tạo tín chỉ.
Sự hài lòng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của người giảng viên. Giảng viên có thích ứng với công việc của mình đã và đang làm hay không một phần thể hiện ở sự hài lòng đối với công việc, vị trí của bản thân và sự hợp tác với đồng nghiệp, sinh viên trong quá trình làm việc. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện các mức độ hài lòng của giảng viên đối với công việc và các mối quan hệ với đồng nghiệp và sinh viên.
Bảng 3.11: Mức đô hài lòng với công việc, vị trí và mối quan hệ của giảng viên Nội dung Mức độ hài lòng Giá trị TB Thứ hạng Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Hài lòng 1 phần Không hài lòng SL % SL % SL % SL % SL %
1) Công việc được giao về chuyên môn
giảng dạy 18 14,3 88 69,8 20 15,9 0 0 0 0 2,01 1
2) Vị trí của bản thân trong bộ
môn/khoa/nhà trường 19 15,1 71 56,3 36 28,6 0 0 0 0 2,13 3
3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên 21 16,6 85 64,5 20 19,5 0 0 0 0 2,04 2
4) Đối với cách quản lý, chỉ đạo của Bộ
môn/Khoa/Trường 9 7,1 52 41,3 58 46 7 5,6 0 0 2,43 4
5) Các chế độ ưu đãi của Nhà trường
(lương, thưởng) 9 7,1 15 11,9 76 60,6 20 15,6 6 4,8 2,68 5
Theo bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy đa phần giảng viên hài lòng với công việc, vị trí và các mối quan hệ của họ. Cụ thể: “công việc được giao về chuyên môn giảng dạy” có 18 giảng viên rất hài lòng (chiếm 14,3%) và 88 giảng viên hài lòng (chiếm 69,8%); Theo “Vị trí của bản thân trong Bộ môn/Khoa/Nhà trường” có 19 giảng viên rất hài lòng (15,1%) và 71 giảng viên hài lòng (56,3%); “Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên” có 21 giảng viên rất hài lòng (16%) và 85 giảng viên hài lòng (64,5%). Như vậy, về công tác chuyên môn, vai trò và vị trí hiện tại của giảng viên cũng như mối quan hệ của giảng viên đối với đồng nghiệp và sinh viên phần lớn họ đều cảm thấy hài lòng. Riêng “Đối với cách quản lý, chỉ đạo của Bộ môn/Khoa/Nhà trường” còn có những giảng viên mới chỉ hài lòng một phần. Đặc biệt là “Các chế độ ưu đãi của Nhà trường (lương, thưởng) thì có 20 giảng viên hài lòng một phần nào đó (chiếm 15,6%) và có 6 giảng viên không hài lòng (chiếm 4,8%). Mặc dù con số này chiếm tỷ lệ thấp, nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng và nhạy cảm. Khi phân tích vấn đề này chúng tôi cũng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giảng viên: “So với mặt bằng chung của xã hội thì thu nhập của giảng viên trường mình vào diện thấp, tất nhiên đối với cán bộ có thâm niên công tác lâu năm, hoặc có học hàm, học vị hoặc giảng viên chính thì mức thu nhập cũng tạm ổn, nhưng đối với cán bộ trẻ thì gặp rất nhiều khó khăn. Mức lương thì hưởng theo bậc, thu nhập tăng thêm không đáng kể vì số giờ vượt ít hoặc không có”. Vấn đề lương, thưởng không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thích ứng nhưng sẽ có tác động lâu dài nếu tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của đa phần giảng viên và nó ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên với cách quản lý của nhà trường cũng như hoạt động dạy học của họ.
Trong quá trình nhà trường thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo, đội ngũ giảng viên chính là một trong những khách thể chính chịu tác động của sự thay đổi, hoạt động giảng dạy của họ bị đảo lộn để sắp xếp theo những
quy định mới, thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều. Tuy vậy, hầu hết các giảng viên trong trường đều quyết tâm học hỏi, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng tình với chủ trương, kế hoạch của nhà trường. Dẫn chứng theo biểu đồ dưới đây cho thấy có tới 120 giảng viên (chiếm 95,2%) được hỏi đồng tình với việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Chỉ có 6 giảng viên (chiếm 4,8%) không đồng tình.
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự đồng tình với chủ trương chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường
95.2 4.8
Đồng tình Không đồng tình
Nhà trường xác định đây là lộ trình chuyển đổi phương thức, lộ trình này sẽ được thực hiện qua từng bước, từng kế hoạch cụ thể. Sau 3 năm thực hiện lộ trình đó, chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết giảng viên đã có nhận thức đúng về mục tiêu, chủ trương và kế hoạch của Nhà trường đặt ra, các thầy cô cũng đã tự nghiên cứu, học hỏi về phương thức đào tạo mới để áp dụng vào nhiệm vụ giảng dạy của mình. Các công việc, thao tác trong hoạt động giảng dạy của giảng viên dần được các thầy cô thực hiện chỉnh chu và đúng theo yêu cầu. Trong bối cảnh hiện nay, thì toàn bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường đều một lòng quyết tâm thực hiện mục tiêu đặt ra, dù còn nhiều khó khăn nhưng với phương châm “vừa đi vừa tìm đường, vừa làm vừa học hỏi”.
