1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại

91 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm để xây dựng được một Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển như ngày hôm nay. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã có những bước chuyển biến nhanh chóng về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, trong đó nổi bật là hợp tác quốc tế. Việt Nam từ một nước chiến tranh, đói khổ “lột xác” vươn lên thành một quốc gia hòa bình, ổn định, có tiếng nói và vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới. Hình ảnh của Việt Nam được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến với sự phát triển kinh tế “thần kì” sau chiến tranh; sự ổn định về chính trị, xã hội và là điểm văn hóa hấp dẫn khách du lịch trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là ngôi nhà thứ hai được rất nhiều người nước ngoài yêu mến chọn làm nơi sinh sống, lập nghiệp và sẵn lòng cống hiến vì lợi ích của cộng đồng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, nước ta có hơn 77 nghìn người nước ngoài đang sinh sống và làm việc đến từ 74 nước trong đó châu Á chiếm 58%, châu Âu 28% và 14% đến từ các nước khác . Đó là những người đang làm việc trong các đoàn ngoại giao, đại diện của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, giới đầu tư kinh doanh, các chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực, các phóng viên thường trú của các cơ quan thông tấn, báo chí… Mặc dù NNNOVN rất đa dạng và phong phú, họ đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tình yêu đối với đất nước và con người Việt Nam. Cuộc sống của họ luôn gắn liền với thiên nhiên, họ yêu những nét văn hóa truyền thống và cả hiện đại của Việt Nam. Đa số NNNOVN đều muốn tìm hiểu và khám phá về những nét văn hóa độc đáo trên dải đất hình chữ S. Trong đó có rất nhiều người thực sự muốn gắn bó với Việt Nam và mong muốn Việt Nam có thể phát triển hơn nữa, họ tham gia vào các công việc từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Họ có thể là doanh nhân, bác sĩ, họa sĩ hay đơn giản chỉ làm những công việc lao động chân tay như sửa xe đạp, làm xe ôm… nhưng điểm chung là tình yêu và cái “duyên” với Việt Nam, họ mong muốn gắn bó và sống lâu dài, đóng góp cho lợi ích của cộng đồng. Đó chính là những nhân chứng sống, những người đang thầm lặng giúp đỡ và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp năm châu. Nhận thức được tầm quan trọng của NNNOVN, Đài THVN đã phối hợp cùng với BeeAds sản xuất chương trình “Việt Nam trong tim tôi” đang phát sóng vào 11h45 thứ 7 và chủ nhật và phát lại vào 16h50, thứ hai, thứ ba hàng tuần trên kênh VTV3. Mỗi tuần với thời lượng 30 phút, khán giả sẽ được gặp gỡ và trò chuyện với những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam để hiểu hơn về cuộc sống và công việc của họ đồng thời hiểu lý do tại sao họ lại chọn Việt Nam là ngôi nhà thứ hai. Các nhân vật của chương trình đều có quốc tịch nước ngoài nhưng lại biết tiếng Việt và am hiểu về văn hóa Việt. Họ dành cả cuộc đời thầm lặng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, vì lợi ích của cộng đồng và sự phát triển bền vững của Việt Nam. Chương trình thuộc thể loại talkshow kết hợp với chương trình thực tế để cho mọi người thấy rằng những người nước ngoài ấy, họ yêu Việt Nam như thế nào và những đóng góp cho họ cho Việt Nam là không hề nhỏ. Vậy chúng ta là người Việt Nam, chúng ta đã đóng góp được gì cho đất nước. Qua đó chương trình muốn truyền tải thông điệp “Chúng ta là người Việt Nam, đang sinh sống ở Việt Nam, chúng ta hãy yêu Việt Nam hơn”. Có thể nói đây là một chương trình đậm tính nhân văn có có tính giáo dục sâu sắc, góp phần vào thực hiện công tác TTĐN. Chương trình không chỉ tác động tới đối tượng là NNNOVN mà còn là toàn thể người dân Việt Nam thông qua truyền hình quốc gia và Internet toàn cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả công tác TTĐN của chương trình “Việt Nam trong tim tôi” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua đó chúng ta có thể hiểu được quy trình sản xuất, nội dung và cách thức thực hiện chương trình; thực trạng công tác TTĐN hiện nay như thế nào qua sự nhận biết của người dân và quá trình tiếp nhận thông tin về chương trình. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác TTĐN của chương trình. Thông qua việc phân tích lý luận và số liệu thực tế, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hiệu quả công tác TTĐN của chương trình “Việt Nam trong tim tôi” sẽ đóng góp thêm vào quá trình nghiên cứu hiệu quả của công tác TTĐN qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ngày đăng: 22/09/2018, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại, Sổ tay công tác Thông tin đối ngoại, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công tác Thông tin đốingoại
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư về“Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, ngày 13/6/1962, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 10/2000/CT-Tg của Thủ tướng chính phủ về “Tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại”, ngày 26/4/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đốingoại
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2000
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về“Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, ngày 10/9/2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trongtình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2009
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020”ngày 14/2/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2012
9. Khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (2011), Giáo trình về lý luận và thực hành Báo chí truyền hình, Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhvề lý luận và thực hành Báo chí truyền hình
Tác giả: Khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Nhà XB: Nxb Đại hoc Quốc giaHà Nội
Năm: 2011
10. Phạm Minh Sơn (2007), Công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thông tin đối ngoại trên các phươngtiện truyền thông đại chúng
Tác giả: Phạm Minh Sơn
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2007
11. Phạm Minh Sơn (2007), Hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động truyền thông đại chúng trong côngtác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn
Nhà XB: Nxb Lý luận Chínhtrị
Năm: 2007
12. Phạm Minh Sơn (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin đối ngoại Việt Nam - Một số vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Minh Sơn
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2011
13. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trongcông tác TTĐN của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2009
16. Bùi Huyền Trang (2014), Hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của chương trình “Talk Vietnam”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà NộiInternet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của chươngtrình “Talk Vietnam”
Tác giả: Bùi Huyền Trang
Năm: 2014
17. Báo điện tử Vietnamnet, Khán giả “ngộ độc” với chương trình thực tế, đăng 10/5/2014(http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/174750/kha-n-gia---ngo--do-c--chuong-tri-nh-truye-n-hi-nh-thu-c-te-.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngộ độc
19. Báo Thế giới và Việt Nam, Tăng cường công tác tuyên truyền về thông tin đối ngoại trên truyền hình.(http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/news/2015/4/3EA7877BF61ED56B)20. Nguyễn Hải Đăng, Sự “bùng nổ” của facebook và một số vấn đề đặt ra,Báo Nhân dân điện tử, ngày 6/2/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bùng nổ
18. Báo điện tử Tuổi trẻ Online, Truyền hình thực tế: khủng hoảng thừa (http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20140403/truyen-hinh-thuc-te-khung-hoang-thua/601168.html) Link
21. Trang website chính thức của chương trình Việt Nam trong tim tôi (http://vietnamtrongtimtoi.vn/pages/Default.aspx) Link
22. Trang website chính thức của Đài truyền hình Việt Nam (http://vtv.vn/) Link
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Thông báo số 188/TB-TƯ của Ban chấp hành Trung ương về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, ngày 29/12/1998, Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26/3/2004, Hà Nội Khác
14. Thủ tướng Chính phủ (2009), quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của về Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w