1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CTXH với người cao tuổi MHLTTGN

20 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 39,52 KB

Nội dung

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LIÊN THẾ TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan1.1.1Khái niệm người cao tuổi1.1.2Một sổ khải niệm có liên quan.1.2TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI1.2.1 Già hóa dân số 1.2.2. Người cao tuổi trên thế giới 1.2.3. Người cao tuổi Việt Nam1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Phần 2: Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa2.1 Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa2.1.1Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau2.1.2 Giám sát đánh giá trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau2.2Về kết quả và hiệu quả của mô hình2.2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi 2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tư vấn sức khoẻ 2.3 Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình 2.3.1 Ưu điểm 2.3.2 Tồn tại, hạn chế

Trang 1

ĐỀ TÀI: Thực trạng hoạt động mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi ở huyện Hoằng Hóa

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LIÊN THẾ TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1.1 Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi

1.1.2 Một sổ khải niệm có liên quan

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

1.2.1 Già hóa dân số

1.2.2 Người cao tuổi trên thế giới

1.2.3 Người cao tuổi Việt Nam

1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm sóc người cao tuổi

Phần 2: Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa

2.1 Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại

huyện Hoằng Hóa

2.1.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

2.1.2 Giám sát - đánh giá trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

2.2 Về kết quả và hiệu quả của mô hình

2.2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi

2.2.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tư vấn sức khoẻ 2.3 Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình

2.3.1 Ưu điểm

2.3.2 Tồn tại, hạn chế

Trang 2

Phàn 3: Đề xuất và khuyến nghị

KẾT LUẬN

DANH MỤC THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, với xu thế già hóa diễn ra nhanh ở Việt Nam, có rất nhiều mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT được xây dựng, nhưng để đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của số đông NCT thì có rất ít mô hình đáp ứng được điều này Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về NCT tại nhiều địa phương, năm 2004 với sự trợ giúp của Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI, Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã cho ra đời mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam.Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt động trợ giúp NCT, đồng thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng như mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đề ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Đề án Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 trong đó chú trọng vào việc xây dựng và nhân rộng “Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau” ,đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam

Thanh Hóa là địa phương đầu tiên nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau;đến nay, toàn tỉnh có 21 huyện, thị xã, thành phố có mô hình, thành lập được 97 CLB liên thế hệ tự giúp nhau của NCT với tổng số thành viên tham gia là 5.626 người

Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh và nhiều vấn đề nảy sinh từ phía NCT, rất cần có những chính sách và hoạt động chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng là NCT hiện đang sinh sống tại cộng đồng, chú trọng tới nhóm NCT thiệt thòi, dễ bị tổn thương tại cộng đồng như: NCT cô

Trang 3

đơn không nơi nương tựa, NCT có bệnh hiểm nghèo, NCT khuyết tật, NCT nghèo - cận nghèo, NCT có công với cách mạng nhằm bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp cho NCT, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho NCT Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số đông NCT và mong mỏi, nguyện vọng của xã hội, có những tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho NCT ở nhiều địa phương, trong đó có NCT tại địa bàn nghiên cứu thuộc 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch

Từ thực trạng đó,em chọn đề tài: "Thực trạng hoạt động mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi ở huyện Hoằng Hóa" làm đề tài cho bài tiểu luận

môn CTXH với người cao tuổi với mong muốn tìm hiểu sâu về hiểu quả hoạt động của mô hình lien thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi

Mặc dù có nhiều cố gắng,xong bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô!

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LIÊN THẾ TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1.3 Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan

1.3.1 Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi nhưng quan niệm đó thường dựa vào mức tuổi thọ trung bình của con người ở vùng đó

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm 40 là 32 tuổi Vào những năm 60 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 60 và hiện nay là 68

Các quan niệm về người cao tuổi hầu hết đều dựa vào cơ sở này

Theo quan niệm của hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ

50 tuổi trở lên

Theo luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam),

từ 55 tuổi trở lên (với nữ)

Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người cao tuổi 60 tuổi trở lên

Trang 4

là người cao tuổi ( pháp lệnh ban hành năm 2000).

Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất trong nghiên cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế nào là người cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất hiểu "người cao tuổi là người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam hay nữ)

Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế

và tuổi thọ trung bình thay đổi

1.3.2 Một sổ khải niệm có liên quan

Mô hình liên thế hệ là một mô hình kết hợp các hoạt động chăm sóc - trợ giúp nhiều mặt, chăm sóc sức khỏe (CSSK); tạo việc làm cho NCT, thông qua các câu lạc bộ (CLB) và hoạt động sinh kế; giải trí - thể dục thể thao (TDTT); truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách với sự tham gia trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội

Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện những biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động, sinh hoạt trong cuộc sống

Già sinh học là khi hoạt động sống của người bị chính các quá trình diễn biến

tự nhiên trong cơ thể con người Bởi yậy tuổi già sinh học có thể bắt đầu ở mỗi

cá nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo sinh học vốn có của mỗi giống nòi và tính di truyền của dòng họ của dân tộc và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định Tuổi già pháp định: theo những quy định này những người đạt đến một độ tuổi nào đó phải chấm dứt các họp đồng lao động, được quyền nghỉ ngơi Tổ chức

và cá nhân nào vi phạm quyền này đối với người cao tuổi được coi là vi phạm pháp luật

Tuổi già lao động: là độ tuổi mà người lao động đã có những suy giảm về thể

chất và các chức năng lao động Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém đi.

1.4 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

1.4.1 Già hóa dân số

Trang 5

Già hóa dân số là một hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia Đây

là dấu hiệu đặc trưng của thời đại, nó đánh dấu sự thành công của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học với sự kết hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết, mức sinh, làm thay đổi cơ cấu dân số tuổi và phân bố dân số của từng nhóm tuổi, làm tỷ lệ NCT tăng lên trong cơ cấu dân số Nhịp độ già hoá dân số ở nước ta trong Thập niên 90 của Thế kỷ XX và 10 năm đầu của Thế kỷ XXI đã nhanh hơn nhiều so với những năm 1980 (từ 25% lên 33% và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số (dân số tăng 20% và dân số già tăng 25% giai đoạn 1979-1989; c n giai đoạn 1989-1999 các tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%) Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần c n dân số cao tuổi tăng 2,17 lần Tốc độ già hoá dân số nước ta khoảng 35 năm với tỷ lệ NCT tăng gấp đôi từ 5,8% (1989) lên 14% (2025) Chỉ số già hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hóa của dân số Chỉ số này được tính bằng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm Khi chỉ số này lớn hơn 100 tức là dân số cao tuổi lớn hơn dân số trẻ em Theo Tổng Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (01/4/2012), chỉ số già hóa tăng từ 18% năm 1989 lên 24,3% năm 1999, 37,9% năm 2010 và 42,7% năm 2012 (cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%)) [4] Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế, xã hội c n thấp là một thách thức vô cùng to lớn Mọi quốc gia đều phải đối mặt

và giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến NCT như: dịch vụ CSSK NCT ngày càng gia tăng, sự tăng trưởng kinh tế phải đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng nhóm phụ thuộc trong khi nhóm lao động lại giảm mạnh Nói cách khác, nếu không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thì dân số già không khỏe mạnh và không có thu nhập bảo đảm cuộc sống sẽ buộc chính phủ phải có những khoản chi tiêu rất lớn và điều này sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như sự bền vững tài chính dài hạn của toàn bộ nền kinh tế 1.2.2 Người cao tuổi trên thế giới

Theo qui ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi từ 10% trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già Pháp đạt tỷ lệ này từ năm 1935, Thụy Điển năm 1950 Thời gian để một nước tăng tỷ lệ người cao tuổi từ 7% lên 10% đạt ngưỡng dân số già rất khác nhau: Pháp 70 năm, Mỹ 35 năm, 5