Trước những khó khăn và thách thức vẫn còn một số giảng viên hững hờ với chủ trương, kế hoạch của nhà trường, thậm chí còn phát biểu thiếu xây
dựng. Chúng tôi đánh giá thái độ của giảng viên thông qua một số kiến của sinh viên. Sinh viên N.T.P - khoa Xã hội học cho rằng: “Một số thầy cô khi lên lớp vẫn nói ra nhưng lời lẽ đáng ra không nên nói với sinh viên, ý như tín chỉ làm gì cho rắc rối, ở các trường đại học trên thế giới họ đào tạo tín chỉ từ lâu rồi, họ có cơ sở vật chất tốt còn trường mình chưa đủ điều kiện lại muốn đào tạo tín chỉ có kết quả ngay”, có nhiều thầy cô cũng hay kể những khó khăn với sinh viên khi thực hiện giảng dạy theo tín chỉ như là việc soạn đề cương bài giảng theo mẫu, tổ chức lớp học theo thời gian quy định, thực hiện các nhiệm vụ trong giờ học, kiểm tra đánh giá sinh viên.... Có lẽ trong thời gian đầu thực hiện chủ trương của nhà trường, tư tưởng của cán bộ, giảng viên, sinh viên chưa thông suốt, văn bản hướng dẫn còn khó hiểu vì vậy cả thầy và trò còn khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đề tài này được thực hiện sau khi nhà trường thực hiện quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo được 3 năm. Vì vậy, khi các ý kiến đưa ra đều có sự đánh giá ở giai đoạn đầu và giai đoạn hiện tại. Ý kiến nhận xét của lãnh đạo khoa Triết học cho biết: “Thời gian đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ, cán bộ trong khoa cũng gặp một số khó khăn, như việc thực hiện xây dựng khung chương trình, đề cương...khoa Triết có đặc thù là giảng dạy môn cơ sở cho tất cả các ngành, tuy nhiên mỗi ngành khác nhau đều có sự chuẩn bị nội dung khác nhau để phù hợp với từng đối tượng sinh viên, bây giờ lớp cơ hữu không còn nữa chỉ còn lớp môn học vì vậy giảng viên gặp phải khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài cũng như truyền đạt, hướng dẫn sinh viên học, đánh giá sinh viên...”. Bên cạnh những khó khăn về quy trình, về các bước thực hiện, về các nhiệm vụ cụ thể của người giảng viên thì về mặt quản lý, điều hành cũng như điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Có nhiều giảng viên đánh giá như sau: “Mới thực hiện theo tín chỉ mà nhà trường đã triển khai quá nhiều văn bản, văn bản này phản bác văn bản kia, rối tinh hết cả lên”- [Ý kiến của giảng viên khoa Xã hội học]; “Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều quá, chưa đáp
ứng được yêu cầu của đào tạo tín chỉ, giảng đường thiếu, chật trội, máy móc thì trục trặc…” - [Ý kiến của giảng viên khoa Văn học]; có giảng viên còn nói đùa với nhau rằng “trường mình đang tín chỉ nửa mùa”. Trước những khó khăn đó, những trao đổi, bàn luận giữa các giảng viên với giảng viên, giữa giảng viên và sinh viên về đào tạo theo tín chỉ là chuyện bình thường. Có những luồng ý kiến đồng tình, ủng hộ chủ trương chuyển đổi, nhưng cũng có ý kiến phản đối, không hợp tác. Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện, công việc cũng đi vào quỹ đạo, có nhiều bài học được rút kinh nghiệm vì vậy trong nhận thức cũng như tư trưởng của đa phần cán bộ giảng viên đã vượt qua những khó khăn đó để thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà trường đặt ra.
Bên cạch sự hài lòng, sự đồng tình ủng hộ của giảng viên, chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi để tìm hiểu xem giảng viên có cảm xúc như thế nào với mức độ hoàn thành công việc. Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2: Cảm xúc của giảng viên đối với các mức độ hoàn thành công việc
72.2 27.8 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1
Hoàn thành nhiệm vụ - Cảm thấy thoải mái
Hoàn thành nhiệm vụ - Không thoải mái
Không hoàn thành nhiệm vụ - Không thoải mái
Không hoàn thành nhiệm vụ - Cảm thấy thoải mái
Theo số liệu biểu hiện trong sơ đồ trên, với sự tự đánh giá của giảng viên thì 100 giảng viên được hỏi hoàn thành nhiệm vụ được giao trong các năm học. Trong đó có tới 72,2% giảng viên cảm thấy thoải mái với các nhiệm vụ được giao mà họ đã hoàn thành và 27,8% giảng viên cảm thấy không thoải mái. Khi được hỏi: vì sao thầy cô không cảm thấy thoải mái
trong khi đã hoàn thành các nhiệm vụ thì hầu hết các giảng viên đó có cùng chia sẻ rằng: “với nhiệm vụ mà nhà trường, khoa đã giao cho chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, áp lực công việc cũng như có một số kết quả mang lại chưa thực sự làm chúng tôi hài lòng”.
Tóm lại, trong quá trình thực hiện công tác dạy học theo đào tạo tín chỉ giảng viên có sự hài lòng ở mức độ khác nhau đối với từng đối tượng khác nhau. Nhìn chung, trong hoàn cảnh hiện tại còn nhiều bất cập trong vấn đề quản lý, điều hành hay chế độ đãi ngộ đối với giảng viên nhưng hầu hết giảng viên đều đặt mục tiêu chung vì sự phát triển của nhà trường lên hàng đầu nên để quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy mới đội ngũ giảng viên đã nỗ lực hết mình, phát huy năng lực, hợp tác tốt với đồng nghiệp và sinh viên để thực hiện các yêu cầu mà đào tạo tín chỉ đặt ra. Mặc dù kết quả thích ứng còn hạn chế, nhưng đó cũng chính là bài học kinh nghiệm để giảng viên thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo.