Trong đào tạo niên chế hay đào tạo theo tín chỉ thì tổ chức dạy học là một trong những hoạt động quan trọng trong giảng dạy và là đặc điểm nổi trội ở mỗi giảng viên, thể hiện giảng viên đã thực hiện các giờ dạy như thế nào (thực hiện về mặt thời gian gian, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học…). Giờ học có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách tổ chức dạy học của từng giảng viên. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi có bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Đánh giá mức độ giảng viên thực hiện việc tổ chức dạy học theo đào tạo tín chỉ
Nội dung
Giảng viên tự đánh giá Sinh viên đánh giá giảng viên
Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Không tốt lắm Không tốt
GTTB Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Không tốt lắm Không tốt
GTTB
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Thực hiện giờ dạy trên lớp (thực hiện đúng theo quy định về thời gian, nội dung, phương pháp…)
36 28,6 82 65,1 8 6,3 0 0 0 0 1,77 16 7,5 98 46,0 89 41,8 10 4,7 0 0 2,36
Sử dụng các phương
tiện hỗ trợ dạy học. 41 32,5 51 40,5 31 24,6 3 2,4 0 0 1,96 11 5,2 93 43,7 92 43,2 17 7.9 0 0 2,48
Tổ chức lớp học (giờ lý thuyết và giờ thảo luận)
39 31,0 62 49,2 25 19,8 0 0 0 0 1,88 10 4,7 79 37,1 102 47,9 22 10,3 1 0,5 2,59
Giảng viên hướng dẫn sinh viên khai thác tài liệu
Trước tiên phải nói đến việc thực hiện giờ dạy trên lớp bao gồm việc giảng viên thực hiện đúng theo quy định về mặt thời gian, nội dung, phương pháp. Theo kết quả nghiên cứu thì có 36 giảng viên (chiếm 28,6%) cho rằng mình thực hiện giờ dạy trên lớp ở mức độ rất tốt và 82 giảng viên (chiếm 65,1%) thực hiện ở mức độ khá tốt, 8 giảng viên (chiếm 6,3%) thực hiện ở mức độ bình thường. Theo số liệu thống kế thì nhìn chung giảng viên thực hiện giờ dạy trên lớp đã đảm bảo về mặt thời gian, nội dung, phương pháp. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu về nội dung này nhiều giảng viên cũng thẳng thắn chia sẻ: “xét theo quy định thực hiện thời gian, nội dung trong giờ dạy trên lớp thì chúng tôi đã và đang tuân thủ nhưng để có được hiệu quả cao trong việc tổ chức các giờ dạy trên lớp thì giảng viên cần phải điều chỉnh nhiều, ví dụ như việc phân bổ nội dung bài giảng sao cho phù hợp với thời gian quy định trên lớp, sử dụng phương pháp nào để hướng dẫn sinh viên học tốt nhất…đó còn là những khó khăn cơ bản” [PV- GV khoa Tâm lý học]. Về phía sinh viên thì hầu hết các em cũng đánh giá mức độ thực hiện giờ dạy trên lớp của giảng viên tập trung ở mức trung bình và mức khá tốt (theo số liệu bảng 3.3). Nhiều ý kiến phản hồi từ phía sinh viên: “có giảng viên lên lớp và thực hiện các nội dung sao cho đúng với quy định chứ không chú trọng đến việc sinh viên tiếp thu được gì, số giảng viên làm như vậy ít thôi nhưng không phải là không có” [Ý kiến thảo luận nhóm 2]. Nếu như trước đây, đào tạo theo niên chế các lớp khóa học theo từng chuyên ngành tồn tại thì việc tổ chức học các môn chung không gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu giáo viên tiến hành phương pháp tổ chức truyền thống: truyền đạt, sinh viên tập trung nghe giảng, hỏi – đáp... Nhưng hiện nay, trong xu thế phát triển mới, nhà trường phát động đổi
mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên. Việc tổ chức lớp học không chỉ đơn giản là thầy đọc – sinh viên lắng nghe và chép. Giảng viên đã sáng tạo ra nhiều cách tổ chức lớp học để trình bày bài giảng có hiệu quả, thu hút được sinh viên, hướng dẫn được sinh viên cách học và tự thu lượm nội dung chính của môn học.
Học theo tín chỉ, lớp môn học tồn tại đối với sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba, có nhiều lớp số lượng lên tới hơn 100 sinh viên. Giảng viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức lớp. Để vừa truyền đạt kiến thức, vừa hướng dẫn sinh viên, kiểm tra đánh giá chỉ trong vòng 1 đến 2 tiết thì thật khó cho giảng viên. Khi chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát thì có nhiều điều bất ngờ xảy ra.
Trong giờ học lý thuyết: Hầu hết các giảng viên đều dùng phương pháp truyền đạt là chính. Tuy nhiên mỗi giảng viên có cách truyền đạt khác nhau và có cách tổ chức bố trí lớp học khác nhau. Giảng viên tổ chức lớp học như cách tổ chức truyền thống, giảng viên trình bày, sinh viên viên nghe sau đó
trao đổi, bàn luận về một số khái niệm, chủ đề cốt yếu của bài giảng. Có một số sinh viên tích cực phát biểu thì tập trung vào bài giảng, ở cuối lớp thì có những sinh viên vừa học vừa nghe điện thoại hoặc nhắn tin, nói chuyện riêng, ngủ không tập trung vào bài học. Có thể giảng viên biết nhưng cũng không thể lúc nào cũng nhắc nhở được. Nhiều giảng viên say sưa nói về vấn đề đang giảng không để ý ở dưới sinh viên đang làm gì.(kết quả quan sát tại lớp học khóa QH-2007-X học môn Lịch sử lưu trữ thế giới)
Sau khi phát động chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học nhiều giảng viên tích cực học hỏi và Sinh viên ngủ trong giờ học lý thuyết
thay đổi phương pháp sư phạm của mình để phù hợp với xu thế chung hiện nay. Tuy nhiên, mỗi thầy cô đều có cách lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực của cá nhân, phù hợp với nội dung môn học và từng đối tượng sinh viên. Các ý kiến thảo luận của sinh viên về vần đề này đều tập trung cho rằng hầu hết các giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình đối với các giờ học lý thuyết. Với đặc thù lớp học theo tín chỉ số lượng sinh viên đông vì vậy yêu cầu giảng viên càng phải quan tâm đến việc tổ chức dạy học và lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Nhiều ý kiến đánh giá sự khác nhau giữa giảng viên trẻ và giảng viên có tuổi trong cách tổ chức dạy học. “giảng viên có tuổi, với trình độ chuyên môn cao, lại nhiều kinh nghiệm vì vậy mặc dù lớp có số lượng sinh viên đông nhưng thầy cô vẫn truyền đạt và triển khai vấn đề thu hút sự quan tâm của sinh viên”[Ý kiến thảo luận nhóm 3]. Bên cạnh đó cũng có sinh viên cho rằng: “Hầu hết thì các thầy cô giáo có thâm niên công tác lâu năm đều tổ chức lớp học tốt nhưng vẫn còn một số thầy cô không đổi mới phương hoặc áp dụng phương pháp không phù hợp với mong đợi của sinh viên” [Theo ý kiến của sinh viên N.N.P – Khoa Tâm lý học]. “Trong khi đó có những giảng viên trẻ với kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu với những bài giảng bằng power-point sinh động, thu hút sự chú ý của sinh viên. Tuy nhiên, giảng viên trẻ, cùng với thâm niên công tác mới nên kinh nghiệm tổ chức dạy học vẫn còn hạn chế nên còn gặp khó khăn” [Theo ý kiến của sinh viên P. H. A – Khoa Báo chí và Truyền thông].
Đối với giờ học lý thuyết của môn Tâm lý học xã hội thì giảng viên có cách tổ chức khác: Để đưa ra các khái niệm của Tâm lý học xã hội giảng viên đã tổ chức theo các nhóm sinh viên, yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung trên cơ sở những kiến thức đã học, sau đó đại diện từng nhóm lên phân tích, khái quát và đưa ra khái niệm chung của nhóm. Sinh viên sẽ được chủ động trao đổi, bàn luận dưới sự điều khiển của giảng viên. Giảng viên thường xuyên bao quát để xem thái độ học tập của sinh viên và dẫn dắt nội dung bài học theo
Ảnh minh hoạ: Sinh viên thảo luận trong giờ học
đúng trọng tâm. Cuối cùng giảng viên đưa ra ý kiến của mình và kết luận. Một giờ học lý thuyết được tổ chức bên ngoài giống như một buổi thảo luận, nhưng hình thức tổ chức học lý thuyết như thế này được nhiều sinh viên ủng hộ. Tuy nhiên, sẽ có nhiều môn học nặng về lý thuyết như Triết học, Lịch sử, Văn học và hình thức sẽ không có gì mới nếu giảng viên không có cách tiếp cận vấn đề phù hợp với mong đợi của người học.
