Thích ứng với việc biên soạn đề cương môn học theo đào tạo

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63)

hiểu thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ của giảng viên trong trường và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng đó.

3.1. Thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ của giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3.1.1. Thích ứng với việc biên soạn đề cương môn học theo đào tạo tín chỉ tín chỉ

Nội dung chính mà chúng tôi đề cấp đến trong đề tài là sự thích ứng của giảng viên với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ và vấn đề khảo sát được tập trung là năng lực dạy học, trong đó nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học là một trong những yêu cầu mới trong đào tạo khi chuyển đổi. Theo quy định của nhà trường thì các môn học đều có đề cương được soạn theo mẫu. Đề cương này sẽ được cung cấp cho sinh viên trên cơ sở tài liệu hướng dẫn để sinh viên có cái nhìn tổng quát về môn học và lượng kiến thức cần đạt được khi hoàn thành môn học đó. Đối với những môn chung, bộ môn chủ động giao cho một giảng viên nào đó trong tổ biên soạn, thông thường là chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm bộ môn trực tiếp biên soạn. Còn đối với các môn chuyên ngành thì ai đảm nhận môn nào thì người đó biên soạn đề cương môn học đó. Theo số liệu cung cấp từ phòng Đào tạo thì năm 2008 có hơn 1000 đề cương môn học được nghiệm thu. Hàng năm các đề cương này được bổ sung, sửa đổi thêm những thông tin mới. Đồng thời các môn mới lại tiếp tục được biên soạn. Kết quả đạt được đã thể hiện được việc các giảng viên đã đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường về nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các giảng viên còn gặp một số khó khăn.

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã gặp gỡ một số giảng viên là tổ trưởng tổ Bộ môn, với mục đích tìm hiểu quá trình thực hiện yêu cầu của nhà trường về việc xây dựng đề cương môn học. Theo ý kiến của tổ trưởng tổ Bộ

môn Lịch sử Đảng – Khoa Lịch sử: “Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, tổ Bộ môn chúng tôi đã thực hiện các bước để xây dựng đề cương môn học đúng theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đặt ra. Hiện nay, 100% môn học của Bộ môn đã có đề cương được nghiệm thu”. Đi sâu vào tìm hiểu nhiệm vụ của từng giảng viên, chúng tôi dựa vào các câu hỏi đã được đặt ra trong bảng trưng cầu ý kiến để tham khảo ý kiến của số đông giảng viên trong trường. Câu hỏi: “Trong quá trình chuẩn bị đề cương môn học các thầy cô đã thực hiện như thế nào? Kết quả thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Hình thức giảng viên biên soạn đề cương môn học

Hình thức biên soạn đề cƣơng môn học

Giảng viên Sinh viên

SL % SL %

Thực hiện được theo quy định của nhà

trường 94 74,6 213 100

Không thực hiện được 0 0 0 0 Thực hiện theo quy định của nhà trường

nhưng còn gặp nhiều khó khăn 32 25,4 0 0

Tổng 126 100% 213 100%

Theo bảng số liệu thì có tới 94 giảng viên khi biên soạn đề cương đã thực hiện đúng theo quy định của nhà trường, chiếm tới 74,6%; có 32 giảng viên (chiếm 25,4%) cho rằng thực hiện được theo quy định nhưng còn gặp nhiều khó khăn; không có giảng viên nào không thực hiện được. Những khó khăn của giảng viên khi thực hiện việc xây dựng đề cương môn học là: phải thực hiện theo mẫu trong khi các môn học rất đa dạng, yêu cầu chi tiết,...Nếu như trước đây, đào tạo theo niên chế, mỗi giảng viên chỉ cần chuẩn bị nội dung bài giảng trước khi đến lớp (hay còn gọi là giáo án), nhưng khi bước sang đào tạo tín chỉ với mục đích đẩy mạnh khâu tự học, tự nghiên cứu, nâng

cao tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Vì vậy đề cương môn học cũng được chi tiết hóa, cung cấp nhiều thông tin, trình bày khoa học hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều ý kiến phản hồi của giảng viên về nội dung và hình thức. Một số giáo viên cho rằng “Mục 7 – Hình thức tổ chức dạy học trong đề cương không cần thiết chi tiết đến mức chỉ ra lịch trình dạy cụ thể, nội dung chi tiết đến từng số trang”. Bởi vì “môn học rất đa dạng, kiến thức thay đổi theo thời gian, điều kiện hoàn cảnh trong từng buổi học có thể thay đổi, nếu đưa ra không thực hiện được như vậy có nghĩa là mình không hoàn thành nhiệm vụ, và chắc chắn sinh viên sẽ phản hồi” – [PV- giảng viên khoa Khoa học Quản lý]. Đúng như nhận định của giảng viên, khi bàn luận về vấn đề giảng viên chuẩn bị đề cương môn học cũng có nhiều ý kiến của sinh viên nhận xét. Hầu hết các ý kiến sinh viên cho rằng: “giảng viên đều chuẩn bị đề cương rất chi tiết và đầy đủ, cung cấp cho sinh viên ngay từ buổi học đầu tiên. Tuy nhiên có nhiều giáo viên khi thực hiện bài giảng lại không đi theo nội dung của đề cương nên sinh viên cảm thấy khó theo dõi và tổng hợp nội dung môn học” - [Ý kiến thảo luận nhóm]. Cũng theo số liệu thống kê bảng 3.1 có 100% sinh viên cho rằng giảng viên đã thực hiện đúng theo mẫu đề cương mà nhà trường quy định.

Đề cương môn học có thể được xây dựng bởi một hoặc nhiều giảng viên trong cùng tổ Bộ môn. Dựa trên những nội dung của đề cương đó mà giảng viên trong tổ có thể giảng dạy ở bất cứ lớp học nào. Tuy nhiên, nhiều giảng viên không để ý đến phần thông tin giảng viên nên không giải thích cho sinh viên và cũng không cung cấp thêm thông tin của cá nhân mình nên có sinh viên cho rằng: “Trong đề cương thì thông tin về một giảng viên không phải giảng viên đang trực tiếp giảng dạy cho mình”- [Ý kiến thảo luận nhóm] điều này khó khăn khi sinh viên liên hệ, hoặc cần tham khảo ý kiến của giảng viên.

Theo ý kiến của cán bộ Phòng Đào tạo phụ trách về đề cương môn học cho biết: “Trong thời gian đầu khi mới thực hiện, việc chuẩn bị và tiến hành xây dựng đề cương theo mẫu thì hầu hết các giảng viên ở các khoa đều bắt tay vào thực hiện nhưng không ít những thắc mắc phản hồi”. Có giảng viên cho rằng: “Trước đây ai phụ trách môn học nào thì có giáo trình hoặc tự mỗi giáo viên chuẩn bị bài giảng (giáo án) cho mình. Nhưng bây giờ môn nào cũng phải có đề cương chi tiết, chi tiết đến mức phải phân nhỏ thời gian cho phù hợp với nội dung, tài liệu tham khảo phải liệt kê chính xác đến từng số trang...” – [PV- giảng viên khoa Triết học]. Đây là một trong những khó khăn mà giảng viên thường nhắc đến. Nếu như trước đây giảng viên thu thập ở đâu đó nội dung liên quan đến môn học thì chỉ cần nhắc tên tài liệu để sinh viên tự tìm kiếm thì bây giờ giảng viên phải phô tô lại để có cứ liệu chính xác hơn. Công việc này một mặt chỉ rõ cho sinh viên những nội dung và nhiệm vụ phải làm trong quá trình học, mặt khác lại chưa phát huy hết tính sáng tạo, khả năng tìm kiếm thông tin ở sinh viên. Đó là chưa nói đến quy định vẫn là quy định còn một số giảng viên vẫn không quan tâm là có cung cấp đề cương cho sinh viên hay không. Trong quá trình thẩm định đề cương các môn học, vẫn còn một số thầy cô cương quyết không ghi cụ thể, chi tiết (nhất là nội dung của Mục 7). Điều này được các thầy cô lý giải rằng: “đào tạo tín chỉ là để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và tự học của sinh viên, nếu chúng ta đưa đề cương chi tiết, cụ thể quá thì sinh viên lệ thuộc, bị động và chỉ tìm hiểu và học theo giới hạn mà đề cương đưa ra” – [PV- giảng viên khoa Văn học]. Bên cạnh đó, nguồn học liệu của nhà trường còn hạn hẹp, sinh viên không có nguồn để tìm kiếm thông tin, điều quan trọng là giảng viên hướng dẫn sinh viên tìm tài liệu, hướng dẫn cách phát hiện, nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên từ phía sinh viên lại có ý kiến cho rằng, đề cương chi tiết như vậy chúng em “dễ hiểu và dễ theo dõi nội dung môn học” (85 %) và “giúp cho

sinh viên tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của sinh viên” (60 %).

Xét về góc độ tự đánh giá mức độ hoàn thành các công việc, trong đó có nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học, giảng viên đã tự đánh giá qua các mức độ khác nhau, tập trung nhiều ở mức độ rất tốt và khá tốt, không có trường hợp nào tự cho là mình hoàn thành không tốt.

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ thực hiện việc biên soạn đề cương môn học

Nội dung

Giảng viên Sinh viên

Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Không tốt lắm Không tốt Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Không tốt lắm Không tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Biên soạn đề cương môn học 45 35,7 79 62,8 2 1,50 0 0 0 0 61 28,6 112 52,6 40 18,8 0 0 0 0 GTTB 1,66 1,90

Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy có 79 giảng viên tự đánh giá mức độ hoàn thành việc biên soạn đề cương môn học ở mức khá tốt (chiếm 62,8%); 45 giảng viên (chiếm 35,7%) tự đánh giá ở mức rất tốt và chỉ có 2 giảng viên (chiếm 1,5%) cho rằng việc biên soạn đề cương được hoàn thành ở mức độ bình thường. Mặc dù trong quá trình biên soạn đề cương theo quy định của đào tạo tín chỉ giảng viên còn gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các giảng viên đều xác định được rằng: Biên soạn đề cương môn học là một trong những nhiệm vụ mà người giảng viên phải thực hiện và thực hiện thật tốt để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. Vì vậy hầu hết các giảng viên làm rất tốt và hoàn thành theo đúng tiến độ và chất lượng mà nhà trường yêu cầu. Theo kết quả cho thấy, điểm trung bình trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học là 1,66. Số điểm này nằm trong khoảng quy ước từ [1,0 - 1,7] thì đạt mức độ thích ứng cao. Để tìm hiểu cụ thể hơn về việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học của giảng viên chúng tôi kết hợp phỏng vấn sâu và kết quả đánh giá từ phía sinh viên.

Qua phỏng vấn sâu về vấn đề này cũng có nhiều ý kiến đưa ra chứng minh cho sự tự đánh giá của mình trong bảng hỏi. Thứ nhất đối với những giảng viên đánh mức độ hoàn thành ở rất tốt lại rơi vào một số cán bộ trung tuổi trở lên. Như trường hợp của một giảng viên N.T.T (45 tuổi)- Khoa Khoa học Quản lý, đề cương của giáo viên này được chọn làm mẫu để các thầy cô khác thực hiện theo. Giảng viên đó cho biết: “Để xây dựng được một đề cương cho môn học nào đó, buộc giáo viên phải thực sự bao quát được nội dung của môn học, hình dung ra nhưng bước phải làm trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, để làm theo đúng hướng dẫn của nhà trường thì giảng viên phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn và mẫu đề cương mà nhà trường đưa ra”. Song việc tiến hành xây dựng đề cương cho môn học không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân giảng viên mà còn là nhiệm vụ chuyên môn của từng tổ Bộ môn trong các Khoa. Hầu hết các giảng viên rất chủ động tìm tòi

tài liệu trong nước và nước ngoài về đào tạo tín chỉ để có thể hiểu bản chất và thực hiện đúng theo quy trình. Cũng theo ý kiến của cô N.T.T “trong quá trình biên soạn đề cương thì giảng viên gặp cũng không ít khó khăn, cũng là do trường mình mới bắt đầu từ những bước chuẩn bị đầu tiên của tín chỉ, ai cũng không dám thừa nhận rằng mình đã hiểu hết về phương thức đào tạo này”. Có ý kiến thì cho rằng “nhà trường yêu cầu làm thì cứ làm, còn thực hiện được hay không còn tùy…”. Mặc dù có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau và phản đối nhau ngoài cuộc họp, nhưng khi thực hiện thì hầu hết các thầy cô đều thực hiện đúng theo quy định của nhà trường.

Những ý kiến và những quan điểm khác nhau của các giảng viên về đào tạo theo tín chỉ là chuyện hết sức bình thường trong thời gian đầu thực hiện chủ trương chuyển đổi của nhà trường. Chúng ta không thể tránh được những lúng túng khi thực tế và lý thuyết chưa phù hợp với nhau. Nhiều giảng viên cũng chỉ ra những khó khăn khi xây dựng và thực hiện đề cương.

Sau 3 năm thực hiện, các nhiệm đặt ra đối với đào tạo tín chỉ, hệ thống các đề cương môn học đã được hoàn thiện và công khai cho đối tượng học. Tuy nhiên, việc sử dụng đề cương đó hiệu quả hay không thì nhà trường chưa có sự đánh giá cụ thể. Theo ý kiến phản hồi từ sinh viên thì mức độ thực hiện việc biên soạn đề cương môn học của giảng viên được thể hiện ở trong bảng 3.2.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển thì các khâu trong hoạt động giảng dạy cũng được áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ mới để rút ngắn thời gian và công sức. Nhiều thầy cô gửi đề cương và các tài liệu qua đường email cho sinh hoặc có thể thực hiện chức trách của một cố vấn học tập cho sinh viên trong việc giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho sinh viên. Sinh viên rất hài lòng về những việc làm này của các thầy cô vì thông tin rất nhanh chóng và thuận lợi để các em cập nhật. Trong việc biên soạn và cung cấp đề cương cho sinh viên cũng vậy được thầy cô tin học hóa, cập nhật nhanh chóng nên hiệu rất cao. Khi được hỏi về mức độ hoàn thành việc biên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

soạn đề cương môn học của các thầy cô thì kết quả cho thấy: có 57 sinh viên (chiếm 26,8%) cho rằng các thầy cô biên soạn đề cương rất tốt; 112 sinh viên (chiếm 52,6%) đồng ý với ý kiến cho rằng thầy cô chuẩn bị đề cương khá tốt; 40 sinh viên (chiếm 18,8%) cho rằng ở mức bình thường (Bảng 3.2). Theo yêu cầu của đào tạo thì 100% môn học phải có đề cương. Số liệu nêu trên cho thấy hầu hết giảng viên trong trường khi giảng dạy môn học nào đó đều cung cấp đề cương cho sinh viên. Tuy nhiên đề cương có thể lại là sản phẩm của người khác hoặc của chính mình. “Giảng viên không quan tâm nhiều đến việc sinh viên sử dụng đề cương như thế nào, nhiều giảng viên cung cấp đề cương xong cũng không hướng dẫn sinh viên sử dụng, thậm chí bài giảng của thầy/cô không theo nội dung trong đề cương”[Ý kiến thảo luận nhóm 1]. Nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học không chỉ dừng lại việc biên soạn để nghiệm thu theo yêu cầu của Nhà trường mà còn liên quan đến việc sử dụng hiệu quả đề cương đó ở các lớp học. Hầu hết các ý kiến của sinh viên đều đánh giá cao chất lượng đề cương mà giáo viên cung cấp, “đề cương môn học mà thầy/cô cung cấp đã giúp chúng em có thể bao quát được môn học, xác định được kế hoạch học tập…” [Ý kiến thảo luận nhóm 2]. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đề cương có nhiều ý kiến phản ánh từ phía sinh viên như: “giảng viên cung cấp đề cương nhưng không quan tâm đến đề cương khi tổ chức lớp học” và “:đề cương một đằng giảng viên nói một nẻo làm cho sinh viên khó hiểu” [Ý kiến thảo luận nhóm 1]. Chính có nhiều ý kiến phản ánh trong quá trình sử dụng đề cương nên sinh viên đánh giá mức độ hoàn thành việc biên

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63)