Các biểu hiện của giảng viên thích ứng với hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)

dạy trong đào tạo theo tín chỉ

Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ được thể hiện tất cả các khâu của quy trình đào tạo của nhà trường. Từ xây dựng chương trình, cách thức tổ chức, quản lý cho đến khâu thực hiện. Nhưng sự thích ứng này có thành công hay không tập trung nhiều ở sự thích ứng trong hoạt động dạy - học mà ở đó người giảng viên và sinh viên là chủ thể tích cực. Việc tiến hành hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận cho sinh viên. Đồng thời việc đổi mới hoạt động giảng dạy của giảng viên theo đào tạo tín chỉ một mặt sẽ tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển của giảng viên đối với hoạt động học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Mặt khác, thúc đẩy và tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

1) Thích ứng với điều kiện giảng dạy

Điều kiện giảng dạy là tổng thể về tự nhiên, xã hội, kinh tế được thể hiện thông qua công cụ, phương tiện, đối tượng lao động, khoa học – công nghệ, môi trường lao động, sắp xếp bố trí trang thiết bị giảng dạy và sắp xếp giảng viên và sinh viên trong môi trường giảng dạy tạo nên một điều kiện nhất định cho giảng viên, sinh viên trong quá trình lao động. Những yếu tố tâm – sinh lý của giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng được coi là một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.

Trang thiết bị của môi trường giảng dạy là yếu tố gắn kết giữa con người với công việc, vì thế nó tác động rất lớn đến hiệu quả giảng dạy của mỗi giảng viên. Khi làm việc trong môi trường được trang bị đầy đủ phương

tiện cần thiết như máy móc, tài liệu giảng dạy thì công việc sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và thành công. Đồng thời nó mang lại cho giảng viên trạng thái tâm lý tích cực, hứng thú, niềm say mê trong công việc, góp phần làm tăng yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình thích ứng nghề nghiệp của giảng viên. Ngược lại, khi làm việc với trang thiết bị kém chất lượng, thiếu thốn… sẽ cản trở tiến trình thực hiện và hiệu quả công việc giảng dạy, sẽ mang lại trạng thái tâm lý tiêu cực, làm giảm quá trình thích ứng nghề nghiệp của giảng viên.

Khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi mỗi giảng viên phải biết sử dụng trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho giảng dạy, hài lòng với các điều kiện đó. Hiện nay, để phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ nhà trường đã trang bị các thiết bị phục vụ học tập và tu sửa lại hệ thống phòng học, hệ thống tài liệu chuyên ngành…. Ngoài ra, thích ứng với điều kiện giảng dạy còn đề cập đến cường độ làm việc, quy định của Nhà trường về đào tạo, chế độ lương bổng, phụ cấp…

Trong điều kiện giảng dạy hiện nay áp lực công việc là điều kiện không tránh khỏi. Các quy định về giờ đứng lớp, nghiên cứu khoa học, soạn bài giảng, giáo trình đòi hỏi giảng viên phải tập trung đầu óc cao độ, phân bố thời gian hợp lý. Vì thế để thích ứng với đào tạo theo tín chỉ và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự rèn luyện khả năng chịu đựng với áp lực công việc. Nếu rèn luyện tốt thì họ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin, hoàn thành tốt công việc được giao. Ngược lại, khả năng chịu đựng kém với áp lực công việc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung vào công việc và kết quả là không đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ.

2) Thích ứng với yêu cầu dạy học.

Khi đề cập đến dạy học trong đào tạo đại học thường được cấu thành ở 2 nhân tố: Tri thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Để đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn thì mỗi giảng viên phải tích cực tích lũy kiến

thức thông qua việc tự nâng cao trình độ chuyên môn và thông qua các khóa đào tạo. Ở đây, việc thích ứng thể hiện ở việc nắm vững môn học được phân công giảng dạy, có kỹ năng giảng dạy môn học đó, tham gia các khóa đào tạo và tự đào tạo, thực hiện giảng dạy có chất lượng, đúng kế hoạch.

Về kỹ năng giảng dạy: Nói đến kỹ năng giảng dạy là nói đến khả năng tổ chức lớp học và sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của lớp học. Biểu hiện của thích ứng về vấn đề này là giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, chính là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy - học tiên tiến nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thuyết phục, kỹ năng tự phát triển.

Trong hoạt động giảng dạy theo phương thức tín chỉ, người giảng viên phải xác định được nhiệm vụ của mình trong những giờ lý thuyết: xây dựng đề cương môn học (syllabus) theo đúng hướng dẫn [phụ lục 5]; xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được sau mỗi bài học: mục tiêu về nhận thức thuộc kiến thức, kỹ năng về môn học, rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề), các kỹ năng nhận thức cơ bản (nghe, nói, đọc, viết....). Những mục tiêu này đã được thiết kế trong đề cương môn học và được cụ thể hoá vào quy trình kiểm tra – đánh giá đối với bài học; Chuẩn bị các câu hỏi sinh viên ở trên lớp, các bài tập, bài kiểm tra và các tiêu chí đánh giá; Xác định các nội dung tự học và cách học cho sinh viên để hoàn thành khối lượng kiến thức theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ, các vấn đề, các

câu hỏi, bài tập, các loại tài liệu phải đọc, phải tìm kiếm bổ sung để sinh viên chuẩn bị bài thảo luận; Xây dựng, thu thập, phân loại, hướng dẫn sử dụng các học liệu/tài liệu phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; Quy trình cho một giờ lên lớp có thể xây dựng như sau:

+ Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu cho giờ lên lớp lý thuyết; + Cụ thể hoá phần nội dung giảng viên trình bày (phần trợ giảng,nếu có); + Giới thiệu mục tiêu của bài học và các yêu cầu cần thực hiện;

+ Trình bày cấu trúc nội dung dạy học và logic các đơn vị kiến thức của bài giảng;

+ Lựa chọn và chuyển tải nội dung trình bày trên lớp, nội dung cốt lõi cần trình bày. Phần nội dung cốt lõi của bài học: Thời gian dạy tri thức không quá 50% của tiết học; thời gian hướng dẫn tự học không ít hơn 40%; thời gian «tương tác» với người học không ít hơn 30%; thời gian «kiểm chứng» mức độ sinh viên nắm được mục tiêu và nhiệm vụ của bài học không ít hơn 10% thời lượng của tiết học/bài học)

+ Nội dung, vấn đề để sinh viên trình bài và thảo luận trên lớp;

+ Nôi dung, vấn đề sinh viên cần giải quyết khi làm việc theo nhóm... Giảng viên phải hướng dẫn cách học cho sinh viên để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học theo yêu cầu tín chỉ: các vấn đề, các câu hỏi, bài tập, yêu cầu của giảng viên đối với các vấn đề đó; Hướng dẫn, đánh giá sinh viên thảo luận, làm bài tập trên lớp (nếu có).

Trong giờ thảo luận theo đào tạo tín chỉ, nhiệm vụ của giảng viên là: Lựa chọn và giao các nội dung, các vấn đề, yêu cầu, tài liệu tham khảo để từng nhóm hoặc từng sinh viên chuẩn bị và trình bày tại các buổi thảo luận. Chỉ rõ các địa chỉ thông tin để sinh viên có thể tìm được và hoàn thành nhiệm vụ được giao; Soạn kịch bản về các vấn đề cần thảo luận cho từng buổi thảo luận; Tham dự, hướng dẫn, đạo diễn, nhận xét và tổng kết thảo luận. Giảng

viên cần khẳng định những nội dung đúng, sửa chữa những nội dung chưa đúng hoặc “chốt” nội dung của vấn đề, dùng nó như một phương tiện để chuyển tải nội dung cốt lõi của chủ đề thảo luận; Đánh giá, cho điểm phần chuẩn bị trình bày, thảo luận của từng nhóm hoặc từng sinh viên và tích luỹ vào kết quả cuối của môn học.

Trong giờ hoạt động theo nhóm, giảng viên có nhiệm vụ: Lựa chọn và giao các nội dung, các vấn đề, công việc và các yêu cầu liên quan cho nhóm sinh viên thực hiện, nguồn tài liệu tham khảo tối thiểu,... ; Xây dựng và giao mẫu báo cáo bài tập nhóm/tháng và giải thích yêu cầu hoàn thành báo cáo (thông qua trợ giảng, nếu có); Thông báo thời gian nộp báo cáo và thời gian nhận thông tin phản hồi từ phía giảng viên; Đánh giá kết quả làm việc theo nhóm sinh viên và tích luỹ vào kết quả đánh giá cuối cùng của môn học.

Trong phần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giảng viên cũng phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định: Xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên: Chọn trong chương trình môn học những nội dung, vấn đề (ngoài những nội dung, vấn đề đã được thảo luận tại lớp, hoạt động theo nhóm) và chỉ rõ mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện để giao cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Liệt kê đủ chi tiết các công việc sinh viên phải làm; Biên soạn các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo các kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và thông báo cho sinh viên ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu; Cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu tối thiểu sinh viên cần đọc, nghiên cứu. Hướng dẫn cách thức tìm kiếm, xử lý thông tin khi tự học, tự nghiên cứu (chỉ rõ cách tìm kiếm theo cấu trúc kiến thức của bài học, cụ thể đến từng đề cương, mục, trang... của các học liệu thông qua các phiếu học tập phát cho sinh viên trong giờ lên lớp của bài học đó); Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc dễ dàng và nhận các tư vấn cần thiết; Đánh giá, nhận xét kết quả tự học, tự nghiên cứu, tận dụng thời gian

trả bài như một giờ giải đáp và sửa lỗi cho sinh viên; Đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên tích luỹ kết quả cuối cùng của môn học.

3) Thích ứng với các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp

Đối với bất kỳ một nghề nào cũng yêu cầu chủ thể có một tinh thần trách nhiệm cao, riêng nghề dạy học thì tinh thần trách nhiệm đó càng phải được phát huy. Chính các thầy cô giáo là những người đang làm nghề trồng người, sản phẩm là những lớp người tương lai xây dựng đất nước.

Trong bối cảnh nhà trường tiến hành chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, có nhiều khó khăn, trở ngại đòi hỏi cán bộ, giảng viên phải thực sự đoàn kết, nỗ lực, say mê, tâm huyết với nghề để cùng nhau thực hiện thành công sứ mệnh của Nhà trường. Trong hoàn cảnh này thì tinh thần đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, vì đội ngũ tri thức trong tương lai của đất nước càng phải được duy trì và phát huy. Những yêu cầu về mặt đạo đức nghề nghiệp này cũng cần giảng viên phải thích ứng để phát huy và xây dựng nên những giá trị tốt đẹp của nghề nhà giáo.

4) Thích ứng với việc đánh giá hiệu quả giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ của Nhà trường.

Đánh giá hiệu quả giảng dạy là công việc thường xuyên trong Nhà trường. Việc đánh giá nhằm mục đích chung là kiểm tra tiến độ, hiệu quả của hoạt động đào tạo theo tín chỉ và nâng cao hiệu quả công việc của Nhà trường nói chung và giảng viên nói riêng. Các nội dung đánh giá của Nhà trường bao gồm:

- Đánh giá số lượng, chất lượng giờ giảng. - Đánh giá thái độ giảng dạy của giảng viên.

- Đánh giá kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch đã cam kết với nhà trường của giảng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự thích ứng của giảng viên với nội dung đánh giá của Nhà trường thể hiện ở sự hài lòng các tiêu chí đánh giá, tính khách quan trong đánh giá và kết quả đánh giá.

Như vậy, thích ứng với đào tạo theo tín chỉ của giảng viên bao gồm 4 thành tố cơ bản là: Thích ứng với điều kiện giảng dạy, thích ứng với yêu cầu về dạy học, thích ứng với các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, thích ứng với việc đánh giá hiệu quả giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ.

Trên cơ sở phân tích lý luận và mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự thích ứng của giảng viên đối với yêu cầu dạy học trong đào tạo theo tín chỉ. Sự thích ứng này được biểu hiện ở các mặt sau đây:

- Thích ứng với việc biên soạn đề cương môn học: Là việc giảng viên nắm bắt được yêu cầu của Nhà trường trong việc biên soạn đề cương môn học. Giảng viên thực hiện được theo mẫu, những khó khăn trong quá trình thực hiện:

+ Việc thực hiện biên soạn đề cươg môn học theo mẫu [phụ lục 5]. + Đề cương đảm bảo về mặt nội dung, hình thức.

+ Mức độ hoàn thành

+ Hiệu quả của việc sử dụng đề cương ở các lớp học.

- Thích ứng với việc tổ chức dạy học.

+ Thực hiện giờ dạy trên lớp (thực hiện đúng theo quy định về thời gian, nội dung, phương pháp…)

+ Cách thức tổ chức lớp học theo giờ lý thuyết, thực hành, thảo luận. + Mức độ hoàn thành.

+ Hiệu quả của việc tổ chức lớp học. + Thích ứng với vai trò cố vấn học tập.

- Thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

+ Giảng viên lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. + Quá trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. + Mức độ hoàn thành.

+ Hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

- Sự hài lòng của giảng viên trong quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ.

+ Sự hài lòng với công việc, vị trí và các mối quan hệ.

+ Sự nhiệt tình, hợp tác với lãnh đạo, đồng nghiệp và sinh viên, cách khắc phục khó khăn, những đóng góp cho công cuộc đổi mới của Nhà trường.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ:

+ Sự tác động tích cực và tiêu cực từ các yếu tố chủ quan (nhận thức, thái độ, nhu cầu, động cơ, … ) đến sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ)

+ Sự tác động tích cực và tiêu cực từ các yếu tố khách quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ ưu đãi, thâm niên công tác...)

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)