Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 121)

Độ tuổi và thâm niên công tác của giảng viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thích ứng của giảng viên với hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên cũng có 2 ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Một số ít ý kiến thì cho rằng vấn đề tuổi tác không liên quan gì đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo như ý kiến trả lời phỏng vấn của lãnh đạo khoa Đông phương học thì ông cho rằng: “Trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, giảng viên phải đáp ứng với một loạt yêu cầu mới, hầu hết các giảng viên đều thực hiện rất tốt, không có sự khác biệt giữa cán bộ giảng viên có tuổi và giảng viên trẻ”. Có một số giảng viên cũng cho rằng: “Những giảng viên có thâm niên công tác lâu năm (trên 10 năm), cũng như những giảng viên đã có tuổi họ có kinh nghiệm trong giảng dạy, đồng thời có nhiều thầy cô có kiến thức chuyên môn rất giỏi nên khi chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ họ cũng có những nghiên cứu và thực hiện rất tốt yêu cầu đặt ra” – [PV-GV Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng]. Hiện nay, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn số lượng cán bộ có tuổi còn đương chức ít, độ tuổi trung bình của cán bộ là 40 tuổi, số cán bộ trẻ đông, được đào tạo bài bản, họ có trình độ cao về chuyên môn, thành thạo về ngoại ngữ. Số đông nói rằng cán bộ trung tuổi và cán bộ trẻ có sự thích ứng nhanh với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ so với cán bộ đã có tuổi. Nhiều ý kiến giải thích về vấn đề này: Thứ nhất, đối với cán bộ có tuổi (trên 55), đa phần các thầy cô ở độ tuổi này đã nhiều năm giảng dạy theo đào tạo niên chế, thói quen sẽ khó thay đổi. Hơn nữa vì có tuổi nên trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế nên khi các thầy cô sẽ khó khăn hơn

khi tiếp cận với những luồng thông tin trên các phương tiện khác nhau, đặc biệt là trên phần mềm, internet…đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi các thầy/cô linh hoạt và cập nhật tài liệu không chỉ tài liệu ở trong nước, tài liệu bằng tiếng Việt mà còn đòi hỏi bổ sung thêm các tài liệu từ nước ngoài, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp…tuổi cao, đi liền với sức khỏe và sự nhanh nhậy khiến cho các thầy cô cảm thấy mình chậm hơn so với giới trẻ.

Qua phân tích các dữ liệu thu về, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa các cán bộ có thâm niên công tác lâu năm và những cán bộ mới tham gia giảng dạy trong quá trình thích ứng với hoạt hoạt động giảng dạy trọng đào tạo theo tín chỉ. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở theo số liệu khảo sát sau:

Bảng 17: Tương quan giữa thâm niên công tác với mức độ hoàn thành công việc của giảng viên

Nội dung

công việc Mức độ hoàn thành

Thâm niên công tác

Tổng Dƣới 10 năm Trên 10 năm

SL % SL % SL % Biên soạn đề cương môn học Rất tốt 5 3,96 40 31,74 45 35,7 Khá tốt 53 42,0 26 20,6 79 62,8 Bình thường 2 1,5 0 0 2 1,50 Không tốt lắm 0 0 0 0 0 0 Không tốt 0 0 0 0 0 0 GTTB 0,94 0,72 1,66 Tổ chức lớp học Rất tốt 8 6,34 31 24,6 39 31,0 Khá tốt 32 25,3 30 23,8 62 49,2 Bình thường 18 14,28 7 5,55 25 19,8 Không tốt lắm 0 0 0 0 0 0 Không tốt 0 0 0 0 0 0 GTTB 1,0 0,88 1,88 Kiểm tra đánh giá KQHT của sinh viên Rất tốt 9 7,14 24 19,04 32 25,4 Khá tốt 30 23,8 38 30,15 68 54,0 Bình thường 20 15,87 6 4,76 26 20,6 Không tốt lắm 0 0 0 0 0 0 Không tốt 0 0 0 0 0 0 GTTB 1,02 0,93 1,95

Căn cứ vào số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy mức độ thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên có liên quan đến thâm niên công tác của họ. Số lượng giảng viên có thâm niên công tác trên 10 năm hoàn thành các công việc ở mức độ rất tốt và khá tốt nhiều hơn số lượng giảng viên có thâm niên công tác dưới 10 năm. Do sự chênh lệch về thời gian công tác trong nhóm khách thể tham gia trả lời các câu hỏi nên để đánh giá đúng yếu tố thâm niên công tác có ảnh hưởng tới quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên hay không, chúng tôi dùng phép kiểm định T- Test. Kết quả cho thấy hệ số p< 0,05. Kết hợp với bảng số liệu trên thì giá trị trung bình của các câu trả lời ở nhóm khách thể giảng viên có thâm niên công tác dưới 10 năm cao hơn giá trị trung bình của các câu trả lời ở nhóm khách thể giảng viên có thâm niên công tác trên 10 năm. Như vậy về mặt thống kê chúng tôi có thể kết luận, yếu tố thâm niên công tác có ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của giảng viên với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ. Giảng viên có thâm niên công tác càng lâu năm thì thích ứng càng cao với các yêu cầu về biên soạn đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ được thành công. Quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên có đạt kết quả hay không chịu sự ảnh hưởng không chỉ các yếu tố bên trong (nhận thức, nhu cầu, động cơ…) của giảng viên mà còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: Điều kiện làm việc, chế độ lương, thưởng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Tìm hiểu các yếu tố này, chúng tôi tham khảo ý kiến của phó phòng Hành chính – Quản trị, được biết về thực trạng cơ sở vật chất của trường đáp ứng hoạt động giảng dạy như sau:

Thứ nhất, hệ thống thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm: Hệ thống thông tin thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức thành một đơn

vị hành chính sự nghiệp đó là Trung tâm Thông tin Thư viện phục vụ cho tất cả các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, đối với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn tổ chức hệ thống các phòng tư liệu đặt tại các khoa và bộ môn. Hệ thống thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội được tin học hóa, có các tài liệu điện tử, được nối mạng và liên kết khai thác tài liệu trong nội bộ Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay trong thư viện có đầy đủ các sách, báo, tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…phục vụ cho giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cần đáp ứng nhiều thông tin và cập nhật các tài liệu nên hệ thống thông tin thư viện hiện tại mới chỉ đáp ứng phần nào. Giảng viên còn khó khăn trong quá trình tìm tài liệu để nghiên cứu và phục vụ giảng dạy.

Do đặc thù các ngành đào tạo ở trường là các ngành khoa học xã hội và nhân văn nên hệ thống phòng thực nghiệm, thí nghiệm chỉ dành cho một số ngành như báo chí, ứng dụng tin học, thực hành tiếng Việt, một số phòng được đầu tư tài trợ như phòng học của các ngành Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp ngữ.

Thứ hai, trang thiết bị: Nhà trường đã trang bị đẩy đủ các loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động giảng dạy, học và nghiên cứu khoa học: 57 giảng đường đều được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu projecter, các môn học đặc trưng được trang bị tivi, cassette, camera…. Ngoài ra, tại các Khoa, đều được trang bị các phương tiện trên để phục cho giảng viên làm việc tại khoa được thuận lợi. Nhà trường cũng đầu tư lắp đặt đường truyền Internet tốc độ cao và phủ sóng wifi trên địa bàn của trường. Mỗi một bộ môn được trang bị 01 máy tính xách tay, ngoài ra các khoa còn được trang bị các máy tính bàn thuận lợi cho giảng viên sử dụng để làm việc: soạn bài, triển khai các công tác liên quan đến giảng dạy…

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giảng viên và sinh viên trong môi trường dạy – học theo tín chỉ thì trang thiết bị của Nhà trường còn một số hạn chế: thiếu diện tích giảng đường, phòng học, kinh phí hạn hẹp không có điều kiện mở rộng quy mô các phòng học và thực hành phục vụ việc học tập và giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên. Trong quá trình sử dụng, nhiều giảng viên chưa sử dụng thành thạo hoặc chưa biết sử dụng nên gặp trục trặc khi khỏi động và điều khiển máy.

Thứ ba, hệ thống phần mềm quản lý: Nhà trường đã đầu tư các phần mềm chuyên môn quản lý để thuận lợi trong quản lý hành chính và phục vụ giảng dạy, mạng Internet và mạng nội bộ được sử dụng đồng bộ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng còn gặp một số hạn chế: một số giảng viên có tuổi chưa thành thạo sử dụng máy tính và truy cập mạng.

Nhìn chung, điều kiện làm việc của giảng viên mới chỉ đáp ứng một phần so với nhu cầu phục vụ giảng dạy. Theo điều tra thì có 73 giảng viên (chiếm 60,3%) cho rằng trang thiết bị của nhà trường đã đáp được nhu cầu giảng dạy theo tín chỉ và gần một nửa số giảng viên (39,7%) cho rằng chưa đáp ứng được so với nhu cầu hiện nay. Để có điều kiện làm việc tốt cho giảng viên trước tiên phải có một không gian làm việc hợp lý: có phòng làm việc chuyên môn và để tiếp sinh viên. Thứ hai, do đời sống của cá nhân còn khó khăn nên cần sự hỗ trợ từ phía nhà trường về các phương tiện tối thiểu để phụ giảng dạy như máy tính cá nhân, các nguồn tài liệu, các thiết bị hiện đại, dễ sử dụng….

