 11

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH –

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN

1.1.1 Khái niệm TTĐN

Thông tin vốn rất phong phú và đa dạng “Thông tin” là một khái niệm

có rất nhiều cách hiểu khác nhau Trong tiếng Latin, “thông tin” (information)

có nghĩa là thông báo, giải thích, tóm tắt Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:

1 Động từ: truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết 2 Danh từ: tin tức đượctruyền đi cho biết hoặc tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xungquanh

Từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên ta có thể rút ra kháiniệm phổ biến nhất của thông tin Đó là: Thông tin là tin tức thông báo, trithức về một sự vật hay hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhấtđịnh, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng trong đời sống xã hội

TTĐN là một dạng của thông tin, được phân theo chiều của thông tin(cùng với thông tin đối nội) Khái niệm TTĐN được hiểu ở ba khía cạnh: làmột lĩnh vực khoa học, là một lĩnh vực đào tạo, là một lĩnh vực hoạt động

Là một lĩnh vực khoa học, TTĐN là một dạng thông tin về khoa học xãhội, được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một hiện tượng, sự việcđược con người tiếp nhận, lựa chọn sử dụng trong các phương thức thích hợptrong hoạt động đối ngoại

Là một lĩnh vực đào tạo, TTĐN có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ cótrình độ chuyên môn, có khả năng thực hiện những chức trách của người làmcông tác TTĐN như tổ chức, quản lý hoạt động TTĐN các cơ quan, các đoànthể chính trị xã hội, tổ chức Đảng, Nhà nước…

Là một lĩnh vực hoạt động, TTĐN là một bộ phận rất quan trọng củacông tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, ngườinước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu vềđất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành

Trang 12

đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay, TTĐNcàng đóng vai trò quan trọng Nó không chỉ thông tin tuyên truyền đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước mà nó còn đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởngvăn hóa nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát huy bảnsắc dân tộc

Từ những cách tiếp cận trên, ta có thể rút ra khái niệm TTĐN như sau:

“TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những xuyên tạc, chống phá Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” 1

1.1.2 Nội dung công tác TTĐN

Xét về nội dung, TTĐN gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội… Nhưng theo chỉ thị số 10/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

“Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại” đã chỉ rõ,

TTĐN tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, TTĐN giúp phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…; bác bỏ những thông tinsai lệch, xuyên tạc về Việt Nam Tăng cường TTĐN sẽ giúp cho thế giới hiểu

rõ những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cáclĩnh vực, nhất là về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của đấtnước TTĐN phải làm rõ việc thực hiện nhất quán đường lối, chính sách dối

ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác

Trang 13

tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” 2 của ViệtNam TTĐN cũng cần làm nổi bật các thành tựu mà Việt Nam đạt được saunhững năm đổi mới Điều này góp phần khẳng định sự ổn định chính trị, xãhội, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc

tế của ta

Thứ hai, TTĐN góp phần giới thiệu đất nước – con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam TTĐN giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, về

nền văn hóa tiên tiến, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Các giá trị văn hóatruyền thống luôn được coi là vốn quý của quốc gia và được Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta bảo tồn, phát huy

Thứ ba, đấu tranh với những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Với vai

trò là tiếng nói đại diện cho cả đất nước đối với quốc tế, TTĐN phải kịp thời

và chủ động phê phán, phản bác những thông tin sai lệch, thiếu thiện chí, thùđịch về Việt Nam, kịp thời giải tỏa những vấn đề mà dư luận quốc tế quantâm

Thứ tư, tăng cường thông tin quốc tế cho nhân dân trong nước Thông

tin kịp thời, chính xác, đúng định hướng tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa

xã hội trên thế giới cho nhân dân trong nước, giúp nhân dân hiểu được cănbản, chính xác tình hình quốc tế Trên cơ sở đó sẽ hiểu rõ hơn các chủ trương,chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và có thái độ, lập trường, quanđiểm đúng đắn trước các vấn đề, sự kiện trên thế giới đồng thời có nhữngphản ứng kịp thời với các sự kiện, diễn biến đó

Tóm lại, nội dung của TTĐN rất phong phú và đa dạng Tùy thuộc từngđịa bàn, đối tượng và yêu cầu đặt ra đối với từng thời điểm để xác định trọngtâm, trọng điểm thích hợp Nội dung thông tin ngày càng phải cân đối, vừa

Trang 14

mang nội dung dân tộc để tuyên truyền ở ngoài nước, vừa chứa đựng thôngtin quốc tế để thỏa mãn nhu cầu của người dân.

1.1.3 Đối tượng của TTĐN

Về cơ bản có thể chia đối tượng của hoạt động TTĐN thành 4 nhóm đốitượng chính:

 Nhóm thứ nhất: Nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới: Đến

nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, quan hệthương mại, đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới Việt Nam

là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực, Đảng ta có quan hệ vớikhoảng 200 chính đảng trên thế giới Có thể nói đây là nhóm đối tượng lớnnhất của TTĐN

 Nhóm thứ hai: người nước ngoài đang sinh sống, học tập và du lịch

ở Việt Nam: Đó là những người đang làm việc trong đoàn ngoại giao, đại diện

các tổ chức chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, giới thương gia, đầu tưkinh doanh,…Trong đó cần phải hết sức chú ý đến đội ngũ phóng viên nướcngoài thường trú tại Việt Nam, đội ngũ doanh nhân, cán bộ các đại sứ quán,

cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam Với đối tượng này, nhiệm vụ củaTTĐN là cung cấp thông tin cho họ về đường lối, chính sách của Việt Nam,

về các sự kiện quan trọng, về tình hình toàn diện của Việt Nam, cố gắngkhông để lỗ hổng thông tin gây ra những điều không thuận lợi cho ta

 Nhóm thứ ba: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Đây là

nhóm đối tượng đông đảo, đa dạng với hơn 4 triệu người sinh sống trên hơn

100 nước và vùng lãnh thổ Họ ra nước ngoài với nhiều mục đích và lý dokhác nhau song phần lớn đều hướng về Tổ quốc, nơi còn tổ tiên, gia đình và

bè bạn Đây là nhóm đối tượng mà Đảng ta luôn dành sự quan tâm và coicộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời củacộng đồng các dân tộc Việt Nam

 Nhóm thứ tư: Nhân dân trong nước: Đây là lực lượng vừa thực hiện

vừa là đối tượng hướng tới của TTĐN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu

Trang 15

cầu thông tin quốc tế NVNOTN ngày càng tăng TTĐN có nhiệm vụ cung cấpthông tin quốc tế kịp thời chính xác, giúp NVNOTN có những hiểu biết đúngđắn các sự kiện và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đồng thời cónhững phản ứng kịp thời trước những diễn biến đó

1.1.4 Các kênh TTĐN và lực lượng tiến hành TTĐN

1.1.4.1 Các kênh TTĐN

Thứ nhất là các phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, tạp chí,

phát thanh, truyền hình, Internet,…), các ấn phẩm truyền thông như tập san,

tờ rơi, tập gấp, thông cáo báo chí, pano, áp phích

Thứ hai là các hình thức thông tin trực tiếp như các buổi mitting, biểu

tình, các hội nghị, tọa đàm, thảo luận, các cuộc tiếp xúc trao đổi, gặp gỡ chínhthức và không chính thức, các cuộc phỏng vấn, họp báo,…

Thứ ba là các loại hình TTĐN khác như các chương trình hoạt động

văn hóa, biểu diễn, hội chợ, triển lãm, các chuyến thăm quan du lịch, lữ hành,các chuyến trao đổi, hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, viện trợ, cứu trợ, giúpđỡ,…

