Tuy nhiên, nước ta là một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi tích cực nhưng đời sống vậtchất, tinh thần của một bộ phận người cao tuổ
Trang 1Mục lục
Trang 2Lý do chọn chủ đề
Người cao tuổi là lớp người có uy tín và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội,
là người có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, hình thành nhân cách, phát triển giống nòi Ngoài ra còn là lớp người có vai trò rất lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước Những năm qua, nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người cao tuổi Việt Nam nói chung được nâng cao Tuy nhiên, nước ta là một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, dù điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi tích cực nhưng đời sống vậtchất, tinh thần của một bộ phận người cao tuổi vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người cao tuổi ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Vì vậy, Công tác chăm sóc người cao tuổi là một trong những nhiệm vụ mang tính chính trị và nhân văn sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta dành nhiều sự quan
tâmtrong những năm vừa qua
Trang 3I.Cơ sở lý luận công tác xã hội với người cao tuổi.
1.Khái quát chung về người cao tuổi.
1.1.Đặc điểm của người cao tuổi.
1.1.1.Khái niệm chung người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi Trước đây, người tathường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “ngườicao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắnliền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định:Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xãhội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi vớinhững thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều
Trang 4khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếuthế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.
1.1.2 Đặc điểm của người cao tuổi.
1.1.2.1 Đặc điểm sinh lý
a Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống Lão hóa có thể đến sớm haymuộn tùy thuộc vào cơ thể từng người Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanhnhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe vềthể chất và tinh thần giảm sút Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu cónhững thay đổi theo chiều hướng đi xuống
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn Da trở nênkhô và thô hơn Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn Ở tuổigià có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da khôngcòn tính chất đàn hồi Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đennhỏ dưới da
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, daidùthức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng Người cao tuổi thường chọncác thức ăn mềm
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng vớituổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả
Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá caocùng với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của
cơ thể Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể lànguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá
Trang 5Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxygiảm Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũnggiảm sút Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn Người già dễdàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻcủa họ Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợpcần thiết phải tiếp cận vớ i nhiệt độ cao.
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tìnhdục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt Ở người già xương và khớp không cònlinh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp,vụng về Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khókhăn
b Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,loạn nhịp tim…
Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản,viêm phổi, ung thư phổi…
Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thầnkinh và các bệnh về sức khỏe tâm thần…
1.1.2.2.Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào
Trang 6trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình Khi bướcsang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưngtựu trung những thay đổi thường gặp là:
a.Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, ngườicao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hộicựu chiến binh Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệmsống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
b.Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động
và nghề nghiệp Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạnbè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sangtrạng thái tiêu cực xả hơi Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi vớicuộc sống mới Người ta dễ gặp phải hội chứng về hưu
c.Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháuthường bận rộn với cuộc sống Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình
bị lãng quên, bị bỏ rơi Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu,muốn được người khác coi mình không là người vô dụng Họ rất muốn đượcnhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại Họ sợ sự cô đơn, sợ phải
ở nhà một mình
Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏevẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình,hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng Nhưng cũng có một
số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn
Trang 7phụ thuộc vào con cháu Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền,hay tự dằn vặt mình Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảmsút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác vớithế hệ sau nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ
tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho concháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắtlỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu Với một bộ phậnngười cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sútcủa sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước
mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng có thể xuấthiện triệu chứng của bệnh trầm cảm Họ trở thành những người trái tính, hayghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình
1.1.2.3.Đặc điểm tâm lý người cao tuổi cô đơn
Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là những người từ đủ 60 tuổitrở lên sống độc thân, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu không
có con, cháu, người thân thích đẻ nương tựa, không có nguồn thu nhập Trườnghợp là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55tuổi trở lên, hiện đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội
Trang 8Ngoài những đặc điểm của người cao tuổi đã nêu ở trên, người cao tuổi côđơn còn có những đặc điểm tâm lý sau:
Cảm giác cô đơn luôn dày vò, nhưng thực tại cuộc sống vẫn bắt buộc phảitìm kế sinh nhai hằng ngày nên ý thức tự lực cao, tinh thần chịu đựng lớn.Nhìnchung trước khó khăn các cụ ít kêu ca phàn nàn
Họ rất nặng tình cảm hàm ơn người khác nếu được ai giúp đỡ, dù là việcnhỏ
Do tuổi cao, sức yếu lại mất nguồn nuôi dưỡng, họ cảm nhận sâu sắc khókhăn của mình hơn so với lúc còn trẻ nên có tâm trạng lo lắng thường xuyên vềngày mai.Các cụ đều có ý thức chủ động lo liệu cho lúc ốm đau và lúc từ giã cõiđời của mình, tuy khả năng lo liệu rất nhỏ
1.2.Vấn đề già hóa dân số.
1.2.1.Trên thế giới
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ
21 Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnhcủa xã hội Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60tuổi – trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi Hiện nay trên thếgiới cứ chín người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đếnnăm 2050 sẽ tăng lên là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên Do vậyhiện tượng già hóa dân số không thể không được quan tâm
Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia vớicác tốc độ khác nhau Già hóa dân số đang gia tăng nhanh nhất ở các nước đangphát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ đông đảo Hiện nay, có 7 trong
số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát triển Già hóa là mộtthành tựu của quá trình phát triển Nâng cao tuổi thọ là một trong những thànhtựu vĩ đại nhất của loài người Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn
Trang 9về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đờisống kinh tế Hiện nay, có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên 80tuổi; trong khi đó năm năm trước đây, chỉ có 19 quốc gia đạt con số này Hiệnnay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có trên 30% dân số già; nhưng đến năm
2050, dự tính sẽ có 64 nước có trên 30% dân số già như Nhật Bản Quá trìnhbiến đổi nhân khẩu học này không ngừng đem lại những cơ hội, cũng như dân
số già hóa với sức khỏe, an sinh và năng động cả về kinh tế và xã hội có thể cónhững đóng góp không ngừng cho xã hội
Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình
họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theonhững cách thức chưa từng có Đây chính là cách thức mà chúng ta lựa chọn đểgiải quyết các thách thức cũng như tận dụng tối đa các cơ hội mà dân số già hóanhanh chóng mang lại nhằm xác định liệu xã hội có được hưởng lợi hay không
từ cơ hội dân số già Với số lượng cũng như tỷ trọng người cao tuổi trong dân sốngày càng gia tăng nhanh chóng ở ngày càng nhiều quốc gia, điều quan trọng làcần nâng cao năng lực của xã hội nhằm giải quyết các thách thức đặt ra từchuyển đổi cơ cấu nhân khẩu học này
Dân số được gọi là già hóa khi người cao tuổi chiếm tỷ trọng tương đốilớn trong toàn bộ dân số Tỷ suất sinh giảm và tuổi thọ tăng là hai yếu tố dẫnđến già hóa dân số Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới.Giai đoạn năm 2010- 2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 78, vàcủa các nước đang phát triển là 68 tuổi Đến những năm 2045 – 2050, dự kiếntuổi thọ trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở cácnước đang phát triển Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trởlên Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người Dự tínhcon số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽtăng gấp đôi là 2 tỷ người Có sự khác biệt lớn giữa các vùng Ví dụ, năm 2012,
Trang 10Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ LaTinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%,Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22% Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người caotuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biểnCaribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa sốtrong dân số cao tuổi Hiện nay trên thế giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thìchỉ có 84 nam giới Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì chỉ có 61 nam giới.Nam giới và phụ nữ trải qua giai đoạn tuổi già một cách khác nhau Mối quan hệ
về giới tác động tới toàn bộ quá trình sống, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cácnguồn lực và cơ hội một cách liên tục cũng như tích lũy Trong rất nhiều trườnghợp, phụ nữ cao tuổi thường hay bị phân biệt đối xử hơn, như hạn chế trong tiếpcận công ăn việc làm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị hạn chế, dễ bị lạm dụng,
bị từ chối quyền cá nhân và quyền thừa kế tài sản, thiếu thu nhập tối thiểu cơbản và an sinh xã hội Nam giới cao tuổi, đặc biệt sau khi về hưu cũng gặp nhiềukhó khăn do khả năng tiếp cận các mạng lưới hỗ trợ xã hội còn hạn chế, và cũng
có thể có nguy cơ bị lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng về tài chính Những điểmkhác biệt cho thấy những lưu ý quan trọng trong việc hoạch định chương trình
và chính sách công
Trên thế giới cứ mỗi giây có hai người tổ chức sinh nhật lần thứ 60, trungbình hàng năm có 58 triệu người tròn 60 tuổi Đến năm 2050, lần đầu tiên con sốngười cao tuổi nhiều hơn số trẻ em dưới 15 tuổi Năm 2000, số người từ 60 tuổitrở lên đã nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi Năm 2012, có 810 triệu người từ 60tuổi trở lên, chiếm 11,5% tổng dân số toàn thế giới Dự báo con số này sẽ đạt 1
tỷ người trong vòng chưa đến 10 năm tới và sẽ tăng gấp đôi, đạt 2 tỷ người vàonăm 2050, chiếm 22% tổng dân số thế giới Thập kỷ vừa qua, số người từ 60tuổi trở lên tăng lên 178 triệu người – tương ứng với dân số của cả nướcPakistan, là nước có số dân đông thứ 6 trên thế giới Giai đoạn 2010-2015, tuổithọ trung bình ở các nước phát triển là 78 năm và ở các nước đang phát triển là
Trang 1168 năm Đến giai đoạn năm 2045-2050, dự báo tuổi thọ trung bình sẽ tăng tới 83năm ở các nước phát triển và 74 năm ở các nước đang phát triển Trên toàn thếgiới, trong số ba người từ 60 tuổi trở lên thì có hai người sống ở các nước đangphát triển Đến năm 2050, trong số 5 người từ 60 tuổi trở lên thì sẽ có 4 sống ởnước đang phát triển Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới cóhơn 30% dân số từ 60 tuổi rở lên Đến năm 2050, sẽ có 64 quốc gia có số ngườicao tuổi chiếm hơn 30% tổng dân số quốc gia Trên toàn cầu, số người thọ trên
100 tuổi sẽ tăng từ 316.600 năm 2011 lên 3,2 triệu người năm 2050 Trên thếgiới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì có 84 nam giới Cứ 100 phụ nữ 80 tuổitrở lên thì có 61 nam giới
Trên toàn thế giới, chỉ có một phần ba các quốc gia, chiếm 28% tổng dân
số thế giới, có hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện bao phủ tất cả các khía cạnh của
an sinh xã hội Chi phí cho quỹ hưu trí toàn dân cho người từ 60 tuổi trở lên ởcác nước đang phát triển chỉ chiếm từ 0,7% đến 2,6% tổng thu nhập quốc dân.Trên toàn cầu, có 47% nam giới cao tuổi và 23,8% nữ giới cao tuổi tham gia vàolực lượng lao động 30 năm trước đây, không có “nền kinh tế già” mà trong đótiêu dùng của người cao tuổi nhiều hơn giới trẻ Năm 2010, có 23 nền kinh tế già
và đến năm 2040, con số này sẽ tăng lên là 89 Trên toàn thế giới, có hơn 46%người từ 60 tuổi trở lên bị khuyết tật Có hơn 250 triệu người cao tuổi bị khuyếttật vừa đến khuyết tật nặng Dự tính tổng số người mất trí nhớ trên toàn thế giới
là 35,6 triệu người và cứ 20 năm con số sẽ tăng gấp đôi, và sẽ đạt 65,7 triệungười năm 2030
Tóm lại vấn đề già hóa dân số và đáp ứng chính sách liên quan đến ngườicao tuổi phải được đặt là trọng tâm trong quá trình xây dựng chặng đường pháttriển của các quốc gia sau năm 2015 Trong một thế giới đang già hóa nhanhchóng, rất cần chú trọng xây dựng các mục tiêu phát triển cụ thể liên quan đếndân số cao tuổi, là vấn đề chưa được đề cập tới trong Các mục tiêu Phát triểnThiên niên kỷ
Trang 121.2.2.Tại Việt Nam.
Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số caotuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổngdân số Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương củaLiên hợp quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ
lệ người cao tuổi chiếm hơn 10% tổng dân số Theo dự báo dân số của Tổng cụcThống kê năm 2010 thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽđạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vàogiai đoạn “già hóa” từ năm 2017 Giống như việc gia tăng dân số, dân số già hóacũng gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở vàcác dịch vụ an sinh xã hội Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng dân sốgià hóa còn tác động mạnh đến mối quan hệ gia đình, lối sống, hệ thống an sinh
xã hội, đặc biệt là hệ thống hưu trí quốc gia Vì lý do đó mà các vấn đề liên quanđến già hóa dân số được coi trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hộicủa Việt Nam trong thập kỷ tới cũng như dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế
Xã hội giai đoạn 2011-2015 Vấn đề này cũng được đề cập đến trong nhiềuchiến lược quốc gia khác nhau, ví dụ như Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinhsản, các chiến lược và chính sách của một số lĩnh vực khác
Trong ba thập kỷ qua, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ
về quy mô và cơ cấu tuổi Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng lên nhanhchóng trong thời gian này là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suấtchết giảm và tuổi thọ tăng lên Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 5,25 vào năm
1975 xuống 3,8 vào năm 1989 và 2,03 vào năm 2009 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1tuổi năm 2009 chỉ là 16‰, giảm 20 điểm phần nghìn so với năm 1999 Tuổi thọtrung bình của dân số là 72,8 tuổi vào năm 2009, tăng 4,6 tuổi và 8 tuổi so vớinăm 1999 và 1989 Tốc độ tăng dân số giảm từ mức trung bình 2,4%/năm giaiđoạn 1975-1989 xuống mức 1,7% giai đoạn 1989-1999 và 1,2% giai đoạn 1999-
2009 Do đó, trong những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động
Trang 13mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độtuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) cũng tăngnhanh Nếu lấy năm 1979 là năm cơ sở thì trong giai đoạn 1979-2009, tổng dân
số tăng 1,6 lần; dân số trẻ em giảm gần một nửa; dân số trong độ tuổi lao độngtăng 2,08 lần, còn dân số cao tuổi tăng 2,12 lần Như vậy, dân số cao tuổi tăngnhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác trong giai đoạn này Đây chính làđặc điểm đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam
Dự báo của Tổng cục Thống kê (GSO, 2010) cho giai đoạn 2009-2049cho thấy, hệ quả của xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi trên là chỉ số già hóa sẽ tănglên nhanh chóng, chỉ số già hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm 2032 Đây
là thời điểm Việt Nam bắt đầu có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em Dựbáo dân số cũng cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng trong thờigian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn Nếu năm 2009, cứhơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2049,
tỷ số này chỉ là 2, tức là giảm hơn 3 lần Dự báo dân số của Liên hợp quốc(2008) cũng cho thấy, gắn liền với quá trình già hóa dân số nhanh chóng này là
sự gia tăng của tuổi trung vị từ 28,5 tuổi vào năm 2010 lên 36,7 tuổi vào năm
2030 và 42,4 tuổi vào năm 2050 Tuổi thọ trung bình tăng từ 75,4 tuổi vào năm
2010 lên tương ứng 78 và 80,4 vào năm 2030 và 2050 Tuổi thọ trung bình ởtuổi 60 của dân số Việt Nam tương ứng cho nữ giới và nam giới là 20 và 18 tuổi.Đây là tuổi thọ tương đương hoặc cao hơn những nước có thu nhập bình quânđầu người cao hơn như Thái Lan, Malaysia và Inđônêxia
Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ già ở nhóm già nhất, nghĩa làtốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽngày càng lớn Số liệu từ bốn cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn1979-2009 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60 đến 69)tăng chậm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) vàgià nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn Số liệu dự báo của GSO (2010) cho