Với một tiết học thảo luận, thực hành thì cách tổ chức lớp học của các giảng viên cũng khác nhau: Tại giờ học thảo luận môn Xã hội học Quản lý, giảng viên đã cho từng nhóm sinh viên chuẩn bị nội dung thảo luận ở nhà, đến lớp thầy giáo tổ chức thảo luận. Hình thức thảo luận: đại diện từng nhóm lên trình bày nội
dung vấn đề được giao, thầy và các nhóm khác lắng nghe, sau mỗi nhóm trình bày thầy có tóm tắt lại nội dung và yêu cầu các nhóm khác thảo luận và cho ý kiến về nội dung đó. Vấn đề thảo luận có thể đúng có thể chưa chính xác. Sau các phần sinh viên tự thảo luận giữa các nhóm với nhau, giảng viên gợi ý thêm và đưa ra kết luận cuối cùng của bài học. Với cách tổ chức thảo luận như thế này, có ưu điểm là thu hút được tất cả các sinh viên tham gia, và đa phần các sinh viên đều phải chuẩn bị bài từ ở nhà, tính tự học của sinh viên được phát huy. Tuy nhiên, do thời gian của tiết học chỉ 50 phút, học theo tín chỉ, thời gian giảng viên lên lớp chỉ 2 đến 3 tiết vì vậy thời gian dành cho thảo luận hạn chế rất nhiều, còn nhiều môn khác cũng tổ chức như vậy hiệu quả chưa cao, mang tính hình thức.
Tại giờ thực hành của môn tâm lý học tham vấn của những sinh viên ngành tâm lý học lại rất sinh động và hiệu quả. Giảng viên yêu cầu lớp phân
thành các nhóm 3 hoặc 4 sinh viên, mỗi sinh viên đóng các vai khác nhau trong ca tham vấn (nhà tham vấn, thân chủ, người giám sát). Giảng viên đứng quan sát các nhóm làm việc, sau 40 phút các nhóm dừng khi bước vào tiết học thứ hai các vai đóng tự đánh giá khả năng thực hành của mình, có sự nhận xét của giảng viên. Chúng tôi nhận thấy đây là một trong những giờ học thảo luận, thực hành hiệu quả nhất, sinh viên tích cực, chủ động tham gia. Qua buổi thảo luận này, ý kiến đánh giá từ phía sinh viên về cách tổ chức lớp học của giảng viên khá cao: “chúng em rất thích các giờ thảo luận như thế này, vì giáo viên tổ chức lớp học rất hợp lý, lôi cuốn được mọi người tham gia, không buồn ngủ, dễ hiểu bài, thực hành được các kỹ năng”. Như vậy, phần lớn tổ chức lớp học có hiệu quả cao chỉ tập trung ở những lớp chuyên ngành, số lượng sinh viên ít. Còn ở các lớp học môn chung, số lượng sinh viên đông, đến từ nhiều khoa nên tổ chức như thế nào cũng khó.
