1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tĩnh năm 2016

134 429 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Việc xây dựng DMT trong bệnh viện phải tuân thủ các nguyên tắc sau [7]: a Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; b Phù hợp về phân tuyến

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI HOÀNG DƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC

SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI HOÀNG DƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC

SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Bùi Hoàng Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và

bạn bè Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Thanh Bình,

người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm

đề tài tốt nghiệp này Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quí báu Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng đào tạo sau đại học và toàn thể các thầy cô giáo, các phòng ban Trường đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban giám đốc, khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Bùi Hoàng Dương

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC 3

1.1.1 Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 3

1.1.2 Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc 9

1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN 13

1.2.1 Tình hình sử dụng tiền thuốc trong bệnh viện 13

1.2.2 Cơ cấu về nhóm tác dụng dược lý 14

1.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc đơn thành phần – đa thành phần tại các Bệnh viện 15

1.2.4 Vấn đề sử dụng thuốc theo đường dùng 15

1.2.5 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện 16

1.2.6 Thực trạng sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu tại các bệnh viện 18

1.2.7 Thực trạng sử dụng thuốc biệt dược gốc 20

1.2.8 Thực trạng sử dụng vitamin và thuốc bổ trợ tại các bệnh viện 21

1.2.9 Một số kết quả phân tích ABC/VEN 22

1.2.10 Kết quả phân tích DDD thuốc kháng sinh tại một số bệnh viện 25

1.3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH 25

1.3.1 Vài n t về Bệnh viện và Khoa dược bệnh viện a khoa t nh Hà Tĩnh 25 1.3.2 Khoa Dược Bệnh viện a khoa t nh Hà Tĩnh 28

1.3.3 Mô hình bệnh tật tại t nh Hà Tĩnh 30

1.4 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32

2.1.1 ối tượng nghiên cứu: 32

Trang 6

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.2.1 Biến số nghiên cứu: 32

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 35

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 35

2.2.4 Mẫu nghiên cứu 36

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu 36

2.2.6 ạo đức trong nghiên cứu 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016 40

3.1.1 Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí bệnh viện 40

3.1.2 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 41

3.1.3 Chi phí sử dụng thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT nội trú, ngoại trú 44

3.1.4 Cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần - đa thành phần 44

3.1.5 Chi phí sử dụng thuốc theo đường dùng 46

3.1.6 Cơ cấu thuốc kháng sinh 48

3.1.7 Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 51

3.1.8 Phân nhóm thuốc tân dược sử dụng theo tiêu chí kỹ thuật 51

3.1.9 Kết quả phân tích ABC 52

3.1.10 Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp V-E-N 52

3.1.11 Phân tích ma trận ABC/VEN 53

3.2 VỀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG DANH MỤC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016 55

3.2.1 Phân tích DDD các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện a khoa t nh Hà Tĩnh năm 2016 55

3.2.2 Về cơ cấu thuốc theo trúng thầu, sử dụng 56

3.2.3 Về cơ cấu thuốc theo Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 58

Trang 7

3.2.4 BDG đã hết hạn bảo hộ, có nhiều thuốc Nhóm 1 được cấp giấy đăng ký

lưu hành đáp ứng yêu cầu điều trị 62

Chương 4 BÀN LUẬN 63

4.1 VỀ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016 63

4.1.1 Về tỷ lệ tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí bệnh viện 63

4.1.2 Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 64

4.1.3 Về chi phí sử dụng thuốc nội trú, ngoại trú 66

4.1.4 Về cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần - đa thành phần 66

4.1.5 Về chi phí sử dụng thuốc theo đường dùng 67

4.1.6 Về chi phí sử dụng thuốc kháng sinh theo các phân nhóm 68

4.1.7 Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 70

4.1.8 Về phân nhóm thuốc sử dụng theo tiêu chí kỹ thuật 70

4.1.9 Về kết quả phân tích ABC 71

4.1.10 Về kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp V-E-N 71

4.1.11 Về kết quả phân tích ma trận ABC/VEN 72

4.2 VỀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG DANH MỤC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2016 74

4.2.1 Về phân tích DDD các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện a khoa t nh Hà Tĩnh năm 2016 74

4.2.2 Về cơ cấu thuốc tân dược theo trúng thầu, sử dụng thầu năm 2015-2016 và thầu năm 2015-2016-2017 75

4.2.3 Về cơ cấu theo Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 76

4.2.4 Về BDG đã hết hạn bảo hộ, có nhiều thuốc Nhóm 1 được cấp giấy đăng ký lưu hành đáp ứng yêu cầu điều trị 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADR Phản ứng có hại của thuốc

BHYT Bảo hiểm y tế

DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu

ĐT Đơn thuốc

HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

HSBA Hồ sơ bệnh án

ICD-10 International Classification Diseases - 10

(Phân loại bệnh tật quốc tế)

TTY Thuốc thiết yếu

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân tích ABC tại 3 bệnh viện 10

Bảng 1.2 DDD của 1 số thuốc kháng sinh theo WHO 13

Bảng 1 3 Kết quả phân tích cơ cấu thuốc nội – ngoại 19

Bảng 1 4 Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được như sau năm 2016 28

Bảng 2 1 Các biến số trong nghiên cứu 32

Bảng 2 2 Các thức thu thập và xử lý số liệu theo từng biến số 37

Bảng 3 1 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc Tân dược theo nhóm tác dụng dược lý 41 Bảng 3 2 Cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần - đa thành phần 44

Bảng 3 3 Chi phí sử dụng thuốc theo đường dùng 46

Bảng 3 4 Phân tích cơ cấu các thuốc sử dụng đường tiêm, truyền 46

Bảng 3 5 Phân nhóm kháng sinh 48

Bảng 3 6 Phân nhóm kháng sinh và nguồn gốc 49

Bảng 3 7 Phân nhóm thuốc tân dược theo tiêu chí kỹ thuật 51

Bảng 3 8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 52

Bảng 3 9 Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp V-E-N 52

Bảng 3.10 Phân tích ma trận ABC/VEN 53

Bảng 3 11 Các thuốc AN chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị 54

Bảng 3 12 Định lượng tiêu thụ theo DDD các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 55

Bảng 3 13 Định lượng tiêu thụ theo DDD nhóm β-lactam 56

Bảng 3 14 Cơ cấu thuốc theo trúng thầu, sử dụng năm 2015–2016 56

Bảng 3 15 Cơ cấu thuốc theo trúng thầu, sử dụng năm 2016–2017 57

Bảng 3 16 Cơ cấu theo TT10/2016 58

Bảng 3 17 Cơ cấu thuốc nhóm 5 cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng với các thuốc trong TT 10/2016/TT-BYT 59

Bảng 3 18 Cơ cấu ABC/VEN thuốc Thông tư 10/2016/TT-BYT 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Các căn cứ xây dựng DMT bệnh viện 7

Hình 3 1 Cơ cấu kinh phí thuốc 40

Hình 3 2 Cơ cấu tiền thuốc 40

Hình 3.3 Phân nhóm thuốc Y học cổ truyền 43

Hình 3.4 Chi phí sử dụng thuốc nội trú, ngoại trú 44

Hình 3.5 Cơ cấu thuốc đa thành phần theo nhóm dược lý 45

Hình 3 6 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 51

Hình 3 7 Cơ cấu biệt dược gốc có nhiều thuốc Nhóm 1 được cấp giấy đăng ký lưu hành đáp ứng yêu cầu điều trị 62

Trang 11

đó, còn rất nhiều bất cập trong sử dụng thuốc tại các Bệnh viện như: ưu tiên thuốc ngoại nhập, các thuốc không thiết yếu (không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin Do đó, việc lựa chọn thuốc là công việc rất quan trọng, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc làm cơ sở để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng như tính an toàn, hợp lý, hiệu quả

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là bệnh viện hạng 1 duy nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với công suất 500 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn trên 1000 người Điều này dẫn đến vấn đề lựa chọn và sử dụng thuốc càng cần được chú trọng và giám sát chặt chẽ Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu

về danh mục thuốc sử dụng, tình trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Hà Tĩnh Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận văn

“Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016” với hai mục tiêu:

1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Hà Tĩnh năm 2016

Trang 12

2 Phân tích một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc trong danh mục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng

sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Trang 13

1 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC

1.1.1 Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

“DMT bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh Những loại thuốc này trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật luôn có sẵn bất

cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”

Việc xây dựng DMT trong bệnh viện phải tuân thủ các nguyên tắc sau [7]: a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện;

b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và

áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

e) Thống nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước

Lựa chọn xây dựng DMT phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng bệnh viện và các tiêu chí này được HĐT&ĐT xây dựng, các tiêu chí có thể bao gồm [7]:

a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng;

b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định

về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau thì phải lựa chọn trên cơ

Trang 14

sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;

d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;

đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc

DMT bệnh viện là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn Chỉ những thuốc thực sự cần thiết mới được đưa vào danh mục, tránh đưa những thuốc không có hiệu quả điều trị vào trong danh mục vì sẽ khó kiểm soát

và có thể gây hại cho người bệnh [7] Để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong bệnh viện và làm tiền đề cho việc xây dựng DMT ở chu trình tiếp theo người ta sử dụng các phương pháp phân tích DMT đã sử dụng trong bệnh viện

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [7] Phương pháp này được sử dụng để giúp kiểm soát tốt hơn việc lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với ngân sách của bệnh viện Trong phân tích ABC, các thuốc được phân hạng như sau [7] :

Trang 15

b) Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;

c) Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng

B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn

bộ các loại thuốc như mong muốn Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau [7]:

a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữabệnh của bệnh viện

b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện

c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc

Mục tiêu chính của phân tích VEN là ưu tiên giữa các loại thuốc khác nhau trong việc lựa chọn, mua và sử dụng chúng, quản lý tồn trữ và xác định giá mua thích hợp Phương pháp này được sử dụng trong lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần (V) và thuốc thiết yếu (E) nên được ưu tiên lựa chọn, phù hợp với ngân sách của bệnh viện

Kết hợp phân tích ABC/VEN được ma trận ABC/VEN bao gồm các nhóm: Nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN), nhóm II (BE, CE, BN), Nhóm III (CN) Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua thuốc

Để xây dựng được DMT bệnh viện phù hợp với nhu cầu điều trị và điều kiện ngân sách, HĐT&ĐT phải thực hiện nhiều công việc như thiết lập các

Trang 16

chính sách và quy trình dựa trên các quy định về chuyên môn, bằng chứng lâm sàng, đạo đức, các yếu tố kinh tế, sau đó chọn một phương pháp phân loại trị liệu phù hợp để xếp thuốc và nhóm [7] Sau khi thiết lập được các quy trình, HĐT&ĐT xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm thuốc cho DMT Các thông tin cần thu thập trước khi xây dựng DMT: Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm trước; tỷ

lệ % giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí điều trị; số lượng và giá trị các thuốc, nhóm thuốc trong DMT được sử dụng và không được sử dụng; các thuốc sử dụng nhiều nhất (10 thuốc), ADR của các thuốc được thu thập; thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị phát hiện, Các thông tin này sẽ giúp các nhà quản lý thấy

có thể giảm được các chi phí mua thuốc thông qua quản lý tốt danh mục Từ các yếu tố trên, HĐT&ĐT tiến hành phân tích ABC, VEN để so sánh các thuốc sử dụng có phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện hay không và xác định cụ thể những thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngân sách thuốc [7]

Từ những kết quả phân tích và căn cứ dữ liệu trên, HĐT&ĐT bệnh viện

có cơ sở để xây dựng DMT Các yếu tố liên quan đến hoạt động xây dựng DMT bệnh viện được mô tả theo sơ đồ sau [7]:

Trang 17

Hình 1 1 Các căn cứ xây dựng DMT bệnh viện

Quá trình xây dựng DMT bệnh viện gặp nhiều rào cản [7], cần phải dung hòa giữa khả năng (trình độ CMKT, ngân sách, ) của bệnh viện, lợi ích của người bệnh và yêu cầu của người thầy thuốc Trong đó việc tối ưu hóa lợi ích cho bệnh nhân là cơ sở quan trọng để xây dựng DMT Vì vậy việc duy trì DMT

là vấn đề rất quan trọng, để làm được điều này HĐT&ĐT nên xây dựng một cuốn chỉ dẫn DMT sử dụng trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho đội ngũ cán bộ y tế (đặc biệt là bác sĩ) Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không duy trì được DMT thì sẽ thất bại trong việc loại ra khỏi danh mục các thuốc không hiệu quả và hạn chế việc kê đơn ngoài danh mục

Khi xem xét các khía cạnh của quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện, kết luận về vai trò của DMT như sau [7]:

HĐT&ĐT bệnh viện

Trình độ CMKT

Chính xác về thuốc của các cấp

Trang 18

- Từ khi việc phân tích giá trị sử dụng thuốc được thực hiện trong lựa chọn thuốc, việc chăm sóc bệnh nhân tốt hơn bời vì người kê đơn được loại trừ khỏi việc lựa chọn thuốc, sự an toàn và hiệu quả của thuốc bao hàm trong DMT;

- Việc kiểm soát thuốc mới và bổ sung là cần thiết để góp phần làm cho DMT hiệu quả

Một số khái niệm liên quan đến xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

a Mô hình bệnh tật

Mô hình bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là số liệu thống

kê về bệnh tật (cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của cộng đồng đó trong giai đoạn đó Từ mô hình bệnh tật người ta có thể xác định được các nhóm bệnh (bệnh) phổ biến nhất; các nhóm bệnh (bệnh) có tỷ

lệ tử vong cao nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó

vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT [9][11]

Cùng với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu là cơ sở để HĐT&ĐT bệnh viện xây dựng DMT bệnh viện, DMT thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt [7]

đ Chỉ dẫn danh mục thuốc

Là cuốn sổ thông tin do HĐT&ĐT bệnh viện xây dựng, bao gồm các thông tin sau:

+ Thành phần, hoạt chất;

+ Tên thuốc, đường dùng, dạng dùng, hàm lượng, đơn giá:

Do thông tin trong nội dung này thay đổi hàng năm nên tùy điều kiện từng

Trang 19

+ Chỉ định chính;

+ Liều dùng, khoảng cách đưa thuốc;

+ Chống chỉ định, tương tác nguy hiểm;

+ Thông tin khác

1.1.2 Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc

Để giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc, cần có bước điều tra ban đầu

để nhận định vấn đề lớn Có hai phương pháp chính để tiến hành điều tra, đó là: Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc và phương pháp nghiên cứu chỉ số

1.1.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc

Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có thể được phân tích theo 3 phương pháp chính bao gồm: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị và phân tích sống còn, thiết yếu, không thiết yếu (VEN) Tất

cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục

và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý [7]

1.1.2.2 Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [6] Phân tích ABC có thể:

+ Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật

+ Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu của BV

Trang 20

Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ một năm hoặc ngắn hơn Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu

Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn [7]

Phân tích ABC cũng đã được sử dụng tại Việt Nam Trong nghiên cứu

"Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp" của tác giả Hoàng Thị Minh Hiền năm 2012 [23] cho kết quả như sau:

Bảng 1.1 Phân tích ABC tại 3 bệnh viện

Nhóm Chỉ số BV Hữu Nghị Bệnh viện

Nhi TƯ

BV Lao Phổi TƯ

A

Số khoản mục thuốc 79 42 17

Tỷ lệ % 15,7 9,6 9,9 Giá trị (tỷ đồng) 25 38,9 18,7

Tỷ lệ % 75 75 75

B

Chủng loại 71 49 20

Tỷ lệ % 14,1 11,2 8,2 Giá trị (tỷ đồng) 5 7,6 3,7

Tỷ lệ % 15 14,6 14,7

C

Chủng loại 352 348 208

Tỷ lệ % 70,1 79,3 84,9 Giá trị (tỷ đồng) 3,4 5,1 2,6

Tỷ lệ % 10,1 9,9 10,3

1.1.2.3 Phương pháp phân tích nhóm điều trị

Phân tích nhóm điều trị là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc sử dụng của các nhóm điều trị [37]

Trang 21

Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:

Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất vàchi phí nhiều nhất

Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý

Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể VD: sốt rét và sốt xuất huyết

HĐT&DT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế

Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi phí

Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao

1.1.2.4 Phương pháp phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn Phân tích VEN là phương pháp pho biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng

sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có chung hiệu lực điều trị

Theo thông tư 21/2013/TT-BYT [7] quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau:

Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện

Trang 22

Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện

Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc

Ứng dụng chính của VEN là xác định các chính sách ưu tiên khi tiến hành lựa chọn, mua sắm và sử dụng thuốc, quản lý tồn kho:

- Trong lựa chọn thuốc: các thuốc V, E nên được ưu tiên đặc biệt khi ngân sách thiếu hụt

- Trong mua sắm: các thuốc V, E nên được ưu tiên trong việc giám sát đặt hàng, có tồn kho an toàn cao hơn, ưu tiên số lượng đặt hàng nhiều hơn (nếu ngân sách thiếu hụt) và lựa chọn các nhà cung cấp uy tín

- Trong sử dụng thuốc: từ kết quả phân tích VEN có thể giúp đưa ra các khuyến nghị sử dụng thuốc theo nhóm V, E và xem xét lại vấn đề sử dụng quá nhiều thuốc N

- Trong quản lý tồn kho: thuốc V, E nên được quản lý chặt chẽ và bởi các nhân sự kinh nghiệm để tránh trống kho [37]

1.1.2.5 Phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp liều xác định hàng ngày (DDD)

Phương pháp liều xác định hằng ngày (DDD)là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, phương pháp này được thông qua bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ những năm 1970 trước với mục đích chuẩn hóa những nghiên cứu vềsử dụng thuốc giữa các quốc gia khác nhau DDD là viết tắt của Defined Daily Dose, là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn

Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng

Trang 23

chỉ định khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại

DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau DDD

có thể được áp dụng để tính lượng tiêu thụthuốc trong bất kỳ một khoảng thời gian nào Mặc dù vậy, phương pháp DDD cũng có những hạn chế như: liều DDD không có ý nghĩa đối với sử dụng thuốc ở trẻ em và hiện cũng không có một liều DDD nào được xác định cho bệnh nhân có suy giảm chức năng thận

Thông thường, liều DDD ít thay đổi, tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có một sốtrường hợp DDD thay đổi theo thời gian, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá xu hướng sử dụng kháng sinh Ví dụ:

Bảng 1.2 DDD của 1 số thuốc kháng sinh theo WHO

1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN

1.2.1 Tình hình sử dụng tiền thuốc trong bệnh viện

Trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí

Trang 24

các BV Kết quả khảo sát tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012 cho thấy, kinh phí mua thuốc chiếm hơn 50% tổng chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [33] Tại BVĐK tỉnh Cao Bằng năm 2012, kinh phí mua thuốc là 42,9% tổng kinh phí [28] Còn theo khảo sát tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 47,33% tổng kinh phí bệnh viện [34] Tại BVĐK Bà Rịa năm 2015, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 31,75% tổng kinh phí bệnh viện [24] Tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2015 tổng tiền thuốc sử dụng là 151,692 tỷ [40]

Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y Tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [17],[18]

1.2.2 Cơ cấu về nhóm tác dụng dƣợc lý

Về cơ cấu danh mục thuốc, kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các thuốc trong danh mục thuộc nhiều nhóm dược lý Cụ thể, tại BVĐK Cao su Dầu Tiếng- Bình Dương, danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2015 có 21 nhóm thuốc điều trị với 284 khoản mục thuốc [16], DMT của BVĐK thành phố Thái Bình năm 2014 có 464 khoản mục thuộc 17 nhóm dược

lý [21], còn tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa 2014 danh mục thuốc có tới 629 thuốc gồm 25 nhóm dược lý [35] Trong đó giá trị sử dụng tập trung nhiều vào các nhóm chống nhiễm khuẩn, tim mạch, dịch truyền, giảm đau, vitamin… Tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2015, sử dụng thuốc Tân dược ở 25 nhóm dược lý, trong đó cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 38,99%, tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch 9,92% và nhóm thuốcđường tiêu hóa 8,03% [40]

Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 gồm 25 nhóm điều trị với 451 hoạt chất và 867 thuốc Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh

Trang 25

thuốc 39,62% và chiếm 16,15% về số thuốc Nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch chiếm 15,52% tổng kinh phí sử dụng thuốc Nhóm thuốc tiêu hóa đứng thứ ba về mặt giá trị sử dụng thuốc 8,94% tổng kinh phí sử dụng thuốc và 10,50% về số thuốc.Đứng thứ tư về giá trị sử dụng thuốc là nhóm thuốc tim mạch 7,64% tổng kinh phí sử dụng thuốc [28]

1.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc đơn thành phần – đa thành phần tại các Bệnh viện

Tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2015, các thuốc đơn thành phần sử dụng chiếm 82,99% về khoản mục và 81,16% về giá trị sử dụng [40] Trong DMT sử dụng của bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2014, thuốc đơn thành phần chiếm 549 biệt dược với tỷ lệ 87,28% trong tổng số biệt dược ,và chiếm 90,86% về giá trị sử dụng, thuốc đa thành phần chỉ gồm 80 biệt dược chiếm tỷ lệ 12,72% tỷ lệ số lượng và chiếm 9,14% về giá trị sử dụng [54]

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013, chủ yếu là các thuốc đơn thành phần với 742/867 khoản mục thuốc (chiếm 85,58%) và có giá trị sử dụng thuốc đạt 150,07 tỷ VNĐ (chiếm 87,37% tổng kinh phí sử dụng thuốc).Các thuốc đa thành phần có 125/867 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 14,42%) [28]

1.2.4 Vấn đề sử dụng thuốc theo đường dùng

Theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng dược yêu cầu điều trị với thuốc chỉ dùng được đường tiêm Thuốc đường tiêm có giá thành cao hơn các đường khác do quy trình sản xuất đòi hỏi khắt khe hơn (độ vô khuẩn, độ tinh khiết, độ tan, ) chi phí bao bì cũng cao hơn Ưu điểm của thuốc tiêm là không bị phá hủy bởi dịch vị, dịch ruột, mật, men gan, tác dụng tương đối nhanh, đặc biệt là thuốc tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, thuốc được đưa thẳng vào hệ tuần hoàn Tuy nhiên đường tiêm cũng làm tăng nguy cơ tai biến và chi

Trang 26

phí điều Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc tiêm tại các bệnh viện tuyến trung ương từ 61,6% đến 74,7%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 46,1% đến 65,3% và tại tuyến huyện từ 41,1% đến 51,2% [36] [37]

Tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2015, thuốc tiêm truyền chiếm 49,71% về số lượng và 80,52% về giá trị [40] Còn tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2014, thuốc đường tiêm truyền chiếm 51,19% số lượng và 68,22% giá trị sử dụng [54]

1.2.5 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện

Trong số 100 bệnh viện chọn ngẫu nhiên, bệnh viện tuyến trung ương (12%) chi khoảng 26% (giới hạn 10 – 45%) cho thuốc kháng sinh trong tổng kinh phí cho thuốc nói chung Tỉ lệ cao nhất được báo cáo tại bệnh viện Nhi thành phố

Hồ Chí Minh (89%) Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh viện đầu ngành

về bệnh truyền nhiễm, chi 35% cho thuốc kháng sinh Bệnh viện tâm thần có mức chi phí cho kháng sinh thấp nhất (3%) [27]

Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Kết quả khảo sát của Bộ

Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc sử dụng [29] Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2008 tại 38 bệnh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ

lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [27] Tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 22,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [35] Tương tự tại BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất

Trang 27

thuốc BHYT trong cả nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [17]

Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến

Về các phân nhóm kháng sinh theo Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 27/11/2014 ban hành và hướng dẫn thực hiện DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT tại các bệnh viện tương đối đa dạng Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 nhóm kháng sinh khác nhau được sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013, trong đó nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ vượt trội, chiếm tỷ lệ 50,21% tống số khoản mục thuốc (116 khoản mục thuốc) và có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 79,26% tống giá trị sử dụng của nhóm kháng sinh).Đứng thứ hai là nhóm Quinolon với 24 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 10,43%) và có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 9,02%.Tiếp đến là các nhóm:Macrolide (với 22 khoản mục thuốc), Aminoglycoside (với 20 khoản mục thuốc) và Sulfamide (với 13 khoản mục thuốc) [28] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014, nhóm beta-lactam chiếm tỉ lệ vượt trội về số lượng và giá trị sử dụng (chiếm 40,16% số lượng biệt dược trong cả nhóm và chiếm tới 60,1% về giá trị sử dụng) Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh).Đứng thứ 2 là nhóm Quinolon với 15,75% số lượng biệt dược và 18,09% giá trị sử dụng Nhóm Nitroimidazol chiếm thứ 3 về giá trị (5,51% giá trị và 8,32% số lượng) Thấp nhất là nhóm Tetracyclin với 1 biệt dược và chiếm 0,004% giá trị sử dụng Trong nhóm kháng sinh đa số là các thuốc nhập khẩu (64%) chỉ có 36% là các thuốc trong nước sản xuất [54]

Trang 28

1.2.6 Thực trạng sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu tại các bệnh viện

Trong năm 2012, Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn

“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [5], [6], [10] Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011 Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26%

so với năm 2011 Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD [6] Các kết quả khảo sát tại một số BV

đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và 37% - 57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các BV tuyến trung ương [4], [11] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014, tổng giá trị sử dụng thuốc nội là 29,7 tỷ chiếm 29,64% tổng giá trị sử dụng và 35,93 % số lượng biệt dược sử dụng tại bệnh viện [35] Tỷ lệ thuốc nội ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc cạn năm

2014 là 31,3% ứng với khoảng 7,8 tỷ đồng [22] Tỷ lệ thuốc ngoại tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015 là 78,5% [32] Tỷ lệ thuốc trong nước sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 là 28,49% về số thuốc và 18,80% giá trị sử dụng [28] Bên cạnh đó trong các thuốc nhập khẩu các BV ưu tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc Năm 2008 thuốc thành phần nhập khẩu từ 2 quốc gia

Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch thuốc nhập khẩu vào thị trường VN Trong đó chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong cả nước đang tiến hành sản xuất

Kết quả luận án tiến sỹ dược học của Vũ Thị Thu Hương năm 2012, cho kết quả phân tích cơ cấu khoản mục thuốc nội - thuốc ngoại như sau:

Trang 29

Bảng 1 3 Kết quả phân tích cơ cấu thuốc nội – ngoại

Tuyến bệnh

viện

Thuốc nội Thuốc ngoại

Số khoản mục (%) Giá trị (%)

Số khoản mục (%) Giá trị (%)

Min Max Min Max Min Max Min Max Trung ương 25,5 37 12,1 27,9 63,2 74,5 72 87,9 Tỉnh 22,6 41 13,3 57,1 58,9 77,4 42,9 86,7 Huyện 48,5 56 39,3 53,2 44,5 51,5 46,8 60,7 Trung bình 35,6 ± 9,1 34,9 ± 15,4 64,2 ± 9,0 65,1 ± 15,9

P p <0,05 p <0,05 p <0,05 p <0,05

* Min: Giá trị nhỏ nhất *Max: Giá trị lớn nhất

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMTBV của các tuyến bệnh viện cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ số lượng và tỷ trọng thuốc nội

và thuốc ngoại của các tuyến bệnh viện với p <0,05 Tỷ lệ trung bình của thuốc nội khoàng 35% cả về số khoản mục và giá trị Tuy nhiên tỷ lệ này tại các tuyến bệnh viện khác nhau Tại các bệnh viện tuyến TƯ, số thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 25,5% đến 36,8%, thấp nhất là tại bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên (25,5%) và cao nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (36,8%) Tuy nhiên giá trị sử dụng thuốc nội tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ chiếm tỷ lệ 12,1% mà thôi Số thuốc ngoại chiếm tỷ lệ từ 63,2% đến 74,5%, cao nhất tại bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên (74,5%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (63,2%) Giá trị sử dụng thuốc ngoại tại bệnh viện Chợ Rẫy chiếm tỷ lệ tới 87,9%, cao nhất trong các bệnh viện tuyến TƯ Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, số thuốc nội chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1 (BVĐK Hải Dương) và thấp nhất là 22,6% (BV Việt Tiệp – Hải Phòng) [36] [37]

Mặc dù vậy giá trị thuốc nội tại BVĐK Hải Dương chỉ chiếm tỷ lệ 13,3%

Tỷ lệ số khoản mục thuốc ngoại nằm trong khoảng từ 59,9% đến 77,4% Giá trị

sử dụng thuốc ngoại tại tuyến BV này chiếm tỷ lệ từ 42,9% đến 86,7%, cao nhất tại BVĐK Hải Dương (86,7%)

Trang 30

Nguyên nhân có thể là do các công ty trong nước mới chỉ sản xuất được các thuốc điều trị thông thường, dạng bào chế đơn giản, chưa sản xuất được các thuốc chuyên khoa sâu có giá trị lớn, các loại thuốc này được dùng chủ yếu ở tuyến trung ương – tuyến cuối cùng, nơi có bệnh nhân bệnh nặng

Mặt khác, người dân và thầy thuốc đặc biệt ở các tuyến cao vẫn còn có thói quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương Theo thống kê chính thức của Bộ Y

tế, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20 – 30% thuốc nội trong tổng số thuốc kê cho bệnh nhân Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều Trong khi đó, thuốc sản xuất tại Việt Nam có giá thành rẻ hơn nhưng chưa được quan tâm đúng mức

1.2.7 Thực trạng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc

Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc Bệnh viện Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 thuốc mang tên thương mại chiếm 11,13%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng [35], [51] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gốc chiếm 7,2% số lượng và 4,5% giá trị sử dụng [22] Trong khi đó

số thuốc mang tên thương mại chiếm 95,5% giá trị sử dụng [22] Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gốc chiếm 12,2% số lượng và 9,96% giá trị sử dụng Trong khi đó số thuốc mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [34] Tại Bệnh viện Nhi Thanh hóa năm 2015, số khoản mục thuốc Generic chiếm 89,6% trong khi giá trị sử dụng là 68.6% [32]

Sử dụng các thuốc mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện

Theo số liệu của BHXH Việt Nam tại Công văn số 3794/BHXH-DVT

Trang 31

trị theo chỉ đạo của Chính phủ” thì Biệt dược gốc sử dụng tại tất cả các Bệnh viện trong năm 2016 chiếm 26% tổng tiền thuốc Trong đó tại các Bệnh viện tuyến trung ương chiếm 47%, Bệnh viện tuyến tỉnh chiếm 24%, tuyến huyện chiếm 7% Chi phi các thuốc BDG hết hạn bản quyền có từ 1-3 số đăng ký Nhóm

I thay thế trở lên theo Công văn số 2713/BYT-QLD là 2.982 tỷ đồng Như vậy chi phí của thuốc BDG năm 2016, sau khi đã tách chi phí của các BDG hết hạn bản quyền còn lại là 5.243,9 tỷ đồng, bằng 16% tổng chi thuốc; Tỷ lệ sử dụng BDG tương ứng tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện là 32%, 15% và 4% số chi thuốc Trong thời gian tới danh mục thuốc BDG hết hạn bản quyền tiếp tục tăng lên, đồng thời một số BDG hiệu quả sử dụng không vượt trội so với thuốc Nhóm I sẽ loại khỏi danh mục, thì chi phí BDG tiếp tục giảm thêm [2]

1.2.8 Thực trạng sử dụng vitamin và thuốc bổ trợ tại các bệnh viện

Vitamin là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến BV [27] Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại BV Hữu Nghị

từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [23], [26] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2014 giá trị sử dụng vitamin và khoáng chất là 2,7 tỷ chiếm 2,7% [35] Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại các tuyến bệnh viện [35] Tại BVĐK Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa 2014 nhóm vitamin chiếm

tỷ lệ 6,53% về giá trị sử dụng, xếp thứ 7 [25]

Nhóm thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả nước Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong cả nước năm 2010 cho thấy trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc bổ trợ là L-ornithin-L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán [1] Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm

Trang 32

2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện khảo sát, trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị gan mật (L-Ornithin - L-aspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao [27] Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi các thuốc này, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có công văn số 2503/BHXH-DVT ngày 02/07/2012 [1] yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi thuốc được sử dụng phù hợp với các công văn hướng dẫn có liên quan của Cục Quản

lý dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng bệnh nhân Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT [1]

1.2.9 Một số kết quả phân tích ABC/VEN

Ở Việt Nam hiện đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở các bệnh viện Hà Quang Đang đã phân tích ABC/VEN tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần So với năm 2007 thì năm 2008 tỷ lệ số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ các thuốc thuộc DMT-VE đã được tăng lên, thuốc không thuộc DMT-VE tuy đã giảm về số lượng biệt dược và tỷ lệ số lượng tiêu thụ không thay đổi nhưng tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc lại giảm đi rất nhiều trong cơ cấu các thuốc thuộc loại A cũng như trong cơ cấu thuốc của năm Điều này cho thấy có sự giảm về số lượng biệt dược và ưu tiên lựa chọn các thuốc không thuộc DMT-VE với giá thấp hơn

so với năm 2007 [20] Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại bệnh viện 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008 Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm

AV, AE, AN, BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I

Trang 33

và cần thiết cho điều trị Từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệu giảm xuống còn 41,6%,

71 hoạt chất đã được HĐTVĐT loại khỏi DMT sau can thiệp Nhóm III ít quan trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [36]

Tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013: Nhóm A có 87 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 10,03%), giá trị sử dụng đạt 141,06 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 79,14% tổng kinh phí sử dụng thuốc); Nhóm hạng B có 152 khoản mục thuốc (chiếm tỷ

lệ 17,53%) và giá trị sử dụng đạt 28,43 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,95% tổng kinh phí SD thuốc); Nhóm C có 628 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 72,43%) nhưng giá trị sử dụng chỉ đạt 8,76 tỷ đồng (chiếm 4,91% tổng kinh phí sử dụng thuốc); Nhóm E chiếm tỷ lệ rất cao về cả số khoản mục thuốc và chi phí sử dụng: có

754 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 86,97%) và có giá trị sử dụng đạt 152,67 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 85,65% tổng kinh phí sử dụng thuốc); Nhóm N có 113 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 13,03%) - bằng 1/7 số thuốc nhóm E và có giá trị sử dụng đạt 25,58 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 14,35%); Nhóm thuốc AN chỉ có 7 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 0,81% số khoản mục thuốc và chiếm tỷ lệ 6,19% số thuốc nhóm N) [28]

Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Hữu Nghị Nghệ An năm 2015 : Thuốc hạng A chiếm 19,50% về số thuốc, thuốc hạng B chiếm 24,63% về số thuốc, thuốc hạng C chiếm 55,87% về số thuốc; Nhóm V chiếm 12,02% về số thuốc và 27,61% về giá trị; Nhóm E chiếm 56,30% về số thuốc và 58,83% về giá trị; Nhóm N chiếm 31,67% về số thuốc và 13,57% về giá trị; Nhóm AN chiếm 4,84% về số lượng khoản mục và 21,23% về giá trị sử dụng [40]

Theo kết quả nghiên cứu tại luận án tiến sỹ của Vũ Thị Thu Hương năm

2012 [36] [37], giá trị sử dụng nhóm vitamin trong nhóm A của các BV tuyến trung ương chiếm tỷ lệ từ 0,4 - 1,5%, tại tuyến tỉnh từ 4,2% - 5,5% trong 70% tổng giá trị sử dụng Đặc biệt, tại các bệnh viện tuyến huyện, tỷ lệ này lên tới 9,1% đến 11% Ngoài nhóm Vitamin, một số thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị, thuộc nhóm N, cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong nhóm A của một số bệnh viện

Trang 34

Ví dụ: Hoạt chất L-ornithine L-aspartate, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan của BV Chợ Rẫy có giá trị sử dụng là 25,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,3% trong nhóm thuốc tiêu hóa

Một phân tích ABC được tiến hành tại bệnh viện PGIMER ở Ấn độ năm 2007-2008 cho thấy DMT bệnh viện có 421 khoản mục, kết quả phân tích ABC chỉ ra thuốc hạng A chiếm 13,78% số khoản mục (tương đương 69,97% giá trị tiền thuốc được sử dụng), thuốc hạng B chiếm 21,85% số khoản mục (tương đương 19,95% gía trị tiền thuốc), thuốc hạng C chiếm 64,37% số khoản mục (tương đương 10,08% giá trị tiền thuốc được sử dụng) [38]

Tại Kazan, 1 phân tích ABC/VEN được tiến hành tại 1 bệnh viện 1000 giường với dữ liệu là chi phí tiền thuốc sử dụng được lấy trong vòng 4 năm từ 2011-2014 Cùng với việc phân tích ABC/VEN, năm 2013 các nhà nghiên cứu

đã tiến hành can thiệp bằng các hoạt động đào tạo, dược học dựa trên bằng chứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho lãnh đạo khoa Kết quả chi phí tiền thuốc năm 2014 giảm so với năm 2013, điều này hết sức quan trọng vì đã đảo ngược xu hướng tăng trưởng chi phí tiền thuốc trong 3 năm trước đó: 2011<2012<2013 Gần 40% ngân sách tiền thuốc năm 2014 là dùng cho thuốc

V, cao nhất trong 4 năm nghiên cứu Chi phí tiền thuốc của nhóm N năm 2014 tương đương các năm (14% tổng chi phí), tuy nhiên số tiền tuyệt đối của nhóm

N năm 2014 lại giảm so với năm 2012, 2013 [39]

Một phân tích ABC/VEN khác được tiến hành ở bệnh viện quốc gia Muhimbili (Tanzania), kết quả cho thấy trong năm tài chính (từ 07/2011 - 06/2012) bệnh viện đã mua 394 khoản mục thuốc, trong đó 46 khoản mục (12%)

là hạng A, và 67 (17%) được xếp loại V, 270 thuốc (xấp xỉ 70%) là thuốc loại E

và các thuốc này chiếm 70% ngân sách tiền thuốc Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh viện đã không tiến hành biện pháp quản lý tồn kho đặc biệt nào cho các thuốc hạng A (chiếm tỷ trọng ngân sách lớn nhất) điều này dẫn tới nguy cơ

sử dụng thuốc bất hợp lý [40]

Trang 35

1.2.10 Kết quả phân tích DDD thuốc kháng sinh tại một số bệnh viện

Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 cho kết quả như sau:

- Tổng số liều DDD/100 ngày giường của tất cả các nhóm kháng sinh được sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng là 209,85; Các nhóm kháng sinh có tống số liều DDD/100 ngày giường có giá trị lớn nhất là: nhóm beta - Lactam (106,34 DDD/100 ngày giường), Quinolon (32,48 DDD/100 ngày giường), Macrolid (26,58 DDD/100 ngày giường), Aminosid (21,16 DDD/100 ngày giường); Các nhóm kháng sinh có tống số liều DDD/100 ngày giường có giá trị nhỏ nhất là: Nhóm Lincosamid (0,36 DDD/100 ngày giường), nhóm Phenicol (0,68 DDD/100 ngày giường), nhóm Glycopeptid (1,94 DDD/100 ngày giường)

- Cephalosporin có tổng số liều DDD/100 ngày giường đạt giá trị lớn nhất

là 69,31; nhóm Penicilline có tổng số liều DDD/100 ngày giường đạt giá trị lớnthứ hai là 36,48; nhóm Carbapenem có tống số liều DDD/100 ngày giường đạt giá trị thấp nhất là 3,55

- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 có tống số liều DDD/100 ngày giường đạt giá trị lớn nhất là 35,12 Đứng thứ hai là nhóm Cephalosporin thế hệ thứ hai với tống số liều DDD/100 ngày giường là 23,12 Đứng thứ ba là nhóm Peniciline +chất ức chế beta - lactamase với tổng số liều DDD/100 ngày giường là 18,72 Đứng thứ tư là nhóm Peniciline phố trung bình với tống số liều DDD/100 ngày giường là 11,84 Nhóm Cephalosporin+chất ức chế beta-lactamase và nhóm Penicillin phố hẹp có tống

số liều DDD/100 ngày giường đạt giá trị thấp nhất lần lượt là 2,17 và 2,47

1.3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH

1.3.1 2.3.1.1 Lịch sử h nh thành và phát triển

Thành lập năm 1926, tiền thân là Nhà thương Hà Tĩnh Qua những đổi thay gắn với bao gian khó, nỗ lực để phát triển, năm 1976 hai tỉnh Hà Tĩnh và

Trang 36

Nghệ An sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, lúc này bệnh viện được mang tên Bệnh viện II Nghệ Tĩnh Năm 1990 chia tách tỉnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đến năm 1993, tên gọi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh ra đời, đánh dấu bước ngoặt của quá trình phát triển mới

2.3.1.2 Sơ lƣợc về đội ng cán bộ, cơ sở vật chất

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành bệnh viện hạng I với cơ cấu

mở rộng, chuyên sâu Với 35 khoa phòng ban, 500 giường bệnh Tổng số CBVC

có mặt đến hết tháng 12/2015 là: 701 (24 hợp đồng).Viên chức có trình độ đại học trở lên: 207, Trong đó:

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thành công Dự án nâng cao năng lực bệnh viện tỉnh vùng JBIC với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng; Dự án xây dựng và cải tạo nâng cấp bệnh viện bằng nguồn trái phiếu Chính phủ với hơn 210 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành 2 khu nhà điều trị và đã đưa vào sử dụng, đang triển khai xây dựng tiếp một khu nhà mới để thay thế toàn bộ khu điều trị cũ của bệnh viện Hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng đã được bổ sung để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh như máy chụp cổng hưởng từ, 2 máy chụp cắt lớp vi tính, 4 máy Siêu âm 3D và 4D, máy

Trang 37

phẫu thuật nội soi, máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy xét nghiệm miễn dịch, 45 máy thở, 18 máy thận nhận tạo, 50 bơm tiêm điện…

2.3.1.3 Một số kết quả đạt đƣợc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Bệnh viện chú trọng tăng cường máy móc, trang thiết bị y tế, cụ thể đã đưa vào hoạt động máy MRI 1,5 TESLA, máy CT Scanner 64 dãy - 128 lát, máy Spect 2 đầu thu, máy chụp XQ vú, dao mổ siêu âm, máy xét nghiệm sinh học phân tử PCR, phòng mổ áp lực dương, máy siêu âm

Trong năm 2016 một số khoa triển khai được kỹ thuật mới chuyên sâu, mũi nhọn như khoa: Chẩn đoán hình ảnh, khoa HSTC, Chấn thương:

- Triển khai chụp MRI 1,5 TESLA

- Triển khai chụp CT 64 dãy, 128 lát

- Lọc máu liên tục

- Nội soi gây mê

- Siêu âm đầu dò âm đạo

- IUI

- Phẫu thuật cột sống

- Đo huyết động không xâm lấn (Uscom)

- Dao mổ siêu âm

- Xạ hình từ hệ thống spect 2 đầu thu

- Đặt cathete tĩnh mạch rốn trong nhi khoa

- Phòng mổ áp lực dương

- Đo thính lực, nhĩ lưỡng

- Tập trung cải tạo phòng khám; Mở dịch vụ KCB theo yêu cầu … Ban giám đốc quán triệt và thực hiện phương châm lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động của bệnh viện Phát huy quy chế dân chủ, đoàn kết, từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của CBVC và bệnh nhân ngày càng được nâng cao Hằng năm, đội ngũ y, bác sỹ của Bệnh viện trực tiếp tham gia đào tạo cán

bộ cho tuyến dưới, thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế, tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh và đẩy mạnh các công tác xã hội

Trang 38

Bảng 1 4 Một số chỉ tiêu cơ bản đạt đƣợc nhƣ sau năm 2016

TT Các số liệu hoạt động chính Kế hoạch

05 Tổng số ngày điều trị nội trú 182.500 324.201 350966

06 Ngày điều trị nội trú trung

07 Tổng số ca phẫu thuật 8.775 11.428 12.961

Các khoa hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh, một số khoa vượt chỉ tiêu kế hoạch cao như khoa Ung bướu (253%); PHCN (253%); Nội tổng hợp (210%); Đông Y (220%); Nội TM (190%); Nội tiết (200);

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì vào năm 1998 cũng như nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ y tế, UBND tỉnh và các ban ngành liên quan [1]

1.3.2 Khoa Dƣợc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

2.3.2.1 Nhiệm vụ của khoa Dƣợc

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị

và các yêu cầu chữa bệnh khác

Trang 39

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các lớp Trung học Dược

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Tham gia chỉ đạo tuyến

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao

Hàng năm, khoa Dược đã cung ứng đầy đủ thuốc và vật tư tiêu hao cho các khoa, phòng (ước tính khoảng 50 tỷ /1 năm) Tổ chức pha chế nước cất, nước muối rửa phục vụ đầy đủ nhu cầu toàn bệnh viện, tổ chức phát thuốc đến tất cả các khoa lâm sàng Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc được duy trì và triển khai tốt, Dược sỹ lâm sàng tiếp tục trực tiếp đồng hành cùng bác sỹ trong điều trị bệnh Thông tin thuốc được cập nhật kịp thời cho các khoa lâm sàng, Tổ Thông tin thuốc và Dược lâm sàng đã ra được bản tin "Thông tin thuốc

số 1, số 2 hàng năm" ADR trong toàn viện được thu thập và báo cáo đầy đủ ra

Trang 40

Trung tâm ADR quốc gia Công tác quản lý thuốc Gây nghiện - hướng tâm thần

và các thuốc khác đúng quy chế, không để hư hao, mất mát, quá hạn Nhà thuốc Bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP hoạt động đúng quy định của nhà nước Khoa Dược đã có dược sỹ được đào tạo về pha chế dược chất phóng xạ hỗ trợ khoa Ung bướu - YHHN

Các thuốc và vật tư phục vụ cho việc triển khai kỹ thuật mới được cung ứng đầy đủ như: Actilyse (phát triển kỹ thuật sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tại CCCĐ và Tim mạch), Curosurf (phát triển kỹ thuật bơm Sulfactan ở Nhi); buồng tiêm truyền hóa chất (phát triển kỹ thuật đặt buồng tiêm, truyền hóa chất

ở Ung bướu)

Hằng năm, tỷ lệ thuốc sử dụng trong cơ cấu thuốc, dịch vụ kỹ thuật chiếm khoảng 30% Các nhóm thuốc được cung cấp đầy đủ đáp ứng yêu cầu điều trị của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng

1.3.3 Mô hình bệnh tật tại tỉnh Hà Tĩnh

Cũng như xu hướng chung trong cả nước, mô hình bệnh tật của Hà Tĩnh qua các năm từ 2011 - 2016 đã và đang chuyển dịch từ mô hình bệnh tật có tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm cao sang mô hình gia tăng ngày càng nhiều bệnh không lây nhiễm Trong những năm gần đây, hầu hết những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Hà Tĩnh đều có chiều hướng giảm Một số bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ

đã được khống chế Một số ít bệnh có chiều hướng tăng song không đáng kể như bệnh viêm đường hô hấp trên (16.067 trường hợp năm 2010 tăng lên 23.453 trường hợp năm 2016), viêm phế quản mãn (12.799 người mắc năm 2010 tăng lên 14.006 năm 2016), viêm phổi (12.760 trường hợp năm 2010 tăng lên 13.829 trường hợp năm 2016) Không có dịch xảy ra đối với những bệnh có vắc xin bảo

vệ Hà Tĩnh hiện cũng không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước về sự gia tăng của một số bệnh không lây như tim mạch, tăng huyết áp…

Các chỉ số về dịch vụ y tế và sức khỏe dân cư tỉnh Hà Tĩnh năm 2015: Toàn tỉnh có 17 bệnh viện với 2.280 giường bệnh, trong đó các bệnh viện đa

Ngày đăng: 02/02/2018, 23:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Bộ Y tế (2015), ề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” ban hành kèm Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
12. Bộ Y tế (2016), Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
16. Nguyễn Thị Kim Chi (2016), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng- Bình Dương năm 2015, Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng- Bình Dương năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi
Năm: 2016
18. Cục Quản lý khám chữa bệnh (2010), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh năm 2009 thực hiện ch thị 06, thực hiện đề án 1816 và định hướng kế hoạch hoạt động 2010, Hội nghị tổng kết công tác chữa bệnh năm 2009 và triển khai hoạt động năm 2010, Huế 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả khám chữa bệnh năm 2009 thực hiện ch thị 06, thực hiện đề án 1816 và định hướng kế hoạch hoạt động 2010, Hội nghị tổng kết công tác chữa bệnh năm 2009 và triển khai hoạt động năm 2010
Tác giả: Cục Quản lý khám chữa bệnh
Năm: 2010
19. Nguyễn Trọng Cường (2015), " ánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nông nghiệp năm 2013". Luận án dược sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nông nghiệp năm 2013
Tác giả: Nguyễn Trọng Cường
Năm: 2015
20. Hà Quang Đang (2009), Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần giai đoạn 2006 - 2008, Luận văn Thạc sĩ dược học, đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần giai đoạn 2006 - 2008
Tác giả: Hà Quang Đang
Năm: 2009
21. Bùi Duy Duyn (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình năm 2014, Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình năm 2014
Tác giả: Bùi Duy Duyn
Năm: 2015
22. Phạm Thị Bích Hằng (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa t nh Bắc Kạn năm 2014, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, đại học Dược Hà Nội, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa t nh Bắc Kạn năm 2014
Tác giả: Phạm Thị Bích Hằng
Năm: 2015
23. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), "Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp", Luận án Tiến sĩ dược học, Trường ại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp
Tác giả: Hoàng Thị Minh Hiền
Năm: 2012
24. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa, t nh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2015, Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa, t nh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2015
Tác giả: Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng
Năm: 2015
25. Nguyễn Ngọc Hương (2015), Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa năm 2014, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa năm 2014
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hương
Năm: 2015
26. Vũ Thị Thu Hương (2011), Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện E năm 2009, Tạp chí Dược học, Số 428 tháng 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dược học
Tác giả: Vũ Thị Thu Hương
Năm: 2011
27. Vũ Thị Thu Hương (2012), ánh giá hoạt động c a Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, luận án tiến sĩ Dược học, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ánh giá hoạt động c a Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Tác giả: Vũ Thị Thu Hương
Năm: 2012
28. Đàm Quang Hữu (2014), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa t nh Cao Bằng năm 2012, Luận văn dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa t nh Cao Bằng năm 2012
Tác giả: Đàm Quang Hữu
Năm: 2014
29. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình tài chính và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan tình hình tài chính và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh
Tác giả: Lương Ngọc Khuê
Năm: 2010
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật khám chữa bệnh, Luật số 40/2009/QH12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khám chữa bệnh
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
32. Lê Tiến Thuật (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015, Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015
Tác giả: Lê Tiến Thuật
Năm: 2016
33. Giang Thị Thu Thủy (2014), Phân tích danh mục thuốc sử dụng c a bệnh viện đa khoa t nh Hòa Bình năm 2012, Luận văn dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng c a bệnh viện đa khoa t nh Hòa Bình năm 2012
Tác giả: Giang Thị Thu Thủy
Năm: 2014
34. Lưu Thị Nguyệt Trâm (2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012
Tác giả: Lưu Thị Nguyệt Trâm
Năm: 2013
35. Nguyễn Thị Trang (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa t nh Thanh Hóa năm 2014, Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa t nh Thanh Hóa năm 2014
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w