Trang 6

Nhật Bản 15 năm Như vậy, tốc độ già hóa dân số song song với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển của mỗi quốc gia càng nhanh thì tốc độ già hóa dân số càng mạnh [20], [74] Giữa các khu vực cũng có sự chênh lệch

rõ rệt về số lượng và tỷ lệ NCT Tỷ lệ NCT cao nhất ở các nước đã phát triển, chẳng hạn Thụy Điển khoảng 22% gấp hơn 3 lần Ấn Độ (7,2%) nhưng số lượng NCT nhiều nhất lại tập trung ở các nước đang phát triển Trong số 1.120 triệu NCT có tới 805 triệu NCT sống ở các nước nghèo (chiếm tới 80% NCT của thế giới) Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự khác nhau Năm 1975, tỷ lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với thành thị là 10,1% Với xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, dự báo trong 20 năm tới số lượng NCT ở thành thị sẽ lên 6 tới 318 triệu người, vượt xa so với nông thôn (khu vực này chỉ c n 257 triệu NCT) Đáng chú ý hơn cả là số người trong nhóm tuổi già nhất (trên 80 tuổi) sẽ tăng nhanh nhất từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm

2050 [42] Tốc độ già hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển dẫn tới những thay đổi về cấu trúc và vai tr của gia đình Hiện tượng lớp trẻ dồn về thành phố tìm việc để lại người già ở nông thôn, từ đó làm cho phụ nữ trở thành lao động chính và dẫn tới tình trạng ngày càng có ít người chăm sóc người cao tuổi khi già yếu tại gia đình

1.2.3 Người cao tuổi Việt Nam

Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt Nam cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979

-2009 cho thấy ,tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn Dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn 2009 - 2049, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao

Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên

Trang 7

14% tổng dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang

“già”) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất

20 năm Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với một dân số “già hóa” nhanh [20], [68] Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có 72,9% NCT sống ở nông thôn

Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với nước Như vậy, còn trên 70% NCT hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm ph ng khi bất trắc tuổi già Thực tế này đ i hỏi chính sách đối với NCT cần hướng đến nông thôn, cần xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi

có hoàn cảnh khó khăn… Xét theo vùng kinh tế - xã hội, người cao tuổi nước

ta phân bố không đồng đều, tập trung ở 3 vùng có đông dân cư nhất trong cả nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ Đồng bằng sông Hồng có số lượng người cao tuổi cao nhất trong cả nước (chiếm 25,41% số NCT), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 20,95%) và Bắc Trung bộ 15,2%

1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm sóc người cao tuổi

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, cuối năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhóm dân số cao tuổi tăng nhanh chạm ngưỡng 09 triệu người, chiếm 1/10 dân số cả nước Tuổi thọ của người cao tuổi (NCT) tăng nhanh phản ánh những thành tựu to lớn của công tác chăm sóc, phụng dưỡng NCT và công tác dân số được Đảng, Nhà nước Việt Nam ta chỉ đạo thực hiện từ các giai đoạn trước Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đưa đến những khó khăn, thách thức cho công tác chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc

Trang 8

tế, 2013); bởi hiện nay đời sống NCT nói chung, cùng điều kiện thu nhập -mức sống, điều kiện sống của đa phần NCT nói riêng, cùng nhiều vấn đề liên quan như: sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều, điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo tác động rất lớn đến đời sống NCT ở Việt Nam Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình cho biết, ở nước ta hiện nay 70% NCT đang sống ở nông thôn và hiện tại vẫn đang tham gia lao động, điều này cho thấy sau tuổi 60 NCT vẫn có nhu cầu tham gia làm việc nhằm tạo thu nhập, nâng cao mức sống

Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt động trợ giúp NCT, đồng thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng như mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đề

ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Đề án Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 trong đó chú trọng vào việc xây dựng và nhân rộng “Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau” (Nguyễn Văn Đồng, 2014), đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện

và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam

Phát huy truyền thống "kính lão, trọng thọ" từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm sâu sắc đến người cao tuổi, thông qua các chủ trương, chính sách, làm việc cụ thể

Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi còn được đề cập trong luật bảo vệ sức khoẻ: "Người cao tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh"

Nhằm biểu dương, động viên lớp người cao tuổi đánh giá công lao và sự nỗ lực của người cao tuổi trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu gương sáng

về đạo đức, tác phong, lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp người cao tuổi Đảng và Nhà nước ta luôn bổ xung, hoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc người cao tuổi với chủ trương "việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội" (Theo Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng số 59T/TW ngày 27-9-1995).Từ nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc người cao tuổi, Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp, đúng đắn góp phần nâng cao đời sống của

Trang 9

người cao tuổi.