Trang 14giai đoạn 2009-2049 cho thấy, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già”cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất So với các quốcgia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển hoặc có mức thu nhậpbình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao Cụ thể,
số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổngdân số hay thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn già hóa sang già là ngắn hơnnhiều nước: Pháp mất 115 năm; Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất
26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm Với điều kiện phát triển kinh tế-xãhội như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thíchứng với một dân số già hóa nhanh
Tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ tuổi ngày càng cao Do tỷ lệ phụ
nữ trong dân số cao tuổi ngày càng tăng còn gọi là xu hướng nữ hóa dân số caotuổi, nên đòi hỏi phải có các chính sách chăm sóc người cao tuổi thích ứng với
xu hướng này vì phụ nữ cao tuổi thường dễ tổn thương hơn với các cú sốc kinh
tế và xã hội Tỷ số giới tính nữ/nam tăng lên theo tuổi ở Việt Nam cũng là xuhướng chung trên thế giới.Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hướng này là namgiới cao tuổi thường có tỷ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng nhóm tuổi
Trang 15Mức độ già hóa dân số ở các tỉnh và vùng có điều kiện và trình độ pháttriển kinh tế, xã hội khác nhau là rất khác nhau.Với những tỉnh có tỷ lệ ngườicao tuổi trên 10% thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do mức di cưlớn của dân số trong độ tuổi lao động Ngược lại, với những tỉnh có tỷ lệ ngườicao tuổi nhỏ hơn 8% là do tỷ suất sinh còn cao Điều này cho thấy tình trạng giàhóa dân số giữa các tỉnh, các vùng rất khác nhau là do nhiều nguyên nhân và cầnđược phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân đó trong các điều kiện kinh tế và xãhội nhất định thì mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp.Theo khu vực thànhthị - nông thôn, số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình trong thập kỷ qua chothấy phần lớn người cao tuổi vẫn sống ở nông thôn dù rằng quá trình đô thị hóađang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.Tỷ lệ này giảm chậm theo thời gian, từ78% vào năm 1993 xuống 73% vào năm 2008 Xét theo vùng kinh tế - xã hội,người cao tuổi sống nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông CửuLong, những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cả nước.
2.Công tác xã hội với người cao tuổi.
2.1.Công tác xã hội với người cao tuổi ở Quốc tế.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới công tác xã hội đã và đang góp phần to lớnvào công tác chăm sóc người cao tuổi Ngày 13-15/ 7/ 2015, Liên hợp quốc đã
tổ chức cuộc họp lần thứ 6 của Nhóm công tác mở về người cao tuổi để bàn vềvấn đề người cao tuổi và xây dựng Công ước về quyền của người cao tuổi Cuộchọp có sự tham gia của đại diện hơn 100 quốc gia thành viên, 28 tổ chức Phichính phủ, nhiều chuyên gia độc lập, đặc biệt đã có đại diện của người cao tuổicủa 4 nước ở Châu Á và Châu Phi là Việt Nam, Pakistan, Kenya.Ngoài ra, vàocuối tháng 9/ 2015, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Chính phủcác nước trên thế giới sẽ cùng ký cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bềnvững tới năm 2030, trong đó người cao tuổi bắt đầu được công nhận trongChương trình trên của liên hợp quốc
Trang 16Ở Mỹ, công tác xã hội góp phần rất lớn vào công tác trợ giúp nhóm ngườiyếu thế trong đó có người cao tuổi Nhân viên công tác xã hội là người kết nốingười cao tuổi đến với những dịch vụ và tiếp cận chính sách Ngay từ nhữngnăm 1994 – 1995 ở Mỹ đã có những chương trình nghiên cứu về chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi Nghiên cứu chỉ ra những rào cản trong công tác chămsóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Đại hội của Liên đoàn Nhân viên xã hội tại quốc tế (IFSW) Salvador deBahia, Brazil 14 tháng 8 năm 2008 đã ra tuyên bố về vai trò và vị trí của nhânviên xã hội (NVXH) trong các hoạt động cũng như chính sách trợ giúp ngườicao tuổi
2.2.Công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam.
