tiểu luận Mục tiêu và chiến lược phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam

26 2K 5
tiểu luận Mục tiêu và chiến lược phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3 3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4 4. Kết cấu của tiểu luận 4 Nội dung 5 Chương 1: Những nội dung cơ bản về thông tin đối ngoại 5 1. Khái niệm 6 2. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại 7 3. Địa bàn hoạt động của thông tin đối ngoại 8 4. Phương châm hoạt động của công tác thông tin đối ngoại 8 5. Những lĩnh vực và vấn đề trọng tâm trong công tác thông tin đối ngoại 9 Chương 2: Vai trò và hoạt động thông tin đối ngoại của các cơ quan 9 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 9 1.1. Vai trò 9 1.2. Những hoạt động cơ bản 9 2. Lực lượng công an nhân dân 11 3. Cơ quan truyền thông 13 3.1. Các loại hình truyền thông đại chúng 13 3.2. Vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại 14 3.3. Tình hình hoạt động của cơ quan truyền thông đại chung trong công tác thông tin đối ngoại 16 Chương 3: Mục tiêu và chiến lược phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam 17 1. Thành tựu 17 2. Mục tiêu và chiến lược phát triển trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam 21 Kết luận 25 Danh mục tài liệu tham khảo 26 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thông tin đối ngoại được hiểu là toàn bộ các hoạt động thông tin truyền thông nhằm làm cho các nước, người nước ngoài(bao gồm cả người cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam, đường lối chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút sự quan tâm của nhà kinh doanh, tài chính tiền tệ, chính phủ của các nước trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp, thông tin đối ngoại giúp giới thiệu về mình, tạo dựng uy tín, thương hiệu với đối tác nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thông tin đối ngoại ra đời do yêu cầu của chính sách đối ngoại, là sự tiếp nối chính sách đối nội trong điều kiện mới, là bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của mọi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia sân chơi mới, có nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của kinh tế thì vị trí của thông tin đối ngoại càng có tầm quan trọng. Để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại là góp phần giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo về Tổ quốc góp phần tích cựu vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, việc thực hiện đường lối ngoại giao nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng được đánh giá là một trong những vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua. Trong những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, công tác thông tin đối ngoại đã góp 2 một phần to lớn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng bị bao vây và nhanh chóng hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Đảng và nhà nước luôn chú trọng đầu tư phát triển công tác thông tin đối ngoại. Nhiều văn bản về vấn đề này đã ra đời: Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13-6-1992 về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại của Ban Bí thư khoá VII; Thông báo số 188/TB-TW, ngày 29/12/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Chỉ thị số 26/CT-TW, ngày 10/9/2008 về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới…Các chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nêu rõ tầm quan trọng, hệ quả và yếu kém của công tác thông tin đối ngoại trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những biện pháp cần khắc phục trong thời gian tới. Vấn đề tăng cường công tác thông tin đối ngoại đang ngày càng trở lên bức thiết, cần phải được triển khai, cải cách đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả với sự chỉ đạo của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, Ngành và các địa phương. 2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu Bắt nguồn từ tính cấp thiết của đề tài, tiểu luận nhằm mục đích khái quát những nội dung cơ bản về thông tin đối ngoại, hiểu được vai trò, nhiệm vụ và những hoạt động cụ thể của các cơ quan ( Đảng, lực lượng công an nhân dân, các cơ quan truyền thông)trong công tác thông tin đối ngoại đồng thời nêu lên những thành tựu mà Việt Nam đạt được nhờ sự hoạt động tích cực của công tác này từ đó đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển. • Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được khi thực hiện những chính sách của Đảng và nhà nước, mục tiêu và chiến lược phát triển thông tin đối ngoại trong thời kì mới. • Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Từ việc tìm hiểu vai trò của các cơ quan, ngành, phân tích mục tiêu và chiến lược phát triển của công tác thông tin đối ngoại để từ đó đánh giá được tầm quan trong của hoạt động này với sự phát triển toàn diện của Việt Nam. 3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu • Cơ sở nghiên cứu Tiểu luận được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. • Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nói trên, tiểu luận đã sử dụng phương pháp khảo sát thống kê, phân tích nghiên cứu tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin,… 4. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận gồm 3 chương, 10 tiết, 5 tiểu tiết. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI 1. Khái niệm Thông tin đối ngoại là những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng để giới thiệu, phổ biến quảng bá,…về một đối tượng cụ thể(một đất nước, một tổ chức, nhóm người hoặc một cá nhân …) nhằm mục đích gây thiện cảm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhân tố bên ngoài để đối phó, phản bác những thông tin sai lệch, gây bất lợi hoặc theo một cách hiểu khác, thông tin đối ngoại là những sự kiện, tin tức được cung cấp mang tính ngoại giao và ứng đối với bên ngoài. Trước bối cảnh toàn cầu hoá vì mục tiêu phát triển và hội nhập của mình nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, coi đó là vấn đề quan trọng nhằm quảng bá những giá trị tốt đep, những lợi thế vốn có đồng thời quảng bá, nâng cao vị thế vai trò của quốc gia trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại được xác định vừa là bộ phận của công tác tư tưởng vừa là một bộ phận của công tác đối ngoại với một số đặc điểm sau: ● Nội dung của công tác thông tin đối ngoại ־Các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước như chính các chính sách về ngoại về ngoại giao, kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế của các quốc gia,các nội dung về lịch sử, văn hoá, con người… ־Chủ động cung cấp thông tin và phản ứng trước những thông tin không chính xác. ־ Đấu tranh thông tin nhằm phản bác lại những luận điệu tuyên truyền có ý bôi nhọ, vu cáo của các thế lực thù địch. ● Hình thức của thông tin đối ngoại Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, có tầm ảnh hưởng lớn, có sức lan toả nhanh và rộng lớn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông dẫn đến hình thức chủ yếu của công tác 5 thông tin đối ngoại chính là các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo chí điện tử, hệ thống truyền hình, truyền thanh, vệ tinh truyền hình và các tờ báo lớn được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên, còn có một hình thức khác để thực hiện thông tin đối ngoại cũng rất được chú trọng chính là hoạt động giao lưu, triển lãm quốc tế về văn hóa, nghệ thuật, hội chợ… Ngoài ra, việc sử dụng chính các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng là một biệp pháp khá hiệu quả trong thực hiện công tác thông tin đối ngoại. ● Lực lượng tham gia thông tin đối ngoại Lực lượng tham gia thông tin đối ngoại được xác định là rất rộng rãi gồm từ các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương, các nhà xuất bản, các hội văn học nghệ thuật, các đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam ra nước ngoài, các cơ sở doanh nghiệp, những người Việt Nam đi công tác, lao động, học tập, sinh sống ở nước ngoài và đông đảo quần chúng nhân dân đều phải làm thông tin đối ngoại, đều phải có trách nhiệm đưa hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế…trong đó là các cơ quan thông tin truyền thông đối ngoại có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp đến hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại. 2. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam • Trong lịch sử ־ Nhờ làm tốt công tác thông tin đối ngoại mà thế giới hiểu được về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam. ־ Nhân dân thế giới đã đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, cổ vũ Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành quả của Cách mạng Việt Nam. • Hiện nay ־ Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại: bảo vệ và phát triển lợi ích của mình. ־Sự hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi tăng cường giao lưu giữa các dân tộc giúp cho thế giới hiểu chúng ta hơn, chúng ta hiểu thế giới rõ hơn. 6 ־ Giúp xây dựng hỉnh ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển ־ Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản- sứ mệnh lịch sử mang tính quốc tế của giai cấp công nhân đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội ־ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, kết hợp nội lực với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới ־ Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia làm rõ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số, bệnh tật và các vấn đề khác như tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. ־ Làm thất bại những âm mưu của các thế lực phản động trên thế giới bôi xấu, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Nhìn chung, trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu; xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy nhanh, tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức thông tin đối ngoại cho nhiều người… Tuy nhiên thế giới ngày nay đang chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; sự cạnh tranh nhau quyết liệt về kinh tế, xung đột cục bộ… có thể gây mất ổn định, gây nhiều khó khăn mới. Các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, coi đó là vấn đề quan trọng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. 