1.1.4.2 Lực lượng tiến hành TTĐN

Nòng cốt trong việc thực hiện TTĐN là các đơn vị chuyên trách TTĐN

Ở TW với các cơ quan chủ lực là Ban Tuyên giáo TW, Ban Đối ngoại TW,

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao,

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Tiếp đó là tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TW bao gồm các thànhphố lớn, các tỉnh có quan hệ đối ngoại mạnh mẽ, có thế mạnh về thu hút đầu

tư nước ngoài, phát triển ngoại thương, du lịch quốc tế như Hà Nội, Huế, ĐàNẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh

Ngoài ra không thể không nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ của lựclượng truyền thông đại chúng Điển hình là các cơ quan thông tấn, báo chí,xuất bản như Thông tấn xã Việt Nam, ĐTH VN, Đài Tiếng nói Việt Nam,Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,…

Trang 16

Ban chỉ đạo công tác TTĐN là cơ quan phối hợp, giúp Ban bí thư TWĐảng và Thủ tướng Chính phủ theo dõi tình hình, chỉ đạo, phối hợp giữa cáclực lượng thực hiện TTĐN Ban chỉ đạo định kỳ và thường xuyên đánh giátình hình, đề xuất chủ trương về công tác TTĐN, trình Bộ Chính trị, Ban bíthư và Thủ tướng xét duyệt.

1.2 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về TTĐN

TTĐN là một bộ phận của công cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởngcủa nước ta trên phạm vi thế giới Công tác tuyên truyền đối ngoại góp phầntạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho cách mạng trong nước tiến lênđồng thời góp phần thực hiện những nhiệm vụ quốc tế của Đảng và nhân dân

ta Phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và của Nhà nước ta Đây là mộttiền đề quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động TTĐN sau này

Dựa trên tiền đề đó, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước vềphương châm triển khai TTĐN đã ra đời ngay từ khi còn rất sớm

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) đề cập đến việc cần chú trọngthực hiện công tác TTĐN Trước đó, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, Ban Bí thư TW Đảng cũng đã ra các Chỉ thị 45 (1962) “Về công tác tuyên truyền đối ngoại” và Chỉ thị 128 (1966) “Về tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại” Sau chiến thắng năm 1975, Chỉ thị 11 là Chỉ thị đầu tiên

về công tác TTĐN, ra đời trong bối cảnh tình hình cách mạng nói chung vàhoạt động đối ngoại nói riêng đang đứng trước những chuyển biến hết sức tolớn

Chỉ thị đã chỉ rõ tình trạng yếu kém kéo dài của TTĐN chúng ta trongthời gian dài từ năm 1975 đến năm 1991:

“1- Chưa làm cho thế giới hiểu đúng và kịp thời tình hìnhViệt Nam Sách báo, thông tin của ta ra nước ngoài quá ít, chất lượng thấp.

2- Chưa xác định chủ đề trọng tâm trong từng thời kỳ Chưa tận dụng mọi khả năng, nhất là khả năng phong phú về hợp tác quốc tế và đa dạng hóa

Trang 17

các loại hình thông tin Nội dung và hình thức đều nghèo nàn, chưa thật hợp với đối tượng từng nước, từng khu vực.

3- Sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước chưa kịp thời, sắc bén, kém hiệu lực Lực lượng này làm công tác TTĐN còn bị phân tán Thiếu bộ máy chỉ đạo thống nhất với công tác này.”

Chỉ thị đã nêu lên những nội dung chủ yếu của TTĐN là:

“1- Đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hìnhViệt Nam, nhất là tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.

 2- Chính sách đối ngoại kể cả chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước.

 3- Đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu của từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.

 Sau khi Chỉ thị 11 ra đời, Ban Tuyên giáo TW, thực hiện phân côngcủa Ban Bí thư là “phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị nàyđến các ngành, các cấp, theo dõi và báo cáo kết quả với Ban Bí thư” đã triểnkhai kế hoạch một cách toàn diện công tác nhằm khắc phục những yếu kém

mà Chỉ thị nêu ra. 

Năm 1996, Đảng ta tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ VIII, trong bốicảnh tình hình có nhiều chuyển biến theo hướng thuận lợi cho đất nước

 Ngày 29-12-1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Thông

báo số 188 – TB/TW “Về công tác TTĐN trong tình hình mới” Sau khi đánh

Trang 18

giá bước chuyển biến lớn và thành tích lớn, Bộ Chính trị đã chỉ ra những yếukém cần khắc phục:

   “Tuy nhiên, công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Chất lượng, hiệu quả, tính thuyết phục, sức hấp dẫn và tính chiến đấu chưa cao Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực công tác này còn thiếu và chưa đồng đều cả về năng lực và trình độ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của TTĐN trong toàn bộ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo,

tổ chức thực hiện công tác TTĐN có nhiều mặt chưa rõ, cho nên quản lý và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở ngoài nước còn lúng túng Đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả”.

  Tiếp đó, ngày 26/04/2000, TTCP đã ra Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg vềtăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN nhấn mạnh:

“1 Tất cả các Bộ, Ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TTĐN trong phạm vi quản lý của mình

2 Công tác TTĐN cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, có trọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khu vực, cộng đồng NVNONN, ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới

3 Phối hợp tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm cho công tác TTĐN: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế; giữa TTĐN với thông tin đối nội; giữa hoạt động TTĐN với hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan TW với các địa phương; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan TW với các cơ quan địa phương, giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp”.

Trang 19

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ

tăng cường công tác TTĐN: “Tăng cường hơn nữa công tác TTĐN và văn hóa đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại làm cho thế giới hiểu rõ hơn

về đất nước và con người, công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới”

Những phương châm về công tác TTĐN có vai trò vô cùng quan trọng,

là kim chỉ nam cho mọi hành động của những người làm công tác TTĐN, cáclực lượng làm công tác TTĐN

1.3 TTĐN trên truyền hình

1.3.1 Đặc điểm của truyền hình

Trước hết, cần hiều khái niệm truyền hình: “Báo hình (truyền hình) là loại hình chuyền tải thông tin qua âm thanh và hình ảnh động: sử dụng tất cả các loại thông tin có trong báo viết, báo nói hay phim ảnh Hình ảnh chủ yếu

và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp.Ngoài

ra còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu

đồ Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc…” 3 ,

Truyền hình được thực hiện bởi hệ thống phát và thu hình ảnh, âm thanh bằngnhững thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất làsóng điện từ

Về kĩ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản: hình ảnh về

sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin

về độ sáng tối, màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khi được xử

lý, khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy

3 Phạm Minh Sơn(chủ biên) (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn

Trang 20

phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tínhiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành tín hiệuảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lýtương tự như thế để rồi đưa ra loa.

Nếu lấy mục đích làm tiêu chí để xem xét, người ta có thể chia truyềnhình thành các loại: truyền hình thương mại, truyền hình giáo dục, truyền hìnhcông cộng,…Nếu lấy kĩ thuật làm tiêu chí thì truyền hình có 2 loại chính làtruyền hình sóng và truyền hình cáp

Truyền hình sóng ra đời trước, được thực hiện theo nguyên tắc kĩ thuậtchung của truyền hình trong đó tín hiệu và âm thanh được phát lên khôngtrung dưới dạng sóng điện từ Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu đó và giải

mã để tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu cho người xem Sóngtruyền hình là sóng phát thẳng nên ăng-ten của máy thu phải “nhìn thấy” ăng– ten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng hiệu quả mới thấy được tínhiệu tốt Do đặc điểm này nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp ứng nhucầu của công chúng bằng các chương trình chung cho các đối tượng Nókhông có khả năng đáp ứng nhu cầu hay dịch vụ đơn lẻ Hơn nữa, quy mô ảnhhưởng của một số đài phát sóng hình trên mặt đất luôn bị hạn chế trong phạm

vi phát sóng Ngày nay, để khắc phục tình trạng này, người ra sử dụng vệ tinhđĩa để chuyển phát các chương trình ra phạm vi rộng lớn Về nguyên tắc kĩthuật, kĩ thuật này có thể cho phép một ĐTH có thể phủ sóng toàn cầu

Truyền hình cáp ra đời sau nhưng đã khắc phục những hạn chế củatruyền hình sóng, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu, dịch vụ riêng lẻ mới

mẻ mà truyền hình sóng không làm được Truyền hình cáp được thực hiệntrên nguyên tắc tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu phát đếntừng máy thu hình Do đặc điểm đó nên truyền hình có thể chuyển đi nhiềuchương trình một lúc để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người sử dụng.Ngoài ra, truyền hình cáp cũng có thể giải quyết một loạt dịch vụ của xã hộihiện đại mà truyền hình sóng không thể thực hiện được

Trang 21

Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kì trong sáng tạo củacon người Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình manglại cho on người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện trước mắt.

Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại, làm giàu thêm về ý nghĩa,làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về những khía cạnh, bìnhdiện, đường nét sinh động

Truyền hình có những thế mạnh đặc biệt mà các kênh truyền thôngkhác không có được:

Thứ nhất, việc chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu

sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nêntính hấp dẫn vô song Thế mạnh này bắt nguồn từ việc tuyền hình tác độngvào cả 2 giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác quanhững chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đangtiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc Mặt khác, hình ảnh là kênh thông tinphi ngôn ngữ, cho phép người xem vượt qua được những hạn chế về bất đồngngôn ngữ

Thứ hai, thông điệp trên truyền hình hấp dẫn và rất dễ hiểu, thích ứng

cho cả nhóm công chúng có trình độ văn hóa thấp

Thứ ba, truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt động

bằng thao tác, đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đôngđảo công chúng trong một thời điểm nhất định trên diện rộng

Thứ tư, truyền hình là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu

thế vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảngcáo,

Thứ năm, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật ngày nay,

truyền hình đã có mặt ở hầu khắp các vùng miền, khu vực, địa phương trongnước cũng như trên thế giới

Trang 22

1.3.2 Hiệu quả TTĐN trên truyền hình

Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa đượccác thế mạnh của các kênh trước đó như báo in, phát thanh, điện ảnh,…

Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnhvới đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếngđộng Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động vớicảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc, cảm thụ Đó là bức tranh về cuộc sốngthật nhưng được thu nhỏ, được rút gọn, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làmsáng tỏ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp ngườixem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn vềnhững sự kiện và vấn đề của cuộc sống

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin Các phương tiện,

kỹ thuật hiện đại cho phép truyền đi mọi tin tức, mọi hình ảnh của các sự kiệnchính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao nổi bật đến mọi lúc, mọi nơi, mọi ngườitrên toàn cầu Ngay từ những năm 1960, radio đã truyền đi rộng rãi tin tức vềtổng thống John Kenedy bị ám sát Ngày nay, cùng một lúc, hàng tỷ ngườitrên thế giới cùng dõi theo từng khoảnh khắc của World Cup hay cùng nín thởtheo dõi từng số phận, từng giây phút của những nạn nhân bị Taliban bắt cóc,

Mặt khác thế giới đang đứng trong tình trạng mất cân bằng về quyềnthông tin Mạng lưới thông tin trên toàn cầu đa số nằm trong tay các “đế quốcthông tin” như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, với các hãng thông tấn lớn như BBC,CNN, VOA,…Theo thống kê thì hệ thống báo chí tại các quốc gia tư bảnchiếm đến 98% lượng thông tin trên thế giới Tình trạng độc quyền này sẽ dẫnđến sự áp đặt thông tin và khó có thể tránh khỏi các cuộc “chiến tranh thôngtin” nhằm lập lại trật tự thế giới mới

Có thể nói, ở góc độ chính trị, các quốc gia phương Tây này đã tậndụng triệt để ưu thế độc quyền về thông tin làm công cụ phục vụ cho sáchlược đối ngoại, coi thông tin như một thứ công cụ để tuyên truyền, bịa đặt,

Trang 23

làm mê hoặc quần chúng, ca ngợi giá trị và lối sống của CNTB, phá hoại đoànkết, gây bất ổn định chính trị, dẫn đến lật đổ CNXH.

Tóm lại, phát thanh, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữuhiệu Các nước phương Tây sử dụng triệt để chúng để ngợi ca những giá trịbản thân, bóp méo sự thật nhằm thực hiện mưu đồ của chúng Trước tìnhhình ấy, các nước XHCN nói riêng, các nước khác nói chung cần nhận thứcđược “sự kì diệu” mà truyền hình mang lại để sử dụng và vận dụng hợp lý,hiệu quả trong công cuộc gìn giữ nền hòa bình, độc lập của các quốc gia vàtoàn thế giới

1.4 ĐTH VN với TTĐN

1.4.1 Sự hình thành và phát triển của ĐTH VN

Những phát minh khoa học –kỹ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đãtiền đề cho truyền hình ra đời, phát triển Năm 1972, chương trình truyền hìnhthử nghiệm qua dây dẫn đầu tiên được thực hiện thành công tại Mỹ, giữa haithành phố Washington và New York cách nhau 250 dặm Năm 1936, lần đầutiên trên thế giới, đài BBC bắt đầu phát chương trình truyền hình đều đặn

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm ngưng trệ tốc độ phát triểncủa truyền hình Mãi tới cuối những năm 40, nhất là những năm 50 của thế kỉ

XX, truyền hình mới tiếp tục bước phát triển và bùng nổ với sự đón đợi củacông chúng và thị trường Châu Âu, châu Mỹ nhất là Bắc Mỹ, Nhật Bản lànơi phát triển mạnh về truyền hình Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân14%/năm, vào những năm 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đầu tư mạnh vào côngnghệ sản xuất truyền hình màu và trở thành một trong những cường quốc vềcông nghệ truyền thông

Ở Việt Nam, truyền hình ra đời muộn Tại miền Nam, dưới sự kiểmsoát của Mỹ - Ngụy, từ năm 1962 trung tâm truyền hình theo hệ FCC đượcxây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 1966 Từ trước năm 1975, Mỹ đã đầu

tư xây dựng các ĐTH khu vực Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột,

Trang 24

Quy Nhơn, Đà Nẵng và Huế Ngay sau ngày giải phóng, các cơ sở được tiếpnhận và đi vào hoạt động phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ở miền Bắc, ngày 7/9/1970 đã phát chương trình truyền hình thửnghiệm tại 28 phố Quán Sứ, Hà Nội do các cán bộ đài phát thanh được cử điđào tạo tại Cu Ba đảm nhiệm Từ ngày 27/01/1971, phát thử nghiệm 3 chươngtrình mỗi tuần, chủ yếu trong khu vực Hà Nội Sau đó, các chương trìnhchuyên đề lần lượt ra đời như: Vì an ninh Tổ quốc (27/01/1971), Câu lạc bộnghệ thuật (21/02/1976), Văn hóa xã hội (21/03/1976), Quân đội Nhân dân(24/04/1976), Thể dục thể thao (26/05/1976),…Từ ngày 05/07/1976, truyềnhình Việt Nam chính thức phát hằng ngày với thời lượng mỗi ngày 3 – 4 giờ.Tháng 9/1978, truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng truyền hình màuvào các buổi sáng chủ nhật Từ năm 1990 truyền hình Việt Nam phát trên 2kênh VTV1, VTV2, từ năm 1994 thêm VTV3 và sau đó là VTV4, truyền hìnhcáp, chuyển đổi công nghệ truyền hình số… Trong những năm gần đây, ĐTH