2.2.1.Khái niệm công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi là phương pháp của công tác xã hộinhằm giúp đỡ, hỗ trợ người cao tuổi vượt qua khó khăn, giúp họ đánh giá, xácđịnh vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực giải quyếtvấn đề Quá trình giúp đỡ là quá trình khoa học và chuyên nghiệp, trong đó,nhân viên xã hội xử dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý, xã hội học, cáckhoa học xã hội có liên quan khác và các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp sát cánhcùng người cao tuổi hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của mình và hướng đến có thểgiải quyết các vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai
2.2.2.Mục tiêu của công tác xã hội với người cao tuổi
Giúp người cao tuổi hiểu được vấn đề của chính mình
Giảm nhẹ hoặc xóa bỏ các vấn đề gặp phải
Tìm ra những điểm mạnh và phát huy tiềm năng của nct
2.2.3.Phương pháp của công tác xã hội với người cao tuổi
Trang 172.2.3.1.Phương pháp công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
Giai đoạn 1:Tiếp nhận đối tượng
Nhân viên xã hội trực tiếp phát hiện và tiếp cận người cao tuổi có vấn đề
xã hội
Người cao tuổi chủ động tìm đến nhân viên xã hội khi gặp phải vấn đềNhân viên xã hội tiếp nhận đối tượng từ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhânkhác
Giai đoạn 2:Thu thập thông tin
Mục đích: Để nhân viên xã hội có cái nhìn tổng quan về vấn đề của ngườicao tuổi, trên cơ sở đó lập kế hoạch trợ giúp
Trong quá trình thu thập thông tin có thể sẽ xảy ra trường hợp thông tinthiếu chính xác hoặc mâu thuẫn với nhau, đây cũng là một đặc trưng thườngthấy khi làm việc với đối tượng người cao tuổi do đăc điểm tâm-sinh lý của đốitương người cao tuổi vì vậy, nhân viên xã hội cần có các hoạt động kiểm chứngthông tin liên tục xuyên suốt quá trình
Những thôn tin cần thu thập:
+ Thông tin về thân chủ
+ Hoàn cảnh của thân chủ
Tình trạng sức khỏe
Vai trò của các tổ chức, đoàn thể với người cao tuổi
Nguồn thu thập:
+ Từ người cao tuổi
+ Từ gia đình người cao tuổi
+ Từ các cơ quan tổ chức địa phương
+ Từ hồ sơ, tài liệu
Trang 18Ghi chép, tổng hợp thông tin:
+ Sắp xếp thông tin theo nội dung
+ Theo một mẫu chuẩn thống nhất để lưu trữ hồ sơ
Giai đoạn 3: Đánh giá, xác định vấn đề
Các hoạt động đánh giá thông tin:
+ Kiểm tra lại thông tin để có được thông tin chính xác nhất của thanchủ
+ Kiểm tra chéo các thông tin thu được
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp
Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cần khuyến khích, huy động tối đa
sự tham gia của người cao tuổi vào việc xây dựng kế hoạch vì chính họ sẽ thựchiện kế hoạch và tạo ra những sự thay đổi tích cực cho bản thân
Trang 19+ Xác định mục tiêu
+ Xác định các hoạt động can thiệp
Kết quả của giai đoạn này chính là bẩn kế hoạch được người cao tuổi vànhân viên xã hội cùng thực hiện dựa trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu bức thiếtnhất của thân chủ Đồng thời, cũng phải lường trước những khó khăn, cản trở cóthể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch để chuẩn bị tinh thần và cách thứứng phó
Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện
Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
Hỗ trợ người cao tuổi thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 6: Lượng giá
