Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ và ngân hàng nhà nước nên phá giá Việt Nam đồng . Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của 1 nước với các nước khác trên thế giới. Thực trạng cán cân bộ phận cũng như cán cân tổng thể của 1 QG sẽ có tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, đến dự trữ QG, đến tỉ giá hối đoái và qua đó tác động đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của QG đó. Ảnh hưởng của đồng tiền giảm giá đối với cán cân thương mại thực ra không đơn giản. 1 trong những giải pháp nhằm khuyến khích XNK cải thiện cán cân thương mại là phá giá đồng nội tệ. Đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cơ bản nhất để cải thiện cán cân thương mại nói riêng cũng như cán cân thanh toán quốc tế nói chung.1. Cán cân thương mại Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại1.1 Cán cân thương mại Cán cân thương mại là 1 mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế; phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động XNK hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú. CCTM ghi lại những thay đổi trong XK và NK của 1 QG trong 1 khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng. CCTM còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi CCTM có thặng dư, xuất khẩu ròngthặng dư thương mại mang giá trị dương, và mang giá trị âm khi CCTM có thâm hụt. Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. NK phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa SX trong nước và tại nước ngoài. Nhập khẩu tăng lên làm tăng cung về ngoại tệ. Xuất khẩu : là yếu tố dự định, chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các QG bạn hàng. Tỷ giá hối đoái : ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa SX trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Trang 1NHÓM 4
Đề Tài : Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ và ngân hàng nhà nước nên phá giá việt nam đồng
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
• Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của 1 nước với các nước khác trên thế giới Thực trạng cán cân bộ phận cũng như cán cân tổng thể của 1 QG sẽ có tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, đến dự trữ QG, đến tỉ giá hối đoái và qua đó tác động đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của QG đó.
• Ảnh hưởng của đồng tiền giảm giá đối với cán cân thương mại thực
ra không đơn giản 1 trong những giải pháp nhằm khuyến khích XNK cải thiện cán cân thương mại là phá giá đồng nội tệ Đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cơ bản nhất để cải thiện cán cân thương mại nói riêng cũng như cán cân thanh toán quốc tế nói chung.
Trang 3A Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 41 Cán cân thương mại & Các yếu tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại 1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là 1 mục trong tài khoản vãng lai của cán
cân thanh toán quốc tế; phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động XNK hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú
CCTM ghi lại những thay đổi trong XK và NK của 1 QG trong 1
khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng
CCTM còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại Khi CCTM có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương, và mang giá trị âm khi CCTM có thâm hụt.
Trang 51.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại
Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn NK phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa SX trong nước và tại nước ngoài Nhập khẩu tăng lên làm tăng cung về ngoại tệ.
Xuất khẩu : là yếu tố dự định, chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các QG bạn hàng
Tỷ giá hối đoái : ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa
SX trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế
Trang 6 Lạm phát : Khi lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hóa trong
nước tăng lên làm gia tăng hàng xuất khẩu.
Thu nhập của người không cư trú : nếu có nhu cầu hàng nhập
khẩu tăng thì làm tăng nhập khẩu.
Chính sách thương mại quốc tế : là các chính sách liên quan
đến thuế quan hạn ngạch hàng rào phi thuế quan.
Tâm lý người tiêu dùng có ưa thích hàng nhập khẩu hay không.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội.
Trang 72 Phá giá đồng nội tệ và ảnh hưởng của
nó tới cán cân thương mại
Cơ sở lý luận của phá giá đồng nội tệ
• Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ
so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR…
Trang 8Tác động của việc phá giá tiền tệ
• Trong ngắn hạn : Số lượng hàng XK không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh Nếu giá hàng XK ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch XK chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên
• Trong trung hạn : Việc phá giá làm tăng cầu về XK ròng và tổng cung sẽ điều
chỉnh đó là:
• + Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi
sẽ được huy động và làm tăng tổng cung
• + Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều => tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít => tăng tổng cầu kéo theo giá
cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh cho việc phá giá
• Trong dài hạn : các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các DN sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí SX tăng lên dẫn đến việc phải tăng giá Người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn
sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực tiền lương
Trang 9 Nâng cao năng lực cạnh tranh 1 cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái, đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên.
Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai
Lý do chính phủ phá giá tiền tệ
Trang 10Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với
cán cân thương mại
Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá thực tăng, kích thích tăng khối lượng XK và hạn chế khối lượng nhập khẩu, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện
Phá giá tiền tệ dễ gây phi mã lạm phát : do giá cả nhập khẩu tăng nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá giá tiền tệ
Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu : trong trường hợp này phá giá tiền tệ làm tăng giá thành SX hàng XK, hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn
so với những hàng XK mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa trong nước
Trang 11 Chi phí sản phẩm thiết yếu : Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm
y tế Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ
và có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân dân.
Nợ nước ngoài : 1 số nước nghèo luôn trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều Việc phá giá đồng nội tệ làm tăng nợ nước ngoài Điều này đặt ra việc chính phủ cần thay đổi thuế và chi tiêu.
Phá giá tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị, xã hội Cho nên các nước nên xem xét kĩ lưỡng và cân nhắc trong việc phá giá tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Trang 123 Hiệu ứng tuyến J
Đường cong J
o Đường cong J là 1 hiện tượng tài khoản vãng lai của QG sụt giảm ngay sau khi QG này phá giá tiền tệ của mình và phải 1 thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.
o Đường cong J cho thấy sự xấu đi lúc đầu và sự cải thiện sau đó của cán cân thương mại dưới tác động của đồng tiền giảm giá.
Trang 13Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng tuyến J
o Phản ứng người tiêu dùng diễn ra chậm (còn lo lắng về: chất lượng hàng hóa,
độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa…chứ không đơn thuần là giá.) hay cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn Cần có thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá
Trang 14o Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm, hay cung xuất khẩu không tăng nhanh trong ngắn hạn
o Do nhà SX không thể lập tức mở rộng SX, nhà xưởng; tuyển dụng thêm nhân viên…
dù phá giá tiền tệ cải thiện điều kiện cạnh tranh cho XK Các hợp đồng nhập khẩu ký kết từ trước không dễ gì huỷ bỏ ngay
Trang 15o Cạnh tranh không hoàn hảo
• Đối với nhà kinh doanh nước ngoài, quá trình chiếm lĩnh thị phần đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, do đó họ có thể :
Hạ giá hàng hóa XK để tăng tính cạnh tranh, nhằm duy trì thị phần của mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu cầu nhập khấu ở nước này giảm chậm
Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranh với hàng nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền mất giá, làm cho năng lực XK của nước này tăng chậm
Trang 16Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng có được cải thiện vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các điều kiện
Trang 174 Điều kiện để phá giá thành công
• Khi xem xét có nên phá giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ:
Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu
Chi phí sản phẩm thiết yếu
Nợ nước ngoài
Vấn đề cơ cấu chính sách (trợ giá, kiểm soát giá, hạn ngạch xuất khẩu)
Trang 18B Thực tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam
Trang 191 Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam
Trang 202 Ảnh hưởng của phá giá VNĐ
đến cán cân thương mại
Trong cơ cấu hàng XK của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản
và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị XK của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động SX và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái Do vậy, việc giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng XK.
Bên cạnh đó, năng lực SX hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn XK ở Việt Nam đều còn hạn chế
Cầu của thị trường thế giới đối với hàng XK của Việt Nam có độ co giãn thấp về giá Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các hàng hóa trên thị trường thế giới
Trang 21• Nếu phá giá VND không chắc giúp Việt Nam tăng được XK mà còn tạo ra nguy cơ nhập khẩu lạm phát, đối với những hàng hóa được SX cho mục đích sử dụng trong nước nhưng phải nhập khẩu nguyên vật liệu.
• Việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độ trễ nhất định đối với giá XK Khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí NK nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành SX, làm mặt bằng chung của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng XK
Trang 22 Khi mức tăng XK và mức giảm nhập khẩu không đủ để bù đắp cho việc phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến thâm hụt lớn hơn trên cán cân thương mại, làm gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh
tế
Trang 23 Trong trường hợp cần thiết phải phá giá VND thì phải tính đến yếu tố tâm lý – yếu tố luôn mang tính quyết định tại Việt Nam Làm sao để các thành phần kinh tế thấy được việc phá giá là cần thiết và sẽ không kỳ vọng việc tiếp tục phá giá
Trang 24o Trong năm 2010, NHNN đã tiến hành phá giá 2 lần với biên độ nhỏ đã tạo
ra kỳ vọng sẽ có đợt phá giá tiếp theo Điều này đã tạo ra ảnh hưởng xấu không những đối với thị trường ngoại hối mà còn cả thị trường hàng hóa
o Tuy nhiên, đợt phá giá năm 2011 với biên độ lớn lại không tạo hiệu ứng tâm lý như vậy Các thành phần khác trong nền kinh tế sau đợt phá giá này không kỳ vọng trong ngắn hạn NHNN sẽ tiếp tục phá giá Đây là 1 trong những nhân tố giúp ổn định tỷ giá trong cả năm 2011 và 2012
Trang 25 Do đó, việc phá giá tiền tệ 1 lần với biên độ lớn sẽ khiến nền kinh tế phải điều chỉnh để thích nghi và quan trọng hơn cả là sẽ không tạo ra tâm lý chờ đợi có sự phá giá tiếp trong ngắn hạn để có thể gây ra lạm phát kỳ vọng.
Trang 263 Nhận xét và đánh giá
Trong hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá không chỉ đơn giản là phá giá đồng tiền để đạt được mục tiêu “tăng xuất khẩu”, nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam có nhiều đặc thù riêng
Để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, các mặt lợi và hại của phá giá phải được xem xét và cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế; phải đảm bảo nền kinh tế đã có đủ các điều kiện để có thể phát huy tốt mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu cực của việc phá giá
Những điều này đã giải thích “vì sao, với 1 động tác đơn giản là điều chỉnh tỷ giá công bố lên cao mà Ngân hàng Nhà nước không thực hiện”
Trang 27• Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên có nhu cầu lớn
về nhập khẩu thiết bị máy móc để đổi mới công nghệ và nhập khẩu các nguyên, vật liệu SX các sản phẩm tiêu dùng trong nước và XK
• Vì vậy, việc tăng hay giảm giá trị nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào chu
kỳ tăng trưởng kinh tế hơn là tỷ giá hối đoái
Những yếu tố để đánh giá việc có nên phá giá đồng nội
tệ trong tình hình như hiện nay hay không
Trang 28• Trong cơ cấu hàng XK thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn, mà giá trị XK của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động SX và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái
• Xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động rất nhiều của các yếu tố như: Thuế XK, mức giá cả hàng hoá trong nước và nước ngoài, năng suất lao động của ngành hàng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất, chất lượng và mức độ đa dạng hoá chủng loại
• Do vậy, 1 sự giảm giá VND không chắc đã làm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng XK Bởi năng lực cạnh tranh của hàng XK chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen nhau
• Bên cạnh đó, năng lực SX hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn
XK ở Việt Nam đều còn hạn chế
Trang 29 Lạm phát của Việt Nam tuy đã được kiểm soát ở mức 1 chữ số, nhưng tính ổn định chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nước ngoài để
bù đắp thâm hụt ngày càng tăng
Trang 30• Nền kinh tế Việt Nam là nền KT đang bị “đô la hóa”, trong suốt thời kỳ cải cách, mức độ đô la hóa tính theo tiêu chí của IMF có giảm dần, song so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn là nước bị đô la hóa
• Với 1 nền KT đô la hóa, nếu các biện pháp chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái thiếu thận trọng, không cân nhắc đến tất cả các khía cạnh của vấn đế thì hậu quả của bất ổn vĩ mô là rất nặng nề
• Sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ và ngược lại, có thể sẽ gây mất cân đối nguốn vốn và với việc sử dụng vốn của các NHTM, gây mất an toàn hoạt động của các NHTM - 1 sự đổ vỡ của 1 ngân hàng có thể là ngòi nổ cho sự bất ổn kinh
tế vĩ mô trầm trọng
Trang 31• Từ 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng
“Bộ ba bất khả thi”
• Đó là, khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, để ổn định tỷ giá, NHNN mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát, việc kiểm soát dòng vốn theo qui định của Pháp lệnh Ngoại hối thì Việt Nam đã tự do hoá giao dịch vãng lai, còn các giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn nhưng đã nới lỏng 1 cách tương đối
Trang 32 Trong tình hình hiện nay, NHNN nhấn mạnh vai trò của tỷ giá như 1 công cụ quan trọng để ổn định vĩ mô và ổn định thị trường tài chính là rất đúng hướng.
Với 1 cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ và điều hành thận trọng của NHNN hiện nay là giải pháp hữu hiệu nhất để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng KT bền vững
Tuy nhiên, trong dài hạn, khi nền kinh tế đã đạt được những điều kiện nhất định thì việc phá giá đồng nội tệ sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc cải thiện CCTM, tăng khả năng cạnh tranh trong XK, từ đó đảm bảo tính bền vững của cán cân thanh toán nói riêng và tăng trưởng KT nói chung
Trang 33KẾT LUẬN
• Tóm lại, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, phá giá
phải được xem xét và cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế; phải đảm bảo nền kinh tế đã có đủ các điều kiện để có thể phát huy tốt mặt tích cực
và hạn chế được những mặt tiêu cực của việc phá giá
• Để tránh việc phá giá sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao và từ đó
dẫn đến bất ổn định vĩ mô, đi kèm với phá giá cần phải có 1 sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách KT vĩ mô mà trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa với hiệu quả đầu tư cao