VN không ngừng mở rộng kênh và tăng thời lượng phát sóng, đổi mới côngnghệ, cải tiến chương trình ngày càng phong phú, hấp dẫn công chúng và xãhội

Ngoài ĐTH TW, các ĐTH khu vực, 64 tỉnh thành phố đều có ĐTH vớiđội ngũ cán bộ đến hàng ngàn người có trình độ chuyên môn ngày càngchuyên nghiệp hơn

Truyền hình không chỉ là kênh báo chí – truyền hình Truyền hình làsân khấu, sân chơi của mọi người, là trường học, là nhà văn hóa,…truyềnhình là sự tổng hợp của tất cả các loại hình

Xu hướng phát triển của truyền hình ngày càng gần gũi với đời sống,ngày càng tiến tới xã hội hóa việc sản xuất chương trình, mọi người, mọi nhàđều có thể sản xuất chương trình nếu có nhu cầu và điều kiện Mặt khác, ngàycàng có nhiều hang truyền hình cùng phát sóng, cùng cạnh tranh; đồng thời sẽ

có nhiều blog4 truyền hình được tải lên mạng internet và hình thành một xa lộ

Trang 25

truyền hình trong xa lộ thông tin siêu tốc internet Còn ở gia đình và công sở,máy tính có thể thay thế máy thu hình.

1.4.2 Truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ TTĐN

Như đã phân tích, TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác đốingoại của Đảng, Nhà nước nhằm làm chi các nước, người nước ngoài,NVNONN và cả chính NVNOTN hiểu về đất nước con người Việt Nam,đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta Trên cơ sở đó,tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồngNVNONN

Xác định tầm quan trọng của TTĐN hiện nay, Đảng CSVN đã ra nhiềuchỉ thị, nghị quyết nhằm khẳng định vai trò, nhiệm vụ của các phương tiệntruyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng phục vụ choTTĐN của đất nước Cụ thể là

+ Chỉ thị 11 – CT/TW ngày 13/06/1992 của Ban chấp hành TW Đảng

về “Đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”

+ Thông báo số 188 – TB/TW ngày 29/12/1998 của Ban Chấp hành

TW thông báo ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về “Công tác TTĐN trong tình hình mới”

+ Quyết định số 16 – QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác

TTĐN và ban hành Quy chế “phối hợp chỉ đạo hoạt động công tác TTĐN” Ngày 26/04/2000, TTCP đã chỉ thị về “Tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN”

+ Quyết định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của TTCP phê

duyệt “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 và những năm tiếp theo”

+ Quyết định số 22/2009/QĐ – TTg ngày 16/02/2009 của TTC về “Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến 2020”

Trang 26

+ Nghị quyết Đại hội Đảng X nhấn mạnh nhiệm vụ “Đẩy mạnh côngtác văn hóa – TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữanhân dân ta với nhân dân thế giới”

Công tác TTĐN trên các phương tiện thông tin đại chúng được xácđịnh là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTĐN, trong các văn bản, Nghịquyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều có nội dung chỉ đạo kịp thời, chặtchẽ các cơ quan báo chí tham gia vào hoạt động tuyên truyền có hiệu quả vềcác chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như tìnhhình kinh tế xã hội của đất nước

Nghị quyết số 35 – NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về côngtác đối với NVNONN cũng đề cập tới vai trò, nhiệm vụ của truyền hình Cụthể hơn, trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết

36, cùng với các cơ quan chức năng, ĐTH VN có nhiệm vụ: “Đánh giá, cải thiện, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bài ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp, hiệu quả đưa chương trình tới đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước” Ngoài ra, Nghị quyết 36 và chương trình hành

động của Chính phủ còn xác định: ĐTH VN làm nhiệm vụ triển khai đề án

Hỗ trợ việc dạy và học tiếng việt cho NVNONN

TTĐN nói chung và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN làmột nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với THVN Trong công tác này, Đảng vàNhà nước ta thường xuyên quan tâm, ban hành những chỉ thị, nghị quyếtnhằm tăng cường và phát huy sức mạnh, ưu thế của truyền hình trong thời đạitoàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin gay gắt Hiện nay, khó khăn ở chỗ là làmthế nào để phát huy có hiệu quả thế mạnh của truyền hình, thực hiện tốtnhiệm vụ thông tin về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, những thành tựu pháttriển công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng NVNONN; tham gia tíchcực vào cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái của những thế lực thù

Trang 27

địch Đó là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của THVN cụ thể là VTV4 để xứngđáng với vai trò của một chương trình Truyền hình quốc gia.

1.4.3 Vai trò của kênh VTV4 – ĐTH VN với TTĐN

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới vàtrong nước có nhiều biến động mạnh mẽ Nhiệm vụ của THVN lúc này là đưahình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển, muốn làm bạn với các dân tộc trongcộng đồng quốc tế đến với thế giới và NVNONN, đồng thời, lên tiếng đấutranh bác bỏ và giải tỏa những dư luận sai trái, thiếu thiện chí của các thế lựcthù địch Trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn như vậy, kênh VTV4 rađời Từ ngày 1/1/1995, ĐTH VN phát sóng chương trình đối ngoại (VTV4)phủ sóng qua vệ tinh Staionnar – 13 của hệ thống Intersputnik Các khu vực

có thể thu được là Châu Âu, Châu Á, Trung Cận Đông Thời gian phát sónghàng ngày từ 21 giờ 45 đến 22 giờ 45 (giờ Hà Nội)

Sau một thời gian phát thử nghiệm, đến thàng 2/1998, VTV4 đã phủsóng tại Châu Á và Châu Âu 2 giờ/ngày với băng tần C Năm 1999, với băngtần C và KU, VTV4 nâng thời lượng lên 4 giờ/ngày Năm 2000 sử dụng băngtần KU phủ sóng tại Bắc Mỹ và Caribê 4 giờ/ngày Từ năm 2002 chươngtrình VTV4 nâng thời lượng phát sóng lên 8 giờ/ngày Qua các vệ tinhMEASAT1, THAICOM3 TELSTAR5, HOTBIRD3

Theo Quyết định số 1139/QĐ – THVN ngày 11/11/2003 của Tổnggiám đốc ĐTH VN: Ban THĐN là đơn vị sự nghiệp thuộc ĐTH VN, có chứcnăng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình để phát trên kênhTHĐN và các kênh truyền hình khác của ĐTH VN, cung cấp cho các ĐTHnước ngoài theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trên cơ sở đường lối, chủ trươngcủa Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Ban THĐN có nhiệm vụ,quyền hạn: xây dựng kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn, trong đó có kếhoạch về định hướng tuyên truyền, sản xuất và khai thác các thể loại chươngtrình truyền hình tuyên truyền đối ngoại và tổ chức thực hiện kế hoạch đã

Trang 28

được phê duyệt; đạo diễn, sắp xếp, bố trí tuyên truyền phát song trên kênhTHĐN (VTV4)

Mỗi tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình đều có tôn chỉ, mụcđích và phục vụ đối tượng công chúng đặc biệt Nghiên cứu những yếu tố nàykhông chỉ xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí mà con gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền Trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ, qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi xác định vị trí, vai trò vànhiệm vụ của VTV4 trong hệ thống các chương trình của ĐTH VN như sau:

- VTV4 có vai trò quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến với cộng đồng NVNONN

Với khả năng chuyển tải thông tin trực tiếp, không hạn chế bởi rào cảnbiên giới, VTV4 có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng NVNONN một cách nhanhchóng và tích cực Qua thông tin trên VTV4, cộng đồng NVNONN hiểu rõràng, đầy đủ, chân thực chủ trương đường lối của Đảng về tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những chính sách pháp luật liênquan trực tiếp đến cộng đồng và than nhân của NVNONN ở trong nước Thờigian qua, bằng hoạt động thông tin, tuyên truyền, VTV4 đã đóng góp hữuhiệu vào công tác vận động, tập hợp NVNONN hướng về Tổ quốc

Thực tế chứng minh, với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, thời gianqua VTV4 đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh truyền hình quốcgia trên mặt trận tư tưởng và công tác TTĐN Cùng với các báo, tạp chí,chương trình phát thanh, các trang web điện tử chuyên về TTĐN, VTV4 đãtrở thành lực lượng chủ đạo trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước ta tới hơn 4 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ởnước ngoài

- VTV4 giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới một cách đặc sắc nhất

Trang 29

Trong các chương trình hàng ngày của VTV4, ngoài các bản tin cậpnhật những thông tin đảm bảo tính thời sự, cộng đồng NVNONN còn đượcxem một số lượng đáng kể những thông tin sâu sắc về những đổi thay của quêhương qua các chuyên đề kinh tế, văn hóa xã hội, văn học, nghệ thuật, âmnhạc, phim truyện v.v… được chắt lọc từ các kênh truyền hình trong nước Cóthể nói, với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sốngđộng, truyền hình thực sự có thể mạnh trong việc đưa hình ảnh đất nước, conngười và nền văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONNmột cách đặc sắc

Với ưu thế của mình bước đầu VTV4 đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền,giới thiệu hình ảnh Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nhưng cũngnăng động, đổi mới, thân thiện và đầy tiềm năng đến với những bộ phận bạn

bè quốc tế và cộng đồng NVNONN Trong rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thuhút khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam những năm qua, chắc chắn cóphần đóng góp tích cực của VTV4 trong việc quảng bá, tạo ấn tượng về mộtViệt Nam: điểm đến an toàn và thân thiện Để phát huy thành quả được, cầnphải có giải pháp nâng cao chất lượng để VTV4 ngày càng thu hút đông hơnlượng khán giả đến với chương trình

- VTV4 là kênh thông tin đấu tranh dư luận hữu hiệu

Với thế mạnh đặc trưng của mình, VTV4 đã đẩy mạnh tuyên truyềnnhanh, kịp thời về các sự kiện, hiện tượng xảy ra có tính liên quan đến cácnhu cầu về nhận thức, thị hiếu và tình cảm của các NVNONN, qua đó địnhhướng tư tưởng và hình thành dư luận xã hội sâu rộng theo hướng tích cựcnhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị đặt ra Chương trình cũng đã phântích, vạch trần những thủ đoạn chính trị, những luận điệu, hành vi chống phácủa các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòabình”, giúp cộng đồng NVNONN có những nhận thức, ứng xử đúng đắn.Cũng qua hoạt động này chương tình còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ củanhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam

Trang 30

Các thế lực thù địch thường lợi dụng những vấn đề dân tộc, miền núi,tôn giáo, dân chủ nhân quyền để chống phá khối đại đoàn kết của ta; gây chia

rẽ giữa đồng bào trong nước với cộng đồng NVNONN Xác định được âmmưu và những thủ đoạn thâm độc đó là của kẻ thù, thời gian qua VTV4 đãbám sát định hướng tuyên truyền chủ động đưa đến cộng đồng NVNONN tađầy đủ thông tin về lĩnh vực này Trong hầu khắp các chương trình củaVTV4, hình ảnh đất nước đối mới, đời sống nhân dân từ miền núi, hải đảođến đô thị, của đồng bào dân tộc, tôn giáo v.v…không ngừng được nâng lên.Đây là những bằng chứng sinh động củng cố niềm tin của NVNONN, gópphần giải tỏa và khẳng định dư luận, làm thất bại âm mưu gây chia rẽ và chiếnlược “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động quốc tế

- VTV4 là cầu nối giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, VTV4 đã thật

sự trở thành kênh thông tin quan trọng, gắn bó với không chỉ hàng triệuNVNONN ta ở nước ngoài mà còn thu hút sự quan tâm của hàng triệu thânnhân của họ ở trong nước Có thể nói rằng, VTV4 đã khẳng định được vai trò

là cầu nối tinh thần giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc Qua VTV4,NVNONN nắm bắt sâu sắc và kịp thời những thông tin từ đất nước Điều nàygiúp NVNONN có cảm giác được sống gần gũi hơn với quê hương xứ sở củamình Bởi, do những hoàn cảnh riêng biệt, họ phải rời bỏ đất nước để sinhsống nơi đất khách quê người, nhưng khoảng cách địa lý “xa mặt” đã khônglàm họ cảm thấy “cách lòng” Thông tin về quê hương, nơi có những ngườithân yêu ruột thịt sinh sống đang từng ngày khởi sắc đã giúp NVNONN tintưởng và tương lai dân tộc, gắn bó với Tổ quốc

- VTV4 giúp NVNONN gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam

Ngoài cập nhật thông tin thời sự về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vớikhả năngsử dụng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh với cung bậc,

âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên những cảm giác chân thật,đầy đủ cho công chúng Thời gian qua VTV4 còn làm nhiệm vụ của một

Trang 31

trường học và của một nhà hát nhân dân, giúp công chúng NVNONN thỏamãn nhu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt và hưởng thụ văn hóa

Kênh VTV4 đã lựa chọn và đưa lên sóng nhiều loại hình văn hóa nhưcác làn điệu dân ca của khắp ba miền; các vở chèo, cải lương tiêu biểu; giớithiệu những lễ hội, văn hóa truyền thống của những miền quê Việt Cácchương trình này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, vừa khơi dậy tinh thầngắn bó, niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, giúp cộng đồngNVNONN hội nhập nhưng không hòa tan về văn hóa trên đất khách quêngười

Ngôn ngữ chính là biểu hiện đậm nét nhất của mỗi nền văn hóa, mỗiquốc gia, dân tộc VTV4 thời gian qua đã tham gia một cách có hiệu quả vàoviệc giúp cộng đồng NVNONN ta có điều kiện duy trì ngôn ngữ tiếng Việt.Ngoài những chương trình trực tiếp dạy tiếng Việt, thì chính những chươngtrình của VTV4 là một môi trường thuận lợi để cộng đồng NVNONN, nhất làthế hệ NVNONN thứ hai, thứ ba có điều kiện thực hành, học tập tiếng Việtmột cách phong phú nhất

Tóm lại: với khối lượng chương trình phát sóng đồ sộ và sự đa dạng,phong phú về nội dung, đề tài phản ánh VTV4 đã đóng góp vai trò to lớntrong việc giúp cộng đồng NVNONN duy trì và phát huy bản sắc văn hóaViệt Nam

*Việc cho ra đời chương trình VTV4 phát sóng ra nước ngoài đã khẳngđịnh sự quan tâm và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối vớicông tác TTĐN, đặc biệt cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực vànhanh nhạy về tình hình của đất nước đến cộng đồng NVNONN Đồng thời,VTV4 cũng thường xuyên ghi nhận, phản ánh tâm tư nguyện vọng củaNVNONN trên khắp thế giới làm cơ sở cho Đảng, Nhà nước ta có nhữngquyết sách phù hợp trong công tác vận động tập hợp NVNONN VTV4 còn

Trang 32

đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạccủa các thế lực phản động đang nhằm vào chống phá Việt Nam.

Với những kết quả thiết thực trong việc thông tin tuyên truyền về đấtnước, con người Việt Nam đến với thế giới và cộng đồng NVNONN, VTV4

đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các chương trình truyền hìnhcủa ĐTH VN (gồm VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và VTV9).Cùng với chương trình “Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nóiViệt Nam, các tờ báo, bản tin đối ngoại của TTXVN, tạp chí “Quê hương”của Uỷ ban NVNONN và nhiều tờ báo điện tử khác, chương trình VTV4 –ĐTH VN đang từng ngày từng giờ phát huy sức mạnh của mình trên mặt trậnTTĐN, cung cấp lượng thông tin phong phú, đa dạng, sinh động về mọi mặtđời sống xã hội của đất nước đến với cộng đồng Thời gian qua VTV4 cũng

đã tham gia có hiệu quả vào công tác đấu tranh, giải tỏa những thông tin, luậnđiệu vu cáo, xuyên tạc, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địchquốc tế và bọn phản động người Việt Nam lưu vong nhằm phá hoại khối đạiđoàn kết, chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta Các chương trình,VTV4 đã góp phần thiết thực giúp cộng đồng NVNONN gìn giữ và phát huybản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt Qua đó,giúp NVNONN tự tin hội nhập xã hội, đất nước sở tại, ổn định cuộc sống.VTV4 còn làm tốt vai trò là cây cầu tinh thần giúp cho khoảng cách giữa cộngđồng NVNONN với Tổ quốc ngày một gần gũi hơn, gắn bó hơn Có thể nói,tuy mới ra đời, nhưng với những đóng góp tích cực trong thời gian qua,VTV4 đã khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong hệ thống cácphương tiện truyền thông đại chúng làm công tác TTĐN của nước ta VTV4cũng khẳng định là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước ta trên mặt trận đấutranh tư tưởng cũng như trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân cảnước, NVNONN ở nước ngoài phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thực hiệnthắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước

Trang 33

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”

2.1 Giới thiệu chương trình “Khám phá Việt Nam”

Là một chương trình truyền hình được phát sóng lần đầu tiên trên kênhchuyên về thời sự - chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp VTV1, chương trình

“Khám phá Việt Nam” xuất phát tiền thân từ loạt phim “Ký sự Thăng Long”nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Đây là chương trình đượcCông ty Dolphin phối hợp với ĐTH VN hợp tác sản xuất, dự kiến sẽ sản xuấttrong 5 năm, mỗi năm định kì cho ra 104 tập Hiện nay, chương trình đã phátsóng được 2 mùa (208 tập) trên kênh VTV1, VTV4 và đang trong quá trìnhsản xuất tiếp “Khám phá Việt Nam” mùa thứ 3

“Khám Phá Việt Nam” được lên sóng trên VTV1 với thời lượng 2buổi/tuần, cụ thể là vào thứ Bảy, Chủ nhật và được phát lại trên kênh VTV4bắt đầu từ ngày 11/09/2012 Ban đầu chương trình phát sóng 1 lần/ngày Bắtđầu từ tháng 1 năm 2013, “Khám phá Việt Nam” duy trì tần suất phát sóng 3lần/ngày, cụ thể như sau:

- Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Phát tập mới vào 17h45, phát lại vào 1h15

và 7h00 vào ngày hôm sau

- Thứ Bảy: phát lại, không phát tập mới

Chương trình gồm 5 tuyến chủ đề chính: Khám phá Con người, Khám phá Địa danh, Khám phá Lịch sử, Khám phá Chuyện lạ, Khám phá Văn hóa

với mục đích giới thiệu tới bạn xem truyền hình những vùng đất huyền thoại,những câu chuyện bình dị, những con người có khả năng đặc biệt, nhữngchứng nhân lịch sử chưa được nhiều người biết đến qua đó cung cấp nhữngthông tin mới, những hình ảnh giá trị về văn hóa, con người, những hiểu biếtphong phú về phong tục tập quán của mọi miền trên đất nước, góp phầnquảng bá hình ảnh một Việt Nam anh hùng trong chiến tranh và năng động,sáng tạo trong thời bình

Trang 34

Được trình chiếu trên kênh đối ngoại VTV4, đối tượng của chươngtrình “Khám phá Việt Nam” cũng không nằm ngoài đối tượng của TTĐN

Thứ nhất phải kể đến nhóm đối tượng NVNOTN Thứ hai là nhóm đối

tượng NVNONN Đây là hai nhóm đối tượng đông đảo và cần phải có sựquan tâm đặc biệt Chương trình được phát sóng đúng dịp kỉ niệm 1000 nămThăng Long – Hà Nội, bên cạnh đó nội dung các tập phim rất đa dạng, phongphú nên là cơ hội tốt để gợi nhắc lại quá khứ hào hùng của lịch sử, nhớ vềnhững chiến công anh dũng của những người con Việt Nam, thêm tự hào vềnền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc

Thứ ba là nhóm đối tượng người nước ngoài ở Việt Nam và thứ tư là

nhân dân các nước trên thế giới Đây là hai nhóm đối tượng không đông đảonhư hai nhóm đối tượng vừa kể trên nhưng lại không kém phần quan trọng vàcần phải sự quan tâm đặc biệt Qua chương trình, hình ảnh một Việt Nam giàuđẹp, con người Việt Nam thân thiện, nhiệt thành đã được khắc họa đậm nét

Có thể nói chương trình là công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước

và qua đó, giúp chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè trên khắpthế giới

2.1.2 Tiêu chí phát sóng

Về tiêu chí thực hiện, chương trình được xây dựng theo phong cáchphóng sự, giúp khán giả tiếp cận với những thông tin mới qua trải nghiệm lôicuốn, mới lạ Mục đích chương trình không nằm ngoài ý nghĩa của khẩu hiệu

xuất hiện từ đầu mỗi tập phim “Không ai, không điều gì bị quên lãng” Điều

này cũng có nghĩa là “Khám phá Việt Nam” sẽ đi đến mọi hang cùng ngõhẻm, khai thác mọi nguồn tư liệu để sao cho mỗi tập phim phát sóng, khán giảlại được tham gia một cuộc hành trình mới đến với những miền kiến thứcmới Khi là con người tuy giản dị mà ẩn chứa những khả năng đặc biệt, khi lànhững địa danh tưởng như đã chìm vào quên lãng bởi sự tàn phá của chiếntranh, bởi vị trí an tọa hiểm trở, khi lại là những câu chuyện, nhân chứng, sựvật mang dấu tích của những cuộc chiến thảm khốc không thể ngủ yên trong

Trang 35

kí ức của những người còn sống sót, khi lại là những câu chuyện kì lạ, chưađược khoa học lý giải hay có khi lại là những nét đẹp trong văn hóa, trong lốisống, phong tục tập quán của 54 dân tộc trên khắp mọi miền đất nước Như đãnói ở trên, chương trình được sản xuất nhân dịp kỉ niệm 1000 năm ThăngLong – Hà Nội, mục đích chương trình là mong muốn khơi gợi ở người xemlòng tự hào dân tộc, tự hào về một Việt Nam không chỉ giàu truyền thống vớinhững trang sử hào hùng trong thời chiến mà còn luôn tiềm ẩn những điềutuyệt vời khác ngay trong thời bình Chẳng cần đi đâu xa để tìm kiếm nhữngcon người làm nên những kỉ lục Guiness, cũng không cần phải đi đâu xa đểđược chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên thiên hùng vĩ Ngay trên đất nướcmình sinh sống luôn ẩn chứa những điều mới lạ, bí ẩn chờ đợi con người ViệtNam khám phá.

