1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

26 734 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 179 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Kết cấu của đề tài 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 4 1.1. KHÁI NIỆM 4 1.1.1. Lãnh đạo 4 1.1.2. Phong cách lãnh đạo 5 1.2. PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 5 1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán 6 1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ 7 1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do 9 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 10 1.4. NHỮNG NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 11 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 12 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 12 2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nguyễn Sơn 12 2.1.2. Giới thiệu về ông Nguyễn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn 13 2.2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN - GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 14 2.3. ĐÁNH GIÁ 17 2.3.1. Ưu điểm 17 2.3.2. Nhược điểm 18 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 19 3.1. MỤC TIÊU 19 3.2. GIẢI PHÁP 19 3.2.1. Phát huy những ưu điểm của phong cách lãnh đạo 19 3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo 20 KẾT LUẬN 22

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của cá nhân em Các dữ liệu trong

đề tài là trung thực Những kết luận khoa học chưa được công bố trong bất kìcông trình nào

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đếnThS Vi Tiến Cường - giảng viên học phần quản trị học đã hướng dẫn và chỉ dạygiúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình

Trong quá trình khảo sát em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn

bè đã đóng góp ý kiến, giúp em có thêm kiến thức để hoàn chỉnh nội dung vàhình thức Tuy nhiên, do trình độ của mình còn nhiều hạn chế thiếu sót nhấtđịnh, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Kết cấu của đề tài 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 4

1.1 KHÁI NIỆM 4

1.1.1 Lãnh đạo 4

1.1.2 Phong cách lãnh đạo 5

1.2 PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 5

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 6

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 7

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 9

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 10

1.4 NHỮNG NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 11

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 12

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG 12

2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Nguyễn Sơn 12

2.1.2 Giới thiệu về ông Nguyễn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn 13

2.2 THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN - GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 14

Trang 4

2.3 ĐÁNH GIÁ 17

2.3.1 Ưu điểm 17

2.3.2 Nhược điểm 18

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 19

3.1 MỤC TIÊU 19

3.2 GIẢI PHÁP 19

3.2.1 Phát huy những ưu điểm của phong cách lãnh đạo 19

3.2.2 Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo 20

KẾT LUẬN 22

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong một tổ chức hay doanh nghiệp, luôn tập hợp những con người khácnhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xãhội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,… chính sự khác nhau này tạo ra mộtmôi trường làm việc đa dạng và phức tạp Vậy làm thế nào để tổ chức, doanhnghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tănggiá trị của từng con người đơn lẻ, góp phần phát triển bền vững cho tổ chức,doanh nghiệp?

Để hoạt động kinh doanh phát triển cũng như gắn kết, phát huy được nănglực của nhân viên, thì người lãnh đạo được coi là một nhân tố quyết định Có thểnói, chiếc ghế lãnh đạo không hề đơn giản, dù không trực tiếp thực hiện côngviệc nhưng người lãnh đạo phải có cái nhìn tổng quan các hoạt động của công

ty, phải gánh vác nhiều trọng trách quan trọng Người lãnh đạo không nhữngphải hoàn thành tốt trách nhiệm của mình mà còn phải đảm bảo chất lượng côngviệc của người khác

Có rất nhiều yếu tố làm nên người lãnh đạo giỏi, trong đó có yếu tổ phongcách lãnh đạo Đây là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực ảnhhưởng tới hoạt động của những người khác, không chỉ thể hiện tính khoa học và

tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của ngườilãnh đạo Mỗi người lãnh đạo sẽ có một phong cách lãnh đạo khác nhau để phùhợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, giám đốc là người lãnh đạo có vai trò dẫn dắt, địnhhướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa những thành viên trong cùng một

tổ chức cùng vận động theo một hệ thống nhất định để đạt được mục tiêu chung.Vậy nên phong cách lãnh đạo của giám đốc luôn là đề tài được nhiều ngườiquan tâm nghiên cứu bởi sự ảnh hưởng của nó đối với ý thức làm việc của nhânviên, văn hóa doanh nghiệp cũng như kết quả hoạt động kinh doanh Đây chính

là lý do em chọn nghiên cứu đề tài “Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn –Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn”

Trang 6

2 Đối tượng nghiên cứu

Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHHNguyễn Sơn

3 Phạm vi nghiên cứu

Ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

4 Mục đích nghiên cứu

Nắm rõ lý luận cơ bản về phong cách lãnh đạo trong doang nghiệp

Đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giámđốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn Phân tích những ưu điểm cũng như nhữngnhược điểm trong phong cách lãnh đạo, đồng thời đưa ra các giải pháp phát huynhững ưu điểm và khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo được ôngNguyễn Sơn áp dụng để lãnh đạo

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ được nội dung đề tài, thực hiện được mục tiêu đã đặt ra, nhiệmvụ mà đề tài phải làm được đó là:

Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về phong cách lãnh đạo,các loại phong cách lãnh đạo và các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng phong cáchlãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc công ty TNHH Nguyễn Sơn, đánh giáđược ưu điểm và chỉ ra những nhược điểm của những phong cách lãnh đạo được

áp dụng trong việc lãnh đạo

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm của phong cáchlãnh đạo để hoàn thiện bản thân, tìm ra được phong cách lãnh đạo phù hợp

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thông tin trên mạng, sách về cơ sở lý luậnphong cách lãnh đạo

Phương pháp quan sát, tư duy và thu thập ý kiến về một số thông tin liênquan đến ông Nguyễn Sơn

Phương pháp phân tích tổng hợp về ưu và nhược điểm trong phong cáchlãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

Trang 7

7 Kết cấu của đề tài

Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

Chương 2: Thực trạng về phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn –Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo của ông NguyễnSơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Lãnh đạo

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học

về tổ chức – nhân sự Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đólãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổchức (Theo Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 2002)

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân haynhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức

Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước Lãnh đạo tác độngđến người khác, truyền cảm hứng, khơi dậy lòng nhiệt huyết của họ đối với côngviệc, tổ chức và những người xung quanh

Lãnh đạo là một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ không chỉtuân thủ các mệnh lệnh mà còn tự nguyện hăng hái làm việc (Theo Quản trị học,

TS Trương Quang Dũng)

Ngay cả quân đội Mỹ cũng đã nghiên cứu vai trò lãnh đạo khá kĩ lưỡng.Một trong những định nghĩa mà họ đưa ra về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo là mộtquá trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác để hoànthành một nhiệm vụ (Theo U.S Army, 1983)

Trong các khái niệm này đều có chung quan điểm cho rằng, lãnh đạochính là chỉ huy hay tác động đến người khác để đạt được mục tiêu

Warren Bennis từng nói: “Tôi đã từng nghĩ rằng, điều hành một tổ chứccũng giống việc chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng Nhưng có lẽ không hẳn lànhư vậy, việc này luôn ẩn chứa những ngẫu hứng, và dường như, nó mang hơihướng của nhạc Jazz hơn”

Để gây ảnh hưởng đến người khác và khiến người khác làm theo mục tiêucủa mình thì đó chính là qua cách hành xử, qua những quy tắc tổ chức và nhất làphong cách của người lãnh đạo

Trang 9

1.1.2 Phong cách lãnh đạo

Trong vấn đề quản lý, phong cách lãnh đạo là một nhân tố nổi bật trongviệc thành bại của người lãnh đạo Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu vềphong cách lãnh đạo Khái niệm phong cách lãnh đạo, được hiểu theo các góc

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của người lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng về hoạt độngquản lý của người lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,được biểu hiện bằng công thức:

Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường

1.2 PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của người lãnh đạo

để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhânviên Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiệnqua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ

Vào năm 1939, các nghiên cứu quan trọng về phong cách lãnh đạo lầnđầu tiên được tiến hành bởi Kurt Lewin, người đứng đầu một nhóm các nhànghiên cứu về phong cách lãnh đạo khác nhau (Lewin, Lippit, White, 1939).Cho đến nay, nghiên cứu ban đầu này vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi nó đãtạo nên được ba phong cách lãnh đạo chủ chốt:

Quyền uy hoặc độc quyền: Các nhà lãnh đạo giao việc và chỉ ra luôn chocác nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắngnghe những góp ý từ nhân viên

Tham gia đóng góp hoặc dân chủ: Người lãnh đạo cùng một hoặc nhiều

Trang 10

nhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định, nhưng người lãnh đạo sẽ là người đưa

ra quyết định cuối cùng

Trao quyền tự do: Lãnh đạo cho phép các nhân viên đưa ra quyết định,tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

“Tôi muốn bạn phải ”

Phong cách lãnh đạo này là việc các nhà lãnh đạo nói với nhân viên họmuốn gì và cách chúng được thực hiện ra sao mà không để tâm tới sự góp ý củanhân viên

Tập trung quyền lực: người lãnh đạo giữ hết quyền hành, lãnh đạo bằng ýchí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi nhân viên

Nhân viên chỉ thuần túy là người nhận và thi hành mệnh lệnh của ngườilãnh đạo Được cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnhvới thông tin một chiều từ trên xuống, rất ít hoặc có thể nói không có thông tin

từ dưới lên

Khi làm việc với cấp dưới, thưởng tỏ ra kiên quyết, các mệnh lệnh thườngngắn gọn, rõ ràng và mong muốn nhân viên thực hiện các nhiệm vụ đã địnhtrước theo đúng kế hoạch

Người lãnh đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhân viên trongquá trình thực hiện nhiệm vụ

Ưu điểm:

Dễ quản lý do tập trung quyền lực vào tay một người lãnh đạo

Giải quyết vấn dề một cách nhanh chóng vì thực hiện trên kinh nghiệm, ýchí của cá nhân của người lãnh đạo, không có sự góp ý của nhân viên

Dễ kiểm soát được nhân viên cấp dưới

Nhược điểm:

Do không để nhân viên tham gia vào quá trình bàn bạc, quyết định nênkhông tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của nhân viên Hiệu quả côngviệc không cao, không kích thích được mọi người làm việc

Dễ gây ra tình trạng bất ổn, phát sinh bè phái nên ảnh hưởng đến công

Trang 11

việc chung Tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên do nhân viên luôn cótâm lý lo sợ, căng thẳng

Dễ dẫn đến quan liêu trong tổ chức Nhân viên dần trở nên thụ động hơntrong công việc

Phong cách lãnh đạo này phù hợp với những doanh nghiệp mới hìnhthành chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt động hoặc trong tình trạng trì trệ, thiếu kỉluật, tự giác cần chấn chỉnh kịp thời hay công việc cần giải quyết mang tính cấpbách Nhưng khi công ty đã phát triển, các nguyên tắc, quy tắc trong công ty đãđược công nhận thì phong cách độc đoán đã không còn phù hợp nữa

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

“Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này ”

Người lãnh đạo thu hút nhân viên vào việc tham gia thảo luận và lựa chọncác phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của doanh nghiệp.Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia củanhân viên Người lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến phê bình hoặc góp ý của nhânviên để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình

Có thể hiểu, phong cách lãnh đạo này là sự phân chia quyền lực quản lý,người lãnh đạo ít sử dụng quyền lực trước nhân viên, cùng một hoặc nhiều nhânviên sẽ thực hiện quyết định (định hướng những điều họ cần làm cũng như cáchthức thực hiện những điều đó), nhưng người lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyếtđịnh cuối cùng

Người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc

về nhân viên Tất nhiên, người lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ và đó là lý

do tại sao họ tuyển dụng những người có kiến thức và tay nghề cao Sử dụngthông tin hai chiều, từ trên xuống và có thể từ dưới lên trên

Không có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ lãnh đạo và nhân viên vì họ

đã gắn bó với nhau thành một ê kíp làm việc Người lãnh đạo thường khuyếnkhích nhân viên tham gia vào quá trình quyết định theo khả năng, vai trò, vị trícủa từng người trong công ty hình thành nên phong cách làm việc tập thể

Luôn có ý thức tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân viên, coi đó là một

Trang 12

trong những yếu tố cần cân nhắc để người lãnh đạo ban hành các quyết định,qua đó đề cao và tôn trọng sự tham gia của nhân viên trong quá trình làm việc.

Mặt khác, người lãnh đạo luôn biết đưa ra những lời khuyên hoặc sự giúp

đỡ cần thiết nhằm duy trì tinh thần hợp tác giữa nhân viên Sự phân cấp quản lýđược thực hiện rộng hơn trong phong cách lãnh đạo này nhưng không phải vìthế mà người lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm Thậm chí qua đó còn có được sựcam kết và trách nhiệm của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc Khi

có bất hòa, người lãnh đạo thường tìm ra nguyên nhân gắn với môi trường hơn

là nguyên nhân thuộc tính cách con người

Ưu điểm:

Nhân viên thích người lãnh đạo Khuyến khích được sự sáng tạo của nhânviên nên khai thác được những sáng kiến, kinh nghiệm của nhân viên, từ đó tạo

ra thỏa mãn cho nhân viên vì được thực hiện công việc do chính mình đề ra

Không khí thoải mái, thân thiện nên tăng sự gắn bó giữa lãnh đạo và nhânviên, giữa nhân viên với nhau Nâng cao tính tự giác của mỗi nhân viên, phốihợp hoạt động của các nhân viên tốt nên làm giảm mâu thuẫn trong công ty Dễhuy động hiệu quả nguồn nhân lực vào thực hiện các mục tiêu chung của tổchức

Nhược điểm:

Tốc độ ra quyết định chậm do mất nhiều thời gian tham khảo ý kiến củamọi người dẫn đến độ “trễ” về thời gian trong việc quyết định và bỏ lỡ cơ hội tốtnhất

Dễ lúng túng, khó dứt khoát trong việc ra quyết định khi nhân viên cónhững ý kiến trái ngược nhau trong việc xử lý vấn đề Ít kiểm soát được nhânviên Do tin tưởng vào nhân viên, người lãnh đạo sẽ ít chú ý hơn đến thực trạngdiễn biến của vấn đề

Phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với những nhân viên có tính tự giáccao, thích sự tự do nhất định trong công việc Không nên áp dụng ở những công

ty chưa thiết lập kỉ cương, nề nếp, tự giác hoặc trong trường hợp công việcmang tính cấp bách cần giải quyết kịp thời Muốn sử dụng được phong cách

Trang 13

lãnh đạo dân chủ mang lại hiệu quả, người lãnh đạo cần có đủ bản lĩnh để khôngtrở thành người thỏa hiệp vô nguyên tắc hay “theo đuôi” quần chúng.

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

“Bạn hãy thay tôi giải quyết vấn đề trong khi tôi vắng mặt ”

Phong cách này thì người lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyền lực để tácđộng đến nhân viên, thường giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên vànhân viên được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, theo cách mà họ cho làtốt nhất, tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng

Quyền lực được phân chia cho nhân viên, để nhân viên có sự độc lập cao

và quyền tự do hành động, người lãnh đạo thường ít tham gia vào hoạt động củanhân viên, thường chỉ nêu ý tưởng rồi giao quyền hạn cho nhân viên

Thông tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các nhân viên với nhau và tôntrọng bình đẳng trong công việc, từ trên xuống rất ít

Người lãnh đạo ở đây giữ vai trò là tư vấn, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhânviên hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc cung cấp thông tin và các phương tiệncần thiết khác Khi có vấn đề nảy sinh, lãnh đạo đưa ra vấn đề, giao quyền chonhân viên giải quyết vấn đề và giới hạn thời gian hoàn thành

Phong cách lãnh đạo này khuyến khích cao độ quyền tự chủ trong côngviệc và tính sáng tạo của nhân viên Người lãnh đạo cho phép nhân viên thựchiện công việc khi thấy phù hợp mà không cần sự can thiệp trực tiếp của ngườilãnh đạo trừ trường hợp cảm thấy cần thiết Khi thực hiện công việc, người lãnhđạo luôn đòi hỏi mọi người phải có tinh thần nỗ lực hợp tác và chia sẻ

Ưu điểm:

Tạo ra môi trường mở trong công ty, mỗi thành viên đều có khuynhhướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết nhữngvấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra

Khuyến khích được tối đa sự chủ động, sáng tạo của nhân viên vì vậy cónhiều cách để giải quyết công việc

Quản lý ít tốn thời gian và công sức vì người lãnh đạo tin tưởng giaoquyền cho nhân viên, không tham gia quyết định của họ

Ngày đăng: 30/01/2018, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w