Để phục vụ tốt cho các giờ giảng trên lớp, nhiều giảng viên có cùng quan điểm là: cần có sự hỗ trợ của các phương tiện như máy projecter, tivi, máy tính xách tay, casset. Trong số khách thể điều tra có 88 giảng viên có sử dụng các phương tiện nghe, nhìn (chiếm 69,8%). Phần lớn hiện nay các giảng viên đều sử dụng máy tính với bài giảng được soạn trên chương trình Power – point nên nội dung cũng phong phú hơn, dễ nhìn và thu hút sự chú ý của sinh viên. Theo ý kiến phản hồi của sinh viên thì “đối với các giáo viên có sử dụng máy chiếu để trình chiếu bài giảng của mình thì sinh viên dễ tập trung để theo dõi hơn là thuyết trình bằng miệng”- [Ý kiến thảo luận nhóm]. Hiện nay, đa phần giảng viên có sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học và việc sử dụng các phương tiện này như thế nào còn phụ thuộc vào kế hoạch của từng giảng viên. Theo thống kê ở Bảng 3.3 đánh giá về mức độ thực hiện việc sử dụng
các phương tiện hỗ trợ dạy học, có 41 giảng viên (chiếm 32,5%) tự đánh giá thực hiện ở mức rất tốt, 51 giảng viên (chiếm 40,5%) thực hiện ở mức khá tốt, 31 giảng viên (chiếm 24,6%) thực hiện hiện ở mức bình thường và có 3 giảng viên (chiếm 2,4%) thực hiện không tốt lắm. Về phía sinh viên đánh giá thì giảng viện sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học tập trung ở các mức rất tốt, khá tốt, bình thường, không tốt lắm. Đối với các môn ngoại ngữ, số lượng sinh viên trong một lớp khoảng dưới 30 sinh viên, giảng viên bắt buộc phải có đài casset để cho sinh viên học nghe. Bên cạnh đó, có giáo viên cũng sử dụng máy tính xách tay của mình để chiếu các đoạn video hội thoại để sinh viên dễ thực hành hơn. Đối với các môn thuộc chuyên ngành Lịch sử, Du lịch, Báo chí…giảng viên thường có các đoạn phim tư liệu để sinh viên tham khảo, giảng viên sử dụng máy tính xách tay và chiếu projecter để chiếu. Có một số chuyên ngành có phòng học được trang bị tivi, đầu video như các dự án điện ảnh, lớp Tâm lý học lâm sàng, các lớp ngành Trung Quốc học, Nhật Bản học…Nhìn chung, hiệu quả mang lại từ các phương tiện hỗ trợ dạy học đều được các giảng viên đề cập đến, đó là một trong những điều kiện giúp cho giảng viên thích ứng nhanh với cách tổ chức lớp học theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ.
Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, 1 tiết học là 50 phút, các nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên là: Truyền đạt tri thức không quá 50%, thời gian hướng dẫn tự học không ít hơn 40%, thời gian tương tác với người học không ít hơn 30%, thời gian kiểm chứng mức độ sinh viên nắm được mục tiêu và nhiệm vụ của bài học không ít hơn 10%. Câu hỏi về những khó khăn mà các thầy cô gặp phải khi tổ chức lớp học theo quy định này, kết quả theo bảng số liệu sau:
Bảng số 3.4: Những khó khăn khi tổ chức dạy học theo mô hình tín chỉ
Khó khăn khi tổ chức lớp học Phƣơng án trả lời
SL %
Sự quá tải về công việc được giao 41 32,5
Thiếu đồng bộ về chủ trương và điều kiện thực hiện 63 50
Thói quen dạy học, ngại thay đổi 25 19,8
Kỹ năng dạy học chưa được rèn luyện, bồi dưỡng 12 9,5
Điều kiện vật chất không đảm bảo 36 28,6
Theo bảng số liệu trên, có tới 63 giảng viên cho rằng đề ra yêu cầu này là “Thiếu đồng bộ về chủ trương và điều kiện thực hiện” (chiếm 50%), đây là một trong những phương án được giảng viên tập trung nhất với giá trị trung bình là 1,50 và có 36 giảng viên cho là “Điều kiện vật chất không đảm bảo”(chiếm 28,6%). Lý giải cho những ý kiến trên, một số giảng viên giải thích cụ thể: “Thiếu đồng bộ về chủ trương và điều kiện thực hiện là ở chỗ yêu cầu đặt ra như vậy nhưng khó thực hiện được là vì sinh viên đang còn học theo nếp cũ, cách giảng dạy của chúng tôi có thay đổi nhưng sinh viên cũng chưa quen, làm sao mà thực hiện được” – [PV – giảng viên Khoa Triết hoc], cũng nhiều giảng viên cho rằng “lớp sinh viên theo môn học rất đông, có lớp lên tới hơn 100 sinh viên thì việc thực hiện các nhiệm vụ trong một tiết học để đảm bảo có chất lượng thì khó, nếu ai đó có làm được thì chỉ mang tính hình thức. Lớp học khoảng 30 sinh viên thì có thể thực hiện được” – [PV – giảng viên khoa Lịch sử. Cũng câu hỏi này, có 41 giảng viên thì cho rằng “Quá tải về công việc được giao”. Nếu như trước đây, đào tạo niên chế không quan tâm đến cách thức tổ chức lớp học, thì bây giờ theo đào tạo tín chỉ thì cách tổ chức lớp học có liên quan đến cách hướng dẫn sinh viên tự học, mới thực hiện thì ai cũng cho rằng thực hiện theo những yêu cầu đó thì quá tải,