Là công việc đo lường và thẩm định các thay đổi, tiến bộ hay mức độ đạtđược để kịp thời bổ sung, điều chỉnh giúp nâng cao chất lượng hoạt động chuyênmôn Vì thế, khi lượng giá cần xác định cụ thể các mục tiêu một cách rõ ràng,ghi chép hồ sơ tiến trình, có sự tham gia của cả nhân viên xã hội và người caotuổi cũng như những người có liên quan cuối cùng là thực hiện quá trình lượnggiá một cách liên tục
Giai đoạn 7: Kết thúc, chuyển giao
2.2.3.2 Công tác xã hội nhóm với người cao tuổi
Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định các vấn đề, nhu cầu, mục đích nhóm, xác định các bước thựchiện
+ Xây dựng nhóm
+ Quy mô nhóm
Trang 20Giai đoạn triển khai hoạt động nhóm:
+ Giới thiệu làm quen, tạo bầu không khí cởi mở tin cây: Trong hoạtđộng này, người điều phối cần chủ động đưa ra các hoạt động để cácthành viên trong nhóm tham gia và làm quen với nhau
+ Truyền đạt các nội dung hoạt động nhóm: Để đảm bảo tất cả mọi thànhviên đều hiểu đượ mục đích, nội dung sinh hoạt cần xây dựng mụcđích và kế hoạch, nội dung sinh hoạt cần thiết thực, đáp ứng nhu cầucủa nhóm
Giai đoạn lượng giá, kết thúc:
+ Lượng giá là kết quả chương trình hoạt động: Những lợi ích mà nhómđem lại cho các thành viên là gì? Mức độ đạt được?
+ Vai trò là người điều phối hoạt động nhóm, nhân viên xã hội cónhiệmvụ hỗ trợ theo dõi, đánh giá những nỗ lực của nhóm trong thựchiện vụ hỗ theo dõi, đánh giá những nỗ lực của nhóm trong thực hiệnnhiệm vụ
2.2.4.Đánh giá chung
Nghề công tác xã hội đã được phát triển ở Việt Nam từ rất lâu đời cho đếnngày nay với sự công nhận là một nghề của Chính phủ thông qua các văn bảnpháp lý Nằm trong tiến trình phát triển chung của công tác xã hội là lĩnh vựccông tác xã hội với người cao tuổi Người cao tuổi đang ngày càng được quantâm và trở thành một nhóm đối tượng đặc thù của nghề công tác xã hội Hiệnnay, Nhà nước cũng đã có những chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy hoạtđộng công tác xã hội với nhóm người cao tuổi Để làm việc được với người caotuổi đòi hỏi phải có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn Điều đó đượcthể hiện trong việc đầu tư cho quá trình đào tạo của Nhà nước cho các khóa học,cũng như sự tự trao dồi không ngừng để nâng cao năng lực làm việc cho nhânviên công tác xã hội Hiện nay ở Việt Nam các dịch vụ chăm sóc người cao tuổiđang ngày càng mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau Song
Trang 21song với sự phát triển của hệ thống bảo trợ xã hội do nhà nước quản lý là cáctrung tâm dịch vụ tư nhân với chất lượng khá tốt Có thể kể đến một số mô hìnhnhư: mô hình viện dưỡng lão; các câu lạc bộ dưỡng sinh cho người cao tuổi;bệnh viện lão khoa;… Tuy nhiên trong các mô hình đang phát triển hiện tại vaitrò của công tác xã hội chưa được thể hiện một cách rõ nét Việc kết nối dịch vụ,trợ giúp trực tiếp người cao tuổi dưới góc độ của công tác xã hội đã được thựchiện và đem lại hiệu quả nhất định ở một số địa phương Tuy nhiên, vẫn cònnhiều bất cập, những hình thức trợ giúp còn nhỏ lẻ và chưa có tính đồng bộ trêndiện rộng Xét trong tình hình thực tế bổi cảnh Việt Nam hiện tại có thể thấycông tác xã hội đang ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mìnhtrong việc trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong đó có người cao tuổi Việcphát triển công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người cao tuổi nóiriêng là một điều tất yếu để đảm bảo nền an sinh cho đất nước.
