CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Chủ biên: TS Bùi Thị Xuân Mai
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới
từ nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam Đại dich này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất chấp các nỗ lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây lan HIV/AIDS
Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực can thiệp trong hỗ trợ dự phòng, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: chương trình giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con; chương trình an toàn truyền máu… Tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm HIV vẫn ở mức rất đáng lưu tâm: tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp tử vong do AIDS; Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có
sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm
là nữ giới, cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%) 1
Chăm sóc, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS sẽ được coi là toàn diện nếu như họ được chăm sóc hỗ trợ cả về mặt y tế, sức khỏe và xã hội Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ Nhân viên Công tác xã hội trơng trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và chất lượng trợ giúp nhóm đối tượng này nói riêng
Do vậy, việc phát triển và đào tạo Công tác xã hội theo tinh thần của Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 về “ Phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020” với kiến thức chuyên sâu trong lĩnh trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trở thành vấn đề cần thiết Giáo trình
“Công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS” do nhóm tác
1 Báo cáo tổng kết Phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác 2013, Cục PC HIV/AIDS, Bộ Y
Trang 3giả trường Đại học Lao động – Xã hội biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo cán bộ công tác xã hội trong các trường nghề, trình độ cao đẳng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến cũng như cung cấp các tài liệu trong nước và quốc tế của các chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổ chức, các trường Đại học, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với nguồn kinh phí từ đề
án 32 đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn Giáo trình này
Giáo trình được biên soạn lần đầu, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau
Thay mặt Nhóm tác giả
TS Bùi Thị Xuân Mai
Trang 4Cuốn tài liệu được thiết kế thành 6 bài do nhóm giảng viên khoa Công tác
xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội biên soạn:
Bài 1: Kiến thức chung về HIV/AIDS – ThS Nguyễn Thị Vân
Bài 2: Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS – CN Nguyễn Tuấn Long
Bài 3: Truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị - ThS Lý Thị Hàm và ThS Thành Thu Trang
Bài 4: Tham vấn và hỗ trợ người nhiễm HIV – TS Bùi Thị Xuân Mai (Chủ
biên) và ThS Nguyễn Lê Trang
Bài 5: Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội – ThS Tiêu Thị Minh Hường
Bài 6: Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng – ThS Nguyễn Thị Vân
Trang 5MỤC LỤC
Chủ biên: TS Bùi Thị Xuân Mai 1
GIÁO TRÌNH 1
I.Tổng quan về dịch HIV 14
1.Tình hình HIV/AIDS trên thế giới 14
2.Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam 16
II.Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS 20
1.Khái niệm HIV/AIDS 20
1.1 Khái niệm và một số đặc diểm của HIV 20
1.2.Khái niệm về AIDS 23
2.Các giai đoạn phát triển của HIV 23
2.1.Giai đoạn cấp tính 24
2.2.Giai đoạn không triệu chứng 25
2.3.Giai đoạn AIDS 25
3.Dấu hiệu nhận biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS 26
4.Các con đường lây truyền và không lây truyền HIV 27
4.1.Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV 27
4.2 Các đường lây truyền HIV 28
5.Những đường không làm lây truyền HIV 32
III.Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS 33
1.Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS 33
2 Nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS 37
IV.Đáp ứng của Việt Nam về HIV 39
1.Công tác quản lý, chỉ đạo 39
2.Môi trường chính sách và pháp lý 40
3.Phối hợp đa ngành trong phòng, chống HIV/AIDS 42
4.Dự phòng lây nhiễm HIV .44
Trang 66.Sự tham gia của xã hội dân sự 51
V.Luật pháp, chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 54
1.Qui định của quốc tế về quyền của người có HIV/AIDS 54
2.Luật pháp, chính sách của Việt Nam trong hỗ trợ người có HIV/AIDS 59
2.1 Luật phòng chống HIV/AIDS 59
2.2.Các văn bản pháp luật khác 62
Tài liệu tham khảo 66
I.Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 68
1 Khái niệm kỳ thị với người nhiễm HIV 68
2 Khái niệm phân biệt đối xử với người nhiễm HIV 69
II.Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 70
1 Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong gia đình 70
2 Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại cộng đồng 71
3 Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ở trường học 72
4 Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong bệnh viện 73
5 Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nơi làm việc 74
III.Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 75
1 Hậu quả đối với cá nhân và gia đình 75
1.1 Suy sụp về tinh thần, gia đình tan vỡ và bị cô lập khỏi 76
1.2 Hạn chế một số quyền công dân của bản thân người nhiễm và con cái họ 77
1.3 Khả năng của người nhiễm HIV không được phát huy 77
1.4 Ảnh hưởng đối với kinh tế gia đình người nhiễm HIV 78
1.5 Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế 78
2.Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội 79
2.1 Tạo nguy cơ làm tăng nhanh sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng 79
2.2 Ảnh hưởng đến lập kế hoạch, tư vấn và can thiệp, chăm sóc y tế và tôn kém về kinh tế 80
IV.Một số biện pháp phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 81
Trang 71.Nâng cao chất lượng lập pháp và giám sát việc thực thi chính sách 81
2.Nâng cáo vai trò và trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể thuộc các cấp và cộng đồng 81
3.Tăng cường và nâng cao chất lượng phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử thông qua công tác truyền thông 82
4.Phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV 83
5.Thực thi các giải pháp về y tế 84
6.Tăng cường phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người 86
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại một số môi trường 86
6.1 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại nơi làm việc 86
6.2 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại trường học 86
6.3 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại tại các cơ sở y tế 87
6.4 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng 88
CÂU HỎI ÔN TẬP 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
I.Khái niệm về truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 91
1.Định nghĩa truyền thông và truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 91
2.Quá trình truyền thông 92
II.Mục tiêu và nhiệm vụ của truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và kỳ thị 93
1.Mục tiêu: 93
2.Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục cộng đồng: 95
3.Tiến trình thay đổi hành vi trong phòng chống lây nhiễm HIV và giảm kỳ thị 95
4.Các yêu cầu trong truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và kỳ thị 99 III.Các yếu tố tham gia vào hoạt động truyền thông và các cơ chế tác động tâm lý trong truyền thông
Trang 8Các yếu tố tham gia vào hoạt động truyền thông 99
1 Chủ thể truyền thông /người truyền tin (ai truyền thông?) 99
2.Người nhận thông tin (truyền thông cho ai?) 100
3.Nội dung truyền thông (truyền thông về cái gì?) 101
4 Hình thức/kênh truyền thông (bằng cách nào?) 102
5 Môi trường truyền thông (truyền thông diễn ra trong hoàn cảnh nào?) 104
6.Rào cản trong truyền thông 105
IV.Kỹ năng truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 106
1.Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 106
2.Kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh trực quan 111
3.Kỹ năng truyền thông bằng hoạt động sân khấu hóa 113
4.Kỹ năng thu hút sự tham gia của người có HIV và gia đình của người có HIV vào hoạt động truyền thông 115
5.Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị tại cộng đồng 116
5.1 Kỹ năng tạo lập nhóm nòng cốt và xây dựng mạng lưới tình nguyện viên 116
5.2 Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 119
5.3 Tổ chức các chiến dịch truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị 128
I.Bài tập thực hành 132
II.Câu hỏi ôn tập 133
Tài liệu tham khảo 134
I Khái quát chung về tham vấn cho người có HIV 136
1 Khái niệm tham vấn, tham vấn cho người có HIV 136
1.1 Khái niệm tham vấn 136
1.2 Phân loại tham vấn 136
1.3 Khái niệm tham vấn cho người nhiễm HIV/AIDS 137
Trang 92 Mục đích, ý nghĩa của tham vấn cho người nhiễm HIV 137
2.1 Mục đích của tham vấn HIV 137
2.2 Ý nghĩa của tham vấn HIV 138
3 Nguyên tắc tham vấn người có HIV/AIDS 140
II Ứng dụng một số lý thuyết vào giải thích hành vi và tham vấn cho người có HIV 141
1 Tham vấn người có HIV 148
2 Tham vấn người thân, gia đình người có HIV 154
3 Tham vấn xét nghiệm cho cá nhân có HIV 154
I.1.Tham vấn trước khi xét nghiệm 155
I.2.Tham vấn sau khi xét nghiệm 157
4 Một số lưu ý tham vấn cho trẻ có HIV và trẻ có cha mẹ nhiễm HIV 160
III Một số kỹ năng tham vấn người có HIV 163
1 Kỹ năng lắng nghe 163
2 Kỹ năng hỏi 164
3 Kỹ năng thấu hiểu 166
4 Kỹ năng phản hồi 168
5 Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề 170
6 Kỹ năng bộc lộ cho trẻ có HIV 172
6.1 Ý nghĩa của Bộc lộ thông tin về tình trạng HIV cho trẻ 172
6.2 Nguyên tắc bộc lộ 173
6.3 Vai trò của nhân viên xã hội 176
6.4 Thực hiện hoạt động với người bộc lộ 176
6.5 Thực hiện hoạt động với trẻ 178
6.6 Tiến trình bộc lộ 179
6.7 Các công cụ trợ giúp sự bộc lộ 182
II.Một số gợi ý kỹ năng tự kiểm soát bản thân cho người có HIV 185
1 Cách thức tự kiểm soát cuộc sống của người có HIV 186
Trang 102 Giúp người có HIV thông báo tình trạng HIV cho người khác (nếu họ muốn) 187
BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP 189
Bài tập thực hành 189
II.Câu hỏi ôn tập 193
3.2 Giai đoạn trong khủng hoảng 198
3.2.1 Giai đoạn bối rối 199
3.2.2 Giai đoạn thử nghiệm và mắc lỗi 199
3.2.3 Giai đoạn giải quyết khủng hoảng 200
3.3 Giai đoạn sau khủng hoảng 200
6.1Kĩ năng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ 219
6.2 Kĩ năng duy trì các mối quan hệ 221
6.3 Kĩ năng khích lệ sự tham gia 221
1.Chức năng, nhiệm vụ quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS của các cơ sở xã hội 231
2.Vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội 231
3.Quy trình tiếp nhận, chăm sóc người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội 231
4.Một số hoạt động trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội 231
I.Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở xã hội trong quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS 231
1.Chức năng, nhiệm vụ quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS của các cơ sở xã hội 231
2.Vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội 232
1.1 Khái niệm chung về công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS: 232
1.2Vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội: 233
1.3Các kỹ năng cơ bản của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 235
II.Qui trình tiếp nhận, quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội 239
1.Quy trình tiếp nhận, chăm sóc người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội 239
2.Hoạt động nhóm đồng đẳng hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội 246
2.1.Các khái niệm cơ bản 246
2.2.Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của một đồng đẳng viên 247
Trang 113.Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhóm trưởng đồng đẳng 250
4.Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng trong các cơ sở xã hội 251
4.1.Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng 251
4.2 Số lượng tuyên truyền viên đồng đẳng 251
4.3.Tiêu chí lựa chọn tuyên truyền viên đồng đẳng 251
5.Triển khai các hoạt động của nhóm đồng đẳng trong cơ sở xã hội 252
5.1.Nâng cao năng lực cho đồng đẳng viên 252
5.2.Hoạt động hỗ trợ giáo dục viên đồng đẳng trong các cơ sở xã hội 253
5.3.Giám sát và điều chỉnh hoạt động của các nhóm giáo dục đồng đẳng 253
5.4.Tiến hành các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm và truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm HIV trong cơ sở xã hội 253
III.Một số hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội 255
1 Triển khai các hoạt động văn nghệ, thể thao 255
2 Dạy nghề và cơ hội tăng thêm thu nhập cho thân chủ bị nhiễm có thể sống độc lập 255
3.Triển khai các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực 256
I.Những vấn đề chung về chăm sóc tại nhà và cộng đồng 261
1.Các khái niệm 261
2.Qui định về chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng 262
3.Các nguyên tắc 263
II.Nội dung chăm sóc tại nhà 263
1.Đánh giá nhu cầu 263
2.Chăm sóc thể chất 264
3.Hỗ trợ tinh thần 264
4.Hỗ trợ về xã hội 265
5.Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV 265
5.1 Về nhu cầu năng lượng 265
5.2.Về nhu cầu protein 266
Trang 125.4.Nhu cầu các vitamin và chất khoáng 266
