Nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ của giảng viên. Đội ngũ giảng viên trong trường có trình độ đạt từ cử nhân đến tiến sĩ, với nhiều năm kinh nghiệm. Đây là một thuận lợi để giảng viên tiếp cận với phương thức đào tạo mới. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu về trình độ của khách thể giảng viên được hỏi trong quá trình nghiên cứu:
Biểu đồ 3: Cơ cấu trình độ được đào tạo của khách thể giảng viên 17.5 53.1 29.4 Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Qua biểu trên chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể về trình độ được đào tạo của giảng viên trong nghiên cứu này. So với số liệu thống kê chung của nhà trường thì số khách thể được chọn có tỷ lệ tương đương: Giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 29.4%, giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm 53.1% và giảng viên có trình độ cử nhân 17.5%, số cử nhân này đều đang học cao học. Đây là một đội ngũ có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ và có tới hơn 2/3 có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên. Với đặc điểm này cũng thuận lợi cho quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo, bởi vì yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng giảng viên để đáp ứng cho công tác đào tạo của nhà trường.
Trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu sự ảnh hưởng từ yếu tố nhận thức của giảng viên về đào tạo theo tín chỉ và chủ trương của nhà trường về quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, chúng tôi đã hỏi: Sau 3 năm thực hiện quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, Thầy/Cô đã hiểu rõ về đào tạo tín chỉ và hiểu về chủ trương, kế hoạch của nhà trường chưa? (thời điểm điều tra là năm 2009). Kết quả cụ thể trong sau:
Bảng 3.12: Bảng số liệu thể hiện nhận thức của giảng viên về đào tạo tín chỉ và chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
Nội dung Các mức độ hiểu Giá trị TB Thứ hạng Hiểu rõ Hiểu phần nào Không hiểu SL % SL % SL %
Chủ trương, kế hoạch của nhà trường về quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ (mục tiêu, cách thức thực hiện, thời gian…)
126 100 0 0 0 0 1,00 1
Phương thức đào tạo tín chỉ (các khái
niệm, nội dung, phương pháp…) 112 88,9 14 11,1 0 0 1,11 2
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy 100% giảng viên được hỏi đều có nhận thức về kế hoạch, chủ trương của nhà trường trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo. Nói cách khác, các giảng viên có sự nắm bắt kịp thời về các công văn chỉ đạo của nhà trường về kế hoạch chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Khi được hỏi về mục tiêu, cách thức, thời gian thực hiện... một giảng viên cho biết: “Từ năm học 2006-2007 Nhà trường tiến hành chuyển đổi khung chương trình, xây dựng đề cương môn học và bắt đầu năm học 2007-2008 bắt đầu áp dụng những yếu tố tích của đào tạo tín chỉ vào tổ chức, giảng dạy ở khóa QH-2006-X và thực hiện đồng bộ đào tạo theo tín chỉ từ khoá QH-2007-X, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng bản thân tôi và hầu hết các giảng viên cũng đều cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ. Với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy tích tích cực của người học...những nội dung này đều được Nhà trường quán triệt trong các Hội nghị tập huấn, các cuộc nói chuyện, trao đổi giữa lãnh đạo nhà trường với cán bộ công nhân viên chức và sinh viên của trường. Nội dung này cũng được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn, Công văn chỉ đạo, các quyết định quy định
về đào tạo đại học hệ chính quy theo tín chỉ ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đánh giá về quá trình nhận thức, nắm bắt chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở đội ngũ giảng viên, lãnh đạo các khoa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo ý kiến của lãnh khoa Xã hội học: “Sau 3 năm thực hiện chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ thì 100% giảng viên trong khoa đã nhận thức đầy đủ và chấp nhận một cách thoải mái về chủ trương của nhà trường, tuân thủ các nội dung, thực hiện nhiệm vụ của giảng viên khi giảng dạy theo đào tạo tín chỉ như: cùng nhau góp phần xây dựng khung chương trình, xây dựng đề cương môn học, đổi mới phương pháp giảng dạy...”. Khoa Xã hội học là một trong những khoa có số lượng giảng viên đông, số lượng sinh viên hàng năm được tuyển vào hai ngành Xã hội học và Công tác xã hội lên tới gần 200 sinh viên. Để có được thành tích trong năm học 2009-2010, phải nói rằng các cán bộ trong khoa đã thực hiện rất tốt quá trình chuyển đổi, cũng như góp phần xây dựng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi chung của nhà trường được nhanh chóng và hiệu quả. Theo sự đánh giá chung của lãnh đạo Khoa Triết học, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Đông phương học cũng đều có sự nhìn nhận tương tự, hầu hết các giảng viên đều nhận thức rõ về lợi ích của việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, đó là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của sinh viên. Đồng thời đào tạo theo tín chỉ sẽ nâng cao chất lượng đào tạo. Đó cũng chính là nhiệm vụ chính trị mà cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường cùng nhau thực hiện để đưa vị thế của Nhà trường xứng tầm là một trung tâm đào tạo chất lượng cao về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tuy nhiên, trong 2 năm học đầu tiên (năm học 2006-2007 và năm học 2007- 2008) cũng không ít những khó khăn vất vả. Với nhiệm xây dựng khung chương trình được tiến hành và các hội đồng khoa học ở các khoa cũng đã nỗ lực nghiên cứu để điều chỉnh khung chương trình đào tạo của khoa mình sao cho
phù hợp với đào tạo theo tín chỉ. Đối với giảng viên, yêu cầu họ phải tự nghiên cứu, tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ từ các trường đại học khác trong nước và trên thế giới, đồng thời thông qua các văn bản hướng dẫn của nhà trường. Giữa cái mới chưa hình thành, cái hạn chế chưa được khắc phục khiến cho nhiều giảng viên phải nỗ lực hơn nữa. Chủ yếu là tự thân vận động vì sự nghiệp của chính bản thân mình, và vì mục tiêu chung của nhà trường.
Cũng theo Bảng 3.12, chúng ta thấy có tới 112 giảng viên trả lời là hiểu rõ về phương thức đào tạo theo tín chỉ (chiếm 88,9%). Trong số này khi được phỏng vấn sâu hơn về các nội dung liên quan đến đào tạo theo tín chỉ thì đa phần các giảng viên được hỏi đều chỉ rõ được đặc điểm, nội dung của đào tạo theo tín chỉ. Những thông tin này được các giảng viên cập nhật
từ các nguồn khác nhau: Bản thân tự tìm kiếm thông tin trên mạng, bạn bè, tài liệu, sách báo; có giảng viên được đi học ở nước ngoài thì chính bản thân họ được trải nghiệm và biết đến với tư cách là người học. Nhưng dù sao nguồn tin chính thống vẫn là tài liệu nhà trường cung cấp qua các buổi tập huấn, hội thảo, các công văn chỉ đạo. Bên cạnh số lượng giảng viên hiểu biết rõ về đào tạo theo tín chỉ như vậy vẫn còn 14 giảng viên (chiếm 11,1%) cho rằng mình mới chỉ hiểu phần nào về đào tạo tín chỉ. Mặc dù có 14 giảng viên mạnh dạn cho rằng mình chưa hiểu rõ về phương thức đào tạo mới này nhưng cũng không thể nói rằng sự hiểu biết của họ bị hạn chế. Đào tạo theo tín chỉ là một phương thức đào tào được nhiều trường đại học trên thế giới thực hiện nhưng ở Việt Nam lại là một phương thức mới. Với Trường Đại học Khoa học Xã
“Năm học 2007-2008 là năm học có nhiều biến động về chủ trương, đường lối của Nhà trường và phương thức đào tạo. Năm học đầu tiên áp dụng đào tạo theo tín chỉ đối với khóa QH- 2007-X, và chỉ áp dụng những yếu tố tích cực của đào tạo tín chỉ ở khóa QH-2006-X. Có nhiều ý kiến khác nhau từ phía giảng viên, đồng tình cũng có mà phản đối cũng có. Tuy nhiên các giảng viên cũng đã nhận thức được sự thay đổi là tất yếu nên vừa thực hiện theo quy định của nhà trường vừa có những góp ý để điều chỉnh”-(Nhận xét của lãnh đạo khoa XHH)
hội và Nhân văn sau hơn 50 năm ra đời thì đến nay mới tiếp cận với phương thức đào tạo này, còn nhiều cán bộ giảng viên chưa đủ thời gian và thông tin để tiếp cận hết các nội dung của đào tạo theo tín chỉ. Quan trọng hơn là cùng phương thức đó nhưng thực hiện ở mỗi trường có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Đến bây giờ chúng ta cũng không dám chắc rằng chúng ta hiểu hết được ngọn ngành của đào tạo theo tín chỉ, chỉ có khi nào chúng ta bắt tay làm đến đâu thì học hỏi thêm đến đó.
Quá trình nhận thức giảng viên chính là yếu tố quyết định đến quá trình thích ứng với các yêu cầu mới trong hoạt động giảng dạy theo tín chỉ. Giảng viên nhận thức đúng, đầy đủ về chủ trương, kế hoạch của nhà trường và hiểu biết về nội dung, phương pháp của đào tạo theo tín chỉ thì giảng viên thuận lợi trong các bước tiếp theo, nhất là các công việc cụ thể của một người giảng viên: soạn đề cương môn học, tổ chức lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên và những hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động đoàn thể, công tác cố vấn học tập…
Nhìn chung, công cuộc chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ là một cuộc cách mạng nhận thức trong đào tạo của nhà trường. Nhận thức đúng để có sự chỉ đạo đúng. Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa mục đích của việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ không chỉ cần cho lực lượng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, quản lý mà phải là nhận thức của toàn thể cán bộ, viên
chức, và sinh viên trong toàn trường.
Thái độ của giảng viên còn được thể hiện trong quá trình tham gia các buổi tập huấn về đào tạo tín chỉ. Hầu hết các giảng viên được tập huấn về các nội dung của đào tạo tín chỉ, về các bước và lộ trình chuyển đổi của nhà trường.
100% giảng viên tham gia tập huấn về đào tạo theo tín chỉ. Thông qua các hội thảo, tập huấn, toạ đàm đã có nhiều ý kiến trao đổi để làm sáng rõ các bước thực hiện theo đào tạo tín chỉ. Đồng thời các giảng viên trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các giảng viên hiểu biết được ở mức độ nào phụ thuộc vào quá trình tự nghiên cứu, lĩnh hội của cá nhân giảng viên đó.