Bảng 3.16b: Một số khó khăn giảng viên gặp phải trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo

Những khó khăn gặp phải trong quá trình chuyển đổi phƣơng thức đào tạo

Phƣơng án trả lời

SL %

Nhóm yếu tố bên ngoài

Thiếu sự giúp đỡ của những người khác (lãnh đạo, người quản lý

đào tạo…) 19 15,1

Công việc không ổn định. 9 7,0

Chế độ đối với giảng viên trong đào tạo tín chỉ còn hạn chế. 85 67,5 Hàng năm không được bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn,

nghiệp vụ. 47 38,1

Thiếu điều kiện giao tiếp với mọi người trong tập thể giảng viên. 10 7,2 Chế độ lương, thưởng và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động không nhỏ vào quá trình thích ứng của giảng viên với các yêu cầu mới trong đào tạo tín chỉ. Khi tìm hiểu một số khó khăn của giảng viên trong quá trình thực hiện chuyển đổi chúng tôi nhận thấy đa số giảng viên cho rằng “chế độ đối với giảng viên trong đào tạo còn hạn chế” (67,5%). Theo quy định chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn năm 2010 có một vài điểm cần chú ý như sau: Tiền lương và phụ cấp ưu đãi của cán bộ, viên chức được trả hàng tháng theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định, ngoài ra có thu nhập tăng thêm (chi trả theo hệ số), giảng viên được chi trả trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, biên soạn đề cương,….các hoạt động của giảng viên đều được chi trả theo định mức chung ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ (Quy chế này được điều chỉnh và bổ sung hàng năm). Tuy nhiên, nhiều ý kiến của giảng viên khi được phỏng vấn đều cho rằng “thu nhập của cán bộ giảng viên còn thấp”, đây là tình trạng chung đối với các đơn vị sự nghiệp. Vậy nó có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ? “Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ thì số giờ lên lớp của giảng viên bị

giảm đi, nhưng giảng viên sẽ phải đầu tư nhiều hơn để có những giờ lên lớp hiệu quả.Trong khi đó, giảng viên chỉ thu nhập thêm ngoài lương khi vượt giờ, nếu cứ như thế này thì khi nào giảng viên mới tăng thu nhập được, có thu được cũng rất ít” [PV-GV khoa Triết học]. Trên thực tế giảng viên trong trường, đặc biệt là giảng viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Nếu so giữa mức thu nhập của giảng viên và mức chi tiêu cho sinh hoạt hiện nay thì các giảng viên sẽ gặp không ít khó khăn nếu không được sự hỗ trợ từ phía gia đình, chồng hoặc vợ….Mặt khác, để đầu tư cho học tập, nghiên cứu nhằm phục giảng dạy thì giảng viên cũng cần một khoản chi phí lớn. Hiện nay, đối với các giảng viên, cán bộ trong trường đều được nhà trường đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, và nghiệp vụ khác: ngoại ngữ, tin học…. Đây là một trong những chính sách nhằm thu hút nhân lực, đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ giảng viên để họ có sự gắn bó, đóng góp cho sự nghiệp chung của nhà trường. Tuy nhiên, ở phía giảng viên vẫn có nhu cầu được Nhà trường quan tâm đầu tư để họ được tiếp cận với nguồn tri thức mới, những kinh nghiệm từ khắp mọi nơi. Như nguyện vọng của một giảng viên

“tôi mong muốn nhà trường có chính sách đầu tư cho cán bộ trẻ để cán bộ trẻ được đi học tập tại nước ngoài, hoặc nghiên cứu ở trong nước để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn”. Trong số các cán bộ được hỏi thì có tới 47 giảng viên (chiếm 38,1%) cho rằng: “Hàng năm không được bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn, nghiệp vụ”. Điều này có nghĩa, nhu cầu được nhà trường tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm để giảng viên có cơ hội trao đổi, học hỏi thêm các kiến thức và kinh nghiệm mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay thì điều đó là hết sức cần thiết.

Tựu chung lại, các điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ ưu đãi về lương, thưởng cũng như chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường đang từng bước khắc phục những khó khăn, đầu tư về chất lượng nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giảng viên. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến

quá trình thích ứng của giảng viên. Nếu các điệu kiện thuận lợi, chế độ ưu đãi phù hợp thì sẽ là động lực thúc đẩy giảng viên trong quá trình làm việc, nghiên cứu và có nhiều đóng góp sáng tạo cho nhà trường. Ngược lại những điều kiện và các chế độ đó không làm thỏa mãn nhu cầu của giảng viên thì sẽ tạo cho họ cảm giác không thoải mái, đối phó, không gắn bó lâu dài với nhà trường và việc thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ hay không cũng không quan trọng đối với họ. Theo ý kiến của lãnh đạo nhà trường: “trong thời gian tới nhà trường sẽ tích cực đầu tư vào hiện đại hóa các trang thiết bị và phương tiện nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo của nhà trường

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chúng tôi nhận thấy về cơ bản giảng viên có nhận thức đúng đắn và có thái độ đồng tình ủng hộ việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, có động cơ dạy học phù hợp với mục tiêu của đào tạo theo tín chỉ của nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn tác động đến giảng viên như: điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, trang thiết bị…); thời gian hoàn thành công việc gấp, thiếu sách tài liệu ham khảo, đội ngũ giảng viên còn thiếu, mất nhiều thời gian đứng lớp vì vậy không có nhiều thời gian nghiên cứu; sự phối hợp chưa thông suốt

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)