5.5.Các nhóm thực phẩm 267
III.Thực hiện chăm sóc tại nhà 269
1.Hướng dẫn thực hiện CSTN 269
1.1.Nguyên tắc thực hiện: 269
1.2.Các bước của một lần CSTN 270
2.Cung cấp tư vấn và hỗ trợ dự phòng HIV 273
3.Chăm sóc thể chất và triệu chứng thông thường 273
3.1.Hỏi bệnh sử 273
3.2.Thăm khám 273
4.Xây dựng kỹ năng tự chăm sóc cho người nhiễm HIV và thành viên gia đình 281
4.1.Hướng dẫn tự chăm sóc 281
4.2.Chăm sóc cho những người chăm sóc 282
5.Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 282
6.Chăm sóc cho trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV 282
6.1.Các dịch vụ chăm sóc và điều trị sau sinh cho trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV 282
6.2.Lợi ích của việc khám thai và xét nghiệm HIV sớm .283
7.Hỗ trợ người nhiễm HIV tuân thủ điều trị bằng ARV .284
7.1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV bằng ARV 284
7.2.Nội dung hỗ trợ điều trị 284
8.Xử trí phơi nhiễm với HIV 287
8.1.Phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 287
8.2 Xử trí 287
8.3.Dự phòng phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp 288
9.Phòng ngừa chuẩn 289
9.1 Phương pháp vệ sinh 289
9.2 Rửa tay 289
Trang 139.3 Đeo khẩu trang 290 9.4 Rác thải y tế 290 10.Chăm sóc giai đoạn cuối và hỗ trợ gia đình có người nhiễm HIV tử vong 291
Trang 14BÀI 1 KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS Mục tiêu của bài học
Sau bài học sinh viên có thể:
- Giải thích và làm rõ các khái niệm cơ bản về HIV/AIDS, các khái niệm liên quan
- Hiểu biết về dịch HIV, sự phát triển của HIV trong cơ thể và con đường lây truyền và cách phòng tránh
- Hiểu đặc điểm tâm lý và những khó khăn mà người sống chung với HIV/AIDS đang phải đối đầu
- Nắm được các ứng phó của Việt Nam về vấn đề HIV/AIDS
- Thực hành, vận dụng các kiến thức, hiểu biết này vào công việc thực tế
Nội dung cơ bản của bài học:
- Tổng quan về dịch HIV trên thế giới và Việt Nam
- Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
- Đáp ứng của Việt Nam về HIV
- Luật pháp, chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS
Nội dung chi tiết bài học
I Tổng quan về dịch HIV
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp Tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8% Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS So sánh với
Trang 15năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21% Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong năm 2009 Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin
Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây nhiễm
từ việc quan hệ tình dục không an toàn
Như vậy, sau 30 năm, AIDS trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà loài người gặp phải Các khu vực phải gánh chịu gánh nặng bệnh tật nhiều nhất là Châu phi cận Sahara, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê Ở các nước Châu phi cận Sahara, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Tính trên toàn thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao
Dự tính gần 3 thập kỷ qua:
- Tổng số nhiễm khoảng 70 triệu người, gần 30 triệu người chết vì AIDS
- Hiện nay còn khoảng trên 40 triệu người nhiễm HIV còn sống: 17 triệu phụ nữ nhiễm, gần 3 triệu trẻ em nhiễm, trên 14 triệu trẻ mồ côi
- Mỗi ngày thêm khoảng 14.000 trường hợp mới phát hiện
- Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là ở Châu Phi rồi tới Châu Á Thái Bình Dương
Nhưng từ năm 2011, một số nơi có tỉ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh, nhất
là các nước cận sa mạc Sahara Châu phi, khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề
Trang 16nhất Đồng thời có nơi tỉ lệ nhiễm mới HIV lại tăng như Australia, Đông Âu và Trung Á
- Khoảng 80% lây qua đường tình dục, có nơi đến 94%
Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều thay đổi, lần đầu tiên khoa học cho thấy nếu bệnh nhân được điều trị sớm, tỉ lệ nhiễm mới sẽ giảm 96% Theo báo cáo năm 2011 của chương trình chống HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS), thế giới
đã có tiến bộ quan trọng về khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong việc kiềm chế đại dịch HIV/AIDS Theo UNAIDS, các ca HIV phát hiện mới trên toàn thế giới giảm 21% so với năm 1997, số người chết liên quan đến AIDS giảm 21% so với năm 2005 Giải thích cho sự thành công này, ông Peter Ghys, người đứng đầu bộ phận dịch tễ của UNAIDS cho rằng, một nửa số người nhiễm HIV/AIDS cần điều trị đang được điều trị, tương đương 6,6 triệu người Nhiều loại thuốc có chức năng giảm thiểu lây truyền virus HIV từ mẹ sang con
Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại VN được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước
Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xẩy ra hầu hết
cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu
số Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trung trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng giới nam Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người nghiện chích
ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm, chiếm khoảng 5%, còn lại là đối tượng khác Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả
Trang 17nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đường tình dục cao nhất Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010 Nhiều bằng chứng cho thấy
tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, mặc dù số người nhiễm HIV được phát hiện đã giảm liên tiếp 3 năm gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững Đến cuối tháng 12/1998 toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ trong cả nước đều đã phát hiện có người nhiễm HIV
Theo “Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS” của Bộ Y tế, tính đến 30/12/2011, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại hơn 77% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố Phân bố người nhiễm HIV theo giới: Nam giới chiếm 69%, nữ giới chiếm 31%, so sánh cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ này giảm khoảng 2% ở nhóm nam giới và tăng gần 2% ở nhóm nữ giới, tỷ trọng người nhiễm HIV ở nữ giới ngày càng nhiều Phân bố người nhiễm HIV năm 2011 vẫn tập trung ở nhóm tuổi tử 20 – 39 tuổi chiếm 82% số người nhiễm HIV và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều trong 5 năm trở lại đây Trong đó, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 30 -39 tuổi đang có xu hướng tăng, đến hết năm 201 tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 30 – 39 tuổi
Trang 18chiếm tỷ lệ cao nhất với 43% Cùng với đó, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm 40 - 49 tuổi cũng có xu hướng tăng, mặc dù chậm hơn (11%).
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số những người nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2011 cho thấy lây truyền qua đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010, tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục, chiếm 41,4% trong khi tính đến cùng kỳ năm 2010 tỷ lệ này là 38,7% số người nhiễm HIV được báo cáo, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có 9,5% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền Như vậy so sánh với cùng kỳ năm 2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục tăng khoảng 3%, tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực Ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là lây truyền qua đường máu chiếm 62,7% trên tổng số HIV phát hiện ở các tinh khu vực phía bắc Trong khi đó, ở các tỉnh khu vực phía Nam lây truyền qua đường tình dục lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 57,8% số trường hợp phát hiện nhiễm HIV ở các tỉnh phía nam và tập trung ở một số tỉnh/thành phố
Kết quả giảm sát cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo chủ yếu tập trung ở người nghiện chích ma túy chiếm 41% So sánh cùng kỳ với năm
2010, phân bố người nhiễm HIV theo nhóm nghiện chích ma túy trong năm 2011
có xu hướng giảm xuống 3% Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nghiện chích ma túy vẫn chiếm gần ½ tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010
tỷ lệ này là 17,24% Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất cao như Điện Biên 45,7%, thành phố Hồ Chí Minh 39,3% Với tỷ lệ này cho thấy hành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy vẫn rất cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm này
Trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới tăng nhanh tử 8% năm 2007 thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 22,5% Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2011 có giảm (2,97%) so với năm
2010 (4,6%), tuy nhiên năm 2011 giám sát trọng điểm chỉ lấy mẫu những phụ nữ bán dâm tại cộng đồng, thông thường tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán
Trang 19dâm đang giáo dục tại Trung tâm 05 cao hơn tại cộng đồng, do đó việc giảm tỷ lệ này vẫn cần được theo dõi tiếp để đảm bảo tính bền vững Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm rất cao và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền cao cho người mua dâm như Hà Nội 22,5%, Lạng Sơn 17,06%, Cần Thơ 10,67%, Điện Biên 8%.
Tỷ lệ phụ nữ bán dâm cho biết đã từng tiêm chích ma túy cao ở Hà Nội 15%, Điện Biên 8,6%, các tỉnh này có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao và có hành vi nguy cơ cao về tình dục không an toàn làm tiềm ẩn nguy
cơ lây truyền HIV lớn, cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để hạn chế lây truyền HIV
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cao ở thành phố Hồ Chí Minh cao (14%), Hà Nội (6,7%), xu hướng nhiễm HIV trong nhóm này tăng ở một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, An Giang
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai tiếp tục có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này năm 2011 là 0,21% Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ này vẫn đang ở cao như Điện Biên (1%), Hà Nội và Là Cai (0,63%)
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc đến hết 30/06/2012 như sau:
Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng năm 2012 5.927
Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS trong 6 tháng đầu năm 2012 2.118
Số phát hiện trong những năm trước đây báo cáo bổ sung:
Tổng số hiện tại:
Trang 20Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 58.569
Như vậy, tình hình dịch HIV/AIDS trong năm 2011 có xu hướng
giảm Đây là năm thứ 4 liên tiếp số người nhiễm HIV mới phát hiện giảm,
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tiếp
tục được khống chế và có xu hướng giảm, riêng nhóm nam quan hệ tình
dục đồng giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức độ chậm hơn Tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nguy cơ thấp tại cộng đồng tiếp tục giữ được ổn định và ở
mức thấp Tuy nhiên một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Điện Biên, Sơn La, Thái nguyên, Phú Thọ , Nghệ An, Thanh Hóa, Cần
Thơ, An Giang, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu tình hình dịch vẫn còn
diễn biến phức tạp, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn còn
ở mức cao và hành vi làm lây truyền HIV trong một số nhóm còn tiềm ẩn
trong các nhóm với nhau và lây truyền ra cộng đồng Số trẻ em sinh ra từ
bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV có xu hướng giảm Xu hướng tử vong do
HIV/AIDS giảm liên tiếp trong nhiều năm qua, cho thấy hiệu quả của
công tác chăm sóc, điều trị ngày càng tốt hơn
II Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS
1.1 Khái niệm và một số đặc diểm của HIV
- Khái niệm về HIV: HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
HIV thuộc nhóm Lentivirus, và giống như mọi virus thuộc tuýp này, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch của con người Lentivirus có nghĩa là virus chậm cần có nhiều thời gian để gây ra tác dụng có hại cho cơ thể HIV là 1 virus có tính thay đổi cao, đột biến dễ dàng Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của những người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV khác nhau
Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV
Trang 21- Một số đặc điểm cơ bản của HIV
+ Về cấu tạo
Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét) Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc
Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chúng HIV khác nhau Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS
Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú, các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV
+ Một số đặc điểm lý hóa
Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng
HIV có thể tồn tại ở trong xác cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng
24 giờ Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1% Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung
Trang 22dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút là có thể tiêu diệt được HIV Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích (bằng thuỷ tinh hay kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được HIV
Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các dụng cụ, đò vải có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV
- Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4 HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể
bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư
“mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và dẫn đến tử vong
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm
Trang 23cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
1.2 Khái niệm về AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến
tử vong.
Người ta thường đề cập AIDS như “căn bệnh chết người, vô phương cứu chữa” Chính điều này lại gây ra sợ hãi và làm gia tăng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử, do vậy không nên dùng Nhưng cũng nên tránh một thái cực khác cho rằng “ AIDS là một bệnh mãn tính, có thể điều trị được như bệnh cao huyết
áp hoặc tiểu đường” Nói như vậy lại làm cho mọi người tin rằng AIDS là không nghiêm trọng
AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được
AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người
Như đã trình bày ở trên, nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ
Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi
Trang 24nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối
xử của xã hội
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính
2.1 Giai đoạn cấp tính
- Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết Vì vậy đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm
- Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm
- Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính: Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa vào các tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ lan tràn trong cơ thể Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công của HIV bằng những cơ chế sau:
+ Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi them
+ Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết chết HIV Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cố gắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ để có thể phát hiện qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm Do vậy trong khoảng thời gian cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nghiệm tìm HIV vẫn có thể âm tính Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA của HIV trong máu RNA là một đoạn di truyền của HIV RNA được sản sinh khi HIV đang hoạt động Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng HIV cấp tính hay không
Trang 252.2 Giai đoạn không triệu chứng
- Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm
- Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
- Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệm +) nhưng không có triệu chứng gì
- Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường
- Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3 đường cơ bản
- Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS
2.3 Giai đoạn AIDS
Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm Trong thời gian đó người nhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống Khi cơ thể bị nhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển:
- Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt
- Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể
- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người )
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ
Trang 263 Dấu hiệu nhận biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch mà người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã
chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
- Sốt kéo dài trên 1 tháng
Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên một tháng
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân
- Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát
- Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể
Bài tập: Thảo luận nhóm về “ So sánh đặc điểm của người nhiễm HIV và
người bị AIDS” theo một số yếu tố sau:
HIV có trong máu và các loại dịch khác của cơ thể
Khả năng lây bệnh cho người khác
Xét nghiệm máu
Nhìn bề ngoài
Diễn biến kéo dài
Trang 274 Các con đường lây truyền và không lây truyền HIV
4.1 Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV
4.1.1 Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm
Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác mà loài người từng biết đến
Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp đều có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống
Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia
Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:
- Đường máu;
- Đường tình dục;
- Đường truyền từ mẹ sang con;
Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ ) còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
Trang 28- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước thì nguy
cơ lây nhiễm càng cao
- Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn
- Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV là rất khác nhau, ví dụ:
+ HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm
+ Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và
ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị
4.2 Các đường lây truyền HIV
Thực chất của sự lây truyền HIV từ người này sang người khác là do vi rút trong máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc bị tổn thương ( đường vào) của người chưa bị nhiễm từ đó vi rút tới hạch Lympho rồi sinh sản và lan tràn vào máu trở thành nhiễm trùng toàn thể
Như vậy HIV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, máu và chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải tiếp xúc trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm
- Hai là, tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì HIV mới
có thể xâm nhập vào cơ thể người đó
Trang 29Điều này giải thích được nhiều tình huống liên quan đến lan truyền HIV.
Để thuận tiện trong đánh giá, theo dõi và tư vấn về các nguy cơ lây truyền HIV, cũng như triển khai các chương trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS, có thể chia sự lây truyền HIV từ người nhiễm sang người lành thành các loại sau đây:
4.2.1 Lây truyền HIV qua đường máu
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu Do đó HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV
Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của
người mà ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ:
- Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da, như trong các trường hợp sau:
+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu ;
+ Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh có xuyên cắt qua da
- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa
- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc
- Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng bị nhiễm HIV Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu không được tiệt trùng đúng cách
4.2.2 Lây truyền HIV qua đường tình dục
Trang 30Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào
cơ thể bạn tình không nhiễm HIV “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải
là các vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác,
cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà
ta không biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV
Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra
Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan
hệ tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng Nhìn chung trong
cả 03 kiểu quan hệ tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn
a) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn
Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành phổ biến trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình dục khác giới nam – nữ Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy
cơ lây truyền HIV cao nhất, vì:
Trang 31- Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục Nó không thể co giãn như âm đạo Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu Các vết xước này tạo ra đường vào cho HIV;
- Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh Để ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp
tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể Việc này có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn
b) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo
Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao Ngay cả khi thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm nhập vào bạn tình kia HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu đạo
c) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng
Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ dịch sinh dục, hoặc từ máu (do các loét trong miệng ) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở bạn tình
Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên, vì:
- Trong miệng có một lượng nước bọt lớn Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể
- Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít mạnh trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV
4.2.3 Lây truyền HIV từ mẹ sang con
Trang 32- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ
thể thai nhi Nguy cơ lây truyền từ 5 – 10% Sự lây truyền này xảy ra cao nhất vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai Bánh rau có một màng ngăn cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi, thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách này Vào những tháng cuối của thai kỳ, thành tử cung mỏng hơn, cơn co bóp của tử cung mau hơn và tình trạng viêm nhiễm sẽ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang thai nhi
- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập
vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ) Khi người mẹ sinh con, HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh vì quá trình lọt và xổ thai, dễ gây xây sát và tổn thương, đặc biệt là những
ca có can thiệp thủ thuật như Forcep, giác hút là các điều kiện thuận lợi Thời gian vỡ ối kéo dài, rau bong sớm, trẻ phơi nhiễm với máu và chất dịch trong quá trình chuyển di là yếu đó nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ này nếu không có can thiệp điều trị dự phòng là từ 10 – 25%
- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú
người mẹ trong quá trình trẻ bú mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm loét, nấm… làm tổn thương niêm mạc miệng, sẽ tạo ra điều kiện để HIV từ sữa mẹ, hoặc xây xát núm vú, bệnh lý tại vú của người mẹ lây truyền sang cho trẻ Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ cho con bú tỷ lệ thuạn với thời gian cho trẻ bú Tỷ lệ lây truyền trong thời kỳ này là 5 – 10%
Như vậy nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ( HIV+) cho con tính chung cả 3 thời kỳ và không được can thiệp là 25 – 40%
Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV( ARV) và nuôi con bằng sữa thay thế sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ ( HIV+) sang con xuống khoảng 12% hoặc 5% thậm chí là thấp hơn nữa
5 Những đường không làm lây truyền HIV
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngoài máu, dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước
Trang 33tiểu, mồ hôi của người nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các lọai dịch này Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:
- Các hành vi giao tiếp thông thường;
- Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi;
- Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng ;
- Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng
- Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV
Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.
III Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
1 Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS
Người nhiễm HIV/AIDS ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có những nét tâm
lý riêng
Trẻ em bị nhiễm HIV có nhiều hoàn cảnh khác nhau Có nhiều trẻ bị nhiễm HIV đã bị mất cha mẹ do AIDS hoặc đang phải chăm sóc cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS Có trẻ vừa sinh ra phát hiện bị nhiễm HIV đã bị gia đình bỏ mặc tại bệnh viện hoặc tại các cổng trung tâm bảo trợ xã hội, cổng chùa Một số trẻ bị nhiễm không được gia đình quan tâm, chăm sóc do quá nghèo, bản thân cha mẹ cũng mắc bệnh nặng Nhìn chung trẻ em bị nhiễm đều có nguy cơ mất cha mẹ, gia đình, mất lai lịch Nguồn đảm bảo cuộc sống như: chế độ dinh dưỡng, an toàn trong chăm sóc, hỗ trợ y tế, giáo dục và chăm sóc tinh thần cho trẻ rất hạn chế hoặc không có
- Ngay từ khi mới sinh ra trẻ bị nhiễm thường bị thiếu mối quan hệ gắn bó
mẹ - con, trẻ không được ôm ấp âu yếm, vỗ về nựng nịu bằng tình yêu thương của người mẹ nên trẻ dễ có cảm giác không tin tưởng, hẫng hụt, sợ hãi Những người chăm sóc thay thế cha mẹ trẻ do lo sợ bị lây nhiễm, thiếu tình yêu thương thực sự với trẻ cũng dễ có những hành động né tránh, chỉ tiếp xúc khi cần thiết…
Trang 34điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ Trẻ cảm thấy cô độc,
sợ hãi, mặc cảm, một số trẻ rơi vào trạng thái trầm uất, thậm chí đã tự tử
Trong thực tế tại các trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em đã có rất nhiều nhân viên xã hội thực lòng yêu thương và chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV như con mình Các chị đã ôm ấp, vỗ về âu yếm trẻ, bón cơm, tắm rửa…cho các em bằng
cả tình thương của người mẹ mặc dù nguy cơ lây nhiễm rất cao
Theo các bác sĩ, nếu được chăm sóc y tế đúng và sớm, lại thêm được tiếp xúc với mọi người, với những trẻ bình thường khác, khả năng sống của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều và kéo dài có thể trên 10 năm, hiện đã
có trẻ nhiễm HIV nay hơn 12 tuổi vẫn bình thường, khoẻ mạnh
- Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ nhiễm HIV có khả năng nhận thức về bản thân thông qua sự đánh giá và cư xử của những người xung quanh Thái độ ái ngại,
xa lánh của bạn bè, người xung quanh khiến trẻ cảm thấy bị coi khinh Trẻ dần mất hứng thú trong học tập, mất động lực chiến đấu với bệnh tật, không muốn phấn đâu thành người tốt vì mất niềm tin vào cuộc sống Từ đó trẻ tỏ ra hung tính hay tức giận, gây hấn với người khác Những hành vi gây hấn này là do trẻ cảm thấy bị tổn thương muốn trả thù, muốn lôi kéo sự chú ý về mình vì trẻ cho là mình không có giá trị Một số trẻ thì ngược lại sống khép mình, mặc cảm, buồn
bã, cô đơn
Trong nhiều cộng đồng, trẻ có HIV khó có thể đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi học tập với trẻ khác Điều này làm cản trở sự phát triển của trẻ, hạn chế sự tham gia của trẻ vào đời sống xã hội Hầu hết các phụ huynh và con
em của những người không có HIV thường phàn nàn, tạo áp lực với giáo viên, hiệu trưởng rằng họ không muốn cho con họ học cùng, ngồi cùng với các cháu
có HIV, không muốn con họ ăn cùng, chơi chung đồ chơi…với trẻ này Họ sợ trẻ chạm vào nhau, ngậm đồ vật chung…Các phụ huynh đưa ra đủ lý do để từ chối
sự tham gia của trẻ có HIV trong các hoạt động chung
Bị cộng đồng xa lánh, thậm chí bị chính cả những người thân trong gia đình, họ hang ghẻ lạnh và cả việc chứng kiến sự ra đi của bố mẹ, trẻ có HIV càng thấy mình đơn độc, bị cô lập, không còn niềm tin
Nhiều trẻ nhiễm HIV có chung đặc điểm tâm lý như thiếu tình cảm ruột thịt, thiếu tình yêu thương, có tâm trạng cô đơn, lo sợ, mặc cảm, tủi phận Trẻ có
Trang 35thể rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, không thấy ý nghĩa của cuộc sống, thậm chí có ý nghĩ tự sát.
- Trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV/AIDS có những đặc trưng tâm lý riêng
Ở lứa tuổi này trẻ vị thành niên cố gắng tách rời cha mẹ về mặt tâm lý.Xu hướng vươn lên muốn làm người lớn, chúng sẵn sàng hành động như người lớn có trách nhiệm, tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân và muốn được mọi người tôn trọng Tuổi dậy thì và sự phát triển cơ thể gây cho trẻ nỗi sợ hãi và sự căng thẳng, xuất hiện ở trẻ những rung cảm về giới tính và sự tò mò về quan hệ giữa những người khác giới Những khó khăn về mặt sinh lý, tâm lý xã hội có thể dẫn trẻ đến sự khủng hoảng trẻ trở nên bướng bỉnh khó bảo Nếu như cha mẹ không hiểu trẻ, không tôn trọng trẻ thì trẻ dễ có những phản ứng mạnh Đây cũng là lứa tuổi chưa có kinh nghiệm, bồng bột dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn hoặc do tò mò thiếu sự hiểu biết về giới tính nên đã sớm quan hệ tình dục không
an toàn
Trẻ em bị nhiễm HIV ở độ tuổi vị thành niên thường do các nguyên nhân như: do thiếu hiểu biết, do sử dụng bơm kim tiêm chung khi mắc nghiện ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn…Theo những khảo sát gần đây, số lượng trẻ em
bị nhiễm HIV khá lớn, trong đó phần lớn là trẻ lang thang đường phố (Theo thống kê của Bộ y tế, cả nước hiện có khoảng 8500 trẻ nhiễm HIV, phần lớn là trẻ lang thang) Mưu sinh trên đường phố, lại thiếu hiểu biết các em không hiểu được những hiểm hoạ chết người của đại dịch HIV/AIDS này
