Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)

* Mục đích điều tra bằng bảng hỏi:

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để nhằm mục đích điều tra định lượng cho các vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt là các nội dung điều tra đối chứng từ phía người học.

Nội dung bảng hỏi: Có 02 loại bảng hỏi

- Bảng hỏi dành cho giảng viên: Bảng hỏi gồm 21 câu, thể hiện rõ các nội dung nghiên cứu để giảng viên tự đánh giá về các yêu cầu và mức độ

thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của bản thân.Trong đó nội dung các câu hỏi nhằm mục đích như sau:

+ Nhận thức về chương trình đào tạo theo tín chỉ nói chung và hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ nói riêng gồm các câu: câu 1, câu 16, câu 21.

+ Thích ứng với hoạt động giảng dạy theo tín chỉ (Thích ứng với việc biên soạn đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên): câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7,

+ Nhu cầu, động cơ, sự hài lòng của giảng viên về nhiệm vụ và các công việc liên quan đến hoạt động giảng dạy của mình: câu 12, câu 13, câu 14, câu 16, câu 18.

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: câu 3, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 15.

+ Giới thiệu những giảng viên có kỹ năng giảng dạy theo tín chỉ tốt: câu 19 + Những kiến nghị của giảng viên đối với Bộ môn/Khoa/Nhà trường: câu 17, câu 20

+ Những thông tin cá nhân: câu 21

- Bảng hỏi dành cho sinh viên: Gồm 16 câu, nội dung phản ánh những nhận xét, đánh giá của sinh viên về mức độ thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên trong quá trình giảng dạy.

+ Nhận thức chung của sinh viên về hoạt động giảng dạy theo tín chỉ và chủ trương chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường: câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 13.

+ Đánh giá của sinh viên về mức độ thích ứng với các công việc, nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động giảng dạy theo tín chỉ (chuẩn bị đề cương, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn sinh viên...): câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12.

+ Giới thiệu những giảng viên có kỹ năng giảng dạy theo tín chỉ tốt: câu 14 + Kiến nghị của sinh viên đối với Bộ môn/Khoa/Nhà trường: câu 15 + Thông tin cá nhân sinh viên: câu 16

* Cách tiến hành

Khách thể điều tra bao gồm giảng viên và sinh viên, đây là những khách thể có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm nghiên cứu và thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp nghiên cứu khoa học. Vì vậy, sau khi phát phiếu hỏi có kèm theo hướng dẫn thì khách thể chủ động điền các câu trả lời vào phiếu hỏi. Tuy nhiên, với tổng số phát ra đối với phiếu hỏi giảng viên là 150 thì chúng tôi thu về được 126 và số phiếu sinh viên phát ra là 250, phiếu thu về là 213. Số còn lại đa phần trả lời không đầy đủ và không hợp lệ.

* Nguyên tắc xây dựng bảng hỏi và điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế xen lẫn các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, nhằm mục đích kiểm tra và bổ sung lẫn nhau; Quá trình thực hiện điều tra bằng bảng hỏi được tuân thủ theo 3 giai đoạn: Thiết kế bảng hỏi, khảo sát thử, điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có mục đích và nội dung cụ thể khác nhau (đã trình bày phần tổ chức nghiên cứu); Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân, không trả lời theo ý kiến chung của số đông.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)