Phần 2: Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa

2.3 Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao

tuổi tại huyện Hoằng Hóa

Năm 2008, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được thành lập, mô hình triển khai trên phạm vi 2 xã Hoằng Lưu

và xã Hoằng Trạch, ban đầu mô hình do Trung ương Hội Phụ nữ phối hợp với

Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge international Vietnam -HAI) và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cùng với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương thực hiện, ban đầu mô hình mới thành lập chỉ duy nhất có 1 hoạt động chủ đạo đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT từ đội ngũ tình nguyện viên Đến năm 2012, sau khi có Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi (2012-2020) với định hướng nhân rộng hoạt động của mô hình, thì mô hình liên thế hệ tự giúp nhau phát triển thêm 3 hoạt động chính, đó là: Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách

Vì vậy, hiện nay mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (gồm xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch) đang có 4 hoạt động chủ đạo: Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT; hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT

về chính sách nhằm trợ giúp về mọi mặt cho NCT

2.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch là tổ chức dựa vào cộng đồng, mô hình được tổ chức ở cấp thôn dưới dạng CLB, mỗi CLB liên thế hệ tự giúp nhau có từ 50 - 70 thành viên, trong đó 70% là NCT, 30% là các đối tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả 70% là đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo hoặc những người có hoàn cảnh khó

Trang 10

khăn Mô hình nhằm thực hiện 2 mục tiêu: Tạo cơ hội cho NCT đang sinh hoạt trong CLB được cải thiện đời sống của bản thân, gia đình và cộng đồng; giúp NCT tăng cường vai trò và sự đóng góp của họ trong cải thiện sức khỏe, thu nhập và phát triển ở địa phương (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, 2013) Mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch đạt được những thành công bước đầu là nhờ biết cách tổ chức, cách huy động được sự tham gia của cộng đồng, huy động nguồn lực từ nhiều phía và đặc biệt có vai trò quản lý, điều hành - điều phối của đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm, nhiệt tình, tâm huyết với công tác chăm sóc, trợ giúp NCT Các thành tựu đạt được của mô hình của 2 xã cần

kể đến:

Là mô hình được tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng, phát huy được sự giúp nhau của các thành viên trẻ hơn, những người có kinh nghiệm sản xuất để trợ giúp NCT Thành viên CLB từ 50-70 người, trong đó: 70% là NCT (60 tuổi trở lên/55 tuổi đối với nữ); 6070% là phụ nữ cao tuổi Mô hình hướng tới mục tiêu trọng tâm giúp NCT nghèo, cận nghèo; NCT cô đơn; NCT có hoàn cảnh khó khăn để bù đắp những thiệt thòi khó khăn và giúp họ thoát nghèo một cách bền vững, hỗ trợ để NCT nghèo có điều kiện tự vươn lên Trong số các thành viên của CLB 70% là người NCT nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn Mô hình được sự ủng hộ của chính quyền và Hội Người cao tuổi tại địa phương nên công tác tổ chức CLB và quá trình vận hành CLB trong mô hình khá thuận lợi

Trong cách thức quản lý, mô hình có cáchthức quản lý CLB rất khoa học, CLB

tự quản lý, có kế hoạch, báo cáo hàng tháng, tất cả được công khai, minh bạch trước tập thể Quy trình quản lý bằng sổ sách và có tài liệu hướng dẫn kèm theo, rất dễ hiểu, dễ tiếp cận Mỗi CLB đều có một ban chủ nhiệm, mỗi ban chủ nhiệm tối thiểu là 5 người, gồm: cán bộ Hội Người cao tuổi, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, cán bộ Hội Cựu chiến binh, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ Hội Chữ thập đỏ, cán bộ Đoàn Thanh niên

Mô hình có đội ngũ tình nguyện viên trợ giúp NCT khó khăn ở cộng đồng và bảo vệ quyền lợi cho NCT, mỗi CLB có 7-10 tình nguyện viên luôn theo sát các hoạt động diễn ra trong CLB Đội ngũ tình nguyện viên là những nhân viên

Ngày đăng: 03/02/2018, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w