Trẻ lang thang đường phố dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS vì không có thông tin, không có kiến thức về căn bệnh này Mặt khác, cuộc sống của các em đơn độc không có sự bảo vệ của người lớn, ngủ ngoài đường, gầm cầu…các em rất
dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng ma tuý, bán thân để kiếm sống hoặc bị lạm dụng, bị bóc lột
Kiến thức về HIV của trẻ đường phố rất hạn chế Trẻ cho rằng AIDS là bệnh của người lớn Nhìn bề ngoài biết ai là người mắc bệnh, người không bị mắc bệnh và bệnh có thể chữa Trẻ dùng bơm kim tiêm chung khi sử dụng ma tuý và quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người nhưng không biết đó là con đường lây nhiễm HIV/AIDS (qua khảo sát của trung tâm truyền thông sức khoẻ, phỏng vấn trực tiếp khoảng 400 trẻ đường phố)
Người có HIV thường trải qua những diễn biến tâm lý như sau:
Trang 36* Sốc, choáng:
+ Người nhiễm HIV/AIDS khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính là sốc và choáng váng Họ bối rối, hoảng loạn, tay chân bủn rủn, không biết phải làm gì Nhiều trường hợp mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng vẫn bị trạng thái sốc, choáng váng, thậm chí ngất xỉu Vì vậy ở thời điểm này cần có ai
đó mà người nhiễm tin cậy, để trấn an họ, cảm xúc đột ngột sốc, choáng của người nhiễm HIV có thể dẫn tới những hành vi vô thức, mang tính tiêu cực, huỷ hoại Để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực của người nhiễm HIV đòi hỏi cần phải tư vấn trước và sau xét nghiệm máu
+ Sau sốc, choáng người nhiễm HIV rơi vào trạng thái từ chối, phủ nhận thông tin bị nhiễm: “Bác sĩ nhầm rồi”, “Không thể như thế được”, “Tôi vẫn khoẻ mạnh cơ mà” Sau đó họ chuyển sang giai đoạn cảm xúc tiếp theo là tự xỉ vả bản thân, mặc cảm tội lỗi, ân hận Một số người giấu bệnh làm cho bệnh tình ngày càng nặng hơn, một số khác căm hận kẻ đã truyền bệnh cho mình và có hành vi trả thù đời, họ sẵn sàng truyền bệnh cho người khác
* Lo sợ:
+ Cảm giác sợ hãi bao trùm cuộc sống của họ Họ sợ đau đớn do căn bệnh mang lại đặc biệt ở giai đoạn AIDS Sợ chết, nhất là họ đang có nhiều ước mơ hoài bão
+ Họ sợ không có cơ hội học tập, học nghề để có việc làm Nguy cơ không
có việc làm sẽ gây nhiều khó khăn trong trang trải cho cuộc sống và bệnh tật.+ Họ sợ bị người thân ghét bỏ, xa lánh, xua đuổi
+ Họ sợ ảnh hưởng đến cha mẹ, người thân Sợ hạnh phúc gia đình sẽ bị tan
vỡ nếu để lộ bệnh
* Mặc cảm:
Cảm giác buồn day dứt khi thấy mình không được như mọi người Trong bối cảnh lây lan HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, người nhiễm vẫn tập chung chủ yếu ở nhóm nghiện chích và mại dâm Do vậy khi nói đến bệnh HIV mọi người thường liên tưởng đến những người sống buông thả, truỵ lạc Cách nghĩ
đó đã khiến mọi người không muốn tiếp xúc với người có HIV Điều này khiến người có HIV rất mặc cảm Do mặc cảm và để tránh dư luận họ giấu bệnh, muốn lánh mình bỏ trốn đi xứ khác…
Trang 37Tất cả các cảm xúc tiêu cực đó làm cho người bị nhiễm HIV rơi vào trạng thái cô đơn, buồn bã, thu mình và không muốn giao tiếp Họ luôn có cảm giác mọi người đang bàn luận về họ Họ cảm thấy mình không xứng đáng với gia đình, bạn bè, người thân, đôi khi còn ý nghĩ muốn tự tử Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm trạng, sức khoẻ của người bị nhiễm HIV Người nhiễm HIV cần sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của gia đình, cộng đồng,
xã hội Họ cần được giúp để sống tích cực, hữu ích và có ý nghĩa để hoà nhập vào cuộc sống
* Chấp nhận tình trạng bệnh và sống tích cực
Nếu được sự quan tâm trợ giúp, người có HIV sẽ dần lấy lại cân bằng
về tâm trạng Họ chấp nhận tình trạng bệnh và muốn tìm cách sống tích cực Họ bắt đầu tìm kiếm thông tin để chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ Họ muốn làm điều có ích cho gia đình, xã hội và hy vọng về việc kéo dài sự sống, về thuốc điều trị khỏi bệnh
2 Nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
Nhu cầu của trẻ nhiễm HIV:
- Trẻ nhiễm HIV cần được ăn uống đầy đủ, được chăm sóc về sức khoẻ và y tế Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế đầy đủ giúp cho trẻ có HIV chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS
- Trẻ có HIV phải được sống cùng bố mẹ, anh chị em, người thân…cần được cha mẹ, người thân chăm sóc, yêu thương quí mến Trẻ cần được ăn chung, sinh hoạt chung để cảm thấy an toàn, tin tưởng và có giá trị Đối với những trẻ nhiễm HIV đã lớn cần giúp trẻ xoá bỏ mặc cảm, động viên tâm tình, tạo tâm lý bình thường
- Trẻ nhiễm HIV không còn người thân cần được đưa vào các cơ sở để nuôi dạy, tổ chức các hoạt động để giúp trẻ, tạo điều kiện để trẻ hoà nhập cộng đồng
- Trẻ nhiễm HIV cần được tham gia các hoạt động chung, hoà nhập vui chơi với bạn bè, không bị tẩy chay, xa lánh
- Trẻ có HIV cần được đến trường để học tập, phát triển năng lực, trí tuệ.Trẻ cần được học tập chung với trẻ bình thường khác theo độ tuổi phù hợp
Trang 38- Trẻ cũng cần được giao lưu với nhóm bạn cùng trang lứa để khẳng định vị trí, giá trị của mình trong nhóm, trong xã hội Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, mối quan hệ bạn bè giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của trẻ.
- Ở lứa tuổi vị thành niên trẻ có HIV cũng cần được học nghề và có việc làm tự nuôi sống bản thân
Nhu cầu chung của người nhiễm HIV:
- Người nhiễm HIV cần được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm máu Giai đoạn trước khi thử máu cần được tư vấn để kiểm tra hiểu biết của họ về các con đường lây nhiễm HIV hoặc truyền thụ tri thức về HIV và cách phòng chống lây nhiễm Ngoài ra cần dự phòng cho họ một số cảm xúc có thể xuất hiện nằm ngoài sự kiểm soát của họ Sau xét nghiệm cần tư vấn giúp người có HIV đương đầu với thực tế hiện trạng bệnh của mình, giúp họ dần bình thường hoá vấn đề và sống tích cực có ích
- Họ cần được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ
- Người nhiễm HIV cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để chống lại bệnh tật
- Người nhiễm HIV cần được trang bị kiến thức hiểu biết về HIV để biết cách điều trị, giữ gìn sức khoẻ và tránh lây bệnh cho người khác
- Họ cần được sự yêu thương đùm bọc, cảm thông chia sẻ của gia đình, người thân và cộng đồng
- Người nhiễm HIV/AIDS cần được tạo điều kiện có việc lầm ổn định để
có thể tự chăm sóc bản thân và nuôi sống gia đình
- Họ cần được tôn trọng, bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội
Người nhiễm HIV có thể đương đầu với bệnh tật, kéo dài cuộc sống, sống tích cực, có ích Nhưng họ khó có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội để
có được một cuộc sống bình thường như mọi người Rào cản đó là sự khinh rẻ,
kỳ thị, sợ hãi của nhiều người đối với người nhiễm HIV Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về căn bệnh HIV/AIDS để giúp cộng đồng thay đổi định kiến và phân biệt ứng xử với người bệnh Điều này liên quan đến tuổi thọ của người bệnh, hạn chế sự đổ bệnh của họ và đặc biệt là làm vơi đi nỗi đau đớn về tình thần và thể xác của người nhiễm HIV/AIDS
Trang 39IV Đáp ứng của Việt Nam về HIV
1 Công tác quản lý, chỉ đạo
Thực hiện Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, ngày 24/10/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1867/QĐ-TTg về việc cử các thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Song song với kiện toàn thành viên của Ủy ban Quốc gia, ở địa phương đã và đang kiện toàn lại các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các cấp tỉnh, huyện, xã Sự tham gia thêm của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), trong vai trò mới này VUSTA đã đại diện cho sự tham gia của các tổ chức xã hội trong Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm – thể hiện vai trò điều phối của
Ủy ban trong ứng phó với HIV ở Việt Nam mang tính đa ngành
Bên cạnh kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo các tỉnh, và triển khai các hoạt động, Ủy ban Quốc gia đã tổ chức tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS cho 600 nhà lãnh đạo mới tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ và Bắc Giang
Các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã nỗ lực chỉ đạo ở cấp quốc gia
và địa phương để tiếp tục cải thiện và mở rộng việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt là trong các lĩnh vực giảm thiểu tác hại và chăm sóc điều trị HIV/AIDS, đảm bảo rằng HIV/AIDS đã được lồng ghép vào các chính sách và các quyết định quan trọng của quốc gia Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội đã tổ chức buổi hội thảo với các đối tác quốc tế, các bộ liên quan về xây dựng ngân sách bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Năm 2010 và 2011 là những năm có sự thay đổi lớn về nguồn kinh phí cho công tác phòng chống HIV/AIDS Những nỗ lực nhất quán của các nhà lãnh đạo và sự hợp tác giữa Bộ Y tế với các Bộ khác đã dẫn đến việc Quốc hội phê chuẩn Chương trình mục tiêu Quốc gia về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 với một ngân sách riêng dành cho chương trình Điều này không chỉ có nghĩa là ứng phó đã được phối hợp tốt hơn giữa các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan khác,
Trang 40ít nhất là cho đến cuối năm 2015 Việt Nam cũng là nước nhận tài trợ của Vòng
9 của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét và gần đây đã bắt đầu quá trình cải cách Cơ chế Điều phối Quốc gia (CCM), thành lập một Ủy ban giám sát và lựa chọn các thành viên CCM mới Những cải cách này sẽ cho phép CCM giám sát thành công việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ tài trợ của Quỹ Toàn cầu và chuẩn bị cho các vòng xin tài trợ trong tương lai
Tuy nhiên, cho dù có những dấu hiệu đáng mừng cho thấy các cam kết quốc gia đối với việc tài trợ và quản lý các hoạt động liên quan đến HIV/AIDS, vẫn có những quan ngại sâu sắc về tính bền vững Ứng phó với HIV của Việt Nam hiện vẫn đang dựa nhiều vào hỗ trợ quốc tế, trong khi quốc gia đã ở vị trí
là nước có thu nhập trung bình, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là những yếu tố khiến các nguồn tài trợ quốc tế cho đối phó với HIV/AIDS cắt giảm Các nhà tài trợ đã có kế hoạch kết thúc hoặc sẽ giảm đáng kể nguồn tài trợ hiện có (như trong trường hợp của PEPFAR), Quỹ Toàn cầu đã hoãn việc nhận
đề xuất xin tài trợ mới do thiếu hụt vốn Nếu nguồn ngân sách quốc gia chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS không tăng lên để bù đắp sự thiếu hụt này, thì các kết quả quan trọng đã đạt được trong dự phòng điều trị và chăm sóc HIV
sẽ có nguy cơ bị mất
2 Môi trường chính sách và pháp lý
Chính phủ Việt Nam xác định rằng HIV/AIDS không chỉ là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người mà còn là vấn đề liên quan đến tương lai phát triển nòi giống của dân tộc, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS Ngoài ra, nhận thức về tầm quan trọng của sự tham gia của xã hội dân sự đóng góp cho việc soạn thảo các chính sách và pháp luật ngày càng tăng
Luật phòng chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 được thông qua năm 2006 đã
đem lại cơ sở pháp lý cho một ứng phó về HIV mạnh mẽ và đa ngành, và bảo vệ các quyền của người sống với HIV Trong những năm gần đây, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành, bổ sung hoặc sửa đổi nhiều chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ và nhất quán hơn cho hoạt động phòng chống HIV