3. Địa bàn thực hiện công tác thông tin đối ngoại • Các nước láng giềng và trong khu vực ASEAN ־Trung Quốc, Lào, Campuchia ־Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu ־ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Bắc Á ● Ôtxtrâylia, Châu Đại Dương ● Các nước thuộc Liên Xô, Đông Âu 7 ● Các nước Châu Phi, Mỹ La Tinh( hướng vào các tổ chức đoàn kết, hoà bình, hữu nghị, phi chính phủ, các lực lượng tiến bộ) 4. Phương châm của thông tin đối ngoại ● Tất cả các Bộ, Ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình. ● Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp song có trọng tâm, trọng điểm. ● Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh của nhiều lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại. ־Giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế. ־Giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội ־Giữa các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đối ngoại ־Giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao Đảng, đối ngoại nhà nước ־Giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp 5. Những lĩnh vực và vấn đề trọng tâm trong công tác thông tin đối ngoại ־ Trong lĩnh vực chính trị ־ Trong lĩnh vực kinh tế ־Trong lĩnh vực y tế, giáo dục ־Trong lĩnh vực văn hoá Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ־ ־ Trong các lĩnh vực khác 8 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN 1. Đảng 1.1 Vai trò của Đảng Trong xã hội đương đại, vị trí, vai trò của các chính đảng ngày càng tăng, không chỉ trong việc hoạch định và triển khai các chính sách đối nội, mà cả trong việc hoạch định và triển khai các chính sách đối ngoại mà cụ thể là hoạt động thông tin đối ngoại. Trên lĩnh vực đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng, các chính đảng không chỉ đại diện cho lợi ích của giai tầng xã hội, mà còn đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Giữa các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới có thể có sự tương đồng về mục tiêu chính trị( vì đại diện cho giai tầng xã hội), có sự tương đồng về lợi ích trong việc giải quyết ccác vấn đề quốc tế và khu vực. Chính sự tương đồng này là cơ sở khách quan cho việc mở rộng quan hệ quốc tế giữa các chính đảng trên thế giới ngày nay. Nhận thức rõ vị trí, vai trò ngày càng tăng của các chính đảng trong việc hình thành và triển khai chính sách đối ngoại của các nước cũng như trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại, từ khi đi vào đổi mới đến nay, Đảng ta rất coi trọng việc củng cố, mở rộng và tăng cường các mối quan hệ với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới. Trong hoạt động đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng, Đảng ta thể hiện đồng thời cả hai tư cách- là một đảng cộng sản và là một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. 1.2 Những hoạt động cơ bản Qua 20 năm đổi mới các mối quan hệ quốc tế của Đảng ta không ngừng được mở rộng ( tính đến nay Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với 222 chính đảng ở 115 nước trên thế giới), nhìn nhận theo hai góc độ khác nhau: tính chất Đảng và vị thế trên chính trường các nước, có thể thấy thành phần các Đảng mà Đảng ta có quan hệ cũng hết sức đa dạng và phong phú. Để đạt được những thành to lớn này Đảng ta đã liên tục đưa ra những chính sách nhằm củng cố, tăng cường hoạt động thông tin đối ngoại và tinh thần này 9 đã được quán triệt thống nhất và xuyên suốt trong các văn kiện các kỳ đại hội Đảng và các văn bản chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể như: Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư khoá VII về đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, số 97-BC/BTGTW,8/5/2008, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, số 10/2000/CT-TTG, ngày 26/4/2000… Bên cạnh đó, các đảng bộ, chi bộ đã chỉ đạo những hoạt động đối ngoại nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc như : ngày thành lập Đảng, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày sinh nhật Bác, Cách mạng Tháng 8, Quốc khánh 2/9 và gần đây nhất là việc tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội…với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức các cuộc tìm hiểu về đất nước, tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, thi sáng tác thơ, văn, truyện ngắn, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao …thu hút được đông đảo cán bộ đảng viên, quần chúng, cộng đồng ta và cả nhân dân các nước tham gia hưởng ứng. Các đảng bộ, chi bộ ở ngoài nước luôn chú trọng thông tin định hướng, thường xuyên giáo dục các tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp, cộng đồng ta có ý thức đoàn kết vì lợi ích cộng đồng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, tôn trọng pháp luật nước sở tại. Thực hiện Nghị quyết Trung ương V(khoá VIII)về xây dụng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chú trọng xây dựng môi trường văn hoá trong cộng đồng và xây dựng hình ảnh người Việt Nam trong mắt của người dân quốc tế. Các cấp uỷ đảng trong và ngoài nước đã tổ chức một mạng lưới thông tin, tuyên truyền rộng khắp tới cán bộ đảng viên, quần chúng, cộng đồng ta thông qua các phương tiện như tập san, tạp chí, bản tin, sách báo, tranh ảnh… đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phong trào hướng về quê hương, đất nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh đất nước ta trên trường quốc tế. 10 [...]... ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước” Mục tiêu của hoạt động thông tin đối ngoại là góp phần vào thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Giữ... CƠ BẢN, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 1 Những thành tựu cơ bản Những năm gần đây, nắm chắc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại của ta đã có những bước chuyển tích cực như theo dõi sát tình hình trong nước, quốc tế, thực hiện nhất quán phương châm chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng... giữa thông tin đối nội và đối ngoại, đảm bảo sự thống nhất thông tin, hỗ trợ tác động lẫn nhau, làm cho cộng động quốc tế hiểu đúng và kịp thời về Việt Nam, giữ thế chủ động trong giao lưu, hợp tác nước ngoài Tăng cường đầu tư ngân sách và cơ sở vật chất- kỹ thuật, nguồn lực cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách công tác thông tin đối ngoại Đẩy mạnh xã hội hoá một số hoạt động thông tin đối ngoại. .. đối ngoại và xuất bản một số ấn phẩm Song ngữ; tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá đối ngoại; tăng cường đầu tư ngân sách và cơ sở vật chất, nguồn lực, cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách công tác thông tin đối ngoại; liên tục đổi mới nội dung thông tin đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới, không ngừng đổi mới phương thức thông tin đối ngoại cho phù hợp với sự phát triển của. .. đến thông tin đối ngoai, đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền Coi trọng công tác tuyên truyền miệng và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, tận dụng ưu thế của Internet, truyền hình 22 kỹ thuật cao vào các hoạt động thông tin đối ngoại Đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình tuyên truyền đối ngoại trên kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam; cải tiến, nâng cấp Tạp chí Thông tin đối. .. cầu của đất nước trong thời kì đổi mới, công tác thông tin đối ngoại cần phải được đổi mới và tăng cường mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “ Đẩy mạnh công tác văn hoá- thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước…Phối hợp chặt chẽ hoạt đông đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại. .. thông tin đến công chúng → Mỗi loại hình truyền thông đại chúng có những đặc trưng, thế mạnh riêng, cùng phối hợp và hỗ trợ nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng xã hội Thông tin đối ngoại phải huy động sức mạnh của tất cả các loại hình truyền thông trong hoạt động của mình để mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tác động 3.2 Vai trò của truyền thông đại chúng trong xã hội và trong công tác. .. những thành tựu, công tác thông tin đối ngoại của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như thông tin vẫn chưa chủ động và chưa kịp thời, nhạy bén, chưa thật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn khác nhau, tính hấp dẫn và thuyết phục chưa cao, năng lực phản bác thông tin sai trái còn nhiều hạn chế, chậm ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động thông tin đối ngoại; công tác chỉ đạo, phối... 11-CT/TW của Ban Bí thư khoá VII về đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, số 97-BC/BTGTW, 8/5/2008 2 Bộ Ngoại giao Việt Nam( 2000), Báo cáo về công tác thông tin đối ngoại( từ sau thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của thường vụ Bộ chính trị),28/6/2000 3 TS Nguyễn Mạnh Hùng- TS Phạm Minh Sơn( Đồng chủ biên) ( 2008), Đối ngoại Việt Nam Truyền thống và hiện đại, Nxb Lý luận. .. có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Cam kết ODA cho Việt Nam đạt 8,063 tỷ USD tăng 3 tỷ USD so với năm 2008 và là mức cao nhất từ trước tới nay Về công tác truyền thông Thành tựu thông tin đối ngoại thời gian qua đã tuyên truyền về các chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và nước ngoài tạo dư luận thuận lợi, giúp hiểu rõ hơn về Việt Nam Các cơ quan thông tấn báo chí . động của cơ quan truyền thông đại chung trong công tác thông tin đối ngoại 16 Chương 3: Mục tiêu và chiến lược phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam 17 1. Thành tựu 17 2. Mục tiêu. về thông tin đối ngoại 5 1. Khái niệm 6 2. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại 7 3. Địa bàn hoạt động của thông tin đối ngoại 8 4. Phương châm hoạt động của công tác thông tin đối ngoại. tế. Ở Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại được xác định vừa là bộ phận của công tác tư tưởng vừa là một bộ phận của công tác đối ngoại với một số đặc điểm sau: ● Nội dung của công tác thông tin

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan