- Phương pháp này nhằm mục đích thống kê số liệu điều tra, tính toán tỷ lệ %, điểm trung bình, hệ số tương quan giữa các biến quan trọng, đặc điểm được quy về đại lượng toán học. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các giá trị này.
- Phân tích giá trị trung bình
Trong bảng hỏi có nhiều câu hỏi được thiết kế với nhiều biến khác nhau, với nhiều mức độ như: rất tốt, khá tốt, bình thường, không tốt lắm, không tốt... vì vậy để biết được ý kiến trả lời tập trung ở mức độ nào thì chúng tôi sử dụng giá trị trung bình giữa các mức để đánh giá mức độ thích ứng với các công việc cụ thể. Đồng thời chúng tôi tính điểm trung bình giữa các biến để biết được những biến nào được lựa chọn tập trung, và giá trị giữa các biến số đó được cụ thể hóa là bao nhiêu. Từ đó có thể so sánh mức độ thích ứng với yếu tố này so với yếu tố kia. Trong thời điểm hiện tại nhờ có phần mềm SPSS nên việc tính giá trị trung bình hay bất cứ giá trị nào trong thống kê đều rất thuận lợi mà không tốn công sức.
- Phân tích tương quan nhị biến
Tương quan nhị biến là tương quan giữa hai biến số. Mục đích tương quan là tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, cụ thể là biến thiên ở
một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối quan hệ giữa hai biến số được chỉ số hoá bởi hệ số tương quan . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Person để xác định sự tương quan giữa các yếu tố: thâm niên công tác - sự thích ứng của giảng viên với việc biên soạn đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
2.2.7. Quy ước đánh giá mức độ thích ứng và các biểu hiện của sự thích ứng
- Cách tính điểm: Đối với các câu trả lời mức độ hoàn thành có 5 mức độ: Rất tốt, khá tốt, bình thường, không rõ, không biểu hiện tương ứng với các điểm 1, 2, 3, 4, 5. Đối với những câu hỏi thể hiện mức độ hài lòng có 5 mức độ: Rất hài lòng, hài lòng, bình thường, hài lòng 1 phần, không hài lòng cũng tương ứng với các điểm 1, 2, 3, 4, 5.
- Các tiêu chí đánh giá: Chúng tôi quy ước các mức độ thích ứng như sau: + Thích ứng ở mức độ cao: 1,0 ≤ ĐTB ≤ 1,7
+ Thích ứng ở mức độ trung bình: 1,8 ≤ ĐTB ≤ 3,5 + Thích ứng ở mức độ thấp: 3,6 ≤ ĐTB≤ 5,0
- Các biểu hiện thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên:
+ Mức độ thích ứng cao
Giảng viên nắm vững chủ trương, kế hoạch của Nhà trường, hiểu về đào tạo theo tín chỉ, giảng viên sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ như: Soạn đề cương môn học, tổ chức lớp học và đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bên cạch đó giảng viên tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn và ngoài chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy theo đào tạo tín chỉ. Giảng viên hài lòng, thõa mãn với kết quả dạy học.
+ Mức độ thích ứng trung bình:
Giảng viên nắm chưa vững về các yêu cầu trong giảng dạy theo đào tạo tín chỉ về: soạn đề cương môn học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong quá trình thực hiện giảng viên chưa tích cực với các hoạt động chuyên môn và ngoài chuyên môn để phục vụ cho hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ. Giảng viên hài lòng, thõa mãn phần nào đó với kết quả dạy học.
+ Mức độ thích ứng thấp:
Giảng viên không nắm được hoặc hiểu sai về các yêu cầu, quy định trong giảng dạy theo đào tạo tín chỉ nên giảng viên không thực hiện hoặc thực hiện sai các nhiệm vụ: Soạn đề cương môn học, tổ chức lớp học, không đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bên cạnh đó giảng viên không tham gia các hoạt động chuyên môn và ngoài chuyên môn để phục vụ cho hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ. Giảng viên không hài lòng, thỏa mãn với kết quả dạy học.
Tiểu kết chƣơng 2
Đề tài “sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” được tổ chức nghiên cứu theo một trình tự khoa học và logic. Trong quá trình thực hiện qua các khâu xác lập kế hoạch, mục tiêu cụ thể để nhằm khai thác và phân tích được những vấn để chủ đạo trong quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của đội ngũ giảng viên trong trường. Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng thích ứng của giảng viên, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng.
Chúng tôi cũng đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin, minh chứng một cách nhanh nhất và hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp chúng tôi tổng hợp được các quan điểm khác nhau về thích ứng, đưa ra các khái niệm cơ bản về thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ (ở khía cạnh thích ứng tâm lý, xã hội). Phương pháp phỏng vấn sâu, dự giờ, quan sát, thảo luận nhóm đã cung tấp cho đề tài nhiều minh chứng sinh động sát thực với vấn đề nghiên cứu, làm phong phú hơn khi phân tích nội dung nghiên cứu.
Chúng tôi quy ước có 3 mức độ thích ứng: Thích ứng cao, thích ứng trung bình, thích ứng thấp.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG VIÊN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị đi đầu trong Đại học Quốc gia Hà Nội về việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở nên phổ biến trên trường quốc tế. Muốn hội nhập quốc tế về mặt đào tạo không thể không áp dụng phương thức tín chỉ. Đào tạo theo niên chế hiện nay có nhiều hạn chế. Trong đó hạn chế lớn nhất là tính cứng nhắc áp đặt của chương trình đào tạo, tính thụ động của sinh viên, phương pháp truyền giảng kém hiệu quả…. Chuyển đổi sang phương thức tín chỉ là giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Đào tạo theo tín chỉ là sự thể hiện triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động của người học, lấy đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập làm gốc… Đào tạo theo tín chỉ là một trong các giải pháp phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Theo phương thức đào tạo này đòi hỏi người dạy phải có phương pháp tiên tiến, nắm vững đối tượng, biết dẫn dắt sinh viên tiếp thu tri thức một cách tốt nhất, có kỷ luật cao, tác phong công nghiệp. Để phục vụ cho giảng dạy theo tín chỉ giảng viên phải đáp ứng một loạt yêu cầu mới: soạn đề cương môn học, tài liệu hướng dẫn học tập, tổ chức lớp học đảm bảo được các nhiệm vụ, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương pháp mới…tất cả các yêu cầu mới đều đòi hỏi giảng viên phải thích ứng để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho, hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm thương hiệu của nhà trường và uy tín của chính người giảng viên trong xã hội Việt Nam nói riêng và trên khu vực, thế giới nói chung.
Vấn đề thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên là vấn đề mới trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, với ý thức tìm tòi nghiên cứu cái
mới và tâm huyết với vấn đề đào tạo tín chỉ hiện nay, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên trong trường và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng đó.