II.Cơ sở thực tiễn.
1.Quan điểm, định hướng của Chính phủ về vấn đề Người cao tuổi.
Sau khi Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bíthư TW đã ban hành Chỉ thị 59/CT-TW “Về chăm sóc người cao tuổi”, quyđịnh: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là tráchnhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Hội Người cao tuổi Việt Nam mớiđược thành lập, cần được nhanh chóng ổn định về tổ chức và mở rộng hoạt động
ở cơ sở Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các ban đảng, các đoàn thể nhân dân cầngiúp đỡ Hội hoạt động có hiệu quả thiết thực, phối hợp với Hội trong việc vậnđộng gia đình và xã hội chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy người cao tuổi phục vụcông cuộc đổi mới Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các ban của Đảng, các ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp phối hợp với Hội nghiên cứu, soát xét cácchính sách luật pháp hiện hành, đề xuất những văn bản pháp quy của Nhà nướcnhằm bảo vệ, chăm sóc và phát huy người cao tuổi Nhà nước cần dành ngân
Trang 22sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người caotuổi Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơnkhông nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, nhanh chóng xoá bỏ tình trạng ngườigià lang thang trên đường phố, ngõ xóm Đề nghị Chính phủ hỗ trợ Hội ngườicao tuổi Việt Nam về kinh phí và điều kiện hoạt động”
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các lão thànhcách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những ngườicao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, nâng caođời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin,phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xãhội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên,thiếu niên…”
Thông báo số 12-TB/TW ngày 13 tháng 6 năm 2001 đã khẳng định HộiNgười cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có các nhiệm vụ
đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh Người cao tuổi; Hội có Ban đại diện ở cấptỉnh và cấp huyện; Cấp tỉnh có từ 2 đến 3, cấp huyện có từ 1 đến 2 cán bộchuyên trách đồng thời khẳng định: “Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí hoạtđộng cho Hội.Các cơ quan có chức năng của Nhà nước tạo thuận lợi, bảo đảmcấp kinh phí kịp thời cho Hội”
Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế Người cao tuổi do
TW Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông ĐứcMạnh đã nói: “…Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổi nước ta lại đông đảonhư hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào về lớp người cao tuổi nước
ta Với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống cùngvới vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động và nghiệp vụ phong phú, đadạng của mình, người cao tuổi thực sự là một bộ phận hợp thành nguồn lực nộisinh quý giá của cả dân tộc Chúng ta tôn trọng, bồi dưỡng và phát huy nguồnlực ấy”…
Trang 23Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dân thamgia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thànhcách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội.Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già
cô đơn, không nơi nương tựa…”
Như vậy, từ Chỉ thị 59/CT-TW, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo
số 12TB/TW của Ban Bí thư TW Đảng đều khẳng định: Người cao tuổi là nềntảng của gia đình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xãhội Vì thế, chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản chấttốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đạiđoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh
2.Luật pháp, chính sách, chương trình, dịch vụ với người cao tuổi của Việt Nam đang hiện hành.
2.1.Luật pháp với người cao tuổi ở Việt Nam.
Quan điểm trên của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp năm
1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm đượcviệc thì được giúp đỡ” Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già,người đau yếu và tàn tật Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứutrợ xã hội…” Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệmnuôi dạy con cái Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, chamẹ… ” Và Điều 87 Hiến pháp ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côikhông nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”
Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có nghĩa vụ
và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu,tàn tật…Và khoản 2 Điều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn phận… chămsóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”