Đào tạo theo tín chỉ nâng cao vai trò của người học không có nghĩa là vai trò của giảng viên bị mờ nhạt đi. Thậm chí người giảng viên càng phải có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ giảng dạy của mình. Trong bối cảnh như vậy, người giảng viên có nhiều mối quan hệ: quan hệ với công việc, quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp và sinh viên… họ thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ đó. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Trong quá trình công tác và tham gia giảng dạy, thầy/cô thể hiện như thế nào đối với công việc, đồng nghiệp và học sinh của mình? Số liệu thu về trong bảng sau:
Bảng số 3.13: Mức độ biểu hiện thái độ trong quá trình làm việc
Nội dung biểu hiện
Mức độ biểu hiện
Giá trị TB
Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Không rõ Không biểu
hiện
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhiệt tình 46 36,5 74 58,7 6 4,8 0 0 0 0 1,68
Thường xuyên đề xuất sáng kiến với tổ
chuyên môn/khoa/Nhà trường 24 19,0 54 42,9 42 33,3 3 2,4 3 2,4 2,07
Chỉ làm theo người khác 27 21,4 16 12,7 15 11,9 31 24,6 37 29,4 3,06
Không tham gia xây dựng đề cương
môn học nhưng ủng hộ người khác 34 27,0 39 31,0 12 9,5 19 15,1 22 17,5 2,38
Luôn giúp đỡ đồng nghiệp và sinh viên 21 16,7 89 70,6 16 12,7 0 0 0 0 1,79
Hợp tác tốt trong công việc 27 21,4 83 65,9 16 12,7 0 0 0 0 1,91
Thường xuyên làm việc một mình 27 21,4 45 35,7 38 30,2 13 10,3 3 2,4 2,15
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy đa phần giảng viên cho rằng trong công việc và trong các mối quan hệ đồng nghiệp, thầy – trò bản thân họ luôn nhiệt tình, giúp đỡ người khác, hợp tác tốt trong công việc. Có 46 giảng viên đánh giá sự nhiệt tình của mình ở mức rất tốt (chiếm 36,5%) và có 74 giảng viên đánh giá mức khá tốt (chiếm 58,7). Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh: 21 giảng viên đánh giá mình luôn giúp đỡ đồng nghiệp và sinh viên ở mức độ rất tốt (chiếm 16,7%) và 89 giảng viên đánh giá ở mức độ khá tốt (chiếm 70,6%). Khi hỏi sâu về vấn đề này nhiều giảng viên cũng bày tỏ quan điểm và lấy thêm nhiều ví dụ để chứng minh sự nhiệt tình giúp đỡ của mình đối với đồng nghiệp và sinh viên.
Trong đào tạo theo tín chỉ, vai trò của người giảng viên không hề bị mờ nhạt đi mà thậm chí còn vô cùng quan trọng. Trong môi trường làm việc, giảng viên có nhiều mối quan hệ: quan
hệ với lãnh đạo Khoa, lãnh đạo Nhà trường, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với sinh viên. Trong các mối quan hệ này đòi hỏi phải có sự hợp tác thì công việc mới có kết quả. Có tới 27 giảng viên cho rằng mình hợp tác rất tốt và 83 giảng viên đánh giá ở mức độ khá tốt (chiếm 87,3%) và chỉ có 16 giảng viên cho rằng vấn đề hợp tác tốt trong công việc chỉ biểu hiện ở mức độ
bình thường (chiếm 12,7%). Phân tích sâu về các mối quan hệ chúng tôi nhận thấy với mối quan hệ giữa giảng viên với lãnh đạo Khoa/Nhà trường nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách và yêu cầu của nhà trường, đây là mối quan hệ hai chiều, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có vấn đề cần trao đổi, đề đạt giảng viên phải có trách nhiệm phản hồi cho Khoa và các cấp lãnh
“Với cương vị là một giảng viên, tôi thường tiếp xúc với hai đối tượng chính trong nghề đó là đồng nghiệp và sinh viên, đối với đồng nghiệp tôi luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những gì có thể: ví dụ như trao đổi góp ý về công tác chuyên môn, về các công tác đoàn thể…, đối với sinh viên, tôi luôn nhiệt tình hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học,….tôi nghĩ mình nhiệt tình giúp đỡ người khác để một lúc nào đó mình cũng nhận được sự giúp đỡ từ họ” – [PV- GV khoa Thông tin – Thư viện]
đạo của Nhà trường để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Nhất là trong giai đoạn chuyển đổi đào tạo này, không ít những vấn đề liên quan đến đào tạo còn chưa được giải đáp kịp thời. Trong mối quan hệ giữa giảng viên và giảng viên thì vấn đề trao đổi chuyên môn, cách thức thực hiện,….được diễn ra thường xuyên ngay trong tổ bộ môn, khoa và ngoài khoa. Đối với mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên đây là mối quan hệ giữa người dạy và người học, thầy/cô với vai trò là người truyền đạt kiến thức, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nắm lấy kiến thức. Giảng viên và sinh viên hợp tác và bình đẳng trao đổi các vấn đề về khoa học, đời sống thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Đồng