2.1.3 Hình thức chương trình

2.1.3.1 Nhạc hiệu chương trình

Không chỉ đem đến một đất nước Việt Nam giàu có, phong phú về conngười, văn hóa, lịch sử và cảnh sắc thiên nhiên qua phần thể hiện nội dung,

“Khám phá Việt Nam” còn gây ấn tượng với khản giả bằng đoạn nhạc hiệu

mở đầu và kết thúc Nhạc hiệu bắt đầu chương trình là đoạn nhạc dài 10 giây.Kết thúc chương trình là một trích đoạn trong ca khúc “Khám phá” (Sáng tác

và thể hiện: Bức Tường) với những ca từ phù hợp với tinh thần của chương

trình: “Và ngày nay khi nơi đây đã nhiều đổi thay/Rồi từ đây ta khám phá thế gian muôn màu/Để ta xứng danh những con người của đỉnh cao mới/Làm cuộc sống văn mình đẹp đôi mắt trí tuệ Việt Nam”

2.1.3.2 Hình hiệu chương trình

Cùng chiếu song song với nhạc hiệu là hình hiệu của chương trình.Hình hiệu cũ được sử dụng trong 2 mùa phát sóng đầu tiên bao gồm logo tên

chương trình và khẩu hiệu “Không ai, không điều gì bị quên lãng” trên nền

trắng Thiết kế này nhìn chung khá đơn giản nhưng chưa gây nhiều ấn tượngđối với người xem Để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ những giây đầu

Trang 36

tiên xuất hiện, trước hết hình hiệu chương trình phải có thiết kế độc đáo gâytác động nhất định tới thị giác khán giả Đây cũng chính là một trong những

lý do mà vào mùa phát sóng thứ 3, hình hiệu chương trình đã bổ sung thêmlogo của VTV và Công ty Dolphin Media – là 2 đơn vị hợp tác sản xuất Thiết

kế tên chương trình là khẩu hiệu không có thay đổi nhiều nhưng được đặt trên

hình nền màu xanh “khiến cho người nhìn có cảm giác nhẹ nhàng, dễ thu hút

sự chú ý hơn những màu sắc khác” 5

Hình ảnh: Hình hiệu cũ (trái) và hình hiệu mới (phải) của chương trình

Nhìn chung, hình hiệu của chương trình thiết kế còn khá đơn giản Đểlàm tốt nhiệm vụ tạo ấn tượng ban đầu với khán giả, “Khám phá Việt Nam”cần phải có một số thay đổi nhất định về thiết kế hình hiệu để sao cho ngay từlúc chương trình bắt đầu, người xem truyền hình đã cảm thấy tò mò, thôi thúcmuốn được theo dõi toàn bộ chương trình

2.1.4 Nội dung chương trình

2.1.4.1 Thể loại phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là một thể loại mạnh của báo hình, có khả năngphản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu

cảm xúc “Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ toàn diện, sâu rộng,

có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp” 6

5 Theo wikipedia

Trang 37

Phóng sự truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là

sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh lời bình, âm thanh hiện trường và nhữngthông tin trình bày trên màn hình

“Khám phá Việt Nam” được xây dựng theo thể loại phóng sự truyềnhình bởi nó mang tất cả những đặc trưng của thể loại này

Thứ nhất là đặc trưng về ngôn ngữ Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là

sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong Khám pháViệt Nam vừa mang tính thời sự vừa mang tính xác thực, không chỉ mô tả lạihoạt động của con người mà còn giúp khán giả tham gia khám phá cùng đoànthám hiểm Âm thanh trong từng tập phim là âm thanh thực của cuộc sốngthực tế, nơi đoàn làm phim đi qua và ghi lại, không có một chút dàn dựng, giảtạo Đây cũng chính là ưu điểm của phóng sự truyền hình nói chung và củachương trình “Khám phá Việt Nam” nói riêng Lời bình cũng là yếu tố khôngkém phần quan trọng trong một phóng sự truyền hình Dù hình ảnh có đượcquay chân thực, góc quay đẹp đến mấy nhưng nếu không có lời bình thì đôikhi người xem cũng khó có thể xác định được cụ thể vấn đề, thậm chí phảiđoán mò Nhiều khán giả của chương trình “Khám phá Việt Nam” cho biết họ

có ấn tượng với nội dung lời bình vì khá chân thực, không hoa mỹ, khôngdùng nhiều mỹ từ nhưng lại lột tả được tinh thần mà mỗi tập phim muốnmang lại cho người xem Bên cạnh đó, giọng đọc truyền cảm, trầm ấm, nhẹnhàng của phát thanh viên cũng khiến cho người xem, nhất là những ngườicon ở xa Tổ quốc cảm thấy có gì đó rất gần gũi, bình dị, không cầu kì nhưng

đủ để chạm đến trái tim của những người con xa quê

Thứ hai, thủ pháp montage cũng được sử dụng hiệu quả trong hàng

trăm tập phim của chương trình “Khám phá Việt Nam” Montage cũng là đặctrưng nổi bật của phóng sự truyền hình Trong “Khám phá Việt Nam”, thủpháp montage góp phần làm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn

độ dài thời gian xảy ra sự kiện trên màn ảnh Có thể khẳng định rằng montage

Trang 38

là thủ pháp kết hợp hài hoài giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ sángtạo của tác giả theo một trật tự nhất định.

Đặc trưng thứ ba của phóng sự truyền hình là phỏng vấn “Khám phá

Việt Nam” cũng không ngoại lệ khi hầu như tập phim nào cũng có phầnphỏng vấn Khi là phỏng vấn nhân chứng, khi là phỏng vấn những người cóliên quan đến sự kiện Đây là cách để những thông tin trong chương trìnhđược xác thực, được chứng minh độ tin cậy

2.1.4.2.Các tuyến chủ đề chính trong chương trình “Khám phá Việt Nam”

Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013, VTV4 đã cho phát sóng 61 tập (từtập 84 đến tập 144) với nội dung đa dạng, phong phú Đây đều là những tập

đã phát sóng trên VTV1 vào năm 2012 Theo tiêu chí và mục đích hoạt động

đã nói ở trên, “Khám phá Việt Nam” đã triển khai 5 tuyến chủ đề lớn với sốlượng cụ thể như sau:

Từ “Khám phá Việt Nam”, hình ảnh một Việt Nam mới mẻ có đôi chút

lạ lẫm được thể hiện một cách chân thực, gần gũi qua 5 tuyến chủ đề chính

Có những thông tin mà ngay chính NVNOTN cũng chỉ nghe qua, thậm chíkhông biết đến thì khi xem “Khám phá Việt Nam”, những thông tin chi tiết vànhững thông tin bên lề được cung cấp đầy đủ hơn Đoàn thám hiểm đã khôngquản ngại vất vả và những nguy hiểm rình rập để đem đến những thước phimchân thực, lột tả được hết vẻ đẹp bình dị không hoa mỹ và đặc biệt là khôngdùng nhiều kĩ xảo

Trang 39

Không chỉ phát sóng trên VTV1 và VTV4, “Khám phá Việt Nam” cònđược cập nhật liên tục trên website http://dolphinmedia.com.vn , trên mạngchia sẻ http://youtube.com Riêng với Youtube7, “Khám phá Việt Nam” chỉmới có kênh phát sóng chính thức từ tháng 5/2013 và đã nhận được nhiềuphản hồi tích cực, nhận được nhiều lượt yêu thích của các thành viên Vàtrước xu thế phát triển của mạng xã hội, “Khám phá Việt Nam” cũng đã tạotài khoản facebook8 tại http://facebook.com/khamphavietnam để kịp thời cập

nhật thông tin cho một số lượng lớn người dùng facebook trên toàn thế giới.Gần đây nhất, “Khám phá Việt Nam” lập thêm một trang blog

http://kpvn.wordpress.com cập nhật nội dung các tập phim dưới dạng văn bản

và clip với mục đích chương trình có thể tiếp cận với các khán giả dưới nhiềukênh, nhiều hình thức khác nhau

Với mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương diện conngười, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên một cách sống động và chân thực nhất,các tuyến chủ đề đã thực hiện các nội dung chức năng cụ thể như sau:

Tuyến chủ đề về “Khám phá Con người”: Trong số 61 tập phát sóng

trong quý 3 năm 2013, tuyến chủ đề này gồm có 7 tập (chiếm 11%), cụ thể là:

Người xây nhà thờ Bác Hồ giữa núi rừng Trà My (tập 90), Mai Đình Tới và những nhạc cụ khác thường (tập 104), Người đọc bản tin Sài Gòn giải phóng (tập 108), Cụ Doãn rác (tập 125), Người gọi chim trời (tập 132), Búp bê 54 dân tộc (tập 99) và Đệ nhất khẩu thuật (tập 136) Nhân vật của tuyến chủ đề

này khá đa dạng Họ có thể là những con người không có gì đặc biệt về hìnhthức, về địa vị xã hội, về công việc đang làm nhưng lại có những hành độngmang một ý nghĩa nhất định đối với xã hội Đến với tuyến chủ đề “Khám pháCon người”, khán giả sẽ ngạc nhiên trước tài hoa của một nghệ nhân có danhphong thật lạ - nghệ nhân búp bê, sẽ hết sức cảm phục trước tấm lòng và nhâncách của “cụ Doãn rác” – người miệt mài với công việc làm sạch môi trường

7 Youtube: website chia sẻ, tải lên, xem và chia sẻ các video clip do nhân viên cũ của Paypal sáng lập năm

2005, “10 things about Youtube”

8 Facebook: website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook,Inc điều hành, sáng lập bởi Mark

Trang 40

không lương bổng lợi lộc, sẽ bồi hồi xúc động trước những tâm sự của

“Người đọc bản tin Sài Gòn giải phóng” khi cùng ôn lại những khoảnh khắc

huy hoàng của lịch sử dân tộc hay thầm thán phục trước tài năng biến tất cảnhững đồ dùng, vật dụng bình thường thành nhạc cụ của nghệ sĩ Mai ĐìnhTới

Trong số những tập này, “Búp bê 54 dân tộc” là một trong những tập

phim nhận được phản hồi tích cực Tập phim kéo dài 14 phút 52 giây, là cuộchành trình khám phá bộ sưu tập độc đáo, có “một không hai” của nghệ nhânHiền Thục Dù chỉ là búp bê nhưng qua trang phục và thần sắc của từng búp

bê, người xem dễ dàng nhận ra cái hay, cái đa dạng văn hóa của một đất nước

Từ mục đích ban đầu là thỏa nguyện ước mơ thuở bé, nghệ nhân Hiền Thục

đã góp phần giới thiệu nét văn hóa và tài năng của con người Việt Nam đếnvới mỗi du khách khi đến thăm Đà Lạt Bộ sưu tập không chỉ là đỉnh cao củanghệ thuật len danh tiếng của xứ sở xương mù mà còn được làm nên từ tâmhuyết, thể hiện tình yêu quê hương mãnh liệt, mong muốn giữ gìn và giớithiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè trên thế giới

Mỗi một tập phim trong tuyến chủ đề “Khám phá Con người”, ngườixem lại được gặp gỡ, làm quen với những nhân vật hết sức đặc biệt với nhữngkhả năng “khác người”, với tài năng hiếm có và với những ý tưởng độc, lạ,không giống ai hay đơn giản là có liên quan đến một dấu mốc nào đó trong

lịch sử dân tộc Có thể kể đến tập phim 108: “Người đọc bản tin Sài Gòn giải phóng” – một tập phim có thể khiến cho bất cứ người xem nào rưng rưng khi

những trang sử hào hùng của dân tộc được khéo léo mở ra bởi lời kể của một

nhân chứng đặc biệt Cùng với “Người gọi chim trời” và “Chợ nổi Cái Răng”, “Người đọc bản tin Sài Gòn giải phóng” cũng được phát sóng nhân lễ

kỉ niệm giải phóng miền Nam 30/04 Câu chuyện bắt đầu bằng lời dẫn nhẹ

nhàng như đang hồi tưởng quá khứ của phát thanh viên Phú Thăng: “Sài Gòn cuối tháng 4 đỏ lửa trong cái nắng cháy da, cháy thịt nhưng dường như cũng không khát cháy bằng những con người Sài Gòn ngày ấy Họ đốt cháy không

Ngày đăng: 01/09/2017, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1962), Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư “Về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”, ngày 10/5/1962, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1962), "Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bíthư “Về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1962
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư “Về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”, ngày 13/6/1992, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), "Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bíthư “Về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 10/2000/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường quản lí và đẩy mạnh công tác TTĐN”, ngày 26/4/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), "Chỉ thị số 10/2000/CT- TTgcủa Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường quản lí và đẩy mạnh công tácTTĐN”
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2000
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 26 CT/TW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới, ngày 10/9/2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), "Chỉ thị số 26 CT/TW “Về tiếp tụcđổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2009
6. Bộ Ngoại giao Việt Nam: Báo cáo về công tác thông tin đối ngoại (từ sau Thông báo số 188/TB-TW ngày 29-12-1998 của Thường vụ Bộ Chính trị), ngày 28-6-2000, H.2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Ngoại giao Việt Nam: "Báo cáo về công tác thông tin đối ngoại
7. Hà Minh Đức (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (2001), "Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Học viện Quan hệ quốc tế (2001), Báo chí và ngoại giao, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Quan hệ quốc tế (2001), "Báo chí và ngoại giao
Tác giả: Học viện Quan hệ quốc tế
Nhà XB: Nxb Thếgiới
Năm: 2001
9. Phạm Minh Sơn (2007), Công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Sơn (2007), "Công tác thông tin đối ngoại trên cácphương tiện truyền thông đại chúng hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
10. Phạm Minh Sơn (Chủ biên) (2007), Hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Sơn (Chủ biên) (2007), "Hoạt động truyền thông đạichúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
11. Phạm Minh Sơn – Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Sơn – Nguyễn Thị Quế (2009), "Truyền thông đại chúngtrong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn – Nguyễn Thị Quế
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hànhchính
Năm: 2009
12. Phạm Minh Sơn (chủ biên) (2011), thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Sơn (chủ biên) (2011), "thông tin đối ngoại Việt Nam –Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Minh Sơn (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2011
13. Phạm Minh Sơn: Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàn cầu hóa, tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, N3 (5-6), 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Sơn: "Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàncầu hóa
14. Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, H.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Ngọc Tấn: "Truyền thông đại chúng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Trần Đức Lương (2000), “Thông tấn xã Việt Nam phấn đấu xây dựng thành tập đoàn truyền thông mạnh xứng đáng là trung tâm thông tin chiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước”, Nội san nghiệp vụ Thông tấn xã Việt Nam số 8, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đức Lương (2000), “Thông tấn xã Việt Nam phấn đấu xâydựng thành tập đoàn truyền thông mạnh xứng đáng là trung tâm thông tinchiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước”, "Nội san nghiệp vụ Thông tấn xãViệt Nam số 8
Tác giả: Trần Đức Lương
Năm: 2000
17. PGS.TS Vũ Hiền (2000), Báo Chí Trong Đấu Tranh Chống “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” –Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Vũ Hiền (2000), "Báo Chí Trong Đấu Tranh Chống “DIỄNBIẾN HÒA BÌNH”
Tác giả: PGS.TS Vũ Hiền
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2000
18. Vũ Đình Hòe: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đình Hòe: "Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạoquản lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
19. TS Dương Văn Quảng, “Báo chí và Ngoại giao”, Học viện Quan hệ Quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Dương Văn Quảng", “Báo chí và Ngoại giao”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
20. Hồng Vinh: TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (3) 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Vinh: "TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế quốctế
21. Phạm Xuân Thâu: Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin đối ngoại, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Xuân Thâu: "Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếucủa công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới", Tạp chí "Thông tin đốingoại
22. Minh Thắng: Đổi mới và mở rộng công tác đối ngoại nhân dân – Lý luận và thực tiễn, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số(15) 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Thắng: "Đổi mới và mở rộng công tác đối ngoại nhân dân –Lý luận và thực tiễn", Tạp chí "Thông tin đối ngoại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w